Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng đối với thực phẩm an toàn nghi...

Tài liệu đánh giá mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng đối với thực phẩm an toàn nghiên cứu tình huống trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên

.DOCX
84
250
86

Mô tả:

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG MÃ SỐ: T2016 - 20 Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI THỰC PHẨM AN TOÀN: NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TP. THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN Chủ nhiệm đề tài: ĐỖ THỊ HÀ PHƯƠNG THÁI NGUYÊN, 2016 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG MÃ SỐ: T2016 - 20 Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI THỰC PHẨM AN TOÀN: NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TP. THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN Chủ nhiệm đề tài: ĐỖ THỊ HÀ PHƯƠNG THÁI NGUYÊN, 2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHOA KINH TẾ & PTNT --------------------------- BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG MÃ SỐ: T2016 - 20 Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI THỰC PHẨM AN TOÀN: NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TP. THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN Chủ nhiệm đề tài: ĐỖ THỊ HÀ PHƯƠNG Cùng tham gia đề tài: ThS. Đoàn Thị Mai ThS. Nguyễn Thị Hiền Thương Khoa Kinh tế và PTNT Thời gian thực hiện: 01/2016 - 12/2016 Đơn vị chủ trì: Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn THÁI NGUYÊN, 2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHOA KINH TẾ & PTNT --------------------------- BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG MÃ SỐ: T2016 - 20 Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI THỰC PHẨM AN TOÀN: NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TP. THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN Chủ nhiệm đề tài: ĐỖ THỊ HÀ PHƯƠNG Cùng tham gia đề tài: ThS. Đoàn Thị Mai ThS. Nguyễn Thị Hiền Thương Khoa Kinh tế và PTNT Thời gian thực hiện: 01/2016 - 12/2016 Đơn vị chủ trì: Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn THÁI NGUYÊN, 2016 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu khoa học là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với mỗi giáo viên trong quá trình giảng dạy và công tác tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Quá trình nghiên cứu giúp cho mỗi giáo viên có thể nâng cao được kinh nghiệm thực tế phục vụ trực tiếp công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu của mình. Để quá trình nghiên cứu đạt được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin chân thành cảm ơn Các Thầy trong BCN Khoa Kinh tế và PTNT cùng các Thầy Cô giáo trong khoa đã cùng tham gia và giúp đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ sở kinh doanh thực phẩm an toàn trên địa bàn TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Thái Nguyên ngày 28 tháng 12 năm 2017 Chủ nhiệm đề tài ThS. Đỗ Thị Hà Phương  MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................. 2 3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................... 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................... 3 1.1. Thực phẩm an toàn .......................................................................................... 3 1.1.1. Cơ sở lý thuyết về thực phẩm an toàn .......................................................... 3 1.1.2. Hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ............................. 5 1.2. Cơ sở lý thuyết của mô hình nghiên cứu ....................................................... 12 1.2.1. Sự sẵn lòng chi trả thêm ............................................................................. 12 1.2.2. Thái độ của người tiêu dùng ....................................................................... 13 1.2.3. Biến quan tâm sức khỏe ............................................................................. 14 1.2.4. Biến rủi ro cảm nhận đối với sản phẩm ...................................................... 15 1.5. Biến sự tin tưởng vào ngành thực phẩm........................................................ 15 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 20 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 20 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 20 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 20 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 20 2.2.1. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 20 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 20 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 25 3.1. Thực trạng về thực phẩm an toàn trên địa bàn TP. Thái Nguyên. ................ 25 3.2. Thông tin mẫu nghiên cứu ............................................................................. 26 3.3. Đánh giá mức độ sẵn lòng chi trả cho TPAT của người tiêu dùng. .............. 28 3.4. Kết quả mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng ......................................................................................... 31 3.4.1. Độ tin cậy và độ giá trị của đo lường ......................................................... 31 3.4.1.1. Độ tin cậy của thang đo (Reliability) ...................................................... 31 3.4.1.2. Độ giá trị của thang đo (Validity) ........................................................... 33 3.4.3. Thảo luận .................................................................................................... 36 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 40 1. Kết luận ............................................................................................................. 40 2. Kiến nghị .......................................................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 43  DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Bảng tổng hợp các nghiên cứu làm cơ sở lý thuyết cho đề tài Bảng 3.1. Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu Bảng 3.2. Mức sẵn lòng chi trả thêm của người tiêu dùng đối với TPAT Bảng 3.3. So sánh giá TPTT và TPAT của một số loại thực phẩm phổ biến Bảng 3.4. Đo lường các khái niệm nghiên cứu Bảng 3.5. Kết quả phân tích KMO và kiểm định Barlett Bảng 3.6. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) Bảng 3.7: Kết quả Phân tích hồi quy  DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Mô hình phân tích Hình 2: Mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng đối với thực phẩm an toàn  DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GAP Thực hành nông nghiệp tốt NTD Người tiêu dùng TP Thành phố TPAT Thực phẩm an toàn TPTT Thực phẩm thông thường VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm WTO Tổ chức thương mại thế giới  LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra. Tóm lại, thực phẩm trên thị trường ngày nay rất đa dạng từ nguyên liệu đến thành phẩm gây ra sự hoang mang cho người tiêu dùng. Những năm gần đây, nhận thức về vấn đề sản xuất và tiêu dùng thực phẩm an toàn trên góc độ bảo vệ sức khỏe và chống ô nhiễm môi trường đã tăng lên đáng kể nhờ hoạt động truyền thông tích cực của các nhà khoa học cũng như dư luận xã hội. Nhờ sự quan tâm mạnh mẽ của các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn, các tổ chức nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, sự hưởng ứng của người nông dân, ngành sản xuất TPAT đã hình thành và bước đầu phát triển. Về phương diện lý thuyết hành vi tiêu dùng khi điều kiện thu nhập gia tăng người tiêu dung thường có xu hướng sử dụng các loại sản phẩm có tính an toàn cao hơn, đặc biệt là các loại thực phẩm tiêu dùng hàng ngày. Mục tiêu của nghiên cứu này là (1) đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ TPAT tại TP. Thái Nguyên, (2) Đánh giá mức độ sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng đối với TPAT và (3) phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự quyết định mua TPAT trên địa bàn TP. Thái Nguyên. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với mức thu nhập tăng và chất lượng cuộc sống được cải thiện, nhu cầu và mức độ nhận thức của người Việt Nam về vai trò của thực phẩm an toàn đối với sức khỏe ngày một cao hơn. Điều này dẫn đến nhu cầu về thực phẩm sạch ngày một tăng. Xu hướng này chỉ ra tiềm năng rất lớn cho phát triển thị trường các sản phẩm thực phẩm an toàn. Tại TP. Thái Nguyên, với số dân hơn 300.000 người, nhu cầu về thực phẩm an toàn là rất cao, đặc biệt trong bối cảnh việc sử dụng hoá chất cho thực phẩm không được kiểm soát và những vụ ngộ độc về thực phẩm ngày càng gia tăng. Hiện nay, các loại thực phẩm được bán rộng rãi tại các chợ trên địa bàn TP. Thái Nguyên mà không có sự giám sát hay quản lý một cách sát sao nào về mặt chất lượng và độ an toàn. Vì vậy, thực phẩm chứa các chất hoá học độc hại, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng hay nhiễm kim loại nặng vẫn được bầy bán và tiêu thụ hàng ngày bởi người tiêu dung TP. Thái Nguyên, với sự giúp đỡ của các sở ban ngành đã thực hiện một số dự án rau an toàn, thực phẩm an toàn nhưng chưa thể phát huy hoặc đã thất bại và việc phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn đang gặp rất nhiều khó khăn. Đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều được tiếp cận từ góc độ người sản xuất và thiên về hướng kỹ thuật. Trong khi đó, để phát triển thị trường thực phẩm an toàn bền vững và tránh nghịch lý về cung-cầu đang tồn tại trong thị trường này, người sản xuất và người phân phối phải hiểu được người tiêu dùng (NTD) hiện nay đang nhận thức như thế nào về thực phẩm an toàn (TPAT), những yếu tố nào tác động đến hành vi mua TPAT, mức sẵn lòng chi trả cho TPAT và yếu tố nào đang cản trở quyết định mua của NTD. Có như vậy, người sản xuất và phân phối mới có thể hiểu được thực trạng thị trường TPAT tại TP. Thái Nguyên hiện nay như thế nào, từ đó có những giải pháp marketing phù hợp nhằm phát triển thị trường, đáp ứng được nhu cầu của NTD và đặc biệt là giành lại lòng tin đang ngày một mất đi của khách hàng. Chính vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng nhận thức và hành vi của NTD đối với TPAT, đồng thời xác định mức sẵn lòng chi trả (WTP) và các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả của NTD trên địa bàn TP. Thái Nguyên. Từ đó đưa ra những giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường TPAT tại TP. Thái Nguyên. 2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá mức sẵn lòng chi trả thêm của người tiêu dùng đối với các sản phẩm TPAT - Các nhân tố ảnh hưởng tới sự sẵn lòng chi trả của khách hàng đối với TPAT - Đề xuất các giải pháp khả thi nhằm phát triển thị trường TPAT, đưa TPAT tới tay những người sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm này. 3 Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa khoa học: - Xây dựng cơ sở lý thuyết cho mức sẵn lòng chi trả them của người tiêu dùng đối với các sản phẩm TPAT - Làm cơ sở lý thuyết, tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá mức sẵn lòng chi trả them của người tiêu dùng đối với các sản phẩm TPAT từ đó hiểu được hành vi tiêu dùng đối với TPAT của người dân trên địa bàn TP. Thái Nguyên - Tìm được các nhân tố ảnh hưởng tới sự sẵn lòng chi trả của khách hàng đối với TPAT - Đề xuất các giải pháp khả thi nhằm phát triển thị trường TPAT, đưa TPAT tới tay những người sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm này. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Thực phẩm an toàn 1.1.1. Cơ sở lý thuyết về thực phẩm an toàn Thực phẩm: Tất cả các chất đã hoặc chưa qua chế biến mà con người hay động vật có thể ăn, uống được, với mục đích cơ bản là thu nạp các chất dinh dưỡng cơ thể hay vì sở thích. Các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật, vi sinh vật hay các sản phẩm chế biến từ phương pháp lên men như rượu, bia. Thực phẩm được thu nhận thông qua việc gieo trồng, chăn nuôi, đánh bắt và các phương pháp khác. An toàn thực phẩm (food safety) là sự đảm bảo rằng thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng khi nó được chế biến hay ăn uống theo mục đích sử dụng đã định trước Bệnh do thực phẩm: Là bệnh mắc phải do ăn, uống thực phẩm bị nhiễm độc và nhiễm Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn thường chiếm tỉ lệ tương đối cao, trong đó thịt cá là thức ăn chủ yếu gây ngộ độc, tuy vậy tỉ lệ tử vong thấp, ngược lại, ngộ độc thức ăn không do vi khuẩn tuy ít xảy ra hơn nhưng tỉ lệ tử vong lại cao hơn nhiều. Ngộ độc thức ăn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, mùa hè thường xảy ra nhiều hơn mùa đông. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào khụ vực địa lí, tập quán ăn uống, điều kiện sinh hoạt ăn uống của từng nơi khác nhau. Trong những năm gần đây việc sử dụng rộng rãi hóa chất trừ sâu trong nông nghiệp, các chất phụ gia trong công nghiệp thực phẩm... cũng đang là mối quan tâm lớn đối với những người làm công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm an toàn là loại thực phẩm: - Không chứa tồn dư thuốc BVTV, hoá chất, kháng sinh cấm hoặc vượt quá giới hạn cho phép. - Không chứa tạp chất (kim loại, thuỷ tinh, vật cứng …) - Không chứa tác nhân sinh học gây bệnh (vi rút, vi sinh vật, ký sinh trùng) Bên cạnh đó thực phẩm cần phải: - Có nguồn gốc, xuất xứ đầy đủ, rõ ràng; - Được kiểm tra, đánh giá chứng nhận về ATTP. Những nguyên nhân gây cho thực phẩm (rau, củ, quả, lúa, gạo … không an toàn: + Giai đoạn thu trái: - Sử dụng nguồn nước không an toàn - Sử dụng phân bón không đúng cách - Sử dụng thuốc BVTV cấm hoặc chất được phép nhưng không tuân thủ theo quy định. + Giai đoạn sơ chế: - Sử dụng nguồn nước không an toàn - Sử dụng hoá chất, phụ gia cấm hoặc chất được phép không tuân thủ theo quy định. - Vệ sinh nhà xưởng, vệ sinh cá nhân không tuân thủ quy định + Giai đoạn bảo quản, vận chuyển: - Sử dụng hoá chất cấm - Phương thức và điều kiện bảo quản, vận chuyển không phù hợp. Những nguyên nhân chính có nguồn gốc động vật gây cho thực phẩm không an toàn: + Giai đoạn chăn nuôi: - Môi trường không đảm bảo an toàn - Sử dụng hoá chất, kháng sinh cấm hoặc chất được phép nhưng không tuân thủ theo quy định. + Giai đoạn giết mổ, sơ chế, chế biến: - Sử dụng nguồn nước không an toàn - Sử dụng hoá chất, phụ gia cấm hoặc chất được phép không tuân thủ theo quy định - Vệ sinh nhà xưởng, vệ sinh có nhân không tuân thủ quy định. +Giai đoạn bảo quản, vận chuyển: - Sử dụng hoá chất cấm - Phương thức và điều kiện bảo quản, vận chuyển không phù hợp. Hệ thống chính sách và văn bản pháp lý về an toàn thực phẩm 1. Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư TW 2. Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 4/1/2012 phê duyệt chiến lược quốc gia ATTP 2011-2020, tầm nhìn đến 2030. 3. Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 – 2015 4. Luật An toàn thực phẩm và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật ATTP. 5. Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá. 6. Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 127/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. 7. Luật Thanh tra và Nghị định số 07/2012/NĐ-CP quy định cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. 8. Nghị định số 45/2005/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực y tế. 1.1.2. Hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm * HACCP HACCP là cụm từ viết tắt, có nghĩa là “Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn”; hay được hiểu là “Hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm”. Hệ thống này được xem là công cụ phân tích nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm và là phương pháp hiệu quả được sử dụng toàn cầu nhằm giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống nhận diện, ngăn ngừa những mối nguy thực phẩm và thỏa mãn những yêu cầu luật định. Nói cách khác, HACCP là một hệ thống kiểm soát các mối nguy hiểm và rủi ro cho an toàn thực phẩm trong suốt quá trình chế biến. HACCP là tiêu chuẩn đặt ra các nguyên tắc của hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (Hazard Analysis and Critical Control Points) đã được hình thành vào những năm 1960 khi công ty Pillsbury của quân đội Mỹ và cơ quan nghiên cứu hàng không Mỹ (NASA) cùng phối hợp tìm cách sản xuất các thực phẩm an toàn cho các chương trình không gian. NASA muốn có một chương trình “ hoàn toàn không khuyết tật“ để đảm bảo an toàn cho các thực phẩm mà các nhà du hành dùng trong vũ trụ. Công ty Pillsbury đã đề xuất
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất