Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đặc trưng truyện ngắn việt nam 1975 – 1995 ...

Tài liệu đặc trưng truyện ngắn việt nam 1975 – 1995

.PDF
157
11
81

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HOÀNG THỊ VĂN ĐẶC TRƯNG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN ĐẦU THẬP NIÊN 90 Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 5.04.33 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học Phó giáo sư - tiến sĩ: PHÙNG QUÝ NHÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2001 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu T 3 5 trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Hoàng Thị Văn T 2 5 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... 2 T 0 7 T 0 7 MỤC LỤC ................................................................................................................... 3 T 0 7 T 0 7 DẪN NHẬP ................................................................................................................. 5 T 0 7 T 0 7 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 5 T 0 7 T 0 7 2. Lịch sử vấn đề: .............................................................................................................. 6 T 0 7 T 0 7 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. ................................................................................... 19 T 0 7 T 0 7 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 20 T 0 7 T 0 7 5. Đóng góp của luận án. ................................................................................................ 21 T 0 7 T 0 7 6. Kết cấu của luận án. ................................................................................................... 21 T 0 7 T 0 7 CHƯƠNG 1: DIỆN MẠO TRUYỆN NGẮN 1975-1995 ...................................... 23 T 0 7 T 0 7 1.1 Vị trí truyền ngắn trong văn học sau 1975. ............................................................ 23 T 0 7 T 0 7 1.1.1- Xã hội Việt Nam sau chiến tranh có những thay đổi sâu sắc, là bộ phận nhạy cảm nhất, văn học thu nhận những biến động ương đời sống xã hội và phát ra những tín hiệu chuyển tải nhiều thông điệp mới . Thể loai truyền ngắn có một vị trí nổi bật trong quá trình thu phát này, giữ vai trò tiên phong trong sự nghiệp đổi mới văn học . ....................................................................................................................................... 23 T 0 7 T 0 7 1.1.2. Nguyên nhân nào tạo cho truyện ngắn có được một vị trí như vậy ? ................. 23 T 0 7 T 0 7 1.2. Hai khuynh hướng trong quá trình chuyển đổi cảm hứng nghệ thuật. ............. 25 T 0 7 T 0 7 1.2.1. Sự nhạt dần chất sử thi và cảm hứng ngợi ca ( 1975 -1985 ) ............................. 26 T 0 7 T 0 7 1.2.2. Cảm hứng đời tư thế sự và những trăn trở tìm tòi (1986 -1995 ) ...................... 30 T 0 7 T 0 7 1.3. Một số cây viết truyện ngắn giữ vai trò dò đường, nhận hướng trong cuộc chuyển đổi cảm hứng nghê thuật. ................................................................................. 37 T 0 7 T 0 7 CHƯƠNG 2: NHẬN THỨC NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN 1975 - 1995 .................................................................................. 42 T 0 7 T 0 7 2.1. Sự quan tâm tới yếu tố con người trong đời sống chính trị, xã hội Việt Nam sau 1975. ................................................................................................................................. 42 T 0 7 T 0 7 2.2. Nhận thức nghệ thuật về con người trong truyện ngắn 1975-1995. ................... 43 T 0 7 T 0 7 2.2.1. Dấu ấn chiến tranh trong ký ức con người. ........................................................ 45 T 0 7 T 0 7 2.2.2. Khát vọng hạnh phúc của con người. ................................................................. 60 T 0 7 T 0 7 2.2.3. Con người bị tha hóa .......................................................................................... 76 T 0 7 T 0 7 2.2.4. Con người đang tự vấn ....................................................................................... 85 T 0 7 T 0 7 2.2.5. Con người chứng nhân lịch sử. ........................................................................... 91 T 0 7 T 0 7 CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TRONG NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CỦA TRUYỆN NGẮN 1975 - 1995 ................................................................................ 102 T 0 7 T 0 7 3.1. Điểm nhìn trần thuật của truyện ngắn 75 - 95. ................................................... 102 T 0 7 T 0 7 3.2. Không gian và thời gian nghệ thuật của truyện ngắn 75 -95 ............................ 108 T 0 7 T 0 7 3.3. Kết cấu của truyện ngắn 75 - 95. .......................................................................... 118 T 0 7 T 0 7 3.4. Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn 75-95....................................................... 124 T 0 7 T 0 7 3.5. Giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn 75 - 95............................................... 127 T 0 7 T 0 7 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 137 T 0 7 T 0 7 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 141 T 0 7 T 0 7 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài 30- 4- 1975 là điểm mốc đánh dấu sự chấm dứt ba mươi năm chiến tranh bảo vệ độc T 1 5 lập dân tộc. Sau những giờ phút ngắn ngủi trong niềm vui chiến thắng, cả dân tộc lại lao vào một cuộc chiến đấu mới : cuộc chiến đấu nhằm xây dựng kinh tế và văn hóa, chống giặc đói và giặc dốt, thoát ra khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu, vươn tới tự do, ấm no, hạnh phúc ; cuộc chiến đấu trực tiếp và thường xuyên với chính mình, với thành kiến và thói quen, với thái độ chủ quan thỏa mãn, với bệnh ấu trĩ và ảo tưởng… cuộc chiến đấu này có những khó khăn phức tạp riêng. Trong ba mươi năm chiến tranh, văn học đã thể hiện rõ vai trò động viên chiến đấu và góp phần làm nên chiến thắng, ngày hôm nay văn học lại đảm nhận nhiệm vụ nặng nề trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Chủ trương đổi mới từ đại hội Đảng lần thứ VI (1986) làm chuyển động một cách T 1 5 mạnh mẽ mọi hoạt động trong đời sống tinh thần – xã hội. Cùng với sự đổi mới trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật… văn học cũng chuyển biến để đáp ứng nhu cầu phát triển văn hóa, tinh thần của đất nước. Thể loại truyện ngắn với ưu thế riêng biệt đã vào trận mau lẹ trở thành mũi nhọn xung kích trong sự nghiệp đổi mới văn học. Với số lượng tác phẩm nhiều, đề cập đến những vấn đề bức xúc, mang tính thời sự T 1 5 nóng hổi, truyện ngắn đã thu hút được sự quan tâm của giới phê bình và bạn đọc văn. Nhiều ý kiến đồng tình với quan điểm đánh giá: Dù còn hạn chế ở mặt này hay mặt khác, song nhìn chung, truyện ngắn đã đạt được những thành tựu nhất định, tạo nên một nền T3 1 5 truyện ngắn Việt Nam sau chiến tranh. Đặc điểm của truyện ngắn Việt Nam sau chiến tranh là gì? Truyện ngắn đã có những T 3 5 chuyển biến, đổi mới gì về nội dung tư tưởng cũng như hình thức thể hiện để đáp ứng kịp yêu cầu của con người - thời đại? Quá trình thay đổi giọng điệu, bút pháp thể hiện để tạo nên sự linh hoạt, phong phú, đa dạng cho thể loại ở một số cây viết truyện ngắn ?... Đó là những băn khoăn, cũng là lý do thôi thúc người viết đến với đề tài Đặc trưng truyện ngắn T3 2 5 Việt Nam từ 1975 đến đầu thập kỷ 90 . Luận văn chọn điểm mốc 1975 đến đầu thập kỷ 90 là xuất phát từ những điều kiện T 3 5 lịch sử chi phối tiến trình phát triển văn học và từ chính quá trình phát triển nội tại của văn học: - 1975 là điểm mốc lịch sử phân cách hai giai đoạn chiến tranh - hòa bình của đất T 3 5 nước, cũng có thể lấy thời điểm này đánh dấu sự khởi đầu cho văn học sau chiến tranh, bởi từ sau 1975, có sự chuyển đổi cảm hứng nghệ thuật, trong văn học không chỉ thuần nhất cảm hứng sử thi. Giới hạn đầu thập kỷ 90 có thể xác định khoảng năm 1995 - mười năm văn học đổi mới. - Truyện ngắn sau chiến tranh sôi động, chuyển biến mạnh từ thời điểm 1986. Chủ T 3 5 trương đổi mới của Đại hội Đảng VI tác động tới nhiều cây viết đang có sẵn nội lực, hàng loạt truyện ngắn xuất hiện cùng nhiều cách cảm nhận khác nhau về hiện thực - con người đã tạo nên sóng gió thác ghềnh trong đời sống văn học khoảng thời gian cuối những năm 80 đầu thập niên 90. Từ giữa những năm 90, dòng chảy truyện ngắn dường như đằm xuống. Rất cần thiết nhìn trở lại để đánh giá những sáng tác đã tạo sự chuyển biến, sôi động trong đời sống văn học hai mươi năm; chủ lưu của dòng chảy - nội dung tư tưởng và đặc điểm nghệ thuật chứa đựng trong dòng chủ lưu đó. Từ điểm đứng 95 nhìn lại, chúng ta sẽ thấy rõ quá trình trăn trở chuyển biến để tạo dựng một quan niệm nghệ thuật mới về con người. Thời gian hai mươi năm cũng tạm đủ để chúng ta nhận biết những sáng tạo nghệ thuật nào đã đi vào lòng bạn đọc, giọng điệu nghệ thuật nào cất lên tiếng nói khơi gợi được lòng hướng thiện và thức tỉnh lương tri con người. 2. Lịch sử vấn đề: Hoàn cảnh xã hội Việt Nam giai đoạn 1975 - 1995 có nhiều biến động, thay đổi. Là T 3 5 một hoạt động tinh thần phong phú, nhạy cảm với thực tế, có khả năng phát hiện nhiều vấn đề xã hội, văn học giai đoạn này đã có những chuyển biến trong nhận thức và phản ánh cuộc sống. Với những ưu thế, đặc điểm riêng, thể loại truyện ngắn tiến triển nhanh, giữ vai trò tiên phong trong sự nghiệp đổi mới văn học và trở thành đối tượng quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình cũng như người đọc (Có khoảng hơn 100 bài viết đăng trên Tạp chí Văn học, Tuần báo Văn nghệ , Văn nghệ quân đội; một số bài in trong T6 3 5 T6 3 5 những tập Tiểu luận - phê bình của các nhà nghiên cứu văn học; một công trình nghiên cứu T6 3 5 T6 3 5 cấp phó tiến sỹ đã bảo vệ năm 1995). Chúng tôi xin nêu những nhận xét đánh giá đáng chú ý của các nhà nghiên cứu phê bình tập trung vào một số vấn đề sau: 2.1 Truyện ngắn là thể loại chuyển biến nhanh mạnh nhất trong quá trình chuyển đối TU 3 5 cảm hứng nghệ thuật của văn xuôi sau 1975. U 2.1.1 Đổi mới quan niệm về con người, về nhận thức hiện thức - vấn đề then chốt TU 3 5 trong quá trình chuyển đổi cám hứng nghệ thuât. - Nhận xét về sự chuyển biến của văn xuôi hơn mười năm sau chiến tranh, Nguyễn T 3 5 Kiên nêu ý kiến: "...Một nét nổi bật là những năm gần đây văn xuôi của ta đã chú ý đến T6 3 5 con người, đặt con người vào trong tác phẩm. Con người với tư cách cá nhân, đồng thời là thành viên của xã hội.Số phận con người đã được đặt ra. Con người bình thường, con người của đời thường được mô tả khá sâu sắc ..." [ A.32.2] Nhà văn Nguyên Ngọc cùng chung quan điểm: "...Theo tôi, văn học ta đang có sự T 3 5 T6 3 5 chuyển biến rất quan trọng. Một trong những hướng đáng chú ý nhất của sự chuyển biến đó là sự quan tâm ngày càng cao hơn, mạnh mẽ hơn đối với con người.Số phận của con T 6 T 6 người với tư cách là một thế giới cá nhân hết sức phong phú và phức tạp với toàn xã hội. "[A.32.2] Lê Ngọc Trà trong bài: ‘‘Vấn đề con người trong văn học hiện nay’’ đã nhấn mạnh ý T 3 5 T6 3 5 T6 3 5 nghĩa thực tiễn, cấp bách của vấn đề con người, của việc nhận thức lại mối quan hệ văn học và con người trong đời sống văn học của chúng ta, theo Lê Ngọc Trà: " Vấn đề con người T6 3 5 cần phải trở thành một trong những vấn đề trung tâm của văn học ... Ngày nay, người cầm bút có quyền không chỉ mô tả con người mới với cảm hứng anh hùng mà hoàn toàn có thể trình bày nhận thức, khám phá của mình về con người với tất cả những cảm hứng khác nhau trên cơ sở lý tưởng cao đẹp về con người... "[ A.25, tr.60 ] Trần Đình Sử với bài:‘‘Con người trong văn học Việt nam hiện đại’’ đã xác định thời T 3 5 T 3 5 T 3 5 T5 8 3 T6 8 3 T6 3 5 điểm đánh dấu bước ngoặt của sự chuyển đổi quan niệm nghệ thuật về con người: "Chỉ từ T6 3 5 SGU năm 1986, với công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, con người trong văn học mới thật sự trải qua một bước ngoặt mới. Chất sử thi nhạt dần và quan niệm thế sự đời tư, triết lý văn hoá về con người nổi lên trở thành nét chủ đạo, làm thay đổi cả diện mạo văn học" [A 24.2 tr. 95 ]. Quan tâm đến con người cá nhân, mô tả con người từ nhiều góc độ T6 3 5 T6 3 5 T6 3 5 bình diện khác nhau, nhận thức, thể hiện số phận riêng tư con người trong cuộc đời thường ... đó là sự đổi mới của nhận thức nghệ thuật-về con người, tạo nên những chuyển biến trong văn học. Cùng lúc với sự đổi mới này, khuynh hướng thái quá đã xuất hiện ở một số sáng tác. T 3 5 Phan Cự Đệ trong Đổi mới và quy luật thẳng thắn nêu ý kiến: “ Văn học sau 1975 quan tâm T6 3 5 T6 3 5 T6 3 5 hơn đến số phận cá nhân, hạnh phúc cá nhân, sự hoàn thiện nhân cách XHCN. Các nhà văn không chỉ miêu tả con người công dân mà còn chú ý đến con người xã hội, con người tự nhiên. Đó là một biểu hiện của sự đổi mới. Nhưng trong một số tác phẩm đã có hiện tượng con người tự nhiên, con người bản năng lấn át con người xã hội”. Nhà nghiên cứu T6 3 5 lập luận: "Tuyệt đối hóa con người tự nhiên, con người bệnh lý của phân tâm học Frớt tức T6 3 5 là hạ thấp con người xã hội, con người đang chiến đấu cho một lý tưởng. Mác có quan tâm đến con người tự nhiên, con người sinh vật học, nhưng luôn luôn nhấn mạnh đến bản chất T 6 6 T xã hội của con người. Con người là một tổng hòa của những quan hệ xã hội". Nhà nghiên T6 3 5 cứu phê bình văn học nêu một hiện tượng, hậu quả tất yếu của một thái độ thái quá; "Một T6 3 5 số truyện ngắn gần đây rơi vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng vì đã đặt vấn đề số phận cá nhân, bi kịch cá nhân, giải phóng cá nhân tách khỏi cộng đồng xã hội. Phan Cự Đệ chỉ ra T6 3 5 đặc điểm trong cách nghĩ, nếp sống của con người Việt Nam: "Lịch sử dân tộc ta là lịch sử T6 3 5 của một đất nước trường kỳ chống ngoại xâm , xã hội Việt Nam lại nhảy qua những bước gián cách lịch sử, những đặc điểm đó đã làm nổi lên vai trò của cộng đồng và những quan hệ cộng đồng, sự gắn bó của cá nhân với cộng đồng bộ lục, cộng đồng làng xóm và lớn hơn là cộng đồng Tổ quốc ...Ở nước ta, "thương nước, thương nhà, thương người, thương mình" là một cấu trúc hoàn chỉnh. [A.8, tr.53, 54] T6 3 5 T6 3 5 Như vậy, qua nhiều ý kiến, nhận xét, các nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình cùng T 3 5 thống nhất: đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người là cần thiết để tạo nên sự chuyển biến cho văn học, song, những đổi mới trong quan niệm về con người cần gắn với bản tính cốt cách của con người Việt Nam, phù hợp với nếp cảm, cách nghĩ, quan niệm sống được chi phối bởi điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh lịch sử riêng biệt của dân tộc Việt. - Nhận thức hiện thực trong dạng thái đời thường , cảm nhận và phản ánh sự thật về T 3 5 hiện thực, đó là biểu hiện của đổi mới trong văn học sau 75. Nguyễn Văn Hạnh trong Văn T6 3 5 học trên con đường đổi mới nêu ý kiến: " Tư tưởng quan trọng bậc nhất mà Đại hội Đảng T6 3 5 T6 3 5 lần thứ VI đã trang bị cho nhận thức xã hội trong thời kỳ đổi mới, cũng là tư tưởng đã tạo nên bước ngoặt thật sự trong tư duy nghệ thuật mấy năm qua, chính là tư tưởng tôn trọng sự thật, nhìn thẳng vào sự thật. Bởi vì sự thật luôn luôn là linh hồn của nghệ thuật chân chính, nghệ thuật tiến bộ." Nhà lý luận văn học nhận xét: " Những nhà văn nhạy cảm với T6 3 5 T6 3 5 cuộc sống , thiết tha với công cuộc đổi mới do Đảng đề ra đã nhìn thấy phải bắt đầu quá trình đổi mới văn học đúng ngay từ chỗ phải bắt đầu : nói sự thật. Mà người đọc từng trải, thống minh chân tình của chúng ta cũng hiểu như vậy . Họ chú ý đến tác phẩm mới, hoan nghênh nhà văn trước hết ở sự trung thực , ở lời nói thật. Cái nhìn mới mẻ , trước hết bắt nguồn từ thái độ trung thực và tỉnh thần trách nhiệm đối với cuộc sống , từ niềm tin vào chính nghĩa và sức mạnh của cách mạng , do vậy mà có đủ ý thức và dũng câm để nói lên sự thật , dù đó là một sự thật không đơn giản , thậm chí phũ phàng".[ A.8,tr. 88,89] T6 3 5 T6 3 5 Nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình khi phân tích tìm hiểu tình hình văn học sau T 3 5 1975 đã ghi nhận thái độ tôn trọng sự thật trong phản ánh hiện thực là biểu hiện của sự đổi mới. Cao Tiến Lê nhận định: "...Tiểu thuyết của ta mấy năm gần đây đã khởi sắc, nhất là T 3 5 T6 3 5 những năm 1988 , 1989 , 1990, có đổi mới, tự do hơn, nêu được nhiều vấn đề... Vấn học đã đi vào đời thường . Mỗi một con người đều bình đằng trước cái nhìn của nhà văn.Tất cả mọi người trước nhà văn đều chỉ là nhân vật, nhà văn coi trọng ở chỗ số phận của họ đóng góp được gì cho văn học ..." [ A32.2 ] Bùi Hiên: "Với công cuộc đổi mới trên toàn xã hội, văn học ta, đặc biệt là văn xuôi T 3 5 T6 3 5 những năm gần đây chuyển mình khá mạnh mẽ. Không xuôi chiều kiểu êm dầm mát mái nữa, nó mạnh dạn phanh phui các mặt trái của xã hội, các uẩn khúc hoặc tráo trở của lòng người. Nó bắt người đọc phải tự vấn lương tâm , nó có tham vọng đánh thức dậy lòng nhân ái giữa một cuộc sống cộng đồng đang xuống cấp nghiêm trọng bởi những tính toán vụ lợi, những mưu đồ hèn hạ . Nó cũng không tránh né những tâm trạng cá nhân, không chỉ "buồn bã ”, "cô đơn", mà còn là công phẫn, xót xa, gay gắt... [A.32.2]. Nguyễn Kiên: " ...Văn xuôi ta những năm gần đây cũng giàu chất thực hơn. Nó đang T 3 5 T6 3 5 cố gắng như thế và cuộc sống hôm nay cũng buộc nó phải như thế. Có những bút ký, truyện ngắn và truyện dài miêu tả cuộc sống trần trụi, phơi bày sự băng hoại đạo đức, những quan hệ dị dạng, con người què quặt về tinh thần... [A32.2 ] Ghi nhận mặt tích cực của thái độ tôn trọng sự thật trong phản ánh cuộc sống, đồng T 3 5 thời một số nhà nghiên cứu phê bình cũng cảnh báo: "Đúng là văn chương thời kỳ đổi mới T6 3 5 rất cần chống lại cái xấu. Nhưng văn chương chân chính phải là văn chương cao hơn - đó là văn chương không lấy việc chống cái xấu làm cứu cánh ..." ( Đỗ Văn Khang [ A.8, T6 3 5 tr.128] ). Đào sâu hơn vào những vấn đề xã hội không có nghĩa là văn học chỉ viết về T6 3 5 những chuyện tiêu cực, về mặt trái của tấm huân chương…" ( Phan Cự Đệ [A.8,tr.52]. Bên T6 3 5 T6 3 5 cạnh những thành tựu to lớn, văn học của ta hiện nay cũng " không tránh khỏi sự thái quá thiên lệch chẳng hạn thái quá trong sự tố cáo cái giả mà vô tình xúc phạm cái thật, hoặc thiên lệch, có mới nới cũ" ( Hoàng Ngọc Hiến [ A.8 tr.125]) ...Theo ý kiến của các nhà T6 3 5 nghiên cứu phê bình: vấn đề cảm nhận và phản ánh sự thật về hiện thực không giản đơn là việc biết gì nói đấy, những gì có trong hiện thực đưa vào tác phẩm càng nhiều càng tốt... điều quan trọng hơn là sự trải nghiệm và tri thức về cái hiện thực bộn bề phức tạp đương đại của mỗi nhà văn. Nhiệt tình xã hội phải đi đôi với một sự hiểu biết và phân tích tỉnh táo, thấu đáo, đầy đủ trách nhiệm. Cùng tập trung vào phân tích lý giải sự chuyển biến của văn xuôi thời kỳ đổi mới, T 3 5 những yếu tố cốt lõi tạo nên sự chuyển biến trong cảm hứng nghệ thuật, sự linh hoạt trong hình thức thể hiện ... còn có nhiều ý kiến nhận xét, phê bình ( Vũ Tuấn Anh , Lại Nguyên An, Lê Huy Bắc, Trần Thanh Đạm, Trần Độ, Đinh Gia Khánh, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc, Lã Nguyên, Nguyễn Văn Long, Ngọc Oanh, Huỳnh Như Phương, Huy Phương, Đào Thản, Bùi Việt Thắng, Bích Thu, Đỗ Lai Thúy, Hà Xuân Trường, Nguyễn Xuân Trường, Lê Kim Vinh ...) Hướng sự chú ý vào những góc cạnh khác nhau của văn học, các bài viết đưa ra nhiều nhận định, nhiều ý kiến trao đổi. Có những đánh giá tương đồng, có những nhận xét khác biệt, song phần đông các ý kiến đều thống nhất nhìn nhận: Văn học giai đoạn này đang biến chuyển trong quan niệm về con người, trong việc tiếp nhận và phản ánh hiện thực, trong cách thể hiện và sử dụng các biện pháp nghệ thuật và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Trong dòng văn xuôi sau 1975, truyện ngắn với những ưu thế riêng về thể loại đã đạt những thành tựu đáng kể. 2.1.2.Truyện ngắn là thể loại chuyển biến nhanh mạnh nhất trong quá trình chuyển TU 3 5 đổi cám hứng nghệ thuật của văn xuôi sau 1975 . U - Những ý kiến nhận xét qua các bài báo: T 0 4 Đàm Mỹ Hạnh đánh giá: " ... Hiện nay truyện ngắn là một thể loại đắc lực có nhiều T 3 5 T6 3 5 thành tựu nhiều triển vọng trong văn học ta . Dù cho có còn hạn chế ở mặt này hay mặt khác , sáng tác truyện ngắn năm qua ( 1979 ) một lần nữa lại khắng định tính thời sự nhạy bén và khả năng nắm bắt, phản ánh những vấn đề thực tiễn phong phú của thể loại. Với một đội ngũ sáng tác khá hùng hậu, nếu biết khắc phục những mặt còn tồn tại đồng thời tích cực xông xáo , tìm tòi và phát hiện những vấn đề đang đang đặt ra trong thực tiễn, chắc rằng truyện ngắn năm tới sẽ thu được những kết quả đáng khả quan . [ A.46.2 ] T6 3 5 Bùi Việt Thắng bày tỏ sự hy vọng sau khi đọc 45 truyện ngắn 1975-1985: ... Mười T 3 5 T6 3 5 năm văn học văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng đã là bạn đường tâm đắc của chúng ta. Đặc biệt với truyện ngắn, những thành công liên tục của nó đã làm hiển hiện một chân trời rộng lớn của thể loại..." [A.26,tr.117] T6 3 5 Bài viết tiếp theo: " Trong tấm gương của thể loại nhỏ" [ A.26tr.118 ] Bùi Việt Thắng T 3 5 T6 3 5 T6 3 5 đi sâu lý giải những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của truyện ngắn: " ... Truyện ngắn hôm nay T6 3 5 đọc thú vị, đó là một điều khó bác bỏ. Sự hưng thịnh của truyện ngắn hôm nay trước hết nhờ ở những tìm tòi trong chính hình thức thể hiện của nó . Những người viết truyện ngắn hôm nay dường như thiên về lối viết theo gợi ý của trực T 6 giác, linh cảm. Theo hướng này nhà văn cảm nhận đời sống không phải do sự sai khiến của lý tính mà theo mệnh lệnh của trái tim". Cuộc sống diễn tiến thật tự nhiên, có quy luật, nhưng luôn luôn hàm chứa những bất ngờ ngẫu nhiên và có khi bí ẩn. Nhà văn hôm nay như căng hết giác quan của mình để dò bắt những xung động âm thầm đang diễn ra trong đời sống tâm hồn con người. Theo hướng này sự tinh tế nhạy cảm của nhà văn là cực kỳ quan trọng - cái mà ta gọi là linh cảm ..." A.26, tr.127,128,131 ] Phạm Xuân Nguyên trong bài viết Truyện ngắn và cuộc sống hôm nay nhận định: "... T 3 5 T6 3 5 T6 3 5 Từ hai năm nay ( 92,93) truyện ngắn đang lấy lại được vị trí của nó trong đời sống văn học T6 3 5 ... quan sát đời sống văn học hôm nay có thể nói chắc là có một mùa truyện ngắn đang đến. Truyện ngắn hôm nay tiếp tục xới lật các mảng hiện thực ở cả hai chiều quá khứ và T 6 hiện tại để mong góp một tiếng nói định vị cho người đọc một thái độ nhìn nhận , đánh giá việc của bây giờ, của nơi đây ..." Kết thúc bài viết, nhà nghiên cứu bày tỏ sự đánh giá của T6 3 5 mình về hướng đi chắc chắn, dũng cảm của thể loại truyện ngắn: " ... Cuộc sống luôn vẽ T6 3 5 sóng vào văn học. Mỗi thể loại như một con thuyền vượt sóng. Con thuyền truyện ngắn hôm nay có những tay chèo lái khá không bị chìm dưới lớp sóng mà biết khai mở những luồng lạch riêng vượt lên nhìn bao quát và xuyên sâu khắp biển cả ... [ A.58 ] T6 3 5 T6 3 5 T6 3 5 - Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 -1995 qua T 0 4 công trình nghiên cứu của Lê Thị Hường . Công trình nghiên cứu Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt nam giai đoạn T 3 5 T6 3 5 1975 -1995 của Lê Thị Hường khảo sát những đặc điểm truyện ngắn thể hiện qua : cốt T6 3 5 truyện và kết cấu; hệ thống nhân vật ; thời gian - không gian nghệ thuật và ngôn ngữ.[ A 49.3] Theo Lê Thị Hường: - Cốt truyện và kết cấu, truyện ngắn 75-95 có những đặc điểm: xây dựng cốt truyện T 3 5 theo dòng tâm trạng nhân vật, vai trò của biến cố trở nên ít quan trọng, vận dụng các môtíp folklore để xây dựng cốt truyện, đoạn kết trong kết cấu - cốt truyện truyện ngắn hiện nay thường kết thúc mở. - Hệ thống nhân vật: truyện ngắn sau 1975 đã xây dựng được một hệ thống quan niệm T 3 5 mới mẻ về con người: con người tự nhiên, con người tâm linh, con người tự nhận thức và nêu ra ba dạng nhân vật phổ biến: nhân vật lưỡng diện, nhân vật ảo, nhân vật dị dạng ứng với các thủ pháp đặc thù: biện pháp lưỡng hoá, thủ pháp huyền ảo và thủ pháp grotesque. Thời gian - không gian của truyện ngắn sau 75: các tác giả truyện ngắn không lấy T 3 5 chiều vận động của thời gian làm chiều vận động cốt truyện. Sự phát triển của truyện là theo dòng chảy tâm trạng chứ không theo thời gian thông thường; quy tắc momemt, lát cắt T6 3 5 không còn là tiêu chí quan trọng quy định nghệ thuật truyện ngắn; truyện ngắn đã tìm cách T6 3 5 vượt thoát, phá vờ và phân bố lại thời gian, tạo thành một lối kết cấu riêng . - Ngôn ngữ truyện ngắn có những đặc điểm: T 3 5 + Ngôn ngữ nhân vật: ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn hiện nay là ngôn ngữ cá T 3 5 thể hóa sâu sắc, là ngôn ngữ đời thường và mang tính suồng sã. Độc thoại nội tâm được thể hiện bằng nhiều hình thức phong phú, dòng ý thức là trường hợp đặc biệt của độc thoại nội tâm. + Ngôn ngữ người kể chuyện: trong truyện ngắn hiện nay giọng điệu, ngôn ngữ người T 3 5 kể chuyện phong phú hơn, hòa vào ngôn ngữ nhân vật, các nhà văn rất quan tâm đến việc thể hiện giọng điệu cái tôi của mình . Sự chuyển biến trong cách cảm nhận và thể hiện về hiện thực - con người đòi hỏi phải T 3 5 có hình thức biểu đạt phù hợp. Công trình nghiên cứu của Lê Thị Hường đã đi sâu làm rõ những đặc điểm trong cách thức thể hiện của truyện ngắn 1975-1995. 2.2 Một số đóng góp của những cây viết truyện ngắn trong bước ngoặt chuyển đổi cám TU 2 5 2 T5 0 4 U hứng nghệ thuật. U Đọc Truyện ngắn hay và đoạt giải ( 1957-1997 ), Bùi Việt Thắng nêu cảm nhận : " T 3 5 T6 3 5 T6 3 5 cầm bộ sách đẹp và dày dặn trong tay chúng ta hình dung như được chứng kiến một cuộc T6 3 5 duyệt binh của nhiều thế hệ nhà văn , một cuộc diễu hành của nhiều thế hệ người cầm bút ... Một dòng chảy liên tục của truyện ngắn..." [A.26, tr.226,227] T6 3 5 Trong bài viết "Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975" , Bích Thu miêu tả sự T 3 5 T6 3 5 T6 3 5 tiếp nối của nhiều thế hệ trong đội ngữ những người viết truyện ngắn: "...Truyện ngắn đã và đang là trung tâm thu hút sức sáng tạo của các thế hệ cầm bút, T 6 là thể loại sở trường của nhiều nhà văn , người đến trước, kẻ đến sau tập hợp thành một lực lượng hùng hậu. Đó là những cây bút lão thành Tô Hoài, Bùi Hiển , Trần Kim Trắc ... vẫn dẻo dai sức viết, thâm trầm mà hóm hỉnh trong các tác phẩm . Là Vũ Tú Nam , Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng ... với cái nhìn từng trải vẫn đều đặn ra sách . Là Nguyễn Minh Châu , Xuân Thiều, Nguyễn Kiên, Ma Văn Kháng, Lê Văn Thảo, Trang Thế Hy, Nguyễn Quang Thân , vẫn không ngừng bộc lộ năng lực phát hiện mới trong quá trình sáng tạo. Rồi tiếp đó là các cây bút gây ấn tượng với người đọc như: Lê Minh Khuê, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Hoa, Dạ Ngân, Bảo Ninh, Chu Lai. Là sự xuất hiện của lớp trẻ dồi dào bút lực”.Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Y Ban, Nguyễn Thị Ẩm, Trần Thị Trường, Ngô Tự Lập, Từ Nguyên Tĩnh ... Đội ngũ tác giả, sự tiếp nối các thế hệ cầm bút này đã góp phần không nhỏ trong việc kế thừa và cách tân thể loại, làm cho truyện ngắn ngày càng mới mẻ và phong phú hơn.Truyện ngắn của họ thật sự đã phát huy được ưu thế vốn có của thể loại. "[A.74.3] T 3 5 Cảm nhận về nét riêng của truyện ngắn hôm nay, Phạm Xuân Nguyên nêu nhận xét: " ...Một nét đặc biệt của mùa truyện ngắn hôm nay là sự xuất hiện đông đảo tự tin của đội T6 3 5 T6 1 4 T6 1 4 T 6 ngũ viết trẻ và nhất là các cây bút nữ ... số lượng nhiều các tác giả nữ, lại tỏ ra khá chắc T 6 T 6 T 6 T 6 T 6 T6 3 5 T 3 5 T 6 tay trong cái dàn chung , đem đến cho văn học nói chung , truyện ngắn nói riêng một sinh khí mới cần thiết để thể hiện bề sâu của cuộc sống con người hôm nay ... Thử kể ra mấy tên tuổi gần đây: Nguyễn Thị Thu Huệ , Võ Thị Hảo , Nguyễn Thị Ấm , Hồ Thị Hải Âu, Phan Thị Vàng Anh , Phạm Sông Hồng ...Trên các trang viết của họ , nỗi buồn , nỗi đau nhân thế luôn được nhìn ở khía cạnh tinh tế rất "phụ nữ" , có lúc cũng hùng hổ gắt gao nhưng thường là đằm sâu. Đặc biệt họ thường dự cảm mong manh về hạnh phúc nên cảm xúc văn họ đưa lại cho người đọc là niềm tha thiết sống tha thiết yêu, dù quá khứ có nặng nề, dù R R hiện tại còn đau khổ vẫn mong mỏi cuộc sống ngày mai tốt đẹp hơn cho người và cho mình ... [ A58 ] Trong cuộc Hội thảo về tình hình văn xuôi hiện nay ( 1990 ), Cao Tiến Lê nêu ý kiến T 3 5 khẳng định sự đóng góp của lớp nhà văn trẻ trong bước chuyển mình của văn học: Lớp trẻ T6 3 5 có cái nhìn đúng với thế hệ mình, nhưng mới khá trong truyện ngắn , một số truyện ngắn của họ làm người đọc bất ngờ giật mình”[A.32.2] Nhiệt tình, tâm huyết của một số cây viết trẻ đã tạo ra sức bật trong sáng tác, theo Bùi T 3 5 Việt Thắng: " Thế hệ thứ tư còn rất trẻ , dĩ nhiên , nhưng nghiệp văn của họ lại có những T6 3 5 dấu hiệu đáng mừng: Trần Thanh Hà, Lưu Sơn Minh, Như Bình, Huỳnh Thạch Thảo ... Họ viết theo lối " phá cách", nghĩa là viết nhằm biểu đạt hết ý tưởng, họ vắt cạn kiệt mình trên từng trang viết (kể cả đầu tay) để rồi sau đó như không còn gì và tiếp tục nuôi dưỡng tình cảm và vốn sống để tiếp tục viết" [A.26, tr232]. Ưu điểm trên của những cây viết trẻ lại tiềm ẩn những hạn chế, " nếu ai chịu theo dõi T 3 5 T6 3 5 sáng tác của họ sẽ thấy tình hình không mấy lạc quan: độ mấy năm, đọc lại họ đã thấy khó đọc lại. Điều này có thể cắt nghĩa - ở thế hệ này còn chưa đủ lắng đọng, chưa đủ bản lĩnh nghệ thuật ..."[ A26, tr.214]. Tích lũy vốn sống, thẩm định, trải nghiệm để tạo thêm bề dầy, T6 3 5 độ chín trong sáng tạo nghệ thuật, quá trình này cần có thời gian và sự nỗ lực, tu dưỡng không ngừng trong mỗi cá nhân. Song, một số cây viết trẻ ( có cả một vài nhà văn không còn trẻ ) dường như quá nôn nóng, đã cho ra những tác phẩm nhạt nhòa, hoặc ở một số tác phẩm "người viết chưa đủ từng trải và tri thức về cái hiện thực cực kỹ phức tạp này, mà vì T6 3 5 những lý do khác nhau , đã vội nói những điều quả quyết về nó . Chẳng hạn như khi nói về cải cách ruộng đất, hay về sự tha hóa trong xã hội ... Cũng có khi đây đó còn lẫn những cay cú hằn học riêng chưa giải tỏa được ... do đó những sự thật được phát hiện dễ trở thành vụn vặt hay phiến diện..." ( Nguyên Ngọc [A.8, tr. 110] ). Hạn chế này ở một số cây T6 3 5 viết đã được nhiều nhà nghiên cứu phê bình đề cập đến. Qua những bài đánh giá phê bình, một vài cây viết truyện ngắn đã thu hút được sự chú T 3 5 ý của nhiều nhà nghiên cứu, gây niềm quan tâm trong giới sáng tác và tạo ra nhiều luồng tiếp nhận nơi bạn đọc. Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài... là những tác giả có nhiều truyện ngắn gây sóng gió trong dư luận. Trong Đọc Phạm Thị Hoài , Đỗ Đức Hiểu nêu nhận xét: " Văn bản của nhà văn nữ T 3 5 T3 2 5 T3 2 5 T6 3 5 phát trên nhiều kênh ; nó hấp dẫn một số người đọc vì tiếng nói nhiều giọng của nó. Không phải thông tin một chiều hoặc thông tin đường thẳng . Suy nghĩ của nhà văn thoát ra ngoài những "băng từ" muốn quấn chặt lấy nó , áp đảo nó . Nó tự do bay bổng ,'nó dằn vặt, nó đánh nhau , vật lộn với ngôn từ. Truyện của Phạm Thị Hoài, về một phương diện ( phương diện rất quan trọng ) là cuộc đánh vật của nhà văn với ngôn ngữ" [A.48.2]... T6 3 5 Tiếng nói nhiều giọng tạo nên sự hấp dẫn trong văn bản Phạm Thị Hoài , song chính T 3 5 xuất phát từ đây , truyện ngắn của nhà văn nữ này tạo ra nhiều luồng tiếp nhận khác nhau, nhiều ý kiến đánh giá khác nhau : " Người đọc Phạm Thị Hoài có thể ngạc nhiên : lại một T6 3 5 nhà văn đi chệch quỹ đạo của truyện truyền thống Việt Nam trong gần nửa thế kỷ nay ! Lại một nhà văn tiếp tục cuộc hành trình vô cùng tận của loài người đi tìm cái đẹp ! Lại một nhà văn “ tổn thờ” ngôn ngữ văn chương ! Người đọc có thể đặt nhiều câu hỏi . Nhà xã hội học : đâu là ý nghĩa giai cấp - chính trị của tác phẩm ? Nhà triết học : có phải chủ nghĩa hoài nghi ? Tác giả là một học trò của Frớt ra đời muộn màng ở Việt Nam cuối thế kỷ XX này ? ... Tác phẩm dành riêng cho những người được lựa chọn ?... "[A.48.2] . Truyện Phạm Thị Hoài không dành riêng cho những người được lựa chọn, song đúng T 3 5 là cần phải dò đúng "kênh" mới giải mã được văn bản Phạm Thị Hoài. Có một thời nhiều ý 3 T5 2 4 3 T5 2 4 T6 3 5 T6 3 5 T3 2 5 T3 2 5 kiến ồn ã xung quanh một số truyện ngắn của nhà văn nữ , ý kiến phản đối nêu: truyện lai căng, quá dung tục, nhiều yếu tố sex; ý kiến đồng tình nói: dưới lớp ngữ nghĩa bề mặt, đằng sau những chi tiết sex là thông điệp nhân bản của nhà văn ... Qua những ý kiến trao đổi, luận bàn, một điều ghi nhận: truyện ngắn Phạm Thị Hoài đã tạo được dư âm, gợi nhiều suy ngẫm cho người tiếp nhận. Về Nguyễn Huy Thiệp - Lời mở đầu cuốn sách: "Nguyễn Huy Thiệp - tác phẩm và TU 3 5 3 T5 0 4 U U 3 T5 0 4 T6 3 5 dư luận'" [A.89] có nhận định : "...Trong sinh hoạt văn học gần đây, chưa từng có một hiện T6 3 5 T6 3 5 T6 2 5 T6 2 5 tượng như Nguyễn Huy Thiệp . Xuất hiện trên văn đàn mới có vài ba năm , Nguyễn Huy Thiệp sớm được sự chú ý của đông đảo bạn đọc . Đặc biệt sau Tướng về hưu, hầu như mỗi T6 2 5 T3 2 5 T6 3 5 truyện mới của anh lại gây bàn tán, tranh luận khắp nơi từ Nam chí Bắc ... Với Những ngọn gió Hua Tát, Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần , Muối của T 3 5 T3 2 5 rừng... và nhất là Tướng về hưu , Nguyễn Huy Thiệp được bạn đọc hồ hởi đón nhận ; đến T3 2 5 T3 2 5 T3 2 5 Những người thợ xẻ , Không có vua ... dư luận không chỉ thuần nhất đồng tình ; đặc biệt T3 2 5 T3 2 5 khi Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết xuất hiện , tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp T3 2 5 T3 2 5 phân rõ thành hai cực đối lập " Có những người ca ngợi hết lời, có những người chê bai và T6 3 5 lên án, thậm chí có người còn đòi khởi tố, đòi bỏ tù Nguyễn Huy Thiệp ..."[A.89, tr.5] Ở một số truyện, hiện thực Nguyễn Huy Thiệp trình bày có quá nhiều những điều T 3 5 T3 1 5 T3 1 5 T3 1 5 T3 1 5 nhếch nhác", điều xấu , cái ác lộng hành trơ tráo ... ý kiến phản đối băn khoăn về "cái tâm" của người viết. Ý kiến đồng tình lý giải: " Ngòi bút trào phúng của Nguyễn Huy Thiệp vừa T6 3 5 tàn nhẫn, vừa xót xa. Tàn nhẫn có nghĩa là không được thương con người, đấy là mệnh lệnh của lương tâm và tác giả đã đi đến cùng, phơi bày sự đốn mạt của con người. Nhưng cuối cùng thì vẫn xót xa, không thể không thương con người. Ngay ở nhưng nhân vật đốn mạt nhất, Nguyễn Huy Thiệp không tuyệt vọng ở họ ... [A.89, tr.107] T6 3 4 T6 3 4 Một số truyện đề cập đến những nhân vật lịch sử - những thần tượng -Nguyễn Huy T 3 5 Thiệp có những chi tiết " lạ ", ý kiến phản đối cho rằng nhà văn đã xuyên tạc lịch sử, báng bổ thần tượng; ý kiến bênh vực lưu ý sự khác biệt giữa văn và sử, cách cảm khác nhau giữa lối đọc thánh thư với người đọc thiên về trí tuệ" (Đặng Anh Đào [A.89, tr. 203]) T6 3 5 T6 3 5 T6 3 5 " Có lẽ hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp sẽ còn tiếp tục gây tranh luận, ý kiến khen chê T 6 chưa dễ gì thống nhất. Chúng ta quý trọng Nguyễn Huy Thiệp ở thái độ dũng cảm, ở tinh thần cần mẫn nghiêm túc trong sáng tác và những nét rất "riêng", rất "thật", rất "đời" của anh. Đây là một hiện tượng rất đáng mừng hơn đáng lo..."( Nhà xuất bản trẻ, Tạp chí Sông Hương [ A. 89, tr.5,6]) Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu . TU 0 4 U Những truyện ngắn viết sau 75 ( nhất là từ những năm 80 ) của Nguyễn Minh Châu đã T 3 5 thu hút sự chú ý của dư luận. Những lý giải nhận xét chia thành nhiều luồng: có nhiều ý kiến còn " băn khoăn", có những phân tích để đi tới khẳng định , có những nhận định đánh giá cao . Những ý kiến " băn khoăn" về truyện ngắn Nguyễn Minh Châu nhận xét: Tư tưởng T 3 5 còn ngập ngừng không rõ , còn "mung lung", niềm tin phần nào "bị hụt hẫng" ( Bùi Hiển T6 3 5 T6 3 5 T6 3 5 T6 3 5 [A.13a,tr.l74] ); tác giả "đang bối rối trước hiện thực xã hội, rất khó nắm bắt điều ông T6 3 5 muốn nói" (Xuân Thiều [A.13a,tr.180]); "chủ đích còn mờ mờ nhân ảnh'' ( Lê Thành T6 3 5 T6 3 5 T6 3 5 Nghị[A.13a, tr.187] ); nhân vật lão Khúng "khá cản ngại cho lối sống tập thể, nhưng lại T6 3 5 gây được ấn tượng mạnh" (Triều Dương [A.13a,tr 181]). T6 3 5 Những phân tích để đi đến khẳng định: " Có những cái bình thường nhưng dưới ngòi T 3 5 T6 3 5 bút của ông đều có tầm triết lý" , “Quỳ rất đời”, là con người ngày hôm nay" ( Tô Hoài T6 3 5 [A.13a,tr.l86]); Truyện Nguyễn Minh Châu không dể hiểu" nhưng là " đang đi tìm, đã đi T6 3 5 T6 3 5 T6 3 5 T6 3 5 sâu vào các tầng tâm ( Phong Lê[A.13a,tr183]); "Nhà văn đang tạo ra thế giới nghệ thuật T6 3 5 riêng, có được cái đa giọng điệu, nhiều lớp nhiều tầng rất quý" ( Nguyễn Kiên T6 3 5 [A.13a,trl85] ), ngày càng hiện đại đi sâu vào tâm lý tiềm thức" (Phan Cự Đệ T6 3 5 T6 3 5 [A.13a,tr.175]) Ý kiến đánh giá cao những tìm tòi nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu T 3 5 khẳng định: "... Phiên chợ Giát là một tuyệt tác của văn học thời hiện đại và Nguyễn Minh T6 3 5 Châu được coi như "một tấm gương sáng... thuộc số nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay" ( Nguyên Ngọc [A.55.2]) ; "... Đọc Nguyễn Minh Châu T6 3 5 T6 3 5 càng thấy tin vào khả năng của văn xuôi hiện đại..." ( Huỳnh Như Phương [A.67.3]); "... T6 3 5 Chúng ta trân trọng di sản văn học của anh , đặc biệt đánh giá cao phần đóng góp của anh T6 3 5 vào bước ngoặt quyết định của văn học thời kỳ đổi mới..." (Nguyễn Văn Hạnh [A.45.3]). T6 3 5 Sự biện giải tranh luận tương tự như đối với Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, T 3 5 T3 1 5 T3 1 5 Phạm Thị Hoài còn hướng vào sáng tác của một số cây viết: Dương Thu Hương, Tạ Duy T3 1 5 T3 1 5 T3 1 5 T3 1 5 Anh, Lại Văn Long ... có ý kiến chưa đồng tình, có ý kiến còn băn khoăn, song phần đông T3 1 5 T6 1 5 T 6 T 3 5 đã ghi nhận những đóng góp tích cực của họ trong quá trình đổi mới văn học. Nhìn chung lại, qua các công trình, bài viết của các nhà nghiên cứu phê bình, quá T 3 5 trình đổi mới văn học đã được tiếp cận từ nhiều góc độ, bình diện. Thể loại truyện ngắn đã đáp ứng kịp thời tạo nên sự sôi động trong bước ngoặt chuyển đổi cảm hứng nghệ thuật. Các bài viết của các nhà nghiên cứu phê bình tập trung vào những vấn đề bức xúc: cách cảm nhận và phản ánh hiện thực, sự chuyển biến trong quan niệm về con người, một số cách tân trong nghệ thuật thể hiện; tranh luận biện giải xung quanh sáng tác của một số cây viết đã tạo ra nhiều luồng tiếp nhận khác nhau ... Có những ý kiến tương đồng , có những nhận định khác biệt, đôi khi có những đánh giá tương phản, đối lập. Để có được những nhận định xác đáng về thể loại truyện ngắn nói riêng và văn học hôm nay nói chung, chúng ta cần sự thẩm định của thời gian. Song, cũng rất cần có ngay những công trình nghiên cứu, khảo sát cụ thể, có hệ thống những sáng tác tiêu biểu để tổng kết những đặc điểm cơ bản, sự đóng góp của từng thể loại vào tiến trình đổi mới văn học. 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 3.1-Vấn đề nghiên cứu: Trong luận án, chúng tôi hướng đến tìm nhận những đặc điểm TU 3 5 U nổi bật làm nên diện mạo dáng hình truyện ngắn hai thập niên sau chiến tranh; cố gắng mô tả những nét phác thảo chân dung con người trong dạng thái đa diện nhiều chiều của cuộc sống đời thường hôm nay. Dựa vào những đặc điểm thể loại, chúng tôi khảo sát tìm ra những yếu tố truyền thống T 3 5 - cách tân trong cách thể hiện của truyện ngắn hai thập niên sau chiến tranh. Cố gắng chỉ ra những đặc điểm, những ưu thế riêng biệt khiến thể loại truyện ngắn giữ được vai trò tiên phong trong quá trình chuyển đổi quan niệm nghệ thuật về con người và tạo dựng một khuôn mặt mới cho văn học. Truyện ngắn hai thập niên sau chiến tranh có những biến thể: truyện ngắn 100 chữ, T 3 5 truyện cực ngắn ... Chúng tôi chưa có điều kiện để khảo sát, tìm hiểu những nét đặc trưng của những biến thể này. Chỉ xin giới hạn được tìm hiểu đặc trưng của thể loại truyện ngắn 3 T5 0 4 3 T5 0 4 lưu giữ những yếu tố hạt nhân theo quan niệm truyền thống. 3.2-Về tư liệu: Chúng tôi lựa chọn khoảng 50 tác giả với hơn 100 truyện ngắn để khảo TU 3 5 U sát, minh chứng cho những nhận xét, đánh giá, kết luận . Mạch liên kết, xâu chuỗi các truyện ngắn được lựa chọn khảo sát là giá trị nhân bản T 3 5 3 T5 0 4 3 T5 0 4 và ý tưởng nhân văn. Những tác giả và những truyện ngắn được lựa chọn là những cây bút gây nhiều sự chú ý nơi độc giả - những truyện ngắn đoạt giải trong các đợt thi truyện ngắn 3 T5 0 4 3 T5 0 4 trên Tuần báo Văn nghệ , Văn nghệ Quân đội và những truyện ngắn thể hiện rõ một phong T6 3 5 T6 3 5 cách, một giọng điệu nghệ thuật theo nhận định của chúng tôi. 4. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ yêu cầu của đối tượng nghiên cứu và mục đích cần hướng đến của luận T 3 5 án, chúng tôi đã vận dụng một số phương pháp nghiên cứu: Phương pháp lịch sử - so sánh: được sử dụng để làm rõ : sự tác động của hoàn cảnh T 0 4 3 T5 0 4 3 T5 0 4 3 T5 0 4 lịch sử xã hội đến đời sống văn học ; sự chuyển biến đổi mới của văn học gắn với quá trình vận động đổi mới đang diễn ra đều khắp trên toàn xã hội; cảm hứng nghệ thuật trong truyện 3 T5 0 4 3 T5 0 4 ngắn sau 1975 có sự khác biệt so với giai đoạn 1945-1975 song lại có một số điểm tương 3 T5 0 4 3 T5 0 4 đồng với giai đoạn 1930-1945. Trên quan điểm lịch sử cụ thể, luận án xem xét sự vận động, phát triển của quan niệm nghệ thuật về con người - yếu tố then chốt tạo nên sự đổi mới trong văn học. Phương pháp loại hình - hệ thống: Để tìm hiểu, thẩm định số lượng không nhỏ T 0 4 3 T5 0 4 truyện ngắn xuất bản trong hai thập niên, chúng tôi sử dụng phương pháp loại hình để lựa chọn khảo sát, định ra nét bản chất nhất của những mảng đề tài, những nhóm tác phẩm. Phương pháp hệ thống được sử dụng như một phương pháp công cụ hỗ trợ đắc lực cho phương pháp loại hình . Trong quá trình nghiên cứu thao tác phân tích được vận đụng 3 T5 0 4 3 T5 0 4 thường xuyên để khảo sát tác phẩm theo hướng chiều sâu. 3 T5 0 4 3 T5 0 4 Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có ý thức vận dụng những hiểu biết về thi pháp T 3 5 3 T5 0 4 học hiện đại kết hợp với cảm thụ truyền thông để khảo sát và nhận định tác phẩm theo quan 3 T5 0 4 niệm của mình. Thẩm định quan niệm đã cảm nhận qua tham khảo những nhận xét, nghiên cứu của những người đi trước để có một cái nhìn thấu đáo hơn. Như vậy, ngoài những khảo sát có tính chất cảm thụ truyền thống nhằm khám phá ra mạch cảm hứng của tác phẩm, chúng tôi nghiên cứu những liên kết nội tại của tác phẩm, những motiv, những kiểu nhân vật, những thủ pháp, phương thức nghệ thuật mà tác giả sử dụng để tạo nên tác phẩm nhằm chuyển tải cách cảm nhận hiện thực và gửi gắm quan niệm nghệ thuật về con người. Mỗi tác phẩm là một thông điệp của nhà văn gửi đến xã hội loài người, chúng tôi sẽ cố gắng cảm nhận, trình bày những thông điệp đó theo ý nghĩa bản thân nó.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất