Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá chất lượng lá dâu của một số giống dâu tằm có triển vọng tại lâm đổng...

Tài liệu đánh giá chất lượng lá dâu của một số giống dâu tằm có triển vọng tại lâm đổng

.PDF
133
486
145

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MLNH NGUYỄN THÁI HUY ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG LÁ DÂU CỦA MỘT SỐ GIỐNG DÂU TẰM CÓ TRIỂN VỌNG TẠI LÂM ĐỔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC TP.HỒ CHÍ MLNH - 2006 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Thái Huy 3 LỜI CẢM ƠN Tác giả luận vãn xỉn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: -PGS TS. Trần Mlnh Tâm, người hướng dẫn khoa học trực tiếp đã đống góp nhiều ý kiến quan trọng từ những bước nghiên cứu ban đầu và cả trong quá trình thực hiện viết luận văn. - Ban lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Mlnh, tập thể lãnh đạo Khoa Sau đại học và các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy trong suốt khoa học. - Ban lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu thực nghiêm nông lâm nghiệp Lâm Đồng đã động viên, tạo điều kiện cho quá trình nghiên cứu khoa học của tác giả được thuận lợi. - Bộ môn Cây Dâu, Bộ môn Giống tằm Trung tâm nghiên cứu thực nghiêm nông lâm nghiệp Lâm Đồng. - Cảm ơn các nhà khoa học trong ngành, các đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình công tấc và học tập. Tác giả luận văn Nguyễn Thái Huy 4 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ 3 T 0 T 0 LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 4 T 0 T 0 MỤC LỤC ............................................................................................................ 5 T 0 T 0 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. 10 T 0 T 0 TIẾNG VIỆT .......................................................................................................... 10 T 0 T 0 TIẾNG ANH ........................................................................................................... 10 T 0 T 0 MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 11 T 0 T 0 1.Đặt vấn đề ............................................................................................................ 11 T 0 T 0 2.Mục đích và yêu cầu của đề tài .......................................................................... 13 T 0 T 0 2.1.Mục đích ........................................................................................................ 13 T 0 T 0 2.2.Yêu cầu cần đạt ............................................................................................. 13 T 0 T 0 3.Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................ 13 T 0 T 0 3.1.Ý nghĩa khoa học .......................................................................................... 13 T 0 T 0 3.2.Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................... 13 T 0 T 0 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 14 T 0 T 0 4.1.Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 14 T 0 T 0 4.2.Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 14 T 0 T 0 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................ 15 T 0 T 0 1.1. Vị trí, ý nghĩa cây dâu với ngành dâu tằm tơ ............................................... 15 T 0 T 0 1.2. Một số vấn để về năng suất và phẩm chất lá dâu ......................................... 17 T 0 T 0 1.2.1. Năng suất lá dâu - Các chỉ tiêu liên quan đến năng suất lá ................... 17 T 0 T 0 1.2.1.1. Sức sinh trưởng ................................................................................. 17 T 0 T 0 1.2.1.2. Chiều dài lóng ................................................................................. 17 T 0 T 0 T 0 T 0 5 1.2.1.3. Hình dạng lá .................................................................................... 17 T 0 T 0 T 0 T 0 1.2.1.4. Trọng lượng lá ................................................................................ 18 T 0 T 0 T 0 T 0 1.2.2. Phẩm chất lá dâu ...................................................................................... 18 T 0 T 0 1.2.2.1. Khái niệm về phẩm chất lá dâu ........................................................ 18 T 0 T 0 1.2.2.2. Thành phần hoa học của lá dâu và ảnh hưởng của chúng đến sinh T 0 trưởng, phát triển của con tằm ...................................................................... 19 T 0 1.3. Tình hình nghiên cứu các biện pháp nâng cao năng suất và phẩm chất lá T 0 dâu trong và ngoài nước ........................................................................................ 30 T 0 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP T 0 NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 34 T 0 2.1. Đối tượng nghiên cứu [17], [21], [23], [26] .................................................... 34 T 0 T 0 2.1.1. Giống dâu Bầu Đen .................................................................................. 34 T 0 T 0 2.1.2. Giống dâu VA-186 .................................................................................... 34 T 0 T 0 2.1.3. Giống S7-CB ............................................................................................. 34 T 0 T 0 2.1.4. Giống dâu VA-201 .................................................................................... 35 T 0 T 0 2.1.5.Giống dâu Sa Nhị Luân ............................................................................. 35 T 0 T 0 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ...................................................................... 41 T 0 T 0 2.2.7. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 41 T 0 T 0 2.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 41 T 0 T 0 2.3.Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 42 T 0 T 0 2.4.Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 42 T 0 T 0 2.4.1. Phương pháp thu thập các số liệu sinh trưởng và năng suất của các T 0 giếng dâu. ............................................................................................................ 42 T 0 2.4.1.1 Bố trí thí nghiệm so sánh giống dâu ................................................. 42 T 0 T 0 2.4.1.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .............................................. 43 T 0 T 0 6 2.4.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu về phẩm chất lá dâu ....................... 43 T 0 T 0 2.4.2.1. Phân tích cảm quan phẩm chất lá theo phương phấp cho điểm .... 43 T 0 T 0 2.4.2.2. Phương pháp phân tích thành phần sinh hóa ................................. 45 T 0 T 0 2.4.2.3. Phương pháp kiểm định sinh học (nuôi tằm kiểm định) ................ 46 T 0 T 0 2.4.3.Phương pháp đánh giá khả năng bảo quản của lá dâu cho tằm lớn ...... 49 T 0 T 0 2.4.3.1. Phương pháp xác định khả năng giữ nước của lá dâu ................ 49 T 0 T 0 T 0 T 0 2.4.3.2. Phương pháp theo dối sự biến động một số chỉ tiêu sinh hóa ở lá T 0 T 0 T 0 dâu trong quá trình bảo quản ........................................................................ 50 T 0 3.4.3.3. Phương pháp kiểm định sinh học (nuôi tằm kiểm định) ................ 50 T 0 T 0 2.4.4.Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................... 50 T 0 T 0 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN ......................... 51 T 0 T 0 3.1. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của các giống dâu .................................. 51 T 0 T 0 3.1.1. Chiều cao cây ............................................................................................ 51 T 0 T 0 3.1.2. Tốc độ ra lá................................................................................................ 53 T 0 T 0 3.2. Nghiên cứu năng suất lá và các yếu tố tạo thành năng suất của các giông T 0 dâu. .......................................................................................................................... 54 T 0 3.2.1. Năng suất lá .............................................................................................. 54 T 0 T 0 3.2.2. Các yếu tố cấu thành năng suất lá ........................................................... 56 T 0 T 0 3.2.2.1. Kích thước lá và trọng lượng lá ........................................................ 56 T 0 T 0 3.2.2.2. Số cành và tổng chiều dài cành ........................................................ 57 T 0 T 0 3.3. Phân bố sản lượng lá ....................................................................................... 58 T 0 T 0 3.4. Kết quả phân tích cảm quan phẩm chất lá của các giống dâu theo phương T 0 pháp cho điểm ......................................................................................................... 59 T 0 3.4.1. Các tiêu chí đánh giá ................................................................................ 59 T 0 T 0 3.4.2. Kết quả đánh giá ....................................................................................... 60 T 0 T 0 7 3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của phẩm chất lá dâu đối với tằm nuôi lấy kén T 0 ươm .......................................................................................................................... 62 T 0 3.5.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phẩm chất lá dâu cho tằm con đến sinh T 0 trưởng, phát triển của tằm ở tuổi 3 .................................................................... 62 T 0 3.5.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phẩm chất lá dâu cho tằm lớn đến sinh T 0 trưởng, phát triển, năng suất kén và chất lượng kén của tằm nuôi lấy kén ươm T 0 .............................................................................................................................. 70 3.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của phẩm chất lá dâu cho tằm lớn đối với tằm nuôi T 0 sản xuất trứng giống .............................................................................................. 83 T 0 3.6.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phẩm chất lá dâu cho tằm lớn đến sinh T 0 trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng kén của tằm giống ...................... 84 T 0 3.6.1.1. Đối với thời gian phát dục ................................................................. 84 T 0 T 0 3.6.1.2. Đối với sức sống tằm nhộng.............................................................. 85 T 0 T 0 3.6.1.3. Đối với năng suất và chất lượng kén giống ..................................... 87 T 0 T 0 3.6.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phẩm chất lá dâu cho tằm lớn đến hệ số T 0 nhân giống, chất lượng trứng giống .................................................................. 93 T 0 3.7. Nghiên cứu khả năng bảo quản của lá dâu các giống khác nhau ............... 96 T 0 T 0 3.7.1 Nghiên cứu khả năng giữ nước của lá dâu.............................................. 97 T 0 T 0 3.7.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp bảo quản lá dâu cho tằm lớn T 0 bằng che phủ nilon đến sự biến đổi phẩm chất lá .......................................... 101 T 0 3.7.2.1. Sự biến động của một số chỉ tiêu sinh hoa trong quá trình bảo quản T 0 lá dâu. ............................................................................................................ 102 T 0 3.7.2.2. Ảnh hướng của sự thay đổi phẩm chất lá dâu trọng quá trình bảo T 0 quản bằng che phủ nilon đến năng suất và chất lượng tơ kén .................. 104 T 0 KẾT LUẬN VÀ ĐỂ NGHỊ ............................................................................. 117 T 0 T 0 Kết luận ................................................................................................................. 117 T 0 T 0 Đề nghị ................................................................................................................... 118 T 0 T 0 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 119 T 0 T 0 TIẾNG VIỆT ........................................................................................................ 119 T 0 T 0 TIẾNG ANH ......................................................................................................... 121 T 0 T 0 MỘT SỐ ĐỊA CHỈ INTERNET ĐÃ TRUY CẬP ............................................. 123 T 0 T 0 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 125 T 0 T 0 PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................... 125 T 0 T 0 PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................... 125 T 0 T 0 PHỤ LỤC 3 ........................................................................................................... 125 T 0 T 0 PHỤ LỤC 4 : SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG NĂM 2005, TRẠM BẢO LỘC ......... 133 T 0 T 0 9 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Đ/c: Đối chứng TIẾNG ANH CV-Coefficient of variation: hệ số biến động. C.R.D - completely randomlzed design: kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên D: Denier Lsd 0,05 - Least signiíicant difference: sai biệt nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05. R.C.B.D - randomlzed complete block design: khối đầy đủ ngẫu nhiên 10 MỞ ĐẦU 1.Đặt vấn đề Cây dâu tằm (Morus alba. L) đã được loài người biết đến và sử dụng để nuôi tằm lấy kén ươm tơ từ rất sớm. Nhiều giả thuyết cho rằng Trung Quốc chính là nơi phát sinh nghề trồng dâu nuôi tằm. Theo L Histoire De La Soie vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, bằng đường bộ và đường biển vải lụa tơ tằm của Trung Quốc đã được đưa đến nhiều nơi ở châu Á và châu Âu . Ngày nay nghề trổng dâu nuôi tằm vẫn giữ vai trò quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Theo tiến sĩ Marjeet.S J. (1987)[13] đây là một ngành nông công nghiệp phù hợp với các quốc gia đang phát triển ở vùng nhiệt đới. Ở những nơi này nó có thể góp phần giải quyết nạn thất nghiệp và có thể sử dụng như một công cụ để phát triển những vùng nông thôn nghèo nàn, lạc hậu, đồng thời góp phần mang ngoại tệ về cho đất nước. Tại các nước phát triển, nghề dâu tằm cũng đem lại nguồn lợi không nhỏ. Theo Jong Sung Lim (1998)[42] trong những năm đầu của thập kỷ 70, Hàn Quốc đã xuất khẩu tơ thô và thu về hơn 300 triệu USD và Trung Quốc chỉ riêng trong năm 1996 đã thu về trên 2 tỷ USD từ việc xuất khẩu tơ tằm. Ở nước ta trổng dâu, nuôi tăm, ươm tơ, dệt lụa là một trong những ngành nghề truyền thống. Lê Quý Đôn trong " Vân đài loại ngữ" cho rằng nghề dâu tằm của ta xuất hiện chỉ sau nghề trồng lúa. Vào thế kỷ 17 diện tích trồng dâu ở nước ta đã từng đạt tới gần 100.000 mẫu tương đương với 30.000 ha và tơ lụa Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới [2]. Phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là một hướng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, và góp phần làm tăng thu nhập cho người dân. Chỉ thị số 212 CT-CP ngày 12/7/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ ) "Về việc đẩy mạnh phát triển sản xuất dâu tằm tơ" đã nêu rõ " Đẩy mạnh phát triển sản xuất dâu tằm tơ thành một ngành sản xuất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, nhằm tăng nhanh hàng tơ tằm xuất khẩu, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai của các vùng và giải quyết thêm việc làm cho dân". Thực hiện chỉ thị 212 CT-CP và Quyết định số 161/1998/QĐ-TTg, 11 Tổng công ty dâu tằm tơ Việt Nam đã xây dựng "Định hướng phất triển dâu tằm tơ lụa Việt Nam" đến năm 2010. Theo đó phấn đấu tới năm 2010 diện tích dâu đạt 30.0000 ha, thu nhập bình quân 2.000 USD/ha/năm, sản lượng kén 45.000 - 50.000 tấn, sản lượng tơ 6.000 - 7.000 tấn. Giá trị xuất khẩu 200 - 250 triệu USD [20]. Lâm Đồng là một trong những địa phương có điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu... vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của cây dâu con tằm. Tại đây có thể nuôi được giống tằm lưỡng hệ quanh năm để sản xuất ra tơ đạt chất lượng cấp A - 5A. Vào những năm 1990 chính nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa đã làm thay đổi bộ mặt của nhiều vùng kinh tế mới tại tỉnh Lâm Đồng. Lúc cực thịnh vào năm 1993 diện tích dâu trong tỉnh đã đạt đến con số 13.000 ha, năng suất dâu bình quân 8 tấn lá/ha. Theo số liệu thống kê vào tháng 12 năm 2004 diện tích dâu tằm tỉnh Lâm Đồng còn 6.569 ha chiếm 30% diện tích dâu cả nước [30]. Tuy nhiên cơ cấu giống dâu chủ yếu vẫn là giống Bầu Đen. Đây là giống dâu có chất lượng lá tốt, nhưng lá nhỏ, năng suất thấp, từ 10 - 12 tấn/ha/ năm, sản lượng kén bình quân chỉ đạt 730kg/ ha/ năm, vì vậy thu nhập đem lại từ Ì ha dâu/năm không vượt quá 20 triệu đồng/năm [20] Để phát triển bền vững nghề dâu tằm, một trong những mục tiêu của Đề án khôi phục và phát triển dâu tằm tơ tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2004 - 2010 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng đã được ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt vào 31 tháng 12 năm 2004 là 1 ha dâu phải mang lại mức thu nhập trên 50 triệu đồng/năm [24]. Tuy nhiên để mục tiêu đó trở thành hiện thực còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ngoài vấn đề tổ chức lại sản xuất, lựa chọn các giải pháp công nghệ đúng đắn, áp dụng đồng bộ các tiến bộ về kỹ thuật canh tác, kỹ thuật nuôi tằm vào sản xuất, ngành dâu tằm tơ phải nhanh chóng thay đổi cơ cấu giống dâu, thay thế các giống dâu cũ bằng các giống dâu mới lai tạo và nhập nội có năng suất cao và chất lượng tốt. Xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn sản xuất, từ những năm qua Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông lâm nghiệp Lâm Đồng bằng các con đường chọn lọc, lai tạo cũng như nhập nội thuần hóa đã chọn được một số giống dâu có triển vọng như các giống VA-186, VA-201, S7-CB, Sa Nhị Luân. Từ nguồn vật liệu này, với mong muốn góp phần đánh giá toàn diện và chọn ra được những giống dâu có năng suất cao và phẩm chất tốt phù hợp cho nuôi tằm lưỡng hệ để sản xuất kén ươm và trứng giống tốt 12 cho tỉnh Lâm đồng, chúng tôi đã tiến hành đề tài: " Đánh giá chất lượng lá dâu của một số giống dâu tằm có triển vọng tại Lâm Đồng " 2.Mục đích và yêu cầu của đề tài 2.1.Mục đích Chọn ra được các giống dâu có năng suất cao và phẩm chất tốt phù hợp cho nuôi tằm lưỡng hệ để sản xuất kén ươm và kén giống. 2.2.Yêu cầu cần đạt - Đánh giá được khả năng sinh trưởng, năng suất lá của 4 giống dâu mới lai tạo và nhập nội là VA-186, S7-CB, VA-201, Sa Nhị Luân so với giống dâu địa phương Bầu Đen (đối chứng) tại Bảo Lộc, Lâm Đồng. - Đánh giá được phẩm chất lá và khả năng bảo quản của lá các giống dâu sau thu hoạch. Trên cơ sở của 2 yêu cầu trên chọn được giống dâu thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của tằm (giai đoạn tằm con và tằm lớn) và từng đối tượng tằm nuôi để lấy kén ươm hay kén giống và đưa ra được khuyến cáo thời gian bảo quản lá tối đa bằng phương pháp che phủ nilon. 3.Ý nghĩa của đề tài 3.1.Ý nghĩa khoa học - Cho phép đánh giá tiềm năng năng suất, phẩm chất lá, khả năng bảo quản của lá các giống dâu mới được lai tạo. Từ đó góp phần định hướng cho công tác nghiên cứu, chọn tạo các giống dâu thích hợp với điều kiện sinh thái của vùng Bảo Lộc, Lâm Đồng. 3.2.Ý nghĩa thực tiễn Góp phần xác định cơ cấu giống dâu tốt, phù hợp với vùng sinh thái Bảo Lộc, Lâm Đồng, 13 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu Đề tài được tiến hành trên 5 giống dâu trong đó: Bầu Đen (đối chứng), 4 giống: VA-186, S7-CB, VA-201, Sa Nhị Luân là các giống có triển vọng ở Lâm Đồng. 4.2.Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất của các giống dâu. - Nghiên cứu phẩm chất lá dâu thông qua phân tích cảm quan, phân tích sinh hoá và kiểm định sinh học phẩm chất lá qua nuôi tằm. - Nghiên cứu khả năng bảo quản sau thu họach của lá các giống dâu. - Phạm vi khảo sát: trên địa bàn thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. 14 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Vị trí, ý nghĩa cây dâu với ngành dâu tằm tơ Trong hệ thống phân loại chính thức được công nhận trong hệ thống phân loại thực vật người ta xếp cây dâu thuộc: Ngành : Spermatophyta Lớp : Angiospermae Lớp phụ : Dicotyledoneae Bộ : Urticales Họ : Moraceae Chi : Morus [59] Cây dâu vốn là cây hoang dại sống lưu niên. Đây là loại cây bản địa của vùng khí hậu ôn đới ở châu Á và Bắc Mỹ. Theo nhà thực vật học Watt. G cây dâu có lẽ có nguồn gốc từ Trung Quốc [34]. Còn nhà địa sinh học Liên Xô N.I Vavilov lại cho rằng cây dâu Morus L phát sinh tại vùng trung tâm giống cây trồng “Trung Quốc Nhật Bản” - bao gồm vùng đông Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản [34]. Theo Datta R. K. (2000) [35] hiện có khoảng 68 loài dâu thuộc chi Morus, phần lớn chúng phân bố ở châu Á. Ở Trung Quốc, hàng ngàn giống dâu được đưa vào trồng trọt. Chúng bắt nguồn từ 4 loài chính: Morus alba, M. multicauỉis, M. bombycis và M. atropurpurea [39]. Ở Ấn Độ, các loài dâu chính là M. indica, M. alba, M. serata và M. laevigata. Hầu hết các giống dâu được sử dụng trong sản xuất hoặc thuộc loài M. indica hay M. alba [51, tr.333-359]. Ở các nước cộng hoa thuộc Liên Xô cũ, các loài phổ biến là M. multicaulis, M. tartarica và M. nigra. Ở Indonesia có 7 loài dâu: M. aỉba, M. nigra, M. multỉcaulỉs, M. autraỉỉs, M. cathyana và M. mlerovra (Katsumata,1972) [44]. Ở Việt Nam có trên 100 giống dâu, chủ yếu thuộc các loài M. alba, M. nigra và M. laevigata (Katsumata, 1973) [45, tr.81-88]. Ngày nay cây dâu Morus L được trồng ở những vùng khí hậu ấm và ẩm ướt giữa các vĩ độ 50° bắc và 10°nam, bao gồm các vùng: Đông Nam Á, Nhật Bản, quần đảo Java và Sumatra, Cacasia, Pesia và Tây Á, khu vực Oman thuộc đông nam châu Phi, 15 Tây Phi, Bắc Mỹ và Nam Mỹ [37]. Sự phân bố rộng rãi của cây dâu ở nhiều vùng trên thế giới là do chúng dễ dàng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau, từ những vùng đất ở ngang mức nước biển lên đến tận những vùng núi cao tới 4000 m và từ những đất nhiệt đới ẩm ướt đến vùng bán sa mạc như vùng Trung Cận Đông, nơi lượng mưa chỉ đạt 250 mm/năm. Trong ngành dâu tằm tơ cây dâu giữ vị trí rất quan trọng vì lá dâu là thức ăn duy nhất cho con tằm dâu (Bombyx mori L), phần lớn sản lượng tơ sản xuất trên thế giới là tơ tằm dâu. Lá dâu chính là hình ảnh của con tằm. Trong lá chứa tất cả các chất cần thiết đối với tằm. Trong cuộc đời của mình, từ lúc nở đến hết tuổi 5, trong khoảng 25 28 ngày một con tằm dùng khoảng 5 g lá dâu tính theo trọng lượng khô để tăng trọng lượng lên gấp 10.000 lần, thể tích gấp 8.000 lần. Protein trong lá dâu là nguồn vật chất để con tằm tổng hợp nên sợi tơ [47]. Gần 70% protein trong thành phần sợi tơ được tổng hợp trực tiếp từ protein trong lá dâu. Sản xuất lá dâu có ý nghĩa rất quan trọng trong nghề dâu tằm cả về mặt khoa học và kinh tế. Nuôi một hộp trứng 20 g để sản xuất ra 40 - 45 kg kén cần 600 - 800 kg lá dâu. Trong cơ cấu giá thành của tơ tằm, chi phí dành cho lá dâu chiếm 60%, phần lớn lá dâu cần cho tằm ở giai đoạn tằm lớn [15]. Trồng dâu nuôi tằm cho sản phẩm chính là tơ lụa, đây là mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao thu nhiều ngoại tệ cho đất nước. Tại Hội nghị lần thứ 18 của Hiệp hội tơ tằm Quốc tế ông A Dolffaes (1993) [6] - Chủ tịch Hiệp hội -nhận định rằng sau hàng ngàn năm tồn tại, tơ tằm vẫn là loại sợi duy nhất có độ dài liên tục, đây là một loại sợi tốt nhất và trong tương lai nó sẽ còn được thế giới ưa chuông. Ngoài tơ tằm, còn rất nhiều những sản phẩm phụ khác có thể thu được từ nghề dâu tằm. Nhộng tằm có thể dùng chế biến thức ăn cho người và gia súc, sản xuất bột protein, các loại amlno acid dùng trong y học. Phân tằm là loại phân bón hữu cơ giàu N, P, K và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây trồng. Từ phân tằm người ta đã chiết xuất diệp lục tố dùng trong y học và công nghiệp thực phẩm. Từ cây dâu người ta còn có thể khai thác những sản phẩm khác không kém phần giá trị như: quả dâu dùng ăn tươi hoặc làm nước giải khát, làm rượu vang, làm mứt; lá 16 dâu dùng chế biến trà lá dâu; cành dâu, vỏ, rễ cây dâu dùng làm thuốc; gỗ cây dâu được dùng để sản xuất giấy, bông nhân tạo, ván ép, chất đốt, trồng nấm ... 1.2. Một số vấn để về năng suất và phẩm chất lá dâu 1.2.1. Năng suất lá dâu - Các chỉ tiêu liên quan đến năng suất lá Lá dâu là đối tượng chính trong nghề trồng dâu nuôi tằm, sản lượng và phẩm chất lá có liên quan mật thiết đến năng suất và phẩm chất tơ kén vì thế nó ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của người trồng dâu nuôi tằm. Hiện nay trong sản xuất ở nước ta phần nhiều đều trồng giống dâu cũ. Các giống này tuy thích ứng cao với điều kiện khí hậu đất đai nhưng lá nhỏ, mỏng, năng suất, chất lượng lá không cao. Để đáp ứng được yêu cầu sản xuất các nhà chọn tạo giống phải tạo được giống dâu có sản lượng lá trên đơn vị diện tích đất lớn hơn và chất lượng lá phải được cải thiện. Để tăng năng suất lá ngoài sức sinh trưởng nhanh, số cành cấp 1 và cấp 2 nhiều, chiều dài lóng ngắn, các chỉ tiêu sau liên quan đến lá dâu cũng được chú trọng như: hình dạng lá, trọng lượng lá. 1.2.1.1. Sức sinh trưởng Sức sinh trưởng của cây dâu là khả năng tăng lên về chiều cao, độ to của cành trong một đơn vị thời gian nhất định. Sức sinh trưởng là một đặc tính di truyền có tính trội. 1.2.1.2. Chiều dài lóng Chiều dài lóng của cành liên quan tới số lá nhiều hay ít trong một đơn vị độ dài cành và là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất ảnh hưởng tới sản lượng lá dâu. Chiều dài lóng là một đặc tính di truyền tính trội. 1.2.1.3. Hình dạng lá Lá dâu có thể có một trong 2 dạng: Dạng lá nguyên và dạng lá xẻ thùy. Dạng lá nguyên gồm các dạng lá hình tim, hình ellip, hình trứng... .Dạng lá xẻ thùy lại được phân ra hai thùy, ba thùy, bốn thùy tùy theo số lượng thùy lá...Hình dạng lá là tính trạng di truyền. Dạng lá phân thùy thông thường được xem là tính trạng trội. Trong công tác chọn, tạo giống dạng lá nguyên được quan tâm hơn vì khi có cùng một kích 17 thước, cung cấp được lượng thức ăn nhiều hơn (Dandin S.B, Kumar. R., 1989) [34], [40]. 1.2.1.4. Trọng lượng lá Ngoài yếu tố giống, trọng lượng lá còn phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật canh tác như mật độ trồng, chế độ tưới, chế độ phân bón... 1.2.2. Phẩm chất lá dâu 1.2.2.1. Khái niệm về phẩm chất lá dâu Ngoài năng suất lá, một trong những chỉ tiêu quan trọng trong chọn tạo giống dâu là phẩm chất lá. Tằm dâu Bombyx mori L là loại côn trùng đơn thực, phẩm chất lá dâu không chỉ quan hệ đến sinh trưởng và phát dục của con tằm, tới năng suất và chất lượng của tơ kén mà còn liên quan đến số lượng và chất lượng trứng giống của thế hệ tiếp theo. Để đánh giá toàn diện phẩm chất lá dâu cần phải xem xét cả 2 mặt: vật lý và hoá học. Mặt vật lý: là độ cứng, mềm của lá, chiều dày của lá, cấu tạo của lá và sự sắp xếp các mô trong phiến lá [11]. Độ dày mỏng của lá dâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống dâu và các điều kiện canh tác, chế độ chăm sóc (bón phân, chăm sóc, đốn, hái, tuổi lá). Chiều dày của phiến lá có liên quan chặt chẽ đến chất lượng lá dâu. Những giống dâu có lá dày lâu héo nên thời gian bảo quản và cho tằm ăn kéo dài hơn. Những giống dâu lá của chúng có lớp cutin mỏng, ít tế bào đặc dị phù hợp với tằm hơn (Melikan, Babyan, 1971) [37]. Mặt hoá học: là thành phần và tỷ lệ các chất dinh dưỡng chứa trong lá dâu như nước, protein, lipid, glucid, một số chất khoáng, vitamln và tỷ lệ giữa các thành phần cơ bản này trong lá dâu phù hợp với cơ năng sinh lý của con tằm. Trong quá trình sinh trưởng phát triển, cơ thể tằm sử dụng các chất dinh dưỡng này để thu năng lượng cho hoạt động sống và những vật liệu cần thiết để xây dựng các mô, tế bào của cơ thể. Ở các giai đoạn khác nhau, con tằm yêu cầu chất lượng lá dâu khác nhau. Ví dụ ở giai đoạn tằm con yêu cầu lá dâu non, mềm, có hàm lượng nước và protein cao. Ngược lại ở giai đoạn tằm lớn yêu cầu lá dâu có hàm lượng nước, 18 protein ít hơn và hàm lượng glucid cao hơn. Vì thế phải căn cứ vào yêu cầu của con tằm ở từng giai đoạn phát dục khác nhau mà đặt tiêu chuẩn phẩm chất lá dâu cho phù hợp và điều tiết nó bằng chế độ dinh dưỡng cho cây dâu và các biện pháp trong thu hoạch, bảo quản lá dâu. Như vậy rõ ràng phẩm chất lá dâu phải gắn với yêu cầu sinh lý của con tằm, đó là điểm đặc trưng của lá khi đánh giá phẩm chất. Phẩm chất lá dâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: - Độ thành thục của lá: tùy vào tuổi lá hàm lượng các chất trong lá khác nhau. - Mùa vụ và các biện pháp kỹ thuật canh tác: mùa vụ và các biện pháp chăm sóc, đốn tỉa, tưới nước...khác nhau thì chất lượng lá khác nhau. Ví dụ lá dâu vụ xuân, lá dâu của cây được chăm sóc và tưới nước đầy đủ hợp lý thì chất lượng lá tốt hơn lá dâu vụ hè, lá dâu không được tưới nước bón phân đầy đủ... - Giống dâu: giống dâu khác nhau thì hàm lượng các chất trong lá cũng khác nhau. 1.2.2.2. Thành phần hoa học của lá dâu và ảnh hưởng của chúng đến sinh trưởng, phát triển của con tằm  Nước: nước đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động sống của con tằm và U U chiếm một tỷ lệ đáng kể của chúng ở tất cả các pha phát dục. Cụ thể ở giai đoạn tằm lượng nước trong cơ thể từ 70 - 80%, ở giai đoạn nhộng khoảng 77%, còn ở giai đoạn trứng là 60% [3]. Nguồn nước cung cấp cho con tằm chủ yếu lấy từ lá dâu (vì tằm chỉ ăn lá dâu mà không uống nước và là giai đoạn duy nhất trong vòng đời ăn dâu). Chính vì vậy hàm lượng nước trong lá dâu có ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của tằm, chất lượng và sản lượng kén. Hàm lượng nước thể hiện tương đối chính xác độ thành thục của lá. Nếu trong lá dâu đảm bảo một hàm lượng nước nhất định ở từng tuổi tằm thì tằm phát dục đều, thời gian ngủ không kéo dài, quá trình lột xác thuận lợi, tằm ít phát bệnh. Hàm lượng nước trong lá dâu biến động rất lớn, dao động từ 60 - 80%. Nó phụ thuộc vào hàm lượng nước có trong đất, vào tính chất vật lý và hoa học của đất, vào thời kỳ sinh trưởng của cây, vào giống dâu, phương pháp đốn tạo hình, điều kiện khí 19 hậu và phân bón, chăm sóc , tưới tiêu. Hàm lượng nước giảm dần theo độ thành thục của lá, ở lá non hàm lượng nước cao hơn lá già. Thí dụ ở giống Kanva-2 hàm lượng nước trong lá non là 73,73%, lá bánh tẻ: 70,13%, lá già là 69,82%, ở giống dâu Kosen hàm lượng nước tương ứng là: 73,24%, 69,78% và 61,98% [37]. Hàm lượng nước trong lá cũng thay đổi theo vị trí lá trên cành. Trong cùng một cành những lá ở phần ngọn có hàm lượng nước lớn hơn những lá ở đoạn giữa và phần gốc cành. Lá dâu ở các thời vụ khác nhau thì hàm lượng nước cũng khác nhau. Lá dâu ở vụ xuân và vụ hè nhiều nước hơn vụ thu. Trong cùng một điều kiện khí hậu, canh tác, hàm lượng nước ở lá dâu của các giống dâu khác nhau có hàm lượng nước khác nhau. Phương pháp đốn dâu cũng làm thay đổi hàm lượng nước chứa trong lá. Trong cùng điều kiện tự nhiên và trồng trọt như nhau khi được tạo hình thấp thì lá dâu có hàm lượng nước cao hơn tạo hình cao. Lá dâu lưu đông hàm lượng nước trong lá thấp hơn của cây đốn đông. Dâu trồng trên các loại đất khác nhau thì cũng có hàm lượng nước khác nhau, dâu trồng trên đất cát hàm lượng nước trong lá thấp hơn dâu trồng trên đất thịt. Các vùng khí hậu khác nhau hàm lượng nước trong lá dâu không giống nhau. Dâu trồng trên dải đất mlền trung khu bốn cũ hàm lượng nước trong lá dâu thấp hơn dâu trồng ở vùng đồng bằng sông Hồng ở mlền bắc. Nhìn chung lá dâu có hàm lượng nước 75 - 80% là phù hợp cho nuôi tằm con và 70 - 75% là phù hợp cho nuôi tằm lớn. Khả năng giữ nước của lá cũng là một chỉ tiêu quan trọng vì lá dâu thông thường được bảo quản ít nhất khoảng 8-10 giờ, kể từ lúc hái cho đến khi sử dụng hết để nuôi tằm. Vì thế lá phải có khả năng giữ được lượng nước càng nhiều càng tốt. Theo Kasiviswanathan và cộng sự (1973) [46] 12 giờ sau khi hái hàm lượng trong lá phải vào khoảng 68%. Protein và các amlno acid: Dựa trên số liệu thống kê của nhiều nghiên cứu, U U theo Manuel D. Sanchez (2002) [48] hàm lượng protein trong lá dâu biến động từ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất