Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Sức khỏe - dinh dưỡng Hivaids tại việt nam ước tính và dự báo giai đoạn 2011 2015...

Tài liệu Hivaids tại việt nam ước tính và dự báo giai đoạn 2011 2015

.PDF
146
86
69

Mô tả:

BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Thanh Long HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM ƯỚC TÍNH VÀ DỰ BÁO giai đoạn 2011-2015 Nhà xuất bản Y học 2013 Vietnam hiv/aids estimates and Projections 2011 - 2015 CHỦ BIÊN PGS. TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế BAN BIÊN SOẠN PGS. TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế Ths. BS Phan Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Ths. BS Võ Hải Sơn, Cục Phòng, chống HIV/AIDS TS. BS Nguyễn Cường Quốc, Tổ chức FHI 360 tại Việt Nam Ths. Lê Thị Cẩm Thúy, Tổ chức FHI 360 tại Việt Nam CN. Hà Lâm Bách, Tổ chức FHI 360 tại Việt Nam Ths. Nguyễn Thu Vân, Tổ chức FHI 360 tại Việt Nam Ths. Masaya Kato, Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam Ths. Nguyễn Thị Minh Thu, Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam Ths. BS Nguyễn Thị Cẩm Anh, Tổ chức UNAIDS tại Việt Nam CÙNG SỰ THAM GIA HỖ TRỢ KỸ THUẬT CỦA CÁC CHUYÊN GIA TS. Tim Brown, Trung Tâm Đông - Tây TS. BS Wiwat Peerapatanapokin, Trung tâm Đông - Tây GS. TS. Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương TS. Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa HIV/AIDS, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Ths. Trần Đại Quang, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Ths. BS. Hoàng Đình Cảnh, Cục Phòng, chống HIV/AIDS Ths. BS Vladanka Andreeva, Tổ chức UNAIDS tại Việt Nam Ths. Patrick Nadol, Trung Tâm Phòng Chống và Kiểm Soát Bệnh Tật Hoa Kỳ TS. BS Vũ Bích Diệp, Trung Tâm Phòng Chống và Kiểm Soát Bệnh Tật Hoa Kỳ TS. Stephen J. Mills, Giám đốc kỹ thuật, Tổ chức FHI 360 khu vực Châu Á - Thái Bình Dương TS. Keith Sabin, Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam Ths. BS Trần Vũ Hoàng, Công ty TNHH hợp tác phát triển nghiên cứu y học Ths. Nguyễn Đức Dương, Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ (USAID) CN. Nguyễn Khắc Hải, Cục Phòng, chống HIV/AIDS CN. Lê Mai Phương, Cục Phòng, chống HIV/AIDS BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS MINISTRY OF HEALTH Vietnam Authority of HIV/AIDS Control HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM ƯỚC TÍNH VÀ DỰ BÁO giai đoạn Vietnam hiv/aids estimates and Projections 2011 - 2015 Hà Nội, Tháng 12 năm 2012 iii HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM ƯỚC TÍNH VÀ DỰ BÁO giai đoạn 2011-2015 LỜI GIỚI THIỆU Kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào năm 1990, Việt Nam đã trải qua hơn 20 năm đối phó với dịch HIV/AIDS, đến nay dịch HIV ở Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn tập trung. Dịch đã có xu hướng chững lại trong những năm qua, biểu hiện qua việc giảm số ca nhiễm HIV phát hiện mới, giảm tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong quần thể chính có nguy cơ cao như nhóm người tiêm chích ma túy và phụ nữ bán dâm, tuy nhiên tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới đang có xu hướng gia tăng. Một số tỉnh, thành phố dịch HIV vẫn còn diễn biến phức tạp, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm dễ bị lây nhiễm HIV vẫn ở mức cao. Hình thái dịch HIV ở Việt Nam bắt đầu có sự thay đổi, nguyên nhân lây truyền HIV qua đường tình dục ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn. Nhằm đánh giá, dự báo và ước tính tình hình dịch HIV/AIDS giai đoạn 20112015, Bộ Y tế đã vận dụng mô hình ước tính và dự báo dịch HIV của Chương trình phòng, chống HIV/AIDS của Liên Hợp quốc trên cơ sở theo dõi số liệu giám sát trọng điểm HIV qua các năm ở 39 tỉnh, thành phố và số liệu từ các nghiên cứu khác. Ngoài ra các số liệu báo cáo ca nhiễm HIV phát hiện qua các năm từ địa phương và số liệu hoạt động chương trình đã được sử dụng đối chiếu để đảm bảo kết quả ước tính dịch HIV/AIDS chính xác, phản ánh đúng hơn bức tranh tổng thể về xu hướng tình hình dịch HIV/AIDS, cũng như các nhu cầu cần cho can thiệp, dự phòng, chăm sóc và điều trị cho cho người nhiễm HIV. Cũng giống như xây dựng ước tính và dự báo tình hình dịch HIV/AIDS vòng 1 và vòng 2, số liệu ước tính và dự báo về HIV/AIDS vòng 3 này đã được thực hiện nhằm dự báo chiều hướng và tác động của dịch HIV/AIDS, cung cấp các số liệu quan trọng hỗ trợ cho việc ra quyết định và xây dựng kế hoạch cho các chương trình dự phòng, chăm sóc điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam trong những năm tới, cũng như có các số liệu ước tính quan trọng cho xây dựng Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 cũng như xây dựng các đề án thuộc Chiến lược. Bộ Y tế đánh giá cao sự đóng góp và phối hợp của nhóm kỹ thuật quốc gia về theo dõi và đánh giá chương trình HIV/AIDS, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur khu vực, Trung Tâm Phòng Chống HIV/AIDS các tỉnh, thành phố và đặc biệt các chuyên gia trong nước và quốc tế đến từ Tổ chức y tế thế giới, Tổ chức UNAIDS, UNICEF, Trung Tâm Phòng Chống và Kiểm Soát Bệnh Tật Hoa Kỳ, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ, Trung tâm Đông Tây, Tổ chức FHI 360 thực hiện xây dựng và hoàn thiện báo cáo ước tính dự báo tình hình dịch HIV/AIDS giai đoạn 2011-2015 Tài liệu này được biên soạn cũng nhằm cung cấp cho các bạn đồng nghiệp, các bạn độc giả các thông tin về quy trình, phương pháp thực hiện cũng như cập nhật kết quả ước tính và dự báo HIV/AIDS tại Việt Nam đến năm 2015 và hy vọng các thông tin sẽ được sử dụng như một tài liệu tham khảo trong công tác phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam. PGS.TS. NGUYỄN THANH LONG Thứ trưởng Bộ Y tế iv HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM ƯỚC TÍNH VÀ DỰ BÁO giai đoạn 2011-2015 MỤC LỤC TÓM TẮT vii Chương I: GIỚI THIỆU 1 Chương II: PHƯƠNG PHÁP 3 2.1 2.2 2.3 Các khu vực địa lý và quần thể bao gồm trong Ước tính và Dự báo 3 Nguồn số liệu và các giả định chính trong vòng Ước tính và Dự báo 2010 - 2011 5 2.2.1. Số liệu về tỷ lệ hiện nhiễm HIV 5 2.2.2. Ước tính kích cỡ quần thể 8 2.2.3. Số liệu về chương trình điều trị kháng virut (ARV) và Phòng lây truyền mẹ con (PLTMC) 10 Quá trình mô hình hóa 11 Chương III: KẾT QUẢ 13 Chương IV: KẾT LUẬN 27 Chương V: KHUYẾN NGHỊ 29 Chương VI: KẾ HOẠCH TƯƠNG LAI NHẰM TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG ƯỚC TÍNH VÀ DỰ BÁO 32 Chương VII: BẢN ĐỒ DỊCH HIV TẠI VIỆT NAM 34 34 35 36 37 38 Bản đồ phân bố dịch HIV tại Việt Nam, 2011 Bản đồ dịch HIV trong nhóm NCMT tại Việt Nam, 2011 Bản đồ dịch HIV trong nhóm PNMD tại Việt Nam, 2011 Bản đồ dịch HIV trong nhóm khách hàng nam giới của PNMD tại Việt Nam, 2011 Bản đồ dịch HIV trong nhóm MSM nguy cơ cao tại Việt Nam, 2011 Phụ lục 39 Phụ lục I: Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ước tính trong nhóm NCMT tại Việt Nam theo khu vực, giai đoạn 1990 – 2015 39 Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ước tính trong nhóm PNMD tại Việt Nam theo khu vực, giai đoạn 1990 – 2015 40 Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ước tính trong nhóm khách hàng nam giới của PNMD tại Việt Nam theo khu vực, giai đoạn 1990 – 2015 41 Phụ lục II: Phụ lục III: v HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM ƯỚC TÍNH VÀ DỰ BÁO giai đoạn 2011-2015 Phụ lục IV: Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ước tính trong nhóm MSM nguy cơ cao tại Việt Nam theo khu vực, giai đoạn 1990 – 2015 42 Phụ lục V: Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ước tính trong nhóm MSM nguy cơ thấp tại Việt Nam theo khu vực, giai đoạn 1990 – 2015 43 Phụ lục VI: Dự báo cáo nguồn lây nhiễm HIV tại Việt Nam theo khu vực, giai đoạn 1990 – 2010 – Ước tính trung bình 44 Phụ lục VII: Tóm tắt kết quả Ước tính và Dự báo tại Việt Nam, giai đoạn 2000 - 2015 51 Phụ lục VIII: Tỷ lệ hiện nhiễm HIV tính trên toàn bộ dân số tại Việt Nam theo khu vực, giai đoạn 1990 - 2015 – Ước tính trung bình 56 Phụ lục IX: Số người nhiễm HIV tại Việt Nam theo khu vực, giai đoạn 2000 – 2015 – Ước tính trung bình 57 Phụ lục X: Ước tính số người nhiễm HIV (Tuổi 15+) cần điều trị ARV tại Việt Nam theo khu vực, giai đoạn 2000 – 2015 – Ước tính trung bình 58 Phụ lục XI: Ước tính số phụ nữ mang thai nhiễm HIV cần điều trị ARV trong PLTMC tại Việt Nam theo khu vực, giai đoạn 2000 – 2015 – Ước tính trung bình 59 English Version 61 vi HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM ƯỚC TÍNH VÀ DỰ BÁO giai đoạn 2011-2015 MỤC LỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 1: Danh sách các khu vực trong vòng Ước tính và Dự báo 2010 - 2011 3 Bảng 2: Các giả định chính sử dụng trong ước tính kích cỡ quần thể 1 10 Bảng 3: Các nguồn nhiễm mới HIV phổ biến tại Việt Nam theo khu vực, năm 2010 16 Bảng 4: Ước tính trung bình tỷ lệ hiện nhiễm HIV tại một số tỉnh và khu vực theo phần trăm dân số nhiễm HIV giai đoạn 2011- 2015 18 Bảng 5: Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong các nhóm quần thể nguy cơ cao theo khu vực giai đoạn 2011 - 2015 25 Biểu đồ 1: Số người nhiễm HIV tại Việt Nam giai đoạn 1990 - 2015: Ước tính thấp, trung bình và cao 13 Biểu đồ 2: Số người nhiễm HIV phân theo giới tính và tỷ số nam/nữ nhiễm HIV tại Việt Nam giai đoạn 1990 - 2015: Ước tính trung bình 14 Biểu đồ 3: Số trường hợp nhiễm mới HIV ở người trưởng thành (từ 15 trở lên) giai đoạn 1990 - 2010: Ước tính thấp, trung bình và cao 15 Biểu đồ 4: Các đường lây truyền HIV tại Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010: Ước tính trung bình 15 Biểu đồ 5: Số trường hợp tử vong hàng năm do AIDS trong quần thể người từ 15 tuổi trở lên tại Việt Nam giai đoạn 1990 - 2010: Tác động của chương trình điều trị ARV 17 Biểu đồ 6: Tỷ lệ hiện nhiễm HIV (bao gồm cả người lớn và trẻ em) tại Việt Nam giai đoạn 1990 - 2015: Ước tính thấp, trung bình và cao 17 Biểu đồ 7: Số lượng người trưởng thành tuổi từ 15 nhiễm HIV cần điều trị ARV tại Việt Nam giai đoạn 1990 – 2015: Ước tính thấp, trung bình và cao 19 Biểu đồ 8: Số phụ nữ có thai nhiễm HIV cần điều trị PLTMC tại Việt Nam giai đoạn 1990 - 2015: Ước tính thấp, trung bình và cao 20 Biểu đồ 9: Số trẻ em trong độ tuổi 0 - 14 nhiễm HIV tại Việt Nam giai đoạn 1990 - 2015: Ước tính thấp, trung bình và cao 20 Biểu đồ 10: Ước tính số trường hợp nhiễm mới HIV ở trẻ sơ sinh đã được ngăn chặn bởi chương trình PLTMC giai đoạn 1990 – 2010: Ước tính trung bình 21 Biểu đồ 11: Tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm NCMT tại Việt Nam giai đoạn 1990 - 2015: Tỷ lệ hiện nhiễm chung toàn quốc và tỷ lệ hiện nhiễm tại một số khu vực trọng điểm 21 Biểu đồ 12: Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm PNMD tại Việt Nam giai đoạn 1990 - 2015: Tỷ lệ hiện nhiễm chung toàn quốc và tỷ lệ hiện nhiễm tại một số khu vực trọng điểm 22 HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM ƯỚC TÍNH VÀ DỰ BÁO giai đoạn 2011-2015 Biểu đồ 13: Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm khách hàng nam giới của PNMD tại Việt Nam giai đoạn 1990 - 2015: Tỷ lệ hiện nhiễm chung toàn quốc và tỷ lệ hiện nhiễm tại một số khu vực trọng điểm 23 Biểu đồ 14: Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm MSM nguy cơ cao tại Việt Nam giai đoạn 1990 - 2015: Tỷ lệ hiện nhiễm chung toàn quốc và tại một số khu vực trọng điểm 24 Biểu đồ 15: Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm MSM nguy cơ thấp tại Việt Nam giai đoạn 1990 - 2015: Tỷ lệ hiện nhiễm chung toàn quốc và tại một số khu vực trọng điểm 24 Biểu đồ 16: So sánh kết quả Ước tính và dự báo HIV/AIDS vòng 2007 và vòng 2010 – 2011: Ước tính trung bình tổng số người nhiễm HIV tại Việt Nam giai đoạn 1990 - 2011 26 vii viii HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM ƯỚC TÍNH VÀ DỰ BÁO giai đoạn 2011-2015 Danh mục từ viết tắt AEM Mô hình dịch Châu Á AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ANC Cơ sở khám thai ARV Thuốc điều trị kháng Retro-Vi rút ART Phương pháp điều trị kháng Retro-Vi rút BLĐTBXH Bộ Lao Động - Thương Binh - Xã Hội CDC Trung Tâm Phòng Chống và Kiểm Soát Dịch Bệnh Hoa Kỳ CUP Chương trình sử dụng bao cao su DFID Tổ chức Phát Triển Quốc Tế Vương Quốc Anh EPP Phần mềm Ước tính và Dự báo của UNAIDS EWC Trung Tâm Đông - Tây FHI 360 Tổ chức Sức Khỏe Gia Đình Quốc Tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HSS+ Giám sát trọng điểm lồng ghép hành vi HTC Tư vấn xét nghiệm HIV IBBS Giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam MARP Quần thể nguy cơ cao MSM Nam quan hệ tình dục đồng giới NCMT Nghiện chích ma túy NIHE Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương PEPFAR Kế hoạch viện trợ khẩn cấp của Tổng Thống Hoa Kỳ cho chương trình phòng chống AIDS PNMD Phụ nữ mại dâm PLTMC Phòng lây truyền mẹ con STI Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh UNAIDS Chương trình HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc USAID Tổ Chức Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ VAAC Cục Phòng Chống HIV/AIDS Việt Nam WHO Tổ Chức Y Tế Thế Giới ix HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM ƯỚC TÍNH VÀ DỰ BÁO giai đoạn 2011-2015 TÓM TẮT BỐI CẢNH Tiếp nối hai vòng Ước tính và Dự báo dịch HIV/AIDS ở Việt Nam đã được thực hiện năm 2003 và 2007, vòng dự báo thứ ba được thực hiện vào năm 2010 - 2011 nhằm dự báo chiều hướng và tác động của dịch HIV/AIDS, từ đó có thể hỗ trợ cho việc ra quyết định và xây dựng kế hoạch cho các chương trình dự phòng, chăm sóc điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam trong vài năm tới. Tương tự như quá trình thực hiện năm 2003 và 2007, với vòng ba số liệu về tỷ lệ hiện nhiễm HIV, ước lượng kích cỡ quần thể các nhóm nguy cơ cao và số liệu từ các nghiên cứu chuyên biệt được nhập vào phần mềm Ước tính và Dự báo EPP, phiên bản 3.0 R9 để tính toán ra ước lượng thấp, ước lượng trung bình và ước lượng cao của dịch HIV/AIDS tại Việt Nam. Sự khác biệt của vòng ba so với hai vòng trước là việc kết hợp sử dụng kết quả ước tính và dự báo của thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng (thực hiện theo mô hình dịch Châu Á- Asian Epidemic Model) với các kết quả ước tính dự báo của các tỉnh thành khác trong cả nước để mô tả xu hướng dịch quốc gia. Số liệu từ đường cong mô hình dịch HIV/AIDS có được từ phần mềm EPP và AEM được sử dụng với số liệu chương trình điều trị thuốc kháng virus (ART) và chương trình dự phòng lây truyền từ mẹ sang con (LTMC) đưa vào phần mềm SPECTRUM (bản 3.14) để xây dựng một mô hình ước tính tỷ lệ hiện nhiễm, nhu cầu cần điều trị, tỷ lệ tử vong do AIDS và các chỉ số quan trọng khác. Ước tính và dự báo chung cho toàn quốc cũng như theo từng khu giai đoạn 1990 – 2015 và ước tính cho cả quần thể dân cư nói chung cũng như các nhóm quần thể nguy cơ cao. CÁC KẾT QUẢ CHÍNH Ước tính và dự báo nhiễm HIV tại Việt Nam Ước tính có khoảng 248.500 người nhiễm HIV tại Việt Nam, tương đương với tỷ lệ hiện nhiễm 0.28% trong năm 2011 (ước tính trung bình). Với diễn tiến của các trường hợp nhiễm HIV mới và sự mở rộng của chương trình điều trị ARV, góp phần kéo dài thời gian sống của người nhiễm HIV, dự báo số lượng người nhiễm HIV tại Việt Nam sẽ tăng lên 263.500 người (tương đương với tỷ lệ hiện nhiễm 0,29%) vào năm 2015. Tuy nhiên, số trường hợp nhiễm mới HIV có chiều hướng giảm dần theo thời gian, từ đỉnh điểm 28.300 trường hợp vào năm 2002 xuống còn 19.900 trường hợp vào năm 2010. Lây nhiễm HIV sẽ tiếp tục phổ biến hơn ở nam giới so với phụ nữ. Tỷ số giới tính nam giới nhiễm HIV so với nữ giới giảm dần theo thời gian và ước tính duy trì mức 3 nam/1 nữ trong giai đoạn 2011 – 2015 (186.818 nam/61.667 nữ năm 2011 và 196.580 nam/ 66.737 nữ vào năm 2015 theo ước tính trung bình), x HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM ƯỚC TÍNH VÀ DỰ BÁO giai đoạn 2011-2015 cho thấy chiều hướng gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV từ nam giới nhiễm HIV sang vợ và bạn tình của họ. Số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV chiếm một phần nhỏ trong tổng số người nhiễm HIV, với 5.200 trường hợp nhiễm HIV vào năm 2011 và có khả năng tăng lên 6.350 vào năm 2015, điều này đặt ra một yêu cầu cấp thiết cho các dịch vụ chẩn đoán sớm trẻ bị nhiễm HIV nhằm cung cấp cho trẻ em các dịch vụ chăm sóc và điều trị kịp thời. Can thiệp dự phòng lây truyền mẹ con cần thiết phải được mở rộng để ngăn ngừa việc có thêm nhiều trẻ em bị nhiễm HIV do số lượng phụ nữ có thai nhiễm HIV cần điều trị ARV sẽ tiếp tục duy trì ở mức tương đối cao, khoảng 3.900 trường hợp/năm trong giai đoạn 2011 - 2015. Ước tính và dự báo nhiễm HIV trên các nhóm quần thể nguy cơ cao tại Việt Nam Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy (NCMT ) trên toàn quốc được dự báo sẽ giảm nhẹ từ 26% vào năm 2006 xuống 23% vào năm 2015. Tuy nhiên, chiều hướng dịch trong nhóm NCMT biến thiên giữa các khu vực khác nhau. Một số tỉnh thành có dấu hiệu giảm tỷ lệ hiện nhiễm nhưng vẫn duy trì ở mức cao vào năm 2015 như Hải Phòng (43%), Quảng Ninh (40%). Tại một số khu vực khác, tỷ lệ hiện nhiễm lại có chiều hướng duy trì ổn định như các tỉnh khu vực Đông Bắc (39%), Nghệ An (27%). Sự thay đổi về tình hình dịch HIV trong nhóm NCMT giữa các khu vực khác nhau trên cả nước cho thấy không nên cắt giảm các chương trình dự phòng ngay cả khi tỷ lệ hiện nhiễm HIV đi vào ổn định. Ngược lại, tình hình dịch HIV vẫn tiếp tục gia tăng cần phải được kiểm soát bằng các chương trình dự phòng hiệu quả. Thêm vào đó, sự gia tăng nhanh chóng tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NCMT các tỉnh Tây Bắc trong những năm gần đây cho thấy các tỉnh này cần phải duy trì và tăng cường các chương trình can thiệp dự phòng quyết liệt và hiệu quả để ngăn chặn tình trạng tỷ lệ hiện nhiễm tăng cao như tại các khu đô thị lớn. Phụ nữ mại dâm (PNMD) cũng là nhóm quần thể có nguy cơ lây nhiễm cao. Theo kết quả ước tính và dự báo, tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm này trên toàn quốc sẽ tăng nhẹ từ 6.8% năm 2011 lên 7.0% vào năm 2015. Mặc dù tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở cấp quốc gia có chiều hướng khá ổn định, chiều hướng này lại biến thiên giữa các tỉnh thành khác nhau trên cả nước. Theo ước tính vào năm 2015, một số tỉnh, thành phố như Cần Thơ, , An Giang, Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc có tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm PNMD cao hơn nhiều so với tỷ lệ hiện nhiễm của nhóm này trên toàn quốc. Theo kết quả nghiên cứu ở các tỉnh thành nêu trên cho thấy có một tỷ lệ lớn PNMD tiêm chích ma túy và lây nhiễm HIV trong nhóm này có liên quan chặt chẽ đến hành vi tiêm chích ma túy. Chính vì vậy, các chương trình can thiệp dự phòng trong nhóm PNMD cần phải hiệu quả, toàn diện và phải bao gồm cả các can thiệp cho nhóm PNMD tiêm chích ma túy, cũng như là các chăm sóc và điều trị dành cho những PNMD đã bị nhiễm HIV. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm khách hàng nam giới của PNMD được dự báo giảm nhẹ từ 1.7% xuống 1.5% trong giai đoạn 2011 - 2015. Mặc dù tỷ lệ này được giữ ở mức dưới 1.5% tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, nhưng một số tỉnh thành như Tp. Hồ Chí HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM ƯỚC TÍNH VÀ DỰ BÁO giai đoạn 2011-2015 Minh, An Giang, Cần Thơ và các tỉnh Tây Bắc được dự báo là có tỷ lệ hiện nhiễm cao hơn mức trung bình toàn quốc vào năm 2015. Mặc dù tỷ lệ hiện nhiễm trung bình ở nhóm này trên toàn quốc dưới 2.0%, nhưng kích cỡ quần thể lại rất lớn, dẫn đến thực trạng một số lượng lớn khách hàng nam giới có nguy cơ nhiễm HIV. Đồng thời nhóm này có khả năng là tác nhân lây truyền HIV sang vợ và bạn tình của họ, các nỗ lực can thiệp dự phòng hiệu quả trên nhóm đối tượng này là rất cần thiết. Mặc dù tỷ lệ hiện nhiễm HIV chung cho toàn quốc trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) tại Việt Nam được dự báo vẫn nằm ở mức thấp và tăng chậm theo thời gian, từ 1.4% vào năm 2011 lên 2.1% vào năm 2015, nhưng kết quả nghiêm cứu cho thấy chiều hướng ngược lại trong nhóm MSM nguy cơ cao, với tỷ lệ hiện nhiễm ước tính tăng từ 11.2% lên 16.7% trong cùng giai đoạn. Tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm MSM nguy cơ cao tại Tp. HCM và Hải Phòng đặc biệt cao, dự báo có thể lên đến 38% (Tp. HCM) và 30% (Hải Phòng) vào năm 2015. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định về tính sẵn có của số liệu trong nhóm MSM, vẫn tồn tại khả năng các ước tính dự báo chưa thực sự phản ánh đúng tình hình nhiễm HIV trong nhóm quần thể này, mà trên thực tế có thể nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng hơn so với dự báo. Tuy nhiên, nhìn vào sự tương đồng trong việc gia tăng tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm MSM tại các quốc gia trong khu vực Châu Á, có thể thấy các hoạt động giám sát và kiểm soát các hành vi nguy cơ trên nhóm quần thể này cần phải được tiến hành song song với việc tăng cường các nỗ lực can thiệp dự phòng. Nhu cầu điều trị ARV và tác động đến tình hình dịch Theo ước tính, việc mở rộng chương trình điều trị ARV có tác động tích cực trong việc giảm số trường hợp tử vong do AIDS, với con số lũy tích lên đến 11.078 trường hợp trong giai đoạn 10 năm từ 2001 đến 2010. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng điều trị ARV sẽ kéo dài thời gian sống của bệnh nhân HIV, do đó tỷ lệ hiện nhiễm HIV sẽ vẫn duy trì ở mức cao và sẽ có nhiều người cần chăm sóc và điều trị ARV hơn. Số người trưởng thành (15 tuổi trở lên) cần điều trị ARV dự báo sẽ tăng dần từ khoảng 109.000 vào năm 2011 lên 137.000 vào năm 2015. Với sự gia tăng số người nhiễm HIV cần điều trị ARV và giả định rằng độ bao phủ của chương trình điều trị ARV sẽ đạt mức 70% vào năm 2015, nhu cầu mở rộng các chương trình chăm sóc điều trị là điều tất yếu, điều này đặt ra ra yêu cầu cho việc chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng cũng như các nguồn lực khác để sẵn sàng đáp ứng với việc gia tăng nhu cầu cung cấp thuốc và các trang bị cần thiết cho việc điều trị HIV và các nhiễm trùng liên quan đến nhiễm HIV tại Việt Nam trong thời gian dài hạn. HẠN CHẾ VỀ MẶT SỐ LIỆU VÀ KẾ HOẠCH TƯƠNG LAI Ước tính dự báo là một quy trình phức tạp và phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn số liệu sẵn có. Mặc dù nhóm kỹ thuật Ước tính và Dự báo Việt Nam đã nỗ lực xem xét và đối chiếu kỹ lưỡng các nguồn số liệu sử dụng trước khi đưa vào mô hình, những hạn chế nhất định xi xii HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM ƯỚC TÍNH VÀ DỰ BÁO giai đoạn 2011-2015 cũng như sự không hoàn thiện của những nguồn số liệu này vẫn có khả năng ảnh hưởng đến tính tin cậy của các kết quả ước tính dự báo ở một mức độ nhất định. Thêm vào đó, cần lưu ý đến sự khác biệt giữa số liệu về tỷ lệ hiện nhiễm trong Ước tính và Dự báo năm 2010 - 2011 và tỷ lệ hiện nhiễm được báo cáo chính thức của tỉnh, đặc biệt là những tỉnh thành được đưa vào mô hình EPP/AEM như những khu vực riêng biệt như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Tp. HCM, Cần Thơ, An Giang v.v… Có thể lý giải sự khác biệt này là do tỷ lệ hiện nhiễm HIV từ kết quả giám sát trọng điểm đều được sử dụng như nguồn số liệu chủ chốt trong cả báo cáo của tỉnh cũng như trong mô hình ước tính và dự báo. Trong khi số liệu giám sát trọng điểm được hiệu chỉnh bởi nhóm kỹ thuật Ước tính và Dự báo Việt Nam trước khi đưa vào mô hình EPP/AEM dựa trên việc xem xét kỹ lưỡng phương pháp triển khai giám sát trọng điểm nhằm giảm thiểu tối đa sai số trong chọn mẫu. Cụ thể, chiều hướng nhiễm HIV từ giám sát trọng điểm có thể được hiệu chỉnh thấp hoặc cao hơn dựa vào độ tin cậy của số liệu theo dõi trong cộng đồng và trong trung tâm, hoặc dựa vào tỷ lệ hiện nhiễm có được từ các nghiên cứu chuyên biệt, điển hình nhất là nghiên cứu giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI (gọi tắt là nghiên cứu IBBS), những nghiên cứu này được coi là đã tận dụng một cách khoa học các phương pháp nghiên cứu chuẩn mực nhằm đảm bảo rằng mẫu nghiên cứu đại diện cho quần thể nghiên cứu. Mặc dù vẫn tồn tại một số hạn chế, kết quả Ước tính và Dự báo 2010 – 2011 đã nhận được sự đồng thuận cao giữa các chuyên gia nghiên cứu, nhóm kỹ thuật các chương trình/dự án, các nhà quản lý chương trình HIV/AIDS – Bộ Y Tế Việt Nam cũng như các đối tác song phương và đa phương. Chúng ta hi vọng rằng với số liệu phong phú hơn trong vòng Ước tính và Dự báo 2010 – 2011 so với các vòng trước, một số hiệu chỉnh số liệu giám sát trọng điểm hợp lý, Ước tính và dự báo vòng này đã tạo ra những chiều hướng dịch đáng tin cậy, sát với thực tế hơn. Về việc sử dụng mô hình để mô hình hóa các nguồn số liệu sẵn có, trong vòng Ước tính và Dự báo 2010 – 2011, ngoài việc sử dụng phần mềm EPP truyền thống, việc sử dụng kết hợp mô hình dịch Châu Á (AEM) để có những phân tích sâu hơn về tình hình dịch HIV tại các khu vực khác nhau của Việt Nam chứ không riêng Tp.HCM và Hải Phòng sẽ mang lại nhiều lợi ích trong tương lai. Với yêu cầu lượng số liệu đầu vào lớn hơn rất nhiều so với EPP (số liệu HIV, ước tính kích cỡ quần thể, số liệu hành vi và số liệu chương trình, mô hình AEM được xem là có khả năng tạo ra những đường cong dịch gần sát với thực tế và đáng tin cậy hơn mô hình EPP truyền thống. Tuy nhiên, dù sử dụng bất cứ mô hình nào, AEM hay EPP, điều cần đặc biệt chú ý là các nỗ lực để nâng cao chất lượng số liệu đầu vào (như số liệu giám sát HIV/STI, ước tính kích cỡ quần thể của các nhóm nguy cơ cao, số liệu hành vi, và số liệu chương trình) vì đây là nền tảng cho việc xây dựng những ước tính và dự báo tin cậy tại Việt Nam. 1 HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM ƯỚC TÍNH VÀ DỰ BÁO giai đoạn 2011-2015 Chương I GIỚI THIỆU Ước tính và Dự báo HIV đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp nguồn số liệu dịch tễ học quan trọng về dịch HIV và khả năng phát triển của dịch trong tương lai, hỗ trợ cho việc lập kế hoạch cũng như trong đánh giá hiệu quả chương trình. Theo kết quả Ước tính và Dự báo gần đây nhất được thực hiện vào năm 2007, số người nhiễm HIV có chiều hướng gia tăng đáng kể, từ 91.053 trường hợp vào năm 2000 lên 267.664 vào năm 2011. Trong mười năm qua, Việt Nam đã triển khai và mở rộng mạnh mẽ các chương trình can thiệp, chăm sóc và điều trị HIV. Các cơ quan hỗ trợ quốc tế cũng đã có những đóng góp đáng kể về tài chính và hỗ trợ kỹ thuật với mục đích làm giảm tỷ lệ nhiễm mới, kiểm soát dịch HIV hiện đang tập trung chủ yếu trong các nhóm quần thể nguy cơ cao như người nghiện chích ma túy (NCMT), phụ nữ mại dâm (PNMD) và khách hàng nam giới của họ, và nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Với các nguồn lực tiếp tục được đầu tư vào công tác phòng chống AIDS, việc cập nhật số liệu Ước tính và Dự báo sẽ giúp hỗ trợ việc hoạch định chính sách, lập kế hoạch và ước lượng tác động của các chương trình can thiệp tới tỷ lệ nhiễm HIV tại Việt Nam. Chính vì vậy, vòng Ước tính và Dự báo thứ ba được thực hiện trong giai đoạn 2010 – 2011, tiếp nối hai vòng Ước tính và Dự báo năm 2003 và 2007, với cùng mục tiêu chung là cung cấp những ước tính khoa học và tin cậy về số lượng các trường hợp nhiễm HIV hiện tại, đồng thời dự báo chiều hướng nhiễm trong tương lai. Quá trình Ước tính và Dự báo không chỉ bao gồm việc phân tích những nguồn số liệu hiện có, sử dụng phần mềm mô hình hoá dịch HIV mà còn là việc xây dựng sự đồng thuận trong việc nhận định tình hình dịch từ những cơ quan và tổ chức có liên quan. Do những ước tính mang tính tin cậy về kích cỡ quần thể, đặc biệt là với các nhóm quần thể nguy cơ cao còn hạn chế, ba mức ước tính (thấp, trung bình và cao) về tình hình dịch HIV được xây dựng trong vòng Ước tính và Dự báo 2010 – 2011. Số liệu thống kê nhóm NCMT từ Bộ Công An và số liệu thống kê PNMD từ Bộ Lao Động - Thương Binh - Xã Hội được sử dụng để tính toán mức ước tính thấp. Các ước tính thấp này được nhân với các hệ số hiệu chỉnh (được xác định thông qua các số liệu có được từ quá trình lập bản đồ các nhóm quần thể nguy cơ cao của các dự án can thiệp HIV/AIDS trên địa bàn các tỉnh) để tạo ra các ước tính cao. Ước tính trung bình chính là trung bình cộng của hai mức ước tính cao và thấp. Với những nhóm quần thể ít được nghiên cứu hơn như nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và khách hàng nam giới của PNMD, số liệu được công bố chính thức từ các nước lân cận có chung hình thái dịch như Thái Lan được xem xét và hiệu chỉnh kỹ lưỡng để đưa vào sử dụng. 2 HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM ƯỚC TÍNH VÀ DỰ BÁO giai đoạn 2011-2015 Do chất lượng và số lượng các nguồn số liệu khác nhau theo chương trình cũng như khu vực, các giả định về tỷ lệ hiện nhiễm cũng được xây dựng riêng cho từng khu vực và từng quần thể nhằm đảm bảo tính chính xác trong việc ước tính và dự báo mức độ và chiều hướng nhiễm HIV. Vòng Ước tính và Dự báo 2010 – 2011 sử dụng các giả định thống nhất với các vòng Ước tính và Dự báo trước nhằm đảm bảo độ tin cậy trong kết quả ước tính về tỷ lệ hiện nhiễm và chiều hướng nhiễm HIV. Hệ số hiệu chỉnh tỷ lệ hiện nhiễm từ kết quả giám sát giám trọng điểm được quyết định thông qua việc xem xét kỹ lưỡng các nguồn số liệu gốc cũng như việc phân tích và đối chiếu tất cả các nguồn số liệu sẵn có. Số liệu giám sát trọng điểm được xem xét về sự tương đồng trong phương pháp thực hiện qua các năm cũng như tính đại diện. Nguồn số liệu này cũng được kiểm định thông qua kết quả từ các nghiên cứu chuyên biệt và số liệu chương trình. Tuy nhiên, do các giả định được sử dụng trong những lần dự báo trước đây chưa chắc còn phù hợp ở vòng dự báo này và việc quyết định sử dụng hệ số hiệu chỉnh nào chính xác nhất để phản ánh sát thực tình hình dịch luôn là mối quan tâm mà bản thân các nhà nghiên cứu không thể giải quyết độc lập. Tất cả các kết quả đầu vào cũng như đầu ra trong quá trình Ước tính và Dự báo đều có sự đồng thuận cao từ các nhà nghiên cứu, các cơ quan chính phủ, cũng như từ các cơ quan, tổ chức quốc tế. Nhóm kỹ thuật Ước tính và Dự báo HIV/AIDS tại Việt Nam được xây dựng với sự tham gia của nhiều cơ quan chức năng như Cục Phòng, chống HIV/ AIDS, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, các đối tác song phương và đa phương, nhằm xem xét và phân tích các bộ số liệu. Các cơ quan chính phủ cũng như các tổ chức quốc tế khác tại Việt Nam cũng đều được tham khảo ý kiến nhằm đảm bảo kết quả Ước tính và Dự báo HIV/AIDS phản ánh đúng tình hình thực tế. Báo cáo này trình bày các kết quả Ước tính và Dự báo chính tại Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2015, cùng với các nguồn số liệu và các giả định được sử dụng nhằm tạo ra các kết quả ước tính dự báo này. Kết quả trong báo cáo này được trình bày trên cả các quần thể nguy cơ cao cũng như trên nhóm dân số chung tại Việt Nam, ở cả cấp độ quốc gia và cấp độ khu vực. Kết quả Ước tính và Dự báo chi tiết cho quốc gia nói chung cũng như cho các tỉnh, thành phố và khu vực riêng biệt được trình bày tại các bảng Phụ lục. 3 HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM ƯỚC TÍNH VÀ DỰ BÁO giai đoạn 2011-2015 Chương II PHƯƠNG PHÁP 2.1 Các khu vực địa lý và quần thể bao gồm trong Ước tính và Dự báo Tương tự như các vòng Ước tính và Dự báo năm 2003 và 2007, ba mức ước tính (ước tính thấp, trung bình và cao) được xây dựng trong vòng Ước tính và Dự báo 2010-2011. Việc quyết định sử dụng ba mức ước tính là do tính thiếu chắc chắn về kích cỡ các nhóm quần thể nguy cơ cao tại Việt Nam. Trong vòng Ước tính và Dự báo 2010 – 2011, cả nước được chia thành 20 khu vực địa lý khác nhau (so với 17 khu vực năm 2007 và 11 khu vực năm 2003). Mỗi khu vực bao gồm các tỉnh, thành phố có hình thái dịch tễ học tương tự nhau và có tiếp giáp về địa lý. Do số liệu HIV/AIDS đầy đủ hơn so với năm 2007, vòng Ước tính và Dự báo 2010 - 2011 đã nỗ lực để đảm bảo tất cả các tỉnh, thành phố trong một khu vực có thời gian khởi phát dịch và hình thái dịch tương tự nhau trong các quần thể giám sát. Chính vì vậy vòng Ước tính và Dự báo 2010 – 2011 có số lượng khu vực nhiều hơn so với các vòng Ước tính và Dự báo năm 2007 và 2003. Bảng 1: Danh sách các khu vực trong vòng Ước tính và Dự báo 2010 - 2011 STT Khu vực Tỉnh/Thành 1 Hà Nội 1 Hà Nội (bao gồm tất cả các quận/huyện thuộc Hà Nội trước khi Hà Nội và Hà Tây sát nhập) 2 Hà Nội 2 Hà Nội (bao gồm tất cả các huyện/thành phố thuộc Hà Tây cũ trước khi Hà Nội và Hà Tây sát nhập) 3 Hải Phòng Hải Phòng 4 Quảng Ninh Quảng Ninh 5 Nghệ An Nghệ An 6 Thanh Hóa Thanh Hóa 7 Tây Bắc Điện Biên, Lai Châu, Sơn La 8 Đông Bắc Bắc Ninh, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang 9 Miền núi phía Bắc Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ 10 Thái Nguyên Thái Nguyên 11 Đồng bằng Sông Hồng Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình 12 Bắc Trung Bộ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị 13 Duyên hải miền Trung Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên 4 HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM ƯỚC TÍNH VÀ DỰ BÁO giai đoạn 2011-2015 STT Khu vực Tỉnh/Thành 14 Khánh Hòa Khánh Hòa 15 Tây Nguyên Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng 16 Đông Nam Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu 17 Khu vực đồng bằng Sông Mê Kông Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau 18 An Giang An Giang 19 Cần Thơ Cần Thơ 20 Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh Cho mỗi mức ước tính và với mỗi khu vực, nhiễm HIV được tính toán cho từng quần thể sau đây: Người nghiện chích ma túy (NCMT): Mặc dù có một số bằng chứng cho thấy hành vi tiêm chích đang giảm xuống, số liệu giám sát trọng điểm cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NCMT tại nhiều tỉnh vẫn còn ở mức cao. Tại hầu hết các khu vực, chỉ một đường cong dịch được sử dụng trong nhóm NCMT. Tuy nhiên, tại Tp. HCM, sự xuất hiện của những người NCMT mới là bằng chứng cho thấy khả năng tồn tại của hai vụ dịch riêng biệt: vụ dịch đầu tiên xảy ra vào giữa những năm 1990 trong những người NCMT lớn tuổi, đã tiêm chích ma tuý trong một thời gian dài, và một vụ dịch khác gần đây hơn diễn ra trong nhóm người trẻ tuổi, mới bắt đầu tiêm chích ma túy trong một thời gian ngắn. Vì vậy, đối với Tp. HCM, hai đường cong dịch được xây dựng riêng biệt để phản ánh tình hình này. Phụ nữ mại dâm (PNMD): Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, tiêm chích ma túy và mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác là những yếu tố khiến nhóm phụ nữ này có nguy cơ nhiễm HIV cao. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm PNMD ở mức trên 10% và không có dấu hiệu giảm nhiều tỉnh, thành phố tại Việt Nam. Khách hàng nam giới của PNMD: Ngoài việc đặt mình vào nguy cơ nhiễm HIV cao, nhóm khách hàng nam giới của PNMD còn thúc đẩy sự lây lan HIV sang các quần thể nguy cơ thấp hơn trong cộng đồng như vợ và bạn tình của họ, những người không liên quan đến hành vi mại dâm hoặc tiêm chích ma túy. Nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM): Các hành vi tình dục nguy cơ cao như quan hệ tình dục qua đường hậu môn không được bảo vệ và sử dụng ma túy là những yếu tố khiến MSM có nguy cơ nhiễm HIV cao. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm MSM nguy cơ cao ở mức trên 10% và có thể còn tiếp tục tăng ở các thành phố lớn như Hà Nội và Tp. HCM. Quần thể nam giới (những người hiện tại không tiêm chích ma túy và không phải là khách hàng của PNMD): Thông thường, một người nam giới không vĩnh viễn là người NCMT hoặc khách hàng của PNMD. Tuy nhiên, nếu họ bị nhiễm HIV trước khi HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM ƯỚC TÍNH VÀ DỰ BÁO giai đoạn 2011-2015 dừng tiêm chích hoặc dừng việc quan hệ tình dục với PNMD, họ vẫn đóng góp một phần nhất định vào số lượng nhiễm HIV trong quần thể nam giới nói chung. Như vậy, trong vòng Ước tính và Dự báo này, nhóm quần thể nam giới bao gồm cả những người đã từng là NCMT hoặc đã từng là khách hàng của PNMD, một số đã nhiễm HIV dương tính và đóng góp vào tỷ lệ hiện nhiễm HIV. Quần thể phụ nữ: Quần thể này bao gồm các phụ nữ hiện tại không có hành vi tiêm chích ma túy cũng như các hành vi tình dục nguy cơ cao. Nhóm quần thể này bao gồm cả những phụ nữ đã từng là PNMD và/hoặc bạn tình của nhóm nam giới nguy cơ cao, một số phụ nữ trong nhóm này đã nhiễm HIV và đóng góp vào tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai. 2.2 Nguồn số liệu và các giả định chính trong vòng Ước tính và Dự báo 2010 - 2011 2.2.1. Số liệu về tỷ lệ hiện nhiễm HIV Số liệu theo thời gian từ Giám sát trọng điểm HIV đến năm 2009 và kết quả từ hai vòng Giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học (IBBS) 2006, 2009 là những nguồn dữ liệu chính để thiết lập chiều hướng dịch HIV trong vòng Ước tính và Dự báo 2010 - 2011. Nghiên cứu IBBS có thể đưa ra số liệu sát với thực tế hơn so với giám sát trọng điểm do IBBS sử dụng kỹ thuật lấy mẫu xác suất ngẫu nhiên - so sánh với việc lấy mẫu không ngẫu nhiên và có nhiều khả năng sai số của giám sát trọng điểm. Do vậy, tại các tỉnh thành triển khai nghiên cứu IBBS trong năm 2006 và 2009, số liệu IBBS được sử dụng để đối chiếu với số liệu giám sát trọng điểm (có thể bằng cách hiệu chỉnh hoặc thay thế trực tiếp số liệu giám sát trọng điểm bằng số liệu IBBS trong hai năm đó) nhằm có được các số liệu sát thực nhất về tỷ lệ hiện nhiễm. Đối với các tỉnh thành không triển khai nghiên cứu IBBS, dữ liệu giám sát trọng điểm được sử dụng chủ yếu. Các dữ liệu giám sát trọng điểm tại 40 tỉnh được đối chiếu và kiểm tra kỹ lưỡng thông qua việc thảo luận với các nhân viên giám sát. Các khoảng trống số liệu, các giá trị ngoại lai cũng như các chiều hướng dịch tễ học bất thường quan sát được từ kết quả giám sát trọng điểm được xác định và được sử dụng làm tiêu chuẩn loại trừ trong quá trình xem xét và làm sạch dữ liệu. Dựa trên thông tin được cung cấp bởi nhân viên giám sát địa phương, các tiêu chuẩn sau đây đã được áp dụng trong việc làm sạch dữ liệu: Số liệu với cỡ mẫu nhỏ hơn 30 được loại bỏ khỏi bộ số liệu Các mẫu loại trừ những người đã biết tình trạng nhiễm HIV dương tính cũng bị loại bỏ. Số liệu giám sát trọng điểm chiết xuất từ nguồn hồ sơ tư vấn và xét nghiệm HIV (HTC) cũng không được sử dụng. Ở một số tỉnh, thành phố, việc sử dụng số liệu HTC có thể dẫn đến ước tính thấp tỷ lệ hiện nhiễm trong các quần thể nguy cơ cao do những người đã biết tình trạng nhiễm HIV dương tính của mình thường không tiếp 5 6 HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM ƯỚC TÍNH VÀ DỰ BÁO giai đoạn 2011-2015 tục đến trung tâm HTC nữa. Mặt khác, việc sử dụng số liệu HTC cũng có thể đưa đến ước tính cao ở các tỉnh, thành phố khác nơi mà chương trình điều trị ARV đã được mở rộng và các trung tâm HTC được sử dụng như là các điểm sàng lọc cho những người có hành vi nguy cơ tích cực tìm kiếm dịch vụ can thiệp dự phòng. Những mẫu giám sát thu thập trong trại giam hoặc trại tạm giam cũng được loại bỏ do những mẫu này có thể bao gồm những người từ tỉnh, thành phố khác và khó xác định được họ từ đâu tới. Sự thiếu đồng nhất trong phương pháp chọn mẫu qua các năm cũng cũng được coi là yếu tố ảnh hưởng đến tính sát thực của số liệu về chiều hướng nhiễm HIV. Nếu những thay đổi trong phương pháp chọn mẫu có khả năng ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giám sát ở bất kỳ năm nào, số liệu giám sát trọng điểm của năm đó cũng sẽ bị loại bỏ. Việc quyết định loại bỏ kết quả nào được thảo luận và thống nhất với các cán bộ giám sát tuyến tỉnh và nhóm kỹ thuật. Nhằm bổ sung cho số liệu giám sát trọng điểm, một số nguồn số liệu khác như báo cáo trường hợp nhiễm HIV, số liệu HTC, các nghiên cứu cắt ngang và nghiên cứu chuyên biệt cũng được tham khảo nhằm kiểm định số liệu giám sát trọng điểm/IBBS. Các nguồn số liệu khác như báo cáo trường hợp nhiễm HIV, số liệu HTC và các nghiên cứu cắt ngang khác cũng được sử dụng để so sánh và đối chiếu nhằm kiểm định các số liệu giám sát trọng điểm / IBBS. Các giả định sau đây được áp dụng để ước tính tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong các nhóm quần thể ở vòng Ước tính và Dự báo 2010 - 2011. Người nghiện chích ma túy (NCMT): Khác với các vòng Ước tính và Dự báo trước đây chỉ sử dụng số liệu Giám sát trọng điểm và một số ít các nghiên cứu khác để thiết lập chiều hướng hiện nhiễm HIV, vòng Ước tính và Dự báo 2010 - 2011 được tiến hành khi số liệu sẵn có hơn rất nhiều, đặc biệt là số liệu từ hai vòng nghiên cứu IBBS. Với việc sử dụng kết hợp hai nguồn số liệu chủ đạo này, trong rất nhiều trường hợp có sự tương đồng với nhau, chiều hướng dịch thu được có thể coi là đáng tin cậy và sát thực hơn. Do đó, nhóm kỹ thuật quyết định sử dụng số liệu giám sát trọng điểm HIV và IBBS để trực tiếp thiết lập chiều hướng dịch trong nhóm NCMT mà không cần hiệu chỉnh. Phụ nữ mại dâm (PNMD): Tương tự như với nhóm NCMT, nhóm kỹ thuật quyết định sử dụng số liệu giám sát trọng điểm HIV và IBBS để trực tiếp thiết lập chiều hướng dịch trong nhóm PNMD mà không cần hiệu chỉnh. Khách hàng của PNMD: Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong các bệnh nhân nam mắc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (STI) từ giám sát trọng điểm được điều chỉnh giảm để ước tính tỷ lệ hiện hiện nhiễm HIV trong quần thể khách hàng nam giới của PNMD nói chung. Giá trị mặc định cho hệ số hiệu chỉnh là 0,8 dựa trên việc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan