Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Huyện mang thít (vĩnh long) trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giai đoạn 19...

Tài liệu Huyện mang thít (vĩnh long) trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giai đoạn 1947 1975

.PDF
118
478
149

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐHSP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NGỌC YẾN HUYỆN MANG THÍT (VĨNH LONG) TRONG CUỘC ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 1947-1975 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ TP. HỒ CHÍ MINH - 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐHSP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NGỌC YẾN HUYỆN MANG THÍT (VĨNH LONG) TRONG CUỘC ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 1947-1975 Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS VÕ XUÂN ĐÀN Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................................ 1 5T T 5 MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 3 5T T 5 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................................................. 3 5T 5T 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................................................... 4 5T 5T 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 5 5T 5T 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................................... 5 5T 5T 5. Nguồn tài liệu nghiên cứu..................................................................................................................... 6 5T 5T 6. Những đóng góp của luận văn .............................................................................................................. 6 5T 5T 7. Bố cục của luận văn ............................................................................................................................. 6 5T 5T (Nguồn: Ban Tuyên giáo huyện Mang Thít) Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN MANG THÍT TRƯỚC NĂM 1947 ..................................................................................... 8 5T 5T 1.1. Điều kiện địa lí tự nhiên .................................................................................................................... 9 5T 5T 1.2. Đặc điểm dân cư, văn hóa - xã hội ................................................................................................... 10 5T 5T 1.3. Truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Mang Thít trước năm 1947 .................................. 10 5T T 5 1.3.1. Vùng đất, con người và truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm trước khi có Đảng ................ 10 T 5 T 5 1.3.2. Hình thành các tổ chức Cộng sản ở Mang Thít lãnh đạo nhân dân đấu tranh............................ 13 T 5 T 5 1.3.3. Từ cao trào dân chủ 1936 - 1939 đến cách mạng tháng 8 năm 1945 ......................................... 14 T 5 T 5 1.3.4. Tình hình Mang Thít sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước năm 1947 ............................ 19 T 5 T 5 Chương 2: HUYỆN MANG THÍT TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP ( 19471954) ................................................................................................................................... 26 5T T 5 2.1. Những năm đầu kháng chiến chống Pháp ........................................................................................ 26 5T T 5 2.1.1. Gây dựng lại cơ sở cách mạng cùng toàn quốc kháng chiến ..................................................... 26 T 5 T 5 2.1.2. Nhân dân Mang Thít cùng nhân dân cả nước thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện .......... 29 T 5 5T 2.2. Cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi ................................................................................. 31 5T T 5 2.2.1. Xây dựng và phát triển chiến tranh nhân dân đẩy mạnh kháng chiến ........................................ 31 T 5 T 5 2.2.2. Phối hợp với chiến trường chung, cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi..................... 40 T 5 T 5 Chương 3: HUYỆN MANG THÍT TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ (1954-1975) ............................................................................................................................................. 46 5T 3.1. Đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, xây dựng lực lượng tiến hành Đồng khởi năm 1960 ....................... 46 5T T 5 3.1.1. Đấu tranh đòi dân sinh dân chủ và chống “tố cộng, diệt cộng” ................................................. 46 T 5 T 5 3.1.2. Xây dựng lực lượng thực hiện Đồng khởi................................................................................ 51 T 5 T 5 3.2. Từ sau Đồng khởi đến tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 .................................... 54 5T T 5 3.2.1. Phát triển lực lượng kháng chiến chống bình định lấn chiếm giành quyền làm chủ nông thôn .. 54 T 5 T 5 3.2.2. Khôi phục và chuẩn bị lực lượng tiến tới tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968 59 T 5 T 5 3.2.3. Quân và dân Mang Thít thực hiện tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968 ............ 66 T 5 T 5 3.3. Kiên trì đấu tranh đi đến thắng lợi hoàn toàn ................................................................................... 71 5T T 5 3.3.1. Quân dân Mang Thít chống bình định phản kích, bảo vệ cách mạng ......................................... 71 T 5 T 5 T 5 3.3.2. Thực hiện tiến công mở rộng vùng nông thôn sau Hiệp định Pari ............................................ 78 T 5 T 5 3.3.3. Chiến dịch mùa khô (1974 - 1975) - tổng tiến công và nổi dậy giành thắng lợi hoàn toàn. ........ 87 T 5 T 5 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 93 5T T 5 1. Kết luận ............................................................................................................................................. 93 5T T 5 2. Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm qua hai cuộc kháng chiến chống xâm lược................. 96 5T T 5 3. Khuyến nghị..................................................................................................................................... 100 5T T 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 102 5T 5T PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 108 5T T 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Huyện Mang Thít là một trong tám đơn vị hành chính của tỉnh Vĩnh Long, một huyện vùng xa ở hướng Đông Bắc tỉnh Vĩnh Long, nằm bên hữu ngạn sông Cổ Chiên, kéo dài từ ven thành phố Vĩnh Long đến bờ Bắc sông Mang Thít. Huyện được bao bọc bởi hai con sông lớn là sông Cổ Chiên, sông Mang Thít và Quốc lộ 53. Nhìn trên bản đồ Mang Thít có hình tam giác với cạnh đáy là sông Mang Thít, hai cạnh bên là sông Cổ Chiên và quốc lộ 53, đỉnh tam giác tiếp xúc với vùng Thanh Đức, Long Phước sát phía Đông thành phố Vĩnh Long. Phía Bắc, Tây Bắc giáp huyện Long Hồ. Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) với ranh giới là sông Cổ Chiên. Phía Đông giáp huyện Vũng Liêm, ranh giới là sông Mang Thít, phía Nam giáp huyện Tam Bình. Huyện gồm có thị trấn huyện lị Cái Nhum và 12 xã (Chánh Hội, Tân Long, Nhơn Phú, Mỹ An, Mỹ Phước, An Phước, Chánh An, Hòa Tịnh, Bình Phước, Long Mỹ, Tân An Hội, Tân Long Hội) với 103 ấp khóm. Mang Thít còn gọi là Mân Thít hay Măng Thít, là tên đất xưa. Năm 1732, khi chúa Nguyễn thành lập dinh Long Hồ, vùng đất thuộc huyện Mang Thít hiện nay chỉ có vài làng. Năm 1808, Mang Thít thuộc huyện Vĩnh Bình phủ Định Viễn trấn Vĩnh Thanh. Khi Pháp chiếm Vĩnh Long chia Vĩnh Long thành ba huyện thì Mang Thít thuộc huyện Vĩnh Long (hạt Vĩnh Long). Đến năm 1889, vùng đất Mang Thít thuộc phạm vi quản lí của ba quận là Châu Thành, Chợ Lách và Tam Bình. Huyện được chính thức thành lập vào đầu năm 1947 và trong quá trình phát triển huyện đã nhiều lần đổi tên, sáp nhập cũng như tách ra từ các huyện khác. Khi mới thành lập năm 1947 huyện Mang Thít có tên là huyện Nhì, sau đó có tên là Mang Thít (1950), Vũng Liêm (1951), Cái Nhum (1955). Năm 1957, huyện Cái Nhum được nhập vào huyện Chợ Lách, đến năm 1963 thì tách ra làm hai huyện như cũ. Năm 1977 nhập hai huyện Cái Nhum và Châu Thành Tây thành huyện Long Hồ. Năm 1981, tách Long Hồ thành hai huyện là Long Hồ và Mang Thít, đến năm 1986 lại sáp nhập huyện Mang Thít vào Long Hồ. Năm 1992 tách huyện Long Hồ thành hai huyện Long Hồ và Mang Thít. Tên gọi huyện Mang Thít tồn tại đến ngày nay. Tuy nhiên có thời gian huyện Mang Thít còn có tên gọi là quận Minh Đức, đây là tên gọi do chính quyền ngụy đặt vào năm 1961 và nhiều bậc cao niên ở Mang Thít hiện nay vẫn thường gọi tên huyện là Minh Đức như là để nhớ về kí ức một thời gian khổ. Huyện Mang Thít được hình thành từ rất sớm, ban đầu chỉ có vài làng dần dần phát triển thành vùng đất trù phú dân cư đông đúc. Nhưng để hiểu rõ về lịch sử của vùng đất này là một điều hết sức khó khăn vì không có đầy đủ tài liệu. Do điều kiện chiến tranh, qua nhiều lần sáp nhập và thời gian đã lâu nên những tư liệu về Mang Thít đã thất lạc nhiều, những nhân chứng lịch sử chứng kiến sự phát triển của vùng đất này cũng dần dần ra đi. Vì vậy, nếu như không có các công trình nghiên cứu về Mang Thít thì những thế hệ trẻ sinh ra sau này sẽ không thể hiểu gì về vùng đất của chính mình. Sinh ra, lớn lên và làm công tác giảng dạy lịch sử tại vùng đất Mang Thít, bản thân luôn có những băn khoăn thắc mắc về lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất mình sinh sống đặc biệt là những giai đoạn chiến đấu gian khổ, không khoan nhượng trước kẻ thù bảo vệ độc lập dân tộc. Việc nghiên cứu về vùng đất này sẽ giúp tôi dạy tốt môn lịch sử địa phương, góp phần giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần cần cù lao động, ra sức học tập để xây dựng và phát triển quê hương. Với ý nghĩa thực tiễn như vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Huyện Mang Thít trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giai đoạn 1947 - 1975” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Qua quá trình tìm hiểu bản thân nhận thấy các công trình nghiên cứu về huyện Mang Thít chưa nhiều. Tuy đã có một số tác phẩm đề cập nhưng chỉ ở một khía cạnh phạm vi hẹp hoặc chỉ nằm ở dạng văn bản, văn kiện liên quan, và số lượng không nhiều. Tuy nhiên có thể nhắc đến một số tác phẩm viết về Mang Thít dưới đây: Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của đảng bộ và nhân dân huyện Mang Thít (1930-1975) của Ban Tuyên giáo huyện Mang Thít với nội dung chính trình bày truyền thống cách mạng của đảng bộ và nhân dân Mang Thít từ buổi đầu cho đến cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Đây là tác phẩm đầu tiên khai mở công tác nghiên cứu lịch sử địa phương Mang Thít. Đồng thời mốc thời gian cũng dừng lại ở năm 1975 nên giai đoạn phát triển của huyện Mang Thít từ sau ngày hoàn toàn giải phóng chưa được nghiên cứu làm rõ. Hội người tù kháng chiến tỉnh Vĩnh Long viết tác phẩm 45 năm đấu tranh của người tù kháng chiến huyện Mang Thít (1930-1975). Tác phẩm mô tả cuộc đấu tranh của những chiến sĩ cách mạng huyện Mang Thít ở các trại giam của của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ qua các thời kì. Ngoài ra còn có một số công trình viết liên quan đến huyện Mang Thít nhưng ở cấp độ xã, phường như: Lịch sử xã Tân Long Hội anh hùng, Lịch sử xã Chánh Hội anh hùng, Lịch sử xã Nhơn Phú anh hùng, Lịch sử xã Bình Phước anh hùng. Những tác phẩm này trình bày về cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân các xã Tân Long Hội, Chánh Hội, Nhơn Phú, Bình Phước trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cũng như công cuộc xây dựng phát triển kinh tế-xã hội sau khi huyện nhà được giải phóng. Bên cạnh đó, ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long xuất bản tác phẩm Lịch sử tỉnh Vĩnh Long (1732-2000), Tỉnh ủy Vĩnh Long cũng phối hợp với Viện khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học và xuất bản tác phẩm Vĩnh Long lịch sử và phát triển,… những tác phẩm này đều có đề cập đến huyện Mang Thít. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với tiêu đề là “Huyện Mang Thít (Vĩnh Long) trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giai đoạn 1947-1975”, nên nội dung của đề tài nghiên cứu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ Xâm lược của nhân dân trong huyện trong khoảng thời gian từ 1947 đến 1975 với các vấn đề: - Nghiên cứu về công cuộc vừa kháng chiến vừa kiến quốc của quân và dân Mang Thít trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ 2 từ năm 1947 đến 1954. - Phong trào đấu tranh kiên cường bất khuất của quân dân Mang Thít chống chiến tranh xâm lược kiểu mới của đế quốc Mỹ trong hơn hai mươi năm (1954-1975) - Trình bày sự thay đổi về địa giới hành chính của vùng đất Mang Thít trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. - Đồng thời, luận văn cũng nghiên cứu khái quát về sự hình thành và phát triển vùng đất Mang Thít trước năm 1947. Huyện Mang Thít được tách ra và sáp nhập vào nhiều huyện khác nhau nên có không gian rất rộng lớn. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở phạm vi thuộc địa phận của huyện Mang Thít như bản đồ hành chính hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Do sự phân tán của các nguồn tài liệu nên đề tài luận văn được thực hiện dựa trên nền tảng của hai phương pháp chính, đó là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Phương phương pháp lịch sử giúp người viết tìm hiểu quá trình thay đổi cũng như diễn biến của sự kiện. Trên cơ sở đó, phương pháp logic sẽ xâu chuỗi kết nối các sự kiện theo trình tự khoa học và có hệ thống. Phương pháp khảo sát điền dã: tiếp xúc trực tiếp các di tích, những nơi diễn ra các sự kiện nổi bật của Mang Thít để sưu tầm tài liệu. Ngoài ra người viết còn thực hiện một số phương pháp khác như: so sánh, tổng hợp, phân tích… 5. Nguồn tài liệu nghiên cứu Nguồn tài liệu viết về huyện Mang Thít hiện nay không nhiều nên bản thân người viết cố gắng khai thác những tác phẩm viết về huyện Mang Thít đã được xuất bản của ban Tuyên giáo huyện Mang Thít như: Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của đảng bộ và nhân dân huyện Mang Thít (1930-1975), Lịch sử xã Tân Long Hội anh hùng, Lịch sử xã Nhơn Phú anh hùng, Lịch sử xã Bình Phước anh hùng, Lịch sử xã Chánh Hội anh hùng,... Hoặc tài liệu của ban tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long như: Lịch sử tỉnh Vĩnh Long (1732-2000), Vĩnh Long hai mươi năm phát triển kinh tế - xã hội, Vĩnh Long lịch sử và phát triển,... cùng với các tài liệu liên quan. Một nguồn tài liệu khác cũng được người viết khai thác là tài liệu của các di tích lịch sử, văn hóa qua công tác điền dã. 6. Những đóng góp của luận văn Nghiên cứu về “Huyện Mang Thít trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giai đoạn 1947 - 1975” để có cái nhìn một cách khái quát về phong trào đấu tranh cách mạng của huyện từ buổi đầu hình thành đến năm 1975. Vì vậy luận văn sẽ là một nguồn tư liệu góp phần làm phong phú thêm lịch sử huyện Mang Thít. Với việc nghiên cứu huyện Mang Thít giai đoạn 1947-1975, bản thân người viết muốn đóng góp thêm một nguồn tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường THPT trong huyện. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương được bố trí như sau: - Chương I: Khái quát về huyện Mang Thít trước năm 1947 - Chương II: Huyện Mang Thít trong kháng chiến chống Pháp (1947 -1954) - Chương III: Huyện Mang Thít trong kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975). (Nguồn: Ban Tuyên giáo huyện Mang Thít) Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN MANG THÍT TRƯỚC NĂM 1947 1.1. Điều kiện địa lí tự nhiên Mang Thít có diện tích tự nhiên 168.33 km2 [5:13], dân số (thời điểm 31/12/2009) là T 8 1 P P 100.010 người, mật độ phân bố 594 người/km2. Huyện lị Mang Thít đặt tại thị trấn Cái P P T 8 1 Nhum, nằm ven sông Mang Thít cách thành phố Vĩnh Long 17km đường chim bay, 21km đường bộ, cách sông Cổ Chiên 8km đường sông, 4 km đường bộ, cách Quốc lộ 53 khoảng 10km đường bộ. Huyện Mang Thít nằm trong bối cảnh chung của quá trình kiến tạo địa chất vùng đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm giàu lưu huỳnh, đây là nguyên nhân phát sinh phèn trong đất, làm giảm năng suất cây trồng. Phần lớn đất ở Mang Thít được phù sa nước ngọt của sông Cổ Chiên bồi đắp, đặc biệt dọc theo sông Cổ Chiên có nguồn tài nguyên đất sét rất lớn thuận lợi phát triển ngành sản xuất gạch ngói và gốm mỹ nghệ xuất khẩu. Địa hình Mang Thít là địa hình đồng bằng, hệ thống sông rạch chằng chịt bao gồm cả sông thiên nhiên và kênh đào. Sông Cổ Chiên là một nhánh lớn của sông Cửu Long lấy nước sông Tiền đổ ra biển. Sông Mang Thít còn gọi là sông Măng lấy nước từ đồng ruộng đổ ra sông Cổ Chiên và sông Trà Ôn. Hệ thống sông Mang Thít - Trà Ôn trong chiến tranh được xem là con đường huyết mạnh nên là nơi đấu tranh giằng co quyết liệt giữa ta và địch. Ngoài hai sông lớn là sông Cổ Chiên và sông Mang Thít, còn có một hệ thống kênh đào rất phong phú: rạch Cái Lóc, rạch Cái Nhum, Vàm Xéo, Ruột Ngựa, rạch mương Bầu Thiềng, rạch Tân Qui, rạch Bà Phong, kinh Thầy Cai, Cái Kè, kinh Mới… Tất cả các sông rạch này đều ăn thông, chằng chịt với nhau, ghe tàu trọng tải vài mươi tấn có thể đi lại dễ dàng. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông đường bộ cũng rất thuận lợi. Do nằm sát trung tâm tỉnh lị nên có nhiều tuyến đường lớn chạy ngang. Quốc lộ 53 từ Vĩnh Long đi Trà Vinh, Duyên Hải, tỉnh lộ 32 nối quốc lộ 53 với huyện lị Cái Nhum, tỉnh lộ 31 nối Vĩnh Long - Vũng Liêm chạy dọc theo sông Cổ Chiên, và các hương lộ, đường liên xã được đầu tư phát triển giúp nhân dân đi lại dễ dàng trong hai mùa mưa nắng. Mang Thít chịu ảnh hưởng chung của khí hậu cận nhiệt đới gió mùa chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Hằng năm vào cuối mùa mưa, lượng nước ở thượng nguồn tràn về thường gây lũ, nước lũ tràn vào ruộng đồng mang theo lượng phù sa màu mỡ, nhưng độ ngập không sâu nên nhanh chóng thoát ra sông Cổ Chiên đổ ra biển. Có thể nói, Mang Thít là vùng tự chảy hoàn toàn, các ruộng đồng khi cần có thế lấy nước vào hoặc tháo nước ra mà không cần các trạm bơm. Hiện nay, với hệ thống đê khép kín, Mang Thít không còn chịu ảnh hưởng của nước lũ vào mùa mưa. Nhìn chung thổ nhưỡng và thời tiết ở Mang Thít ôn hòa thuận lợi phát triển sản xuất, cũng như đời sống nhân dân. 1.2. Đặc điểm dân cư, văn hóa - xã hội Dân cư Mang Thít nói riêng cũng như dân cư Vĩnh Long và Nam bộ nói chung có nguồn gốc từ miền Bắc, miền Trung, là những người nông dân không chịu nỗi nghèo khổ, sự áp bức bóc lột của chế độ phong kiến Trịnh -Nguyễn, chiến tranh loạn lạc và những người Minh Hương không khuất phục triều đình Mãn Thanh lưu tán đến vùng đất mới lập nghiệp. Khi đến vùng đất mới, họ cũng mang theo cả phong tục tập quán của dân tộc mình. Sinh hoạt tế lễ ở đình làng vẫn chi phối lớn đến đời sống tinh thần của nhân dân. Cư dân ở vùng đất Mang Thít theo nhiều tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Hòa Hảo, đạo Cao Đài. Đạo Phật chủ yếu theo phái Bắc Tông được truyền vào vùng đất này cùng lúc với người Việt, người Hoa đến lập nghiệp. Mang Thít có 19 chùa với khoảng 527 tín đồ. Đạo Thiên chúa được truyền vào đây vào đầu thế kỉ XX, tập trung đông nhất ở họ đạo Mỹ Chánh (xã Chánh An). Đạo Thiên chúa hiện nay có khoảng 5.776 giáo dân. Đạo Cao Đài được truyền bá đến Mang Thít từ năm 1928 với hai phái lớn là Cao Đài Tiên Thiên và Cao Đài Tây Ninh. Phái Cao Đài Tiên Thiên (trung ương đạo ở Bến Tre) có 3 thánh tịnh (lớn nhất là thánh tịnh Ngọc Sơn Quang) khoảng 1.390 tín đồ. Phái Cao Đài Tây Ninh (trung ương đạo ở Tây Ninh) có ba thánh thất với 498 tín đồ. Đạo Hòa Hảo truyền vào Mang Thít khá muộn, từ sau năm 1940. Đa số tín độ Hòa Hảo tu tại gia, hiện nay đạo Hòa Hảo có khoảng 140 tín đồ. 1.3. Truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Mang Thít trước năm 1947 1.3.1. Vùng đất, con người và truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm trước khi có Đảng Công cuộc khai phá vùng đất mới Nam bộ ban đầu là tự phát do nhân dân xiêu tán khắp nơi đến khai khẩn, dần về sau được chúa Nguyễn khuyến khích đưa dân vào khai phá lập làng ngày càng nhiều. Với tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, ý chí vượt qua mọi khó khăn, thử thách, những người nông dân đã biến vùng đất Nam bộ đầm lầy, hoang vu thành đồng ruộng màu mỡ. Trong buổi đầu lập nghiệp, những người nông dân đó phải chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, những đe dọa của thú rừng và còn phải đương đầu với bọn cướp để bảo vệ thành quả lao động của mình. Vì thế, những người nông dân này đã sống đoàn kết gắn bó với nhau theo từng xóm, từng làng và từng tộc họ. Năm 1732, chúa Nguyễn cho lập dinh Long Hồ đặt lị sở tại Tầm Bào. Đến giữa thế kỉ XVIII, xứ Tầm Bào trở thành thủ phủ của vùng đất phía Nam sông Tiền và là đại bản doanh của quân đội nhà Nguyễn làm nhiệm vụ phòng thủ đất nước, giữ vai trò trọng yếu trong sự nghiệp bảo vệ, ổn định và phát triển vùng đất mới. Vùng đất Mang Thít với vị trí vùng ven sát nách lị sở đã đóng góp xương máu nhân dân cho việc phòng bị cũng như chiến đấu bảo vệ đất nước. Tháng 9 năm 1770, quân Xiêm sang xâm lược nước ta đánh vào Hà Tiên, quân Hà Tiên chống cự không được phải rút lui chờ tiếp viện. Quân Long Hồ dinh do Tống Phước Hiệp chỉ huy đã chặn đánh tiêu diệt 300 tên. Năm 1772, quân Long Hồ dinh phối hợp với quân triều đình đánh tan quân xâm lược, dập tắt tham vọng dòm ngó Nam bộ của quân Xiêm. Từ năm 1774 đến 1784, chiến sự liên tiếp diễn ra giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh, vùng đất Mang Thít khi thuộc chủ quyền của Tây Sơn, khi thuộc quyền của Nguyễn Ánh, đời sống nhân dân vô cùng khốn khổ. Không thắng được Tây Sơn, Nguyễn Ánh quyết định cầu viện quân Xiêm. Đây là cơ hội để vua Xiêm thực hiện tham vọng mở rộng lãnh thổ sang phía Đông. Vì thế, tháng 6 năm 1784, hai vạn quân Xiêm với 300 chiến thuyền do Chiêu Tăng và Chiêu Sương chỉ huy sang “giúp đỡ” Nguyễn Ánh. Để cùng phối hợp với quân Xiêm, Nguyễn Ánh đã cho tập hợp các lực lượng trung thành, cử Nguyễn Văn Tiếp làm Bình Tây Đại nguyên soái dẫn đường cho quân Xiêm tiến đánh Gia Định. Cuối tháng 11 năm 1784, liên quân Xiêm - Nguyễn sau khi đánh chiếm được Ba Thắc (Sóc Trăng), Đông Khẩu (Sa Đéc), Trà Luộc (Tam Bình), theo đường thủy từ Trà Luộc đổ ra sông Mang Thít tiếp tục đánh vào Long Hồ dinh. Quân Tây Sơn do phò mã Trương Văn Đa và Chưởng quân Bảo chỉ huy từ Gia Định về Long Hồ tổ chức chặn đánh địch. Nhân dân hai bên bờ sông Mang Thít đã giúp nghĩa quân Tây Sơn xây dựng trận địa ngăn chặn quân xâm lược. Ngày 18 tháng 10 năm Giáp Thìn (ngày 30 tháng 11 năm 1784), lợi dụng lúc triều cường liên quân Xiêm - Nguyễn theo sông Mang Thít tiến đánh Long Hồ dinh, đến vàm sông bị quân Tây Sơn chặn đánh. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt, trong cuộc quyết chiến đó tướng Châu Văn Tiếp của Nguyễn Ánh tử trận. Có thể nói, đây là trận chiến đấu chống quân xâm lược lớn nhất ở vùng đất Mang Thít trong thời kì phong kiến. Trận đánh ở vàm sông Mang Thít đã góp phần cùng trận Rạch Gầm - Xoài Mút đánh tan tác quân Xiêm. Năm 1802, Nguyễn Ánh lật đổ vương triều Tây Sơn thành lập triều Nguyễn, sau đó đã thực hiện cải cách hành chánh. Năm 1806 vùng đất Long Hồ dinh đổi tên thành trấn Vĩnh Thanh và Mang Thít thuộc tổng Vĩnh Trường, huyện Vĩnh Bình [15:35]. Chính sách khuyến khích khai hoang của nhà Nguyễn đã góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh tế Nam bộ phát triển nhanh. Kinh tế trong vùng phát triển đặt ra yêu cầu trao đổi hàng hoá, chợ mọc lên nhiều nơi. Chợ Tân Mỹ Đông ở bờ Bắc vàm sông Mang Thít (nay thuộc ấp Tân Mỹ - xã Chánh An) được thành lập. Ở làng Tân Hội Đông cũng thành lập chợ gọi là chợ Tân Hội Đông, đến năm 1900 được đổi tên là chợ Cái Nhum (nay là thị trấn Cái Nhum) Năm 1832, Nam bộ được chia thành sáu tỉnh (Nam kỳ lục tỉnh). Tỉnh Vĩnh Long có bốn phủ, tám huyện, 47 tổng, 408 xã thôn và vùng Mang Thít thuộc huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn. Đến năm 1836, triều đình nhà Nguyễn tổ chức một cuộc “đạc điền” lập lại sổ bộ ruộng đất, kết quả cho biết vùng Mang Thít lúc này có 19 làng. Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, từng bước xâm chiếm ba tỉnh miền Đông rồi đến ba tỉnh miền Tây Nam kỳ. Năm 1867, Pháp chiếm được thành Vĩnh Long, từ đây nhân dân Vĩnh Long nói chung, nhân dân Mang Thít nói riêng chịu sự cai trị của thực dân Pháp. Nhằm khai thác tiềm lực đất đai, chính quyền đô hộ đã bắt dân đi làm xâu, mở đường, đắp các tỉnh lộ xuống trung tâm các quận và khu vực. Trong đó đắp liên tỉnh lộ 7, tỉnh lộ 31, lộ 32, nạo vét sông Mang Thít, Trà Ôn thành đường giao thông thủy chiến lược ở miền Tây. Thực dân Pháp lập bộ máy tề ở các làng xã chủ yếu là thành phần địa chủ, phú nông. Một số địa chủ đã dựa vào thực dân củng cố địa vị, bóc lột nông dân. Dọc tuyến sông Cổ Chiên, một số tư sản người Hoa lập các lò sản xuất gạch ngói. Đến năm 1940, số lò gạch từ Vĩnh Long đến An Phước khoảng 15 lò, có lò sử dụng 300 đến 500 nhân công. Ở tỉnh lị, chính quyền thực dân cho mở trường tiểu học, sau dần mở xuống quận, làng nhưng chủ yếu là những gia đình khá, trung phú nông trở lên đi học, đại đa số nhân dân lao động đều thất học. Thực dân Pháp cai trị nhân dân rất hà khắc, vì vậy ở Mang Thít xuất hiện nhiều phong trào yêu nước được nhân dân hưởng ứng rất tích cực như: tổ chức Thiên địa hội (Chánh Hội, Nhơn Phú), tổ chức Kèo Vàng (Nhơn Phú), tổ chức Kèo Vàng, Kèo Xanh (Tân Long Hội),… Tuy nhiên, các hội đoàn này hoạt động mang tính chất nhỏ hẹp, không có chủ trương, sách lược rõ ràng nên dần dần tan rã. Đầu năm 1928, ở Ngã Tư Long Hồ chi bộ Việt Nam cách mạng Thanh niên được thành lập, ra báo “Công nông binh” tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước theo đường lối vô sản. Tháng 7 năm 1929, Việt Nam cách mạng Thanh niên tự giải thể chuyển thành An Nam Cộng sản đảng do Châu Văn Liêm làm bí thư. Tháng 8 năm 1929, chi bộ cộng sản đầu tiên ở Vĩnh Long được thành lập tại Ngã Tư Long Hồ do Nguyễn Văn Nhung làm bí thư, phát triển ảnh hưởng đến các làng Long Phước, Long Phước Tây, Bình Hòa, Bình Tịnh, Long Mỹ. Việc truyền bá chủ nghĩa yêu nước theo đường lối vô sản được thực hiện bằng cả hai hình thức công khai và bí mật. Châu Văn Sanh và Đào Kiến Liêm thành lập tổ chức “Cổ Kim thư xã” để tuyên truyền sách báo tiến bộ. Sự ra đời của chi bộ Ngã Tư và phong trào yêu nước theo đường lối cách mạng mới đã tạo ra bước chuyển mới về nhận thức và hành động của nhân dân vùng đất Mang Thít trên con đường đấu tranh chống thực dân Pháp. 1.3.2. Hình thành các tổ chức Cộng sản ở Mang Thít lãnh đạo nhân dân đấu tranh Đáp ứng đòi hỏi của phong trào cách mạng Việt Nam trong tình hình mới, từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản diễn ra ở Cửu Long (Hương Cảng). Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập. Sau hội nghị, việc thành lập Đảng cộng sản ở các địa phương được tiến hành rất khẩn trương. Trên cơ sở các tổ chức cộng sản đã có, tháng 3 năm 1930 Châu Văn Liêm (Ủy viên Xứ ủy Nam Kỳ) về Ngã Tư tổ chức hội nghị chuyển các chi bộ An Nam Cộng sản thành các chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam. Chi bộ Ngã Tư Long Hồ tiến hành phát triển đảng viên, lãnh đạo nhân dân ở các làng xung quanh đấu tranh. Chi bộ đã tổ chức nhiều cuộc diễn thuyết, miting cắm cờ ở các làng Chánh Hội, Nhơn Phú, Long Phước Tây, Tân An Hội kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh chống đế quốc. Năm 1931, quận ủy Châu Thành được thành lập, tổ chức đảng phát triển xuống các làng: một chi bộ ở Long Mỹ, một chi bộ ở Long Phước Tây, một chi bộ ở Bình Tịnh (chi bộ này hoạt động sang khu vực Mỹ An, Phú Phụng),… Tháng 5 năm 1931, các chi bộ Đảng tổ chức công nhân các lò gạch ở Sơn Đông, An Hương đấu tranh đòi tăng tiền công buộc các chủ lò phải nhượng bộ. Ở Long Phước, Long Phước Tây (xã Bình Phước) chi bộ tổ chức miting tại Giồng Mồ Côi (vườn ông Bầu Lự) tố cáo tội ác, sự bóc lột hà khắc của thực dân Pháp, kêu gọi nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc, ruộng đất cho dân cày có gần 300 người tham dự. Sau đó chi bộ tiếp tục tổ chức miting tại đình làng ấp Phước Chí khoảng 500 người tham dự, tổ chức miting tại Phước Tường gần 600 người tham dự. Sau buổi miting tổ chức biểu tình, nhân dân hô khẩu hiệu, đốt đuốc sáng rực một vùng làm bọn lính sợ không dám vào giải tán. Ở An Phước, có Lê Văn Vảng, Phan Văn San tổ chức nhân dân mở vựa lúa của phủ Trinh chia cho dân nghèo. Các ông Lê Văn Vinh, Tư Chấn tổ chức diễn thuyết kêu gọi đấu tranh đòi giảm tô thuế, diễn thuyết ở Hòa Phú, Đìa Môn. Tại Phước Thủy, ông Hai Minh Thẹo tổ chức người bắt xã Chẩn, lấy con dấu đóng vào bài thuế cho dân nghèo, sau đó ông bị địch bắt đày đi Côn Đảo. Trước tình hình trên, thực dân Pháp khủng bố, đàn áp các cuộc đấu tranh, tung mật thám theo dõi, đánh phá các chi bộ cộng sản. Đến năm 1933, ở các làng Long Phước, Bình Tịnh, Long Mỹ các chi bộ gần như tan rã, một số bị giết, bị tù, một số phải nằm yên hoặc bỏ qua địa bàn khác né tránh. Ở An Hội, địch truy tìm gắt gao những người tham gia nhóm “Cộng sản Ràn Dừa” nên các ông Trương Hoàng Ngự, Trương Như Thụy phải đứng ra thành lập thánh tịnh Ngọc Sơn Quang để tránh sự dòm ngó của địch. Do thực dân Pháp tăng cường “khủng bố trắng”, lực lượng bị tổn thất nghiêm trọng, nhiều cơ sở Đàng bị vây ráp nên Tỉnh ủy phải dời qua Cần Thơ, phong trào tạm lắng. Tuy kẻ thù đàn áp dã man, các tổ chức Cộng sản bị thiệt hại lớn nhưng đã nhanh chóng khôi phục, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Từ năm 1934 - 1935, các tổ chức Đảng ở tỉnh được khôi phục, trở về móc nối cơ sở hoạt động. Một số cán bộ bị bắt, bị đày đã tìm cách thoát khỏi nhà tù về gây dựng cơ sở hoạt động vừa công khai vừa bí mật như Đào Kiến Liêm, Nguyễn Văn Thiệt,... tích cực chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới của cách mạng. 1.3.3. Từ cao trào dân chủ 1936 - 1939 đến cách mạng tháng 8 năm 1945 Năm 1936, Mặt trận bình dân Pháp thắng cử, ban hành một số chính sách tiến bộ: ân xá tù chính trị, lập các ủy ban điều tra thuộc địa, cử một phái bộ sang điều tra Đông Dương. Vì vậy, Trung ương Đảng đề ra chủ trương thành lập Mặt trận Đông Dương tập hợp mọi lực lượng dân chủ tiến bộ chống phản động, triệu tập Đông Dương đại hội thảo luận đưa “dân nguyện” gởi Ban điều tra thuộc địa của chính phủ Pháp. Các địa phương khẩn trương thành lập Ủy ban hành động tập hợp dân nguyện của quần chúng và chọn đại biểu tham dự Đông Dương đại hội. Chủ trương của Đảng là triệt để lợi dụng khả năng hợp pháp để tuyên truyền giác ngộ, đẩy mạnh phong trào đấu tranh của quần chúng bảo vệ quyền lợi dân nghèo thông qua các hội tương tế, hội ái hữu, hội phụ nữ dân chủ,… Ở Ngã Tư Long Hồ, ủy ban hành động lập trụ sở tại chợ Ngã Tư, tổ chức miting thu thập nguyện vọng của nhân dân, viết bản dân nguyện đòi tự do, dân chủ, cải thiện đời sống. Đại biểu các làng về tham dự đông đảo: Long Hồ, Long An, Phước Hậu, Lộc Hòa, ba làng của Mang Thít là Long Mỹ, Long Phước, Hòa Tịnh cũng về dự. Cũng trong năm 1936, Quãng Trọng Hoàng (Liên Tỉnh ủy Cần Thơ) và Châu Văn Ký (chi bộ Ngã Tư) về Chánh Hội, Chánh An thành lập tổ chức nông hội đỏ, tổ chức vận động nhân dân đoàn kết, lập vạn dần đổi công, lập các hội hoan, hôn, tế, lễ. Đến năm 1938, Quãng Trọng Hoàng thành lập tại đây một chi bộ Đảng do Nguyễn Lương Khuê làm bí thư. Bên cạnh đó, từ Tam Bình, Phan Chỉ Huy về An Hội, Tân Long tổ chức xây dựng cơ sở. Các làng Long Mỹ, Long Phước, Hòa Tịnh hoạt động dưới sự chỉ đạo của chi bộ Ngã Tư. Trong hai năm 1937 - 1938, hạn hán gây thất mùa, các ủy ban hành động, các hội đoàn đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh với địa chủ đòi để lại các khoản chi phí lúa giống, công gặt, lúa đóng thuế thân. Năm 1938 công nhân các lò gạch Xương Ký, Đồng Thanh, Hòa Xương, Hiệp Hưng đấu tranh đòi ngày làm việc 8 giờ, tăng tiền công,… Cuộc đấu tranh kéo dài gần 20 ngày (từ ngày 11 đến 28 tháng 12 năm 1938) buộc các chủ lò phải nhượng bộ. Năm 1939, chính phủ bình dân Pháp sụp đổ, chính phủ tư sản phản động lên cầm quyền thu hẹp các quyền tự do dân chủ đã ban hành. Tháng 9 năm 1939, chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, thực dân Pháp ở Đông Dương một mặt tăng cường khủng bố đàn áp phong trào cách mạng, một mặt ra sức vơ vét, bóc lột sức người, sức của phục vụ chiến tranh. Pháp thi hành lệnh tổng động viên, bắt thanh niên đi lính đưa sang chiến trường Thái Lan làm bia đỡ đạn. Trước tình hình đó, Xứ ủy Nam kì chủ trương khởi nghĩa cướp chính quyền. Cuối tháng 7 năm 1940, Xứ ủy họp với Tỉnh ủy Vĩnh Long phổ biến chủ trương khởi nghĩa với các nội dung: - Tổ chức cổ động, miting treo băng cờ, rải truyền đơn để phát động tinh thần quần chúng sẵn sàng khởi nghĩa. - Tổ chức các đội du kích tập luyện võ nghệ, tập huấn chiến thuật du kích sẵn sàng tác chiến. - Chuẩn bị dao găm, giáo, mác, mìn,… sẵn sàng cung cấp cho khởi nghĩa vũ trang [5:137]. Từ tháng 7 đến tháng 9, các địa phương sôi nổi chuẩn bị, truyền đơn, biểu ngữ, cờ đỏ búa liềm xuất hiện khắp nơi. Ở Chánh Hội, phát động trong nhân dân phong trào treo cờ Đảng được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Cờ đỏ búa liềm được cắm từ Mù U chạy vào đến tận trung tâm xã, bọn làng lính lo sợ nên ba ngày sau Cai Hương mới dẫn lính đi tháo cờ xuống. Phong trào cắm cờ từ Chánh Hội lan nhanh sang các xã Bình Phước, Mỹ An. Những người lãnh đạo ở ba xã này đã kí giao ước thi đua phát động nhân dân cắm cờ dọc theo các sông rạch từ Giồng Dài lên Bình Phước qua Mỹ An. Ở An Hội, vận động ông Phối sư Nguyễn Văn Hoạch ở thánh tịnh Ngọc Sơn Quang may nhiều cờ đỏ búa liềm tổ chức nhân dân cắm cờ ở nhiều nơi. Tháng 9 năm 1940, Tỉnh ủy Vĩnh Long mở lớp đào tạo cán bộ và huấn luyện du kích cho các quận, dạy các chiến thuật du kích, cách đặt mìn, phá cầu, đánh xe tăng, cách sử dụng mật khẩu ban đêm,… Sau lớp huấn luyện, các quận làng bắt đầu hình thành các đội du kích như Long Phước, Long Mỹ, Chánh Hội, An Phước. Lúc này, thực dân Pháp bắt đầu nhận thấy không khí chuẩn bị khởi nghĩa nên tổ chức khủng bố, bao vây lùng bắt cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng. Một số cán bộ chủ chốt Xứ ủy, Tỉnh ủy bị bắt cùng với nhiều tài liệu quan trọng trong kế hoạch Nam kì khởi nghĩa. Tuy tra tấn dã man những người bị bắt, nhưng địch vẫn không thu thập được gì, vì vậy các tổ chức cơ sở Đảng của ta vẫn được bảo toàn. Cuối tháng 10 năm 1940, Tỉnh ủy Vĩnh Long họp kiểm điểm tình hình chuẩn bị khởi nghĩa đã nhận định Châu Thành (bao gồm cả vùng Mang Thít ngày nay) là nơi có lực lượng mạnh, Huyện ủy và các chi ủy đã kiện toàn, phong trào quần chúng phát triển rộng khắp, các làng xã có chi bộ đều đã thành lập các đội du kích. Tỉnh ủy phân công Ngô Thị Huệ (phó bí thư Tỉnh ủy) trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa ở Châu Thành và tỉnh lị Vĩnh Long. Mục tiêu khởi nghĩa là giành chính quyền, lập chính quyền công nông binh theo hình thức Xô viết. Tuy kế hoạch khởi nghĩa đã bị lộ từ trước nhưng do lệnh ngừng khởi nghĩa từ Ban chấp hành trung ương Đảng không về kịp nên các địa phương vẫn tiến hành khởi nghĩa đúng theo kế hoạch vào 12 giờ đêm 22 tháng 11 năm 1940. Thực dân Pháp đã chuẩn bị kế hoạch đối phó với ta, tổ chức canh phòng cẩn mật, lính tập được ta tổ chức làm nội ứng bị tước hết súng, thay lính canh gác bằng lính Pháp và lính lê dương. Chi bộ đặc biệt nhà tù không thực hiện được phối hợp tác chiến với các lực lượng khác, lực lượng khởi nghĩa không tiến được vào vào thị xã. Tình thế thay đổi, Ngô Thị Huệ đã chỉ huy khoảng 50 du kích quận Châu Thành (có lực lượng các xã Long Phước, Bình Tịnh, Long Mỹ của Mang Thít) tấn công công sở Ngã Tư, phá cầu Ông Me và cầu Ngã Tư. Lực lượng khởi nghĩa chiếm được nhà việc Ngã Tư, đốt sổ sách giấy tờ, cắt đường dây điện thoại, đốn cây làm vật cản rồi rút về Rừng Dơi (xã Phước Hậu). Sau đó phối hợp với lực lượng khởi nghĩa ở Chánh An, Phước Thủy, Chánh Hội khoảng 40 người do Nguyễn Lương Khuê chỉ huy tấn công nhà việc Chánh Hội. Khoảng 20 giờ ta chiếm được nhà dây thép (bưu điện), cắt điện thoại, phá nhà dây thép xông vào công sở làm chủ tình hình từ 21 giờ đến 24 giờ, thu được 2 súng. Khi chiếm được công sở lực lượng khởi nghĩa đã thu và đốt toàn bộ giấy tờ văn khố. Trong đêm, ta đã tổ chức treo cờ, rải truyền đơn ở An Phước, đến 8 giờ sáng bọn lính mới cho người tháo gỡ. Sau khi cướp chính quyền ở Cái Nhum, lực lượng tỉnh, quận rút về Rừng Dơi, lực lượng các làng tự giải tán, cán bộ rút về An Phước qua Vũng Liêm né tránh. Cuộc khởi nghĩa Nam kì tuy giành thắng lợi ở một số nơi nhưng xét trên phạm vi toàn quận không thành công. Địch tập trung lực lượng đối phó, phần lớn lực lượng Châu Thành bị vây bắt ở Rừng Dơi, địch thực hiện khủng bố trắng. Một số đảng viên còn lại phải né tránh sang địa bàn khác, phong trào tạm lắng xuống. Ở An Hội, Pháp bắt được Phan Chỉ Huy tra tấn dã man và đày đi Côn Đảo. Địch còn bắt một số người trong đạo Cao Đài Tiên Thiên ỏ Thánh tịnh Ngọc Sơn Quang bị nghi tham gia Nam kì khởi nghĩa và cho niêm phong thánh tịnh. Tuy khởi nghĩa Nam kì không đạt kết quả như kế hoạch đề ra nhưng cuộc khởi nghĩa này mang ý nghĩa chính trị, tinh thần to lớn. Biểu hiện sức mạnh quật khởi và tinh thần chiến đấu ngoan cường của nhân dân và các đảng viên Đảng cộng sản, là cuộc tập dợt chuẩn bị cho các cao trào cách mạng sau này. Sau khởi nghĩa Nam kì, thực dân Pháp thực hiện khủng bố trắng, kéo dài các cuộc bắt bớ đến năm 1942. Bọn địa chủ quan làng dựa vào đó hạch sách nhân dân, trả thù cá nhân, đời sống nhân dân hết sức thống khổ. Pháp thực hiện nhiều biện pháp để nắm chặt nông thôn, cho nhập các làng thành xã. Nhập Mỹ Điền, An Hương thành xã Mỹ An, các làng Phước Thủy, Chánh An thành xã An Phước, các làng Bình Tịnh, Bình Hòa thành xã Hòa Tịnh, các làng Long Phước, Long Phước Tây thành xã Bình Phước, các làng Tân Long, An Hội thành xã Tân Long Hội, còn các xã khác thì giữ nguyên. Pháp cho thay đổi bộ máy tề xã, đưa một số Tây có học hoặc những người có thành tích đàn áp nhân dân vào các hội tề, tổ chức đội mật thám hoạt động ngày đêm. Pháp còn bắt nhân dân làm xâu mở đường, khai thông kênh rạch, xây dựng lại Cầu Mới trên tỉnh lộ 7, sửa lộ 31 dọc sông Cổ Chiên, đắp các lộ từ Cái Kè qua Nhơn Phú, Cái Nhum, từ Hòa Tịnh qua Mỹ An, đào kinh Cai Ngộ (ở Mỹ An), kinh Mới ở Chánh An. Song song đó Pháp tổ chức nhiều hội đoàn chống cách mạng, đầu độc tinh thần và thể chất thanh niên bằng thuốc phiện, mại dâm. Tháng 3 năm 1941, một số cán bộ bị đày ở Bà Rá - Tà Lài vượt ngục trở về gây dựng lại cơ sở. Nguyễn Văn Minh (còn gọi là Minh Thẹo) quê ở Mỹ An về các xã Mỹ An, Nhơn Phú, Hòa Tịnh, An Phước móc ráp cơ sở, phát triển lực lượng. Cuối năm 1943, Phạm Văn Kim cũng vượt ngục Bà Rá trở về liên lạc với Nguyễn Văn Minh xây dựng lại cơ sở ở dọc tuyến sông Cổ Chiên. Việc gây dựng lại cơ sở, chi bộ Đảng rất khó khăn vì địch vẫn còn khủng bố rất gắt gao. Tháng 2 năm 1944, Phạm Văn Kim và Nguyễn Văn Minh đã tổ chức được 1 chi bộ (gồm 3 đảng viên) ở Mỹ An. Các đảng viên đã tổ chức và củng cố lại công hội ở các lò gạch. Các tổ chức hội ái hữu, hội tương tế,… hình thành và phát triển. Đến tháng 5 năm 1944, phát triển thêm một chi bộ ở Long Đức Đông. Từ đó số đảng viên ở các xã phát triển nhanh chóng, nhiều nơi cũng lập được chi bộ. Tháng 11 năm 1944, Phạm Văn Kim và Nguyễn Văn Minh liên lạc được với Bí thư Xứ ủy lâm thời Trần Văn Giàu nhận tài liệu (báo Tiền phong) về tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân đấu tranh, từng bước đưa phong trào cách mạng đi lên, phong trào đấu tranh của công nhân cũng được phục hồi. Công nhân ở các lò gạch Nam Xương, Chú Châu, Biện Mạnh đấu tranh đòi tăng tiền công 10% cũng giành được kết quả tốt, các chủ lò phải nhượng bộ. Thánh tịnh Ngọc Sơn Quang bị niêm phong sau khởi nghĩa Nam Kì được hai ông Năm Mịnh, Nguyễn Văn Giỏi phá niêm phong mở cửa hoạt động, trở thành nơi vừa tịnh tu vừa tập hợp đồng đạo, tín đồ chuẩn bị tham gia khởi nghĩa. Tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp nhưng chúng chỉ lập lại bộ máy cai trị ở cấp tỉnh, còn ở quận, xã vẫn duy trì bộ máy tề cũ (bọn này rất hoang mang, rệu rã). Khi Nhật cho thành lập tổ chức Thanh niên tiền phong, Mặt trận Việt Minh đã chủ trương lợi dụng tổ chức này đưa người của ta vào nắm giữ để sẵn sàng huy động lực lượng cướp chính quyền. Ta đưa vào ban lãnh đạo Thanh niên tiền phong các xã những thành phần tốt chịu ảnh hưởng của tư tưởng tiến bộ lãnh đạo như Đỗ Văn Bền, Trần Văn Sen, Nguyễn Văn Quắn (ở Tân Long Hội), Nguyễn Văn Giỏi (ở Chánh Hội). Thanh niên tiền phong đã tổ chức nhiều cuộc diễn thuyết công khai, vừa đẩy mạnh công tác binh vận lấy vũ khí của địch vừa tích cực rèn đúc vũ khí tự trang bị cho mình chuẩn bị cướp chính quyền. Ngày 14 tháng 8 năm 1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, quân Nhật ở Vĩnh Long hoang mang. Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Thanh niên Tiền phong ở tỉnh lị, quận Châu Thành tổ chức biểu tình thu hút hơn 1.000 người tham gia, khí thế sôi sục của đoàn biểu tình làm bọn đich sợ hãi án binh bất động. Cuộc biểu tình đã làm nức lòng nhân dân toàn tỉnh và các vùng lân cận. Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Tổng bộ Việt Minh triệu tập Quốc dân đại hội ở Tân Trào quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật trước khi quân Đồng minh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất