Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Điều tra hiện trạng khai thác nguồn lợi cá tại sông cu đê – tp. đà nẵng và đề xu...

Tài liệu Điều tra hiện trạng khai thác nguồn lợi cá tại sông cu đê – tp. đà nẵng và đề xuất các giải pháp quản lý hợp lý

.PDF
41
1
107

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KHOA SINH - MÔI TRƢỜNG      NGUYỄN THỊ HẰNG ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NGUỒN LỢI CÁ TẠI SÔNG CU ĐÊ - TP ĐÀ NẴNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỢP LÝ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trƣờng Đà Nẵng - 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KHOA SINH - MÔI TRƢỜNG      NGUYỄN THỊ HẰNG ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NGUỒN LỢI CÁ TẠI SÔNG CU ĐÊ - TP ĐÀ NẴNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỢP LÝ Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên và môi trƣờng Mã số 3150318005 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn: T.S Nguyễn Thị Tƣờng Vi Đà Nẵng - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan các dữ liệu trình bày trong khóa luận này là trung thực. Đây là kết quả nghiên cứu của tôi dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Thị Tƣờng Vi và chƣa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác trƣớc đây. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu vi phạm bất kì quy định nào về đạo đức khoa học. Tác giả Nguyễn Thị Hằng i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện Khóa Luận Tốt Nghiệp và những gì đạt đƣợc hôm nay, ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có sự hƣớng dẫn nhiệt tình của Ban chủ nhiệm Khoa Sinh – Môi Trƣờng, các thầy giáo, cô giáo hƣớng dẫn, các cơ quan chức năng, ngƣ dân tại các khu vực nghiên cứu cũng nhƣ các hỗ trợ, chia sẻ của mọi ngƣời ở nhiều phƣơng diện. Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Tƣờng Vi đã quan tâm, giúp đỡ, góp phần định hƣớng bài luận, hƣớng dẫn tận tình cũng nhƣ hỗ trợ về tinh thần để tôi có thể thực hiện tốt Khóa Luận Tốt Nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn các bạn cùng nhóm đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện khóa luận này. Và tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các anh chị cán bộ trong khoa SinhMôi trƣờng, trƣờng Đại học Sƣ Phạm-ĐH Đà Nẵng cũng nhƣ các thầy cô trong trƣờng đã giảng dạy, giúp đỡ chúng tôi trong 4 năm học qua. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các cơ quan chức năng, ngƣ dân tại các khu vực nghiên cứu và gia đình và ngƣời thân, bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận này! Đà Nẵng, ngày 18 tháng 5 năm 2022 Sinh viên Nguyễn Thị Hằng ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii TÓM TẮT .................................................................................................................. viii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................................. 1 2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................. 1 2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 1 3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................... 2 4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 2 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 3 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGUỒN LỢI CÁ ............... 3 1.1.1. Tình hình nghiên cứu nguồn lợi cá ở trên Thế Giới ..................................... 3 1.1.2. Tình hình nghiên cứu nguồn lợi cá ở Việt Nam ............................................ 4 1.1.3. Tình hình nghiên cứu nguồn lợi cá ở Quảng Nam – Đà Nẵng..................... 5 1.2. TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU............. 7 1.2.1. Vị trí địa lí ......................................................................................................... 7 1.2.2. Đặc điểm địa hình ............................................................................................ 7 1.2.3. Đặc điểm khí hậu ............................................................................................. 8 1.2.4. Chế độ thủy văn .............................................................................................. 8 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................................................. 10 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 10 2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................... 10 2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 10 2.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................................ 10 2.3.2. Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu.................................................................. 10 2.3.3. Phƣơng pháp thực địa ..................................................................................... 11 2.3.4. Phƣơng pháp xử lí số liệu ................................................................................. 11 iii CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ..................................... 12 3.1. Cơ cấu tàu thuyền và các ngành nghề khai thác tại vùng nghiên cứu .. .................................................................................................................... 12 3.1.1. Cơ cấu tàu thuyền .......................................................................................... 12 3.1.2. Các ngành nghề khai thác tại vùng nghiên cứu ......................................... 13 3.1.3 Đặc điểm các loại nghề khai thác.................................................................. 14 3.2. Các đối tƣợng khai thác chính ......................................................................... 16 3.3. Năng suất và sản lƣợng khai thác .................................................................... 16 3.4. Mùa vụ khai thác ............................................................................................... 17 3.5. Các yếu tố tác động đến nguồn lợi ................................................................... 18 3.6. Đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn lợi ........................................................... 20 CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 21 4.1. Kết luận ................................................................................................................. 21 4.2. Kiến nghị ............................................................................................................... 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 23 PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................. 25 PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................. 30 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TB : trung bình CV : Công suất tàu thuyền CPUE : Năng suất khai thác trung bình BAC : Hệ số thuyền FAO : Tổ chức lƣơng thực và nông nghiệp lƣơng hợp quốc v DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình Tiêu đề hình Trang 2.1. Phạm vi nghiên cứu 10 3.1. Cơ cấu tàu thuyền khai thác nguồn lợi cá tại sông Cu Đê 12 3.2. Cơ cấu các loại nghề khai thác tại sông Cu Đê 13 vi DANH MỤC BẢNG Bảng Tiêu đề bảng Trang 2.1. Thời gian và địa phƣơng điều tra ngƣ dân 11 3.1. Cơ cấu phƣơng tiện tham gia khai thác nguồn lợi cá tại 12 sông Cu-Đê 3.2. Các loại nghề khai thác cá tại sông Cu- Đê 13 3.3. Đặc điểm các loại nghề 14 3.4. Các đối tƣợng khai thác chính 16 3.5. Năng suất và sản lƣợng khai thác 17 3.6. Nguyên nhân làm suy giảm sản lƣợng cá tại sông Cu Đê 18 vii TÓM TẮT Sông Cu Đê là một trong những con sông lớn của Đà Nẵng với chiều dài khoảng 38 km, lƣu vực khoảng 426 km². Đời sống của đa số ngƣời dân trong các xã phƣờng ven sông chủ yếu làm nghề đánh bắt cá . Các đợt khảo sát cuối năm 2021 và đầu năm 2022 theo phƣơng pháp điều tra bằng phiếu 60 ngƣ dân chuyên đi khai thác cá đƣợc thực hiện tại các xã phƣờng ( Phƣờng Hòa Hiệp Bắc, Xã Hòa Liên, Xã Hòa Bắc) nhằm đánh giá hiện trạng khai thác nguồn lợi cá tại sông Cu - Đê thành phố Đà Nẵng. Kết quả điều tra tại sông Cu Đê cho thấy cơ cấu ngành nghề và đối tƣợng ở các xã, phƣờng không giống nhau . Các nghề khai thác phổ biến là lƣới bén, lồng, rớ trong đó nghề lƣới bén chiếm tỉ lệ cao nhất ( 67%), tiếp theo là nghề rớ ( 22%) , nghề lồng (18%) và thấp nhất là xung điện (9%) . Có 7 đối tƣợng nguồn lợi chính đƣợc ngƣ dân khai thác, đối tƣợng chiếm tỉ lệ cao nhất là cá đối ( 25%). Năng suất và sản lƣợng cho thấy nghề lƣới bén chiếm tỉ lệ cao nhất, trung bình đạt 4kg/ngày vào mùa chính, ƣớc tính sản lƣợng đạt 1344 (kg/ năm/hộ/ngƣ dân). Kết quả khảo sát cũng cho thấy sự suy giảm nguồn lợi so với 5-10 năm trƣớc đây. Từ chìa khóa: hiện trạng khai thác, nguồn lợi cá, ngành nghề, sản lƣợng. viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành phố Đà Nẵng có tổng diện tích tự nhiên 1.284,88 km2, nằm trên bờ biển Đông có cửa sông Hàn, ở 15o55’20” đến 16o14’10” vĩ độ Bắc, 107o18’30” đến 108o20’00” độ kinh Đông, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam và Tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông; cách Hà Nội 764 km về phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam, nối vùng Tây Nguyên trù phú qua Quốc lộ 14 B và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và nƣớc bạn Lào. Mặt khác, thành phố Đà Nẵng lại có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, trong đó tài nguyên nƣớc, tài nguyên rừng là những lợi thế đặc biệt quan trọng cần đƣợc khai thác, sử dụng hợp lý phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Sông Cu Đê là một trong những con sông lớn của Đà Nẵng với chiều dài khoảng 38 km, lƣu vực khoảng 426 km². Dòng sông Cu Đê trƣớc khi đổ ra vịnh Đà Nẵng đã hiến tặng bà con ngƣ dân một nguồn sản vật khá phong phú, góp phần cải thiện đời sống của ngƣời dân. Đánh bắt cá là một trong số những nghề truyền thống của cƣ dân ở nơi đây. Thế nhƣng, đây cũng chính là vùng vô cùng nhạy cảm, dễ bị tổn thƣơng bởi tác động của các hiện tƣợng tự nhiên cũng nhƣ các hoạt động kinh tế khác nhau của con ngƣời nhƣ việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên cá và ô nhiễm môi trƣờng do các hoạt động của dân cƣ. Nguồn lợi cá ở sông Cu Đê đã và đang đứng trƣớc nguy cơ suy giảm nghiêm trọng nếu không có biện pháp khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên. Do vậy, để quản lý chặt chẽ, bảo vệ và khai thác bền vững nguồn lợi cá, tạo sinh kế bền vững cho một bộ phận ngƣ dân trong vùng, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng cần thiết phải có những nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý để bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn lợi cá ở sông Cu -Đê. Xuất phát từ thực tế đó, tôi thực hiện đề tài “Điều tra hiện trạng khai thác nguồn lợi cá tại sông Cu Đê – TP Đà Nẵng và đề xuất các giải pháp quản lý hợp lý”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát “Điều tra hiện trạng khai thác nguồn lợi cá tại sông Cu Đê – TP Đà Nẵng và đề xuất các giải pháp quản lý hợp lý” nhằm cung cấp dữ liệu cho nghiên cứu tiếp theo về nguồn lợi, đồng thời làm cơ sở khoa học để cơ quan quản lý có các giải 1 pháp quán lý khai thác hợp lý. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Điều tra đƣợc các ngƣ cụ ngƣời dân chuyên đi khai thác tại vùng nghiên cứu - Điều tra đƣợc các nhóm khai thác nguồn lợi chính - Tổng hợp và điều tra đƣợc năng suất và sản lƣợng các đối tƣợng khai thác - Tìm hiểu và điều tra đƣợc mùa vụ khai thác chính - Đánh giá đƣợc những yếu tố tác động đến nguồn lợi - Đề xuất một số giải pháp bảo vệ nguồn lợi nhằm quản lý và khai thác hợp lý nguồn lợi cá tại vùng nghiên cứu 3. Ý nghĩa của đề tài: Nghiên cứu này nhằm làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo và dữ liệu cho các cơ quan quản lý có kế hoạch quản lý, bảo vệ và khai thác bền vững nguồn lợi Cá. 4. Nội dung nghiên cứu 4.1. Cơ cấu tàu thuyền và các ngành nghề khai thác tại vùng nghiên cứu 4.2. Các đối tƣợng khai thác chính 4.3. Năng suất và sản lƣợng khai thác 4.4. Mùa vụ khai thác 4.5. Các yếu tố tác động đến nguồn lợi 4.6. Đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn lợi 2 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGUỒN LỢI CÁ 1.1. 1.1.1. Tình hình nghiên cứu nguồn lợi cá ở trên Thế Giới Trên thế giới lĩnh vực nghiên cứu nguồn lợi cá cũng đƣợc các nhà khoa học của các nƣớc quan tâm và đã có một số công trình nổi bật. Theo E.Baran (1999) thì Cửa sông là nơi đem lại nhiều nguồn lợi cho ngƣời dân địa phƣơng, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế cho các quốc gia trên thế giới, là trung tâm kinh tế của cƣ dân ven biển, tạo môi trƣờng sống cho 75% các loài cá thƣơng mại của Hoa Kì. Tổng sản lƣợng đánh bắt cá ở các cửa sông đóng góp 4,3 tỉ đô/ năm cho nền kinh tế Hoa Kì . Đây cũng là nơi đem lại giá trị lớn cho ngành giải trí và du lịch ở Hoa Kì, tạo ra 8-12 tỉ đô mỗi năm. Nhiều loài cá dành phần lớn cuộc sống của chúng trong đại dƣơng, nhƣng quay trở lại vùng cửa sông để đẻ trứng.Ở Tây phi, cá cửa sông là một nguồn cung cấp quan trọng cho ngƣời dân địa phƣơng. Ở miền Nam Senegal- Sierra, sản lƣợng đánh bắt ở các cửa sông có thể lên tới 150000 tấn/ năm, trung bình 100 tấn/ năm/ km bờ biển. Ở Đông Nam Á, khai thác ở cửa sông ƣớc tính đóng góp khoảng 1,4 triệu tấn hoặc 21% tổng số hải sản đánh bắt năm 1990 (Chong và Sasekumar 1994). Yvonne Nakalo (1997) thì sản lƣợng đánh bắt hàng năm của cá đánh bắt đƣợc vùng cửa sông ở Nam Phi ƣớc đạt trên 24.800 tấn. Số lƣợng ngƣời dân có khoảng 73.000 ngƣời và thu nhập hàng năm của tổng số ngƣời dân này là khoảng R430.000.000 . Nhƣng hiện nay, nếu vùng cửa sông này không đƣợc quản lý thì có thể sẽ không duy trì đƣợc lợi ích của nó trong tƣơng lai. Nguyên nhân là cơ quan chức năng không quản lí các nghề cá và thiếu biện pháp phát triển bền vững. Trong những năm 1970, một nghiên cứu của FAO biên soạn bởi Gulland (1970) ƣớc tính tiềm năng cá khai thác đƣợc là gần 100 triệu tấn. Tuy nhiên thực tế khả năng khai thác sẽ không đạt mức tối ƣu chỉ đạt xấp xỉ 80 triệu. Năm 1971, trong một cuốn sách của FAO tập hợp các nghiên cứu về nguồn lợi cá do J.A. Gulland biên soạn và chỉnh sửa đã thống kê các nghiên cứu về nguồn lợi cá. Cuốn sách này bao gồm các nghiên cứu thống kê nguồn lợi cá phong phú, thành phần các loài là nguồn lợi và phân bố của chúng. Các nghiên cứu là tài liệu cung cấp thông tin, cơ sở khoa học cho các nghiên cứu sau này. James N. Sanchirico và James E. Wilen (2002) trong nghiên cứu “Nguồn lợi thủy sản toàn cầu: Tình trạng và triển vọng” đã cho biết tình trạng hiện tại và 3 triển vọng của nghề cá thế giới từ quan điểm của các ngành kinh tế. MAR-ECO (2004) đã khảo sát tại 36 trạm trên dọc theo phía bắc Đại Tây Dƣơng, đánh giá về cấu trúc loài và phân bố theo chiều thẳng đứng của cá sử dụng thiết bị dò âm thanh, lƣới kéo. Dự án đã cung cấp thông tin về sự phân bố và phong phú của cá nổi và cá tầng đáy từ các độ sâu khác nhau 0 – 200m, 200 – 750m, 750 – 1500m, 1500 – 2300m, >2300m gần đáy lƣới kéo. Trong báo cáo của FAO (2010), Trung Quốc là nƣớc dẫn đầu về sản lƣợng thủy sản, tiếp theo là các nƣớc Peru, Indonesia, United States of America, Japan, India, Chile, Russian Federation, Philippines, Myanmar[22] Và hiện nay việc nghiên cứu về nguồn lợi, phân bố, đặc điểm sinh học, trữ lƣợng của các loài cá, thủy sản đang đƣợc các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nhiều hơn và một số công trình nghiên cứu để bổ sung về thành phần loài nguồn lợi và phân bố cá ở một số nơi trên thế giới vẫn đang đƣợc tiến hành thông qua các phƣơng tiện thông tin do một số tổ chức có uy tín cung cấp. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu nguồn lợi cá ở Việt Nam Thống kê những công trình nghiên cứu về nguồn lợi cá ở Việt Nam có thể cho thấy rằng có các hƣớng nghiên cứu sau: - Tìm hiểu ngƣ cụ, xác định năng suất, sản lƣợng, trữ lƣợng khai thác - Đánh giá hiện trạng nguồn lợi cá dƣới tác động của tự nhiên và con ngƣời - Đánh giá tổng hợp về nguồn lợi, tình hình khai thác cá ở các thủy vực khác nhau và đƣa ra danh sách thành phần loài cá sống ở các sông Việt Nam. Có thể thấy trƣớc kia phần lớn các nghiên cứu chỉ đánh giá chung về các loại nguồn lợi, một số công trình nghiên cứu nguồn lợi nhƣng hầu nhƣ chỉ mới liệt kê về thành phần loài và nêu một vài nhận xét về một số nguồn lợi chung. Cho đến thời gian gần đây mới bắt đầu đề cập đến hiện trạng khai thác, đánh giá mức độ suy giảm nguồn lợi và những giải pháp sử dụng bền vững, nhƣng chƣa thấy đƣợc các nghiên cƣu đầy đủ về nguồn lợi cá ( các đối tƣợng chính, sản lƣợng, năng suất đánh bắt, mùa vụ khai thác,...) . Một số công trình nghiên cứu điển hình nhƣ: Lê Việt Phƣơng (2015) “ Nghiên cứu thành phần loài khu hệ cá, hiện trạng khai thác và giải pháp quản lí nguồn lợi cá tại hồ chứa Hồ Tây, tỉnh Đắk Nông” đã cho kết quả đƣợc : thành phần loài cá tại Hồ Tây , số loài loài phong phú nhất thuộc về 4 họ cá vƣợc với 5 họ ( chiếm 46% tổng số họ) cá chép 5 loài ( chiếm 28% tổng số loài). Kết quả nghiên cứu có 18 hộ (trong đó có 4 hộ khai thác cá là nguồn lợi thu thập chính) đang có hoạt động khai thác cá trên Hồ Tây với 8 loại ngƣ cụ chủ yếu, bao gồm: rớ, vó đèn, lƣới bén, câu, ống trúm, câu giăng, đăng, rọ tôm. Ngoài ra, còn có các phƣơng tiện đánh bắt hủy diệt nhƣ Kích điện, thuốc cá,…. Từ đó đề xuất các giải pháp quản lí nguồn lợi hợp lí. Nguyễn Minh Ty (2010) “Nghiên cứu khu hệ cá hệ thống sông Ba” đã xác định đƣợc (182 loài với 111 giống 55 họ thuộc 15 bộ) có 32 loài cá kinh tế, 11 loài quí hiếm có trong danh lục Sách Đỏ Việt Nam (2007) và biết đƣợc nguyên nhân suy giảm chủ yếu là hoạt động kinh tế - xã hội ngày càng tác động sâu sắc đối với đa dạng sinh học các loài cá và nghề cá ở sông Ba, sự hình thành các con đập thủy lợi, thủy điện gây ảnh hƣởng đến đời sống sinh sản, di cƣ và phân bố của các loài cá. Lê Nguyễn Ngọc Thảo, NNK (2017). nghiên cứu về “Hiện trạng khai thác cá trê vàng (Clarias macrocephalus) ở Đồng bằng sông Cửu Long” đã biết đƣợc những yếu tố chính làm cho nguồn lợi cá trê vàng bị suy giảm gồm nƣớc lũ thấp, bao đê, việc sử dụng xung điện và kích thƣớc mắt lƣới nhỏ để đánh bắt cá. Lê Kim Ngọc, NNK ( 2018) đã nghiên cứu “Thành phần loài cá ở lƣu vực sông Hậu thuộc địa phận tỉnh Hậu Giang” đã cho thấy kết quả đã định danh đƣợc 125 loài cá thuộc 19 bộ và 46 họ. Thành phần loài cá ở khu vực nghiên cứu đa dạng hơn vào mùa mƣa (119 loài) so với mùa khô (101 loài). Kết quả cũng cho thấy giữa ba vùng sinh thái thì vùng chịu ảnh hƣởng của thủy triều biển Đông có thành phần loài cao hơn so với vùng chịu ảnh hƣởng của thủy triều biển Tây và vùng tiếp giáp giữa 2 vùng trên. Hoàng Đức Đạt, NNK (2008) đã nghiên cứu “ Dẫn liệu về cá chình ở lƣu vực sông Ba” đã xác định đƣợc 3 loài cá chình: cá chình hoa, cá chình nhọn, chình mun.Cá chình hoa có số lƣợng nhiều ( trên 95% số lƣợng cá chình khác. Cá chình gƣơng xuất hiện ở cửa sông, hạ lƣu, trong các phụ lƣu, khe suối, trong các ao hồ tự nhiên sinh sông.Tuy nhiên, các loài các loài cá chình ở lƣu vực sông Ba đang bị khai thác quá mức, nguyên nhân là do số ngƣời khai thác tăng, sử dụng kích điện để đánh bắt, ngoài ra các đập thủy điện, thủy lợi cũng đã ảnh hƣởng mạnh đến sự di cƣ của cá chình,... Do đó sản lƣợng khai thác đang giảm sút mạnh. 1.1.3. Tình hình nghiên cứu nguồn lợi Cá ở Quảng Nam – Đà Nẵng Vũ Thị Phƣơng Anh (2010). Nghiên cứu khu hệ cá ở hệ thống sông Thu bồn- Vu 5 Gia, Quảng Nam đã xây dựng danh mục và khóa định loại về thành phần loài cá ở hệ thống sông Thu Bồn – Vu Gia. Đánh giá đƣợc đặc điểm phân bố thành phần loài, yesu tố địa động vật của cá ở khu vực nghiên cứu. Tìm hiểu tình hình nuôi trồng, khai thác và đề xuất các giải pháp khai thác hợp lý, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản. Nguyễn Thị Tƣờng Vi (2015). Kết quả bƣớc đầu nghiên cứu khu hệ cá cửa sông Thu Bồn- tỉnh Quảng Nam Thực hiện 4 chuyến khảo sát thu mẫu thành phần loài cá vùng cửa sông Thu Bồn trong năm 2013 tại 12 điểm thu mẫu. Kết quả đã ghi nhận đƣợc 139 loài thuộc 17 bộ, 63 họ và 110 giống. Phân tích cấu trúc quần xã khu hệ cá cho thấy: bộ cá Vƣợc Perciformes là bộ cá phổ biến nhất chiếm 56,1%; tiếp đến là bộ cá Chép 8,6%; bộ cá Bơn Pleuronectiformes chiếm 6,5%; bộ cá Trích Clupeiformes và cá Nheo Siluriformes mỗi bộ 4,3%; bộ cá Chình Anguilliformes, cá Nóc Tetraodontiformes (3,6%); bộ cá Đối Mugiliformes (2,9%); ... Các họ chiếm ƣu thế về loài: họ cá Bống trắng (Gobiidae) 12 loài chiếm 8,6% tổng số loài; cá Chép (Cyprinidae) 7,2%; cá Liệt (Leiognathidae) và cá Khế (Carangidae) mỗi họ 4,3%; cá Trích (Clupeidae), cá Hồng (Lutjanidae): 3,6%, ... So sánh với 8 khu hệ cá cửa sông ven biển Việt Nam (Bạch Đằng, Thái Bình, Bù Lu, Sơn Trà, vùng đất ngập nƣớc ven biển tỉnh Quảng Nam, Nha Phu - Bình Cang, Bến Tre và Trà Vinh) ghi nhận, vùng ven biển cửa sông Trà Vinh và Bến Tre có mức tƣơng đồng cao nhất 78%, tiếp đến là Quảng Nam và Thu Bồn 47%, Quảng Nam và Nha Phu - Bình Cang 41%, Bu Lu và Thu Bồn 38%. Phân tích chỉ số giống nhau về thành phần loài của 9 khu hệ cá hình thành nên 3 nhóm: nhóm 1: Trà Vinh, Bến Tre và Thái Bình; nhóm 2: Quảng Nam, Thu Bồn, Nha Phu - Bình Cang, Sơn Trà và Bù Lu; Bạch Đằng hình thành riêng nhóm 3. Độ giàu có về loài của Thu Bồn đạt 28,0; Trà Vinh đạt cao nhất 39,4; tiếp đến là Thái Bình (38,6); Nha Phu - Bình Cang (35,9), Sơn Trà (31,8), Bù Lu (29,7), ... Tính đa đạng về thành phần loài cá theo các bậc taxon trên từng vùng thể hiện tính đặc trƣng riêng cho từng khu hệ. Các khu hệ cá thể hiện rõ tính chất nƣớc lợ điển hình của các thuỷ vực cửa sông, đầm phá ven biển. Có 4 loài cá quý hiếm đƣợc ghi trong sách đỏ Việt Nam 2007 ở mức độ rất nguy cấp. Nguyễn Thị Tƣờng Vi, 2012. Hiện trạng khai thác nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ Đà Nẵng , kết quả cho thấy tại Vùng biển Quảng Nam-Đà Nẵng có sự đa dạng các hệ sinh thái ven bờ nhiệt đới nhƣ rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, thảm 6 rong biển,.... nên thành phần loài cá cũng khá đa dạng, bao gồm 747 loài thuộc 318 giống, 106 họ, 20 bộ. Trong đó vùng biển Cù Lao Chàm có độ đa dạng cao nhất, tiếp đến là biển Đà Nẵng và vùng cửa sông Thu Bồn. Tính đến hiện tại, chƣa có công trình nghiên cứu nào đầy đủ về hiện trạng khai thác nguồn lợi cá tại sông Cu Đê , chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Điều tra hiện trạng khai thác nguồn lợi cá tại sông Cu Đê và đề xuất các giải pháp quản lý hợp lý”. 1.2. TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.2.1. Vị trí địa lí Sông Cu Đê đƣợc mệnh danh là lƣu vực sông lớn nhất thành phố Đà Nẵng với chiều dài gần 40km, nằm ở phía bắc thành phố Đà Nẵng, với diện tích lƣu vực là 425,2 km2. Sông Cu Đê đƣợc hình thành bởi 2 nhánh sông chính là sông Bắc và sông Nam bắt nguồn từ dãy núi Trƣờng Sơn, hai chi lƣu chính hợp lƣu thành sông Cu Đê tại Cầu Sập thôn Tà Lang xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang. Thƣợng nguồn sông ở xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang), hạ nguồn là cửa biển Nam Ô (phƣờng Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu) . Sông chảy theo hƣớng Tây - Đông rồi đổ ra vịnh Đà Nẵng . 1.2.2. Đặc điểm địa hình Địa hình đa dạng, bị chia cắt mạnh, hƣớng dốc từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam, có thể chia thành 3 dạng địa hình chính: - Địa hình núi cao: Phân bố ở phía Tây và Tây Bắc của thành phố (Hoà Bắc, Hoà Liên, Hoà Ninh, Hòa Phú), có độ cao từ 500 – 1.700 m, gồm nhiều dãy núi nối tiếp nhau đâm ra biển, đây là vùng địa hình có độ chia cắt mạnh, một số thung lũng xen kẽ với núi cao nhƣ Bà Nà (1.487 m), Hoi Mít (1.292 m), Núi Mân (1.712 m), vùng này là lá phổi của thành phố cần đƣợc bảo vệ và chỉ bảo tồn, phát triển lâm nghiệp, du lịch sinh thái rừng. - Địa hình đồi gò: Phân bố ở phía Tây, Tây Bắc thành phố, gồm các xã Hoà Liên, Hoà Sơn, Hoà Nhơn, Hoà Phong và một phần các xã Hoà Khƣơng, Hoà Ninh của huyện Hoà Vang. Đây là khu vực chuyển tiếp giữa núi cao và đồng bằng, đặc trƣng của vùng này là dạng đồi bát úp, bạc màu, các loại đá biến chất, thƣờng trơ sỏi đá, có độ cao trung bình từ 50 – 100 m, ở đây có nhiều đồi lƣợn sóng, mức độ chia cắt ít, độ dốc thay đổi từ 30 – 80 m, vùng này có khả năng phát triển nông nghiệp, cây công nghiệp, vƣờn rừng, vƣờn đồi. - Địa hình đồng bằng: Phân bố chủ yếu ở phía Đông thành phố, dọc theo các con 7 sông lớn: Sông Yên, sông Tuý Loan, sông Cẩm Lệ, sông Vĩnh Điện, sông Cu Đê, sông Hàn và dọc theo biển. Địa hình đồng bằng bị chia cắt nhiều và nhỏ, hẹp, có nhiều hƣớng dốc, dọc theo bờ biển. Đây là vùng địa hình tƣơng đối thấp, tập trung dân cƣ, nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự và các khu chức năng của Thành phố. Địa hình thay đổi lớn về độ cao, từ 50 m dọc theo bờ biển từ Đông sang Nam, đến 1.450 m tại núi Bà Nà ở phía Tây và đạt đỉnh tại 1.700 m dọc theo dãy Bạch Mã ở phía Bắc.. Tuy nhiên, do độ dốc lớn nên trong mùa mƣa, các vùng trũng thấp ven biển dễ bị ngập lụt. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hƣởng của biển bị nhiễm mặn. Ở khu vực cửa sông Cu Đê có địa hình đáy biển bị phức tạp và tạo ra một số bãi cạn, trũng ngầm (lòng sông). Khu vực cửa vịnh ra ngoài khơi địa hình nhìn chung là nghiêng thoải về phía đông bắc. 1.2.3. Đặc điểm khí hậu Do vị trí địa lý và đặc điểm địa hình, phía Bắc có đèo Hải Vân che chắn nên Sông Cu Đê ít chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc, nền nhiệt ít chênh lệch (khoảng 3-50C) giữa mùa hè và mùa đông. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,8°C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình 28-30°C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23°C. Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%, giá trị cao nhất 90% và thấp nhất 75%. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 2.153 mm, cao nhất vào các tháng 9, 10, 11, trung bình 465 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 2, 3, 4, trung bình 27 mm/tháng. Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.182 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, 7, trung bình 246 giờ/tháng; ít nhất là tháng 11, 12 và tháng 1, trung bình 121 giờ/tháng. Hƣớng gió thịnh hành mùa hè (tháng 4-9) là gió Đông, với tốc độ gió trung bình là 3,3 m/s; 14 m/s. Hƣớng gió thịnh hành mùa Đông (tháng 10-3) là gió Bắc, gió Tây Bắc, với tốc độ dao động 20-25 m/s. 1.2.4. Chế độ thủy văn Hệ thống sông Cu Đê dao động mực nƣớc và lƣu lƣợng nƣớc đều lớn, nghèo phù sa. Mùa mƣa, nƣớc sông lên cao nhanh gây lũ lụt cho vùng hạ lƣu nhƣng thời gian lũ ngắn chỉ kéo dài trong một vài ngày. Mùa khô nguồn sinh thủy thu hẹp, mực nƣớc sông xuống thấp gây mặn cho toàn vùng hạ lƣu sông, thời gian mặn kéo dài khoảng 1 tháng. 8 - Sông Cu Đê là hợp lƣu của 3 con sông: sông Nam, sông Bắc và sông Trƣờng Định, bắt nguồn phía Tây Nam đèo Hải Vân; có mực nƣớc cao nhất ở mức 4,0 m, mực nƣớc thấp nhất 0,3 m. Có hai mùa: mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 8 và mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12. 9 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Các loài cá có giá trị kinh tế tại sông Cu Đê 2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU * Phƣờng Hòa Hiệp Bắc - Tổ 28, tổ 34,tổ 35, tổ 36, tổ 37 * Xã Hòa Liên - Thôn Quan Nam 3 * Xã Hòa Bắc - Thôn An Định - Thôn Tà Lang- giàn bí Hình 2.1. Phạm vi nghiên cứu 2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp Tài liệu thứ cấp đƣợc thu thập, tổng hợp tại các nguồn sau: - Các thông số , các thông tin về nguồn lợi cá của sông Cu Đê đƣợc thu thập tại Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn,chi cục thủy sản TP Đà Nẵng, Hội nông dân các xã, phƣờng. 2.3.2. Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu  Số lƣợng phiếu điều tra : 60 phiếu  Thời gian điều tra từ tháng 1 đến hết tháng 3 năm 2022. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất