Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Mẫu giáo nhỡ Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty ty xuất nhập khẩu rau ...

Tài liệu Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty ty xuất nhập khẩu rau quả thanh hóa nói riêng, của việt nam nói chung

.DOCX
102
489
100

Mô tả:

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s: Lê Thị Hồng Hà LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến: Thầy giáo, cô giáo trong trường ĐH công nghiệp TP.Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức nền tảng cơ sở, kiến thức chuyên sâu về Kế toán- Kiểm toán và cả kinh nghiệm sống quý báu, thực sự hữu ích cho bản thân em trong thời gian thực tập và cả sau này. Cô giáo Ths.Lê Thị Hồng Hà đã tận tình hướng dẫn em từ những khâu đơn giản nhất,cô đã giúp em cách tiếp cận thực tiễn tại đơn vị thực tập, bổ sung thêm kiến thức còn thiếu sót cho đến khi hoàn thành được bài chuyên đề tốt nghiệp này. Các cô, chú làm việc tại công ty xuất nhập khẩu rau quả Thanh Hóa đã tạo điều kiện cho em có cơ hội được thực tập và nghiên cứu tại phòng kế toán của công ty. Cuối cùng, em xin chúc thầy cô cùng cô, chú làm việc tại công ty xuất nhập khẩu rau quả Thanh Hóa sức khỏe, thành công và hạnh phúc. Trong quá trình làm bài, do còn gặp phải hạn chế về kiến thức cả về lý thuyết lẫn thực tiễn nên bài làm còn có những vấn đề thiếu sót. Em rất mong được sự quan tâm, giúp đỡ và cho em xin ý kiến để bài làm được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s: Lê Thị Hồng Hà DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt BHXH BHYT BHLĐ BHTN BTC CBCNV CMKT CSKD CP DN HĐTC DTT GTGT KPCĐ KQKD KQKD TNCT TNDN NSNN NNT NVLTT QLDN XNK TN TNHH TSCĐ SXKD VAS IAS Diễn giải Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Bảo hiểm lao động Bảo hiểm thất nghiệp Bộ tài chính Cán bộ công nhân viên Chuẩn mực kế toán Cơ sở kinh doanh Chi phí Doanh nghiệp Hoạt động tài chính Doanh thu thuần Giá trị gia tăng Kinh phí công đoàn Kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh Thu nhập chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp Ngân sách nhà nước Người nộp thuế Nguyên vật liệu trực tiếp Quản lý doanh nghiệp Xuất nhập khẩu Thu nhập Trách nhiệm hữu hạn Tài sản cố định Sản xuất kinh doanh Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế SVTH: Nguyễn Thị MinhTrang – Lớp: DHKT7ATH Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu GVHD: Th.s: Lê Thị Hồng Hà CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Với đặc thù kinh tế thị trường trong giai đoạn đầu phát triển đã tạo ra tính đa dạng về loại hình hoạt động, mô hình tổ chức, hình thức vốn chủ sở hữu cũng như sự phong phú về các hoạt động của các tổ chức kinh tế. Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và quốc tế thể hiện ở việc Việt Nam đã và đang là thành viên các tổ chức kinh tế- thương mại WTO, AFTA, APEC. Trước tình hình đó, đòi hỏi kế toán với vai trò là công cụ quản lý kinh tế quan trọng của doanh nghiệp phải hòa nhập từng bước với các thông lệ quốc tế. Chính sách thuế được sử dụng để khuyến khích hay hạn chế sản xuất, nhập khẩu hay tiêu dung một loại hàng hóa nào đó. Thuế trở thành công cụ tài chính được nhà nước sử dụng để điều tiết thị trường vô cùng nhanh nhạy.Trong số những sắc thuế hiện nay thì thuế TNDN là một sắc thuế được nhà nước và các doanh nghiệp đều rất quan tâm. Thuế TNDN là loại thuế trực thu (nhà nước thu trực tiếp nơi Người chịu thuế) đánh vào phần thu nhập của doanh nghiệp sau khi trừ đi chi phí liên quan đến thu nhập của cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ.Thuế TNDN ảnh hưởng đến lợi ích sát sườn của DN nên DN luôn đầu tư nghiên cứu thuế TNDN để giảm thiểu chi phí phải bỏ ra để nộp thuế. Ngày 15/02/2005 Bộ trưởng Bộ tài chính đã quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ban hành và công bố 06 CMKT đợt IV, trong đó có CMKT số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” được coi là chìa khóa quan trọng giúp các doanh nghiệp giải quyết các vướng mắc gặp phải khi hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay khó khan mà các DN gặp phải là làm thế nào để có thể tuân thủ và vận dụng có hiệu quả các chuẩn mực kế toán, với việc bổ sung một số tài khoản mới phản ánh nội dung nghiệp vụ kinh tế mới, và nhiều thuật ngữ mới khó hiểu, đặc biệt là chuẩn mực kế toán số 17. Đây cũng là một rào cản lớn đối với đội ngũ kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Với mục đích khảo sát, kiểm nghiệm từ thực tế các doanh nghiệp đã hạch toán kế toán thuế TNDN, tính thuế TNDN và áp dụng chuẩn mực số 17 như thế nào? Những vướng mắc gì mà doanh nghiệp đang còn gặp phải? Đề tài “Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty xuất nhập SVTH: Nguyễn Thị MinhTrang – Lớp: DHKT7ATH Trang: 1 Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu GVHD: Th.s: Lê Thị Hồng Hà khẩu rau quả Thanh Hóa” sẽ góp phần giải quyết được những vấn đề đặt ra cả về lý luận lẫn thực hiện chế độ kế toán doanh nghiệp mới. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá, phân tích thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty XNK rau quả Thanh Hóa nói riêng, tại Việt Nam nói chung Góp phần làm sang tỏ hơn một số vấn đề cơ sở lý luận và khảo sát thực tế kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp, CNKT số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”, chế độ kế toán doanh nghiệp Đề xuất một số giải pháp và điều kiện cần thiết nhằm hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Chuyên đề nghiên cứu một số vấn đề cơ sở lý luận về kế toán thuế TNDN, nghiên cứu thực trạng và kế toán thuế TNDN đã và đang áp dụng tại công ty XNK rau quả Thanh Hóa. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: từ 02/05/2015 đến ngày 31/05/2015 - Không gian nghiên cứu: tại công ty xuất nhập khẩu rau quả Thanh Hóa Đề tài này chỉ giới hạn ở doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán 15/2006/QĐBTC ngày 20/3/2006, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh, xây dựng trên địa bàn Thanh Hóa. Trên cơ sở đó, chuyên đề đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp cả trên phương diện khuôn khổ pháp lý và tổ chức thực hiện trong các doanh nghiệp. 1.4.Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Thu nhập số liệu qua các hóa đơn, chứng từ và tài liệu của cơ quan thưc tập. Điều tra thu nhập số liệu thứ cấp và các loại sổ sách có liên quan. 1.4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu - Kết hợp giữa nghiên cứu lý luận với khảo sát, tổng kết thực tiễn. Trên cơ sở đó chuyên đề tổng hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, chứng minh để nghiên cứu kết quả khảo sát đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện. SVTH: Nguyễn Thị MinhTrang – Lớp: DHKT7ATH Trang: 2 Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu GVHD: Th.s: Lê Thị Hồng Hà - Các phương pháp kỹ thuật cụ thể trong quá trình nghiên cứu chuyên đề là: điều tra, khảo sát, phỏng vấn, chọn mẫu, và dung sơ đồ, biểu mẫu kết hợp diễn giải, phân tích để trình bày kết quả nghiên cứu. 1.5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài - Chuyên đề hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về đặc điểm của kế toán thuế TNDN - Qua khảo sát, đánh giá thực trạng kế toán thuế TNDN tại các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trên địa bàn Thanh Hóa. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp - Chuyên đề đề xuất một số quan điểm, giải pháp và điều kiện cơ bản cần thực hiện để hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty XNK rau quả Thanh Hóa nói riêng, tại Việt Nam nói chung. 1.6.Kết cấu của chuyên đề Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu chuyên đề gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2:Cơ sở lý luận chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Chương 3: Thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty xuất nhập khẩu rau quả Thanh Hóa nói riêng, của Việt Nam nói chung Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty ty xuất nhập khẩu rau quả Thanh Hóa nói riêng, của Việt Nam nói chung SVTH: Nguyễn Thị MinhTrang – Lớp: DHKT7ATH Trang: 3 Chương 2: Cơ sở lý luận chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 2.1.Lý luận chung về thuế thu nhập doanh nghiệp 2.1.1.Khái niệm - Thuế thu nhập doanh nghiệp là là một loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của các cá nhân hoặc phá nhân nhưng không phải toàn bộ thu nhập của các thể nhân và pháp nhân đều là đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, mà thuế thu nhập điều chỉnh hay thu trên phần thu nhập chịu thuế tức là khoản thu nhập sau khi đã được miễn trừ chi phí hợp lý, hợp lệ - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại khi xác định lợi nhuận hay lỗ của một kỳ. 2.1.2.Phân loại - Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại -Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả 2.1.3.Đối tượng thuộc diện nộp thuế TNDN - Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ có chịu thuế thu nhập doanh nghiệp - Tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo luật đầu tư, luật doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế TNDN theo hướng dẫn riêng của Bộ tài chính. 2.1.4.Đặc điểm về thuế TNDN - Đối tượng nộp thuế theo quy định pháp luật đồng nhất với đối tượng chịu thuế: Người nộp thuế theo luật cũng là người trả thuế cuối cùng trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Hay nói cách khác,thuế TNDN làm cho khả năng và cơ hội chuyển dịch gánh nặng thuế cho người khác trở nên khó khăn hơn. - Là một khoản chuyển giao của người nộp thuế cho nhà nước mang tính bắt buộc phi hình sự. Tính phi hình sự là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng, nó phân biệt thuế TNDN với các hình thức huy động tài chính khác của ngân sách. SVTH: Nguyễn Thị MinhTrang – Lớp: DHKT7ATH Trang: 4 Chương 2: Cơ sở lý luận chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp - Việc chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế TNDN không mang tính chất hoàn trả trực tiếp. Nó được biểu hiện ở các khía cạnh: + Một là,sự chuyển giao thu nhập thông qua thuế không mang tính đối giá, tức là mức thuế các tầng lớp trong xã hội chuyển giao cho nhà nước không hoàn toàn dựa trên mức độ người nộp thuế thừa hưởng những dịch vụ và hàng hóa công cộng do nhà nước cung cấp. + Hai là,khoản chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế TNDN không được hoàn trả trực tiếp. + Ba là, việc chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế TNDN được quy định trước bằng pháp luật 2.1.5.Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp - Đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước: nguồn thu ngân sách nhà nước chủ yếu là từ thuế - Là công cụ quan trọng của nhà nước trong việc quản lý vĩ mô nền kinh tế, điều tiết các hoạt động kinh doanh: thông qua việc ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế, thuế TNDN góp phần định hướng cho các nhà đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn mà nhà nước cần khuyến khích đầu tư, từ đó thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành, vùng kinh tế. - Thuế TNDN có vai trò đặc trưng đó là đảm bảo công bằng xã hội: đảm bảo công bằng theo chiều dọc, người có thu nhập chịu thuế cáo thì nộp thuế cao, người có thu nhập chịu thuế ít thì nộp thuế ít, người gặp khó khăn thi được miễn giảm thuế và được chuyển lỗ sang những năm sau… - Là công cụ thúc đẩy việc nâng cao trình độ hạch toán kế toán đối với các đối tượng nộp thuế: các đối tượng nộp thuế phải có nghĩa vụ tự kê khai và tính số thuế phải nộp, đồng thời phải tự chịu trách nhiệm về số liệu kê khai, tính toán đó. - Là công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động của người nộp thuế: Nhìn vào số thuế TNDN mà đơn vị phải nộp, so sánh đối với số thuế TNDN của các doanh nghiệp cùng ngành ở địa phương và trong cả nước có thể đánh giá khái quát về hiệu quả SXKD của đơn vị. - Thuế TNDN còn có vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Thông qua chính sách miễn thuế, ưu đãi thuế TNDN, nhà nước sẽ ưu tiên cho ngành cần phát triển để chuyển dịch, thu hút nhà đầu tư đầu tư ngành chưa cần phát triển, phục vụ mục đích chuyển SVTH: Nguyễn Thị MinhTrang – Lớp: DHKT7ATH Trang: 5 Chương 2: Cơ sở lý luận chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp dịch cơ cấu kinh tế. 2.1.6. Quy định về thuế TNDN hiện hành 2.1.6.1. Phạm vi áp dụng thuế TNDN - Được quy định theo thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008, người nộp thuế TNDN là tổ chức hạt động sản xuất, kinh danh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế 2.1.6.2. Căn cứ để tính thuế TNDN - Căn cứa tính thuế TNDN là thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế và thuế suất - Kỳ tính thuế TNDN được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính - Thu nhập chịu thuế trong kỳ được xác định: Thu nhập chịu thuế trong kỳ Doanh thu để tính Chi phí hợp = thuế TNCT trong Thu nhập chịu - lý trong kỳ + thuế khác trong tính thuế kỳ tính thuế tính thuế kỳ tính thuế - Thuế TNDN phải nộp: Thuế TNDN phải nộp = TNCT x thuế suất thuế TNDN(%) theo quy định 2.1.6.3. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp * Đăng ký thuế TNDN - Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm đăng ký thuế TNDN cùng việc đăng ký nộp thuế GTGT (theo quy định). Tổng công ty có đơn vị hạch toán phụ thuộc khi đăng ký phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của đơn vị phụ thuộc ở địa phương khác, nơi đơn vị chính đóng trụ sở thì phải đăng ký với cơ quan thuế nơi đóng trụ sở. * Kê khai thuế TNDN - Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai và nộp tờ khai thuế TNDN theo mẫu 02A/TNDN cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất vào ngày 25 tháng 01 hàng năm hoặc ngày 25 của tháng kế tiếp tháng kết thúc kỳ tính thuế đối với cơ sở kinh doanh có kỳ tính thuế là năm tài chính khác năm dương lịch. - Đối với cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, số thuế nộp hàng tháng được tính theo chế độ khoán doanh thu, tỷ lệ thu nhập chịu thuế phù hợp với từng nghành nghề do cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định. SVTH: Nguyễn Thị MinhTrang – Lớp: DHKT7ATH Trang: 6 Chương 2: Cơ sở lý luận chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp * Nộp thuế TNDN - Cơ sở kinh doanh phải tạm nộp số thuế hàng quý theo Tờ khai thuế TNDN hoặc theo số thuế cơ quan ấn định đầy đủ, đúng hạn vào Ngân sách nhà nước chậm nhất không quá ngày cuối cùng của tháng cuối quý. - Xác định ngày nộp thuế: + Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế bằng chuyển khoản qua ngân hàng, tổ chức tín dụng khác thì ngày nộp thuế là ngày ngân hàng, tổ chức tín dụng khác ký nhận trên giấy nộp tiền vào ngân sách. + Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế bằng tiền mặt thì ngày nộp thuế là ngày cơ quan Kho bạc nhận tiền thuế hoặc cơ quan thuế cấp Biên lai thuế. * Quyết toán thuế TNDN - Cơ sở kinh doanh phải quyết toán thuế TNDN hàng năm với cơ quan thuế - Cơ sở kinh doanh phải nộp quyết toán thuế cho cơ quan thuế trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch (hoặc năm tài chính). Nêu số thuế tạm nộp trong năm thấp hơn số thuế phải nộp theo báo cáo quyết toán thuế thì cơ sở kinh doanh phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán. Ngược lại, thì cơ sở kinh doanh sẽ được trừ cho kỳ tiếp theo. - Trong quá trình kiểm tra, thanh tra việc kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh, nêu phát hiện giá mua, giá bán, chi phí kinh doanh, thu nhập chịu thuế, và các yếu tố khác do cơ sở kinh doanh xác định không hợp lý, cơ quan thuế có quyền xác định lại các yếu tố trên để đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế TNDN - Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu,, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản thì cơ sở kinh doanh phải nộp quyết toán thuế và gửi báo cáo quyết toán trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày chuyển đổi. 2.1.6.4. Miễn thuế, giảm thuế TNDN - Nghị định 124/2008/NĐ-CP cũng quy định nhiều điều tiết về miễn thuế, giảm thuế TNDN. - Điều kiện ưu đãi thuế TNDN được xác định theo tính chất ngành nghề, lĩnh vực của dự án đầu tư và theo địa bàn thực hiện dự án. - Các mức thuế suất tương ứng với từng đối tượng ưu đãi là: 20% trong 10 năm, 10% trong 15 năm. Hết hạn áp dụng thì sẽ áp dụng mức thuế suất bình thường theo quy định của năm hiện hành SVTH: Nguyễn Thị MinhTrang – Lớp: DHKT7ATH Trang: 7 Chương 2: Cơ sở lý luận chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp - Các cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư, hoặc mới di chuyển địa điểm ra khỏi đô thị theo quy định được miễn thuế, giảm thuế, được quy định tại điều 16 và 17 nghị định 124/2008/NĐ-CP. 2.1.6.5. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp - Từ ngày 01/01/2014, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22% - Kể từ ngày 01/01/2016, trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% chuyển sang áp dụng thuế suất 20% - Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có tổng doanh thu năm không vượt quá 20 tỷ đồng sẽ được áp dụng thuế suất 20%. - Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam từ 32% - 50%. 2.2. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 2.2.1. Khái niệm - Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành. 2.2.2.Phương pháp tính Thuế thu nhập = hiện hành Thu nhập chịu thuế (Theo luật thuế TNDN) x Thuế suất thuế TNDN hiện hành Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản TN khác 2.2.3. Chứng từ sử dụng - Các tờ khai thuế tạm nộp/quyết toán thuế thu nhập hang năm - Thông báo thuế và biên lai nộp thuế - Các chứng từ kế toán có liên quan 2.2.4. Sổ kế toán - Hình thức nhật ký chung: + Sổ nhật ký chung + Sổ cái TK 8211 + Sổ cái TK 3334 + Sổ nhật ký đặc biệt - Hình thức nhật ký sổ cái: SVTH: Nguyễn Thị MinhTrang – Lớp: DHKT7ATH Trang: 8 Chương 2: Cơ sở lý luận chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp + Nhật ký sổ cái + Thẻ kế toán chi tiết - Hình thức nhật ký chứng từ: + Sổ nhật ký chứng từ + Bảng kê chứng từ + Sổ, thẻ kế toán - Hình thức chứng từ ghi sổ: + Chứng từ ghi sổ + Sổ cái TK 8211 + Sổ cái TK 3334 + Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 2.2.5.Tài khoản sử dụng - Tài khoản 8211: “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” - Tài khoản 3334: “Thuế thu nhập doanh nghiệp” 2.2.6.Quy trình ghi sổ kế toán - Hình thức nhật ký chung: Khống sử dụng NK đặc biệt Chứng từ gốốc Có sử dụng NK đặc biệt Nhật ký chung Sổ cái TK 8211, 3334 Nhật ký chung Sổ cái TK 8211,3334 -Hình thức nhật ký chứng từ: Bảng kê Chứng từ gốốc sốố 6 NKCT sốố 7 Sổ cái TK 8211,33 34 -Hình thức nhật ký sổ cái: Chứng từ gốốc Sổ cái TK 8211,3334 SVTH: Nguyễn Thị MinhTrang – Lớp: DHKT7ATH Trang: 9 Chương 2: Cơ sở lý luận chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp -Hình thức chứng từ ghi sổ: Chứng từ gốốc Chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 8211,3334 2.2.7. Phương pháp hạch toán 821 1 333 4 Sốố thuêố thu nhập hiện hành phải nộp trong kỳ Sốố lệch giữệapsốố thuêố dochênh doanh nghi xác TNDN t ạ m n ộ p > sốố ph ải nộp định 911 Kêốt Thuêố chuyển TNDN CP hiện hành 2.3.Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 2.3.1. Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 2.3.1.1.Khái niệm - Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là thuế thu nhập doanh nghiệp được hoàn lại trong tương lai tính trên các khoản, một là chênh lệch tạm thời được khấu trừ, hai là giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng, ba là giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản ưu đãi chưa sử dụng 2.3.1.2. Chứng từ sử dụng - Bảng xác định tạm thời được khấu trừ - Bảng xác định tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 2.3.1.3. Sổ sách kế toán - Hình thức nhật ký chung: + Sổ nhật ký chung + Sổ cái TK 8212 + Sổ cái TK 243 + Sổ nhật ký đặc biệt - Hình thức nhật ký sổ cái: + Nhật ký sổ cái SVTH: Nguyễn Thị MinhTrang – Lớp: DHKT7ATH Trang: 10 Chương 2: Cơ sở lý luận chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp + Thẻ kế toán chi tiết - Hình thức nhật ký chứng từ: + Sổ nhật ký chứng từ + Bảng kê chứng từ + Sổ, thẻ kế toán - Hình thức chứng từ ghi sổ: + Chứng từ ghi sổ + Sổ cái TK 8212 + Sổ cái TK 243 + Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 2.3.1.4. Tài khoản sử dụng - Tài khoản 8212: “Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” - Tài khoản 243: “ Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” 2.3.1.5. Quy trình ghi sổ kế toán - Hình thức nhật ký chung: Khống sử dụng Chứng từ gốốc NK đặc biệt Có sử dụng NK đặc biệt Nhật ký chung Sổ cái TK 8212,243 Nhật ký chung Sổ cái TK 8212,243 -Hình thức nhật ký sổ cái: Chứng từ gốốc Sổ cái TK 8212,243 SVTH: Nguyễn Thị MinhTrang – Lớp: DHKT7ATH Trang: 11 Chương 2: Cơ sở lý luận chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp -Hình thức chứng từ ghi sổ: Chứng từ gốốc Bảng kê sốố 6 NKCT sốố Sổ cái TK 8212,24 3 7 -Hình thức nhật ký chứng từ: Chứng từ gốốc Chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 8212,243 2.3.1.6.Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ chênh lệch tạm thời được khấu trừ * Khái niệm - Chênh lệch tạm thời là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hay nợ phải trả trong bảng cân đối kế toán và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản này. Chênh lệch tạm thời có thể là chênh lệch tạm thời được khấu trừ hoặc chênh lệch tạm thời phải chịu thuế TNDN. - Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hay nợ phải trả có liên quan được thu hồi hay được thanh toán. * Cơ sở xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ -Chênh lệch tạm thời được khấu trừ thông thường phát sinh từ các khoản: - Chi phí trích trước + Trích trước chi phí sửa chữa lớn +Trích trước chi phí lãi vay trả sau- dài hạn - Chi phí khấu hao TSCĐ theo kế toán lớn hơn theo thuế - Các khoản dự phòng phải trả + Bảo hành sản phẩm + Tái cơ cấu doanh nghiệp + Các hợp đồng có rủi ro lớn SVTH: Nguyễn Thị MinhTrang – Lớp: DHKT7ATH Trang: 12 Chương 2: Cơ sở lý luận chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp * Phương pháp xác định tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp tạm thời từ chênh lệch được khấu trừ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại Chênh lệch tạm tính trên chênh lệch tạm thời = thời được được khấu trừ Thuế suất thuế x khấu trừ TNDN hiện hành 2.3.1.7.Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng * Cơ sở xác định giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng - Cuối năm tài chính, căn cứ vào số lỗ hoạt động kinh doanh được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế các năm tiếp sau theo quy định chuyển lỗ của luật thuế TNDN, kế toán xác định và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm hiện hành , nếu doanh nghiệp dự tính là chắc chắn sẽ có đủ lợi nhuận tính thuế thu nhập trong tương lai để sử dụng các khoản lỗ tính thuế từ các năm trước đó. * Phương pháp xác định tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản lỗ chưa sử dụng Tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản lỗ Giá trị được khấu trừ vào các = năm tiếp sau các khoản Thuế suất x thuế TNDN tính thuế chưa sử dụng lỗ tính thuế được sử dụng hiện hành 2.3.1.8.tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng * Cở sở xác định giá trị các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng - Căn cứ vào các khoản ưu đãi thuế theo luật định (nếu có) chưa sử dụng,cuối năm tài chính, kế toán xác định và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm hiện hành, nếu doanh nghiệp dự tính chắc chắn có đủ lợi nhuận trong tương lai để sử dụng các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng từ các năm trước đó. *.Phương pháp xác định giá trị tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng SVTH: Nguyễn Thị MinhTrang – Lớp: DHKT7ATH Trang: 13 Chương 2: Cơ sở lý luận chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các ưu đãi Giá trị được khấu trừ của = thuế chưa sử dụng các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng Thuế suất thuế x TNDN hiện hành 2.3.1.9. Phương pháp hạch toán 821 2 243 Chênh lệch giữa sốố tài sản thuêố TNDN phát sinh nhỏ hơn sốố được hoàn nhập trong năm Chênh lệch giữa sốố tài sản thuêố TNDN phát sinh nhỏ hơn sốố được hoàn nhập trong năm 2.3.2.Kế toán thuế thu nhập hoãn lại phải trả 2.3.2.1. Khái niệm - Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phả trả là thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong tương lai tính trên khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế TNDN trong năm hiện hành - Chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lại khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản và nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán. 2.3.2.2.Chứng từ sử dụng - Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế - Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả 2.3.2.3. Sổ sách kế toán - Hình thức nhật ký chung: + Sổ nhật ký chung + Sổ cái TK 8212 + Sổ cái TK 347 + Sổ nhật ký đặc biệt - Hình thức nhật ký sổ cái: SVTH: Nguyễn Thị MinhTrang – Lớp: DHKT7ATH Trang: 14 Chương 2: Cơ sở lý luận chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp + Nhật ký sổ cái + Thẻ kế toán chi tiết - Hình thức nhật ký chứng từ: + Sổ nhật ký chứng từ + Bảng kê chứng từ + Sổ, thẻ kế toán - Hình thức chứng từ ghi sổ: + Chứng từ ghi sổ + Sổ cái TK 8212 + Sổ cái TK 347 + Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 2.3.2.4. Tài khoản sử dụng - Tài khoản 8212: “Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” - Tài khoản 347: “ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” 2.3.2.5. Quy trình ghi sổ kế toán - Hình thức nhật ký chung: Khống sử dụng Chứng từ gốốc NK đặc biệt Có sử dụng NK đặc biệt Nhật ký chung Sổ cái TK 8212, 347 Nhật ký chung Sổ cái TK 8212, 347 -Hình thức chứng từ ghi sổ: Bảng kê sốố 6 Chứng từ gốốc NKCT sốố Sổ cái TK 8212, 347 7 -Hình thức nhật ký sổ cái: Chứng từ gốốc Sổ cái TK 8212, 347 -Hình thức nhật ký chứng từ: Chứng từ Chứng từ SVTH: Nguyễn Thị MinhTrang – Lớp: DHKT7ATH gốốc ghi sổ Sổ cái TK 8212, 347 Trang: 15 Chương 2: Cơ sở lý luận chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp 2.3.2.6.Phương pháp tính Thuế thu nhập hoãn lạị = Tổng chênh lệch tạm thời phải trả chịu thuế phát sinh trong năm x Thuế suất thuế TNDN hiện hành 2.3.2.7.Phương pháp hạch toán 347 Tăng CP thuêố thu nhập hoãn lại do sinh < Tài Tài sản thiêốu (TNHL) TNHL phát 821 911 sản thiêố2u TNHL hoàn nhập Tăng CP thuêố TNHL Phải trdo ả phát sinh > Phải trả Gihoàn ảmCPnhthuêố ập TNHL do Phải trảthuêố TNHL phát sinh < Phải trả thuêố TNHL hoàn nhập GiảmCP thuêố TNHL Tài sảndophát sinh > Tài sản hoàn nhập 911 PS nợ 8212 > PS có 8212 PS nợ 8212 < PS có 8212 SVTH: Nguyễn Thị MinhTrang – Lớp: DHKT7ATH Trang: 16 Chương 3: Thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ THANH HÓA 3.1 Tổng quan về công ty xuất nhập khẩu rau quả Thanh Hóa 3.1.1.Thành lập 3.1.1.1. Tên doanh nghiệp - Tên gọi: Công ty cổ phần xuất nhập khảu rau quả Thanh Hóa - Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp cổ phần. - Địa chỉ: Số 37 Đường Bà Triệu , Thành phố Thanh Hóa. Ngoài trụ sở chính Công ty còn có các đơn vị trực thuộc đóng trên các địa bàn tỉnh Thanh Hóa để làm nhiệm vụ sản xuất chế biến các mặt hàng rau quả thực phẩm, phân phối, tiêu thụ hàng hóa. - Điện thoại: 0373852307 - Fax:0373852788 - Mã số thuế: 2800672607 - TK ngân hàng: + TK tiền gửi: 3500431101 + TK USD: 350021013700003. 3.1.1.2. Vốn điều lệ: 6.000.000.000 đồng 3.1.1.3. Thành lập doanh nghiệp Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Rau quả Thanh Hóa được thành lập theo hình thức chuyển đổi sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước – Công ty Xuất nhập khẩu rau quả Thanh Hóa tại Quyết định số 2981/QĐ/BNN-ĐMDN ngày 28/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 3.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.1.2.1. Phạm vi, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh: Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Rau quả Thanh Hóa được thành lập hoạt động theo luật doanh nghiệp do Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ V thông qua ngày 4/5/1999 và điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Rau quả Thanh Hóa đã được thông qua biểu quyết tại đại hội cổ đông lần đầu ngày 14/1/2006. SVTH: Nguyễn Thị MinhTrang – Lớp: DHKT7ATH Trang: 17 Chương 3: Thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty Công ty Xuất nhập khẩu Rau quả Thanh Hóa hoạt động trong cơ chế thị trường, Công ty phải tự chịu trách nhiệm về tài chính, phải bảo toàn vốn và phát triển kinh doanh, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Để thực hiện tốt các phương án đầu tư, sản xuất kinh doanh đã được đại hội cổ đông thông qua ngày 14/1/2006, đảm bảo được công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, quy mô và địa bàn sản xuất kinh doanh của Công ty luôn được mở rộng, Công ty đã nâng cấp, mở rộng năng lực sản xuất của hai nhà máy chế biến Rau quả từ 3.000 tấn sản phẩm/năm lên 7.000 tấn sản phẩm/năm, nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước được đầu tư thêm cả về qui mô vốn và năng lực sản xuất đưa công suất từ 5.000 tấn năm 2003 lên 9.000 tán năm 2005, đưa Trạm Tĩnh Gia mở rộng khai thác chế biến đá xuất khẩu lên 300 container năm. Công ty không ngừng được mở rộng, phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ để đạt lợi nhuận tối đa, cải thiện điểu kiện làm việc, nâng cao thu nhập và đời sống cho người lao động . Đảm bảo lợi ích cho các cổ đông và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước theo các phương án đầu tư , sản xuất kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 14/01/2006. Công ty đã thực hiện nâng cấp, mở rộng năng lực sản xuất của hai nhà máy;Nhà máy chế biến Rau quả Xuất khẩu Hoàng Vinh, Hoàng Hóa từ 3000 tấn sản phẩm/năm lên 7000 tấn sản phẩm/năm, nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước được đầu tư thêm cả quy mô vốn và năng lực sản xuất đưa công suất từ 7000 tấn năm 2004 lên 10000 năm 2007, dưa Trạm tỉnh gia mở rộng khai thác chế biến đá xuất khẩu lên 300 container năm. Ngoài việc sản xuất chế biến , công ty còn tổ chức kinh doanh các mặt hàng khác cũng rất phong phú đa dạng, thị trường kinh doanh của Công ty trải khắp trong cả nước và thực hiên buôn bán với hơn 10 nước trên thế giới như trung Quốc , Đài loan, Nhật Bản ,các nước ASEAN, Đông Nam Á, Bắc Âu, Hoa Kỳ. 3.1.2.2.Ngành hàng sản xuất kinh doanh. Là một đơn vị trong nhiều năm làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và sản xuất chế biến các sản phẩm nông nghiệp, vì vậy ngành hàng của công ty cũng rất đa dạng , được thể hiện trong phương án kinh doanh thông qua đại hội cổ đông và giấy phép kinh doanh cụ thể là: - Sản xuất, chế biến rau quả, nông sản, thực phẩm, nước uống và khai thác khoáng sản. SVTH: Nguyễn Thị MinhTrang – Lớp: DHKT7ATH Trang: 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan