Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyển dịch cơ cấu lao động ở thành phố hồ chí minh trong quá trình đô thị hóa ...

Tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động ở thành phố hồ chí minh trong quá trình đô thị hóa

.PDF
207
41
66

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH  PHẠM THỊ BẠCH TUYẾT CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở TP. HỒ CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ Thành phố Hồ Chí Minh - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH  PHẠM THỊ BẠCH TUYẾT CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở TP. HỒ CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 62 31 05 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Phạm Thị Xuân Thọ 2. PGS.TS Phạm Xuân Hậu Thành phố Hồ Chí Minh - 2016 i    LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả kí tên Phạm Thị Bạch Tuyết ii    MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ, hình Danh mục các bản đồ MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÀ ĐÔ THỊ HÓA ................................................................................ 17 1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................... 17 1.1.1. Một số khái niệm về lao động, CCLĐ và chuyển dịch cơ cấu lao động .. 17 1.1.2. Đô thị hóa và công nghiệp hóa ................................................................. 28 1.1.3. Các lý thuyết liên quan đến chuyển dịch CCLĐ và đô thị hóa ................. 31 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến CDCCLĐ trong quá trình đô thị hóa .......... 36 1.1.5. Các tiêu chí đánh giá chuyển CCLĐ trong quá trình đô thị hóa ............. 46 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 52 1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam trong quá trình đô thị hóa...... 52 1.2.2. Chuyển dịch CCLĐ ở một số thành phố trong quá trình đô thị hóa ....... 55 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................... 60 CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở TP. HỒ CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA .............................................................................................................. 62 2.1. Khái quát chung về thành phố Hồ Chí Minh ............................................. 62 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động ở thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa ..................................................... 63 2.2.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ .................................................................... 63 2.2.2. Nhân tố kinh tế - xã hội ............................................................................. 64 2.2.3. Nhân tố tự nhiên........................................................................................ 85 iii    2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động ở TP. Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa .............................................................................................. 88 2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế .................................... 88 2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ............................ 104 2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo lãnh thổ ............................................. 110 2.3.4. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kĩ thuật ............ 121 2.3.5. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo tuổi và giới tính ................................. 130 2.3.6. Đánh giá chung ......................................................................................... 132 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................... 139 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở TP. HCM TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN NĂM 2025 ...... 140 3.1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động TP. HCM đến năm 2025 ........ 140 3.1.1. Căn cứ xây dựng định hướng .................................................................... 140 3.1.2. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu lao động ở TP. HCM ............................. 144 3.1.3. Các định hướng cụ thể ở TP. HCM ......................................................... 145 3.2. Các giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động TP. HCM trong quá trình đô thị hóa đến năm 2025 ............................................................................... 156 3.2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ................. 156 3.2.2. Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động đạt hiệu quả ............................................... 158 3.2.3. Giải pháp đẩy nhanh quá trình đô thị hóa theo hướng chất lượng .......... 162 3.2.4. Giải pháp về thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, giải quyết việc làm cho lao động ............................................................................... 164 3.2.5. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn lao động và đào tạo nguồn lao động chất lượng cao .......................................................................... 167 3.2.6. Giải pháp về tăng cường hợp tác giữa TP. HCM với các địa phương trong và ngoài Vùng KTTĐPN ................................................................. 172 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................................... 177 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 178 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ................................................ 181 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 182 iv    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT   CCKT : Cơ cấu kinh tế CCLĐ : Cơ cấu lao động CDCCLĐ : Chuyển dịch cơ cấu lao động CDCCKT : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế CNTT : Công nghệ thông tin CMKT : Chuyên môn kĩ thuật CN – XD : Công nghiệp – xây dựng CNH : Công nghiệp hóa CSHTKT : Cơ sở hạ tầng kĩ thuật ĐTH : Đô thị hóa GDP : Tổng sản phẩm quốc dân GD-ĐT : Giáo dục - đào tạo GTVT : Giao thông vận tải HĐH : Hiện đại hóa KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất KV : Khu vực KHCN : Khoa học công nghệ KHKT : Khoa học kĩ thuật KT – XH : Kinh tế - xã hội LĐ : Lao động LLLĐ : Lực lượng lao động N – L – NN : Nông – lâm – ngư nghiệp NSLĐ : Năng suất lao động TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TTLL : Thông tin liên lạc VKTTĐPN : Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam XHCN Xã hội chủ nghĩa :   v    DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1.1: Nguồn lao động và dân số hoạt động kinh tế .............................................. 19 Bảng 1.2: Cơ cấu lực lượng lao động của nước ta theo trình độ chuyên môn kĩ thuật giai đoạn 1999 - 2013......................................................................... 54 Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP theo ngành kinh tế của TP. HCM và cả nước giai đoạn 1999 – 2013 ................................................................................. 65 Bảng 2.2: Cơ cấu tổng sản phẩm phân theo ngành kinh tế của TP. HCM giai đoạn 1999 - 2013......................................................................................... 66 Bảng 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp TP. HCM giai đoạn 1999-2013 ......... 67 Bảng 2.4: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông – lâm – ngư nghiệp của TP. HCM giai đoạn 1999 – 2013 ................................................................................. 68 Bảng 2.5: Một vài chỉ số về dân số TP. HCM giai đoạn 1999 – 2013 ........................ 70 Bảng 2.6: Dân số và cơ cấu dân số theo khu vực nội đô, vùng ven và ngoại thành của TP. HCM giai đoạn 1999 – 2013 ......................................................... 70 Bảng 2.7: Lao động và cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế của TP HCM giai đoạn 1999 – 2013 ........................................................................................ 89 Bảng 2.8: Lao động và cơ cấu lao động công nghiệp – xây dựng phân theo ngành kinh tế TP. HCM giai đoạn 1999 - 2013 ..................................................... 90 Bảng 2.9: Cơ cấu lao động một số ngành công nghiệp trong các doanh nghiệp của TP. HCM giai đoạn 1999 – 2013 ................................................................ 91 Bảng 2.10: Cơ cấu lao động phân theo các ngành dịch vụ của TP. HCM giai đoạn 2005– 2013 .................................................................................................. 93 Bảng 2.11: Lao động và cơ cấu lao động ngành nông – lâm – ngư nghiệp của TP. HCM giai đoạn 1999 – 2013 ....................................................................... 96 Bảng 2.12: Mối tương quan giữa chuyển dịch cơ cấu GTSXCN và CDCCLĐ một số ngành công nghiệp của TP. HCM giai đoạn 2000 – 2013 ..................... 99 Bảng 2.13: NSLĐ theo ngành kinh tế TP. HCM giai đoạn 1999 – 2013 .................... 100 Bảng 2.14: Số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và bình quân vốn/doanh nghiệp phân theo thành phần kinh tế của TP. HCM giai đoạn 1999 - 2013 ........... 105 vi    Bảng 2.15: Lao động và cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế của TPHCM giai đoạn 1999 – 2013 ................................................................................. 106 Bảng 2.16:Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động TP. HCM giai đoạn 1999 – 2013 ....................................................................... 107 Bảng 2.17: Năng suất lao động theo thành phần kinh tế của TP. HCM giai đoạn 1999 – 2013 ................................................................................................. 109 Bảng 2.18: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo khu vực nội đô, vùng ven và ngoại thành của TP. HCM giai đoạn 1999 – 2009................................................ 112 Bảng 2.19: Sự thay đổi tỉ trọng lao động theo 4 hướng phát triển không gian đô thị của TP. HCM giai đoạn 1999 – 2009 ......................................................... 115 Bảng 2.20: Cơ cấu lao động, chia theo tổ chức không gian đô thị TP. HCM ............. 119 Bảng 2.21: Chỉ số cơ cấu cung cầu lao động theo trình độ CMKT của TP. HCM giai đoạn 2010 – 2013 ........................................................................................ 123 Bảng 2.22: Trình độ CMKT của lao động TP. HCM phân theo nhóm ngành kinh tế năm 2009 ..................................................................................................... 124 Bảng 2.23: Trình độ lao động trong KCX - KCN giai đoạn 2005 – 2013 .................. 126 Bảng 2.24: Cơ cấu lao động theo trình độ CMKT phân theo thành thị và nông thôn của TP. HCM giai đoạn 1999 – 2013 ......................................................... 127 Bảng 2.25: Lao động và cơ cấu lao động chia theo nghề nghiệp của TP. HCM năm 2009 và 2013 ............................................................................................... 135 Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế TP. HCM đến năm 2025 ........................ 142 Bảng 3.2: Dân số TP. HCM năm 2013 và dự kiến phân bố dân số đến năm 2025 ..... 150 Bảng 3.3: Dự báo cơ cấu lao động theo ngành kinh tế TP. HCM đến năm 2025 ....... 155 vii    DANH MỤC BIỂU ĐỒ - HÌNH Hình 1.1. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo các khu vực kinh tế qua các giai đoạn đô thị hóa ............................................................................................ 33 Biểu đồ 1.1: Cơ cấu lực lượng lao động nước ta phân theo nhóm ngành kinh tế giai đoạn 1999 - 2013.................................................................................. 53 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của TP. HCM giai đoạn 1999 – 2013 ................................................................................................. 69 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu sử dụng đất của TP. HCM năm 1999 và 2013 ............................ 79 Biểu đồ 2.3: Chuyển dịch cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của TP. HCM giai đoạn 1999 - 2013 ................................................................................................. 97 Biểu đồ 2.4: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của TP. HCM giai đoạn 1999 – 2013 ........................................................................................ 97 Biểu đồ 2.5: Năng suất lao động và tốc độ tăng NSLĐ theo ngành kinh tế của TP. HCM giai đoạn 2000 – 2013 ....................................................................... 101 Biểu đồ 2.6: Chuyên môn hóa lao động phân theo ngành kinh tế của TP. HCM, Hà Nội và một số vùng kinh tế nước ta, năm 2013 .......................................... 103 Biểu đồ 2.7: Cơ cấu lao động chia theo ngành kinh tế phân theo thành thị và nông thôn của TP. HCM giai đoạn 1999 – 2013 ................................................. 110 Biểu đồ 2.8: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế phân theo thành thị và nông thôn của TP. HCM giai đoạn 1999 – 2013 ................................................. 111 Biểu đồ 2.9: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế khu vực nội đô, vùng ven và ngoại thành của TP. HCM năm 1999.......................................................... 117 Biểu đồ 2.10: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế khu vực nội đô, vùng ven và ngoại thành của TP. HCM năm 2009.......................................................... 117 Biểu đồ 2.11: Thương số vị trí lao động các vùng đô thị so với lao động toàn Thành phố, năm 2009.................................................................................. 119 Biểu đồ 2.12: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế khu vực nội đô, vùng ven và ngoại thành của TP. HCM năm 1999 ..................................................... 121 Biểu đồ 2.13: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế khu vực nội đô, vùng ven và ngoại thành của TP. HCM năm 2009 ..................................................... 121 viii    Biểu đồ 2.14: Trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động TP. HCM giai đoạn 1999 - 2013......................................................................................... 122 Biểu đồ 2.15: Cơ cấu lao động theo trình độ CMKT khu vực nội đô, vùng ven và ngoại thành của TP. HCM năm 1999.......................................................... 128 Biểu đồ 2.16: Cơ cấu lao động theo trình độ CMKT khu vực nội đô, vùng ven và ngoại thành của TP. HCM năm 2009.......................................................... 128 Biểu đồ 2.17: Cơ cấu tuổi của lực lượng lao động TP. HCM chia theo giới tính năm 1999 và 2013 ....................................................................................... 130 Biểu đồ 2.18: ĐTH và lao động của TP. HCM năm 1999 và 2013 ............................ 132 Biểu đồ 3.1: Cơ cấu ngành kinh tế TP. HCM năm 2013 và dự báo đến năm 2025 .... 147 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu sử dụng đất của TP. HCM năm 2013 và dự kiến 2020 .............. 151       ix    DANH MỤC BẢN ĐỒ Hình 2.1: Bản đồ hành chính TP. HCM năm 2013 ..................................................... 61 Hình 2.2: Bản đồ các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCLĐ TP. HCM ........... 86 Hình 2.3: Bản đồ lao động và cơ cấu lao động TP. HCM năm 1999 .......................... 137 Hình 2.4: Bản đồ lao động và cơ cấu lao động TP. HCM năm 2009 .......................... 138 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chuyển dịch cơ cấu lao động (CCLĐ) trong nền kinh tế nói chung cũng như trong từng nhóm ngành, trong các thành phần kinh tế và không gian lãnh thổ luôn là chủ đề được quan tâm nghiên cứu bởi các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách kinh tế - xã hội nói riêng, trong đó có các nhà địa lí học. Trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, chuyển dịch CCLĐ được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam nhằm phục vụ đắc lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT). Chuyển dịch CCLĐ vừa là kết quả, vừa là nhân tố thúc đẩy chuyển dịch CCKT, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và góp phần cân đối lại cung – cầu trên thị trường lao động. Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra cùng với quá trình CNH - HĐH đất nước. Đô thị hóa có tác động sâu sắc đến nhiều lĩnh vực đời sống của khu vực đô thị, làm mở rộng quy mô các đô thị, thay đổi cơ cấu đất đai trong đô thị, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch CCKT, đồng thời tác động đến số lượng và chất lượng lao động, làm dịch chuyển lao động giữa các ngành kinh tế, giữa các khu vực kinh tế trong đô thị. Đô thị hóa đã trở thành động lực cho phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở mỗi địa phương, mỗi vùng và cả nước. TP. HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại đặc biệt, có số dân đứng đầu 63 tỉnh, thành phố (năm 2013 là 7.939,8 nghìn người, chiếm 8,7% dân số cả nước), nguồn lao động dồi dào, trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là trên 4,0 triệu người (chiếm 7,7% lực lượng lao động cả nước). Thành phố đang diễn ra quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại (khu vực nông nghiệp chỉ chiếm 1,0% trong GDP), năng suất lao động, GDP/LĐ tăng nhanh, năm 2013 đạt 212,9 triệu đồng/người (gấp 3,1 lần mức trung bình của cả nước là 68,7 triệu đồng/người), tỉ lệ đô thị hóa cao thứ hai cả nước sau TP. Đà Nẵng (82,4% so với 32,4% của cả nước và 87,3% của TP. Đà Nẵng năm 2013). Quá trình đô thị hóa nhanh cùng với nền kinh tế phát triển mạnh, TP. HCM đã thu hút một lực lượng lao động rất lớn tập trung vào các ngành nghề khác nhau, làm 2 cho lao động tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, CCLĐ cũng có sự chuyển dịch theo hướng CNH – HĐH. Nhưng hiện nay, TP. HCM vẫn chưa sử dụng một cách hiệu quả nguồn lao động, chất lượng lao động còn hạn chế, tỉ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo có tăng trưởng nhưng chậm và không ổn định (28,3% năm 2005, 27,0% năm 2010 và 31,8% năm 2013, đứng thứ ba cả nước sau Hà Nội và Đà Nẵng). CCLĐ theo ngành chuyển dịch còn chậm, tỉ trọng lao động trong các ngành thâm dụng lao động còn cao; CCLĐ theo không gian cũng đang có nhiều biến động, không chỉ do chuyển dịch CCKT mà còn bị ảnh hưởng bởi thay đổi hành chính và quy hoạch đô thị... Có thể nói lao động và chuyển dịch CCLĐ của TP. HCM trong quá trình đô thị hóa và trực tiếp là CNH – HĐH có những đặc trưng khác biệt. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Chuyển dịch cơ cấu lao động ở thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa” làm luận án Tiến sĩ chuyên ngành Địa lí học. Luận án nhằm nghiên cứu quá trình chuyển dịch CCLĐ ở TP. HCM nhanh hay chậm, có phù hợp với quá trình chuyển dịch CCKT và định hướng phát triển của thành phố hay không? Trên cơ sở đó rút ra những mặt tích cực và hạn chế trong quá trình chuyển dịch để có những định hướng và giải pháp giải quyết những vấn đề chưa hoàn thiện, còn tồn tại về CCLĐ và chuyển dịch CCLĐ của TP. HCM trong quá trình đô thị hóa, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của thành phố trong thời gian tới. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về cơ cấu lao động, chuyển dịch CCLĐ và quá trình đô thị hóa ở Việt Nam để làm sáng tỏ thực trạng chuyển dịch CCLĐ của TP. HCM trong quá trình đô thị hóa giai đoạn 1999 – 2013. Trên cơ sở đó đề xuất một số định hướng, dự báo về chuyển dịch CCLĐ của TP. HCM đến năm 2025 và đưa ra một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động đạt hiệu quả cao trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan chọn lọc những vấn đề lí luận và thực tiễn về chuyển dịch CCLĐ và đô thị hóa để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu. 3 - Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCLĐ trong quá trình đô thị hóa ở TP. HCM giai đoạn 1999 – 2013. - Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động ở TP. HCM trong quá trình đô thị hóa giai đoạn 1999 - 2013. - Dự báo sự chuyển dịch CCLĐ và đề xuất một số giải pháp nhằm chuyển dịch CCLĐ trong quá trình đô thị hóa ở TP. HCM đến năm 2025. 3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 3.1. Về nội dung - Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng chuyển dịch CCLĐ ở TP. HCM theo những nội dung chính: theo nhóm ngành và ngành kinh tế, trong đó tập trung vào một số ngành tiêu biểu; theo thành phần kinh tế; theo lãnh thổ; theo trình độ CMKT và theo tuổi, giới tính. - Các định hướng và giải pháp chuyển dịch CCLĐ ở TP. HCM trong quá trình đô thị hóa có tính đến mối liên kết, hợp tác trong sử dụng lao động với VKTTĐPN trong tương lai. - Trong luận án, nghiên cứu chuyển dịch CCLĐ đang làm việc trong các ngành kinh tế (hay lực lượng lao động), các số liệu được công bố chính thức, không nghiên cứu lao động tự do, lao động xuất, nhập cư không chính thức và lao động là người nước ngoài. 3.2. Về không gian - Nghiên cứu chuyển dịch CCLĐ trên toàn bộ lãnh thổ hành chính hiện tại của TP. HCM gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành. - Do có những thay đổi ranh giới hành chính trong quá trình ĐTH cũng như để làm rõ hơn những đặc trưng khác biệt theo tổ chức không gian đô thị ở TP. HCM, đề tài chia thành ba khu vực đô thị hóa: Khu vực nội đô (gồm 12 quận nội thành cũ Q.1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình); Khu vực vùng ven (gồm 7 quận mới Q.2, 7, 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân, Tân Phú); Khu vực ngoại thành (gồm 5 huyện Nhà Bè, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh). - Đề tài có chú ý tới việc liên kết trong sử dụng lao động với các tỉnh lân cận (Bình Dương, Đồng Nai…) và có tính đến tổ chức không gian đô thị Vùng TP. 4 HCM và Vùng KTTĐPN trong tương lai, được thể hiện ở phần định hướng và giải pháp của chương 3. 3.3. Về thời gian - Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình chuyển dịch CCLĐ ở TP. HCM trong giai đoạn 1999 – 2013 gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ nhất trong giai đoạn này. - Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCLĐ của TP. HCM đến năm 2025. - Trong quá trình nghiên cứu, tác giả thống nhất các mốc năm nghiên cứu để thuận tiện cho việc so sánh và đánh giá gồm 1999, 2000, 2005, 2009 và 2013. Tuy nhiên, do một số nội dung nghiên cứu số liệu có những thay đổi, điều chỉnh cách tính và thu thập nên có sử dụng một số mốc năm khác nhau để nghiên cứu. - Khi nghiên cứu chuyển dịch CCLĐ theo lãnh thổ, để đảm bảo tính tương thích và đồng nhất về mặt số liệu tác giả sử dụng kết quả tổng hợp từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở TP. HCM năm 1999 và 2009 để nghiên cứu chuyển dịch CCLĐ của từng quận, huyện và ba khu vực đô thị hóa của thành phố. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề lao động, CDCCLĐ trong quá trình ĐTH đã được nhiều nhà khoa học và nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu thể hiện qua các công trình khoa học như luận án, sách chuyên khảo, bài viết trên báo, tạp chí, các kỷ yếu hội thảo khoa học… 4.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan Michael Spence, Patricia Clarke, Annez và Robert M. Buckley đồng chủ biên (2010), Đô thị hóa và tăng trưởng [97]. Nội dung thể hiện mối quan hệ giữa quá trình ĐTH và tăng trưởng kinh tế. Theo nhóm tác giả, để đạt được tốc độ tăng trưởng cao và bền vững thì các ngành chế tạo và dịch vụ ở khu vực thành thị luôn dẫn đầu, phát triển sản xuất nông nghiệp ở nông thôn với việc áp dụng KHKT đã góp phần giải phóng sức lao động và bộ phận lao động đó sẽ di cư vào đô thị tham gia các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp trong đô thị. Ngoài ra, NSLĐ trong các ngành chế tạo và dịch vụ luôn cao hơn từ ba đến năm lần so với khu vực truyền thống, và vì vậy, để nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn, giải pháp 5 quan trọng là chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp có NSLĐ cao hơn. Nhiêu Hội Lâm (2004), tác giả cuốn Kinh tế học đô thị [38] phân tích 6 nội dung thuộc kinh tế đô thị, trong đó nội dung CCKT đô thị và khu vực kinh tế đô thị đã cung cấp nhiều luận điểm có giá trị. Ông phân chia cơ cấu ngành của đô thị thành ba khu vực sản xuất có quan hệ tỉ lệ cơ cấu và quy luật biến động của nó: tỉ trọng ngành sản xuất thứ nhất giảm khi bước vào thời kì CNH, tỉ trọng ngành sản xuất thứ hai tăng lên nhanh chóng nhưng khi đạt đến giới hạn cuối cùng (không vượt quá 50%) thì bắt đầu giảm thấp, tỉ trọng ngành sản suất thứ ba bắt đầu tăng lên nhanh chóng và chiếm tỉ trọng lớn nhất. Để minh chứng cho những luận cứ của mình, ông đưa nhiều ví dụ về sự phát triển kinh tế trong quá trình ĐTH của các nước phát triển như Anh, Pháp, Mĩ và các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản… trong thời gian qua làm cơ sở thực tiễn. Nolwen Heraff, Jean - Yves Martin biên tập (2001), Lao động, việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam sau 15 năm đổi mới. Cuốn sách là tập hợp bài viết của nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu khái quát về tình hình lao động, việc làm và nguồn nhân lực của nước ta trong giai đoạn từ sau đổi mới 1986 đến năm 2000. Trong quá trình đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường, Việt Nam có lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào nhưng hạn chế về chất lượng, số lao động chưa qua đào tạo nghề chiếm tỉ lệ khá cao đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển KT - XH nước ta. Ian Coxhead, Diệp Phan cùng các cộng sự (2009), Báo cáo thị trường lao động, việc làm và đô thị hóa ở Việt Nam đến năm 2020: học hỏi từ kinh nghiệm quốc tế [98]. Thông qua việc nghiên cứu và phân tích quá trình phát triển, lao động và đô thị hóa trong bối cảnh khu vực hóa và toàn cầu hóa của các nước NICs, một số nước Đông Nam Á (Malaysia, Thái Lan, Indonesia), Trung Quốc và Ấn Độ đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc sử dụng nguồn lao động trong quá trình đô thị hóa. Đồng thời báo cáo cũng đưa ra các khuyến nghị về chính sách lao động và đô thị hóa cho nước ta từ nay đến năm 2020. Ngân hàng Thế giới với báo cáo hỗ trợ kĩ thuật “Đánh giá đô thị hóa ở Việt Nam” (2011) [41]. Báo cáo đã phân tích quá trình phát triển của hệ thống đô thị tại 6 Việt Nam thông qua những thay đổi về mặt hành chính, không gian đô thị, kinh tế, dân số và phúc lợi, diễn ra trong toàn bộ hệ thống đô thị của nước ta. Báo cáo cho thấy, Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của quá trình ĐTH, có sự chuyển đổi kinh tế ngày càng tăng, hướng tới sản xuất công nghiệp tạo ra nhiều việc làm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam do hai hệ thống đô thị Hà Nội và TP. HCM dẫn dắt nhờ tốc độ tăng trưởng cao và sự tập trung hoạt động công nghiệp trong vùng nội đô cũng như các vùng lân cận. Các báo cáo “Điều tra lao động - việc làm Việt Nam” của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê công bố hằng năm cung cấp hệ thống số liệu, dữ liệu và các đánh giá về thực trạng lao động - việc làm hằng năm trên quy mô quốc gia cũng như trong từng tỉnh, thành của cả nước. Đó là nguồn tài liệu, số liệu vô cùng quý giá và bổ ích giúp cho tác giả tham khảo và phục vụ cho luận án của mình khi cần so sánh, đánh giá các vấn đề liên quan đến lao động việc làm của TP. HCM với cả nước và các địa phương khác. Phạm Quý Thọ (2006), Chuyển dịch CCLĐ trong xu hướng hội nhập quốc tế [60]. Tác giả đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lí luận chủ yếu về chuyển dịch CCLĐ như mối quan hệ giữa chuyển dịch CCKT với CCLĐ, bản chất và xu hướng chuyển dịch CCLĐ, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCLĐ. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích và đánh giá thực trạng CDCCLĐ của nước ta theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế, vùng lãnh thổ cũng như những thay đổi quan trọng về chất lượng lao động. Đưa ra các phương hướng, quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ ở nước ta trong thời gian tới. Lê Xuân Bá (2006), Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam [2]. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả cùng cộng sự đã làm rõ các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu như lao động, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; đưa ra những mô hình lý thuyết về mối liên kết giữa hai khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp (dựa trên lí thuyết hai khu vực của Lewis); phân tích các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Nhóm tác giả tập trung phân tích thực trạng chuyển dịch CCLĐ ở 7 nông thôn Việt Nam từ đầu những năm 1990 trở lại đây, đánh giá những mặt tích cực và tiêu cực, mặt được và chưa được trong quá trình chuyển dịch CCLĐ. Phí Thị Hằng (2014), Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay [27]. Luận án tập trung nghiên cứu quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Thái Bình trong giai đoạn từ 2001 đến 2012. Về mặt lí luận, tác giả đã làm rõ cơ sở lí thuyết về chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở địa bàn cấp tỉnh, đưa ra nội dung và các xu hướng chuyển dịch, đặc biệt tác giả đã đưa ra bộ chỉ tiêu đánh giá quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành xét về số lượng và chất lượng. Luận án đi sâu vào phân tích sự chuyển dịch lao động trong nội bộ các ngành kinh tế của tỉnh dựa trên các tiêu chí đánh giá xét về quy mô và chất lượng; rút ra những vấn đề còn tồn tại trong quá trình chuyển dịch và nguyên nhân của nó. Để từ đó làm cơ sở đề xuất định hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành của tỉnh Thái Bình đến năm 2020. Nguyễn Thị Thơm, Phí Thị Hằng (2009), Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa [61]. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở Hải Dương – một tỉnh trọng điểm của ĐB sông Hồng – nhóm tác giả đã phân tích tác động của đô thị hóa đến vấn đề lao động, việc làm trong nông nghiệp. Quá trình CNH – HĐH cùng với quá trình đô thị hóa làm xuất hiện các KCN, cụm công nghiệp mọc lên khắp nơi, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp. Người nông dân mất đất, mất tư liệu sản xuất dẫn đến không có việc làm, phải chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp khác. Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp lúc này là vấn đề bức thiết. Nhóm tác giả đã đưa ra những giải pháp trong việc giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa như giải pháp về quy hoạch, về mở rộng cầu lao động, nâng cao chất lượng lao động,… Nguyễn Thị Hải Vân (2013), Đô thị hóa và việc làm lao động ngoại thành Hà Nội [82]. Trên cơ sở lí luận về tác động của đô thị hóa tới lao động, việc làm ở nông thôn và từ kinh nghiệm thực tiễn của hai thành phố lớn là TP. HCM và thành phố Đà Nẵng trong điều tiết tác động của đô thị hóa tới lao động, việc làm ở nông thôn, tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng của thành phố Hà Nội. Ba yếu tố được tác giả 8 làm rõ gồm: tác động đến xu hướng lao động, việc làm ở nông thôn; tác động đến cơ cấu và chất lượng lao động nông thôn ngoại thành; tác động đến việc làm và sinh kế nông thôn ngoại thành. Qua phân tích cho thấy quá trình ĐTH đã làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, làm biến đổi cơ cấu ngành nghề và một bộ phận người dân không có việc làm mới. Người nông dân mất đất phải tự tìm việc làm tự phát, không ổn định và khó khăn khi chuyển qua các ngành nghề mới do không có trình độ CMKT hoặc trình độ tay nghề yếu, họ di cư vào đô thị gây ra nhiều “hệ lụy” nghiêm trọng cho cả khu vực thành thị và nông thôn lên các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường. Hà Thị Hằng (2013), “Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện nay”[28]. Luận án đã làm rõ những yêu cầu của nguồn nhân lực cho CNH – HĐH gắn với phát triển nền kinh tế tri thức đó là nguồn nhân lực phải đảm bảo đủ về số lượng, có chất lượng cao thể hiện ở thể lực, trí lực, trình độ học vấn, trình độ CMKT và có cơ cấu hợp lí. Tác giả đưa ra bốn xu hướng chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực theo hướng CNH – HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức là: (1) xu hướng chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực có trình độ CMKT theo cơ cấu nền kinh tế; (2) xu hướng chuyển dịch theo ngành kinh tế; (3) xu hướng chuyển dịch theo vùng kinh tế và (4) xu hướng chuyển dịch theo thành phần kinh tế. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu cơ sở lí luận về ĐTH và ĐTH ảnh hưởng đến chuyển dịch CCLĐ như Kinh tế đô thị và vùng của tác giả Trần Văn Tấn (chủ biên); Một số vấn đề KT – XH nảy sinh trong quá trình CNH, ĐTH ở Việt Nam do Võ Văn Đức, Đinh Ngọc Giang đồng chủ biên; Dân số và tiến trình đô thị hóa – động thái phát triển và triển vọng của Trần Cao Sơn; tác giả Trương Quang Thao với cuốn Đô thị học – những khái niệm mở đầu; Đánh giá đô thị hóa ở Việt Nam, báo cáo hỗ trợ kĩ thuật của Ngân hàng Thế giới; Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam của Tổng cục Thống kê; … Các công trình nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về lao động, chuyển dịch CCLĐ như Phạm Đức Chính (2005), Thị trường lao động – cơ sở lí luận và thực tiễn ở Việt Nam; Đinh Đăng Định, Một số vấn đề về lao động, việc làm và đời sống 9 người lao động ở Việt Nam hiện nay; Phát huy nguồn lực con người để CNH HĐH: kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam của Vũ Bá Thể (2005); Nguyễn Văn Phúc, Mai Thị Thu (2012), Khai thác và phát triển tài nguyên nhân lực Việt Nam; Lê Văn Toan với Lao động, việc làm trong xu thế toàn cầu hóa; Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2009), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực; Dân số học đô thị của Trần Hùng; Vũ Thị Kim Cúc với luận án Tiến sĩ Nghiên cứu chuyển dịch CCKT nông nghiệp TP. Hải Phòng (2012)… Các đề tài nghiên cứu và tác phẩm của các tác giả đã khái quát nội dung lí luận về nguồn lao động, chuyển dịch CCLĐ và sử dụng lao động trong quá trình CNH – ĐTH ở nước ta và một số địa phương. 4.2. Các công trình nghiên cứu về lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động ở TP. HCM Đàm Nguyễn Thuỳ Dương (2004), Nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động ở TP. HCM [20]. Luận án đã tổng hợp chọn lọc những vấn đề lí luận và thực tiễn về nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu. Trên cơ sở phân tích quy mô, cơ cấu, chất lượng nguồn lao động và việc sử dụng nguồn lao động theo các ngành cũng như thành phần kinh tế, tác giả cho thấy TP. HCM có quy mô nguồn lao động lớn nhất cả nước, chiếm 7,7% tổng nguồn lao động cả nước; lao động tập trung chủ yếu ở khu vực công nghiệp và dịch vụ; chất lượng lao động ngày càng được nâng cao, tuy nhiên lao động kĩ thuật cao chủ yếu tập trung ở khu vực kinh tế nhà nước và khu vực đầu tư nước ngoài; tỉ lệ thất nghiệp còn cao; luận án đưa ra các giải pháp nhằm ổn định nguồn lao động và sử dụng lao động một cách có hiệu quả trong quá trình phát triển kinh tế của TP. HCM. Trần Hồi Sinh (chủ nhiệm đề tài) (2006), Chuyển dịch cơ cấu lao động 5 huyện ngoại thành TP. HCM trong quá trình đô thị hoá – thực trạng và giải pháp [48]. Đề tài tập trung nghiên cứu ba vấn đề lớn như sau: làm rõ về mặt lí luận và nội dung cơ cấu lực lượng lao động và chuyển dịch CCLĐ ở 5 huyện ngoại thành; phân tích hiện trạng CCLĐ và chuyển dịch CCLĐ ở 5 huyện ngoại thành, so sánh mối quan hệ giữa chuyển dịch CCKT và CCLĐ để đánh giá những mặt tích cực và hạn chế trong quá trình chuyển dịch; đề xuất các chính sách, giải pháp để đẩy nhanh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất