Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hô ngữ tiếng việt (trong so sánh với tiếng hán hiện đại)...

Tài liệu Hô ngữ tiếng việt (trong so sánh với tiếng hán hiện đại)

.PDF
81
974
88

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ THANH THỦY HÔ NGỮ TIẾNG VIỆT (TRONG SO SÁNH VỚI TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH : LÝ LUẬN NGÔN NGỮ MÃ SỐ : 5.04.08 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRỊNH SÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2004 T 3 4 MỤC LỤC T 3 4 MỤC LỤC .................................................................................................................... 2 T 9 4 T 9 4 DẪN NHẬP .................................................................................................................. 3 T 9 4 T 9 4 1. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................3 T 9 4 T 9 4 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................................4 T 9 4 T 9 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................................10 T 9 4 T 9 4 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................11 T 9 4 T 9 4 5. Bố cục của đề tài ...........................................................................................................11 T 9 4 T 9 4 CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA HÔ NGỮ TRONG TIẾNG VIỆT ..................... 12 T 9 4 T 9 4 1.1. Vai trò và chức năng của hô ngữ trong giao tiếp ....................................................12 T 9 4 T 9 4 1.2. Phân loại hô ngữ ........................................................................................................15 T 9 4 T 9 4 1.2.1. Hô ngữ phi định danh ...........................................................................................15 T 9 4 T 9 4 1.2.2. Hô ngữ định danh..................................................................................................16 T 9 4 T 9 4 1.3. Kết cấu của hô ngữ ....................................................................................................16 T 9 4 T 9 4 1.3.1. Thành phần đối thể (Thành phần tiếp nhận): ........................................................16 T 9 4 T 9 4 1.3.2 Thành phần đi kèm thành phần định danh .............................................................32 T 9 4 T 9 4 1.4. Kết cấu của hô ngữ phi định danh ...........................................................................54 T 9 4 T 9 4 1.5. Các kết cấu hô gọi đồng hình với hô ngữ ................................................................55 T 9 4 T 9 4 1.6. Các kết cấu hô ngữ không có đối tượng trực tiếp đáp nhận phát ngôn ...............56 T 9 4 T 9 4 1.6.1. Hô ngữ trong các văn bản nghệ thuật: ..................................................................56 T 9 4 T 9 4 1.6.2. Hô ngữ trong độc thoại nội tâm: ...........................................................................57 T 9 4 T 9 4 1.6.3. Hô ngữ trong lời gọi loài vật: ...............................................................................58 T 9 4 T 9 4 1.7. Dấu hiệu nhận biết hô ngữ ........................................................................................58 T 9 4 T 9 4 1.7.1. Trong ngôn ngữ viết..............................................................................................58 T 9 4 T 9 4 1.7.2. Trong ngôn ngữ nói ..............................................................................................59 T 9 4 T 9 4 1.8. Quan hệ cá nhân và các quy tắc lịch sự trong hội thoại thể hiện qua hô ngữ. ....60 T 9 4 T 9 4 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA HÔ NGỮ TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI TRONG SO SÁNH VỚI HÔ NGỮ TIẾNG VIỆT ................................................. 63 T 9 4 T 9 4 2.1. Đặc điểm của hô ngữ trong tiếng Hán hiện đại ......................................................63 T 9 4 T 9 4 2.2. So sánh hô ngữ trong tiếng Việt và hô ngữ trong tiếng Hán hiện đại ..................73 T 9 4 T 9 4 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 77 T 9 4 T 9 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 79 T 9 4 T 9 4 DANH SÁCH NHỮNG TÁC PHẨM CHÍNH DÙNG ĐỂ TRÍCH DẪN VÍ DỤ 81 T 9 4 T 9 4 DẪN NHẬP 1. Mục đích nghiên cứu Những năm gần đây, theo khuynh hướng ngữ dụng, nhiều khía cạnh của ngôn ngữ T 3 4 trong lời nói được đề cập và nghiên cứu. Ngôn ngữ là một hoạt động của con người và cũng giống như những quy luật hoạt T 3 4 động xã hội khác, quy luật hoạt động ngôn ngữ được tìm thấy ở tầng sâu qua bề mặt của những lời nói hàng ngày. Và chính vì thế mà sự chuẩn mực của hệ thống ngôn ngữ được tìm thấy ngay trong ngôn ngữ hội thoại, nghĩa là trong khẩu ngữ, trong những lời nói nôm na hàng ngày. Mặt khác, chính khẩu ngữ thể hiện nếp sống văn hóa, thói quen và tập tục truyền thống của một dân tộc, một cộng đồng sử dụng ngôn ngữ. Đó là thứ ngôn ngữ đã được xã hội hóa cao độ. Nó không hẳn là thứ ngôn ngữ tĩnh tại mà những nhà nghiên cứu trước đây đã miêu tả. Vì thế, nhiều hiện tượng ngữ nghĩa và ngữ pháp cần được nhìn nhận lại dưới một góc độ mới. Đã có nhiều công trình nghiên cứu ngôn ngữ hội thoại, và những cố gắng khai thác về T 3 4 ngôn ngữ hội thoại lại tập trung ở phương diện cấu trúc, tổ chức và phương thức hội thoại, liên kết các phát ngôn như là một hành vi xã hội chứ không chú ý về tính đúng sai của các câu nhìn theo góc độ hệ thống. Bởi vì hội thoại là một loại văn bản riêng được chi phối bởi những quy tắc thực hiện đặc thù. Đó là một cuộc nói chuyện, trao đổi giữa những cá nhân, ít nhất là hai người, trong một xã hội. Nó có thể là những lời chào, hỏi-đáp, ra lệnh, yêu cầu, đề nghị... Trong cấu trúc khái quát của một cuộc thoại [Mở thoại-thân thoại-kết thoại], thì ở phần mở thoại, một yếu tố phổ biến, quan trọng, có tính biệt lập cao thường xuất hiện, đó là HÔ NGỮ. Từ trước đến nay, các công trình nghiên cứu ngôn ngữ học ít quan tâm đến vai trò của T 3 4 hô ngữ. Nếu có nói đến hô ngữ cũng chỉ được xem như một thành phần phụ trong câu. Nhưng dường như đã trở thành một thói quen ngôn ngữ, hàng ngày, hô ngữ vẫn được sử dụng khá nhiều trong giao tiếp. Đây chính là điều khiến chúng tôi phải đi tìm các ngôn bản nói để có dẫn chứng làm cơ sở cho những phân tích về hô ngữ. Và để có một cái nhìn mới hơn, tổng quan hơn về vai trò của hô ngữ, chúng tôi thực hiện đề tài này trên cơ sở nghiên cứu hô ngữ trên cứ liệu tiếng Việt, đối chiếu với một ngôn ngữ khác thuộc cùng hệ thống ngôn ngữ đơn lập: tiếng Hán hiện đại. 2. Lịch sử vấn đề Như đã nói ở trên, trong khuôn khổ ngữ pháp truyền thống, hô ngữ thường chỉ được T 3 4 miêu tả như là thành phần phụ của câu, chức năng cũng như đặc điểm sử dụng của nó trong hoạt động giao tiếp chưa được quan tâm đúng mức. Hô ngữ thường nằm trong hệ thống ngôn ngữ nói, hay trong những ngôn bản được thể hiện dưới hình thức văn bản viết. Nhiều nhà ngôn ngữ học cho rằng ngôn ngữ nói không có tổ chức và không có tính ổn định, trong khi chỉ có ngôn ngữ viết mới chỉ ra được sự phong phú về cấu trúc và độ tinh khiết về mẫu thức. Chính vì thế mà vai trò của hô ngữ trong câu theo cách nhìn của ngữ pháp truyền thống hết sức mờ nhạt. NGUYỄN KIM THẢN trong Nghiên cứu ngữ pháp Tiếng Việt (1997: 576 -577) T 4 T3 4 T3 4 T3 4 xem hô ngữ là "cảm hoán ngư", tức là những từ, từ tố có tác dụng bày tỏ thêm tình cảm của người nói hay dùng để gọi đáp. Ông chia "cảm hoán ngư" thành 2 tiểu loại: - Tiểu loại thứ nhất: thường do thán từ hay những từ có tác dụng bày tỏ tình cảm đảm T 3 4 U U nhiệm. Ví dụ: T 3 4 ♦ À, thằng này giỏi thế kia à ? T 4 5 T2 4 ♦ Chết thật, tôi không nhận ra. T 5 T2 5 - Tiểu loại thứ hai: có thể chia ra làm 2 loại: lời gọi và lời đáp. T 3 4 U U + Lời gọi: danh từ hoặc danh từ kết hợp với "ơi, nhỉ này, ơi…ơi, nào, kia" đảm nhiệm. Ví T 3 4 dụ: ♦ Đói lắm rồi đồng chí Tằng ơi! T 5 ♦ Này bác, bác còn tiền không? T 5 T2 5 Lời gọi có thể đặt ở đầu câu hay cuối câu T 3 4 Ví dụ: T 3 4 ♦ Dậy xơi cơm, anh! T 5 2 T2 5 ♦ Anh em nó ở nhà với nhau, chứ có ai đâu, các bác! T 5 2 T2 5 ♦ Vân chết rồi, chị ạ! T 5 2 T2 5 + Lời đáp : thường được biểu thị bằng "vâng, dạ, ừ, ơi" Trong trường hợp thưa gửi kính cẩn, T 3 4 hình thức thường dùng là [thưa/bẩm + danh từ nhân xưng]. Hình thức này thường đặt ở đầu câu. Hiện tượng đặt cuối câu rất hiếm. Ví dụ: 3 T4 5 2 3 T4 5 2 ♦ Ừ, con buôn, thật đúng con buôn! T 5 2 T2 5 ♦ Bẩm quan, đê vỡ rồi ạ! T 5 T2 5 ♦ Kìa! Tiền nong gì, thưa ông? T 5 T2 5 T2 5 Những vị từ "được, phải" có khuynh hướng thán từ hóa và rất thường dùng để đáp lời. T 3 4 ♦ Ví dụ: Phải, không dám, bác chơi. T 3 4 3 T4 5 T2 5 HOÀNG TRỌNG PHIẾN trong Ngữ pháp Tiếng Việt (1980:152-154) xem hô ngữ T 4 T3 4 T3 4 T3 4 là một trong những thành phần độc lập trong kết cấu của câu. Thành phần này không có liên quan gì đến kết cấu của các thành phần chính, thứ trong câu. Nó có đặc điểm như: ■ Vị trí di động, linh hoạt trong câu. T 3 4 ■ Sự có mặt hay vắng mặt của thành phần này không ảnh hưởng gì đến cấu trúc câu. T 3 4 Song sự hiện diện của nó mang thêm tình thái cho câu. Tình thái đó có thể là gọi, than... ■ Thành phần này đa dạng và có nhiều ý nghĩa khác nhau tùy theo văn cảnh mà nó T 3 4 tham gia, tùy thuộc vào ý định và khẩu khí của người viết, người nói. Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt của Ủy ban khoa học xã hội (1983), hô ngữ được T 3 4 T3 4 T3 4 xem là thành phần ngoài nòng cốt câu với tên gọi là "Thành phần than gọi". Thành phần này nêu lên một lời than, lời gọi, lời nguyền... Nó thường do một cảm từ T 3 4 hay một ngữ có tác dụng như cảm từ đảm nhiệm. Ví dụ: ♦ Chao, đường còn xa lắm! T 5 T2 5 ♦ Anh ơi, chờ em với! T 5 T2 5 So với các thành phần ngoài nòng cốt khác, thì thành phần than gọi có tính chất độc T 3 4 lập hơn cả trong quan hệ với nòng cốt. Bằng ngữ điệu, ranh giới giữa nó và nòng cốt được chỉ ra khá rõ. Vị trí của thành phần này thường là ở trước nòng cốt. Ở vị trí đó, tính chất độc lập của T 3 4 nó càng có thể được nhấn mạnh. Ví dụ: T 3 4 ♦ Trời! Đám mạ bị giẫm nát hết! T 5 T2 5 Vị trí của thành phần than gọi cũng có khi được chuyển xuống cuối câu. T 3 4 Ví dụ: T 3 4 ♦ Chuẩn bị lên đường, anh em ơi! T 5 2 T2 5 Cũng có trường hợp nó được xen vào giữa nòng cốt. Ví dụ: T 3 4 ♦ Đám cà chua của tôi, quỷ sứ, hỏng mất rồi! T 5 2 DIỆP QUANG BAN trong Ngữ pháp tiếng Việt Tập 2 (2001) cũng xem hô ngữ là T 4 T3 4 T3 4 T3 4 thành phần phụ của câu với tên gọi "Phụ ngữ câu nêu lời gọi đáp". Ông cho rằng đây là phần phụ trực tiếp hoặc gián tiếp nói lên mối quan hệ giữa người nói với người nghe và giữ vai trò một thứ thành phần phụ của câu khi đi với nòng cốt câu. Trong việc sử dụng ngôn ngữ, đây là những lời gọi, lời đáp trong khi khuyên nhủ, kêu gọi. Ví dụ: ♦ Anh Long, cho tôi gặp anh một tí. T 5 T2 5 ♦ Nuôi đi em, cho đến lớn đến già T 5 2 T2 5 T2 5 Mầm hận ấy trong lòng xương ống máu T 5 2 (Tố Hữu) T 3 4 Phụ ngữ câu nêu lời gọi đáp hễ tách riêng ra thì có cấu tạo của câu đặc biệt hoặc câu T 3 4 dưới bậc. Tuy nhiên, về chức năng trong giao tiếp thì đó vẫn là những lời gọi đáp và vẫn thuộc về những cái gọi là "nghi thức lời nói" với tư cách thành phần phụ của câu, tính phụ ngữ này nhìn chung có tính biệt lập cao. ĐỖ THỊ KIM LIÊN trong Ngữ pháp tiếng Việt (2002: 114-115) lại dùng thuật ngữ T 4 T3 4 T3 4 T3 4 "Tình thái ngữ" để chỉ những thành phần phụ trong câu, trong đó có hô ngữ. Tác giả định nghĩa: "Tình thái ngữ là thành phần phụ của câu, thường nêu lên thái độ, tình cảm của người nói về hiện thực được thể hiện trong câu nói hoặc để gọi đáp". Tác giả chia tình thái ngữ thành 3 bộ phận: ■ Tình thái ngữ thể hiện thái độ, tình cảm của người nói: T 3 4 Ví dụ: T 3 4 ♦ Than ôi! Sắc nước hương trời! T 5 T2 5 ♦ Chao ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ! T 5 T2 5 T2 5 T2 5 T2 5 Một cánh chim thu lạc cuối ngàn. T 5 2 (Chế Lan Viên) T 3 4 ♦ Ôi! Băng! Anh thực mạnh biết bao! T 5 T2 5 (Tiếng Việt 2) T 3 4 ♦ Trời! Ước gì mình biến thành chim. T 5 T2 5 (Tứ quái, "Kẻ trốn tù") T 3 4 ■ Tình thái ngữ thể hiện sự đánh giá của người nói: T 3 4 Ví dụ: T 3 4 ♦ Gớm! Phở ăn như đấm rẳng vào họng. T 5 T2 5 (Kim Lân) T 3 4 → Thể hiện sự than phiền, chê trách. T 3 4 ♦ Khổ quá! Tao đâu đụng chạm gì đến cái việc ấy đâu! T 5 T2 5 → Thể hiện sự phàn nàn. T 3 4 ♦ Gì thì gì, cũng phải nghĩ đến cái chỗ cái công người ta. T 5 T2 5 → Khẳng định T 3 4 ♦ Ô hay, cái chị này, việc gì đến tôi chỗ ấy T 5 T2 5 → Thể hiện sự ngạc nhiên. T 3 4 ♦ Hoài của! Khóa trước cụ Nghị Lại ra, còn có thể thống hơn thế này nhiều. T 5 T2 5 (Vũ Trọng Phụng) T 3 4 → Thể hiện thái độ tiếc rẻ. T 3 4 ♦ Đã bảo mà, anh cứ còn "pháp với luật" mãi. T 5 T2 5 → Thể hiện sự khẳng định. T 3 4 ■ Tình thái ngữ thể hiện sự gọi đáp T 3 4 Ví dụ: T 3 4 ♦ Em ơi! Ba Lan mùa tuyết tan. T 5 T2 5 (Tố Hữu) T 3 4 ♦ Thưa ông! Tiền đây ạ! T 5 T2 5 ♦ Ối trời đất ơi! Ối cha mẹ ơi! Thân tôi sao mà nhục nhã thế này. T 5 T2 5 (Ngô Tất Tố) T 3 4 ♦ Mẹ ơi! Lau nước mắt T 5 T2 5 Làng ta chạy giặc rồi T 5 2 (Tố Hữu) T 3 4 ♦ Em ơi! hãy ngủ... anh hầu quạt đây. T 5 T2 5 Lòng anh mở với quạt này, T 5 2 (Huy Cận) T 3 4 ♦ Này bác, bác còn tiền không ? T 5 T2 5 (Nguyễn Công Hoan) T 3 4 Như vậy, theo Đỗ Thị Kim Liên, hô ngữ được xem là tiểu loại trong tình thái ngữ, đó T 3 4 là tình thái ngữ thể hiện sự gọi đáp, cũng chính là thành phần phụ trong câu. Sách Ngữ Văn lớp 7 (tập 2) (2003) lại xem những cấu trúc theo kiểu hô ngữ là những T 3 4 T3 4 T3 4 câu đặc biệt (tức là những câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ-vị ngữ) dùng để gọi đáp hay thể hiện cảm xúc. Ví dụ: T 3 4 ♦ An gào lên: T 5 - Sơn! Em Sơn! Sơn ơi! T 5 - Chị An ơi! T 5 Sơn đã nhìn thấy chị. T 5 2 (Nguyễn Đình Thi) T 3 4 ♦ Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình T 5 (Khánh Hoài) T 3 4 Như vậy, nhìn chung hầu hết các nhà ngôn ngữ học truyền thống đều xem hô ngữ như T 3 4 một thành phần phụ trong mô tả câu, chú ý đến tính độc lập và vị trí của nó trong câu, không chú ý miêu tả cấu tạo và chức năng ngữ dụng của hô ngữ trong lời nói. Cho đến gần đây, chỉ có bài viết của BÙI MẠNH HÙNG Bàn về hô ngữ (trên cứ T 3 4 T3 4 liệu tiếng Việt và tiếng Bungari) (1998) là nhìn nhận hô ngữ và phân tích nó một cách T3 4 tương đối đầy đủ từ cả góc độ cấu trúc lẫn chức năng theo quan điểm của ngữ dụng học. Trong đó, tác giả xem hô ngữ là một yếu tố có tính biệt lập cao của phát ngôn có chức năng cơ bản là xác lập sự tiếp xúc giữa người nói và người nhận phát ngôn bằng cách hô gọi để người nhận biết chính mình là người thứ hai tham gia vào hành động lời nói. Ví dụ: T 3 4 ♦ Thưa bố, con đi học về! T 5 T2 5 ♦ Anh ơi, đưa giúp em cuốn sách. T 5 T2 5 Trong bài viết này, tác giả chia hô ngữ thành 2 loại: T 3 4 - Hô ngữ định danh T 3 4 Hô ngữ phi định danh T 3 4 Việc phân tích đối chiếu được giới hạn trong phạm vi hô ngữ định danh và thông qua đó T 3 4 một số đặc điểm của hô ngữ phi định danh cũng được làm sáng tỏ. Có thể nói, ngoài một số ít những quan niệm được đề cập sơ qua trong các sách ngữ T 3 4 pháp và các bài nghiên cứu trên, ở nước ta chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ sự phong phú và đa dạng của hô ngữ trong quá trình sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là miêu tả hô ngữ theo quan điểm ngữ dụng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở kế thừa những công trình đi trước, đặc biệt là cách tiếp cận của Bùi Mạnh T 3 4 Hùng (1998), luận văn tiến hành nghiên cứu hô ngữ từ bình diện cấu trúc và chức năng trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại. Dựa trên những thành tựu có sẵn, việc khảo sát sự linh hoạt, đa dạng của hô ngữ trong T 3 4 hoạt động lời nói có thể giúp người đọc có một cái nhìn mới tương đối toàn diện về một yếu tố ngôn ngữ mang tính độc lập khá cao này. Nhìn chung, việc nghiên cứu của chúng tôi hướng tới ứng dụng chứ không thuần túy T 3 4 lý thuyết, thông qua ngữ liệu cụ thể xem xét vai trò của hô ngữ trong hoạt động giao tiếp. Trọng tâm được đặt vào việc phân tích các ngôn bản như là một cách thức của hoạt động ngôn ngữ. Trước tiên, luận văn xem xét vai trò, chức năng và ý nghĩa dụng học của hô ngữ trong tiếng Việt, coi đây như một hệ thống độc lập. Với cách hình dung này, bằng những tiêu chí đã vận dụng, luận văn tiến hành khảo sát trong tiếng Hán hiện đại. Trên cơ sở hai hệ thống vừa xác lập, chúng tôi tiến hành so sánh đối chiếu để tìm ra sự tương đồng và khác biệt về hô ngữ ở hai ngôn ngữ này. 4. Phương pháp nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là hướng vào hô ngữ trong sự hoạt động của nó, T 3 4 đồng thời so sánh đối chiếu những đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của hai ngôn ngữ khác nhau, chủ yếu là qua phân tích ngôn bản. Ngoài một số thủ pháp như sưu tập tài liệu, miêu tả, phân loại mà bất kỳ công trình nghiên cứu nào, dù là khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội và nhân văn đều dùng đến, tại đây chúng tôi sử dụng chủ yếu những phương pháp sau: ■ Phương pháp đối chiếu: để xác định những điểm giống nhau và khác nhau giữa T 4 các ngôn ngữ được đối chiếu về một đơn vị, một phạm trù nào đó. ■ Phương pháp phân tích ngữ dụng học: phân tích vai trò ngữ dụng của các hô ngữ T 4 T3 4 trong các ngôn bản. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, luận văn của chúng tôi bao gồm 2 chương: T 3 4 ■ Chương 1: "Đặc điểm của hô ngữ tiếng Việt": miêu tả đặc điểm, vị trí của hô ngữ T 4 T3 4 tiếng Việt ở cả góc độ cấu trúc lẫn chức năng. ■ Chương 2: "Đặc điểm của hô ngữ trong tiếng Hán hiện đại và so sánh với hô ngữ T 4 T3 4 tiếng Việt": mô tả những đặc điểm và cách sử dụng của hô ngữ trong tiếng Hán hiện đạimột ngôn ngữ đơn lập rất gần với tiếng Việt, đồng thời so sánh đối chiếu với hô ngữ tiếng Việt. CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA HÔ NGỮ TRONG TIẾNG VIỆT 1.1. Vai trò và chức năng của hô ngữ trong giao tiếp Giao tiếp là một hoạt động của con người. Trong giao tiếp, ngôn ngữ được sử dụng T 3 4 như một công cụ quan trọng nhất. Để hình thành nên quá trình giao tiếp, ít nhất phải có hai đối tượng giao tiếp là người nói và người nhận phát ngôn. Có thể có hình thức giao tiếp một chiều hoặc hai chiều. Trong giao tiếp một chiều, chỉ có một bên đưa ra phát ngôn còn bên kia là đối tượng tiếp nhận một cách thụ động. Hình thức này gọi là độc thoại, ta thường gặp trong những mệnh lệnh quân sự, trong những bài diễn văn, trong lời kêu gọi, trong lời của xướng ngôn viên... (ở đây, xin tạm chưa đề cập đến độc thoại nội tâm, vì chúng tôi đang nói đến quá trình giao tiếp). Trong giao tiếp hai chiều, giữa bên nói và bên nhận phát ngôn có sự phản hồi trở lại, tạo nên một cuộc thoại. Đó là những cuộc trò chuyện, trao đổi giữa những cá nhân ít nhất là hai, trong một xã hội. Trong giao tiếp, chức năng hô gọi của hô ngữ thể hiện rõ khi dẫn nhập hay chuyển đề T 3 4 tài, định hướng cuộc thoại, đặc biệt là khi người nói muốn hướng phát ngôn của mình đến một người nào đó đang ở giữa một nhóm người nghe. (Bùi Mạnh Hùng -1998). Trong cấu trúc của một cuộc thoại, phần mở thoại thường có sự tham gia của yếu tố hô T 3 4 ngữ. Trong một cuộc thoại, người tham gia có thể trao đổi nhiều thông tin với nhau, nhưng bao giờ cũng có lúc bắt đầu và lúc kết thúc. Chúng làm nên ranh giới của một cuộc thoại. Lời mở thoại bao giờ cũng do một bên chủ động để hướng cuộc thoại tới đối tượng cần tiếp nhận. Không phải chỉ cần hai người thay phiên nhau nói là thành một cuộc thoại. Nói không phải là nói giữa khoảng trống mà là nói cho ai đó nghe. Người nói dùng những tín hiệu báo cho người nghe biết là mình đang nói với hoặc dành cho người này lượt lời sẽ nói ra. Đó có thể là một cái nghiêng mình, ghé tai, cái nhìn hướng vào người nghe, nhưng đa phần là người nói sử dụng những từ ngữ hô gọi để người nghe cảm nhận được sẽ có một hoặc một chuỗi những lời nói tiếp theo sau. Ví dụ: T 3 4 Khi người vợ muốn nói với chồng một điều gì đấy, chị ta thường mở lời: "Anh này!". T 3 4 3 T4 5 Đó là lời mở thoại, là nghi thức tạo lập một cuộc thoại. Lúc này nội dung cuộc thoại chưa 3 T4 5 bắt đầu. Lời mở thoại chưa thực sự có nội dung mệnh đề, hay nói đúng hơn, ý nghĩa câu chữ T 3 4 của lời mở thoại không chứa mục đích chủ yếu mà người nói muốn trình bày. Đó chỉ là những từ ngữ đưa đẩy, tạo không khí khi bước vào cuộc thoại, nhằm đảm bảo hướng nội dung cuộc thoại vào đúng đối tượng tiếp nhận. Ví dụ: T 3 4 Một người bước vào cổng một cơ quan và chào người bảo vệ hoặc nhân viên trực: T 3 4 “Chào bác! / Thưa bác!” thông thường người nghe không chỉ tiếp nhận đó như một lời 3 T4 5 3 T4 5 chào mà sẽ tiếp tục hướng sự chú ý đến người chủ động mở đầu cuộc thoại, chờ đợi những nội dung tiếp theo từ phía người mở thoại. Như vậy, hô ngữ đã thực hiện thành công chức năng mở thoại của mình. Trong thực tế, hô ngữ được dùng làm lời mở thoại thường kèm theo những điệu bộ, cử T 3 4 chỉ, đó có thể là cái vỗ vai, cái gật đầu, cái ngoắt tay, vẫy tay, cái gãi đầu hay cái cười đầy ý nghĩa. Có thể nói mở thoại là những hành vi giao tiếp được xã hội quy định thành những khuôn mẫu. Vì thế những lời hô gọi được dùng để mở thoại cũng được quy định sẵn tùy theo những tình huống khác nhau, tùy theo vị thế xã hội của những người tham gia vào cuộc thoại. Ví dụ như trong quan hệ xã giao, nếu chênh lệch về tuổi tác thì thường là "Bác ơi, 3 T4 5 cho cháu hỏi", "Thưa ông / Thưa bác / Thưa cụ...", nếu không chênh lệch về tuổi tác thì 3 T4 5 "Này anh ơi!", "Anh gì ơi!". Giữa những người không quen biết hay đã thân nhau cũng có 3 T4 5 3 T4 5 những kiểu hô gọi, đưa đẩy vào cuộc thoại khác nhau. Có thể kể thêm ở đây cách hô gọi theo kiểu gia đình hóa như: “Này em trai ơi!”, "Ê! Bà chị!", "Em gái, giúp chị một tay..". 3 T4 5 Đây có thể coi là nét riêng trong ứng xử ngôn ngữ của người Việt. 3 T4 5 Chính vì hoạt động ngôn ngữ là một hành vi xã hội, vì thế nó cũng bị chế định bởi T 3 4 những quy tắc thuộc phạm vi mặc ước giữa những thành viên xã hội. Hô ngữ là một yếu tố ngôn ngữ, vì vậy nó cũng không nằm ngoài những quy định xã hội ấy. Theo quan điểm ngữ dụng, sự có mặt hiện thực của người đối thoại là một yếu tố cần T 3 4 thiết cho việc sử dụng ngôn ngữ được bình thường trong quá trình hội thoại. Ngoài chức năng mở thoại trong cuộc thoại trực tiếp, hô ngữ còn thường được dùng để mở đầu văn bản thư tín, nơi không có mối liên lạc trực tiếp giữa người nói và người nghe (ở đây là người viết và người đọc) và cũng không có những phương tiện phi ngôn ngữ bổ sung cho lời mở thoại như trong ngôn ngữ nói. Lời mở thoại trong trường hợp này hầu hết là sử dụng hô ngữ, và cách xưng hô trong các văn bản thư tín khác nhau cũng được mặc ước theo thói quen sử dụng ngôn ngữ và văn hóa của từng cộng đồng sử dụng ngôn ngữ. Người Việt Nam khi mở đầu bức thư viết cho người thân thường dùng "Nam thương / thân mến / thân / yêu 3 T4 5 dấu...!", với người lớn tuổi hơn thường là "Bố mẹ kính yêu / kính mến...!” còn trong giao 3 T4 5 3 T4 5 3 T4 5 tiếp xã giao lịch sự lại mang dấu ấn khuôn mẫu của văn bản hành chính thường mở đầu "Kính gửi...". Ở đây dường như có những quy tắc bất thành văn mang tính chất văn hoá3 T4 5 3 T4 5 dân tộc buộc người đối thoại phải tôn trọng. Những quan hệ cá nhân có một tầm quan trọng đặc biệt trong tương tác hội thoại, về T 3 4 nguyên tắc, khi mới bắt đầu hội thoại giữa những người chưa quen biết, quan hệ xã hội chưa được xác lập. Chỉ sau khi xuất hiện các yếu tố khách quan và nội tại mới hình thành những quan hệ xã hội. Và những quan hệ này có thể thay đổi trong quá trình giao tiếp. Chính vì để tránh sự vi phạm về quan hệ xã hội giữa các cá nhân mà ngay sau khi bắt đầu cuộc thoại, người ta đã sử dụng hô ngữ để xác lập mối quan hệ đó. Như vậy, ngoài các chức năng trên, hô ngữ còn là phương tiện để xác lập và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội giữa các nhân vật tham gia vào hành động lời nói. Thông qua hô gọi, người nói còn nhằm người nhận phát ngôn vào một mối quan hệ xã hội nào đó. Ví dụ: T 3 4 Một cô gái mới về làm dâu trong một gia đình đông người. Ngay lần đầu gặp mặt, nếu T 3 4 không được giới thiệu vai vế của những người đối diện, cô sẽ lúng túng trong quan hệ và cách xưng hô. Bằng hô ngữ, một người cháu sẽ chủ động tạo nên mối quan hệ đó: "Mợ Út ơi, đừng gọi tôi bằng bác, tôi là vai cháu mà!". Nhờ vậy mà người tham gia cuộc thoại sẽ nhanh chóng xác định được vai vế của mình, tạo không khí thuận lợi cho nội dung cuộc thoại. Trong giao tiếp xã hội, hô ngữ đóng một vai trò khá quan trọng và không thể vắng T 3 4 mặt. Nó tác động khá mạnh mẽ trong quá trình giao tiếp, cho phép giải thích những lượt lời tiếp theo trong nội dung cuộc thoại, đồng thời thể hiện một thái độ tích cực hay tiêu cực nào đó của người tham gia giao tiếp. Thông qua hô ngữ, có thể đánh giá được thái độ của người nói đối với người nghe là kính trọng, thân mật, xã giao, trìu mến, sỗ sàng, khinh miệt... Cũng qua hô ngữ mà thái độ của người tiếp nhận lời mở thoại với người phát ngôn sẽ thay đổi, tạo không khí thuận lợi hay bất lợi cho cuộc thoại. Đôi khi, cũng từ những lời hô gọi mà người mở thoại không đạt được mục đích hội thoại của mình. Ví dụ: T 3 4 Một thanh niên muốn hỏi thăm đường một cô gái. Xét hai mẫu đối thoại sau, ta sẽ thấy T 3 4 tác dụng tích cực và tiêu cực của hô ngữ. ( 1 ) A: Chị ơi! Đường nào đến chợ Tân Phú ạ ? T 5 2 3 T4 5 2 3 T4 5 T2 5 B: À, anh cứ đi thẳng rồi quẹo phải, chợ Tân Phú nằm bên trái đường Độc Lập. T 3 4 3 T4 5 2 ( 2 ) A: Này cô em, đến chợ Tân Phú đi đường nào, chỉ hộ anh với. T 5 2 3 T4 5 2 3 T4 5 T2 5 B: (nhíu mày) Tôi không biết. T 3 4 3 T4 5 2 Có thể xét ở khía cạnh tâm lý, các cô gái không muốn người đàn ông lạ mặt gọi mình T 3 4 bằng "em / cô em" khi chưa xác lập mối quan hệ xã hội thông qua một số lời thoại trước 3 T4 5 3 T4 5 đó, trừ trường hợp ở trong những môi trường xã hội như công sở, cơ quan, trường học... Vì thế, có thể hô ngữ mở đầu cuộc thoại chưa xác lập đúng mối quan hệ (về tuổi tác, vai vế), và có thể sẽ được điều chỉnh nếu cuộc thoại có cơ hội kéo dài, nhưng theo nguyên tắc lịch sự, người tham gia cuộc thoại phải tuân thủ theo những quy tắc nhất định trong hội thoại. 1.2. Phân loại hô ngữ Xét về cấu tạo, có thể chia hô ngữ thành hai loại: T 3 4 1.2.1. Hô ngữ phi định danh Loại này chỉ gồm tiếng gọi không xác định rõ đối tượng tiếp nhận trong lời gọi: T 3 4 Ví dụ: T 3 4 ♦ “Ê!”, “Này!”, “Ơi!”, “Hu…ú..u!”. T 5 1.2.2. Hô ngữ định danh Loại này xác định rõ đối tượng tiếp nhận trong lời gọi. Có thể chia hô ngữ định danh T 3 4 thành hai tiểu loại: a ) Hô ngữ định danh một thành phần: T 5 2 Nó chỉ chứa hạt nhân định danh người nhận phát ngôn. T 3 4 Ví dụ: T 3 4 ♦ Nam! T 5 ♦ Cô bé! T 5 ♦ Anh! T 5 b ) Hô ngữ định danh hai thành phần T 5 2 Nó gồm hai thành phần: hạt nhân định danh người nhận phát ngôn và thành phần đi T 3 4 kèm. Ví dụ: T 3 4 ♦ Này bác! T 5 ♦ Ê thằng kia! T 5 ♦ Lan ơi! T 5 1.3. Kết cấu của hô ngữ 1.3.1. Thành phần đối thể (Thành phần tiếp nhận): Có thể chia thành hai loại: đôi thể là người và đôi thể không phải người. Trong mỗi T 3 4 loại, có thể chia ra thành những tiểu loại khác nhau. 1.3.1.1. Đối thể là người a. Đại từ nhân xưng TU 3 4 Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai: Mày, chúng mày, bạn, các bạn, bay, bụi bay... thường T 3 4 3 T4 5 2 3 T4 5 2 được dùng trong hô ngữ, tuy theo phạm vi sử dụng và mang sắc thái ý nghĩa khác nhau. + Bạn/các bạn: T 4 Các ngữ đoạn này được dùng trong hô ngữ mang sắc thái thân mật giữa những người T 3 4 ngang hàng, loại quan hệ vai "cá mè một lứa", thường xuất hiện trong khẩu ngữ, đôi khi là lời mở đầu sách, lời chào của xướng ngôn viên phát thanh truyền hình. ♦ Ví dụ1: T 5 Bạn ơi, đến thư viện trường đi lối nào? T 5 T2 5 → Mang ý nghĩa thân thiện giữa những vai có cùng độ tuổi, bạn bè. T 3 4 ♦ Ví dụ 2: T 5 Này các bạn ơi, lĩnh lương thôi. T 5 T2 5 → Mang ý nghĩa thân mật giữa những cá nhân có quan hệ bạn bè. T 3 4 ♦ Ví dụ 3: T 5 Các bạn và các em thân mến, chương trình truyền hình trên kênh 7 đến đây là hết... T 5 T2 5 3 T4 5 2 3 T4 5 2 → Mang ý nghĩa xã giao có tính nghi thức. T 3 4 Mày / chúng mày: T 4 Các ngữ đoạn này mang đậm sắc thái thân mật hoặc sỗ sàng, phạm vi sử dụng tương T 3 4 đối hạn chế. ♦ Ví dụ1: T 5 Mưa rồi, mày ạ! T 5 2 T2 5 → Sắc thái thân mật. T 3 4 ♦ Ví dụ 2: T 5 Chúng mày ơi, thầy về kìa! T 5 T2 5 → Thường gặp trong ngôn ngữ Bắc Bộ. T 3 4 Tụi bay/ bay: T 4 Các ngữ đoạn này thường mang sắc thái thân mật hoặc sỗ sàng, hoặc dùng để gọi T 3 4 những người dưới quyền, dưới tuổi thường gặp trong phương ngữ Nam Bộ ♦ Ví dụ: T 5 Tụi bay, giang ra! T 5 T2 5 (Người thọ nạn -Trích "TNLM") T 3 4 b. Tên người TU 3 4 Trong hô ngữ tiếng Việt, tên riêng của người chiếm một khối lượng khá lớn. Hô ngữ T 3 4 được cấu tạo bằng tên riêng thường có sắc thái thân mật. ♦ Ví dụ1: T 5 Này Thụ, mày có còn là thằng lính không? T 5 T2 5 (Ốc mượn hồn - Nguyễn Đức Thọ) T 3 4 → Sắc thái thân mật. T 3 4 ♦ Ví dụ 2: T 5 Hùng ơi, mai gió mùa đông bắc T 5 T2 5 Võng bạt, canh khuya lại nhớ Hùng. T 5 2 (Nấm mộ và cây trầm-Nguyễn Đức Mậu) T 3 4 ♦ Ví dụ 3: T 5 Này chị Ngây, chúng em định thu xếp lên ngược, chị ạ! T 5 T2 5 (Quê người-Tô Hoài) T 3 4 Trong giao tiếp có tính chất xã giao hoặc thể hiện sự kính trọng, tên riêng thường được T 3 4 dùng kết hợp với các danh từ chung. ♦ Ví dụ 4: T 5 Thưa bác sĩ Bình, cháu nó thế nào rồi ạ ? T 5 T2 5 ♦ Ví dụ 5: T 5 Thưa ông Phương, ông giám đốc đang bận họp, xin ông chờ một lát. T 5 T2 5 →Mang tính xã giao hoặc thể hiện sự kính trọng. T 3 4 Trong một vài trường hợp đặc biệt, nhất là trong các văn bản nghệ thuật, ta thường gặp T 3 4 hô ngữ có hạt nhân định danh là tên người kết hợp với tính từ đi kèm phía sau: Ví dụ: T 3 4 ♦ Thế đấy, Nguyền Du vĩ đại ơi! T 5 Câu thơ máu thịt thấm bao đời. T 5 2 (Tế Hanh) T 3 4 Từ chỉ họ trong tiếng Việt thường chỉ dùng để gọi người thứ ba. Nếu gọi người nhận T 3 4 phát ngôn theo họ thì phải dùng danh ngữ. (Bùi Mạnh Hùng - 1998). Ví dụ: T 3 4 ♦ Thưa Bác Tôn (Tôn Đức Thắng) T 5 3 T4 5 ♦ Thưa Phan tiên sinh (Phan Bội Châu) T 5 3 T4 5 c. Danh từ thân tộc TU 3 4 Trong Tiếng Việt, các danh từ thân tộc trong một phạm vi nào đó được sử dụng lâm T 3 4 thời như đại từ nhân xưng và được dùng để hô gọi. Cụ thể như: bố (ba, cha, tía, thầy, cậu), T3 4 mẹ (má, u, bầm, mợ, bu, mạ, mệ...)? thím, mợ, cô, dì, chú, cậu, bác, ông (nội, ngoại, cố, trẻ), bà (nội, ngoại, cố, trẻ, dì), con, cháu. ♦ Ví dụ 1: T 5 2 Ba ày thôi, lại cứ về ở với con đi! T 5 T2 5 (Chuyện nhà tôi-Nguyễn Kim Châu) T 3 4 ♦ Ví dụ 2: T 5 2 Con ơi, con ở đâu. Sao khổ thế hả con, ai cứu con tôi bây giờ, ai giúp tôi lôi nó ra T 5 T2 5 khỏi cái thiên đường địa ngục đó bây giờ? (Hậu thiên đường-Nguyễn Thị Thu Huệ) T 3 4 ♦ Ví dụ 3: T 5 2 Mẹ ạ! Anh Hòa là người có tài có đức... T 5 T2 5 (Bến đợi-Nguyễn Mạnh Trinh) T 3 4 ♦ Ví dụ 4: T 5 2 Cháu đã về đây, bà ơi! T 5 2 T2 5 Tuy nhiên, trong Tiếng Việt cũng có một số danh từ thân tộc xét về ngữ nghĩa có vẻ T 3 4 thuộc loại trên nhưng không bao giờ có thể dùng như đại từ nhân xưng hay không được trực tiếp dùng làm hô ngữ như : vợ, chồng, dâu, rể, ông/bà nhạc...Thuộc loại danh từ được xử 3 T4 5 3 T4 5 lý như danh từ thân tộc còn có: thầy, vú, cô...(có thể dùng thay đại từ nhân xưng ngôi thứ 3 T4 5 T5 4 T3 4 nhất và thứ hai); trò, bạn, đồng chí, bồ, cưng...(chỉ có thể dùng thay đại từ nhân xưng ngôi 3 T4 5 T2 5 3 T4 5 2 thứ hai).(Cao Xuân Hạo, 1998). Người Việt Nam không bao giờ nói: T 3 4 - Dâu ơi, lên mẹ bảo! T 5 3 T4 5 - Chồng ơi! Chồng cho vợ đi với! T 5 3 T4 5 - Rể ơi! Rể trông cháu giúp bà nhạc nhé! T 5 3 T4 5 - Thưa chồng! Chồng cho vợ về quê mấy hôm nhé! T 5 3 T4 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất