Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Mẫu giáo nhỡ Hoàn thành báo cáo kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính...

Tài liệu Hoàn thành báo cáo kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính

.DOCX
34
618
142

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA KINH TẾ - CƠ SỞ THANH HÓA ----- ----- BÀI TIỂU LUẬN MÔN: KIỂM TOÁN PHẦN 1 ĐỀ TÀI: HOÀN THÀNH BÁO CÁO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Giảng viên HD : ĐỖ THỊ HẠNH Sinh viên TH : NHÓM 09 Lớp : DHKT7ATH THANH HÓA, THÁNG 11 NĂM 2014 Bài tiểu luận kiểm toán phầần 1 GVHD: Đỗỗ Thị Hạnh DANH SÁCH NHÓM 09 TT Họ và tên 1 Trịnh Thị Mai MSSV 11010223 2 Nguyễn Thị Đào 11010053 3 Nguyễn Thị Nhàn 11010423 4 Phan Thị Thương 11024143 5 Trịnh Thị Vân 11019243 6 Trần Thị Trang Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Ghi chú Bài tiểu luận kiểm toán phầần 1 GVHD: Đỗỗ Thị Hạnh NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Thanh Hóa, ngày … tháng … năm 2014 Giảng viên Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Bài tiểu luận kiểm toán phầần 1 GVHD: Đỗỗ Thị Hạnh MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦẦU............................................................................................................................ 1 NỘI DUNG.................................................................................................................2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................................2 1.1. Khái quát kiểm toán.................................................................................................. 2 1.2. Quy trình kiểm toán BCTC.......................................................................................3 CHƯƠNG 2: HOÀN THÀNH KIỂM TOÁN.................................................................5 2.1. Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán...........................................................................5 2.1.1. Xem xét các khoản cỗng nợ ngoài dự kiêến................................................5 2.1.1.1. Khái niệm........................................................................................................ 5 2.1.1.2. Các thủ tục tiêến hành.................................................................................6 2.1.2. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kêế toán l ập báo cáo kiểm toán............................................................................................................................ 7 2.1.3. Các sự kiện phát sinh đêến ngày ký báo cáo ki ểm toán. ....................10 2.1.4. Các sự kiệm phát hiện sau ngày ký báo cáo ki ểm toán nh ưng trước ngày cỗng bỗế báo cáo tài chính..................................................................11 2.1.5. Các sự kiện được cỗng bỗế sau ngày cỗng bỗế báo cáo tài chính ....12 2.1.6. Xem xét tính liên tục của hoạt động kinh doanh................................13 2.1.7. Yêu cầầu giải trình của giám đỗếc.................................................................14 2.1.8. Tổng hợp kêết quả kiểm toán.......................................................................14 2.1.8.1. Thực hiện các thủ tục phần tích.......................................................14 2.1.8.2. Đánh giá sự đầầy đủ của bằầng chứng ki ểm toán .........................15 2.1.8.3. Đánh giá tổng hợp các sai sót phát hiện được............................15 2.1.8.4. Soát xét hỗầ sơ kiểm toán........................................................................15 2.1.8.5. Kiểm tra các khai báo trên Thuyêết minh BCTC ............................16 2.1.8.6. Xem xét các thỗng tin khác được trình bày trong báo cáo c ủa đơn vị.............................................................................................................................. 16 2.2. Báo cáo kiểm toán.................................................................................................... 17 Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Bài tiểu luận kiểm toán phầần 1 GVHD: Đỗỗ Thị Hạnh 2.2.1. Khái niệm báo cáo kiểm toán.....................................................................17 2.2.2. Các yêếu tỗế cơ bản của báo cáo kiểm toán.............................................17 2.2.3. Các loại báo cáo kiểm toán..........................................................................20 2.2.3.1 Ý kiêến chầếp nhận toàn phầần..................................................................20 2.2.3.2. Ý kiêến chầếp nhận từng phầần................................................................21 2.2.3.3. Ý kiêến từ chỗếi( hoặc khỗng thể đưa ra ý kiêến) .............................23 2.2.3.4. Ý kiêến khỗng chầếp nhận (hoặc ý kiêến trái ng ược) .....................23 2.3. Hoàn chỉnh hỗầ sơ kiểm toán................................................................................24 2.3.1. Khái niệm hỗầ sơ kiểm toán..........................................................................24 2.3.2.. Phần loại hỗầ sơ kiểm toán được chia làm hai lo ại: ..........................25 2.3.2.1. Hỗầ sơ kiểm toán nằm...............................................................................25 2.3.2.2. Hỗầ sơ kiểm toán chung...........................................................................27 2.3.2.3. Yêu cầầu hỗầ sơ kiểm toán.........................................................................28 2.3.2.4. Tính bí mật, an toàn, lưu trữ và sở h ữu hỗầ s ơ ki ểm toán .......29 KẾẾT LUẬN.............................................................................................................................. 30 Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Bài tiểu luận kiểm toán phầần 1 GVHD: Đỗỗ Thị Hạnh LỜI NÓI ĐẦU Trong điều kiện nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế đang phát triển, sự ra đời của các doanh nghiệp trẻ và đầy triển vọng khiến cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. các doanh nghiệp cần mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư mới máy móc,.. do vậy cần phải huy động vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài. Các nhà đầu tư cần có những tài liệu tin cậy để có sự đầu tư đúng đắn, ngoài ra, các cơ quan Nhà nước cần thông tin trung thực để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, khách hàng, nhà cung cấp cần hiểu rõ thực chất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp để cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, kiểm toán ra đời với chức năng xác minh và tư vấn không chỉ giúp cho sự quản lý vĩ mô của Nhà nướ mà còn có ý nghĩa ch bản thân doanh nghiệp và các đố tượng quan tâm. Nếu như báo cáo tài chính cung cấ cho người đọc thực trạng tài chính của doanh nghiệp thì Báo cáo kiểm toán sẽ gây dựng lòng tin cho người sử dụng đối với báo cáo tài chính đó. Nhận thức được tầm quan trọng của giai đoạn kiểm toán này, nhóm 9 lựa chọn đề tài “Giai đoạn hoàn thành kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính” cho bài tiểu luận của nhóm. Trong qua trình làm bài, nhóm còn nhiều thiếu sót, vì vậy, kính mong cô giáo và các bạn cùng góp ý để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn! Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 1 Bài tiểu luận kiểm toán phầần 1 GVHD: Đỗỗ Thị Hạnh NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái quát kiểm toán Kiểm toán là quá trình các kiểm toán viên độc lập và đủ năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin cần được kiểm tra nhằm xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập. Phân loại kiểm toán: Theo chủ thể kiểm toán, kiểm toán được chia thành kiểm toán nội bộ, kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập. + Kiểm toán nội bộ là loại hình kiểm toán do kiểm toán viên nội bộ của đơn vị tiến hành. Kiểm toán nội bộ thường trực thuộc và báo cáo trực tiếp cho cấp cao nhất trong đơn vị. + Kiểm toán nhà nước là loại hình kiểm toán do các kiểm toán viên của cơ quan kiểm toán Nhà nước thực hiện, thường tiến hành các cuộc kiểm toán tuân thủ kết hợp với kểm toán báo cáo tài chính, xem xét việc chấp hành các chính sách, luật lệ và chế độ của Nhà nước tại các đơn vị có sử dụng vốn và kinh phí của Nhà nước. + Kiểm toán độc lập là laoij hình kiểm toán do các kiểm toán viên độc lập thuộc các tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp tiến hành, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính, ngoài ra còn phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Theo đối tượng kiểm toán, kiểm toán được chia thành kiểm toán tuân thủ, kiểm toán BCTC, kiểm toán hoạt động. + Kiểm toán tuân thủ là loại kiểm toán xem xét bên được kiểm toán có tuân thủ các thủ tục, các nguyên tắc, các quy chế mà các cư quan có thẩm quyền cấp trên hoặc các cơ quan chức năng của Nhà nước đã đề ra hay không, kiểm toán tuân thủ còn được gọi là kiểm toán quy tắc. Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 2 Bài tiểu luận kiểm toán phầần 1 GVHD: Đỗỗ Thị Hạnh + Kiểm toán Báo cáo tài chính là việc kiểm tra và xác nhận tính trung thực và tính hợp lý của báo cáo tài chính cũng như xem xét báo ca tài chính có phù hợp với các nguyên tắc , chuẩn mực kế toán và các yêu cầu của pháp luật hay không. + Kiểm toán hoạt động là kiểm toán để xem xét và đánh giá tính kinh tế, tính hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của một đơn vị. 1.2. Quy trình kiểm toán BCTC Quy trình kiểm toán BCTC bao gồm 3 giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán Thực hiện kiểm toán Hoàn thành kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán Kế hoạch kiểm toán gồm ba bộ phận: Kế hoạch chiến lược: Là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháptiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hìnhhoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể: Là việc cụ thể hoá kế hoạch chiến lược và phươngpháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểmtoán. Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là để có thể thực hiện công việc kiểm toán một cách có hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến. Chương trình kiểm toán: Là toàn bộ những chỉ dẫn cho KTV và trợ lý kiểm toántham gia vào công việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tra tình hình Thực hiện kiểm toán Thực hiện kiểm toán thực chất là quá trình KTV đến đơn vị được kiểm toán để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp nhằm chứng minh cho ý kiến nhận xét của kiểm toán viên. Giai đoạn này chủ yếu bao gồm việc tìm hiểu,đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và thực hiện các thủ tục kiểm soát và các thử nghiệmcơ bản đối với từng chu trình nghiệp vụ hoặc từng khoản mục trên BCTC. Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 3 Bài tiểu luận kiểm toán phầần 1 GVHD: Đỗỗ Thị Hạnh Hoàn thành kiểm toán Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể giai đoạn này ở phần II Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 4 Bài tiểu luận kiểm toán phầần 1 GVHD: Đỗỗ Thị Hạnh CHƯƠNG 2: HOÀN THÀNH KIỂM TOÁN 2.1. Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán Sau khi hoàn thành các thủ tục trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành đưa ra các kết luận kiểm toán và lập Báo cáo kiểm toán. Trước khi lập báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên cần tổng hợp các kết quả thu thập được và thực hiện một số thử nghiệm bổ sung có tính chất tổng quát. Đây chình là công việc chuẩn bị hoàn thành kiểm toán. Bao gồm: xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến, xem xét các sự kiện xáy ra sau ngày khóa sổ, xem xét tính liên tục của hoạt động kinh doanh, yêu cầu giải trình của giám đốc, tổng hợp kết quả kiểm toán. 2.1.1. Xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến 2.1.1.1. Khái niệm Trong thực tế, có những sự kiện phát sinh trong năm có thể dẫn đến một khoản công nợ hay thiệt hại mà cho đến thời điểm khóa sổ vẫn chưa thể xác định liệu có thể chắc chắn xảy ra hay không và số tiền cụ thể là bao nhiêu. VD: Một khách hàng kiện đơn vị trong năm, đòi hỏi đơn vị phải bồi thường một khoản tiền lớn. Đến cuối năm sự kiện vẫn chưa kết thúc nên chưa thể kết luận chắc chắn rằng đơn vị có phải bồi thường hay không và bồi thường bao nhiêu. Nợ ngoài dự kiến là một khoản nợ tiềm ẩn trong tương lai đối với một thành phần ở bên ngoài về một số tiền chưa biết sinh ra từ các hoạt động đã xảy ra. Có 3 điều kiện cần để một khoản nợ ngoài dự kiến tồn tại:  Có một khoản thanh toán tiềm ẩn trong tương lai đố với một thành phần bên ngoài và là kết quả của một điều kiện hiện có.  Có sự không chắc chắn về số tiền của khoản thanh toán trong tương lai.  Kết quả sẽ được giải quyết bởi một sự kiện hay một vài sự kiện trong tương lai. Sự công khai đúng các khoản công nợ ngoài dự kiến trọng yếu trên các báo cáo tài chính thể hiện trên gi chú báo cáo tài chính. Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 5 Bài tiểu luận kiểm toán phầần 1 GVHD: Đỗỗ Thị Hạnh Các loại công nợ ngoài dự kiến thường có: - Các vụ kiện chưa xét xử hoặc đang đe dọa về trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp,... - Các sự tranh chấp về thuế với cơ quan thuế. - Các bảo lãnh công nợ của người khác v.v... - Các cam kết thường có mối quan hệ gần gũi với công nợ ngoài dự kiến. 2.1.1.2. Các thủ tục tiến hành Các thủ tục tiến hành xác định các khoản công nợ ngoài dự kiến không được xác định rõ ràng như các thủ tục kiểm toán khác. Sau đây là một số thủ tục thường được sử dụng để tìm các khoản nợ ngoài dự kiến: - Trao đổi với nhà quản lý đơn vị về khả năng có thể có các khoản công nợ ngoài dự kiến chưa được khai báo. kiểm toán viên cần trình bày rõ cho người quản lý biết về các khoản nợ ngoài dự kiến nào cần phải khai báo trên báo cáo tài chính. kiểm toán viên sẽ yêu cầu nhà quản lý đơn vị cung cấp một thư giải trình xác định đã khai báo các khoản công nợ ngoài dự kiến có thể tồn tại. - Gửi thư yêu cầu luật sư, hay tư vấn pháp lý của đơn vị cung cấp thư xác nhận, trong đó: + Mô tả nội dung các vụ kiện hoặc bất đồng về thuế + Đánh giá hậu quả + Đánh giá khả năng thiệt hại - Xem xét các biên bản họp Hội đồng quản trị để biết được các hợp đồng, các vụ kiện quan trọng... - Sau cùng kiểm toán viên cần đánh giá tầm quan trọng của các khoản công nợ ngoài dự kiến và nội dung càn thiết trên báo cáo tài chính. nếu khả năng xảy ra của các công nợ này đã rõ và số tiền thiệt hại có thể ước tính được, nó cần được ghi nhận vào sổ kế toán như một khoản công nợ thực sự. Nếu khả năng xảy ra của các khoản công nợ này là hiếm, hoặc khoản công nự không trọng yếu thì việc khai báo trên BCTC là không cần thiết. 2.1.2. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo kiểm toán Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 6 Bài tiểu luận kiểm toán phầần 1 GVHD: Đỗỗ Thị Hạnh Theo VSA 560 – các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính : Là những sự kiện có ảnh hưởng đén báo cáo tài chính đã phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính đến ngày ký báo cáo kiểm toán ; và những sự kiện được phát hiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán … Có 2 loại sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính: Những sự kiện cung cấp thêm bằng chứng về các sự việc đã tồn tại vào ngày khóa sổ kê toán lập báo cáo tài chính : đây được xem là những sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ cần điều chỉnh báo cáo tài chính. Ví dụ:  Kết luận của tòa án về vụ kiện đang xét xử được công bố sau ngày kết thúc niên độ , xác nhận doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thanh toán một khoản bồi thường có giá trị lớn. Nếu doanh nghiệp chưa lập khoản dự phòng cphair trả cho khoản nợ này , kiểm toán viên cần yêu cầu doanh nghiệp lập dự phòng. Nếu doanh nghiệp đã lập dự phòng , có thể phải điều chỉnh mức lập dự phòng theo thông tin mới nhận được.  Một khách hàng quan trọng của doanh nghiệp bị phá sản sau ngày kết thúc niên độ đã cung cấp bằng chứng về khả năng không thu hồi được của khoản phải thu đối với khách hàng.  Hàng tồn kho được bán au ngày kết thúc niên độ vơi giá trị thấp hơn gias trị ghi sổ cung cấp bằng chứng về giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho tại ngày kết thúc niên độ , đòi hỏi phải điều chỉnh mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho .  Việc xác nhận sau ngày kết thúc niên độ về giá gốc của tài sản đã mua hoặc số tiền thu được từ việc bán tài sản trong năm , đòi hỏi phải điều chỉnh giá gốc của tài sản hoặc số tiền thu được.  Việc phát hiện những gian lận và sai sót trong niên độ đòi hỏi phải điều chỉnh số liệu trên báo cáo tài chính. Những sự kiện cung cấp dấu hiệu về các sự việc đã phát sinh tiếp sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính: đây là những sự kiện xảy ra sau Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 7 Bài tiểu luận kiểm toán phầần 1 GVHD: Đỗỗ Thị Hạnh ngày kết thúc niên độ không cần điều chỉnh báo cáo tài chính. Tuy nhiên nếu các sự kiện này là trọng yếu , doanh nghiệp phải trình bày trên thuyết minh báo cáo tài chính về nội dung và số liệu của sự kiện, ước tính ảnh hưởng này , theo yêu cầu của VSA 23, đoạn 19. Ví dụ: Sau ngày kết thúc niên độ , một trận hỏa hoạn đã xảy ra và thiêu hủy toàn bộ hàng tồn kho của doanh nghiệp , tổng giá trị thiệt hại là 5 tỷ đồng. Trong trường hợp này , không thể điều chỉnh số liệu trên báo cáo tài chính , vì vào ngày kết thúc niên độ , hàng tồn kho của doanh nghiệp vẫn tồn tại và có chất lượng tốt. Tuy nhiên , giá trị thiệt hại của hàng tồn kho cần được khai báo trên thuyết minh báo cáo tài chính , vì nếu không khai báo , người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính có thể ngộ nhận về thực trạng tài chính của doanh nghiệp . Các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ không cần điều chỉnh nhưng cần trình bày trên Thuyết minh báo cáo tài chính theo quy định của VSA bao gồm: - Việc hợp nhất kinh doanh theo quy định của chuẩn mực kế toán “ Hợp nhất kinh doanh” hoặc việc thanh lý công ty con của tâp đoàn. - Việc công bố kế hoạch ngừng hoạt động , việc thanh lý tài sản hoặc thanh toán các khoản nợ liên quan đến ngừng hoạt động ; hoặc việc tham gia vào một hợp đồng ràng buộc để bán tài sản hoặc thanh toán các khoản nợ. - Mua sắm hoặc thanh lý tài ản có giá trị lớn - Nhà xưởng sản xuất bị phá hủy vì hỏa hoạn, bão lụt - Thực hiện tái cơ cấu chủ yếu - Các giao dịch chủ yếu và tiềm năng của cổ phiếu thường - Thay đổi thất thường quan trọng về giá bán của tài sản hoặc tỷ giá hối đoái. - Thay đổi về thuế có ảnh hưởng quan trọng đến tài sản , nợ thuế hiện hành hoặc thuế hoãn lại - Tham gia những cam kết , thỏa thuận quan trọng hoặc những khoản nợ tiềm tàng - Xuất hiện những vụ kiện lớn Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 8 Bài tiểu luận kiểm toán phầần 1 GVHD: Đỗỗ Thị Hạnh Để xác nhận môt sự kiện xảy ra vào ngày kết thúc niên độ có phải điều chỉnh báo cáo tài chính hay không. Kiểm toán viên cần xem xét thời điểm hình thành điều kiện của sự kiện là trước hay sau ngày kết thúc niên độ . Nếu thời điểm hình thành là trước ngày kết thúc niên độ , sự kiện đó có ảnh hưởng trực tiếp đến báo cáo tài chính , và cần điều chỉnh số liệu của các khoản mục liên quan. Nếu thời điểm hình thành là sau ngày kết thúc niên độ , doanh nghiệp không cần điều chỉnh số liệu trên báo cáo tài chính mà chỉ cần khai báo trên Thuyết minh báo cáo tài chính. Ví dụ : Sau ngày kết thúc niên độ , một khách hàng quan trọng của doanh nghiệp bị phá ản , làm cho khoản phải thu đối với khách hàng trở nên không thể đòi được . Nếu nguyên nhân phá sản của khách hàng là do tình hình tài chính khó khăn từ trước đó thì sự kiện khách hàng phá sản đã cung cấp bằng chứng rằng hoản phải thu đó không thể đòi được vào ngày kết thúc niên độ , do đó kiểm toán vien yêu cầu doanh nghiệp tăng mức dự phòng khoản phải thu khó đòi. Ngược lại , nếu sự phá sản của khách hàng là do nguyên nhân bất ngờ như bị thiên tai, hỏa hoạn sau ngày kết thúc niên độ , trong trường hợp này, không thể điều chỉnh số liệu trên báo cáo tài chính, vì đến ngày kết thúc niên độ , khách hàng vẫn có khả năng thanh toán khoản nợ phải thu . Thay vào đó , kiểm toán viên sẽ yêu cầu doanh nghiệp khai báo thông tin này trên Thuyết minh báo cáo tài chính. Kiểm toán viên cần áp dụng các thủ tục kiểm toán thích hợp để phát hiện ra các sự kiện đã xảy ra sau ngày kết thúc niên độ. Các thủ tục này bao gồm 2 loại: Kiểm tra số dư cuối năm của các tài khoản: đây là thử nghiệm cơ bản được sử dụng để đánh giá mức độ trung thực , hợp lý của các khoản mục trên báo cáo tài chính , thường là các thủ tục kiểm tra xoay quanh thời điểm khóa sổ. Chẳng hạn , để dánh giá tính có thật cũng như khả năng thu hồi của các khoản nợ phải thu , kiểm toán viên thường xem xét các khoản nợ phải thu được thu hồi sau ngày kết thúc niên độ như thế nào. Thủ tục này ngoài cung Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 9 Bài tiểu luận kiểm toán phầần 1 GVHD: Đỗỗ Thị Hạnh cấp bằng chứng về độ trung thực ,hợp lý của các khoản phải thu còn giúp cho kiểm toán viên phát hiện nhiều sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ. Loại thứ 2 là các thủ tục được sử dụng để phát hiện các sự việc xảy ra sau ngày kết thúc niên độ thường được thực hiện gần ngày ký báo cáo kiểm toán. Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính liên quan đến trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán gồm 3 giai đoạn: 2.1.3. Các sự kiện phát sinh đến ngày ký báo cáo kiểm toán. Sau khi hoàn thành việc thực hiện kiểm toán , kiểm toán viên phải tiếp tục xây dựng và thực hiện các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp để xác định tất cả các sự kiện đã phát sinh đến ngày ký báo cáo kiểm toán xét thấy có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính , và phải yêu cầu đơn vị điều chỉnh hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính . Các thủ tục này được bổ sung cho các thủ tục thông thường được ấp dụng cho các sự kiện đặc biệt xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính nhằm thu thập thêm bằng chứng kiểm toán về số dư của các tài khoản vào thời điểm lập baos cáo tài chính . Tuy nhiên , kiểm toán viên không bắt buộc phải xem xet tất cả các vấn đề mà những thủ tục kiểm toán trong năm đã đưa ra kết luận thỏa đáng như kiểm tra nghiệp vụ bán hàng tồn kho và thanh toán công nợ sau ngày khóa sô kế toán và cung cấp bằng chứng về giá trị hàng tồn kho trong báo cáo tài chính . Trong giai đoạn này kiểm toán viên cần chú ý hai sự kiện: - Sự kiện ánh hưởng trực tiếp đến báo cáo tài chính và buộc phải điều chỉnh báo cáo tài chính : đó là những sự kiện đã xảy ra trước ngày kết thúc niên độ và chúng cá ảnh hưởng đến các khoản mục đanh giá có liên quan đến báo cáo tài chính như: Một khách hàng bị phá sản (đặc biệt là có số nợ lớn) sau ngày kết thúc niên độ( dô đã suy yếu trước đây nhưng không biết) vì vậy phỉ ập dự phòng ; hoặc vụ kiên xảy ra sau ngày kết thúc niên độ cho thấy số Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 10 Bài tiểu luận kiểm toán phầần 1 GVHD: Đỗỗ Thị Hạnh tiền bị bồi thường là trọng yếu( do vụ tranh chấp này là kết quả kinh doanh của năm tài chính vừa kết thúc) ……. - Sự kiện không gây ảnh hưởng trực tiếp đến báo cáo tài chính nhưng phải trình bày trên Thuyết minh báo cáo tài chính: đó là những sự kiện thực sự xảy ra sau ngày kết thúc niên độ nhưng ảnh hưởng đến niên độ kế toán tiêp theo như một vụ hỏa hoạn thiêu rụi phần lơn tài sản ; hoặc phát hành trái phiếu, cổ phiếu ( vào ngày khóa sổ công ty chưa phát sinh nghiệp vụ này) ; hoặc hàng tồn kho bị giảm giá vì Nhà nước cấm kinh doanh….. Khi nhận thấy các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính thì kiểm toán viên phải xác định xem các sự kiện này có được tính toán đúng đắn và trinh bày thích hợp trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán hay không. 2.1.4. Các sự kiệm phát hiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán nhưng trước ngày công bố báo cáo tài chính. Kiểm toán viên không bắt buộc phải áp dụng các thủ tục hoặc phải xem xét những vấn đề có liên quan đến báo cáo tài chính sau ngày ký báo cáo kiểm toán .Tuy nhiên giám đốc của đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm thông báo cho kiểm toán viên hoặc công ty kiểm toán biết , hoặc kiểm toán viên tự tìm hiểu về các sự kiện đã xảy ra trong thời gian từ ngày ký báo cáo kiểm toán đến ngày công bố báo cáo tài chính có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính đã được kiểm toán . Trường hợp kiểm toán viên biết được có sự kiện có khả năng ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính phát sinh sau ngày ký báo cáo kiểm toán nhưng trước ngày công bố báo cáo tài chinhskieemr toán viên phải cân nhắc xem có nên sữa lại báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán hay không và phải thảo luận vấn đề này với giám đốc của đơn vị được kiểm toán để có những biện pháp phù hợp trong từng trường hợp cụ thể. Nếu Giám đốc đơn vị đồng ý sữa đổi, kiểm toán viên sẽ phát hành lại báo cáo kiểm toán đã được sữa đổi. Trường hợp kiểm toán viên yêu cầu nhưng Giám đốc đơn vị được kiểm toán không chấp nhận sũa đổi báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán chưa Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 11 Bài tiểu luận kiểm toán phầần 1 GVHD: Đỗỗ Thị Hạnh được gửi đến đơn vị được kiểm toán thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán sẽ lập lại báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến không chấp nhận. Trường hợp báo cáo kiểm toán đã được gửi đén đơn vị được kiểm toán sau đó mới phát hiện có sự ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính , kiểm toán viên phải yêu càu người đứng đầu đơn vị được kiểm toán không công bố báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán cho bên thứ ba. Nếu đơn vị vẫn quyết định công bố báo cáo này , thì kiểm toán viên phải áp dụng những biện pháp thích hợp để ngăn chặn bên thứ ba sử dụng báo cáo kiểm toán của mình. Các biện pháp ngăn chặn được thực hiện tùy thuộc vào quyền hạn và nghĩa vụ pháp lý của kiểm toán viên cũng như những khuyến nghị của luật sư của kiểm toán viên. 2.1.5. Các sự kiện được công bố sau ngày công bố báo cáo tài chính Sau ngày công bố báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán , kiểm toán viên không bắt buộc phải xem xét , kiểm tra bất cứ số liệu hay sự kiện nào có liên quan đến báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Nếu cần thiết, kiểm toán thông báo đén các bên nhận báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán một báo cáo kiểm toán mới căn cứ trên báo cáo tài chính đã được sửa đổi. Trong báo cáo kiểm toán mới phải có đoạn giải thích nguyên nhân phải sửa đổi báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán đã được công bố. Trường hợp Giám đốc đơn vị được kiểm toán không thông báo những vấn đề có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tì chính cho các bên đã nhận được báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán đã công bố trước đó , và cũng không sửa đổi báo cáo tài chính theo yêu cầu của kiểm toán viên thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thông báo cho Giám đóc đơn vị được kiểm toán biết về những biện pháp mà kiểm toán viên sẽ áp dụng để ngăn chặn việc các bên thứ ba sử dụng báo cáo kiểm toán. Các biện pháp ngăn chặn được thực hiện tùy thuộc vào thẩm quyền và nghĩa vụ pháp lý của kiểm toán viên cũng như khuyến nghị của luật sư của kiểm toán viên. Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 12 Bài tiểu luận kiểm toán phầần 1 GVHD: Đỗỗ Thị Hạnh 2.1.6. Xem xét tính liên tục của hoạt động kinh doanh Khi lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện các thủ tục kiểm toán cũng như đánh giá và thông báo kết luận của mình, KTV luôn phải đánh giá xem giả thiết “liên tục hoạt động kinh doanh” làm cơ sở trong việc lập báo cáo tài chính có thiết thực hay không. Nếu có nghi vấn về giả thiết “liên tục trong kinh doanh”, KTV phải thu thập các yếu tố chứng thực đầy đủ và thích hợp để đảm bảo một cách thỏa đáng khả năng tiếp tục các hoạt động kinh doanh trong một tương lai có thể dự đoán được của một đơn vị. Tùy theo tính trọng yếu của vấn đề, KTV có trách nhiệm đánh giá và phát hành loại BC kiểm toán thích hợp tùy theo từng trường hợp cụ thể: - Khi giả thiết này vẫn được tôn trọng thì kiểm toán viên sẽ lập báo cáo chấp nhận toàn bộ - Khi giả thiết này có khả năng bị vi phạm, nhưng lại có yếu tố để giảm nhẹ, tùy theo mức độ KTV sẽ cần những giải trình cần thiết. - Khi giả thiết này bị vi phạm thì KTV sẽ xem doanh nghiệp có công bố trong BCTC hay không, khi cần thiết thì KTV sẽ phải nêu rõ là giả thiết hoạt động liên tục mà doanh nghiệp đã sử dụng khi lập BCTC là không đúng đắn, sự công bố đó sẽ giúp KTV hạn chế trách nhiệm pháp lý của mình. 2.1.7. Yêu cầu giải trình của giám đốc Giải trình cuả ban giám đốc là những báo cáo mà ban giám đốc gửi cho KTV liên quan đến BCTC. Giải trình của ban giám đốc có thể dưới hình thức nói hoặc viết, chính thức hoặc không chính thức. Những giải trình đó không thay thế được cho thủ tục kiểm toán khác mà KTV cần thực hiện để đáp ứng các mục tiêu kiểm toán của mình. Các yếu tố cơ bản của một bản giải trình gồm: các thông tin phải giải trình, ngày tháng, họ tên và chữ ký của người lập hoặc xác nhận vào bản giải trình. Thông thường bản giải trình của ban giám đốc được ghi ngày, tháng cùng với ngày tháng ghi trên Báo cáo kiểm toán. một số trường hợp yêu cầu lập bản giải trình ngay trong quá trình kiểm toán hoặc sau ngày ghi trên Báo Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 13 Bài tiểu luận kiểm toán phầần 1 GVHD: Đỗỗ Thị Hạnh cáo tài chính nhưng phải trước ngày ghi tren Báo cáo kiểm toán. bản giải trình thường do Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị ký. Trong một số trường hợp, KTV được phép nhận bản giải trình ừ các thành viên khác được Giám đốc ủy quyền. Nếu ban giám đốc từ chối cung cấp giải trình mà KTV cho là cần thiết thì điều này sẽ làm hạn chế phạm vi kiểm toán và kiểm toán viên sẽ đưa ra báo cóa dạng chấp nhận từng phần hoặc không thể cho ý kiến. Trong những trường hợp này, KV phải đánh giá dộ tin cậy của các giải trình khác của bán giám đốc trong quá trình kiểm toán và cân nhắc xem việc từ chối này có thể có những ảnh hưởng khác đến Báo cáo kiểm toán không. 2.1.8. Tổng hợp kết quả kiểm toán Trước khi lập Báo cáo kiểm toán, KTV cần phải đánh giá tổng quát về kết quả thu thập được. Công việc này nhằm soát xét lại toàn bộ quá trình kiểm toán, kết quả thu được và cân nhắc các cơ sở để đưa ra ý kiến về BCTC. KTV cần tiến hành các thủ tục sau: 2.1.8.1. Thực hiện các thủ tục phân tích Thực hiện các thủ tục phân tích để đánh giá tính đồng bộ và xác thực của các thông tin tài chính thu thập được, nhất là số liệu kế toán của các khoản mục trên BCTC. Thủ tục này giúp KTV xác định được những bộ phận cần phải thu thập thêm bằng chứng kiểm toán để khẳng định thêm ý kiến của KTV. Đồng thời nó hạn chế những thiếu sót, tính phiến diện của các thủ tục kiểm toán áp dụng cho từng bộ phận riêng lẻ. 2.1.8.2. Đánh giá sự đầy đủ của bằng chứng kiểm toán Là công việc của KTV để đảm bảo rằng mọi khía cạnh quan trọng của cuộc kiểm toán đã được kiểm tra và đánh giá đầy đủ. KTV cần kiểm tra lại chương trình kiểm toán để xem mọi bộ phận của nó đã được hoàn tất đúng đắn và lập hồ sơ kiểm toán đầy đủ không. nếu KTV xét thấy các bằng chứng kiểm toán thu thập được không đủ kết luận rằng BCTC của doanh nghiệp là trung thực và hợp lý theo các Chuẩn mực kế toán, KTV sẽ tiến hành các thủ Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 14 Bài tiểu luận kiểm toán phầần 1 GVHD: Đỗỗ Thị Hạnh tục kiểm soát bổ sung hoặc đưa ra ý kiến chấp nhận có loại trừ hoặc từ chối cho ý kiến. 2.1.8.3. Đánh giá tổng hợp các sai sót phát hiện được KTV cần đánh giá mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC và phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC. KTV cần tổng hợp toàn bộ sai sót dự kiến của các khoản mục để xem xét chúng co vượt mức trọng yếu của BCTC hay không và kết hợp với ảnh hưởng của các sai sót chưa điều chỉnh. nếu sai sót tổng hợp này vượt mức trọng yếu hoặc xấp xỉ mức trọng yếu, KTV không đưa ra BC kiểm toán chấp nhận toàn bộ, KTV sẽ yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại các sai sót chưa được điều chỉnh, hoặc tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung hoặc đưa ra báo cáo không chấp nhận, hoặc chấp nhận có ngoại trừ báo cáo tài chính của đơn vị. 2.1.8.4. Soát xét hồ sơ kiểm toán Vào giai đoạn hoàn thành kiểm toán, việc kiểm tra để rà soát lại hồ sơ kiểm toán là một điều cần thiết để: Đánh giá công việc của rợ lý kiểm toán ( vì họ thường thiếu kinh nghiệm) Đảm bảo sự tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán Khắc phục nhưng sai lệch trong xét đoán của KTV một cách đúng đắn và toàn diện hơn. Thường là KTV chính kiểm tra hồ sơ kiểm toán của trợ lý kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán kiểm tra công việc của KTV chính và một số ddiemr chính rong hồ sơ của trợ lý kiểm toán, người sẽ ký trên BC kiểm toán sẽ phải kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ kiểm toán lần cuối. 2.1.8.5. Kiểm tra các khai báo trên Thuyết minh BCTC Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm tra việc khai báo trên Thuyết minh Báo cáo tài chính có đúng đắn và đầy đủ theo đúng chuẩn mực kế toán quy định hay không. việc kiểm tra bao gồm: Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan