Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Mẫu giáo nhỡ Giáo án tích hợp liên môn vệ sinh hệ hô hấp...

Tài liệu Giáo án tích hợp liên môn vệ sinh hệ hô hấp

.DOC
14
14403
140

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA GIÁO ÁN TÍCH HỢP LIÊN MÔN TIẾT 23 – VỆ SINH HỆ HÔ HẤP (SINH HỌC 8) Nhóm giáo viên thực hiện: - Bùi Thị Xinh - Nguyễn Trọng Hoàn Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Quảng Tâm THANH HÓA, NĂM 2015 BÀI DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN DỰ THI - Phòng giáo dục và đào tạo thành phố Thanh Hoá - Trường THCS Quảng Tâm - Địa chỉ: Trường THCS Quảng Tâm,Tp.Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hóa - Điện thoại; Email: [email protected] - Họ và tên giáo viên: Bùi Thị Xinh Ngày sinh: 19/9/1981. Môn : Sinh học Điện thoại: 01689412360 - Họ và tên giáo viên: Nguyễn Trọng Hoàn Ngày sinh: 16/3/1980. Môn : Thể dục Điện thoại: 0975211899 PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN THI CỦA GIÁO VIÊN. 1.Giáo án dạy học tích hợp liên môn Sinh học lớp 8 - THCS. Bài 22. Tiết 23:VỆ SINH HỆ HÔ HẤP A. Đặt vấn đề . Trong thực tiến giáo dục hiện nay, khi cả nước đang chung tay xây dựng một nền giáo dục tiên tiến nhằm phát huy tối đa nhân tố con người. Vậy nên, để xây dựng được cơ sở vật chất, hệ thống chương trình, đội ngũ giáo viên, phương pháp dạy học đáp ứng được yêu cầu giáo dục là những nội dung vô cùng quan trọng. Đặc biệt, năm học 2015-2016, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục khuyến khích giáo viên dạy học theo hướng “tích hợp,liên môn”. Dạy học tích hợp, liên môn thuộc về nội dung dạy học chứ không phải là phương pháp dạy học. Thực ra, trong chương trình sách giáo khoa từ trước tới nay trong một số môn học, bài học đều có các đơn vị kiến thức mà để giải quyết được, giáo viên và học sinh phải vận dụng kiến thức của môn học khác . Vậy, chuyên đề dạy học “tích hợp,liên môn” nhằm mục đích gì? Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác nên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học này và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó. Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học. Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Đối với học sinh, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn (bao gồm cả tự nhiên và xã hội), ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn. Là một môn học có nhiều nội dung tích hợp, nhiều hiện tượng thực tế cần được giải quyết . Do vậy, trong quá trình dạy học môn hóa học ở trường THCS, bản thân tôi đã vận dụng kiến thức của Sinh học, toán. Địa lí, giáo dục, vật lí vào dạy học hóa học thông qua: Bài 22. Tiết 23: VỆ SINH HỆ HÔ HẤP B. Nội dung 1. Tên bài học: Vệ sinh hệ hô hấp. 2. Mục tiêu dạy học : a. Kiến thức của các môn học sẽ đạt được trong bài học này là: * Môn sinh học - Trình bày được các tác hại của tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt động hô hấp - Các bệnh đường hô hấp thường gặp, đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp. - Nêu được các biện pháp để có hệ hô hấp khỏe mạnh. * Môn hóa học - Nguyên nhân tạo ra các khí SOx, NOx, CO, CO2 * Môn Thể dục - Vai trò của các bài thể dục phát triển chung, đặc biệt là động tác vươn thở, tay- ngực, các bài tập chạy đối với hệ hô hấp. - Giải thích được cơ sở khoa học của việc tập luyện TDTT đúng cách. * Môn GDCD : - Vai trò của môi trường trong đời sồng con người, trách nhiệm của con người trong bảo vệ môi trường. b. Kĩ năng: Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn: sinh học, hoá học, thể dục, toán giáo dục công dân thông qua bài “Vệ sinh hệ hô hấp – Sinh học 8”. c.Thái độ : - Có ý thức tích cực trong hoạt động, độc lập tư duy và hợp tác nhóm - Biết vận dụng linh hoạt các kiến thức trong bài học vào các vấn đề trong thực tiễn. 3. Đối tượng dạy học của dự án: Học sinh lớp 8A trường THCS Quảng Tâm 4. Ý nghĩa, vai trò của dự án: - Gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn đời sống xã hội, làm cho học sinh yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống. - Biết vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tế, từ đó tự xây dựng ý thức và hành động cho chính bản thân. - Qua việc thực hiện dự án sẽ giúp giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc kiến thức bộ môn mình dạy mà còn không ngừng trao dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh và hiệu quả. - Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ tích cực, tư duy sáng tạo. Cụ thể qua dự án này học sinh không chỉ nắm được các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp,nêu được biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân gây hại . Ngoài ra còn giúp hs thấy được lợi ích của việc tập luyện TDTT đúng cách vừa sức. 5. Thiết bị dạy học: Máy chiếu Máy vi tính 6. Hoạt động dạy học. Tiết 23 Bài 22: VỆ SINH HÔ HẤP I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS cần: 1. Kiến thức: * Môn sinh học - Trình bày được các tác hại của tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt động hô hấp - Các bệnh đường hô hấp thường gặp, đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp. - Nêu được các biện pháp để có hệ hô hấp khỏe mạnh. * Môn hóa học - Nguyên nhân tạo ra các khí SOx, NOx, CO, CO2 * Môn Thể dục - Vai trò của các bài thể dục phát triển chung, đặc biệt là động tác vươn thở, tay- ngực, các bài tập chạy đối với hệ hô hấp. - Giải thích được cơ sở khoa học của việc tập luyện TDTT đúng cách. * Môn GDCD : - Vai trò của môi trường trong đời sồng con người, trách nhiệm của con người trong bảo vệ môi trường. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức. - Kỹ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm - Kỹ năng giải thích các vấn đề thực tế. - Kỹ năng hợp tác ứng xử/ giao tiếp trong khi thảo luận - Đề ra các biện pháp luyện tập để có hệ hô hấp khoẻ. 3.Thái độ - Tự chăm sóc bản thân để có một cơ thể khỏe mạnh - Có ý thức tập luyện TDTT hàng ngày để bảo vệ cơ thể và hệ hô hấp - Biết bảo vệ môi trường, có thái độ chống thói quen hút thuốc lá của những người xung quanh. - Giáo dục các em sự yêu thích bộ môn, thái độ học tập nghiệm túc. - Giáo dục tình yêu thiên nhiên môi trường. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Tranh ảnh các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp. - Tranh ảnh các bệnh liên quan đến đường hô hấp. - Hình ảnh các môn thể dục thể thao rèn luyện hệ hô hấp - Máy chiếu, máy tính. - Các tư liệu về: Các bệnh hô hấp; tác hại của thuốc lá, các bụi không khí; Luật phòng chống tác hại của thuốc lá. 2. Học sinh - Nghiên cứu bài học ở nhà. - Tìm hiểu thông tin có liên quan - Nhớ lại các động tác thể dục phát triển chung III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1 . Kiểm tra bài cũ Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào diễn ra như thế nào ? Mối quan hệ giữa hai quá trình đó? 2. Bài mới Hô hấp có vai trò quan trọng, nhưng hệ hô hấp rất dễ bị nhiễm các bệnh. Vậy hệ hô hấp có thể mắc các bệnh thường gặp nào? Làm thế nào để tránh được các lệnh đó. Bài học hôm nay giúp các em biết được các vấn đề đó. Hoạt động của GVvà HS Nội dung -Gv: Vì sao chúng ta phải giữ vệ sinh hệ I-Bảo vệ hệ hô hấp tránh các hô hấp ? tác nhân gây hại: GV đưa ra các hình ảnh về bệnh liên quan -Ý nghĩa: Giữ vệ sinh hệ hô hấp đến đường hô hấp. để trao đổi khí được thực hiện tốt và tránh được các bệnh về đường hô hấp. - Các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp là: Bụi,chất khí độc,vi sinh vật... Hs : Quan sát hình ảnh trao đổi nhóm trả lời câu hỏi, đưa ra kiến thức. GV : Hệ hô hấp bị tổn hại do những tác nhân nào ? -HS: Nghiên cứu bảng 22 SGK và các thông tin.Thảo luận nhóm trả lời. GV: Đưa ra các hình ảnh về các tác nhân gây hại hệ hô hấp- yêu cầu HS trả lời câu hỏi : + Các khí SOx, NOx, CO, CO2 được sinh ra từ đâu? Chúng có đặc tính gì? GV: Tích hợp môn hóa học: Để giải thích sự tạo ra của các khí SO x, NOx, CO, CO2 từ các hoạt động của con người, nhất là cơ chế tạo ra khí CO là do quá trình đốt cháy không hoàn toàn của các chất đốt. HS: quan sát, vân dụng kiến thức hóa học trả lời: - Các khí: SOx, NOx, CO, CO2 sinh ra từ các hoạt động: đốt gạch, nấu bếp than; động cơ xe thải ra...Các khí này đều có tính độc gây hại cho hệ hô hấp. - Tác hại: Ung thư phổi, lao phổi, viêm họng, suy hô hấp…Có thể tử vong. GV: Các tác nhân trên gây ra những tổn thương nào cho hệ hô hấp? HS: quan sát, vân dụng thực tế, trả lời câu hỏi. GV: Tích hợp môn GDCD nhằm giáo dục các em lối sống lành mạnh, có ý thức chăm sóc bản thân và mọi người xung quanh và ý thức bảo vệ môi trường. + Để hạn chế các hoạt động tạo ra các tác nhân gây hại cho sức khỏe con người nhà nước ta đã đưa biện pháp gì? + Muốn bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại chúng ta phải làm gì? HS : dựa vào kiến thức đã học ở lớp 7,thảo - Biện pháp bảo vệ: luận - trả lời câu hỏi : +Trồng cây xanh,đeo khẩu trang. + Để hạn chế các hoạt động tạo ra các tác + Giữ vệ sinh môi trường. nhân gây hại cho sức khỏe con người nhà + Hạn chế sử dụng các thiết bị nước ban hành: Luật bảo vệ môi trường, thải ra các khí độc hại, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. + Không hút thuốc lá. +Muốn bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân gây hại ta phải trồng nhiều cây xanh, giữ vệ sinh cơ thể và nơi công cộng, hạn chế sử dụng các thiết bị thải ra các khí độc. Không hút thuốc lá và vân động mọi người không hút thuốc lá. GV : Nhận xét, chuẩn kiến thức GV: Tích hợp giới thiệu về dịch cúm H1N1(Thực trạng và cách phòng tránh) Cho HS xem video: báo cáo của WHO:hậu quả của ô nhiêm môi trường Hoạt động 2: GV: Cho học sinh nghiên cứu thông tinyêu cầu thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: 1.Giải thích vì sao khi tập luyện TDTT đúng cách, đều đặn từ bé có thể có dung tích sống lớn? II. Cần tập luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh: 2. Tại sao thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp? HS: nghiên cứu thông tin, vận dụng kiến thức đã học, thảo luận- trả lời câu hỏi . GV:Tích hợp môn Thể dục đưa ra yêu cầu rèn luyện cho hệ hô hấp khỏe mạnh: - Hãy đề ra biện pháp tập luyện để có hệ hô hấp khỏe mạnh ? - Theo em những bài tập thể dục nào giúp em phát triển lồng ngực?Vì sao? HS: dựa vào kiến thức môn học, thảo luận nhóm đưa ra kiến thức. - Tích cực tập thể dục thể thao phối hợp thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé. - Bài tập thể dục có ích cho phát triển lồng ngực: Bài thể dục phát triển chung( đặc biệt là các động tác vươn thở, tay- ngực), các bài tập chạy. Vì chúng giúp máu nhiều Để có một hệ hô hấp khỏe oxi, giúp sự trao đổi chất ở phổi tăng khiến mạnh; lồng ngực nở ra. - Cần tập thể dục thể thao phối hợp thở sâu và giảm nhịp thở GV nhận xét chuẩn kiến thức. thường xuyên từ bé. GV mở rộng giáo dục kĩ năng sống cho - Tập luyện phải vừa sức và tập học sinh. luyện từ từ. 3 .Củng cố - Học sinh đọc ghi nhớ cuối bài - Làm bài kiểm tra trắc nghiệm: ĐỀ BÀI Hãy chọn câu trả lời đúng: Câu 1. Các bệnh nào dễ lây qua đường hô hấp: a, Bệnh Sars, bệnh lao phổi, bệnh cúm, bệnh thổ tả. b, Bệnh cúm, bệnh ho gà, bệnh kiết lị, bệnh sán. c, Bệnh Sars, bệnh ho gà, bệnh cúm, bệnh lao phổi. d, Bệnh lao phổi, bệnh thương hàn, bệnh kiết lị. Câu 2. Trồng nhiều cây xanh có ích lợi gì? a, Giúp điều hòa không khí, hạn chế ô nhiễm. b, Hút được bụi. c, Tạo cảnh quan tươi mới. d, Cho cuộc sống nhiều màu xanh. Câu 3. Trong các câu sau đây, câu nào đúng câu nào sai? ( Đánh dấu+ vào ô  chỉ câu cho là đúng, đánh dấu – vào ô  câu cho là sai).  a, Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra. b, Luyện tập thể dục, thể thao đúng cách, đều đặn sẽ có dung tích sống lí tưởng. c, Thở sâu và tăng nhịp thở sẽ tăng được hiệu quả hô hấp. d, Khi CO chiếm chỗ O2 trong hồng cầu làm giảm hiệu quả hô hấp. e, Đeo khẩu trang ở những nơi có nhiều bụi bảo vệ được hệ hô hấp. ĐÁP ÁN Câu 1: đáp án: c Câu 2: đáp án : a Câu 3: Câu đúng: a, b, d, e. Câu sai: c 4. Hướng dẫn học tập ở nhà - Học bài và làm bài : 1, 2, 3, 4 SGK tr73. - Đọc mục em có biết tr 74- SGK - Chuẩn bị các dụng cụ thực hành theo yêu cầu của bài 23 5. Sản phẩm của học sinh: Điểm giỏi : Từ 8,0 – 10,0 Điểm khá : Từ 6,5 – dưới 8,0 Điểm Tb : Từ 5,0 – dưới 6,5 Điểm yếu : Từ 3,5 – dưới 5,0 Lớp 8A Giỏi SL 15/34 % 44,12 Khá SL 14/34 % 41,12 Trung bình SL % 5/34 14,76 Yếu SL 0 Ghi % 0 chú Quảng Tâm ngày 15 tháng 11 năm 2015 Người thực hiện Bùi Thị Xinh Nguyễn Trọng Hoàn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan