Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dùng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10 trun...

Tài liệu Dùng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10 trung học phổ thông (chương trình chuẩn) luận văn ths. giáo dục học

.PDF
116
1967
141

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC CÙ VIỆT HÙNG SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ CHUYÊN NGÀNH : LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN LỊCH SỬ) Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Kim Đỉnh HÀ NỘI - 2012 1 MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn…………………………………………………………………….i Danh mục các chữ viết tắt…………………………………………………….ii Danh mục các bảng, biểu.................................................................................iii Mục lục.............................................................................................................iv MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .................................................................... 12 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 12 1.1.1. Khái niệm sơ đồ tư duy....................................................................... 12 1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của sử dụng sơ đồ tư duy trong môn Lịch sử theo định hướng dạy học tích cực ................................................................................ 17 1.1.3. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.............................. 20 1.1.4. Những yêu cầu cơ bản của sử dụng sơ đồ tư duy trong môn Lịch sử .. 26 1.2. Thực trạng dạy học Lịch sử nói chung và việc sử dụng sơ đồ tư duy trong môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông................................................... 29 1.2.1. Mục đích, nội dung khảo sát ............................................................... 29 1.2.2. Đối tượng khảo sát ............................................................................. 29 1.2.3. Kết quả khảo sát ................................................................................. 29 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY VÀO DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI LỚP 10 (CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN).................................................................... 37 2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10 ............................................................................................ 37 2.1.1. Vị trí, mục tiêu phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại ................... 37 2.1.2. Nội dung của phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại ...................... 41 116 2.2. Những nội dung kiến thức phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại phù hợp thiết kế sơ đồ tư duy .............................................................................. 44 2.2.1. Yêu cầu khi xác định nội dung ........................................................... 44 2.2.2. Những nội dung kiến thức phù hợp sử dụng sơ đồ tư duy ................... 46 2.3. Thiết kế sơ đồ tư duy cho phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10 .. 52 2.3.1. Sự cần thiết phải sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử thế giới cổ - trung đại lớp 10 .......................................................................................... 52 2.3.2. Cách thức thiết kế sơ đồ tư duy........................................................... 52 2.4. Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10 ....................................................................................... 56 2.4.1. Hướng dẫn học sinh thiết kế sơ đồ tư duy ........................................... 56 2.4.2. Sử dụng sơ đồ tư duy để kiểm tra bài cũ ............................................. 58 2.4.3. Sử dụng sơ đồ tư duy với các bài học kiến thức mới ........................... 58 2.4.4. Sử dụng sơ đồ tư duy với các bài ôn tập và hệ thống hóa kiến thức .... 59 2.5. Thực nghiệm sư phạm ........................................................................... 61 2.5.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................ 61 2.5.2. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm...................................................... 61 2.5.3. Đối tượng và thời gian thực nghiệm ................................................... 61 2.5.4. Nội dung và quá trình thực nghiệm..................................................... 62 2.5.5. Kết quả thực nghiệm........................................................................... 66 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 81 PHỤ LỤC.................................................................................................... 84 117 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GV Giáo viên HS Học sinh SGK Sách giáo khoa SĐTD Sơ đồ tư duy PPDH Phương pháp dạy học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông 3 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU STT Bảng 1 1.1 2 2.1 3 2.2 4 2.3 Nội dung Thống kê các phương pháp học Lịch sử của học sinh trường THPT Việt Đức Các nội dung kiến thức sử dụng sơ đồ tư duy Thống kê mức độ hứng thú của học sinh sau giờ dạy thực nghiệm và đối chứng Thống kê kết quả bài kiểm tra 10 phút trong giờ dạy học thực nghiệm và đối chứng 4 Trang 26 41 63 64 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH STT Hình 1 1.1 Nội dung Sơ đồ tư duy – Công cụ học tập hiệu quả Trang 09 (Nguồn: http://lopluyenthidaihoc.blogspot.com ) 2 1.2 Cấu trúc sơ đồ tư duy 10 3 1.3 Cách đọc sơ đồ tư duy 11 4 1.4 5 2.1 6 2.2 7 2.3 8 2.4 9 2.5 10 2.6 Biểu đồ so sánh các phương pháp học tập môn Lịch sử của học sinh trường THPT Việt Đức Các bước thiết kế sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy thành tựu văn hóa các quốc gia cổ đại phương Đông Sơ đồ tư duy điều kiện hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông Sơ đồ tư duy thể chế chính trị phương Đông cổ đại Sơ đồ tư duy thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông Biểu đồ so sánh điểm số lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 5 30 49 55 59 59 60 64 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kiến thức giữa người dạy và người học, đồng thời là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực. Giáo dục luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức cho học sinh, góp phần trang bị kiến thức cho học sinh và thắp sáng niềm tin cho thế hệ trẻ. Trong các môn học thì Lịch sử là một môn học có vị trí quan trọng trong việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh THPT. Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng đó, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “dạy học tích cực” là vấn đề cần thiết cần thực hiện ngay. Mục đích của việc làm này chính là để góp phần đổi mới PPDH, nâng cao tính trực quan sư phạm, phát huy tiềm năng cá nhân, tạo ra môi trường lí tưởng cho hoạt động dạy học, “hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động” của HS. Sơ đồ tư duy được mệnh danh là "công cụ vạn năng cho bộ não", là phương pháp ghi chú đầy sáng tạo, hiện đang được hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng, đã và đang đem lại những hiệu quả thực sự đáng kinh ngạc, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và kinh doanh. Lập sơ đồ tư duy là một cách thức cực kỳ hiệu quả để ghi chú, tổng kết dữ liệu, hợp nhất các thông tin từ các nguồn nghiên cứu khác nhau, giúp liên kết các ý tưởng và tạo các kết nối với các ý khác.Trong dạy học lịch sử, việc sử dụng sơ đồ tư duy huy động tối đa tiềm năng của não bộ, giúp học sinh học tập tích cực, hỗ trợ hiệu quả các phương pháp dạy học. Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, giáo viên giúp học sinh có thói quen tự tay ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một sự 6 kiện, một chủ đề lịch sử đã đọc, đã học theo cách hiểu của học sinh với dạng sơ đồ tư duy, đồng thời phát triển khả năng thẩm mỹ cho học sinh. Một thực tế cho thấy, hiện nay môn Lịch sử vẫn là một môn học khô khan, khó nhớ, không hấp dẫn vì có quá nhiều sự kiện phải ghi nhớ, và học sinh chưa biết sử dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn như thế nào. . Trong khi đó, không ít giáo viên lịch sử vẫn chủ yếu sử dụng các phương pháp truyền thống vào dạy học. Khi được hỏi thì hiện nay phần lớn các em học sinh THPT đều cho rằng rất sợ học lịch sử vì theo suy nghĩ của các em khi học lịch sử sẽ phải thuộc, phải ghi nhớ hết các sự kiện, các kiến thức lịch sử. Vì vậy, các em đều chọn cách học thuộc lòng, cố ghi nhớ từng sự kiện mà không hiểu được bản chất, ý nghĩa của sự kiện lịch sử đó. Vậy làm sao để giảm áp lực cho học sinh trong quá trình học Lịch sử, làm sao để học sinh có thể dễ dàng ghi nhớ, tự hệ thống hóa kiến thức một cách logic? Sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh làm được điều đó. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10 trung học phổ thông (chương trình chuẩn)” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy (Mindmap) đã được phát triển trên thế giới vào cuối thập niên 60 của thế kỷ XX bởi tác giả Tony Buzan, như là một cách để giúp học sinh “ghi lại bài giảng” mà chỉ cần dùng các từ khóa và hình ảnh, cách ghi chép này sẽ nhanh hơn, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn. Tony Buzan là nhà văn, nhà thuyết trình, cố vấn hàng đầu thế giới cho các chính phủ, doanh nghiệp, ngành nghề, trường học về não bộ, kiến thức và những kỹ năng tư duy. Ông là nhà sáng lập Sơ đồ tư duy, công cụ tư duy thường được gọi là “Công cụ vạn năng của bộ não” [6, tr.48]. Ông đã trở thành ngôi sao truyền thông quốc tế, xuất hiện với vai trò trung tâm giới thiệu 7 và đồng sản xuất các chương trình phim: Sử dụng trí tuệ của bạn (Use your Head) (BBC TV); loạt phim Tư duy mở rộng (Open Mind) (ITV); Chiếc khung cửi thần thánh (phim tài liệu dài một tiếng về não bộ) và nhiều chương trình Talkshow khác. Ông còn sáng lập giải vô địch trí nhớ thế giới Memoriad, giải vô địch đọc nhanh thế giới và đồng sáng lập giải Olympic Thể thao trí tuệ đã thu hút 25.000 người từ 74 quốc gia trên khắp thế giới đăng ký tham gia. Tony Buzan còn là người đi đầu trong lĩnh vực về não và phương pháp học tập với hơn 80 tác phẩm với tổng cộng hơn 3 triệu bản đã được bán ra. Nhiều cuốn sách và những sản phẩm đã giành được những thành công lớn ở hơn 100 nước với hơn 30 ngôn ngữ. Ông còn là giảng viên hàng đầu trong lĩnh vực này. Tony Buzan được coi là “thầy phù thủy hàng đầu về lĩnh vực tư duy” với nhiều bài thuyết giảng cho đông đảo khán giả thuộc mọi độ tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội. Tại Việt Nam, sơ đồ tư duy Mindmap được biết đến một cách rộng rãi vào đầu thập niên thế kỷ XXI. Tháng 3/2006, đài truyền hình Việt Nam đã tổ chức một phóng sự về hoạt động nghiên cứu và phổ biến sơ đồ tư duy Mindmap. Ở nước ta, đã có nhiều người nghiên cứu và vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy trong dạy học như tiến sĩ Trần Đình Châu. Ông đã mạnh dạn giới thiệu phương pháp học tập thông qua sử dụng sơ đồ tư duy. Theo tiến sĩ Trần Đình Châu thì hình thức học tập bằng việc sử dụng sơ đồ tư duy sẽ giúp “học sinh học được phương pháp học mới, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy” [20, tr.28]. PGS.TS Lương Thị Lệ Hằng cũng đã có một bài viết “Hệ thống hóa bài học Vật lý với sơ đồ tư duy” đăng trên tạp chí Giáo dục kỳ 1 tháng 3 năm 2010. Nội dung bài viết chủ yếu giới thiệu về cách thức sử dụng sơ đồ tư duy trong hệ thống hóa kiến thức của môn Vật lý lớp 8. Tác giả cho rằng “hoạt động học sẽ có hiệu quả nếu người hoc có thể hình 8 thành cho mình những mối liên hệ giữa các khái niệm, quy luật, cách thức…để từ đó ghi nhớ và tái hiện tài liệu học tập tốt hơn” [3, tr.15], và sơ đồ tư duy Mindmap là một công cụ quan trọng cho việc hệ thống hóa kiến thức bài học. Tiến sĩ Hoàng Thanh Tú cũng giới thiệu về phương pháp học tập Lịch sử có sử dụng sơ đồ tư duy trong cuấn sách “Phương pháp ôn tập Lịch sử ở trường trung học phổ thông”. Nội dung cuấn sách chủ yếu giới thiệu về cách thức ôn tập bằng sơ đồ tư duy “Người học sẽ biết cách ôn tập để ghi nhớ hiệu quả hơn và chuẩn bị tốt cho thi cử, kiểm tra; đặc biệt người học cũng được hướng dẫn sử dụng sơ đồ tư duy để tăng cường khả năng ôn tập; giảm đi nỗi sợ hãi và chán ghét thi cử ôn tập” [4, tr.27]. Những công trình này cũng chính là nguồn tài liệu vô cùng quý giá, là những căn cứ, gợi ý có giá trị cho chúng tôi thực hiện luận văn này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quy trình sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử nói chung và dạy học phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10 nói riêng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: đề tài đề xuất cho giáo viên quy trình thiết kế và hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử. - Về chương trình: Vận dụng vào phần lịch sử thế giới cổ đại và trung đại - lớp 10. - Về hình thức tổ chức dạy học: các bài học lịch sử nội khóa trên lớp. - Về thực nghiệm sư phạm: tiến hành thực nghiệm trong dạy học lịch sử lớp 10 tại trường THPT Việt Đức - Hà Nội. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của sơ đồ tư duy, đề tài lựa chọn nội dung và đề xuất cách thức thiết kế, sử dụng sơ đồ tư duy vào phần Lịch 9 sử thế giới c ổ đại và trung đại lớp 10, chương trình chuẩn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông. 4.2. Nhiệm vụ - Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc thiết kế sơ đồ tư duy và những yêu cầu cần thiết khi sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học môn Lịch sử. - Khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học lịch sử nói chung, thực trạng thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Lịch sử nói riêng. - Nghiên cứu nội dung phần Lịch sử thế giới c ổ đại và trung đại lớp 10 và đề xuất phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học Lịch sử. - Thực nghiệm và đánh giá tính hiệu quả của việc xây dựng, sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học môn Lịch sử. 5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở phương pháp luận Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta về lịch sử, giáo dục. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận: đọc và phân tích, tổng hợp tài liệu sách báo, tạp chí, internet… về tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học Lịch sử; phân tích nội dung chương trình, SGK lớp 10. - Nghiên cứu thực tiễn: quan sát, dự giờ, trao đổi với giáo viên, học sinh, điều tra xã hội học để đánh giá về thực trạng ứng dụng SĐTD trong dạy học Lịch sử ở trường THPT. - Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ tư duy đối với chất lượng giảng dạy và học tập của học sinh, và đối chứng kết quả nghiên cứu của luận văn. 6. Giả thuyết khoa học Nếu giáo viên quan tâm đến việc sử dụng sơ đồ tư duy (Minmap) theo cách thức được đề xuất trong luận văn sẽ phát huy tính tích cực học tập của học 10 sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử nói chung, dạy học phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10 (chương trình chuẩn) nói riêng. 7. Đóng góp của đề tài Thực hiện tốt những nhiệm vụ đề ra, luận văn góp phần: - Khẳng định vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử ở trường THPT. - Đánh giá được thực trạng dạy học LS nói chung, thực trạng sử dụng SĐTD trong môn LS nói riêng. - Đề xuất phương phương pháp da ̣y h ọc sử dụng SĐTD nhằ m góp phầ n nâng cao chấ t lươ ̣ng da ̣y và ho ̣c môn ho ̣c hiê ̣n nay ở trường phổ thô ng 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: làm phong phú thêm lí luận PPDHLS nói chung và vấn đề thiết kế, sử dụng SĐTD trong dạy học lịch sử ở trường THPT nói riêng. - Ý nghĩa thực tiễn: là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường Cao đẳng Sư phạm, Đại học Sư phạm, Đại học Giáo dục; GV môn LS và bản thân tác giả luận văn vận dụng trong quá trình dạy học lịch sử ở trường THPT. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 02 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông Chương 2: Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học phần Lịch sử thế giới cổ - trung đại lớp 10 (chương trình chuẩn) 11 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm sơ đồ tư duy 1.1.1.1. Tư duy Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính chất quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. Đặc điểm của tư duy: - Là một quá trình hoạt động nhận thức có mở đầu, diễn biến, kết thúc rõ ràng. - Tư duy phản ánh những mối liên hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng mà ta chưa biết. - Tư duy có khả năng đi sâu vào nhiều sự vật, hiện tượng nhằm vạch ra những thuộc tính chung, những mối quan hệ có quy luật chung. - Nhờ tính trừu tượng và khách quan của tư duy mà con người có khả năng nhìn xa hơn trong tương lai. Như vậy, việc phát triển tư duy cũng là phát triển trí tuệ cho học sinh. Trong hoạt động dạy và học, phát triển trí tuệ là góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của hoạt động giáo dục trong nhà trường. 1.1.1.2. Trí nhớ Trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá nhân dưới hình thức biểu tượng bằng cách ghi nhớ, gìn giữ và làm xuất hiện lại những điều mà con người đã trải qua. Đặc điểm của trí nhớ: 12 - Là một quá trình tâm lý, mở đầu theo yêu cầu của hành động và kết thúc khi đã xây dựng xong biểu tượng của sự vật, hiện tượng. - Trí nhớ phản ánh những kinh nghiệm đã trải qua của con người, những hình ảnh cụ thể, những rung động cảm xúc, tư tưởng. - Trí nhớ phản ánh các sự vật, hiện tượng đã tác động vào ta trước đó mà không cần có bản thân chúng trong hiện tại. Trí nhớ trải qua ba giai đoạn: Giai đoạn 1: thông qua khí quan cảm giác, lưu thông tin vào bộ não, gọi là “học thuộc”. Giai đoạn 2: đây là giai đoạn bảo tồn những thông tin đã thu được vào trong trí nhớ. Giai đoạn 3: đây là giai đoạn nhận thức và tái hiện khi cần lấy những thông tin cần thiết ra. Căn cứ vào thời gian củng cố và gìn giữ tài liệu, trí nhớ hay ghi nhớ có ba hình thức đó là: ghi nhớ tức thời, ghi nhớ ngắn hạn, ghi nhớ dài hạn. Ba hình thức đó của ghi nhớ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Muốn ghi nhớ lâu thì phải dựa vào ghi nhớ ngắn hạn, muốn ghi nhớ ngắn hạn phải dựa vào ghi nhớ tức thời. Vì vậy, muốn củng cố ghi nhớ thì phải thường xuyên ôn tập. Vì vậy, trí nhớ có vai trò quan trọng trong đời sống con người, là điều kiện không thể thiếu được để con người có đời sống tâm lý bình thường, ổn định, lành mạnh, là điều kiện để con người có và phát triển các chức năng tâm lý bậc cao. Trong học tập Lịch sử, nếu như học sinh chỉ học bằng phương pháp học thuộc thì mới trải qua một giai đoạn của quá trình ghi nhớ vì thế sự ghi nhớ sẽ không được lâu bền. Nhiệm vụ chính của giáo viên là cần tạo được hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc đặt các câu hỏi gợi mở có liên quan tới kiến thức đang học, đồng thời cần dạy học sinh phương pháp ghi nhớ tài liệu 13 nhanh và dễ nhất. Và thực tế đã chứng minh rằng sơ đồ tư duy chính là một công cụ hữu ích của trí nhớ. 1.1.1.3. Khái niệm sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy là một kỹ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp, tương thích với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp con người khai phá tiềm năng của bộ não. Sơ đồ tư duy giúp con người: ghi nhớ, quản lý, sáng tạo, lập kế hoạch...và thành công trong cuộc sống. Sơ đồ tư duy là một công cụ của tổ chức tư duy, đây là phương pháp dễ nhất để truyền tải thông tin vào bộ não và đưa thông tin ra ngoài bộ não của bạn. Sơ đồ tư duy là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo, hiệu quả theo đúng nghĩa của nó “sắp xếp” ý nghĩ của con người. Hình 1.1. Sơ đồ tư duy – Công cụ học tập hiệu quả (Nguồn: http://lopluyenthidaihoc.blogspot.com ) 14 Sơ đồ tư duy cũng được so sánh với bản đồ của thành phố. Trung tâm của sơ đồ tư duy cũng giống như trung tâm của thành phố, đại diện cho tư tưởng trung tâm của chính sơ đồ tư duy. Các con đường chính là các nhánh nhỏ của sơ đồ tư duy nó chia ra từ trung tâm của thành phố hay chính là trung tâm của ý tưởng sáng tạo. Sơ đồ tư duy - một thiết kế hướng dẫn, là một khái niệm rất có ý nghĩa trong giáo dục vì nó đem lại một cách tiếp cận mới trong việc kiến tạo ý tưởng, kiến thức và suy nghĩ, vì vậy nó luôn đổi mới và làm chuyển biến mối tương tác giữa giáo viên và người học. 1.1.1.4. Cấu trúc của sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy có cấu trúc là các hình ảnh, đường nét, màu sắc. Ở giữa sơ đồ là ý tưởng hay hình ảnh trung tâm (A). Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho ý chính và đều được nối với trung tâm (A1, A2, A3, A4...). Từ các nhánh này lại được phân thành các nhánh nhỏ (B1, B2, B3, B4...) kết nối từ các nhánh A1, A2, A3, A4...Từ các nhánh nhỏ này lại được phân thành nhiều nhánh nhỏ hơn (C1, C2, C3, C4...) nhằm nghiên cứu vấn đề ở mức sâu hơn nữa. Nhờ vậy “sơ đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi rộng mà một bản liệt kê các ý tưởng thông thường không thể làm được” [04,tr. 208]. Cấu trúc này được cụ thể như sau: Hình 1.2. Cấu trúc sơ đồ tư duy 15 Cách viết trong sơ đồ tư duy không giống cách viết thông thường, sơ đồ tư duy không viết từ trái sang phải, từ trên xuống dưới theo kiểu truyền thống. Thay vào đó sơ đồ tư duy được vẽ, viết, đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. Do đó, chúng ta sẽ thấy các từ ngữ bên trái sơ đồ tư duy sẽ được đọc từ phải sang trái (bắt đầu từ phía trong di chuyển ra phía ngoài). Sau đây là hình vẽ hướng dẫn cách đọc một sơ đồ tư duy: Hình 1.3. Cách đọc sơ đồ tư duy Các kết cấu chính I, II, III, IV trong sơ đồ tư duy phía trên được gọi là bốn nhánh chính. Và từ các nhánh chính này lại được chia thành các nhánh nhỏ hơn nữa. Khi đọc chúng ta sẽ đọc từ trong ra ngoài, đọc theo chiều kim đồng hồ: bắt đầu từ nhánh I, nhánh II, nhánh III và nhánh IV. Trong nhánh I và II, khi đọc các nhánh nhỏ hơn cần lưu ý đọc từ trên xuống dưới theo chiều kim đồng hồ. Trong nhánh III và IV, khi đọc các nhánh nhỏ hơn cần lưu ý đọc từ trên xuống dưới nhưng theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. 16 1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của sử dụng sơ đồ tư duy trong môn Lịch sử theo định hướng dạy học tích cực 1.1.2.1. Vai trò của sử dụng sơ đồ tư duy trong môn Lịch sử Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ giúp thay đổi cách giảng dạy từ Thầy đọc - trò chép sang cách tiế p câ ̣n kiến tạo kiến thức và suy nghĩ . Ý tưởng là sơ đồ tư duy được xây dựng theo quá trình từng bước khi giáo viên và người học tương tác với nhau. Vì đây là một hoạt động vừa mang tính phân tích vừa mang tính nghệ thuật, nó làm cho bộ não hoạt động một cách đa dạng, huy động hết các chức năng nhận thức của nó. Với đặc điểm đơn giản và thú vị, sơ đồ tư duy có thể được sử dụng trong nhiều ngành học, môn học, nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. * Đối với học sinh: Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép có sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa kiến thức theo chủ đề. Vì vậy, sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh trong việc hệ thống và ghi nhớ các kiến thức lịch sử. Màu sắc và hình ảnh trong sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh ghi nhớ kiến thức lịch sử một cách dễ dàng. Sơ đồ tư duy còn giúp học sinh trong việc hệ thống hóa kiến thức môn lịch sử, để hệ thống hóa được kiến thức lịch sử học sinh cần phải nắm vững được những nội dung kiến thức rất dài bao gồm các sự kiện lịch sử, một bài, một chương, một phần. Sơ đồ tư duy có cấu trúc là sự liên kết giữa ý tưởng trung tâm với các nhánh nhỏ với nhau, vì vậy nhìn vào sơ đồ tư duy học sinh có thể ghi nhớ, hệ thống hóa kiến thức môn lịch sử một cách dễ dàng theo từng bài, từng chương, từng phần. Sơ đồ tư duy còn giúp cho việc phát triển tư duy cho học sinh. Với đặc điểm là một kỹ thuật hình họa có sự kết hợp của đường nét, hình ảnh, màu sắc, từ ngữ sẽ rất phù hợp với hoạt động và chức năng của bộ não. Vì 17 thế, sơ đồ tư duy sẽ tạo điều kiện cho học sinh phát triển lối tư duy sáng tạo và mạch lạc. Khác với văn bản viết trình bày nội dung theo cách tuần tự, sơ đồ tư duy không những biểu thị sự kiện mà còn cho thấy mối liên hệ giữa các sự kiện với nhau, nhờ đó giúp người học hiểu sâu hơn về các chủ đề lịch sử. Sơ đồ tư duy còn giúp học sinh phát triển khả năng thẩm mỹ. Do việc thiết kế sơ đồ tư duy phải bố cục màu sắc, đường nét, các nhánh sao cho đẹp, sắp xếp các ý tưởng một cách khoa học, xúc tích, hợp lí, dễ đọc, dễ tiếp thu. Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ tạo ra một phương pháp ghi chép hoàn toàn mới cho học sinh. Sơ đồ tư duy là một phương pháp hoàn toàn mới có sử dụng màu sắc, hình ảnh và ghi chép những nội dung chính. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử sẽ giúp học sinh hình thành cho mình một phương pháp tự học, tự ôn tập kiến thức môn Lịch sử . * Đối với giáo viên: Dạy học là một trong những nghề quan trọng nhất của xã hội vì người thầy chịu trách nhiệm về tri thức - nguồn tài nguyên quý giá nhất trong các nguồn tài nguyên. Nếu bộ não hoạt động đồng bộ và tạo dựng những kết cấu khổng lồ trên cơ sở tri thức sẵn có thì vai trò của người thầy lại càng quan trọng hơn, và khi cơ sở tri thức này sai lầm hay yếu kém thì người học càng học bao nhiêu, toàn thể kết cấu sẽ càng có nhiều khẳ năng sụp đổ bấy nhiêu. Vì vậy, mọi người thầy cần hiểu bài học đầu tiên phải dạy cho học trò là: hiểu biết trí tuệ, học cách học - thậm chí là trước khi học đọc, học viết và học số. Đối với giáo viên, sơ đồ tư duy có ý nghĩa và vai trò như sau: Sơ đồ tư duy giúp giáo viên biết cách gợi hứng thú cho người học một cách tự nhiên, nhờ đó giúp học sinh tiếp thu được nhiều hơn và tích cực hơn trong lớp. Sơ đồ tư duy làm cho bài học cũng như cách trình bày bài học ngẫu hứng, sáng tạo và lý thú hơn đối với cả giáo viên và học sinh. 18 Sơ đồ tư duy làm cho bài dạy trở nên rõ ràng, mạch lạc hơn, do đó sơ đồ tư duy trở thành một công cụ hữu hiệu giúp người dạy nhìn nhận vấn đề nhanh hơn, có được cái nhìn tổng quát về vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhờ sơ đồ tư duy mà ghi chú của giáo viên trở nên linh hoạt, tùy biến, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Trong thời đại mà mọi thứ đều thay đổi và phát triển nhanh chóng, giáo viên cần có khả năng làm mới, đồng thời bổ sung ghi chú bài giảng một cách dễ dàng và nhanh chóng. 1.1.2.2. Ý nghĩa của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử Việc sử dụng sơ đồ tư duy có ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng các mục tiêu về: Về kiến thức, sơ đồ tư duy giúp huy động tối đa tiềm năng của bộ não, giúp học sinh ôn tập, hệ thống hóa, ghi nhớ kiến thức một cách nhanh nhất. Về kỹ năng, học sinh thường xuyên tự lập sơ đồ tư duy sẽ phát triển khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế phải bố cục màu sắc, đường nét các nhánh sao cho đẹp, sắp xếp các ý tưởng khoa học, súc tích. Về thái độ, giúp học sinh rèn luyện thái độ học tập tích cực, nghiêm túc. 1.1.2.3.Hạn chế của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học là một phương pháp dạy học rất mới và rất nhiều ưu điểm .Tuy nhiên sử dụng sơ đồ tư duy cũng có những hạn chế như sau: Việc xây dựng sơ đồ tư duy cũng tốn kém tương đối thời gian của cả giáo viên và học sinh. Để hướng dẫn học sinh xây dựng được sơ đồ tư duy giáo viên cũng mất nhiều thời gian hơn từ bước chuẩn bị đến bước trực tiếp hướng dẫn cách thực hiện. Cũng có một số ý kiến của các em học sinh cho rằng : “ sơ đồ tư duy chỉ chủ yếu là thích hợp cho hình thức ôn tập đề kiểm tra trắc 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất