Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đấu tranh quân sự trên địa bàn đà nẵng trong cuộc kháng chiến chống mỹ, cứu nước...

Tài liệu Đấu tranh quân sự trên địa bàn đà nẵng trong cuộc kháng chiến chống mỹ, cứu nước (1954 1975)

.PDF
75
1
89

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA LỊCH SỬ -------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề Tài: ĐẤU TRANH QUÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975) Sinh viên thực hiện: Bùi Nhật Vy Chuyên ngành: Sư phạm lịch sử Lớp:18SLS Giảng viên hướng dẫn: TS.Trương Anh Thuận Đà Nẵng, tháng 2, năm 2022 1 LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý Thầy, Cô khoa Lịch Sử, Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng đã nhiệt tình giảng dạy, gợi mở cho em nhiều kiến thức trong quá trình học tập và thực hiện đề tài khoá luận tốt nghiệp. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất của mình tới Thầy giáo- TS. Trương Anh Thuận người đã hết lòng tận tình hướng dẫn, định hướng chuyên môn, quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp em hoàn thành đề tài khoá luận tốt nghiệp này. Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu xót, kính mong quý Thầy Cô và các bạn đọc đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn Đà Nẵng, ngày……tháng 01 năm 2022 Tác giả 2 PHỤ LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................... 2 MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................... 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................... 6 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu ................................................................... 7 3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 7 3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 7 4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 7 4.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 7 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 7 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................................... 8 5.1. Nguồn tư liệu ............................................................................................................... 8 5.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 8 6. Đóng góp của đề tài .......................................................................................................... 8 7. Bố cục của đề tài. .............................................................................................................. 9 NỘI DUNG .............................................................................................................................. 10 Chương 1: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẤU TRANH QUÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG (1954-1975) ............................................................................. 10 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ............................................................................ 10 1.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................. 10 1.1.2. Điều kiện về kinh tế-xã hội .................................................................................... 12 1.2. Truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của nhân dân Đà Nẵng ............. 13 1.3. Âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn (1954-1975) ............ 16 1.3.1. Giai đoạn 1954-1965 .............................................................................................. 16 1.3.2. Giai đoạn 1965-1975 .............................................................................................. 19 1.4. Chủ trương, chính sách của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) .............................................................................................................................................. 22 1.4.1. Giai đoạn 1954-1965 .............................................................................................. 22 1.4.2. Giai đoạn 1965-1975 .............................................................................................. 24 Chương 2: HOẠT ĐỘNG ĐẤU TRANH QUÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG (19541975) ......................................................................................................................................... 27 2.1. Đấu tranh quân sự trên địa bàn Đà Nẵng giai đoạn 1954-1965 .............................. 27 2.1.1. Xây dựng lực lượng vũ trang .................................................................................. 27 2.1.2. Phong trào diệt ác, phá kềm ................................................................................... 29 2.1.3. Đấu tranh quân sự trong phong trào Đồng khởi ..................................................... 32 2.2. Đấu tranh quân sự trên địa bàn Đà Nẵng giai đoạn 1965-1968 .............................. 37 2.2.1. Đánh bại cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ........................................................................................................ 37 2.2.2. Tiến công và nổi dậy năm 1968 ............................................................................. 43 2.3. Đấu tranh quân sự trên địa bàn Đà Nẵng giai đoạn 1969-1975 .............................. 47 2.3.1. Đánh bại hoạt động càn quét, lấn chiếm, bình định của Mỹ và chính quyền Sài Gòn (1969-1972) ...................................................................................................................... 47 2.3.2. Đẩy mạnh tác chiến, cùng cả nước tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) ............................................................................................................. 51 Chương 3: MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU TRANH QUÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG (1954-1975) ................................................................................................. 56 3.1. Đặc điểm ....................................................................................................................... 56 3 3.2. Tác động ....................................................................................................................... 57 3.3. Bài học kinh nghiệm .................................................................................................... 61 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 67 PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 70 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm với những bước đi thăng trầm, lúc thịnh lúc suy, khi thành công và khi thất bại nhưng lịch sử quân sự nước ta là một quá trình phát triển liên tục, khi hoà bình thì xây dựng tiềm lực, lúc giặc đến là toàn dân, cả nước một lòng đứng lên chiến đấu và chiến thắng. Người Việt sớm đã có ý thức dân tộc ý chí quật cường và tinh thần bền bỉ đấu tranh. Đất nước ta đã trải qua những cuộc đấu tranh giữ nước vĩ đại, đó là những cuộc chiến đấu chính nghĩa, anh dũng và tài giỏi chống lại các thế lực xâm lược to lớn, quân đông và giàu mạnh. Cuối cùng thắng lợi cũng thuộc về dân tộc Việt Nam, để lại những trang oanh liệt, hào hùng – lịch sử anh hùng của một dân tộc anh hùng. Để có được thắng lợi đó là sự kết hợp những nhân tố làm nên sức mạnh của một dân tộc, trong đó đấu tranh quân sự là một trong những yếu tố quan trọng trực tiếp quyết định thắng lợi mọi cuộc chiến tranh. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), đấu tranh quân sự có vai trò quan trọng đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đấu tranh quân sự có sự tham gia đông đảo của nhân dân, không chỉ có anh thanh niên xung phong nhập ngũ lên đường chiến đấu mà trong đó còn có lực lượng nòng cốt chính yếu là lực lượng vũ trang nhân dân đã cùng quân và dân miền Nam cầm súng chiến đấu, tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Quân và dân đứng lên chiến đấu đánh bại các chiến lược chiến tranh, các hình thức chiến thuật, chiến lược của Mỹ, tiêu diệt, tiêu hao sinh lực đối phương, gây cho đế quốc Mỹ gặp không ít khó khăn. Buộc Mỹ phải thay đổi các chiến lược và mở rộng cuộc chiến tranh ra toàn lãnh thổ Việt Nam, vì vậy các tỉnh, địa phương đều đồng lòng đứng lên đấu tranh chống đế quốc Mỹ. Đấu tranh quân sự diễn ra khắp ở các huyện, làng, xã, đồng bằng, miền núi cùng với những vũ khí, đạn, đại bác, súng…. đã góp phần đánh bại các chiến lược, chiến tranh. Tùy thuộc vào địa hình và kinh tế-xã hội mà đấu tranh quân sự diễn ra ở các hình thức khác nhau, trong đó đấu tranh quân sự ở Đà Nẵng là một trong những trường hợp như vậy. Giáp với ranh giới Quảng Nam, Đà Nẵng là một thành phố trung tâm ở miền Trung, là vùng đất có lịch sử lâu đời. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Tourane không còn nhượng địa của Pháp và trở về với tên cũ là Đà Nẵng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ban đầu Đà Nẵng trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Sau này, năm 1962 tỉnh Quảng Nam được tách thành hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Đà, thành phố Đà Nẵng thuộc tỉnh Quảng Đà. Cũng như trên chiến trường toàn miền Nam, tại Đà Nẵng phương châm đấu tranh chính là kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược bằng ba mũi giáp công. Đấu tranh quân sự diễn ra rất sôi nổi và hùng hồn 5 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của toàn cách mạng miền Nam. Đấu tranh quân sự trên địa bàn thành phố Đà Nẵng còn chưa được nghiên cứu một cách hoàn chỉnh, nhận thấy các công trình nghiên cứu công bố chưa nhiều. Vì vậy, việc nghiên cứu đấu tranh quân sự ở thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất sâu sắc. Chính vì thế, tác giả chọn đề tài “Đấu tranh quân sự trên địa bàn Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)” làm đề tài khóa luận. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung và lịch sử các địa phương nói riêng là một đề tài hấp dẫn, từ sớm đã thu hút sự quan tâm của cách học giả. Đối với đấu tranh quân sự trên phạm vi cả nước cũng như ở Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, vấn đề này đã được đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp trong các công trình nghiên cứu, tư liệu lịch sử quân sự ở nước ta nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Công trình “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội ấn hành năm 1995 đã tái hiện lại toàn bộ sự ra đời và quá trình lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Từ đó, rút ra được bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới đất nước. Nhắc đến đấu tranh quân sự, trên cơ sở phân tích những chiến lược của Mỹ, từ đó, Đảng đề ra phương pháp đấu tranh, chiến lược quân sự thích hợp. Vai trò đấu tranh quân sự có ảnh hưởng trực tiếp quyết định thắng lợi của cuộc cách mạng. Đấu tranh quân sự đã cùng với các hình thức đấu tranh khác (chính trị, binh vận) tạo nên sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam chống kẻ thù xâm lược. Công trình “Lịch sử Quân sự Việt Nam. Tập 11: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)” do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2005. Các tác giả nghiên cứu, tái hiện một cách khái quát, hệ thống 21 năm chiến đấu anh hùng, mưu trí và đầy sáng tạo của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. Thể hiện được tiến trình của cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, các bước phát triển rực rỡ của nghệ thuật quân sự hiện đại Việt Nam, những chiến công oanh liệt của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Bên cạnh đó, công trình “Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (Tập II) 1954-1974 (sơ thảo)” đã khái quát điều kiện địa lý tự nhiên, con người, truyền thống yêu nước của nhân dân thành phố Đà Nẵng, quá trình ra đời và sự phát triển của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng. Công trình cũng đề cập đến đấu tranh quân sự ở trên địa bàn thành phố trong 6 những năm 1954-1975. Công trình cũng đã khái quát sơ lược, những chính sách và biện pháp của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đối với Đà Nẵng nói riêng cũng như Quảng Nam Đà Nẵng nói chung. Cùng với đó, công trình cũng điểm qua nhiều mặt trận đấu tranh quân sự ở tại thành phố Đà Nẵng, đề cập diễn biến đấu tranh quân sự trên địa bàn, các lực lượng biệt động và đặc cộng với ý chí quyết thắng đã liên tục tấn công quân địch. Công trình “Quảng Nam - Đà Nẵng 30 năm chiến đấu và chiến thắng - Tập 2” do Bộ chỉ huy quân sự Quảng Nam - Đà Nẵng ấn phẩm năm 1994, đây là một cuốn sách tổng kết chiến tranh và cũng là một cuốn lịch sử quân sự địa phương. Công trình đã đề cập theo hình thức thông sử việc đấu tranh vũ trang trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và Quảng Nam, mà chưa đi sâu xem xét đặc điểm tác động của các cuộc đấu tranh này đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên địa bàn Quảng Nam, Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu cũng đã đề cập ít nhiều đến đấu tranh quân sự trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, một công trình hoàn chỉnh về phong trào đấu tranh quân sự ở thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 1954-1975 vẫn chưa ra đời. Chính vì vậy, tác giả đã chọn vấn đề “Đấu tranh quân sự trên địa bàn Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)” làm đề tài khóa luận. 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đấu tranh quân sự trên địa bàn Đà Nẵng trong giai đoạn 1954-1975. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu hoạt động đấu tranh quân sự trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 1954-1975 trên phạm vi hành chính hiện nay của thành phố. 4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Tái hiện có hệ thống quá trình đấu tranh quân sự, góp phần nhận thức đầy đủ hơn về cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Từ đó, bổ sung tư liệu cho công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương, cung cấp luận cứ khoa học nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền thống cách mạng và phát huy sức mạnh nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, làm rõ các nhân tố tác động đến hoạt động đấu tranh quân sự trên địa bàn Đà Nẵng (1954-1975). 7 Thứ hai, tái hiện lại diễn biến đấu tranh quân sự ở Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1954-1975 qua các hoạt động quân sự của quân và dân ta. Thứ ba, đánh giá đặc điểm, tác động của hoạt động đấu tranh quân sự trên địa bàn Đà Nẵng trong giai đoạn 1954-1975. 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu Để nghiên cứu các nội dung trong đề tài, tác giả dựa vào các nguồn tư liệu chủ yếu sau: Một là các tư liệu, văn bản gốc, đề cập đến trực tiếp hoặc gián tiếp đến phong trào đấu tranh bao gồm các văn kiện của Đảng, Nhà nước, tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước; các công trình nghiên cứu đăng trên báo, tạp chí,… liên quan đến chiến tranh Việt Nam nói chung, về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Đà Nẵng nói riêng. Thứ hai là các công trình nghiên cứu về lịch sử địa phương như các báo cáo, tổng kết, nghị quyết, công văn, chỉ thị của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Ngoài ra, khóa luận còn khai thác tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Bộ Tư lệnh Quân khu V, tài liệu tại thư viện tổng hợp thành phố Đà Nẵng.... 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tác giả dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, kết hợp sử dụng hai phương pháp chủ đạo của Sử học là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, đồng thời vận dụng các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, đối chiếu, thống kê, so sánh…., nhằm rút ra những thông tin cần thiết nhất phục vụ nghiên cứu đề tài. 6. Đóng góp của đề tài Việc hoàn thành nghiên cứu đề tài sẽ có một số đóng góp trên phương diện khoa học và thực tiễn sau: Một là làm rõ các nhân tố tác động đến hoạt động đấu tranh quân sự trên địa bàn Đà nẵng (1954-1975), đồng thời tái hiện khách quan và có hệ thống diễn biến hoạt động đấu tranh quân sự ở Đà Nẵng trong giai đoạn này, nhằm cung cấp thêm nguồn tài liệu về phong trào đấu tranh quân sự trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 1954 đến năm 1975, phục vụ cho việc giảng dạy lịch sử địa phương trong trường trường trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn. 8 Hai là giúp nhận thức rõ hơn về truyền thống yêu nước, cách mạng của quân và dân thành phố Đà Nẵng, sự nhạy bén trong chủ trương lãnh đạo đấu tranh chính trị của Đảng bộ địa phương này, cũng như là sự lãnh đạo đấu tranh quân sự của Liên khu ủy, Đảng ủy và Bộ tư lệnh liên khu 5. Sự linh hoạt, quyết liệt về hình thức của đấu tranh quân sự trên địa bàn phối hợp giữa Đà Nẵng với địa phương khác trong đấu tranh quân sự cũng như kết quả của đấu tranh quân sự trong thời kỳ 1954-1975, góp phần nâng cao niềm tự hào về truyền thống của quê hương và giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ. Những bài học kinh nghiệm được rút ra trong khóa luận góp phần phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay. 7. Bố cục của đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận được chia làm 3 chương: Chương 1: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẤU TRANH QUÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG (1954-1975) Chương 2: HOẠT ĐỘNG ĐẤU TRANH QUÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG (1954-1975) Chương 3: MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU TRANH QUÂN SỰ TRÊN ĐỊA ĐÀ NẴNG (1954-1975) 9 NỘI DUNG Chương 1: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẤU TRANH QUÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG (1954-1975) 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Đà Nẵng là một thành phố thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, nằm ở vị trí trung tâm của đất nước, nơi tiếp giáp giữa các trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của các vùng miền và đất nước. Trải dài theo hướng Bắc-Nam, Đà Nẵng nằm ở tọa độ 15013’ đến 16012’ vĩ độ Bắc và 107013’ đến 108044’ kinh độ Đông, cách thủ đô Hà Nội 759km về phía bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 917 km về phía Nam. Phía Bắc Đà Nẵng giáp với vùng Bắc Trung Bộ, ngăn cách bằng đèo Hải Vân, bên kia là xứ Huế; phía Nam giáp với tỉnh Quảng Nam. Phía Tây và Tây Bắc là vùng núi đồi, mà đỉnh cao nhất là Bà Nà; phía Đông giáp Biển Đông tạo nên đường bờ biển dài hơn 30 km. Nhờ vị trí nằm ở trung độ của cả nước, Đà Nẵng được xem như là “yết hầu của miền Thuận-Quảng”, là trung tâm của các đầu mối giao thông thủy bộ, có sân bay lớn, có cảng lớn và vịnh sâu, tàu lớn có thể ra vào dễ dàng. Hơn nữa Đà Nẵng trở thành một trong những thành phố cảng lớn của cả nước, có vị trí chiến lược quan trọng ở Trung Bộ. Đà Nẵng có địa hình khá là đa dạng, vừa có đồng bằng vừa có đèo núi, không những thế còn có được tài nguyên của núi rừng rất là phong phú. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía tây và tây bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 đến 1.500m. Núi Phước Tường nằm về phía Tây thành phố, kéo dài nhiều ngọn đồi từ tây Nam ra Tây Bắc, vươn ra đến tận núi Hải Vân. Phía Đông Bắc thành phố có hòn Sơn Trà, đâm thẳng ra biển phía Đông núi Hải Vân, được cấu tạo bằng đá granit. Núi cao 693m, dài 13,5km nằm trên bán đảo cùng tên có diện tích 4.370ha, án ngữ phía Đông Bắc của Đà Nẵng tạo nên bức tường thành ngăn gió bão, làm cho vũng Đà Nẵng kín gió, nơi neo đậu tàu thuyền. Đà Nẵng rất nổi tiếng với con sông Hàn, được hợp lưu của một nhánh sông Thu Bồn và sông Cẩm Lệ tại Hòa Cường. Chảy theo hướng Bắc rồi đổ ra vịnh Đà Nẵng tại chỗ giáp ranh giữa quận Hải Châu và quận Sơn Trà. Sông có dòng chảy từ Nam lên Bắc. Sông Hàn có độ sâu trung bình 4 đến 5 m. Cùng với sông Hàn thì sông Cổ Cò ở phía Nam lưu thông huyết mạch với thương cảng nổi tiếng ở Hội An. Vào thế kỷ XVII-XVIII, Hội An là một thương cảng sầm uất, hưng thịnh nhưng bên cạnh đó Đà Nẵng cũng đã trở thành một tiền cảng không kém phần trù phú. Tuy nhiên, vì điểm hạn chế ở cảng Hội An rất nhỏ nên chỉ có các tàu thuyền không có sức chở lớn qua 10 cửa Đại Chiêm mới có thể cập bến Hội An, riêng các tàu của các nước phương Tây có sức chứa lớn, chạy bằng hơi nước, thiết bị kỹ thuật cao chính vì vậy phải neo đậu tàu thuyền ở Đà Nẵng rồi từ đó chuyển tải vào mua bán ở Hội An qua sông Cổ Cò, vì có độ sâu, độ an toàn hơn hẳn cửa Đại Chiêm “Vịnh Đà Nẵng xứng đáng mang danh hải cảng hơn là vịnh. Đó là một trong những cảng lớn và vững chắc nhất được thấy... Nó rất sâu nên khi cần thiết phải di chuyển các tàu bè vẫn yên ổn dù gió to bão lớn. Đáy biển nhiều bùn nên bỏ neo rất bám” [22, tr.87]. Đà Nẵng đã trở thành nơi dừng chân, thương thuyền các nước phương Tây bỏ neo, chuyển hàng sang thuyền nhỏ vào Hội An và ngược lại nên các nhà buôn lập kho chứa hàng cho thủy thủ nghỉ chân, nơi tu sửa thuyền và khu vực dọc làng Nại Hiên, Hải Châu diễn ra cả hoạt động trao đổi, buôn bán. Việc hoạt động trung chuyển hàng hóa của các tàu thuyền phương Tây ngay tại cửa Đà Nẵng đã khiến cho Đà Nẵng trở thành là trung tâm đầu mối giao thông, quân sự chính trị. Vào thế kỷ XVIII, đã có rất nhiều người Tây phương đến Đàng Trong và người Bồ Đào Nha tìm ra Đà Nẵng trước tiên, họ đến để giao thương buôn bán với Đàng Trong, sau này mặc dù người Pháp đến muộn hơn nhưng họ lại quan tâm đến nơi này hơn hết cả. Đặc biệt bá tước người Pháp d’ Estating đã lên kế hoạch tấn công : ‘Vịnh Đà Nẵng là một trong những hải cảng đẹp nhất thế giới ; với 100 lính châu Âu và 150 lính Phi châu phòng ngự bằng một pháo đài, mà gỗ có sẵn tại chỗ để cung cấp vật liệu, thì có thể giữ vững, chống lại mọi lực lượng của Đàng Trong” [8,tr.88] Về mặt khí hậu, thành phố Đà Nẵng có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng giêng đến tháng 8 âm lịch. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch. Nhờ ảnh hưởng của Biển Đông, khí hậu hiền hòa dễ chịu, nhiệt độ trung bình là 25,70C. Khí hậu tốt, bờ biển đẹp, Đà Nẵng còn có nhiều di tích lịch sử, những danh lam thắng cảnh như Ngũ Hành Sơn, Bà Nà. Ngoài ra cách Đà Nẵng hơn 30km là phố cổ Hội An. Từ Đà Nẵng vào huyện Duy Xuyên có tháp Mỹ Sơn, khu di tích văn hóa Chiêm Thành. Đà Nẵng có quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy qua là đầu mối giao thông quan trọng ở các tiểu vùng sông Mê Kông. Trên trục giao thông huyết mạch Bắc-Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không đã tạo nên mạng lưới giao thông thủy bộ khá thuận lợi. Với hệ thống mạng lưới giao thông thuận lợi, Đà Nẵng có điều kiện trao đổi liên vùng và là cửa ngõ quan trọng của cả miền Trung và Tây Nguyên, đầu mới giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. Nhìn chung về điều kiện tự nhiên của Đà Nẵng là một địa bàn chiến lược quan trọng, tuy thời tiết khắc nghiệt nhưng thiên nhiên hùng vĩ , hài hòa. Đà Nẵng là hành lang chiến lược nối liền các tỉnh miền Trung và là cửa ngõ miền Trung Đông Dương. Đây là những yếu tố thuận lợi để triển khai thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng căn cứ địa và 11 hậu cận tại chỗ, là cơ sở xác định phương hướng tiến công địch và các hình thức đấu tranh thích hợp trên từng địa bàn. 1.1.2. Điều kiện về kinh tế-xã hội Cơ cấu hành chính của Đà Nẵng có sự thay đổi qua từng giai đoạn đặc biệt là trước 1975. Thời kì kháng chiến chống, Đà Nẵng nhiều lần sáp nhập với tỉnh Quảng Nam để có thể phù hợp với tình hình cách mạng. Từ năm 1930 đến tháng 8/1945, Quảng Nam và Đà Nẵng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam. Sau Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, Quảng Nam và Đà Nẵng được tách thành hai đơn vị hành chính là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Đến tháng 11/1946, để chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp xâm lược, tình Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng hợp nhất thành liên tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Từ năm 1950 đến năm 1952, tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng là hai đơn vị hành chính độc lập. Từ tháng 3-1952, tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng tái hợp thành một đơn vị hành chính là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Từ năm 1964 đến tháng 10-1967, theo chỉ đạo của Khu ủy V, thành phố Đà Nẵng tách ra khỏi tỉnh Quảng Đà, trực thuộc Khu ủy V. Thành phố Đà Nẵng gồm ba quận là quận Nhất, quận Nhì và quận Ba. Sau khi đất nước thống nhất, Quảng Nam và Đà Nẵng được sáp nhập thành tỉnh QN-ĐN (10-1975). Đến tháng 101996, kì họp thứ X, Quốc hội khóa IX quyết định tách QN - ĐN thành hai đơn vị hành chính là thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Về kinh tế, ngay sau 8/1946, Đà Nẵng phần lớn là đất đai trù phú nhất của tỉnh nằm ở phía Bắc đã bị giặc chiếm. Lãnh đạo tỉnh rất chú trọng đến việc sản xuất lương thực, thực phẩm, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu. Mỗi nhà trồng mười cây bông hay mười cây dâu để cung cấp nguyên liệu cho nghề dệt. Dưới thời thuộc Pháp, nhiều ngành nghề thủ công cổ truyền được khuyến khích, một số ngành nghề mới được du nhập như may máy, làm thủy tinh, đóng giày dép, cắt tóc, làm đèn. Việc xuất khẩu hàng hóa qua cảng Đà Nẵng thuận lợi đã thu hút các nguồn hàng lâm thổ sản, như gỗ quý, võ quế. Ngoài ra có một số ngành nghề thủ công có sự phát triển lâu đời như nghề nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa vốn là nghề truyền thống lâu đời của đất Quảng. Đặc biệt, nghề ươm tơ, dệt lụa rất phát triển, sau nay ngay sau khi Cách mạng tháng 8/1945, liên khu V phát động phong trào trồng bông, kéo sợi, dệt vải, khuyến khích những nơi có điêu kiện trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa Về giao thông vận tải, nhìn tổng quát giao thông vận tải nước ta có sự phát triển vượt bậc. Toàn bộ mạng lưới giao thông vận tải ở Đà Nẵng đã khẳng định vai trò của thành phố đối với kinh tế khu vực. Con đường bộ được Pháp mở sớm nhất trên vùng đất Đà Nẵng là con đường qua đèo Hải Vân nối kinh đô Huế với Đà Nẵng. Đoạn Đường này có nằm trong tuyến đường bộ xuyên Việt mang tên “đường thuộc địa” nay là quốc lộ 1A, chạy từ biên giới Trung Quốc qua Hà Nội, dọc theo bờ biển Trung Kỳ qua Huế, Đà Nẵng, 12 Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết đến Sài Gòn, rẽ lên Tây Ninh đến Phnom Pênh và cuối cùng dừng lại ở biên giới Campuchia, có tổng chiều dài 2.566 km. Đoạn đường sắt Đà Nẵng - Huế dài 103km, phải trải qua nhiều đèo dốc và 9 hầm lớn nhỏ, trong đó có hầm Sen (dài nhất: 500m), khởi công từ năm 1901 và đưa vào khai thác ngày 15/12/1906. Về giáo dục, trong khoảng thời gian ngắn sau Cách mạng tháng 8/1945 đến toàn quốc kháng chiến tại Đà Nẵng, ta mở trường Trung học công lập Thái Phiên, nhận học sinh đệ nhất và đệ nhị niên nhưng cũng chỉ hoạt động một thời gian. Từ năm học 19501951, nhiều trường cấp II được mở thêm ở Đà Nẵng. Trong đó trường Phan Châu Trinh là một những ví dụ điển hình. Ngoài ra còn có các lớp bổ túc văn hóa thường xuyên mở bên cạnh, học ngay ở các trường cấp II để tiện huy động giáo viên các trường cấp II tham gia giảng dạy. Nhìn chung, điều kiện tình hình kinh tế của Đà Nẵng nói riêng đã có sự phát triển nhất định, mặc dù bị thực dân áp bức bóc lột rất nhiều năm nhưng điều kiện kinh tế cũng có những phát triển vượt bậc. 1.2. Truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của nhân dân Đà Nẵng Từ lâu nhân dân Đà Nẵng đã có truyền thống yêu nước đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Ngày từ khi vào năm 1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha tấn công cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Với kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”, thực dân Pháp âm mưu chiếm Đà Nẵng để uy hiếp và buộc triều đình Huế phải kí hiệp ước đầu hàng. Tuy nhiên, với lòng yêu nước, kiên cường bất khuất, nhân dân Đà Nẵng đã đứng lên chống giặc ngoại xâm. Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, ông đã chỉ huy quân triều đình và được hỗ trợ đắc lực của hàng ngàn nghĩa binh Phạm Gia Vĩnh, vận động trang, phía sau lũy có bố trí quân mai phục. Khi địch tấn công thì quân ta phục kích, bắn bằng súng điểu thương, tên nỏ và dùng dao kiếm đánh giáp lá cà khi tiếp cận địch, nhân dân thực hiện vườn không nhà trống, rơm rạ ra đốt tàu địch. Địch bị tổn thất nặng, phải lui quân. Sau khi kinh thành Huế thất thủ (5/7/1885), Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi hạ dụ Cần Vương, kêu gọi các tầng lớp văn thân, sĩ phu phò vua, cứu nước. Hưởng ứng dụ Cần Vương, tháng 9/1885, Nghĩa Hội Quảng Nam đã được thành lập. Ban đầu Trần Văn Dư lên lãnh đạo Nghĩa hội sau khi bị giặc bắt và giết 13/12/1885. Nguyễn Duy Hiệu lên nắm nghĩa quân xây dựng vùng Trung Lộc (Nông Sơn) thành trung tâm lãnh đạo kháng chiến. Phong trào Nghĩa quân lan rộng các huyện trong đó có Hòa Vang. Tại Hòa Vang để hưởng ứng nhân dân tích cực thực hiện vườn không nhà trống, không họp chợ, triệt để bất hợp tác với giặc. Trai tráng vào các đội hương dũng quân, đoàn kiết quân ngày 13 đem luyện tập, tiến hành những vụ tập kích, phục kích quân Pháp, nhiều người còn tự nguyện đốt cà nhà mình. Khâm sứ Trung Kỳ là Baille đã than phiền rằng: “ Binh lính người Âu và những đội khinh quân…..đi đâu cũng kéo theo một cái đuôi nặng nề (bọn theo đóm ăn tàn) và do đó chỉ có thể đi hành quân theo những con đường quy định nhất địch, ngoài ra không thể làm gì được hơn. Vả lại, ta (Pháp) chỉ có thể hành quân trong một thời gian ngắn, trước vì lương thực mang theo có hạn và sau nữa vì quân số quá ít” [22, tr.89]. Thực dân Pháp và chính quyền tay sai ở đây gặp nhiều khó khăn. Năm 1904, phong trào Đông Du và Duy Tân ở Quảng Nam được thành lập. Hưởng ứng phong trào Đông Du, các sĩ phu, thân hào đã đóng tiền và cho con em xuất dương, sang học ở Nhật. Phong trào Duy tân đã tác động mạnh mẽ đến ý thức độc lập dân tộc, dân chủ trong nhân dân Quảng Nam-Đà Nẵng. Bắt đầu từ Đại Lộc, phong trào đã lan rộng ra toàn tỉnh và lan sang các tỉnh khác ở khu vực miền Trung tạo thành một phong trào rộng lớn tấn công vào chính sách cai trị hà khắc bóc lột của thực dân Pháp và tay sai. Vào những năm 20 của thế kỷ XX, các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược ở nước ta liên tục nổ ra nhưng đều bị thất bại. Tại Quảng Nam-Đà Nẵng từ năm 1925-1927, có nhiều sách báo tiến bộ lưu hành như Tiếng dân, Tiếng chuông rè. Đặc biệt là báo Người cùng khổ, báo Việt Nam hồn do Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã được thanh niên yêu nước bí mật truyền tay nhau. Trên cơ sở đó, ba tổ chức Đảng ra đời đó là Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (6-1925), Tân Việt Cách mạng đảng (7-1925), Việt Nam Quốc dân Đảng (12-1927) . Tuy nhiên, chỉ có Thanh niên và Tân Việt phát triển được hội viên ở Quảng Nam-Đà Nẵng. Vào tháng 9/1927, chi bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ra đời đồng chí Hội đầu tiên ở Đà Nẵng ra đời, do đồng chí Đỗ Quang làm bí thư.[25, tr.266] Năm 1928, chủ trương vô sản hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ra đời nhằm mục đích đưa hội viên, học sinh, trí thức vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng lao động với công nhân để từ rèn luyện bản thân thành những cán bộ cách mạng chân chính, đồng thời truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê-nin. Ở Đà Nẵng, dựa vào một số đồng chí từ Nghệ An, Hà Tĩnh, vào hoạt động phong trào “Vô sản hóa” và công tác trong cơ quan Phân xứ ủy. Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời. Ngày 28/3/1930, Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở Quảng Nam - Đà Nẵng ra thông báo cho tất cả cán bộ, đảng viên toàn tỉnh biết về việc Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ được thành lập. Đây là đánh dấu mốc Quảng Nam - Đà Nẵng bước vào thời kỳ mới - thời kỳ dấu tranh theo khuynh hướng vô sản. Sau khi thành cả cán bộ lập, Đảng bộ nhanh chóng phát triển tổ chức cơ sở Đảng và các tổ chức quần chúng. Tính đến cuối 1930, toàn tỉnh đã có 70 đảng viên và đã xây dựng được nhiều tổ chức như Công hội đỏ, Nông hội đỏ, Cứu tế đó.. 14 Tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Tại Đông Dương, để tăng cường chính sách động viên thời chiến, thực dân Pháp càng ra sức đánh phá phong trào cách mạng, tăng cường bóc lột nhân dân ta, bắt thanh niên Việt Nam đi lính rồi đưa sang Pháp đánh nhau với quân Đức. Tháng 9/1940, Nhật vào Đông Dương. Ngày 28/7/1941, Nhật đưa quân vào Đà Nẵng chiếm các địa bàn chung quanh. Đà Nẵng trở thành căn cứ quân sự lớn nhất của Nhật ở miền Trung. Chiếm Đà Nẵng, phát xít Nhật càng ra sức bóc lột, vơ vét của cải của nhân dân ta. Ngay sau tiếng súng Nhật đảo chính Pháp nổ ra (9-31945), Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp và ngày 12-3-1945 ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chỉ thị đã xác định lại kẻ thù trước mắt và duy nhất của nhân dân Đông Dương là Nhật để ra khẩu hiệu đấu tranh chống phát xít Nhật, chủ trương phát động một cao trào chống phát xít Nhật, chủ trương phát động một cao trào chống Nhật làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Quán triệt phát động một cao triệt Nghị quyết của Trung ương Đảng và Xứ ủy Trung Kỳ , Thành ủy Đà Nẵng đã đề ra các chủ trương, biện pháp để lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng thực lực cách mạng, phát triển các tổ, đội du kích, tự vệ trong công dân, nông dân và trí thức để làm nòng cốt trong các cuộc đấu tranh chống chính sách đàn áp, khủng bố của kẻ thù và bảo vệ cán bộ, đảng viên. Ngày 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện, chính phủ tay sai Trần Trọng Kim ở Đông Dương hoang mang rệu rã như “rắn mất đầu”, tạo những thời cơ vô cùng thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Ngày 15/8/1945, Tỉnh ủy Quảng Nam nhận được tin Nhật đầu hàng Đồng minh, mặc dù chưa nhận được lệnh khởi nghĩa của Trung ương, nhưng qua phân tích tình hình thực tế, Tỉnh ủy quyết định phát động quần chúng khởi nghĩa. Tỉnh lỵ Hội An là một trong những nơi giành chính quyền sớm nhất trong tỉnh (chiều 17/81945), sau đó lan nhanh sang các huyện khác, đến ngày 26/8/1945, cách mạng giành được chính quyền ở Đà Nẵng. Như vậy, chỉ trong một thời gian rất ngắn, cùng với cả nước, Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945 giành chính quyền ở Quảng Nam – Đà Nẵng đã hoàn toàn thắng lợi. Bộ máy thống trị của đế quốc, phong kiến bị sụp đổ hoàn toàn. Sau cách mạng tháng 8/1945, nhân dân Đà Nẵng cùng với nhân dân cả nước ra sức xây dựng củng cố chính quyền , chăm lo xây dựng các lực lượng vũ trang, tịch thu tài sản của tư sản nước ngoài và chống giặc ngoại xâm. Mặc dù, giành chính quyền trong cả nước đã thành công nhưng thực dân Pháp lại quay lại đánh chiếm Sài Gòn đánh dấu quá trình xâm lược nước ta lần thứ hai. Để ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ, nhân dân cả nước đều đứng lên kháng chiến chống Pháp. Đêm ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, nhân dân Quảng Nam-Đà Nẵng đã phối hợp với lực lượng vũ trang bao vây địch trong thành phố Đà Nẵng, phục kích chúng trên đèo Hải Vân. Trải qua 90 ngày, đêm 15 chiến đấu quân và dân Quảng Nam - Đà Nẵng vẫn giữ được phòng tuyến Nam sông Cẩm Lệ Trong quá trình kháng chiến chống Pháp, quân dân Đà Nẵng cùng với nhân dân tỉnh Quảng Nam đã đập tan nhiều cuộc hành quân càn quét của Pháp vào các vùng tự do. Trải qua nhiều trận đấnh trên chiến trường như cuộc tiến chiến lược Đông - Xuân 1953-1954, Chiến dịch Xuân - Hè 1954 nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng đã anh dùng kiên cường, chiến đấu chống giặc ngoại xâm, kháng chiến chống thực dân Pháp. Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneve được ký kết, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng và cả nước kết thúc thắng lợi. Như vậy, trong suốt những năm chiến đấu cực kỳ gian khổ và anh dũng, quân và dân Đà Nẵng đã phải trải qua những khó khăn phức tạp nhưng nhờ có tinh thần đoàn kết một lòng, tự lực tự cường, bước đầu tiếp thu một số thành quả do cách mạng đem lại. Những thắng lợi trên nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, hun đúc nâng cao lòng yêu nước của quân và nhân dân Đà Nẵng để từ đó góp phần đẩy mạnh vào cuộc kháng chiến chống Pháp (19451954) và Mỹ (1954-1975) và Cuộc giải phóng hoàn toàn miền Nam 30/4/1975 thống nhất đất nước. 1.3. Âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn (1954-1975) 1.3.1. Giai đoạn 1954-1965 Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, buộc thực dân Pháp phải ký kết hiệp định Giơ-ne-vơ. Ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh và lặp lại hòa bình ở Đông Dương được kí kết. Theo hiệp định, nước Việt Nam tạm thời chia cắt thành hai miền, vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải, Quảng Trị) làm ranh giới tạm thời. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, miền Nam tạm thời do địch quản lý, hai năm sau tức vào khoảng tháng 7 năm 1956, dưới sự giám sát của Ủy ban quốc tế, chính quyền của hai nước sẽ thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Thế nhưng, với âm mưu xâm lược nước ta từ lâu, Mỹ bắt đầu từng bước thay thế vị trí của Pháp ở miền Nam. Mỹ đã ép Pháp trao quyền cai trị ở miền Nam cho Ngô Đình Diệm. Từng bước một, Ngô Đình Diệm loại lực lượng thân Pháp khỏi bộ máy hành chính, xây dựng, củng cố chế độ Ngô Đình Diệm, lấy đó làm chỗ dựa để áp đặt chủ nghĩa thực dân mới, một hình thức xâm lược và thống trị không phải bằng hệ thống cai trị trực tiếp, mà thông qua một chính quyền tay sai. Âm mưu của Mỹ là tiêu diệt phong trào yêu nước của nhân dân ta, thôn tính miền Nam, chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan xuống Đông Nam châu Á, lấy miền Nam làm căn cứ để tiến công miền Bắc, hòng đè bẹp và đẩy lùi chủ nghĩa xã hội ở vùng này và uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa khác. Để thực hiện âm mưu trên, Mỹ đã giúp Diệm xây dựng và củng cố bộ máy thống trị từ trung ương đến cơ sở hoàn toàn trung thành với Mỹ - Diệm. Trước hết, Mỹ - Diệm 16 dùng vũ lực để gạt bỏ các phái đối lập thân Pháp như Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên ở Sài Gòn và Nam Bộ, Đại Việt và Quốc dân Đảng ở các tỉnh miền Trung. Với vị trí chiến lược trọng yếu của chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng, Mỹ - Diệm ra sức xây dựng Đà Nẵng thành căn cứu liên hợp hải - lục - không quân vừa làm lá chắn bảo vệ miền Nam, vừa làm bàn đạp tiến công chống xâm lược miền Bắc. Ở Quảng Nam - Đà Nẵng ngay sau ngày hòa bình lặp lại, chính quyền tình, thành phố và các huyện, xã phần lớn nằm trong tay Quốc dân Đảng. Quốc dân Đảng cấu kết với kẻ thù ra sức đánh phá phong trào cách mạng, gây nhiều nợ mau với nhân dân. Sau khi tháng 7/1954, chúng chủ trương dựa vào Pháp, thân Mỹ để chống cộng. Đến giữa tháng 10/1955, Mỹ-Diệm tiến hành “trưng cầu ý dân”, nhằm phế truất phế Bảo Đại, đưa Diệm lên thay thế, thành lập chính phủ Việt Nam cộng hòa. Để hạn chế những ảnh hưởng của Pháp, Mỹ-Diệm không chỉ buộc Pháp chuyển giao các cơ sở quân sự; tổ chức hỉ huy huấn luyện cho quân ngụy mà còn buộc Pháp chuyển giao các cơ sở kinh tế- tài chính, ngân hàng cho giới kinh doanh Mỹ. Pháp dần dần rút quân ra khỏi Việt Nam. Kết hợp xây dựng, củng cố bộ máy chính quyền, Mỹ - Diệm sử dụng lực lượng đánh phá, đàn phá phong trào đấu tranh của nhân dân đòi thi hành Hiệp Định Giơ-ne-vơ, hiệp thương Tổng tuyển cử, thống nhất đất nước;đòi thực hiện các quyền dân sinh;dân chủ; đòi chồng con, anh, em bị bắt đi làm lính thuê. Chúng đã gây ra nhiều tội ác man rợ, trên địa bản Quảng Nam-Đà Nẵng. Tại Đà Nẵng vào ngày 1/8/1954, chúng đã bắn giết nhiều người trong đoàn biểu tình, khi nhân dân Đà Nẵng-Hòa Vang đang tuần hành chào mừng thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. Bước sang năm 1955, Mỹ-Diệm tiếp tục củng cố lực lượng và tăng cường bộ máy ngụy quân, ngụy quyền ở thành phố, thị xã, quân và hội dồng hương chính xã, phường; đưa những tên Việt gian phản động vào nắm những vị trí chủ chốt, loại bỏ những người được nhân dân tín nhiệm đề cử hoặc cơ sở của ta bố trí ở hội đồng các cấp. Để dễ quản lý và kiểm soát điều hành mọi hoạt động trên địa bàn quan trọng này, Mỹ - Diệm chia Đà Nẵng thành 3 quận (quận Nhất, quận Nhì và quận Ba) 28 xã, phường, 138 khu phố, 10.624 liên gia (Tam-Ngũ gia-liên bảo). Mỗi xã, phường có một hội đồng hương chính, mỗi khu phố có 1 ban trị sự. Hòa Vang được chúng chia thành 5 khu hành chính, 24 xã, 130 thôn, ấp. Để bảo vệ chính quyền tay sai, đàn áp, tiêu diệt phong trào cách mạng, ngụy quân, ngụy quyền ở Đà Nẵng-Hòa Vang ra sức xây dựng, tăng cường lực lượng bảo an, dân vệ, thanh niên chiến đấu, cảnh sát, mật vụ, tề diệp. Tội ác của Mỹ - Diệm chồng chất. Nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng không bao giờ quên được sự man rợ không còn tình người của chúng trên mảnh đất này. Thể hiện tập trung nhất là sự khủng bố dã man của Mỹ - Diệm đối với nhân dân ta là việc thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng. Chính quyền Ngô Đình Diệm coi “tố cộng” là “quốc sách số 1” của chúng. Chúng đã tập trung nhiều lực lượng sử dụng nhiều thủ đoạn khác 17 nhau để tiến hành “tố cộng”; “diệt cộng”. “Tố cộng” là âm mưu lâu dài của Mỹ-Diệm nhằm tìm diệt cơ sở Đảng và đè bẹp ý chí đấu tranh của quần chúng. Mỹ-CQSG coi đây là “quốc sách”, là cuộc đấu tranh mang tính chất “ý thức hệ”. Quảng Nam-Đà Nẵng là mảnh đất giàu truyền thống đấu tranh cách mạng, bất khuất, kiên cường, bởi vậy Mỹ-CQSG chọn nơi đây làm trọng điểm “tố cộng, diệt cộng”. Ở Đà Nẵng-Hòa Vang, từ 20/1/1955 địch mở chiến dịch “tố cộng” mang tên “Phan Châu Trinh”; tiếp đến chúng mở chiến dịch “Trịnh Minh Thế”, bắt hàng nghìn cán bộ, đảng viện, cơ sở cách mạng, gia đình kháng chiến học tập tố cộng . Không chỉ có đảng viên, cán bộ mà cả nhân dân cũng bị địch bắt đi học “tố cộng”. Ở Đà Nẵng, chỉ trong đợt “tố cộng” từ ngày 16/8/1955 đến ngày 5/9/1955, “Mỹ-Diệm đã tổ chức gần 700 lớp học , bắt 2000 cán bộ đảng viên đi học, trong đó có 716 người học lớp “cải tạo tư tưởng”. [32,tr.370] Địch bắt học viên học tài liệu “Tội ác Việt Cộng”, “ Công đức Ngô Đình Diệm” …. Sau khi học, học viên phải tự viết kiểm điểm “sai lầm” khi theo cộng sản, khai báo đảng viên, cơ sở cách mạng, nếu không khai báo bị ghép vào tội “phản quốc”. Địch cài người trong lớp học theo dõi, kích động học viên khai báo . Chúng đưa ra khẩu hiệu: “Dĩ Đảng trị Đảng”, “Dĩ dân trị dân”, “Tự tố tha tố”..rất thâm độc. Chúng bắt học viên đánh học viên, bắt mọi người khai báo , tố giác lẫn nhau, ly khai, xé cờ Đảng. Đặc biệt, từ cuối năm 1955, sau các phong trào đấu tranh chính trị rầm rộ của nhân dân, lực lượng bị bộc lộ, địch nắm được một cơ sở của ta và bắt đầu tiến hành “tố cộng” mạnh. Đi đôi với thủ đoạn trên, địch bắt các gia đình có người đi tập kết làm giấy cam đoan gọi chồng con về, bắt vợ làm giấy ly dị chồng, chia nhân dân làm ba hạng để phân biệt đối xử. Từ năm 1954 đến năm 1956, địch tập trung đánh phá vùng nông thôn, đặc biệt là vùng tự do cũ. Trong nội thành Đà Nẵng, hoạt động chủ yếu của Mỹ -Diệm là phân loại công dân, thành lập các tập đoàn công dân, đoàn ngũ hóa nhân dân, thành lập các tập đoàn công dân, đoàn ngũ hóa nhân dân, để dễ bề cai trị và nắm chắc thái độ quần chúng nhằm khống chế, đe dọa họ. Từ đầu năm 1956, chính quyền Diệm tập trung đánh phá vùng tạm chiếm cũ. Thành phố Đà Nẵng trở thành những địa bàn trọng điểm “tố cộng” của địch. Trong những năm 1956-1957, nhiều cơ sở Đảng và quần chúng bị vỡ, Đặc biệt, một số cán bộ, đảng viên do không chịu nổi cực hình tra tấn của địch đã đầu hàng, khai báo. Ở Hòa Vang diễn biến tình hình ngày càng phức tạp. Tháng 8/1957, địch mở lớp “tố cộng” ở Phú Hòa, bắt đảng viên và những người bị tình nghi ở các xã thuộc Hòa Vang và một số cơ sở quần chúng của ta ở Hòa Vang đến “học tập”. Địch bắt mỗi gia đình phải viết khẩu hiệu “chống cộng” treo trước nhà, và sắm dây, gậy,đèn, mõ để truy bắt cộng sản. Các ngả đường bến sông, bến đò địch tăng cường canh gác nghiêm ngặt. 18 Những hành động trên đây, chứng tỏ Mỹ - CQSG đã vi phạm hiệp định Giơ-ne-vơ, luật pháp quốc tế, quyền lợi chính đáng, đạo lý của người dân Việt Nam. Sự đánh phá của Mỹ đối với lực lượng và phong trào cách mạng Đà Nẵng trong những năm 1958-1960 đã gây nên những tổn thất nặng nề. Hàng loạt các cán bộ, đảng viên và quần chúng trung kiên bị bắt bớ, tù đầy và bị giết hại man rợ. Bước sang năm 1961, phong trào Đồng khởi phát triển mạnh mẽ trên khắp các địa phương miền Nam. Chính vì sự phát triển mạnh mẽ đó đã đưa chính quyền Ngô Đình Diệm tới chỗ khủng hoảng nghiêm trọng. Đế quốc Mỹ buộc phải thay đổi chiến lược chuyển sang tiến hành “Chiến tranh đặc biệt”. Biện pháp chiến lược là hành quân càn quét và gom dân, lập ấp chiến lược trên quy mô lớn. Vừa xây dựng lực lượng, chúng vừa ra sức càn quét đánh phá quyết liệt phong trào cách mạng. Mục tiêu cơ bản chúng là đề ra là đến cuối năm 1962 phải lập cho được 17 ngàn ấp chiến lược, tập trung 10 triệu nông dân vào trong ấp. Thực hiện “tát nước bắt cá”, tiêu diệt tận gốc cơ sở cách mạng của cộng sản. Để thực hiện mục tiêu trên, ở Quảng Nam-Đà Nẵng vào cuối năm 1962, địch tăng quân chủ lực lên 3 trung đoàn bộ binh, 5 tiểu đoàn đặc nhiệm, 18 tiểu đoàn bảo an, 75 tổng đoàn nghĩa quân, 12 đại đội dân vệ . Từ giữa năm 1961, chúng ra sức thực hiện kế hoạch Xtalay-Taylo, tổ chức hành quân càn quét, dồn dân lập ấp chiến lược. Trọng điểm lập ấp chiến lược lúc này là vùng tây các huyện dọc theo ranh núi. Ban đầu chúng tổ chức rào vi ấp chiến lược theo địa hình thôn, chỉ tập trung các gia đình có quan hệ cách mạng, các gia đình ở lẻ tẻ. Sang năm 1962, chúng mở rộng địa bàn làm ấp chiến lược ra khắp vùng nông thôn. Bằng thủ đoạn càn quét, bắt bớ, đốt phá, giết hại, lừa bịp, mua chuộc…chúng bắt dân hai, ba thôn dời nhà tập trung vào một ấp chiến lược. “Mỗi ấp chúng bắt dân rào quanh bằng hai, ba lớp rào. Bị ta đốt phá nhiều lần, sau chúng rào bằng dây kẽm gai và cọc sắt. Giữa các lớp rào có hào sâu, dưới cắm chông dày dặc, (chúng gọi là “hai sông, ba núi”). Mối ấp chiến lược chỉ để một, hai cổng ra vào và được bọn dân vệ được phân công canh gác ngày đêm chặt chẽ. Những nơi ta thường hoạt độn, đêm đến chúng bắt dân thay phiên chong đèn canh gác mỗi người giữa từ 2 đến 3 cây cọc sắt quanh rào ấp chiến lược”.[32,tr.421]. Ấp chiến lược của Mỹ- Việt Nam cộng hoà gây rất nhiều khó khăn cản trở cho các hoạt động cách mạng và làm đảo lộn mọi sinh hoạt, sản xuất, đời sống và phong tục tập quán lâu đời của nhân dân. 1.3.2. Giai đoạn 1965-1975 Bước sang 1965, nhân dân đã ta kiên cường giữ vững phong trào, dập tắt được âm mưu của địch, vì vậy, chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ-CQSG mặc dù đã được đẩy tới đỉnh cao, vượt qua mức lý thuyết với dự tính ban đầu, nhưng đang đứng trước nguy cơ bị đánh bại hoàn toàn. Trong lúc đó, Mỹ quyết định chuyển sang chiến lược 19 “chiến tranh cục bộ” và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân. Mỹ triển khai chiến lược “tìm và diệt” với hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” do tướng Oetsmolen đề ra, dự định thực hiện trong vòng 18 tháng. Việc đế quốc Mỹ thực hiện “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh ra cả nước, làm cho tình hình nước ta từ chỗ “một nữa nước có chiến tranh, một nửa nước có hòa bình đã biến thành tình hình cả nước có chiến tranh với hình thức và mức độ khác nhau ở mỗi miền” [13, tr.108] Ngày 8/2/1965, Mỹ đưa một tiểu đoàn tên lửa Hawk của thủy quân lục chiến Mỹ vào Đà Nẵng. Một tháng sau, vào 9 giờ sáng ngày 8/3/1965, Tiểu đoàn 3 thuộc Lữ đoàn thủy quân lục chiến số 9 Mỹ đổ bộ lên cảng Phú Lộc, xã Hòa Hiệp, huyện Hòa Vang (nay thuộc quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng) . Buổi chiều hôm đó, Tiểu đoàn thứ hai của Lữ thủy quân lục số 9 Mỹ được không vận từ căn cứ quân sự Ôkinaoa (Nhật Bản) đáp xuống sân bay Đà Nẵng . Như vậy, Mỹ đã theo chân Pháp, chọn Đà Nẵng làm quân nơi đổ những đơn vị quân xâm lược đầu tiên nước ta. Tháng 4/1965, ba tiểu đoàn thủy quân lục chiếm, một tiểu đoàn tên lửa Hawk, ba chi đoàn cơ giới, hai phi đội máy bay phản lực và trực thăng, hai đại đội pháo 155 ly và 203 ly thuộc Lữ đoàn thủy quân lục chiến số 9 Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và triển khai hoạt động càn quét, chốt điểm ở phía Tây và tây bắc Hòa Vang. Cuối tháng 6/1965, Mỹ lại đổ thêm 9000 quân Mỹ vào Đà Nẵng, đưa ra hoạt động ở các xã phía Tây và nống ra đánh phá các xã vùng trung và trung đông Hòa Vang . Cuối tháng 6, quân Mỹ hoàn thành công việc chốt điểm ở vùng tây Hòa Vang và đến ngày 20/9/1965, hoàn thành chốt điểm ở vùng rung và vùng núi xuống biển, tạo ra vành đai quân sự bảo vệ căn cứ liên hợp quân sự Đà Nẵng. Từ tháng 10/1965, quân Mỹ từng bước nống ra, chốt điểm, cùng với quân ngụy tiến hành quyết liệt “bình định nông thôn”. Chính quyền Sài Gòn mở chiến dịch “về làng”, lấn chiếm các vùng tranh chấp yếu và vùng ta mới mở ra, xây dựng các khu “bình định”, đưa số ngụy tề lưu vong về hoạt động, xây dựng bộ máy kìm kẹp ở những vùng chúng vừa kiểm soát. Đồng thời chúng kiểm soát gắt gao các đầu mối giao lưu hàng hóa giữa vùng địch và vùng ta; càn quét lấn chiếm, chia vùng giải phóng ra làm nhiều mảnh, cắt đưa các đường dây vận chuyển hàng hóa. Mức độ ác liệt tăng lên đột biến. Từ tháng 3/1965 đến cuối năm 1965, Mỹ-CQSG gây ra nhiều vụ thảm sát, điển hình như vụ ném bom thôn Mân Quang, xã Hòa Lân, huyện Hòa Vang (nay phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng), giết chết 45 em học sinh tiểu học vào ngày 16/3/1965. Năm 1965, Mỹ-ngụy đã cày phá hàng trăm mẫu hoa mầu, đốt cháy và đánh sập hàng ngàn nóc nhà, đánh đập, giam giữ và giết chết hàng ngàn người. Cuối năm 1965, Mỹ-CQSG bắt đầu thực hiện kế hoạch cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất đánh ra 5 hướng mà hướng trọng điểm là đồng bằng Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Bình Định, dự kiến đến tháng 6/1966 kết thúc. Trên chiến trường Quảng Đà, 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất