Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các biện pháp quản lý thiết bị dạy học tại trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật cô...

Tài liệu Các biện pháp quản lý thiết bị dạy học tại trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật công nghiệp i trong giai đoạn hiện nay

.PDF
108
48471
112

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM TRẦN ĐỨC HIỂN CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP I TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 60 14 05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRỌNG HẬU Hà Nội – 2007 26 NHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN BGH Ban Giám hiệu CBGV Cán bộ giáoviên CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục CĐ Cao đẳng CHXHCNVN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam CĐKTKTCNI Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I Đ Điều kiện môi trường ĐDDH Đồ dùng dạy học ĐH Đại học GV Giáo viên HSSV Học sinh sinh viên KHKT Khoa học kỹ thuật MT Mục tiêu MTĐT Mục tiêu đào tạo NCGD Nghiên cứu giáo dục ND Nội dung ND ĐT Nội dung đào tạo NN Ngoại ngữ NQTW Nghị quyết Trung ương NXB Nhà xuất bản PP Phương pháp PPDH Phương pháp dạy học PTN Phòng Thí Nghiệm 2 PPĐT Phương pháp đào tạo QL Quản lý QLTBDH Quản lý thiết bị dạy học TBDH Thiết bị dạy học TBGD Thiết bị giáo dục TH Tin học Th Thầy TN Thực nghiệm TTKHGD Thông tin khoa học giáo dục Tr Trò XH Xã hội 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Hiện nay thế giới đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội trong đó có giáo dục. Nước ta đã gia nhập WTO, đây vừa là cơ hội đồng thời vừa là thách thức cho phát triển giáo dục nước ta. Trong khi đó sức cạnh tranh Quốc tế của giáo dục nước ta so với các nước thành viên WTO còn nhiều yếu kém . Muốn đứng vững trên thị trường “ Sức lao động “ các trường, các viện, các cơ sở giáo dục phải nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo, vị thế của mình qua năng lực cạnh tranh Quốc tế . Muốn vậy giáo dục nước ta phải đổi mới, cải tiến nội dung, phương pháp đào tạo. Đón trước tình hình đó Đảng và Nhà nước đã sớm vạch định đường lối chính sách phát triển giáo dục trong thời kỳ hội nhập đó là “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã yêu cầu “ Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất trường học” và “Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học …”. Chương trình đào tạo, mục tiêu, quy trình đào tạo quy định sự cần thiết về TBDH. Việc cải tiến nội dung phương pháp đào tạo chỉ có thể thực hiện được nếu có thiết bị dạy học đảm bảo tính phù hợp vừa phục vụ tốt cho cải tíên vừa hiện đại theo sự tiến bộ của nội dung, phương pháp đào tạo. Để đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo đòi hỏi phải có đội ngũ người dạy có trình độ cao, đồng thời cần phải trang bị cho họ công cụ lao động đó là TBDH. Với phương pháp dạy học tiên tiến, TBDH giữ vai trò không thể thiếu được, nó 1 vừa là nguồn tri thức, vừa là phương tiện chứa đựng, chuyển tải thông tin và điều khiển hoạt động nhận thức nhằm đạt mục đích quá trình dạy học. Chúng ta biết rằng TBDH được mua sắm, trang bị từ nhiều nguồn khác nhau. Song, dù từ nguồn nào đi nữa thì TBDH cũng phải được quản lý, bảo quản và sử dụng có hiệu quả. Thực hiện công tác này như thế nào để đạt được hiệu quả là vấn đề khó khăn ở các trường học hiện nay. Vì vậy, vấn đề quản lý TBDH sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học và thực hiện mục tiêu đào tạo là vấn đề cấp thiết hiện nay. Trong thập niên qua nhiều trường học trong cả nước đã thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước đổi mới phương pháp đào tạo. Tuy nhiên mới chỉ có một số trường thành công trong việc này. Phần lớn các trường còn có những khó khăn, bất cập về TBDH và quản lý TBDH: Số lượng TBDH còn thiếu, chưa đồng bộ trong cơ cấu, chưa tương hợp với sự tiến bộ nội dung và phương pháp đào tạo, công tác quản lý khai thác còn yếu, đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng kịp về trình độ sử dụng TBDH hiện đại. Tình trạng dạy ‘chay”, học “chay” còn phổ biến. Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp I, trực thuộc Bộ Công nghiệp với chức năng nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Trong những năm qua Nhà trường đã từng bước trang bị những TBDH hiện đại phục vụ giảng dạy và học tập, để thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên tình hình chuyển biến còn chậm. Vì vậy cần phải nghiên cứu tìm các biện pháp quản lý TBDH, phát huy tối đa hiệu quả các thiết bị hiện có nhằm tăng cường áp dụng các phương pháp tiên tiến vào quá trình dạy học, thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo của nhà trường. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về quản lý thiết bị dạy học nhưng chưa có đề tài 2 nào nghiên cứu về quản lý thiết bị dạy học tại trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I. Với những lý do trên tôi chọn đề tài “ Các biện pháp quản lý thiết bị dạy học tại trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp I trong giai đoạn hiện nay”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý TBDH tại trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm đảm bảo phát triển và khai thác có hiệu quả TBDH, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý TBDH tại trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I. - Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý TBDH có hiệu quả tại trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về TBDH và công tác quản lý TBDH. - Đánh giá thực trạng quản lý TBDH tại trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I. - Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm đảm bảo phát triển và khai thác có hiệu quả TBDH, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. 5. Giả thuyết nghiên cứu. Nếu có hệ thống biện pháp khoa học và phù hợp đối với việc quản lý TBDH tại trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I, thì sẽ nâng cao 3 chất lượng dạy học ở trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I và đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Đề tài đưa ra các biện pháp khoa học quản lý, phát triển thiết bị dạy học tại trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp I trong giai đoạn hiện nay. 7. Phương pháp nghiên cứu. Quá trình thực hiện đề tài kết hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Tham khảo luật giáo dục, các văn kiện của Đảng, Nhà nước, các bộ liên quan, tài liệu, báo cáo khoa học có liên quan. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, phương pháp quan sát, tọa đàm, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, thống kê toán học. 8. Giới hạn đề tài. Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng TBDH và công tác quản lý TBDH ở một số khoa: Khoa Dệt may Thời Trang, khoa Hóa Công nghiệp, khoa Công nghệ thông tin, khoa Cơ khí, bộ môn Ngoại ngữ trong những năm học 20012006. Từ đó khái quát chung cho trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I. 9. Kế hoạch thực hiện. Bắt đầu: Tháng 5 năm 2007. Kết thúc: Tháng 12 năm 2007. - Xác định đề tài: Tháng 5/2007. - Nghiên cứu tài liệu: Tháng 5 và tháng 6. - Nghiên cứu tài liệu và điều tra thực tiễn: Từ tháng 6 đến tháng 10. - Hoàn chỉnh và bảo vệ luận văn: Trong tháng 12. 4 10. Cấu trúc luận văn. Ngoài các phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, dự kiến đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về TBDH và quản lý TBDH ở trường Đại học, Cao đẳng. Chương 2: Thực trạng TBDH và quản lý TBDH tại trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I. Chương 3: Các biện pháp quản lý TBDH tại trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I trong giai đoạn hiện nay. 5 Phần thứ hai: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TBDH VÀ QUẢN LÝ TBDH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG 1.1- Các khái niệm dạy học 1.1.1. Quá trình dạy học. Quá trình dạy học là quá trình phối hợp thống nhất hoạt động điều khiển, tổ chức, hướng dẫn của người dạy với hoạt động lĩnh hội tự giác, tích cực, tự lực sáng tạo của HSSV nhằm làm đạt tới mục tiêu dạy học. Nó bao hàm hoạt động “dạy” và hoạt động “học” được thực hiện đồng thời với cùng nội dung và hướng tới cùng mục đích. Nó là sự vận hành biện chứng của các yếu tố : Mục tiêu dạy học, nguyên tắc dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học, hoạt động dạy, hoạt động học, môi trường sư phạm, các mối quan hệ, kết quả dạy học. Quá trình dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm nó mang tính mục đích rất cao với các nhiệm vụ: - Cung cấp kiến thức cho học sinh: Cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức khoa học toàn diện về tự nhiên xã hội, tư duy về kỹ thuật và nghệ thuật… cùng với nó là kỹ năng thực hành và phương pháp tư duy sáng tạo. - Phát triển trí tuệ cho học sinh: Trên cơ sở cung cấp kiến thức cho học sinh quá trình dạy học còn chú trọng đến việc bồi dưỡng phương pháp tư duy sáng tạo cho học sinh. Phát triển trí tuệ là chức năng vốn có, là mục đích tự thân của quá trình dạy học. 6 Ngược lại quá trình dạy học bằng mọi khả năng của mình tác động đến học sinh làm phát triển tối đa tiềm năng trí tuệ của họ. - Giáo dục phẩm chất nhân cách cho học sinh: Nhân cách là bộ mặt tâm lý đặc trưng của một cá nhân, với tổ hợp những phẩm chất phù hợp với những giá trị và chuẩn mực xã hội, được xã hội thừa nhận. Mục đích cuối cùng của quá trình dạy học là là hình thành các phẩm chất nhân cách cho học sinh. 1.1.2. Yêu cầu và đặc điểm về dạy học ở trường ĐH, CĐ. Điều 40 của Luật Giáo dục năm 2005 quy định: Yêu cầu về nội dung phương pháp giáo dục: Đào tạo Cao đẳng phải đảm bảo cho sinh viên có kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức chuyên môn cần thiêt, chú trọng rèn luyện kỹ năng cơ bản và năng lực thực hiện công tác chuyên môn. Phương pháp đào tạo phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng. Đặc điểm dạy học ở trường Cao đẳng là: - Dạy kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức chuyên ngành. - Dạy kỹ năng thực hành, kỹ xảo nghề nghiệp, vì vị trí của họ sau khi tốt nghiệp là kỹ sư thực hành, điều hành dây chuyền sản xuất tại các xưởng, nhà máy, cho nên họ vừa phải giỏi về lý thuyết chuyên môn vừa phải có kỹ năng thực hành tốt “ miệng nói – tay làm”. - Dạy cho sinh viên tư duy sáng tạo nghiên cưú và phương pháp nghiên cứu, các đề tài ứng dụng cũng như giải quyết các vướng mắc, sự cố kỹ thuật trong lĩnh vực chuyên môn. 1.2. Khái niệm TBDH 7 1.2.1. Khái niệm Trong các tài liệu sư phạm của một số tác giả trước đây hay dùng các thuật ngữ: Phương tiện dạy học, phương tiện trực quan … để chỉ các thiết bị, đồ dùng dạy học được sử dụng trong nhà trường. Bàn về phương tiện dạy học có nhiều định nghĩa: Theo Nguyễn Ngọc Quang “ Phương tiện dạy học bao gồm mọi thiết bị kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp được dùng trong quá trình dạy học để làm dễ dàng cho sự truyền đạt và lĩnh hội kiến thức kỹ năng, kỹ xảo “ Theo Trần Doãn Quới: “ Phương tiện dạy học là tất cả các phương tiện, vật chất cần thiết giúp đỡ giáo viên hay học sinh tổ chức và tiến hành hợp lý, có hiệu quả quá trình giáo dục và giáo dưỡng ở các cấp học, ở các lĩnh vực các môn học để có thể thực hiện những yêu cầu của chương trình giảng dạy”. Quan điểm khác, PTDH là một trong những thành tố của quá trình dạy học tác dụng quyết định tới kết quả hoạt động dạy học. Là tập hợp những vật mang tin và truyền tin, đóng vai trò hỗ trợ để thực hiện các mục đích nhiệm vụ cũng như nội dung của quá trình dạy học. PTDH được hiểu là toàn bộ những trang thiết bị đồ dùng dụng cụ phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Ở Việt Nam trong quá trình dạy học, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học mà thầy trò thường sử dụng đến gọi là học cụ, đồ dùng dạy học, thiết bị giáo dục, thiết bị dạy học. Việc có quá nhiều thuật ngữ để chỉ một khái niệm, phản ánh tình trạng thiếu chính quy của hệ thống này. Khi xã hội còn ở trình độ phát triển thấp trong giai đoạn ban đầu, nhà trường còn ở trạng thái giản đơn, cơ sở vật chất trường học có nội hàm đơn giản. Khi xã hội phát triển ở trình độ cao dưới ảnh hưởng khoa học kỹ thuật và công nghệ làm cho cơ sở vật chất trường học trong đó có TBDH trở nên hết sức phong phú đa dạng. Nó tác động mạnh vào nhà trường, vào quá trình đào 8 tạo. Một trường hiện đại là nhà trường có nội dung, phương pháp đào tạo hiện đại và việc đảm bảo cho việc thực hiện nội dung phương pháp hiện đại này chính là cơ sở vật chất sư phạm của nhà trường phải hiện đại mới thực hiện có hiệu quả các chương trình giáo dục . Có thể hiểu: Cơ sở vật chất trường học là tất cả các phương tiện vật chất được được thầy và trò cùng sử dụng nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình giáo dục, giảng dạy. Tuy nhiên, để chỉ bộ phận cơ sở vật chất trường học trực tiếp có mặt trong các giờ học được thầy, trò cùng sử dụng thì khái niệm TBDH được nhiều người sử dụng và được coi là đại diện cho các cách gọi trên. Như vậy: TBDH là bộ phận cơ sở vật chất trường học trực tiếp có mặt trong các giờ học được thầy và trò cùng sử dụng nhằm thực hiện mục đích của quá trình dạy học. 1.2.2. Yêu cầu và đặc điểm công tác TBDH ở trường ĐH, CĐ. Yêu cầu: - TBDH phải đáp ứng được mục tiêu, nội dung, phương pháp và chương trình đào tạo cho các ngành nghề về số lượng, chủng loại, chất lượng tương ứng với nhiệm vụ đào tạo các trường đại học, cao đẳng. - TBDH phục vụ cho dạy học kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên môn của các ngành đào tạo. - TBDH phục vụ cho nghiên cứu khoa học. - TBDH phục vụ cho các xưởng thực hành, xưởng sản xuất và các dịch vụ khác. Đặc điểm của TBDH: - TBDH là cụng cụ thống nhất biện chứng trong sử dụng của người dạy và người học. Cả hai đều là chủ thể trong khi tác động đến PTDH. Người dạy 9 phải biết sử dụng phương tiện để khai thác thông tin trong quá trình truyền đạt, còn người học phải tiến hành thao tác với PTDH để lĩnh hội tri thức, luyện tập kỹ năng, kỹ xảo bằng các thông tin chính xác và có độ tin cậy cao qua sự trình diễn của người dạy qua sự tác động của mình đến PTDH. - TBDH thường có tính sư phạm cao, nên có tác dụng quan trọng trong việc tác động đến tư tưởng, tình cảm và niềm tin trong quá trình truyền đạt cũng như lĩnh hội tri thức. - TBDH không chỉ mang thông tin mà còn là phương tiện truyền đạt thông tin. - TBDH là công cụ để kiểm tra và đánh giá kết quả lĩnh hội tri thức, kỹ năng, giúp cho người học biết cách điều chỉnh được hoạt động tự học của bản thân cũng như giúp người dạy tiến hành tổ chức, điều khiển và điều chỉnh hoạt động giảng dạy của mình. 1.3. Khái niệm quản lý và quản lý giáo dục. 1.3.1. Khái niệm quản lý: Có nhiều khái niệm quản lý do nhiều nhà lý luận cũng như thực hành quản lý nêu ra . Theo F.W. Taylor: “ Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng chính xác cái gì cần làm và làm cái đó như thế nào, bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất” Theo Ia. Tikhomirop: “ Quản lý là tác động có hướng đích, dựa trên nhận thức tính quy luật khách quan của quan hệ quản lý đến các quá trình đang diễn ra nhằm đạt được một cách tối ưu mục đích đặt ra” Theo Nguyễn Minh Đạo: “ Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tối đa mục đích đề ra.” Từ đó rút ra các ý cơ bản khái niệm quản lý như sau: 10 - Quản lý được coi là tập hợp những tác động có mục đích đến những tập thể trong hệ thống xã hội. - Quản lý là sự phối hợp hoạt động của nhiều người, theo lịch sử phát triển xã hội loài người thì quản lý nảy sinh cùng với sự phân công và hợp tác lao động trong xã hội để thực hiện chức năng chung. - Quản lý nhằm bảo toàn hệ thống làm cho hệ thống vận động tới những trạng thái mới thích ứng với hoàn cảnh mới của môi trường tuân theo quy luật xã hội thực hiện chức năng đặc thù. 1.3.2. Các chức năng cơ bản của Quản lý Bàn về hoạt động quản lý và người quản lý, chúng ta cần tìm hiểu công việc của họ cũng chính là tìm hiểu các chức năng quản lý và tìm hiểu họ làm công tác này như thế nào, nói cách khác đi xem xét họ đóng vai trò quản lý nào. Phần này chỉ đề cập sơ bộ về bốn chức năng cơ bản quản lý là: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá. Chức năng lập kế hoạch: Là quá trình xác định mục tiêu, xác định các bước đi để đạt được mục tiêu. Thực chất là đưa toàn bộ những hoạt động vào công tác kế hoạch hoá với mục đích biện pháp rõ ràng, bước đi cụ thể và ấn định tường minh các điều kiện cung ứng cho từng mục tiêu. Chức năng tổ chức thực hiện: Là quá trình tổ chức sắp xếp, liên kết giữa các yếu tố công việc - con người - bộ máy, sao cho phù hợp, ăn khớp với nhau trong nội bộ từng yếu tố. Yếu tố trung tâm của tổ chức là con người. Bố trí con người là phải phù hợp với công việc. Tổ chức bộ máy phải phải phụ thuộc quy mô tính chất của các mối quan hệ giữa người và việc. Toàn bộ hoạt động của bộ máy cuối cùng phải đạt hiệu quả cao vì lợi ích con người. Chức năng điều hành (chỉ đạo): 11 Là hoạt động dẫn dắt, điều khiển của người quản lý đối với hoạt động của các thành viên của tổ chức để đạt được mục tiêu quản lý. Điều hành là hoạt động thường xuyên mang tính kế thừa và phát triển. Chức năng kiểm tra: Quản lý mà không có kiểm tra không gọi là quản lý. Đây là chức năng quan trọng. Kiểm tra chính là thiết lập mối quan hệ ngược trong quản lý. Nội dung kiểm tra bao gồm các yếu tố cơ bản: Xem xét, thu thập thông tin ngược, đánh giá việc thực hiện công việc theo chuẩn, nếu có sai lệch phải điều chỉnh, uốn nắn. Các chức năng cơ bản có quan hệ biện chứng với nhau có thể biểu diễn qua sơ đồ 1: Lập kế hoạch Kiểm tra TTQL Tổ chức Lãnh đạo Sơ đồ 1: Các chức năng quản lý trong chu trình quản lý 1.4 Khái niệm Quản lý giáo dục và Quản lý trường học 1.4.1. Quản lý giáo dục. 12 Theo Nguyễn Ngọc Quang “ QLGD là hệ thống tác động có mục đích có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực nhiện các tính chất của nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục đích dự kiến, tiến lên trạng thái mới về vật chất “ 1.4.2. Quản lý trường học. Là tập hợp các tác động tối ưu của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý, để duy trì hoạt động dạy và học nhằm phát triển toàn diện nhà trường theo mục tiêu đã định. Nói các khác, Quản lý nhà trường là hoạt động các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường. 1.5. Quản lý quá trình dạy học và quản lý thiết bị dạy học. 1.5.1. Quản lý quá trình dạy học: Là tác động có mục đích của người quản lý lên quá trình dạy học nhằm thực hiện tốt các khâu: Nhận thức, rèn luyện kỹ năng, thúc đẩy nâng cao chất lượng hiệu quả quá trình dạy học. 1.5.2. Quản lý TBDH: Là tác động có mục đích của người quản lý lên hệ thống TBDH nhằm thực hiện tốt các khâu: Trang bị TBDH, sử dụng TBDH, bảo quản TBDH. 13 Trong đó khâu sử dụng TBDH là quan trọng nhất, phức tạp nhất. Nó liên quan đến cả chương trình, nội dung phương pháp dạy học liên quan đến từng giáo viên, học sinh trong mối quan hệ chằng chịt khi đi sâu vào môn học, giờ học cụ thể. Quản lý TBDH là một trong những nhiệm vụ quản lý nằm trong mô hình quản lý chung là quản lý giáo dục. Cho nên nó cũng phải tuân theo các nguyên tắc chung. 1.6. Quản lý TBDH ở trường cao đẳng 1.6.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của trường cao đẳng. Mục tiêu: Đối với nước ta, trường cao đẳng là loại hình trường ra đời muộn hơn so với thế giới vào những năm thập kỷ trong thế kỷ XX. Nó ra đời nhằm đáp ứng theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Đào tạo nguồn nhân lực đa dạng phù hợp với nhu cầu thị trường “ Sức lao động”. Theo Luật Giáo dục năm 2005 được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, tại điều 38 có quy định Trường Cao đẳng là một trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống Giáo dục quốc dân nước CHXHCNVN, nằm trong hệ đại học tiếp nhận học sinh tốt nghiệp phổ thông, được đào tạo 3 năm để trở thành kỹ sư thực hành, những cán bộ điều hành sản xuất. Tại điều 39 của Luật Giáo dục năm 2005 quy định: Mục tiêu đào tạo trường cao đẳng là giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo. Nhiệm vụ: 14 - Đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp ở trình độ Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật, có sức khoẻ, có năng lực thích ứng việc làm trong xã hội. - Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: Kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ. Trong tình hình hiện nay, nước ta đã gia nhập WTO, cho nên rất cần đào tạo nguồn nhân lực vừa có kiến thức, vừa có kỹ năng thực hành cho đất nước. Việc đào tạo đa bậc học từ công nhân lành nghề, kỹ thuật viên trung cấp đến cử nhân cao đẳng (kỹ thuật viên cấp cao) là phù hợp quy luật và kinh nghiệm của các nước phát triển trong khu vực, trên thế giới và là nhu cầu cấp thiết để hội nhập và phát triển kinh tế đất nước. 1.6.2. Vai trò TBDH trong quá trình dạy học. Như đã biết, mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo, quy trình đào tạo là các yếu tố quy định TBDH về các mặt: Trang bị cái gì?, trang bị cho khoa, ngành nào? sử dụng nó như thế nào? và ai là người quản lý? Muốn vậy để trang bị và quản lý TBDH được tốt trước hết ta phải nghiên cứu kỹ mục tiêu, chương trình đào tạo thì công tác quản lý TBDH mới đạt kết quả cao. Ngược lại, TBDH là nhân tố thuộc cơ sở vật chất trường học, TBDH có ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện các mục tiêu, nguyên lý giáo dục của Đảng và Nhà nước. Cụ thể nó là cầu nối để người học, người dạy cùng hành động tương hợp với nhau, sử dụng phương pháp đào tạo chiếm lĩnh được nội dung và mục tiêu đào tạo, nó góp phần quyết định chất lượng đào tạo, nó hỗ trợ đắc lực cho thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. 15 Trong quá trình đào tạo có sáu yếu tố cơ bản, có mối quan hệ biện chứng tạo nên quá trình sư phạm theo sơ đồ sau: M Th Tr P N Đ (TBDH) Sơ đồ 2: Mối quan hệ giữa các yếu tố cơ bản trong quá trình đào tạo. Qua sơ đồ trên các nhân tố có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau không thể tách rời, mỗi thành tố trên là những thành tố cơ bản trong quá trình sư phạm, chúng góp phần quyết định chất lượng dạy học. Mỗi thành tố chỉ có ý nghĩa khi nó được đặt trong mối quan hệ với các thành tố khác. Điều quan tâm là quan hệ giữa các thành tố với nhau liên quan đến việc quản lý quá trình sư phạm. Mặt khác, TBDH là đối tượng của công tác QLGD. Một mâu thuẫn lớn hiện nay là điều kiện để dạy học còn thấp nhưng xã hội lại đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng dạy học. Những thí nghiệm chứng minh còn thiếu và những thí nghiệm thực hành lại càng thiếu hơn. Các nhà trường vẫn còn tình trạng “dạy chay”, phương pháp dạy học “đọc – chép” là phổ biến. Những lý luận về lấy người học làm trung tâm xem ra không dễ thực hiện. Bởi vậy việc đầu tư cho TBDH là yêu cầu không thể không có của cuộc cải cách giáo dục. Như 16 vậy, TBDH mới tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh tự bồi dưỡng, tự học. Nó có vai trò lớn trong quá trình dạy học, cụ thể: 1.6.2.1. TBDH nâng cao năng lực nhận thức và rèn kĩ năng của HSSV. - TBDH là công cụ nhận thức của học sinh, là sự cụ thể hóa nội dung dạy học và rèn kỹ năng (Nó có thể trở thành nguồn tri thức quan trọng cho người học, nó có vai trò là đối tượng của nhận thức và rèn luyện kĩ năng). - TBDH là công cụ hoạt động học. là điều kiện chiếm lĩnh kiến thức kỹ năng kỹ xảo một cách dễ dàng. Nó không chỉ tham gia xây dựng biểu tượng phương thức hành động mà còn tham gia kiểm tra, kiểm soát, đánh giá quá trình và kết quả hoạt động, vì thề người học có thể điều chỉnh hoạt động cho phù hợp. Nhờ nó mà hoạt động học trở nên đa dạng và hấp dẫn hơn tạo sự say mê hứng thú trong học tập. Nó giúp cho người học nhớ lâu các kiến thức, các ấn tượng, khắc sâu trong trí nhớ người học. - Thực hiện chức năng trực quan hoá hoạt động nhận thức của người học. Để thay thế cho các sự vật hiện tượng và các quá trình xảy ra trong hiện thực mà người dạy cũng như người học không thể tiếp cận trực tiếp. Ngoài ra nó còn giúp người học làm quen các yếu tố các mối quan hệ bên ngoài, bên trong của đối tượng học tập. Có thể hiểu sâu sắc nội dung vấn đề đồng thời còn biết cách tiến hành tự nghiên cứu tìm hiểu chuyên môn mà mình yêu thích. Chúng ta biết rằng nhận thức là sự phản ánh thực tiễn trong bộ não con người, con người nhận thức được thế giới bên ngoài là nhờ hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ hai mà hệ thống tín hiệu thứ nhất là cơ sở. Người ta không thể hiểu được khi dùng ngôn ngữ để mô tả một khái niệm, một hiện tượng nếu không có những biểu tượng ban đầu nào đó. Vì vậy, trong nhiều trường hợp phải xây dựng các khái niệm, các thuyết từ sự quan sát thực tiễn. Để quan sát thực tiễn người ta tạo ra các hiện tượng tự nhiên bằng phương pháp nhân tạo. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất