Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá hiệu quả phân loại chất thải rắn tại nguồn ở tp. đà nẵng và đề xuất giả...

Tài liệu Đánh giá hiệu quả phân loại chất thải rắn tại nguồn ở tp. đà nẵng và đề xuất giải pháp

.PDF
59
1
115

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG MAI PHAN LONG NHI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN Ở TP. ĐÀ NẴNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Đà Nẵng, 2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG MAI PHAN LONG NHI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN Ở TP. ĐÀ NẴNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường Mã số: 3150318010 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Văn Khánh Đà Nẵng, 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan các dữ liệu trình bày trong báo cáo khóa luận này là trung thực. Đây là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Văn Khánh công tác tại trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác trước đây. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu vi phạm bất kỳ quy địnhh vào về đạo đức khoa học. Đà Nẵng, ngày tháng 5 năm 2022 Tác giả Mai Phan Long Nhi LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc ThS. Nguyễn Văn Khánh và TS. Kiều Thị Kính công tác trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, người đã hướng dẫn, góp ý cho em hoàn thiện báo cáo khóa luận tốt nghiệp. Bên cạnh đó em cũng xin gởi lời cảm ơn tới ThS. Dương Công Vinh, Đại học Nông Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh là người đã hỗ trợ, giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu và học hỏi các vấn đề liên quan tới GIS. Và cuối cùng em xin gởi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường, các giảng viên khoa Sinh – Môi trường và các giảng viên tham gia giảng dạy trong suốt 4 năm qua đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài:........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu: .............................................................................................. 2 2.1. Mục tiêu tổng quát: ...........................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể: ................................................................................................ 2 3. Ý nghĩa khoa học đề tài: .........................................................................................2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 3 1.1. Tình hình nghiên cứu quản lý CTR trên thế giới: ........................................3 1.2. Tình hình nghiên cứu quản lý CTR tại Việt Nam: .......................................5 1.3. Hiện trạng quản lý CTR tại Đà Nẵng: ...........................................................6 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................................ 8 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .................................................................8 2.2. Nội dung nghiên cứu:.......................................................................................8 2.3. Phương pháp nghiên cứu: ...............................................................................8 2.3.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: ....................................................8 2.3.2. Phương pháp xây dựng bộ tiêu chí đánh giá: ..........................................8 2.3.3. Xây dựng dữ liệu CTR và bản đồ hiệu quả phân loại CTRc: ..................8 2.3.4. Phương pháp đồ giải:.................................................................................9 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..........................................................10 3.1. Đánh giá hiện trạng phân loại rác tại nguồn: .............................................10 3.1.1. Hộ gia đình: .............................................................................................. 10 3.1.2. Trường học: .............................................................................................. 12 3.1.3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: ......................................................13 3.1.4. Cơ sở ý tế: .................................................................................................13 3.2. Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá hiện trạng phân loại rác tại nguồn: .............14 3.2.1. Khung lý thuyết cho đề xuất bộ tiêu chí: ................................................14 3.2.2. Thử nghiệm áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cho TP. Đà Nẵng:...............23 3.2.3. Xây dựng bản đồ phân vùng: ..................................................................44 3.3. Những tồn tại và hạn chế: .............................................................................45 3.4. Đề xuất giải pháp quản lý..............................................................................46 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 47 1. Kết luận: .............................................................................................................47 2. Kiến nghị: ...........................................................................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................48 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CTNN CTR CTRCN CTRCNNH CTRCNTT CTRSH DV HĐND KCN KCNC MSWM PLRTN SXKD TDP TN&MT TP UBND URENCO Chất thải nguy hại Chất thải rắn Chất thải rắn công nghiệp Chất thải rắn công nghiệp nguy hại Chất thải rắn công nghiệp thông thường Chất thải rắn sinh hoạt Dịch vụ Hội đồng nhân dân Khu công nghiệp Khu công nghệ cao Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị Phân loại rác tại nguồn Sản xuất kinh doanh Tổ dân phố Tài nguyên và Môi trường Thành phố Ủy ban nhân dân Công ty Cổ phân Môi trường Đô thị DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 Tên hình Người dân phường Xuân Hà, quận Thanh Khê thực hiện PLRTN Tổng TDP thực hiện PLRTN tại TP. Đà Nẵng Tổng hộ gia đình thực hiện PLRTN tại TP. Đà Nẵng Tổng trường học thực hiện PLRTN tại TP. Đà Nẵng Tổng cơ sở SXKD, DV thực hiện PLRTN tại TP. Đà Nẵng Tổng cơ sở y tế thực hiện PLRTN tại TP. Đà Nẵng Tổng điểm của các địa phương được đánh giá dựa trên bộ tiêu chí So sánh mức độ hoàn thiện hệ thống của các địa phương Bản đồ mức độ triển khai thực hiện PLRTN tại TP. Đà Nẵng Trang 12 12 13 13 14 14 23 23 45 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Tên bảng 3.1 Bộ tiêu chí đánh giá PLRTN 3.2 Đánh giá mức độ PLRTN của quận Hải Châu dựa vào Bộ tiêu chí 3.3 Đánh giá mức độ PLRTN của quận Thanh Khê dựa vào Bộ tiêu chí 3.4 Đánh giá mức độ PLRTN của quận Liên Chiểu dựa vào Bộ tiêu chí Trang 16 25 31 37 TÓM TẮT Nghiên cứu này này được triển khai nhằm đánh giá hiện trạng chất thải rắn phát sinh tại Đà Nẵng và đề xuất giải pháp. Các phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu, phương pháp xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, phương pháp xây dựng bản đồ phân vùng. Kết quả nghiên cứu dựa trên bộ tiêu chí cho thấy quận Hải Châu có mức độ PLRTN là cao nhất. Bên cạnh đó, vẫn còn các quận huyện chưa được triển khai PLRTN. Xuất phát từ hiện trạng đó, nghiên cứu đã đánh giá được hiện trạng chất thải rắn phát sinh, đồng thời đề xuất những giải pháp phù hợp góp phần thực hiện Đề án: “Xây dựng Đà Nẵng- Thành phố Môi trường” giai đoạn 2021 – 2030. Từ khóa: PLRTN, bộ tiêu chí. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đô thị hóa là một trong những thay đổi toàn cầu rõ ràng nhất trên toàn thế giới. Dân số đô thị tăng nhanh và liên tục dẫn đến sự gia tăng đáng kể trong phát sinh chất thải rắn đô thị, có tác động nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội và môi trường (Karadimas & Loumos, 2008). Trong đó, tiêu chí về môi trường là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan trọng để xây dựng và phát triển bền vững. Quản lý CTR vẫn luôn là một trong những vấn đề lớn mà nhiều nước trên thế giới đang phải đối mặt. Hiện nay, hầu hết chất thải rắn đô thị được thu gom và vận chuyển vào bãi chôn lấp hợp vệ sinh, việc xử lý như vậy dễ phát sinh dịch bệnh và tạo ra tình trạng mất vệ sinh. Có một lượng CTR xử lý mà không được phân loại phù hợp, dẫn đến thiệt hại cả về kinh tế và môi trường. Giải pháp được đề xuất là thực hiện mô hình PLRTN và để thực hiện được hiệu quả, cần hình thành hành lang pháp lý liên quan cũng như các quy định về quản lý CTR sinh hoạt. Khắc phục những vấn đề trên cần đánh giá năng lực quản lý triển khai PLRTN thông qua công cụ bộ tiêu chí. Ở Brazil, nơi việc thu gom CTRSH có chọn lọc đã được áp dụng bộ tiêu chí, nhằm đánh giá hiệu quả hệ thống quản lý CTR đô thị cho các nước đang phát triển. Bộ tiêu chí tập hợp các danh mục, chỉ số và thước đo tác động xã hội có khả năng đánh giá các điều kiện kinh tế-xã hội và lao động. Cụ thể, 12 danh mục tác động xã hội và 22 chỉ số với các thước đo tương ứng. Bộ tiêu chí tập trung nhiều vào lợi ích cho đối tượng lao động thu gom ve chai. Họ có tầm quan trọng với môi trường nhưng họ thiếu các phúc lợi xã hội và bảo hộ lao động đầy đủ. (IbáñezForés et al., 2019). Việt Nam nói chung và TP. Đà Nẵng nói riêng đang gặp nhiều vấn đề ô nhiễm và đặc biệt là RTSH đang trở thành vấn nạn đáng lo ngại. Theo báo cáo của Sở TN&MT TP. Đà Nẵng cho thấy hiện nay, mỗi ngày thành phố phát sinh hơn 1.100 tấn rác thải. Nhưng cả thành phố chỉ có một khu xử lý chất thải Khánh Sơn. Về mặt cơ sở hạ tầng, TP. Đà Nẵng đã đầu tư Dự án: “Nâng cấp, cải tạo một số các hạng mục tại Bãi rác Khánh Sơn”. Ngoài ra, TP. Đà Nẵng cũng đã ban hành kế hoạch số 1577/KH-UBND ngày 11 thàng 4 năm 2019 về triển khai PLRTN. Tuy nhiên, việc PLRTN tính đến thời điểm hiện tại triển khai vẫn chưa hiểu quả vì thiếu nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực. Công tác tuyên truyền chưa đi vào sâu, không hiệu quả. Qua thực tế về quản lý, thu gom chất thải rắn tại TP. Đà Nẵng, cũng đã có nhiều nghiên cứu nhằm góp phần tăng hiệu quả quản lí môi trường. Dựa vào khả năng về nguồn nhân lực, kĩ thuật, các yếu tố kinh tế - xã hội của thành phố, thì việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá PLRTN là cần thiết. Để phục vụ cho công việc trên thì công cụ hệ thống thông tin địa lý (GIS) sẽ giúp các nhà quản lý trong quá trình thực hiện và đưa ra quyết định. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả phân loại chất thải rắn tại nguồn ở TP. Đà Nẵng và đề xuất giải pháp”. Nhằm nâng 1 cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn, đánh giá hiện trạng phân loại và đưa ra giải pháp cho TP. Đà Nẵng. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiệu quả hiện trạng phân loai và quản lý CTR tại nguồn ở TP. Đà Nẵng. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Thu thập thông tin thứ cấp về phân loại CTR tại nguồn ở TP. Đà Nẵng; - Xây dựng bộ tiêu chí phân loại CTR tại nguồn; - Xây dựng bản đồ phân vùng bằng hệ thống thông tin địa lý (GIS); - Đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp cho TP. Đà Nẵng. 3. Ý nghĩa khoa học đề tài Nghiên cứu nhằm xây dựng bản đồ thể hiện mức độ phân loại CTR tại nguồn ở TP. Đà Nẵng bằng ứng dụng GIS. Từ đó tạo nguồn dữ liệu để phục vụ cho công tác quản lý chất thải rắn và đánh giá hiện trạng phân loại tại TP. Đà Nẵng. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu quản lý CTR trên thế giới Quản lý chất thải rắn là công việc mà chính quyền thành phố cung cấp cho người dân. Mặc dù mức độ dịch vụm tác động đến môi trường và chi phí khác nhau đáng kể, quản lý chất thải rắn được cho là dịch vụ đô thị quan trọng nhất và đóng vai trò là điều kiện tiên quyết cho các hoạt động khác của thành phố (Burke et al., 2012). Việc gia tăng về số lượng và các loại chất thải rắn và chất thải nguy hại do kết quả của việc tăng trưởng kinh tế liên tục, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang trở thành vấn đề gánh nặng đối với các quốc gia và chính quyền địa phương trong việc đảm bảo việc quản lý chất thải một cách hiệu quả và bền vững. Tổng lượng chất thải rắn đô thị năm 2006 phát sinh trên toàn cầu ước tính đạt 2,02 tỷ tấn, tăng 7% hằng nằm từ năm 2003 (Báo cáo Thị trường về Quản lý chất thải toàn cầu năm 2007) (Phương, 2012). Tuy nhiên, quản lý chất thải là vấn đề toàn cầu và là yếu tố quyết định tạo ra các công nghệ xử lý phù hợp mang lại hiệu quả. Phương pháp tiếp cận của hầu hết các nước trên thế giớ để quản lý CTR được dựa trên một số nguyên tắc sau: ngăn ngừa, giảm thiểu; sử dụng lại và tái chế quay vòng; cải thiện và giám sát sự tiêu hủy, loại bỏ những CTR còn lại. Bài báo về công cụ hỗ trợ quyết định để đánh giá tính bền vững của hệ thống quản lý chất thải, nghiên cứu tập trung vào công cụ đánh giá, hỗ trợ việc ra quyết định đầy đủ trong việc lập kế hoạch hệ thống quản lý chất thải đô thị. Các quy trình quản lý là: lưu trữ tạm thời, chọn lọc, vận chuyển và xử lý. Phần đánh giá của công cụ bao gồm môi trường, kinh tế và xã hội của hệ thống đánh giá. Các cơ sở để đánh giá là các tiêu chí về khả năng duy trì các các chỉ số định lượng được tính toán trong công cụ. Phương pháp luận đánh giá tính bền vững được sử dụng trong nghiên cứu để hỗ trợ việc lựa chọn tiêu chí và chỉ số phù hợp được áp dụng để đánh giá (den Boer et al., 2007). Tại Ấn Độ, sự phát triển kinh tế, quy hoạch đô thị và mức sống được ở các thành phố đã phát sinh nhiều chất thải rắn sinh hoạt. Các vấn đề liên quan đến hệ thống quản lý chất thải rắn càng nghiêm trọng hơn ở các nước đang phát triển. Thiếu nguồn lưc tài chính, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và đặc biệt là thiếu các phương tiện thu gom vận chuyển thích hợp. Có khoảng 85% tổng chi phí được chi cho việc thu gom chất thải rắn. Các nghiên cứu khác cho thấy rằng, có khoảng 90% chất thải thải rắn đô thị được xử lý không khoa học tại các bãi rác và bãi chôn lấp lộ thiên. Bài báo về xác định chỉ số đánh giá quản lý chất thải rắn được thực hiện tại Ấn Độ đã đề xuất một bộ chỉ số về quản lý chất thải rắn đô thị. Một bộ chỉ số về thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy được lập ra bao gồm 44 chỉ số được xác định bởi các chuyên gia thuộc lĩnh vực quản lý chất thải rắn. Các chỉ số được coi là công cụ quản lý hữu ích đối với bộ phận quản lý và kỹ thuật viên khi đưa ra quyết định. Để xác định trọng số của từng chỉ số của hệ thống quản lý chất thải rắn, quy trình phân tích thứ bậc đã được sử dụng. Trong một dạng tổng quát của mô hình phân cấp cho một vấn đề quyết định là một hệ 3 thống phân cấp với mục tiêu tổng thể và rộng rãi ở cấp cao nhất. Các cấp thấp hơn được liệt kê các tiêu chí và tiêu chí phụ tương ứng được sử dụng để đánh giá (Parekh et al., 2015). Trong nghiên cứu đánh giá về tính bền vững của hệ thống quản lý chất thải rắn tại thành phố Sofia và Niš cho rằng là một vấn đề phức tạp. Vấn đề đánh giá môi trường, khả năng kinh tế, khả năng chấp nhận của xã hội và cũng là sự lựa chọn về kỹ thuật xử lý chất thải thực tế, có tính đên tất cả các lĩnh vực cụ thể trong đó hệ thống quản lý chất thải được thực hiện là nguyên nhân dẫn đến việc đnáh giá tính bền vững hệ thống quản lý là phức tạp. Dựa trên số lượng và thành phần CTR đô thị và có các đặc điểm cụ thể của địa phương mà hệ thống quản lý khác nhau được xây dựng. Hệ thống đánh giá quản lý CTR được thực hiện bằng cách sử dụng phân tích đa tiêu chí và 12 chỉ số được chọn làm tiêu chí. Các kết quả thu được cho thấy rằng hệ thống đánh giá quản lý CTR hiện tại ở Sofia có thể giúp người quản lý đưa ra quyết định tại thành phố Niš. Lựa chọn một hệ thống quản lý chất thải thành công và bền vững hơn (Milutinovic et al., 2016). Tại Phần Lan, quản lý chất thải rắn đô thị là một phần trong việc xây dựng một xã hội bền vững. Để thực hiện quản lý chất thải đúng cách, cần có các chỉ số tốt về hoạt động và hiệu quả của quá trình. Trong bài báo nói về các chỉ số giám sát để phân loại tại nguồn trong quản lý chất thải rắn đô thị, tác giả đã đề xuất 33 chỉ tiêu về cơ bản, mở rộng và bổ sung cho quản lý chất thải rắn đô thị dựa trên tài liệu và một số cuộc khảo sát về quản lý chất thải. Các chỉ số cơ bản là cơ sở cho hệ thống giám sát việc PLRTN. Các chỉ số cơ bản cung cấp thông tin quan trọng về các vấn đề chính của quản lý chất thải, về sự tích tụ của các thánh phần chất thải khác nhau và sự biến đổi của chúng trong các khoảng thời gian, cũng như về mức độ phân biệt của chúng. Các chỉ số mở rộng có thể được kết hợp với các chỉ số cơ bản. Để giám sát lâu dài, người quản lý cần theo dõi dữ liệu tích lũy và chi phí quản trọng. Các chỉ số mở rộng là cần thiết để đánh giá quá trình và trong công việc phát triển. Các chỉ số được đánh giá khác bao gồm một tập hợp các mục tiêu giám sát và đánh giá khác nhau. Các chỉ số bổ sung cho phép người ta tập trung vào một mục tiêu cụ thể của quá trình quản lý chất thải (Suomi et al., 2017). Trong bài báo về đánh giá hiệu suất của hệ thống quản lý và tái chế chất thải rắn ở Đông Châu Phi, nhằm đánh giá hiệu suất của hệ thống quản lý chất thải rắn kết hợp với tái chế tại thành phố Kigali Rwanda với những thành phố khác. Nghiên cứu sử dụng chỉ số Wasteaware để trình bày và phân tích hệ thống. Các chỉ số Wasteaware cung cấp một quy trình tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng hệ thống quản lý chất thải rắn và hiệu suất tái chế của một thành phố. Mục đích là để lộ rõ những khía cạnh đang hoạt động tốt và chưa tốt. Dựa vào những kết quả đánh giá đó mà có thể định hướng, cải thiện, được phép đánh giá điểm chuẩn và so sánh với các thành phố khác. Các chỉ số được đánh giá dựa trên năm hoặc sáu tiêu chí để đánh giá hiệu quả từng hoạt động (Kabera et al., 2019). Là một quốc gia đang phát triển, Brazil cũng phải đối mặt với các vấn đề về quản lý chất thải rắn. Nhằm lựa chọn một bộ chỉ số bền vững có liên quan đến quản lý chất 4 thải rắn đô thị cho các quốc gia vừa và nhỏ trên thế giới. Vì mục đích này, các cuộc khảo sát đã được thực hiện và dữ liệu được thu thập từ các nguồn thứ cấp. Bước đầu đã lựa chọn 18 phương pháp luận với các chỉ số MSWM khác nhau, với tổng số 396 chỉ số được đánh giá thông qua các tiêu chí lựa chọn. kết quả đã lựa chọn một bộ gồm 49 chỉ số để áp dụng trong một nghiên cứu điển hình. Nhưng kết quả là chỉ có thể đo lường 11 chỉ số với thông tin được công bố công khai. Các dữ liệu liên quan đến vấn đề xã hội, tài nguyên và năng lượng không được cung cấp đầy đủ. Khó khăn trong nghiên cứu là vì thông tin các cơ sở dữ liệu không được cập nhập sẵn, thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Tuy nhiên, bộ 49 chỉ số được đề xuất là công cụ hỗ trợ đắc lực, mang tính bền vững và đáp ứng cho các thành phố trong việc thực hiện (da Silva et al., 2019). 1.2. Tình hình nghiên cứu quản lý CTR tại Việt Nam Ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn trong việc quản lý chất thải như là nỗ lực hết sức để giảm khối lượng chất thải và dành nhiều kinh phí cho việc quản lý chất thải. Nhìn chung, công tác quản ý chất thải trong những năm gần đây có nhiều cải tiến, cả về quy trình xử lý cũng như bộ máy quản lý và điều hành. Tuy nhiên, tình trạng vệ sinh môi trường ở nhiều địa phương còn chưa được đảm bảo. Nguyên nhân quan trọng là do ý thức của người dân chưa cao, chưa quản lý được việc thu gom, vận chuyển và lưu chứa. Về mặt lý thuyết, các cơ sử công nghiệp và y tế phải tự chịu trách nhiệm trong việc xử lý chất thải, trong khi chính quyền chỉ là người xây dựng, thực thi và cưỡng chế thi hành các quy định/văn bản pháp luật liên quan. Hệ thống quản lý CTR ở một số đô thị lớn ở Việt Nam được chưa thành 4 cấp: + Bộ Tài nguyên môi trường chịu trách nhiệm vạch chiến lược cải thiện môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho Nhà nước để đưa ra các luật, chính sách quản lý môi trường quốc gia; + Bộ xây dựng hướng dẫn chiến lược quản lý và xây dựng đô thị, quản lý chất thải; + UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ướng, chỉ đạo UBND các quận, huyện, Sở Tài nguyên Môi trường và Sở Giao thông công chính thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đô thị, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lược chung và pháp luật chung về bảo vệ môi trường của Nhà nước thông qua xây dựng các quy tắc, quy chế cụ thể.(Nguyễn Thị Phương Loan & Sharp, n.d.) Quản lý tổng hợp chất thải là một cách tiếp cận tiến bộ nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan trong các lựa chọn cho quy hoạch và quản lý chất thải, đồng thời mô tả mối quan hệ giữa quản lý chất thải rắn với các vấn đề môi trường tự nhiên, kinh tế-xã hội, các nhóm thể chế, các nhóm đối tượng tham gia và đặc biệt là mối liên hệ với sự biến đổi khí hậu – vấn đề môi trường đang được quan tâm hàng đầu. Các tiếp cận mới trong công rác quản lý chất thải rắn để thực hiện Quyết định số 2149/QĐ-TTg về “Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050”. Dựa trên sự phân tích thực trạng quản lý chất thải rắn hiện nay, các giải pháp tổng hợp quản lý rác thải rắn được lồng ghép để đề xuất và thảo luận cụ thể. Hiện nay 5 quản lý tổng hợp chất thải được xem là một định hướng tốt cho công tác quản lý chất thải rắn ở các quốc gia có thu nhập trung bình và các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Phương pháp tiếp cận này được xem như một giải pháp tích hợp đảm bảo tính bền vững khi lựa chọn các giải pháp quy hoạch và quản lý môi trường trong từng điều kiện cụ thể (Lê Hoàng Việt, Nguyễn Võ Châu Ngân, Nguyễn Xuân Hoàng, 2011). Nếu hầu hết các chất thải có thể chuyển thành nguyên vật liệu và tài nguyên được phục hồi thì sẽ giảm được đáng kể khối lượng chất thải cuối cùng, những nguyên vật liệu được phụ hồi và nguồn tài nguyên tận dụng được này sẽ tạo ra doanh thu để phục vụ cho việc quản lý chất thải. Để thực hiện được những điều này việc cần thiết là phải quản lý chất thải bằng công nghê phù hợp có kết quả quản lý tốt hơn và khắt khe hơn trong việc giám sát và đánh giá hệ thống quản lý chất thải rắn. Trong số các phương pháp áp dụng trong quản lý chất thải rắn, quản lý tổng hợp chất thải rắn là phương pháp tiếp cận quan trọng đối với phát triển bền vững và sử dụng tài nguyên một cách thích hợp. Tại TP. Hồ Chí Minh đã xây dựng tài liệu “Hướng dẫn lựa chọn công nghệ phù hợp trong quản lý chất thải rắn bền vững”. Để lựa chọn tiêu chí và công nghệ phù hợp, điều quan trọng là phải có dữ liệu về hiện trạng quản lý chất thải rắn của địa phương. Các dữ liệu nền bao gồm nguồn phát sinh, số lượng và thành phần chất thải rắn, hiện trạng công nghệ xử lý, nguồn tài chính, sự tham gia của các bên liên quan và các thể chế, chính sách/quy định. Trong tài liệu có 12 tiêu chí và 08 phương án kỹ thuật xử lý chất thải rắn. Mỗi tiêu chí được quy cho một giá trị dựa vào điểm số của mỗi phương án kỹ thuật có thể dễ dàng xác định phương pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện địa phương.(Nguyễn Thị Phương Loan & Sharp, n.d.) 1.3. Hiện trạng quản lý CTR tại Đà Nẵng Chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như: sinh hoạt, thương mại, công nghiệp, y tế… Theo báo cáo kết quả khảo sát của Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị (URENCO) Đà Nẵng cho thấy khối lượng CTR phát sinh khoản 15%/năm (2015-2018). Tổng lượng chất thải rắn thu gom trong năm 2018 là 387.581 tấn, trong đó chất thải rắn sinh hoạt chiếm 93,65%, chất thải rắn công nghiệp thông thường là 4,59%, chất thải rắn y tế thông thường là 1,48%, còn lại là chất thải rắn nguy hại (0,28%). Bên cạnh đó, Công ty URENCO Đà Nẵng dự báo lượng chất thải rắn tới năm 2025 khoảng 691.624 tấn và tới 2030 là khoảng 1.096.128 tấn. Trong năm 2019, CTRSH thành phố phát sinh trung bình khoảng 1.177 tấn/ngày. Đến năm 2020, CTRSH giảm khoảng 8% so với năm 2019 do tác động của dịch bệnh Covid-19, lượng CTRSH trung bình vào khoảng 1.087 tấn/ngày. Thành phần của rác thải sinh hoạt ở Đà Nẵng chủ yếu là chất hữu cơ (68,47%), nhựa (11,36%), đất và cát (6,75%), giấy (5,07%), còn lại là: vải, gỗ, kim loại, thủy tinh chiếm tỷ lệ nhỏ. Hiện nay, toàn bộ CTRSH phát sinh trên địa bàn TP. Đà Nẵng được công ty URENCO thu gom, vận chuyển và đưa đi xử lý tại bãi rác Khánh Sơn. Quy trình thu gom CTR sinh hoạt ở Đà Nẵng thông qua 04 phương thức chủ yếu: thu gom bằng xe bagac (52,6%), xe nâng thùng cố định (20,2%), xe nâng thùng theo giờ (18,1%), xe cuốn ép (9,1%). 6 Đối với khu vực Hòa Vang, ngoài những phương thức trên, công tác thu gom CTR sinh hoạt có sự tham gia của tổ chức, người dân địa phương. Ở một số xã có xây dựng nhà chứa chất thải để người dân mang chất thải đến trước khi xe thu gom của URENCO đến thu gom, vận chuyển về bãi chôn lấp Khánh Sơn. Nhờ vậy, trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020 tỷ lệ thu gom rác thải đạt trên 95% trên toàn thành phố. Theo Đề án “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố Môi trường” giai đoạn 2008 – 2020, UBND các cấp, sở, ban ngành đã cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch về tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường. Trong 10 tiêu chí đề ra, 7 tiêu chí đạt được, trong đó tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại đô thị đạt đến 95%, khu vực nông thôn hơn 70%. Hiện nay, chính quyền TP. Đà Nẵng đã triển khai hoạt động thu hồi, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn còn mang tính tự phát, chưa đồng bộ đến các đối tượng khác nhau. Để khắc phục tình hình phát sinh CTR hiện nay trên địa bàn TP. Đà Nẵng, chính quyền đã ban hành nhiều kế hoạch tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND thành phố về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn, nhằm tăng cường năng lực quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt, nâng cao chất lượng công tác thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, đẩy mạnh xã hội hóa. Ngoài ra, Sở Môi trường phối hợp với phòng TN&MT cấp huyện/quận thực hiện các mô hình PLRTN. Kết quả số liệu báo cáo sau 02 năm thực hiện phân loại CTR tại nguồn trên địa bàn TP. Đà Nẵng (từ tháng 06/2019 đến tháng 09/2021), đã xây dựng được phương án và thống nhất mô hình phân loại, thu gom, vận chuyển. Nhìn chung, qua công tác tuyên truyền vận động và triển khai đến các hộ gia đình, đa số mọi người có ý thức tham gia thực hiện phân loại. 7 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: chất thải rắn tại nguồn; - Phạm vi nghiên cứu: trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; - Thời gian nghiên cứu: tháng 10/2021 – 04/2022. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Xác định và thu thập thông tin thứ cấp về phân loại CTR tại nguồn; - Xây dựng bộ tiêu chí phân loại và đánh giá hiệu quả phân loại CTR tại nguồn; - Xây dựng bản đồ phân vùng bằng hệ thống thông tin GIS; - Đánh giá hiện trạng dựa trên bản đồ phân vùng; - Đề xuất giải pháp quản lý CTR tại nguồn cho TP. Đà Nẵng. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu Thu thập số liệu: nguồn dữ liệu được sử dụng từ phòng Tài nguyên và Môi trường của TP. Đà Nẵng. Tìm hiểu thông tin khối lượng rác trung bình hàng ngày, thành phần trong rác thải, tình trạng phân loại rác của người dân hiện nay. Thống kê và xử lý số liệu: số liệu được thu thập, phân tích và đánh giá hiện trạng phân loại rác tại nguồn trên địa bàn. Phân cấp số liệu hệ thống theo từng vùng cụ thể trên Excel. 2.3.2. Phương pháp xây dựng bộ tiêu chí đánh giá - Khảo sát và hệ thống hóa các chỉ tiêu: dựa vào các nghiên cứu trên thế giới về MSWM. Các chỉ số được sắp xếp và phân loại theo các yếu tố bền vững (môi trường, kinh tế, xã hội); - Lựa chọn sơ bộ các chỉ số phù hợp với các số liệu thu thập được tại TP. Đà Nẵng; - Đề xuất bộ tiêu chí phân loại CTR tại nguồn; - Lấy ý kiến tham khảo của chuyên gia, hiệu chỉnh bộ tiêu chí phù hợp. 2.3.3. Xây dựng dữ liệu CTR và bản đồ hiệu quả phân loại CTR Cơ sở dữ liệu: - Dữ liệu số hóa bản đồ hành chính cấp Phường; 8 - Dữ liệu phân loại CTR: dữ liệu điểm thu gom, điểm tập kết, phân loại CTR và số lượng thùng rác phân bố; - Các điểm đổ bỏ (bãi chôn lấp, bãi rác), nhà máy tái chế; - Dữ liệu dân số trong khu vực. Quy trình thành lập bản đồ: Thu thập dữ liệu: Thứ cấp, GPS Thành lập dữ liệu GIS Liên kết dữ liệu Dữ liệu không gian Dữ liệu thuộc tính - Bản đồ hành chính. - Tiêu chí Phân loại CTR tại nguồn - Vị trí bãi rác, bãi chôn lấp, nhà máy tái chế - Khối lượng CTR, mức độ phân loại - Vị trí điểm thu gom, tập kết, thùng rác - Đặc điểm địa phương Phân tích và hiển thị hiệu quả phân loại CTR Bản đồ so sánh hiệu quả phân loại 2.3.4. Phương pháp đồ giải Biểu thị sự phân chia lãnh thổ ra những vùng khác nhau với các tiêu chí phân loại khác nhau. Phương pháp này thường dung màu sắc để thể hiện chất lượng của đối tượng. 9 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá hiện trạng phân loại rác tại nguồn1 3.1.1. Hộ gia đình Hiện nay, căn cứ Kế hoạch về triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn TP. Đà Nẵng theo định kỳ hằng năm của thành phố, các quận/huyện đều đã xây dựng được phương án và thống nhất mô hình phân loại, thu gom và vận chuyển CTR cho từng địa phương. Tình hình thực hiện các mô hình thí điểm PLRTN ở các quận, huyện như sau: UBND quận Hải Châu tiếp tục triển khai Mô hình thu gom rác tài nguyên tại 13 phường trên địa bàn; UBND quận Thanh Khê tiếp tục triển khai Mô hình thu gom rác tài nguyên tại 06 phường do Dự án “Quản lý chất thải rắn nhằm nhằm thúc đẩy phân loại và tái chế trên địa bàn TP. Đà Nẵng” do JICA và Dự án “Không rác thải nhựa đại dương”. UBND huyện Hòa Vang triển khai Mô hình thùng rác hữu cơ tại một số địa bàn xã. UBND Quận Cẩm Lệ triển khai Mô hình thu gom rác tài nguyên tại 01 khu chung cư Phong Bắc. Theo nội dung kế hoạch PLRTN, CTRSH sẽ được phân thành 4 loại bao gồm: rác tái chế, rác nguy hại, rác còn lại và rác kích thước lớn, cồng kềnh. Tuy nhiên, hiện nay các địa phương chỉ tập trung thực hiện phân thành 3 loại: rác tài nguyên, rác nguy hại, rác còn lại. + Rác tài nguyên (rác tài chế) sau khi phân loại được thu gom thông qua qua nhiều hình thức khác nhau. Với lượng rác tái chế đã phân loại được các cá nhân mua bán phế liệu, công nhân môi trường người nhặt ve chai… được đưa đến các cơ sở thu mua phế liệu. Trong giai đoạn 2019-10/2021, tổng khối lượng rác tái chế được thu gom là 160,89 tấn, nhờ vây, lượng rác tài nguyên trộn lẫn trong rác sinh hoạt bỏ đi giam rõ rệt. + Rác thải nguy hại: tại các địa bàn quận/huyện đã triển khai mô hình thí điểm các thùng chứa rác thải nguy hại tập kết như: tại UBND phường/xã, nhà sinh hoạt cộng đồng... Tuy nhiên, việc phân loại CTNH tại các hộ gia đình chưa triệt để nên lượng thu gom chưa nhiều. 1 Báo cáo điều tra hiện trạng phân loại rác tại nguồn – Thành phố Đà Nẵng 2021. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất