Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dự án ra mắt sản phẩm dimsum mới dành cho trẻ em giai đoạn pre launch...

Tài liệu Dự án ra mắt sản phẩm dimsum mới dành cho trẻ em giai đoạn pre launch

.DOCX
57
1
93

Mô tả:

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING DỰ ÁN RA MẮT SẢN PHẨM DIMSUM MỚI DÀNH CHO TRẺ EM (GIAI ĐOẠN PRE LAUNCHING) Sinh viên: Sơn Nhật Khanh Chuyên ngành: Marketing Khóa: 43 GVHD: Th.S Nguyễn Công Dũng NĂM 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING DỰ ÁN RA MẮT SẢN PHẨM DIMSUM MỚI DÀNH CHO TRẺ EM (GIAI ĐOẠN PRE LAUNCHING) Sinh viên: Sơn Nhật Khanh Chuyên ngành: Marketing Khóa: 43 GVHD: Th.S Nguyễn Công Dũng NĂM 2020 LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của riêng bản thân, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ tận tình từ Công ty Cổ phần thực phẩm CJ Cầu Tre và các thầy cô tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến tập thể những giảng viên trường Đại học Kinh tế đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và kỹ năng cả cơ bản lẫn chuyên sâu để giúp tác giả có nền tảng sơ lược vững chắc. Tác giả cũng xin cảm ơn thầy Nguyễn Công Dũng đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dạy và tạo động lực giúp tác giả thực hiện hoàn thiện báo cáo này. Cảm ơn các anh/chị phòng Marketing thuộc Công ty Cổ phần thực phẩm Cầu tre đã nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm cũng như góp ý trực tiếp những thiếu sót của tác giá trong khoảng thời gian thực tập tại đây. Trong suốt quá trình viết và làm bài luận, tác giả khó có thể tránh được những sai phạm và hạn chế, rất mong nhận được những lời khuyên chân thành và ý kiến từ quý thầy cô và các anh chị trong công ty để có thể hoàn thiện đề tài một cách đầy đủ và hoàn thiện nhất. Xin chân thành cảm ơn. Sinh viên thực tập Sơn Nhật Khanh LỜI CAM KẾT Tôi xin cam kết bài báo cáo với đề tài: “Dự án ra mắt sản phẩm dimsum mới dành cho trẻ em - giai đoạn pre launch” là do bản thân tôi viết và không sao chép từ bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. (This report has been written by me and has not received any previous academic credit at this or any other institution). TP. Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 10 năm 2020 Ký tên Sơn Nhật Khanh TÓM LƯỢC Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển, nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm có xu hướng tăng cao, cùng với sự phát triển nhảy vọt của đối thủ cạnh tranh, việc thực hiện chiến lược thu hút thêm đối tượng khách hàng mới và tăng thị phần sở hữu là một trong những mục tiêu quan trọng của thương hiệu Cầu Tre. Đây là đề tài nghiên cứu về tính khả thi của dự án tung ra thị trường một sản phẩm há cảo mới dành riêng cho phân khúc khách hàng trẻ em từ 5 đến 12 tuổi. Để thực hiện bài nghiên cứu trên, tác giả đã tiến hành theo quy trình những mục tiêu cụ thể như sau: phân tích và đánh giá tổng quan thị trường dimsum tại Việt Nam; xem xét, cân nhắc cơ hội thâm nhập vào ngách thị trường dành cho trẻ nhỏ. Tác giả đã thực hiện khảo sát định tính theo hình thức phỏng vấn sâu để tìm ra insight cũng như những nhu cầu, mong muốn và vấn đề cần phải giải quyết, sau đó lập bảng chân dung đặc điểm của nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng mà sản phẩm sẽ hướng đến. Sau khi tiến hành phân tích các dữ liệu mô tả và có được bản phác họa chân dung khách hàng, tác giả đã đưa ra một vài ý tưởng gợi ý cho quá trình hình thành sản phẩm mới. Thông qua bước sàng lọc và chọn ra ý tưởng phù hợp nhất, tác giả bắt đầu xây dựng concept sản phẩm, áp dụng marketing mix để đưa ra những quyết định về giá, kênh phân phối và các chiến lược xúc tiến, chiêu thị và cuối cùng giới thiệu sản phẩm mới – há cảo hồng ngọc cho bé ra thị trường. Trong quá trình thực hiện 4P, riêng phần Promotion do thời gian có hạn nên tác giả chỉ tập trung đề xuất những hoạt động, công việc thực hiện trong giai đoạn Pre launch. Hi vọng dự án này sẽ đem lại những thành công tốt đẹp và đạt được những mục tiêu doanh số đã đề ra trong tương lai. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ CAM KẾT.................................................................................................................................. TÓM LƯỢC............................................................................................................................... BẢNG ĐÁNH GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP........................................................................... BẢNG ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN........................................................... DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH......................................................................... DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................................... MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1 i. Bối cảnh thực tập............................................................................................................1 ii. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................1 iii. Phương pháp thực hiện...................................................................................................1 iv. Bối cục khóa luận............................................................................................................2 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP........................................................................ 3 1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần thực phẩm CJ Cầu Tre..................................................3 1.1.1 Giới thiệu tổng quan...............................................................................................3 1.1.2 Tầm nhìn.................................................................................................................3 1.1.3 Nhiệm vụ, sứ mệnh................................................................................................3 1.1.4 Ngành hàng kinh doanh........................................................................................4 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển..................................................................................... 5 1.3 Cơ cấu tổ chức phòng ban................................................................................................6 1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh..................................................................................... 6 1.5 Kết luận chương 1............................................................................................................7 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU....................................................8 2.1 Giới thiệu tổng quan về thị trường dimsum tại Việt Nam..............................................8 2.1.1 Thị phần và tốc độ tăng trưởng...............................................................................8 2.1.2 Đặc điểm khách hàng...............................................................................................9 2.1.3 Xu hướng mới và phổ biến trên thị trường dimsum tại Việt Nam và trên thế giới 10 2 1.4 Đánh giá chủ quan về tiềm năng của thị trường dimsum đóng gói tại Việt Nam11 2.2 Tìm hiểu về thị trường dimsum dành cho trẻ em tại Việt Nam......................................................................................................................................11 2.2.1 Sự sẵn có của thị trường........................................................................................11 2.2.2 Những thị trường thực phẩm liên quan dành cho trẻ em tại Việt Nam................12 2.2.3 Đánh giá tính khả thi của thị trường......................................................................13 2.3 Tổng quan về đối thủ cạnh tranh..................................................................................13 2.3.1 Những quán ăn dimsum đường phố......................................................................13 2.3.2 Những thương hiệu dimsum nổi tiếng trên thị trường...........................................14 2.3.2.1 Vissan..............................................................................................................14 2.3.2.2 Agrex SAIGON...............................................................................................15 2.3.3 Đánh giá về các đối thủ.........................................................................................16 2.4 Nghiên cứu, phân tích và nhận diện chân dung khách hàng mục tiêu......................... 17 2.4.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................17 2.4.2 Những tiêu chuẩn về đáp viên...............................................................................17 2.4.3 Phạm vi và hình thức nghiên cứu..........................................................................17 2.4.4 Hạn chế của nghiên cứu........................................................................................18 2.4.5 Kết quả của nghiên cứu.........................................................................................18 2.5 Cơ hội cho sản phẩm mới............................................................................................. 21 2.6 Kết luận chương 2.........................................................................................................22 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP – TIẾN HÀNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI...23 3.1 Unmet needs của thị trường.......................................................................................... 23 3.2 Phân tích SWOT............................................................................................................23 3.2 Insight...........................................................................................................................25 3.4 Các ý tưởng phát triển sản phẩm mới...........................................................................25 3.4.1 Ý tưởng 1................................................................................................................25 3.4.2 Ý tưởng 2................................................................................................................25 3.4.3 Ý tưởng 3................................................................................................................26 3.4.4 Ý tưởng 4................................................................................................................26 3.5 Chọn lọc ý tưởng...........................................................................................................26 3.6 Chiến lược Marketing mix............................................................................................ 27 3.6.1 Chiến lược sản phẩm – Product..............................................................................27 3.6.2 Chiến lược giá – Price............................................................................................28 3.6.3 Chiến lược phân phối – Place.................................................................................29 3.6.3.1 Kênh truyền thống...........................................................................................29 3.6.3.2 Kênh hiện đại..................................................................................................30 3.6.4 Chiến lược xúc tiến – Promotion............................................................................31 3.6.4.1 Mục tiêu Marketing.........................................................................................31 3.6.4.2 Định vị.............................................................................................................31 3.6.4.3 Giai đoạn Pre – launching...............................................................................32 3.6.4.4 Dự kiến KPIs...................................................................................................33 3.7 Kết luận chương 3..........................................................................................................33 KẾT LUẬN..........................................................................................................................34 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................35 PHỤ LỤC 1. NHẬT KÝ THỰC TẬP.................................................................................36 PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐẠO VĂN..............................................................42 PHỤ LỤC 3. BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH..........................................43 MỤC LỤC BẢNG Bảng 2.1 Chân dung khách hàng mục tiêu..............................................................................18 Bảng 3.1 Phân tích SWOT của thương hiệu Cầu Tre.............................................................23 Bảng 3.2 Hệ thống các đại lý, nhà cung cấp dự kiến phân phối.............................................30 Bảng 3.2 Hệ thống các đơn vị dự kiến phân phối...................................................................30 Bảng 3.3 Hệ thống các chuỗi cửa hàng tiện lợi dự kiến phân phối.........................................31 MỤC LỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Cơ cấu phòng Marketing của Công ty Cổ phần thực phẩm Cầu Tre.......................6 Sơ đồ 3.1 Perceptual Map của thương hiệu Cầu Tre..............................................................32 MỤC LỤC HÌNH Hình 1.1 Giá trị cốt lõi của CJ Cầu Tre.....................................................................................4 Hình 1.2 Một số sản phẩm chính của Cầu Tre..........................................................................4 Hình 2.1 Há cảo ăn liền cho bé Toyo Suisan..........................................................................12 Hình 2.2 Một số loại há cảo đường phố..................................................................................14 Hình 2.3 Một số sản phẩm há cảo phổ biến của Vissan..........................................................15 Hình 2.4 Một số sản phẩm của Agrex SAIGON.....................................................................16 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TPHCM – Thành phố Hồ Chí Minh GDP – Tổng thu nhập bình quân đầu người CJ – CheilJedang SATRA - Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn USD – Đô la Mĩ KPIs – Key Performance Indicator, chỉ số đánh giá hiện thực công việc. Ads – Quảng cáo KOL – Key Opinion Leader 1 MỞ ĐẦU i. Bối cảnh thực tập Sau hơn ba năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, tác giả đã được các thầy cô truyền dạy các kiến thức cơ bản và chuyên ngành về lĩnh vực Marketing, tuy nhiên vẫn còn tồn đọng nhiều vướng mắc và mâu thuẫn vì chưa có cơ hội được trải nghiệm thực tế. Khi bắt đầu thực hiện học kỳ doanh nghiệp và nhận được giấy giới thiệu thực tập từ trường, định hướng được đam mê của bản thân, tác giả đã nộp đơn và được nhận vào làm thực tập sinh tại phòng Marketing của Công ty Cổ phần thực phẩm CJ Cầu Tre - một doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thực phẩm đông lạnh chế biến, có môi trường làm việc năng động, mang tính toàn cầu và văn hóa công ty đề cao sự đổi mới, sáng tạo. Tác giả hi vọng rằng những trải nghiệm thực tế tại đây sẽ không chỉ giúp tác giả hoàn thiện báo cáo thực tập mà còn mang đến những bài học kinh nghiệm, những kiến thức thực tiễn quý giá mà tác giả có thể áp dụng trong con đường sự nghiệp tương lai sau này. ii. Lý do chọn đề tài Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh cùng với sự ổn định của chính trị và các yếu tố khách quan vĩ mô khác dẫn đến thu nhập của người dân ngày càng tăng, mức sống và nhu cầu cho thực phẩm cũng vì thế ngày một được nâng cao. Thị trường thực phẩm Việt Nam từ lâu đã sở hữu những lợi thế và tiềm năng vô hạn, là một mỏ vàng thô với nhiều phân khúc khách hàng chưa được khai thác và đầu tư triệt để, trong đó có ngách thị trường dành cho những đối tượng nhỏ tuổi. Để tìm hiểu về độ lớn, quy mô cũng như khả năng thâm nhập và tiềm năng lợi nhuận của nhóm đối tượng mục tiêu nói trên chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài này. iii. Phương pháp thực hiện Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu và phân tích định tính, thu thập các dữ liệu thứ cấp từ các sách báo, báo cáo, tài liệu chuyên môn và từ những bài báo cáo trước đây. Phần dữ liệu sơ cấp, tác giả tìm hiểu, quan sát thực tế tại các địa điểm khác nhau và thực hiện phỏng vấn thu thập thông tin trực tiếp từ các đáp viên cũng như nhân viên trong nội bộ công ty, từ đó thông qua các phương pháp phân tích mô tả dữ liệu định tính, đưa ra những phát hiện mới và cuối cùng đề xuất những giải pháp có thể thực hiện. iv. Bố cục khóa luận Bài báo cáo được chia làm ba chương:  Chương 1: Giới thiệu sơ lược về Công ty Cổ phần thực phẩm CJ Cầu Tre cũng như tình hình kinh doanh và các yếu tố khác.  Chương 2: Phân tích, nghiên cứu thực trạng thị trường thực phẩm nói chung và thị trường dimsum nói riêng tại Việt Nam, nêu ra vài nét về các đối thủ cạnh tranh trực tiếp cũng như những dòng sản phẩm hiện tại của họ. Cuối cùng là bảng phác thảo chân dung đối tượng khách hàng mục tiêu tiềm năng cho sản phẩm sắp được phát triển.  Chương 3: Quy trình phát triển sản phẩm mới, các bước thực tế trong giai đoạn tung hàng và dự đoán những chỉ tiêu đạt được. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP 1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần thực phẩm CJ Cầu Tre 1.1.1 Giới thiệu tổng quan Công ty CJ Cầu Tre, có tiền thân là xí nghiệp Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre – là một trong những đơn vị thuộc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA). Sở hữu lịch sử lâu đời với bề dày kinh nghiệm hơn 30 năm phát triển và hoạt động, CJ Cầu Tre là một trong những thương hiệu lớn, có uy tín và nổi bật trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm chế biến và được xem là market leader trong phân khúc chả giò, há cảo. Sau khi được Tập đoàn CJ của Hàn Quốc mua lại và thực hiện những chính sách cải tiến, CJ Cầu Tre đã trở thành cái tên quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam (đặc biệt là ở thị trường miền Tây và Đông Nam Bộ) với những dòng sản phẩm phong phú chủng loại và phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Thị trường xuất khẩu quốc tế của công ty cũng rất rộng lớn và đa dạng, bao gồm cả những thị trường được xem là khó tính như Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan và Hà Lan. 1.1.2 Tầm nhìn CJ Cầu Tre mang trong mình định hướng trở thành một doanh nghiệp có quy mô toàn thế giới với mong muốn mang đến hạnh phúc cho mọi người, xây dựng một văn hóa tổ chức có phong cách toàn cầu, sáng tạo sức khỏe, đem tới mọi niềm vui và sự tiện lợi. 1.1.3 Nhiệm vụ, sứ mệnh Giá trị cốt lõi của CJ Cầu Tre nằm ở việc dung hòa một cách đồng điệu sứ mệnh giữ gìn, nâng niu những giá trị văn hóa truyền thống và tiếp thu, ứng dụng các công nghệ kỹ thuật mới, tiên tiến, hiện đại. Công ty luôn đặt trách nhiệm và nghĩa vụ đóng góp cho đất nước và xã hội lên vị trí hàng đầu thông qua quá trình sáng tạo không ngừng những điều tinh túy, tuyệt vời nhất trong từng sản phẩm, dịch vụ. Hình 1.1 Giá trị cốt lõi của CJ Cầu Tre (Nguồn: Nội bộ công ty) 1.1.4 Ngành hàng kinh doanh Sản phẩm của Cầu Tre rất phong phú và đa dạng như: thịt đông lạnh, xúc xích và các thực phẩm chế biến đóng gói. Sau khi sáp nhập vào CJ, công ty đã thực hiện một số điều chỉnh và bổ sung thêm một vài ngành hàng kinh doanh khác như chế biến rau củ quả, sản xuất các loại bánh từ bột và tham gia buôn bán một số mặt hàng thực phẩm. Trong đó, đã có những dòng sản phẩm chính yếu góp phần làm nên tên tuổi và sự phổ biến của thương hiệu Cầu Tre phải kể đến như: chả giò, há cảo, các loại chả và những thực phẩm đóng gói khác. Hình 1.2 Một số sản phẩm chính của Cầu Tre (Nguồn: Internet) 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cầu Tre (tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre) được xây dựng và thành lập từ năm 1982, trên diện tích gần 80.000 m2, trong đó có hơn 30.000 m2 là các xưởng sản xuất được trang bị lắp đặt đầy đủ những thiết bị tân tiến, hiện đại. Có lịch sử hoạt động lâu đời và được đánh giá là khá năng động nhưng kể từ năm 2012, tình hình kinh doanh của công ty Cầu Tre bắt đầu có dấu hiệu xuống dốc, các báo cáo tài chính cho thấy tình trạng thua lỗ liên miên. Đến thời điểm quý III năm 2016, công ty có vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 117 tỷ đồng và lỗ lũy kế. Cuối năm 2016, Cầu Tre đã được CJ CheilJedang Corporation, một công ty con chuyên về mảng thực phẩm và công nghệ sinh học thuộc Tập đoàn CJ của Hàn Quốc mua lại với khoản cổ phần được chuyển nhượng từ ba cổ đông lớn của Cầu Tre là 47,33%. Doanh nghiệp này tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu lên 51,6% vào cuối tháng 3 năm 2017, sau đó chi thêm số tiền 187 tỷ đồng mua lượng cổ phần tương đương bằng 20% vốn điều lệ từ SATRA. Tuy thị phần nội địa chỉ vỏn vẹn 2,8% nhưng điểm hấp dẫn nổi trội nhất của Cầu Tre khiến CJ để mắt đến là danh mục sản phẩm đa dạng, kênh tiêu thụ rộng khắp với hệ thống phân phối đa kênh tại các đại lý, siêu thị, cửa hàng tiện lợi... và kinh nghiệm vận hành chuỗi sản xuất hơn 35 năm. Hơn thế nữa, sự ổn định trong quá trình xuất khẩu sang những thị trường khó tính trên thế giới cũng được xem là một lợi thế quan trọng, góp phần củng cố vị thế lâu dài của CJ trong ngành thực phẩm đông lạnh. Cuối cùng, vào tháng 5 năm 2017, tỷ lệ nắm giữ cổ phần chính thức của CJ ở Cầu Tre là 71,6%, trở thành cổ đông lớn nhất và công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre chính thức được đổi tên thành Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre. 1.3 Cơ cấu tổ chức phòng ban Sơ đồ 1.1 Cơ cấu phòng Marketing của Công ty Cổ phần thực phẩm CJ Cầu Tre (Nguồn: Nội bộ công ty) 1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh Trong 2-3 năm trở lại đây, tình hình hoạt động kinh doanh của CJ Cầu Tre đang trên đà phát triển. 2018 được xem là một năm khá thành công của công ty khi doanh thu công bố đạt được là 975 tỷ đồng (tương đương với 43 triệu USD), tăng 23% và lợi nhuận sau thuế là 80.4 tỷ đồng (khoảng 3.54 triệu USD), gấp 80 lần so với cùng kỳ năm trước khi con số này chỉ gần bằng 1 tỷ đồng. Thực phẩm chế biến như chả giò, xúc xích...và các loại nông sản vẫn chiếm tỷ trọng áp đảo trong cơ cấu doanh thu (gần 97%) , phần còn lại đến từ các hoạt động cho thuê kho bãi và kinh doanh bất động sản. Lợi nhuận gộp của CJ Cầu Tre tăng 33% so với năm vừa qua nhờ giá vốn hàng bán chênh lệch ít hơn doanh thu. Đặc biệt hơn, trong báo cáo còn xuất hiện một khoản thu đột biến 128 tỷ đồng, được cho là phần tiền bồi thường và di dời tài sản từ trụ sở cũ (Tân Phú) sang nhà máy mới Hiệp Phước. 1.5 Kết luận chương 1 Trong chương này, tác giả trình bày tóm tắt các thông tin cơ bản về Công ty Cổ phần thực phẩm CJ Cầu Tre để giúp người đọc có cái nhìn tổng quát và hình dung sơ lược về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức phòng ban, thương hiệu cũng như ngành hàng kinh doanh. Sau hơn 35 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, thương hiệu Cầu Tre vẫn đang trên đà phát triển bền vững, dẫn đầu thị trường trong một số sản phẩm và có vị trí nhất định trong lòng người tiêu dùng. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 2.1 Giới thiệu tổng quan về thị trường dimsum tại Việt Nam Dimsum là một trong những nét văn hóa ẩm thực lâu đời của Trung Hoa nói riêng và các nước Châu Á nói chung, đây là tên gọi chung cho tất cả các món ăn được chế biến theo cách bọc một lớp bọc mỏng bên ngoài, bên trong là nhân, vị ngọt, mặn tùy loại, ăn theo kiểu hấp, rán hoặc áp chảo như: há cảo, xíu mại, bánh bao, bánh củ cải,... Tại Việt Nam, dimsum đã trở thành một món ăn thường nhật quen thuộc và là một phần không thể thiếu trong thực đơn của người Việt. Vậy nên, thị trường dimsum tại Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể và có chỗ đứng nhất định trong lòng người tiêu dùng. 2.1.1 Thị phần và tốc độ tăng trưởng Dimsum được xếp vào nhóm ngành thực phẩm ăn liền và thực phẩm đông lạnh đóng gói chế biến sẵn, dân số Việt Nam tại thời điểm hiện tại rơi vào tầm khoảng 95 triệu người (đứng thứ 13 trong bảng xếp hạng những quốc gia đông dân nhất thế giới) và con số này được kỳ vọng sẽ tăng lên thành 96 triệu người vào cuối năm 2020. Nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương, tỷ lệ tăng GDP trung bình đạt mức 6% trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2014, và dự kiến sẽ tăng thêm 2.5% đến 3% trong năm 2020. Chính trị ổn định, kinh tế phát triển khiến thu nhập của người dân ngày càng tăng, dẫn đến họ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn, đặc biệt là đối với các mặt hàng thực phẩm để cải thiện đời sống sinh hoạt. Do đó, Việt Nam hiện nay được đánh là một trong những thị trường có quy mô và tiềm năng rất lớn về sức tiêu thụ các loại thực phẩm nói chung. Thị trường thực phẩm và đồ uống (Food & Beverage) hiện tại chiếm khoảng 15% thu nhập GDP, trong đó, các loại thịt đóng hộp, đóng gói giữ 50,5% thị phần, tiếp theo là cá hộp với 28%, còn lại là các dòng rau, củ quả đóng hộp. Chỉ số tiêu thụ đạt mức
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan