Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá đa dạng sinh học phân lớp giáp xác chân chèo (copepoda) tại phá tam gia...

Tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học phân lớp giáp xác chân chèo (copepoda) tại phá tam giang tỉnh thừa thiên huế

.PDF
44
1
61

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM --------------------------------------- TRỊNH VĂN DUY ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC PHÂN LỚP GIÁP XÁC CHÂN CHÈO (COPEPODA) TẠI PHÁ TAM GIANG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đà Nẵng – Năm 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM --------------------------------------- TRỊNH VĂN DUY ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC PHÂN LỚP GIÁP XÁC CHÂN CHÈO (COPEPODA) TẠI PHÁ TAM GIANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên môi trường Người hướng dẫn: Th.S Trần Ngọc Sơn Đà Nẵng – Năm 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan về đề tài “ Đa dạng sinh học phân lớp giác xác chân chèo (Copepoda) tại Phá Tam Giang tỉnh Thừa Thiên Huế ” là công trình nghiên cứu cá nhân của tôi trong thời gian qua. Mọi số liệu sử dụng phân tích trong luận văn và kết quả nghiên cứu là khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tác giả Trịnh Văn Duy LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy ThS Trần Ngọc Sơn đã hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian qua. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Sinh - Môi trường, trường Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng và các anh, chị trong phòng công nghệ môi trường đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và tập thể lớp 18CTM chuyên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường đã động viên, giúp đỡ cho tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm nên trong quá trình thực hiện luận văn không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CCA Canonical correlations analysis DO Tổng chất rắn hòa tan EC Độ dẫn điện TDS Tổng chất rắn hòa tan QCVN Quy chuẩn Việt Nam PTG Phá Tam Giang DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Các điểm thu mẫu tại Phá Tam Giang. Bảng 2.2 Bảng phương pháp phân tích chỉ tiêu nước Bảng 2.3 Mối liên hệ từ hệ số tương quan Bảng 2.4 Mức đánh giá phú dưỡng theo chỉ số TSI Bảng 3.1 Chất lượng môi trường nước Bảng 3.2 Danh mục thành phần loài tại các vị trí lấy mẫu. Bảng 3.3 Mật độ cá thể Bảng 3.4 Biểu đồ mật độ cá thể Bảng 3.5 Chỉ số phú dưỡng TSI Bảng 3.9 Các giá trị đặc trưng của mô hình CCA giữa mật độ loài và chỉ tiêu môi trường Bảng 3.10 Các giá trị đặc trưng của mô hình CCA giữa sự xuất hiện loài và chỉ tiêu môi trường DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Nhóm Copepoda sống tự do, Cyclopoida, Calanoida, Harpacticoida Hình 2.2 Máy đo đa chỉ tiêu Hình 3.1 Hình ảnh một số loài tìm thấy Hình 3.2 Biểu đồ mật độ cá thể Hình 3.3 Tương đồng giữa sự xuất hiện loài thông qua vị trí lấy mẫu. Hình 3.4 Chỉ số đa dạng Shannon và chỉ số Simpson tại khu vực nước mặt Hình 3.5 Sự tương quan giữa chỉ số TSI với mật độ loài Hình 3.6 Mối tương quan chất lượng môi trường nước với mật độ loài Hình 3.7 Mối tương quan chất lượng môi trường nước với sự xuất hiện của các loài TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm góp phần cung cấp các dữ liệu về phân lớp giáp xác chân chèo (Copepoda) thu được ở một số hệ sinh thái đầm nước lợ Phá Tam Giang, qua đó hỗ trợ cho công tác bảo tồn khu vực cửa sông ven biển Copepoda là phân lớp giáp xác chân chèo thuộc nhóm động vật phù du (zooplankton). Chúng phân bố rộng ở hầu hết các môi trường nước khác nhau, chúng tồn tại trong nước biển, các thủy vực nước ngọt, trong nước ngầm, nước đóng băng và suối nước nóng. Nghiên cứu thực hiện trong 10 vị trí thu mẫu thuộc Phá Tam Giang. Kết quả ghi nhận được 7 loài thuộc 3 họ của 2 bộ Cyclopoida và Calanoida. Qua phân tích các mối tương quan cho thấy các thông số môi trường DO ảnh hưởng đến mật độ loài. Từ khóa: Copepoda, Cyclopoida và Calanoida, Phá Tam Giang. Mục Lục Chương 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................................... 1 2. Mục tiêu đề tài .............................................................................................................................. 2 2.1. Mục tiêu tổng quát................................................................................................................. 2 2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................................... 2 3. Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................................................... 2 4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................................... 2 4.1. Đa dạng thành phần loài giáp xác chân chèo ở khu vực nghiên cứu ................................... 2 4.2. Khảo sát đặc điểm các thông số môi trường nước ngầm tại các khu vực nghiên cứu ......... 2 1.2.Tổng quan về tài liệu nghiên cứu ............................................................................................... 6 1.3. Tổng quan về nước mặt và khu vực nghiên cứu. ...................................................................... 7 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 9 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 9 2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................... 10 2.2.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa ............................................................................... 10 2.2.2. Phương pháp đo ngoài hiện trường .................................................................................. 11 2.2.3. Phương pháp phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm ............................................................... 11 ➢ Phương pháp bảo quản mẫu và kĩ thuật lấy mẫu ............................................................. 11 ➢ Xử lý và phân tích mẫu .................................................................................................... 11 2.2.4. Chỉ số đa dạng Shannon – Wiener và chỉ số chiếm ưu thế Simpson ................................... 13 2.2.5. Chỉ số trạng thái phú dưỡng TSI (Trophic State Index) ....................................................... 13 2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................................... 14 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN ....................................................................................... 15 3.1. Chất lượng môi trường nước ................................................................................................... 15 3.2. Đặc điểm đa dạng thành phần loài Copepoda ......................................................................... 16 3.2.1 Cấu trúc thành phần loài loài Copepoda ........................................................................... 16 3.2.2. Chỉ số đa dạng Shannon và Simpson của Copepoda tại khu vực nghiên cứu .................. 20 3.2.3. Đánh giá sự tương đồng giữa các vị trí lấy mẫu thông qua sự xuất hiện loài ................. 21 3.2.4 Mật độ các loài thuộc phân lớp giác xác chân chèo (Copepoda) tại khu vực nghiên cứu 22 3.4. Mối tương quan giữa chỉ số phú dưỡng TSI với mật độ loài. ................................................. 21 3.5. Mối tương quan chất lượng môi trường nước đến sự xuất hiện loài. ...................................... 22 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 25 4.1 . Kết luận.............................................................................................................................. 25 4.2 . Kiến nghị ........................................................................................................................... 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................. 26 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................................................... 28 Chương 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trên thế giới những nghiên cứu về động vật phù du đã phát triển rất sớm vì đây là một mắt xích thức ăn vô cùng quan trọng trong các hệ sinh thái dưới nước. Một nhóm sinh vật trong số đó được các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý bởi sự phổ biến của chúng trong các thủy vực đó là phân lớp giáp xác chân chèo (Copepoda). Phân lớp giáp xác chân chèo (Copepoda) là một trong 03 nhóm chính của động vật phù du, được tìm thấy trong hầu hết các dạng thuỷ vực từ môi trường nước ngọt, nước mặn và nước ngầm. Copepoda đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, chúng là mắt xích rất quan trọng trong mạng lưới thức ăn của các hệ sinh thái dưới nước, ngoài ra chúng còn được sử dụng làm công cụ chỉ thị chất lượng môi trường (Natasˇ a Mori, 2003). Hiện nay, trên thế giới có khoảng 24.000 loài thuộc 2.400 giống và 210 họ đã được mô tả. Calanoida, Cyclopoida, Harpacticoida là ba bộ thuộc nhóm Copepoda sống tự do. Hiện nay, Calanoida bao gồm 43 họ với khoảng 2000 loài (kể cả biển và nước ngọt) phần lớn các bộ Calanoida phân bố chủ yếu ở nước lợ, 25% phân bố ở nước ngọt (Bostock, 2010). Cyclopoida hiện có 800 loài đã được mô tả, số lượng này bao gồm một số loài ở biển, nhưng phần lớn chúng sống ở môi trường nước ngọt hoặc nước lợ. Ở vùng ôn đới Bắc Mỹ, có khoảng 114 loài Cyclopoida và phân loài trong 22 chi, trong đó có 1 chi và 3 loài khác (Roberts, 1970). Harpacticoida là bộ chiếm ưu thế hơn hẳn đối với môi trường sống đáy và trong sinh cảnh cát bởi đặc điểm hình thái của chúng có khả năng thích nghi cao với điều kiện sinh thái môi trường này (Galassi, n.d.). Harpacticoida gồm hơn 54 họ, 460 chi và 3.000 loài. Ngoài ra chúng là nguồn thức ăn hoàn hảo cho cá biển, tôm và nhiều loài sinh vật khác trong thủy vực. Ở Việt Nam thì nghiên cứu đa dạng sinh học phân lớp giáp xác chân chèo (Copepoda) đã được quan tâm nhiều hơn so với trước đây nhưng chỉ tập trung nghiên cứu về đa dạng sinh học chứ vẫn chưa có nghiên cứu đánh giá mối tương quan giữa đa dạng sinh học và các yếu tố môi trường. Tiến sĩ Trần Đức Lương là người có nhiều nghiên cứu về đa dạng trong lĩnh vực này. Các nghiên cứu của Ông đa phần tập trung ở khu vực Bắc Trung Bộ, đối với nước ngầm ông đã có những nghiên cứu và phát hiện được loài Hadodiaptomus dumonti n. gen., n. sp. thuộc bộ Calanoida ở khu vực núi đá vôi Quảng Bình (Chang, n.d.) Tuy hiện nay tại tỉnh Thừa thiên Huế chỉ mới có một vài nghiên cứu về phân lớp giáp xác chân chèo (Copepoda). Vì vậy, tôi tiến hành chọn đề tài “Đánh giá đa dạng sinh học phân lớp giáp xác chân chèo (Copepoda) tại phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Đề tài nhằm bổ sung dữ liệu đa dạng sinh học Copepoda tại Phá Tam Giang nói riêng và Việt 1 Nam nói chung từ đó cung cấp các dữ liệu thông tin cần thiết đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực. 2. Mục tiêu đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát - Đánh giá được sự đa dạng phân lớp giáp xác chân chèo (Copepoda) tại Phá Tam Giang tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được đa dạng sinh học phân lớp giáp xác chân chèo (Copepoda). - Đánh giá được mối tương quan giữa đa dạng phân lớp giác xác chân chèo và chất lượng môi trường nước tại khu vực nghiên cứu. 3. Ý nghĩa của đề tài - Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp cung cấp thông tin cơ sở khoa học về đa dạng sinh học của Copepoda tại Phá Tam Giang tỉnh Thừa Thiên Huế. - Là cơ sở cho việc sử dụng những loài phân lớp giáp xác chân chèo (Copepoda) ứng dụng trong chỉ thị sinh học. 4. Nội dung nghiên cứu 4.1. Đa dạng thành phần loài giáp xác chân chèo ở khu vực nghiên cứu - Đặc điểm thành phần loài của phân lớp giáp xác chân chèo (Copepoda). - Đánh mức độ tương đồng về thành phần loài giữa khu vực nghiên cứu với các nghiên cứu khác tại Việt Nam. - Mức độ đa dạng sinh học và phong phú của phân lớp giáp xác chân chèo dựa thông qua chỉ số đa dạng Shannon-Weiner (H’). 4.2. Khảo sát đặc điểm các thông số môi trường nước ngầm tại các khu vực nghiên cứu - Đánh giá các thông số môi trường trong nước mặt bao gồm: Nhiệt độ (T0), độ dẫn điện EC (mS/cm), pH, Cl- (mg/L), DO (mg/L), NO2- (mg/L), NO3- (mg/L), NH4+ (mg/L), PO4(mg/L), tổng P (mg/L), Chlorophyll -a. - Đánh giá tương đồng giữa các vị trí thu mẫu dựa trên các thông số môi trường dựa trên mô hình Canonical correlation analysis (CCA). 2 5. Tổng quan về copepoda. Copepoda là các sinh vật phân bố rộng trên toàn cầu, có thể là sinh vật nổi, sống đáy hay ở vùng ven bờ của các thủy vực nước ngọt.. Phân lớp Copepoda (chân chèo) thuộc nhóm Crustacea (giáp xác), ngành Arthropoda (chân khớp) Hình 1.2: Nhóm Copepoda sống tự do, Cyclopoida, Calanoida, Harpacticoida Đặc điểm hình thái phân loại: Chiều dài biến động trong khoảng 0,3-3,2mm nhưng đa phần có chiều dài nhỏ hơn 2,0 mm. Cơ thể có màu nâu hay hơi xám, những loài sống ở vùng triều có màu sáng hơn, cơ thể có màu tím hay đỏ. Phân lớp Copepoda chia thành hai bộ là EuCopepoda và Branchiura trong đó có 6 bộ phụ là Caligoida, Lernaeopodoida, Arguloida (sống ký sinh) và Calanoida, Cyclopoida, Harpacticoida (sống tự do). Nhóm sống kí sinh có hình dạng rất biến đổi và thích nghi với điều kiện kí sinh. Nhóm sống tự do có cơ thể phân đốt, hình dài hay hình trụ và chia thành 3 phần là đầu, ngực và bụng. Vùng ngực có 7 đốt nhưng đốt thứ 1 và có thể đốt thứ 2 kết hợp với phần đầu nằm trong vỏ giáp. Có thể hai đôi chân ngực thứ 4 và thứ 5 hay thứ 5 và thứ 6 hợp lại thành 1 đốt. Phần bụng có từ 3-5 đốt, thường thì có 4 đốt. Đốt ngực cuối và đốt bụng đầu tiên dính lại với nhau bằng một vòng mềm dẻo và ngắn. Khớp nối làm con vật cử động dễ dàng là khớp phân biệt giữa phần đầu và thân. Phần thân gồm các đốt bụng và đốt ngực thứ 7 (có khi là đốt thứ 6). Phần đầu thật sự có 5 đôi phụ bộ đó là: Râu A1(antennules), râu A2 (antennae), hàm 3 trên (maxillae) 1 và hàm trên 2, hàm dưới (mandibles). Đốt ngực đầu tiên dính với đầu có một đôi chân hàm (maxillipeds) và từng đốt ngực còn lại mang một đôi chân hàm (maxillipeds) và từng đốt ngực còn lại mang một đôi chân bơi. Trong một vài loài ở đốt ngực thứ 7 tiêu giảm và đốt này không còn phần phụ. - Phần phụ đầu: rất biến đổi tùy theo chức năng. Râu A1 dài và chỉ có một nhánh, đây là cơ quan cảm giác nhưng cũng có thể dùng để vận động. Cả hai râu A1 con đực của Cyclopoida và Harpacticoida là cơ quan sinh dục dùng trong lúc bắt cặp. Riêng Calanoida chỉ có râu A1 bên phải làm nhiệm vụ sinh dục. Râu A2 ngắn hơn, có 2 hay 1 nhánh có vai trò quan trọng trong việc cảm giác, riêng ở Harpacticoida các râu này có thể dùng để nắm bắt được. Các đôi hàm biến đổi để lấy thức ăn. - Phần phụ ngực: các đôi chân ngực biến đổi từ lúc bắt đầu cho đến hai đôi chân cuối. Nhóm sống tự do đôi chân thứ 6 luôn thiếu ở con cái hay biến đổi chỉ còn dạng sơ khai (ở con đực). Đôi chân số 5 giảm hay tiêu giảm ở nhóm Cyclopoida và Harpacticoida, nhưng ở Calanoida thì đôi chân này phát triển cân đối ở con cái và bất đối xứng ở con đực, khi đó nó biến đổi thành cái móc. - Chạc đuôi: đốt cuối cùng chẻ hai tạo ra hai nhánh đuôi. Cấu trúc của nó đơn giản có hình trụ không phân nhánh và cũng không giống với phần phụ nào ở đầu và ngực. Sinh sản Tập tính sinh sản hầu như giống nhau ở nhóm Copepoda sống tự do, nhưng các loài khác nhau có thời kỳ sinh sản khác nhau. Sự thụ tinh thật sự xảy ra khi hai cá thể đã tách rời nhau và con cái đẻ trứng, quá trình này hoàn thành trong vài phút hay cả tháng sau khi bắt cặp. Trứng thụ tinh sẽ được giữ trên mình con cái trong 1 hay 2 túi trứng cho đến khi nở thành ấu trùng, khi trứng vừa nở thì nhóm trứng khác nhau bắt đầu sinh ra và tiếp tục được thụ tinh. Vai trò Copepoda tham gia vào chu trình vật chất trong thủy vực, đóng vai trò quan trọng trong bậc dinh dưỡng giữa vi khuẩn, tảo và động vật nguyên sinh với các nhóm sinh vật phiêu sinh, là nguồn thức ăn chính cho nhiều loài động vật không xương sống và động vật có xương sống lớn hơn. Copepoda được xem là một trong mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn, chúng ăn phấn hoa, thực vật phù du, động vật không xương sống khác, và thậm chí cả ấu trùng cá. Chu kỳ sống 4 Trong chu kỳ sống của Copepoda, thông thường có 4 dạng hình thái là: trứng, 6 giai đoạn ấu trùng nauplius, 5 giai đoạn copepodid và trưởng thành. Trứng của Copepoda nở thành ấu trùng nhỏ gọi là Nauplius. Chúng có 3 đôi phụ bộ để sau đó biến thành râu A1, A2 và hàm dưới. Khi lột xác sang giai đoạn II, chúng chỉ có thêm hàm trên. Có 4 giai đoạn ấu trùng và 5 giai đoạn tiền trưởng thành khi biến thành con trưởng thành có khả năng sinh sản. Sau mỗi lần lột xác, con vật lớn lên và dài hơn đồng thời có thêm phụ bộ. Ví dụ như Nauplius IV có đủ các phụ bộ của đôi chân thứ 2, Copepodid I có đốt ngực và có phụ bộ ở đôi chân thứ 4. Thời gian để hoàn thành một chu kỳ sống từ trứng cho đến khi sinh sản biến động tùy theo loài và điều kiện môi trường. Phân biệt 3 bộ phụ thuộc nhóm sống tự do Chúng dễ dàng được phân biệt dựa trên độ dài của antennule, kích thước tương đối của metasome và urosome và cấu trúc của chân 5. ❖ Calanoida - Antennule rất dài (23-25 phân đoạn), thường vươn tới hoặc vượt quá caudal rami. - Antennule phải là uốn cong ở con đực (ngoại trừ Senecella sp, trong đó antennule trái là uốn cong). - Cơ thể thu hẹp giữa phân khúc mang chân thứ 5 và bộ phận sinh dục. - Chân 5 khá lớn và khác biệt, đối xứng ở con cái và không đối xứng ở con đực ❖ Cyclopoida - Antennule có chiều dài trung bình (6-17 đoạn) - Cả hai antennule đều uốn cong ở con đực - Cơ thể hẹp giữa các phân đoạn mang chân 4 và chân 5 - Chân 5 là bị tiêu giảm - Con đực sỡ hữu bộ chân 6 nhỏ mà không nối với chân 5 ❖ Harpacticoida - Anten rất ngắn (5-9 đoạn) - Cả hai antennule uốn cong ở con đực - Metasome và urosome có chiều rộng tương tự nhau (không có điểm thu hẹp) 5 6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu 6.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu trên thế giới Ở châu Á, với những thành công về copepoda tại Nhật Bản nhờ những nghiên cứu mở đầu, được kể đến là Shigeko đã xuất bản 52 báo cáo về copepoda từ năm 1961 đến 2014, trung bình mỗi năm xuất bản một bài báo. Một nghiên cứu của Ji Min Lee and Cheon Young Chang, hai loài copepoda nước ngầm thuộc chi Parastenocaris (Harpacticoida, Parastenocarididae) được ghi nhận trong hang động từ phía nam Hàn Quốc. Mặc dù những nỗ lực trong việc ghi nhận các loài mới ở các khu vực khác thì copepoda nước ngầm ở Đông Nam Á vẫn chưa được nghiên cứu nhiều. Cho đến nay, chỉ có 48 loài thuộc 22 chi từ Harpacticoida, Cyclopoida và Calanoida đã được ghi nhận từ môi trường sống nước ngầm trên toàn khu vực. Ở châu Âu khu vực lân cận Marseilles, Pháp đã phát hiện được loài Acartia amida là loài giáp xác chân đầu phong phú nhất ở đầm phá Berre (Guillermo Cervetto, n.d.). Tại Australia, nghiên cứu đã mô tả hai loài mới Oithona nishidai và O. robertsoni ở vùng nước ven bờ và rừng ngập mặn ở Bắc Queensland (Mckinnon, n.d.). Khu vực phía nam của Cuba ở đầm phá rừng ngập mặn, nghiên cứu cũng đã ghi nhận được Copepoda là một trong năm đơn vị phân loại phổ biến nhất (Marinas & Biologie, 1986). Nghiên cứu đối với copepoda trong hệ sinh thái cửa sông ven biển cũng phát triển mạnh mẽ đặc biệt ở khu vực châu Mỹ tiêu biểu như nghiên cứu về sự phân bố của bộ Cyclopoida và Calanoida ( Copepoda) theo chiều dọc tại Đông Bắc Mỹ (Turner, 1981). Một nghiên cứu của M. Rakhesh và A.V. Raman nghiên cứu về quần thể copepoda tại cửa sông Godavari thuốc Ấn Độ cho thấy copepoda nổi bật hơn cả về độ phong phú loài cũng như khả năng phân bố ( Rajanna, n.d.). Đối với nước mặt đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu như nghiên cứu đa dạng sinh học tại phía nam Mexico của nhóm tác giả M.A.Gutiérrez-Aguirre và E. SuárezMorales. 6.2 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu tại Việt Nam Trước năm 1945, các nghiên cứu về thành phần loài giáp xác nhỏ sống nổi ở Việt Nam chủ yếu được thực hiện bởi các tác giả nước ngoài. Một nghiên cứu vào năm 1970 - 1971 về động vật nổi ở vùng cửa sông Hồng, sông Ninh Cơ và sông Đáy tỉnh Hà Nam của Nguyễn Văn Khôi và Dương Thị Thơm tại Viện nghiên cứu biển tỉnh Hà Nam đã phát hiện được khoảng 104 loài động vật nổi, trong đó tìm thấy khoảng 50 loài Copepoda (Nguyễn Văn Khôi, n.d.). Nghiên cứu về thành phần loài động vật phù du của Trương Thị Bích Hồng và cộng sự ở Hồ Tây, tỉnh Đăk Nông; đã xác định được 45 loài động vật nổi (Zooplankton), trong đó giáp 6 xác chân mái chèo (Copepoda) chiếm 9 loài với 2 loài Harpacticoida được tìm thấy thuộc 2 họ: Canthocamptidae, Viguierellidae. Nghiên cứu về Copepoda trong những năm gần đây ở Việt Nam cũng đang dần được chú ý, quan tâm. Các nghiên cứu về thành phần loài giáp xác nhỏ sống nổi ở Việt Nam chủ yếu được thực hiện bởi các tác giả nước ngoài. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào thủy vực nước ngọt như sông hồ, hay các nước trong hang động. Các nghiên cứu đối với hệ sinh thái đầm phá còn rất ít. Có các nghiên cứu của Quang Ngo Xuan, Ann Vanreuse, Nguyen Vu Thanh và NicSmol về sự đa dạng sinh học của Meiofauna ở Bãi bồi Khe Nhạn, Rừng ngập mặn Cần Giờ, Việt Nam, đã được tìm thấy tổng cộng 18 đơn vị phân loại meiofaunal với đơn vị phân loại ưu thế thuộc bộ Nematoda, Copepoda, Sarcomastigophora và Polychaeta (Xuan et al., 2007). Tại khu vực bãi triều ở cửa sông Bé (vịnh Nha Trang,Việt Nam), nghiên cứu cũng đã tìm thấy Copepoda (Harpacticoida ) thuộc trong sáu nhóm có đa dạng cao được tìm thấy trong các loài meiofauna (Mokievsky et al, 2011). Nghiên cứu của Trương Sĩ Hải Trình và Nguyễn Tâm Vinh về đa dạng sinh học động vật phù du ở khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, Hội An (Quảng Nam) đã công bố phân lớp Copepoda là nhóm chiếm ưu thế với 92 loài (Truong & Nguyen, 2019). Bên cạnh đó năm 2021, nghiên cứu của Trần Ngọc Sơn đã ghi nhận 10 loài thuộc 6 họ của 3 bộ Calanoida, Cyclopoida và Harpacticoida tại thủy vực Đà Nẵng. Trong đó, ghi nhận được hai loài mới cho khu hệ giáp xác Việt Nam là Nitocra evergladensis (Reid & Perry, 2002) thuộc họ Ameiridae và Mesochra pseudoparva (Gómez- Noguera & Fiers, 1997) thuộc họ Canthocamptidae. Ngoài ra nghiên cứu còn ghi nhận thêm sự xuất hiện của chi mới cho Việt Nam là Parastenocaris. 7. Tổng quan về nước mặt và khu vực nghiên cứu. Phá Tam Giang là một hệ thống đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm ở tọa độ khoảng 16014’ – 16042’ độ vĩ Bắc và 107022’ – 107057’ độ kinh Đông có diện tích rộng khoảng 52km2, được biết đến là vùng đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á. Phá Tam Giang trải dài trên địa phận của 4 huyện là Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà và Phú Vang của tỉnh Thừa Thiên Huế. Phá Tam Giang chiếm khoảng 11% diện tích đầm phá ven bờ của Việt Nam. Phá có độ sâu trung bình từ 2 - 4 m, nơi sâu nhất hơn 7 m. Phá được ngăn cách với biển Đông bởi dãy cồn đụn cát chắn bờ cao 10 - 30m, rộng từ 0,3 đến 5 km. Nguồn tài nguyên thủy hải sản phong phú ở phá Tam Giang bao gồm các loài tôm, cua và cá. Ngư dân sau khi trở về cảng sẽ tập hợp cá đánh bắt được và bán cho thương lái hoặc chợ địa phương (Phú & Trung, 2013). 7 Về hệ sinh thái, do có tính đa dạng cao về sinh cảnh, sự biến động theo mùa và thường xuyên của chế độ thủy lý, thủy hóa, nguồn dinh dưỡng tại chỗ và sông suối tải vào phong phú mà hệ sinh thái động vật đầm phá rất giàu về thành phần loài, đặc biệt là động vật thủy sinh. Đầm phá Tam Giang là một hệ đệm giữa biển và lục địa, có vai trò cực kì quan trọng đối với việc cân bằng tự nhiên và hệ sinh thái ven bờ. Nó ảnh hưởng và tác động đến khí hậu khu vực, chế độ thủy triều, phân bố và bồi lắng trầm tích ven bờ lưu giữ và xuất khẩu dinh dưỡng, nguồn giống ra biển, tạo nơi cư trú, sinh đẻ cho các thủy sinh biển di cư mùa và chim trú đông di cư trên quy mô rộng lớn. Vùng đầm phá này là một kho dinh dưỡng giàu có ở một vùng ven bờ nghèo kiệt. Dinh dưỡng vô cơ trong nước và nền đáy giàu hơn phía ngoài biển hàng chục lần. Môi trường mặn lợ thay đổi theo mùa và sự có mặt các hạt ion thuận lợi cho cư trú, sinh sản theo mùa của nhiều đối tượng tôm cá và chim nước. Sự phong phú của các ion có lợi ở cửa sông, đầm lầy cỏ, thảm cỏ biển, vùng đáy bùn, đáy cát,... đã tạo nên đa dạng sinh học cao và bảo vệ sinh vật trước những biến đổi bất lợi của tự nhiên và sự khai thác quá mức của con người. Nhờ tồn tại như một hệ sinh thái độc lập ven bờ, gồm nhiều phụ hệ, đầm phá Tam Giang lưu giữ và tạo một chu trình vật chất khép kín, tự làm giàu và xuất khẩu dinh dưỡng ra vùng ven bờ biển. 8 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng Phân lớp giáp xác chân chèo (Copepoda) trong hệ sinh thái Phá Tam Giang tại tỉnh Thừa Thiên Huế và các chỉ tiêu môi trường (NO3-, NH4+, NO2-, PO4, , Nhiệt độ (C0), EC, TDS, pH, NTU, DO, Chl-a 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu Mẫu copepoda được thu thập tại 10 điểm ở đầm Phá Tam Giang, thể hiện ở hình 2.1 Hình 2.1 Bản đồ các vị trí lấy mẫu tại Phá Tam Giang Bảng 2.1 Các điểm thu mẫu tại Phá Tam Giang. STT Kí hiệu điểm Địa điểm Tọa độ 1 PTG1 Bến đò Cồn Tộc 16,6023017N 107,5135569E 2 3 PTG2 PTG3 Làng Bích Họa Ngư Mỹ Thạnh 107,4973664E Quảng Lợi 16,6289238N 16,598523N 107,4629131E 9 4 PTG4 Quảng Thái 16,6382077N 107,4386815E 5 PTG5 Đập Cửa Lác 16,6463825N 107,4347965E 6 PTG6 Đập Cửa Lác 16,6570347N 107,4467057E 7 PTG7 Bến đò Quảng Công 16,6228666N 107,5204181E 8 PTG8 Quảng Công 16,616314N 107,532597E 9 PTG9 Chợ Cồn Gai 16,6079353N 107,5483564E 10 PTG10 Cầu Tam Giang 16,5841696N 107,5868882E 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa - Mẫu định tính: Mẫu được thu qua một lưới lọc có kích thước mắt lưới 50µm, đường kính miệng lưới 28cm. Lưới được kéo theo phương ngang trong 3 phút ở độ sâu khoảng 20cm so với mặt nước, mỗi mẫu được thu trong 30 phút lặp đi lặp lại (Frias, Otero, & Sobral, 2014). - Mẫu định lượng: Tiến hành lọc 25 lít nước qua lưới lọc kích thước mắt lưới 50µm, mẫu sẽ được cô đặc tại một ống phancon 50ml dưới đáy của lưới lọc. - Mẫu lượng Chlorophyll a: Tiến hành lấy mẫu nước lọc qua lưới lọc với kích thước mắt lưới 25 µm được bỏ vào túi nilon đen tránh ánh sáng. - Mẫu động vật được bảo quản trong cồn 50% và Formaldehyde (5%). - Mẫu nước được bảo quản theo hướng dẫn TCVN 6663-3:2003 (ISO 5667-3:1985) Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất