Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị một số bệnh trên đàn lợn con theo mẹ ...

Tài liệu Công tác phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị một số bệnh trên đàn lợn con theo mẹ nuôi tại trang trại ông Hùng, huyện Cẩm Khê - tỉnh Phú Thọ.

.PDF
48
408
100

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MA THANH CƢỜNG Tên đề tài: "CÔNG TÁC PHÕNG BỆNH, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH TRÊN ĐÀN LỢN CON THEO MẸ NUÔI TẠI TRANG TRẠI ÔNG HÙNG, HUYỆN CẨM KHÊ - TỈNH PHÖ THỌ” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y Khoa : Chăn nuôi thú y Khóa học : 2013 – 2017 Thái Nguyên, năm 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MA THANH CƢỜNG Tên đề tài: "CÔNG TÁC PHÕNG BỆNH, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH TRÊN ĐÀN LỢN CON THEO MẸ NUÔI TẠI TRANG TRẠI ÔNG HÙNG, HUYỆN CẨM KHÊ - TỈNH PHÖ THỌ” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y Lớp : K45 – CNTY – N02 Khoa : Chăn nuôi thú y Khóa học : 2013 – 2017 Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Lê Minh Thái Nguyên, năm 2017 i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho em những kiến thức và những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu trên giảng đường. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Lê Minh người đã dành nhiều thời gian, tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin cảm ơn các thầy cô khoa Chăn nuôi Thú y đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin cảm ơn chú Hùng – chủ trang trại, cùng toàn thể các các anh chị là kỹ sư, công nhân trong trại đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong thời gian thực tập, cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết để hoàn thiện đề tài này. Em xin cảm ơn tập thể lớp CNTY – K45 – N02, gia đình và bạn bè luôn giúp đỡ, chia sẻ, động viên và khích lệ em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Trong thời gian thực tập vì chưa có kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa vào kiến thức đã học nên khóa luận không tránh khỏi sai sót. Kính mong nhận được sự nhận xét, góp ý của thầy cô để hoàn thiện kiến thức cho công việc sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm Sinh viên Ma Thanh Cƣờng ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Lịch tiêm phòng bệnh cho lợn con ................................................. 21 Bảng 4.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh cho lợn con theo mẹ . 28 Bảng 4.2. Kết quả áp dụng quy trình phòng bệnh cho .................................... 30 lợn con ............................................................................................................. 30 Bảng 4.3. Kết quả chẩn đoán lâm sàng và phát hiện một số bệnh thường gặp ở lợn con theo mẹ (n= 346) ........................................................................ 31 Bảng 4.4. Hiệu quả điều trị một số bệnh ở lợn con theo mẹ ........................... 34 iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii Phần 1. MỞ ĐẦU............................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài .................................................................. 1 Phần 2.TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .......................................................... 2 2.1. Điều kiện cở sở tại trại lợn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ ....................... 2 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập ............................ 2 2.1.2. Đối tượng và các kết quả sảm xuất của Trại trong 3 năm ...................... 5 2.2. Cơ sở khoa học và những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung của đề tài ............................................................................. 5 2.2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 5 2.2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước ................................... 16 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .. 20 3.1. Đối tượng ................................................................................................. 20 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 20 3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 20 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện .................................................... 20 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 20 3.4.2. Phương pháp theo dõi, thu thập thông tin ............................................. 20 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 25 3.4.4. Các phương pháp tính toán ................................................................... 25 Phần 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC .................................................................. 26 4.1. Kết quả công tác vệ sinh phòng bệnh cho đàn lợn con theo mẹ .............. 26 4.2. Kết quả áp dụng quy trình phòng bệnh cho lợn con ................................ 30 iv 4.3. Chẩn đoán lâm sàng và phát hiện một số bệnh thường gặp ở lợn con theo mẹ .................................................................................................................... 31 4.4. Hiệu quả điều trị một số bệnh ở lợn con theo mẹ .................................... 34 4.5. Đề xuất các biện pháp phòng bệnh an toàn cho lợn con theo mẹ ............ 35 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 38 5.1. Kết luận .................................................................................................... 38 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 40 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nước ta là một nước có nền nông nghiệp lâu đời. Trong những năm gần đây, việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã kéo theo sự phát triển của một số ngành trong đó có ngành chăn nuôi. Lợn là vật nuôi phổ biến với người nông dân Việt Nam. Quá trình hội nhập kéo theo chuyển đổi chăn nuôi từ quy mô nông hộ, nhỏ lẻ sang quy mô trang trại, tập trung. Tuy nhiên, các trang trại ở Việt Nam quy mô nhỏ, những tiêu chuẩn kỹ thuật về chuồng trại thiếu đồng bộ, gây khó khăn cho việc vệ sinh, sát trùng. Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp vệ sinh trong phòng trị bệnh không phù hợp cho việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong quản lý chăm sóc theo đàn. Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu con giống cho chăn nuôi thì việc nuôi lợn nái sinh sản là cần thiết. Tuy nhiên, những khó khăn gặp phải rất nhiều do công tác quản lý, vệ sinh thú y phòng bệnh, tình hình bệnh dịch phát sinh, ô nhiễm môi trường,... gây ảnh hưởng lớn đến đàn lợn nhất là lợn con. Nhằm hạn chế những thiệt hại đối với đàn lợn con, em tiến hành thực hiện đề tài: “Công tác phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị một số bệnh trên đàn lợn con theo mẹ nuôi tại trang trại ông Hùng, huyện Cẩm Khê - tỉnh Phú Thọ”. 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài - Đánh giá công tác phòng bệnh cho đàn lợn con tại trại ông Hùng, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. - Chẩn đoán, phát hiện một số bệnh trên lợn con tại trại và sử dụng một số phác đồ điều trị bệnh. - Đề xuất các giải pháp phòng và điều trị một số bệnh cho lợn con. 2 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện cở sở tại trại lợn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập * Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý Trang trại chăn nuôi lợn nái của ông Hùng nằm tại địa bàn khu 7, xã Hương Lung, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Trại gần trục đường chính thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển thức ăn và buôn bán hàng hóa. Ngành nghề chính người dân xã Hương Lung chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước và hoa màu. Ngoài ra còn có chăn nuôi nhỏ lẻ, sảm xuất và buôn bán sản phẩm từ chăn nuôi như thịt chua, nem chua,... - Đất đai Trang trại lợn của ông Phạm Đức Hùng có tổng diện tích là: 5 ha. Trong đó có 2,5 ha cho chăn nuôi và còn lại là nuôi cá, trồng cây, khu nhà điều hành, nhà ở cho công nhân và kỹ sư. Trại lợn được xây dựng trên địa hình bằng phẳng, có tường bao quanh. Bên trong và bên ngoài tường được tận dụng trồng cây si, cây sấu nhằm tạo môi trường thoáng mát vào mùa hè và tránh gió lùa vào mùa đông. Trại xây khép kín vì vậy thức ăn phục phụ cho sinh hoạt đều do công nhân tự trồng lấy. Ngoài ra còn sử dụng cá nuôi trong áo, các sản phẩm thịt từ chăn nuôi lợn và hoa quả từ vườn cây. - Thời tiết và khí hậu Xã Hương Lung nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng vào mùa hè, lạnh vào mùa đông. Qua số liệu thống kê ngày 24/07/2016 (trạm khí tượng thủy văn Phú Thọ): Nhiệt độ trung bình là 23oC, thấp nhất là 15,3oC, cao nhất là 28,7oC. 3 Lượng mưa trung bình là 1.800 mm. Mưa nhiều vào tháng 6, tháng 7 làm vật nuôi dễ mắc bệnh. Độ ẩm bình quân là 85-87%. Với điều kiện khí hậu này rất thuật lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của gia súc, gia cầm. Nhưng bên cạnh đó là điều kiện tốt cho vi sinh vật gây bệnh lây lan dịch bệnh. * Điều kiện cơ sở vật chất Trại có nhà điều hành điều khiển mọi hoạt động sảm xuất, có các dãy nhà là nơi ở cho công nhân, kỹ sư. Ngoài ra còn có nhà bếp và các công trình phụ phục phụ sinh hoạt khác. Khu sảm xuất: trại có quy mô 1200 lợn nái. Chia làm 6 chuồng nuôi gồm: 1 chuồng bầu có 1056 ô, mỗi ô có kích thước 2,4m x 0,65m/ô; 3 chuồng đẻ, mỗi chồng chia làm 2 bên có tường ngăn cách ở giữa, mỗi bên có 52 ô chuồng, mỗi ô có kích thước 2,4m x 1,6m/ô và một khu chuồng cách ly, một chuồng đực. Ngoài ra còn nhà để phân, dãy nhà gồm: phòng ăn K, phòng sát trùng, nhà nghỉ trưa, kho thức ăn, kho thuốc và phòng vật tư. Chuồng nuôi được xây dựng khép kín: đầu chuồng có hệ thống giàn mát, cuối chuồng là hệ thống quạt thông gió (chuồng bầu có 12 quạt, chuồng đẻ có 8 quạt mỗi bên 4 quạt, chuồng đực 2 quạt và chuồng cách ly có 16 quạt mỗi ô chuồng có 4 quạt). Mỗi bên chuồng có lắp cửa kính cách nền 1,2 mét, rộng 1,5m2 . Trên trần chuồng có hệ thống ống nhựa phun sương được mở khi trời nóng. Trại được trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại theo tiêu chuẩn của công ty CP. Trại áp dụng quy trình kỹ thuật cao vào sảm xuất chăn nuôi từ khâu con giống đến khi xuất chuồng. Chuồng nuôi và thức ăn được chia làm nhiều loại phù hợp với từng giai đoạn phát triển và từng loài lợn. Lợn được cho ăn bằng hệ thống máng bán tự động và uống nước tự động. 4 Trại có phòng pha tinh được trang bị hiện đại gồm: nuồi hấp dụng cụ, kính hiểm vi, máy đo mật độ tinh trùng, máy nâng nhiệt độ, máy ép đóng tinh, máy chưng nước cất và các dụng cụ khác thực hiện việc khai thác, pha chế tinh. Nguồn nước sử dụng là nước giếng khoan. Nước uống cho lợn được cấp từ một bể chứa lớn xây trên đồi cao. Còn nước dùng cho việc vệ sinh, tắm, xịt gầm được bơm theo hệ thống ống nhựa, lấy từ bể chứa xây dựng bên ngoài chuồng nuôi. Trại có máy phát điện có công suất cao, sẵn sàng cung cấp điện ngay khi xảy ra sự cố mất điện. - Đội ngũ cán bộ Trại gồm 1 chủ trại, 1 quản lý, 2 kỹ sư đứng chuồng, 2 tổ trưởng và 22 công nhân lao động. Trại đã góp phần giải quyết việc làm cho người dân lao động xã Hương Lung và các vùng lân cận. Ngoài ra trại liên kết với khoa Chăn nuôi thú y của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tạo điều kiện cho sinh viên năm cuối thực tập tại cơ sở. Đây là lực lượng lao động tiên tiến góp phần thúc đẩy sự phát triển của trại. - Nguồn vốn của trại Trang trại là của tư nhân được thành lập từ năm 2009 có nguồn vốn xây dựng chủ yếu từ gia đình. Trang trại nuôi lợn nái sinh sản cho Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Việt Nam (một chi nhánh của tập đoàn CP Thái Lan). Trại hoạt động trên hình thức chủ trại xây dựng cơ sở vật chất, thuê công nhân lao động, còn công ty cung cấp giống, kỹ sư, thức ăn, thuốc thú y và các trang bị kỹ thuật phục phụ sảm xuất. 5 2.1.2. Đối tượng và các kết quả sảm xuất của Trại trong 3 năm * Đối tượng sảm xuất của trại - Trại chủ yếu chăn nuôi lợn nái hậu bị, lợn nái sinh sản, lợn đực giống và chăn nuôi lợn con. * Kết quả sản xuất của trại - Mỗi năm trại cung cấp hàng nghìn con lợn nái thương phẩm cho các trang trại khu vực phía Bắc và hộ chăn nuôi. Loại lợn Năm 2014 Lợn đực giống Năm 2015 Năm 2016 20 22 23 1239 1265 1226 176 174 172 Lợn con 18.302 19.045 18.967 Tổng 19.737 20.506 20.388 Lợn nái sinh sản Lợn hậu bị 2.2. Cơ sở khoa học và những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên quan đến nội dung của đề tài 2.2.1. Cơ sở khoa học 2.2.1.1. Đặc điểm sinh lý ở lợn con Khi lợn con sinh ra do việc thay đổi môi trường sống đột ngột, đồng thời cơ thể chưa hoàn thiện các cơ quan sinh lý, sinh hóa nhất là cơ quan tiêu hóa nên khả năng phòng vệ với tác động bên ngoài rất yếu. * Về sinh trưởng Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [14]: Lợn con ở giai đoạn này có khả năng sinh trưởng, phát dục rất nhanh. So với khối lượng lúc sinh thì khối lượng 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần, 21 ngày tuổi gấp 4 lần, 30 ngày tuổi gấp 56 lần, 60 ngày tuổi gấp 12-14 lần. 6 Tốc độ sinh trưởng của gia súc non rất cao, nên nếu sữa mẹ không đảm bảo chất lượng hoặc khẩu phần ăn thiếu đạm sẽ làm sinh trưởng chậm lại và tăng trọng theo khối lượng giảm xuống, làm giảm khả năng chống đỡ bệnh tật (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2003) [11]. Lợn con bú sữa sinh trưởng nhanh nhưng không đều, nhanh ở 21 ngày tuổi đầu, sau đó giảm dần. Nguyên nhân do sau 21 ngày chất lượng sữa mẹ giảm đần, mà nhu cầu lợn con tăng cao. Vì vậy việc lấy dinh dưỡng từ sữa mẹ không đủ dẫn đến sinh trưởng bị kìm hãm còn gọi là giai đoạn khủng hoảng. Để hạn chế điều đó thường cho lợn con tập ăn sớm lúc 3-4 ngày tuổi và cho ăn nhiều bữa mỗi ngày. * Về cơ quan tiêu hóa Phát triển nhanh về cấu tạo và hoàn thiện về chức năng. Dung tích dạ dày, ruột non, ruột già tăng dần. Dung tích lúc 10 ngày tuổi dạ dày tăng gấp 3 lần, ruột non tăng gấp 3 lần, ruột già tăng gấp 1,5 lần. Đến 60 ngày tuổi dung tích dạ dày tăng gấp 60 lần, ruột non tăng gấp 50 lần, ruột già tăng gấp 50 lần. Khi mới sinh ra trong dạ dày chưa có HCl do đó men pepsinogen chưa chuyển thành pepsin. Thiếu pepsin sữa bị ngưng tủa dưới dạng cazein không tiêu hóa được đẩy xuống ruột già, gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến lợn con bị bệnh phân trắng. * Về điều tiết thân nhiệt Lợn con dưới 3 tuần, cơ năng điều tiết nhiệt chưa hoàn chỉnh nên thân nhiệt lợn con chưa ổn định, nghĩa là sự sinh nhiệt và thải nhiệt chưa cân bằng (Frantisek, 1983) [23]. Lợn con sinh ra có lớp mỡ dưới da mỏng, lông thưa nên khả năng cung cấp nhiệt chống rét hạn chế, khả năng giữ nhiệt kém. Trung khu điều tiết thân nhiệt nằm ở vỏ não chưa hoàn thiện. 7 Diện tích bề mặt của cơ thể lợn so với khối lượng cơ thể chênh lệch tương đối cao nên lợn con bị mất nhiệt nhiều khi bị lạnh (Đào Trọng Đạt và cs, 1996) [7]. * Về khả năng miễn dịch Khi mới đẻ ra lợn con chưa có khả năng miễn dịch và tăng nhanh sau khi bú sữa đầu của lợn mẹ nên khả năng miễn dịch của lợn con phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được từ sữa đầu lợn mẹ. Theo Chu Đức Thắng và cs (2008) [20]: Nhất thiết phải cho lợn con bú sữa đầu để có sức đề kháng chống lại bệnh. Trong sữa đầu có hàm lượng Albumin và γ - globulin cao hơn sữa bình thường, đây là chất chủ yếu cho lợn con có sức đề kháng vì thế cần chú ý cho lợn con sơ sinh bú sữa trong 3 ngày đầu đảm bảo toàn bộ số con trong ổ được bú hết lượng sữa đầu của mẹ. Ngoài ra sắt có vai trò quan trong trong việc tạo máu. Việc thiếu sắt dẫn đến thiếu máu làm giảm sức đề kháng dẫn đến dễ mắc bệnh nên cần tiêm bổ sung sắc cho lợn con vào những ngày đầu khi sinh. 2.2.1.2. Quy trình vệ sinh thú y Vệ sinh có vai trò quan trọng với sự phát triển lợn con. * Khái niệm vệ sinh: Vệ sinh thú y là việc đáp ứng các yêu cầu nhằm bảo vệ sức khỏe động vật, sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái (theo Luật thú y, 2015) [16]. 2.2.1.3. Quy trình phòng bệnh cho lợn con Quy trình phòng bệnh là sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn, vi sinh vật đến vật nuôi. Theo Dr. Anan Lertwilai và cs (2016) [10]: Quy trình phòng bệnh nhằm ngăn chặn mầm bệnh từ bên ngoài và bên trong trại, người chăn nuôi cần kiểm soát được các yếu tố bên ngoài mang mầm bệnh vào như phương tiện 8 vận chuyển, dụng cụ và các yếu tố nảy sinh bệnh trong trại như vệ sinh sát trùng, xử lý nước thải và xác vật nuôi chết. Quy trình phòng bệnh cho vật nuôi gồm: - Phòng bệnh bên ngoài Công nhân, kỹ thuật trước khi vào trại làm việc phải tắm sát trùng và thay quần áo lao động của trại. Cấm công nhân ra ngoài khu chăn nuôi mà vẫn mặc quần áo lao động trong trại. Tất cả các loại xe khi vào trại phải được phun sát trùng 5 phút trước khi vào khu vực chăn nuôi. Sử dụng thuốc sát trùng omnicide pha 5ml/2 lít nước (1/400). Cấm các vật nuôi như chó, gà, vịt,... vào khu vực chăn nuôi. Nhân viên quản lý có trách nhiệm kiểm tra xe đảm bảo chúng sạch sẽ và vô trùng. Khi xuất lợn con phải vệ sinh sát trùng khu vực xuất lợn con. Nghiêm cấm đem thức ăn tươi sống như thịt lợn vào trại. Lợn đã được đưa lên xe không được chuyển trở lại trại. - Phòng bệnh bên trong trại Trong khu vực chuồng nuôi hạn chế đi lại giữa các chuồng. Hành lang các chuồng và bên ngoài lỗi đi phải được rắc vôi bột thường xuyên 2 lần/ngày. Định kỳ phun thuốc sát trùng bên trong và bên ngoài chuồng nuôi. Các dụng cụ chăn nuôi và vệ sinh chỉ được dùng riêng cho từng dãy chuồng nuôi. Hàng ngày phải vệ sinh, quét dọn các dãy chuồng, xung quanh khu vực chăn nuôi và lỗi đi. Trại thực hiện nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh. Quy trình phòng bệnh cho lợn con, lợn hậu bị, lợn nái sinh sản của trại được thực hiện như sau: 9 Loại lợn Lứa tuổi Phòng bệnh Thiếu sắt 2 - 3 ngày Tiêu Vắc xin/ thuốc/chế phẩm Fe + B12 Đƣờng đƣa Tiêm Liều lƣợng (ml/con) 1 1 Nova-amcoli Tiêm Diacoxin 5% Uống Dịch tả Coglapest Tiêm bắp Khô thai Parvo Tiêm bắp Dịch tả Coglapest Tiêm bắp Giả dại Begonia Tiêm bắp 28 tuần tuổi LMLM Aftopor Tiêm bắp 2 Lợn nái 10 tuần chửa Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2 sinh sản 12 tuần chửa LMLM Aftopor Tiêm bắp 2 chảy Lợn con 3 - 6 ngày 16- 18 ngày 25, 29 tuần tuổi Lợn hậu bị 26 tuần tuổi 27, 30 tuần tuổi Cầu trùng 1 0,5 5 2 2 Định kỳ hàng năm vào tháng 4, 8, 12 tiêm phòng bệnh tổng đàn vắc xin giả dại begonia tiêm bắp 2 ml/con. Đối với lợn đực: - Lợn đực hậu bị mới nhập về: 3 tuần tiêm phòng vắc xin dịch tả coglapest, 4 tuần tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng aftopor, vắc xin giả dại begonia. - Lợn đực đang khai thác tiêm phòng vào tháng 5, tháng 11 vắc xin dịch tả coglapest. Tháng 4, 8, 12 tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng aftopor, vắc xin giả dại begonia. 10 2.2.1.4. Các phương pháp chẩn đoán bệnh Chẩn đoán là phán đoán bệnh thông qua các triệu chứng. Theo Phạm Ngọc Thạch và cs (2009) [19]: Một chẩn đoán đầy đủ phải làm rõ các nội dung: - Vị trí có bệnh trong cơ thể - Tính chất bệnh - Hình thức và mức độ những rỗi loạn trên cơ thể - Nguyên nhân bệnh Để có thể điều trị có hiệu quả cao, đúng cách, dùng đúng thuốc thì ta cần kết hợp nhiều phương pháp chẩn đoán khác nhau. Bao gồm: - Căn cứ vào các phương pháp gồm: + Chẩn đoán trực tiếp: căn cứ vào triệu chứng chủ yếu đi đến kết luận chẩn đoán. + Chẩn đoán phân biệt: sau thu thập các triệu chứng có trên con vật bệnh, cần liên hệ đến những bệnh có cùng triệu chứng đó, loại những bệnh không phù hợp, bệnh cuối cùng có nhiều khả năng nhất chính là bệnh con vật mắc phải. + Chẩn đoán bệnh qua kết quả điều trị: khi chẩn đoán không đủ để kết luận chính xác bệnh thì cần phải có hướng nghi ngờ đó là bệnh gì, từ đó tiến hành điều trị. Nếu điều trị khỏi thì kết luận đúng bệnh đã nghi ngờ. - Căn cứ vào thời gian chẩn đoán: + Chẩn đoán sớm: là chẩn đoán được kết luận ngay từ thời kỳ đầu của quá trình bệnh. Chẩn đoán sớm rất có lợi cho điều trị và phòng bệnh. + Chẩn đoán muộn: là kết luận chẩn đoán vào thời kỳ cuối của bệnh, thậm chí gia súc chết, mổ khám mới có kết luận chẩn đoán. - Căn cứ vào mức độ chính xác: 11 + Chẩn đoán sơ bộ: là chẩn đoán chưa thật chính xác. Sau khám có kết luận chẩn đoán ngay làm cơ sở cho quá trình điều trị. Sau đó tiếp tục theo dõi để bổ xung cho kết luận chẩn đoán. + Chẩn đoán cuối cùng: là kết luận chẩn đoán sau khi đã khám kỹ và phát hiện thấy triệu chứng rất đặc trưng của bệnh, hoặc sau khi dùng thuốc thì điều trị khỏi. + Chẩn đoán nghi vấn: là trường hợp thường thấy trong chẩn đoán lâm sàng thú y khi có một triệu chứng không đặc trưng cho bệnh nào. Trường hợp này cần phải tiếp tục theo dõi và thông qua kết quả điều trị để kết luận chính xác hơn. 2.2.1.5. Triệu chứng một số bệnh và phác đồ điều trị bệnh cho lợn con Trong chăn nuôi việc phòng bệnh cho vật nuôi luôn là ưu tiên hàng đầu. Nhưng mầm bệnh trong môi trường chăn nuôi luôn luôn tồn tại. Vì vậy chúng ta chỉ có thể hạn chế được phần nào quá trình phát sinh bệnh. Dưới đây là một số bệnh hay gặp trên đàn lợn con từ khi sinh ra đến 21 ngày tuổi. * Bệnh phân trắng: - Nguyên nhân: Bệnh phân trắng ở lợn con là một hội chứng hoặc một trạng thái lâm sàng rất đa dạng. Bệnh do trực khuẩn E.coli thuộc họ Enterobacteriaceae, nhiều loại Samonella (S.choleraesuis, S.typhysuis…) và đóng vai trò phụ là: Proteus, Step-tococcus. Trong điều kiện bình thường vi khuẩn E.coli khu trú tự nhiên trong đường tiêu hoá của lợn, chủ yếu ở cuối ruột non và suốt ruột già. Vi khuẩn này sẵn sàng tấn công vào cơ thể lợn khi cơ thể lợn gặp những điều kiện bất lợi (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2003) [11]. Theo Đào Trọng Đạt và cs (1986) [6]: Bệnh lợn con ỉa phân trắng do trực khuẩn E.coli gây ra là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở dạng nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm độc đường ruột, viêm ruột ở lợn con, nhất là sau khi sinh, 12 thậm chí chỉ vài giờ. Có đến 48% trường hợp bị tiêu chảy ở lợn con là do E.coli gây ra. E.coli thường gây bệnh tiêu chảy cho lợn con theo mẹ, lợn cai sữa và viêm vú trên lợn nái (do độc tố E.coli). Theo Lê Văn Ta ̣o (2007) [18], vi khuẩ n E. coli gây bê ̣nh ở lơ ̣n là vi khuẩ n tồ n ta ̣i trong môi trường , đường tiêu hoá của vâ ̣t chủ . Khi môi trường quá ô nhiễm do vệ sinh chuồng trại kém , nước uố ng thức ăn bi ̣nhiễm vi khuẩ n, điề u kiê ̣n ngoa ̣i cảnh thay đổ i , lơ ̣n giảm sức đề kháng dễ bi ̣cảm nhiễm E. coli, bê ̣nh sẽ nổ ra. Theo Phan Địch Lân và cs (1997) [12], chuồng trại ẩm, lạnh tác động vào cơ thể lợn gây rối loạn thần kinh từ đó gây rối loạn tiêu hóa. Vì vậy mà khâu vệ sinh, chăm sóc có mô ̣t ynghĩa to lớn trong phòng bệnh . ́ - Triệu chứng và bệnh tích: Lợn con theo mẹ mắc bệnh thường nằm co rúm lại, run rẩy hoặc nằm một góc, da xung quanh đuôi và hậu môn dính phân, phân lỏng đến sệt thường màu kem. Ngoài ra phân lợn tiêu chảy cũng thấy màu vàng trắng, trắng xám, màu vàng xanh mùi hôi thối và tanh. Lợn mắc bệnh thường mất nước do tiêu chảy, sụt cân nhanh, mắt lõm vào, da khô. Lợn con còi, bú kém, đi lại không vững và nếu không điều trị kịp thời chết rất nhanh. Khi lợn chết dạng bơi chèo và sủi bọt mép. - Chẩn đoán: dựa vào triệu chứng lâm sàng và tiền sử bệnh trong trại. Trong trường hợp nhiễm độc tố đường ruột, xác lợn con chết bị mất nước. Mổ khám thấy ruột sung huyết, xuất huyết. Tiến hành phân lập vi khuẩn và nuôi cấy. - Phòng và điều trị: Phòng bằng thuốc uống: ampicilin + colistin 10%. Liều 1gam/1 lít nước. Sử dụng 3-5 ngày. 13 Điều trị: trại sử dụng 2 loại thuốc chính là nova – amcoli và nor 100 để trị bệnh. Tiêm nova – amcoli: 1ml/10kg TT. Tiêm bắp ngày/lần. Tiêm liên tục 35 ngày. Tiêm nor 100: 1ml/10kg TT. Tiêm bắp ngày/lần. Điều trị 3-5 ngày. * Bệnh viêm phổi do Mycoplasma hyopneumoniae. Bệnh viêm phổi hay bệnh suyễn lợn hay bệnh viêm phổi địa phương đều chỉ bệnh trên đường hô hấp hay gặp trên lợn nuôi tại trại tập trung. Bệnh gây giảm tăng trọng, lợn kém phát triển, dễ mắc các bệnh khác do sức đề kháng yếu, bệnh nặng lợn con có thể chết (theo Pham Đình Đỗ và cs, 1958) [8]. - Nguyên nhân: do Mycoplasma hyopneumoniae gây ra. Vi khẩn này cư trú ở hoạch amidal hoặc xâm nhập từ môi trường ngoài vào cơ thể yếu, chúng tăng cường độc lực chui vào phế quản, phế nang, ký sinh và gây bệnh ở đó. - Triệu chứng và bệnh tích: Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [9]: bệnh do M. hyopneumoniae thường xảy ra ở thể mãn tính với tỷ lệ ốm cao nhưng tỷ lệ chết không cao. Thời gian mắc bệnh từ 7-14 ngày. Lợn con sau khi sinh ra có thể mắc ngay. Lợn gầy còm, lông xù, chậm lớn. Lợn ho và thở khó thường thở thể bụng, có khi ngồi thở kiểu chó ngồi. Lợn bệnh bú kém, không tranh bú với con khác nên yếu, dễ mắc các bệnh kế phát như tiêu chảy, viêm khớp dẫn đến chết. Bệnh có tỷ lệ chết cao nếu không điều trị kịp thời. - Chẩn đoán: Dựa trên tiền sử bệnh trong trại, dấu hiệu lâm sàng và phương pháp phòng trị. Mổ khám thấy lợn có bệnh tích phổi gan hóa trên thùy phổi trước. 14 Một số phản ứng sử dụng như kết hợp bổ thể, ELISA, miễn dịch huỳnh quang. - Điều trị: Bệnh có thể sử dụng nhiều thuốc khác nhau để điều trị, trại thường sử dụng với phác đồ: Tylogeta: 1 ml/10 kg TT. Tiêm bắp ngày/lần. Hitamox LA: 1 ml/10 kg TT. Tiêm bắp ngày/lần. Nếu lợn ho nhiều, thở gấp sử dụng thêm bromhexin: 1ml/10kg TT. Điều trị 3-5 ngày. * Bệnh viêm bao khớp do Streptococcus (Streptococcosis). Triệu chứng đặc trưng viêm khớp trên lợn con theo mẹ và lợn cai sữa khi vệ sinh kém và nuôi trong chuồng cũ làm tổn thương da vùng khớp chân. - Nguyên nhân: do một loại vi khuẩn có tên Streptococcus suis gây ra. Vi khuẩn tồn tại rất lâu trên lợn nái ở hạch amidan và cơ quan hô hấp, ngoài ra còn trên da và âm đạo. Đây là nguồn lây bệnh quan trọng cho lợn con khi đang theo mẹ. Lợn con bị nhiễm bệnh khi cắt rốn, cắt đuôi, bấm nanh không tốt hoặc bị trầy xước đầu gối trong quá trình vận động. Vi khuẩn này tồn tại ở những cơ quan lây nhiễm và khi lợn con bị stress làm giảm sức đề kháng thì vi khuẩn này xâm nhập vào đường máu gây nhiễm trùng huyết, viêm khớp, viêm màng não. - Triệu chứng và bệnh tích: Lợn đi khập khiếng, run rẩy sau đó khớp chân sưng to lên và bị viêm. Vi khuẩn tấn công rất nhanh, lợn con thường biểu hiện nằm úp bụng, rụng lông. Lợn bị viêm kém ăn, hơi sốt chân có hiện tượng què, chỗ viêm sưng tẫy đỏ, khi sờ nắm có phản ứng đau. Khi lợn con bị nhiễm trùng nặng gây viêm màng não làm sưng mắt, run rẩy, bơi trèo và bị co giật. - Chẩn đoán:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan