Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các biện pháp quản lý nhằm kết hợp hoạt động của đơn vị...

Tài liệu Các biện pháp quản lý nhằm kết hợp hoạt động của đơn vị

.PDF
92
39571
114

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM NGUYỄN THANH XUÂN Các biện pháp quản lý nhằm kết hợp hoạt động của đơn vị LUẬN VĂN THẠC SỸ Người hướng dẫn: Đặng Xuân Hải Hà nội - 2004 Luận văn cao học dục Quản lý giáo CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ĐHKHTN Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội ĐDSH & PTBV Đa dạng sinh học & Phát triển bền vũng ĐL & MTB Động lực & Môi trường biển HVCH Học viên cao học KT - TV - HDH Khí tượng - Thuỷ văn - Hải dương học KH & CN Khoa học và công nghệ NC CNMT & PTBV Nghiên cứu Công nghệ môi trường và Phát triển bền vững NC ƯDVT & HTTĐL Nghiên cứu Ứng dụng viễn thám & Hệ thông tin địa lý NCS Nghiên cứu sinh NCKH Nghiên cứu khoa học NQ Nghị quyết PTNLN Phòng Thí nghiệm liên ngành PTNDC Phòng thí nghiệm dùng chung QĐ Quyết định QT & MHHMT Quan trắc và Mô hình hoá môi trường SHPT & CNTB Sinh học phân tử & Công nghệ tế bào 1 Luận văn cao học dục Quản lý giáo MỤC LỤC Lời cảm ơn Các ký hiệu viết tắt Mục lục Mở đầu CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý và một số chức năng của quản lý 1.2.2. Biện pháp quản lý 1.2.3. Hoạt động 1.2.4. Kết hợp 1.2.5. Đào tạo 1.2.6. Nghiên cứu khoa học 1.3. Vai trò của hoạt động đào tạo và hoạt động NCKH trong trường đại học 1.3.1. Vai trò của hoạt động trong trường đại học 1.3.2. Vai trò của hoạt động NCKH trong trường đại học 1.4. Sự ra đời của đơn vị NCKH trong trường đại học ở Việt Nam 1.5. Tầm quan trọng của việc kết hợp hoạt động của đơn vị đào tạo và đơn vị NCKH trong trường đại học ở Việt Nam 1.5.1. Đơn vị đào tạo trong trường đại học 1.5.1. Đơn vị NCKH trong trường đại học 1.5.3. Tầm quan trọng của việc gắn kết hoạt động của đơn vị đào tạo và đơn vị NCKH trong trường đại học 1.6. Tính cấp thiết của việc kết hợp hoạt động của đơn vị đào tạo và đơn vị NCKH trong trường đại học Kết luận chƣơng 1 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO VÀ ĐƠN VỊ NCKH TRONG TRƯỜNG ĐHKHTN - ĐHQGHN 2.1. Tổng quan về Trường ĐHKHTN 2.1.1. Lịch sử phát triển 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 2.1.3. Mục tiêu phát triển của Trường 2.1.4. Cơ cấu tổ chức 2.1.5. Công tác đào tạo 2.1.6. Công tác NCKH 2.2. Thực trạng hoạt động của đơn vị đào tạo và đơn vị NCKH 2 Trang 1 2 3 5 8 8 9 13 13 14 14 14 14 15 15 17 18 21 21 23 24 25 30 31 31 31 32 33 34 34 36 Luận văn cao học dục Quản lý giáo trong Trường ĐHKHTN 2.2.1. Thực trạng hoạt động của đơn vị đào tạo 2.2.2. Thực trạng hoạt động của đơn vị NCKH 2.3. Khảo sát thực trạng sự kết hợp hoạt động giữa đơn vị đào tạo và đơn vị NCKH trong Trường ĐHKHTN 2.3.1. Thiết kế mẫu phiếu điều tra 2.3.2. Nhận xét thực trạng sự kết hợp hoạt động của đơn vị đào tạo và đơn vị NCKH 2.3.3. Đánh giá chung Kết luận Chƣơng 2 CHƯƠNG 3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM KẾT HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO VÀ ĐƠN VỊ NCKH TRONG TRƯỜNG ĐHKHTN 3.1. Căn cứ chính để xây dựng biện pháp 3.2. Các biện pháp quản lý nhằm kết hợp hoạt động của đơn vị đào tạo và đơn vị NCKH 3.2.1. Từng bước xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý linh hoạt hơn đối với các đơn vị đào tạo và các đơn vị NCKH. 3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng quy chế về Phòng Thí nghiệm dùng chung hoặc PTNLN 3.2.3. Biện pháp 3: Tạo động lực liên kết giữa đơn vị đào tạo và các đơn vị NCKH trong Trường ĐHKHTN 3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường tính tự chủ - tự chịu trách nhiệm của các đơn vị đào tạo và đơn vị NCKH trong cơ chế kết hợp 3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng quy định về khuyến khích sử dụng nguồn nhân lực HVCH và NCS trong việc thực hiện đề tài NCKH và việc chia sẻ nguồn lực tài chính theo nhiệm vụ được giao 3.2.6. Đa dạng hoá hình thức liên kết đơn vị đào tạo và đơn vị NCKH trong trường đại học 3.3. Bước đầu khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 3.4.1. Khảo sát bằng phiếu điều tra 3.4.2. Phân tích, xử lý số liệu Kết luận Các khuyến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục 3 39 39 46 52 52 54 59 63 64 64 64 64 68 71 75 78 79 80 80 81 82 84 85 Luận văn cao học dục Quản lý giáo MỞ ĐẦU 1. Lý do và tính cấp thiết của đề tài Mục tiêu đào tạo của Truờng ĐHKHTN nói riêng và của ĐHQGHN nói chung là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp khoa học, công nghệ của đất nước. Để hướng tới mục tiêu đó và để khẳng định vị trí của Nhà trường trong phạm vi quốc gia cũng như trên khu vực, Trường ĐHKHTN đã khẳng định NCKH chính là vấn đề mấu chốt bên cạnh việc xây dựng một hệ thống chương trình hiện đại và đổi mới việc tổ chức giảng dạy. Vì NCKH tạo ra nguồn cơ sở vật chất to lớn, các trang thiết bị hiện đại cho các phòng thí nghiệm, tạo ra ngân hàng tư liệu đa dạng, phong phú và cập nhật. Nhưng điều lớn nhất mà NCKH đem lại là những phương hướng phát triển khoa học, dự đoán được xu thế phát triển của thời đại và là kim chỉ nam cho các thầy giáo và sinh viên tiếp cận những vấn đề có tính thời sự và thực tiễn. Phục vụ cho việc đẩy mạnh công tác NCKH, sự tập hợp của một số phòng thí nghiệm, cán bộ giảng dạy và nghiên cứu để ra đời các đơn vị nghiên cứu trong trường đại học là điều tất yếu. Các đơn vị nghiên cứu trong trường đại học đã tạo ra môi trường nghiên cứu thuận lợi cho các nhà khoa học, thu hút được nguồn đầu tư trong nước và nước ngoài, thực hiện các nghiên cứu liên ngành .... Tuy vậy trên thực tế, sau một thời gian hoạt động tích cực, nhiều đơn vị nghiên cứu phải giải thể hoặc tách gần như hoàn toàn khỏi Nhà trường. Ngoài những nguyên nhân khách quan, có thể nói việc xa rời với hoạt động đào tạo của Nhà trường chính là nguyên nhân hoạt động kém hiệu quả của các đơn vị nghiên cứu. Những biện pháp quản lý cụ thể nào để có thể đưa được những lợi thế của các đơn vị nghiên cứu vào hoạt động đào tạo của Trường ĐHKHTN là mục đích mà tác giả mong muốn tìm ra trong quá trình nghiên cứu đề tài: "Các biện pháp quản lý nhằm kết hợp hoạt động của đơn vị đào tạo và đơn vị NCKH trong Trƣờng ĐHKHTN - ĐHQGHN". 2. Mục đích nghiên cứu 4 Luận văn cao học dục Quản lý giáo - Nghiên cứu các biện pháp quản lý nhằm tăng cường sự kết hợp giữa các đơn vị đào tạo và đơn vị NCKH trong Trường ĐHKHTN - ĐHQGHN để góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo sau đại học của một trường đại học khoa học cơ bản. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: các biện pháp quản lý nhằm tăng cường sự gắn kết hoạt động của đơn vị đào tạo và đơn vị NCKH trong Trường ĐHKHTN ĐHQGHN. - Khách thể nghiên cứu: các đơn vị đào tạo và đơn vị NCKH trong Trường ĐHKHTN - ĐHQGHN và mối quan hệ giữa chúng. 4. Giả thuyết khoa học: Nếu thực hiện đồng bộ triệt để các biện pháp quản lý luận văn đề ra và tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa đơn vị đào tạo và đơn vị NCKH trong Trường ĐHKHTN - ĐHQGHN sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo sau đại học, NCKH ở một trường đại học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu, hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý và tổ chức bộ máy quản lý của một trường đại học. - Phân tích, đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa đơn vị đào tạo và đơn vị NCKH trong Trường ĐHKHTN. - Nghiên cứu, đề xuất những biện pháp quản lý nhằm gắn kết hoạt động của các đơn vị đào tạo và đơn vị NCKH trong Trường ĐHKHTN. 6. Giới hạn đề tài: - Do mục đích nghiên cứu đã đặt ra nên luận văn tập trung nghiên cứu những biện pháp quản lý nhằm tăng cường sự gắn kết giữa các đơn vị đào tạo và đơn vị NCKH trong Trường ĐHKHTN. - Thực trạng mối quan hệ trên của Trường ĐHKHTN - ĐHQGHN trong giai đoạn hiện nay. 5 Luận văn cao học dục Quản lý giáo 7. Những luận điểm cần bảo vệ: - Các đơn vị nghiên cứu trong trường đại học cũng là một môi trường đào tạo sau đại học tốt, qua đó công tác NCKH và công tác đào tạo được kết hợp chặt chẽ hơn và sẽ phát huy hiệu qủa của các bộ phận trong một trường đại học. - Tạo cơ chế hoạt động phù hợp cho các đơn vị này là một biện pháp hữu hiệu để phát huy mối quan hệ giữa các đơn vị đào tạo và NCKH trong một trường đại học. 8. Những đóng góp của luận văn: - Giải quyết một trong những vấn đề thực tiễn đang đặt ra tại Trường ĐHKHTN trên lộ trình xây dựng thành một trường đại học - nghiên cứu, đó là: trường đại học nghiên cứu sẽ là nơi hoà nhập, liên kết giữa NCKH và đào tạo để thực hiện phương châm đào tạo gắn chặt với nghiên cứu khoa học đặc biệt đối với đội ngũ HVCH và NCS. 9. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp thống kê và phân tích số liệu 10. Cấu trúc của luận văn: Mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Thực trạng hoạt động của đơn vị đào tạo và đơn vị NCKH trong Trường ĐHKHTN - ĐHQGHN Chương 3: Các biện pháp quản lý nhằm kết hợp hoạt động của đơn vị đào tạo và đơn vị NCKH trong trường ĐHKHTN ĐHQGHN Các khuyến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục kèm theo 6 Luận văn cao học dục Quản lý giáo CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề Lịch sử phát triển khoa học đã chứng tỏ, giảng dạy đại học và NCKH, đặc biệt là nghiên cứu cơ bản, là hai chức năng gắn bó mật thiết với nhau của trường đại học. Tại các nước phát triển, NCKH trong các trường đại học là công tác sống còn trong việc nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo cũng như nâng cao uy tín đào tạo của từng cơ sở. NCKH tạo ra nguồn cơ sở vật chất to lớn, các trang thiết bị hiện đại cho các phòng thí nghiệm, tạo ra ngân hàng dữ liệu đa dạng, phong phú và cập nhật. NCKH đem lại những phương hướng phát triển khoa học, dự đoán được xu thế phát triển của thời đại và là kim chỉ nam cho đội ngũ cán bộ giảng dạy và người học tiếp cận những vấn đề có tính thời sự và thực tiễn. Cơ cấu tổ chức của các trường đại học được thiết kế để hỗ trợ công tác nghiên cứu thông qua các trung tâm, viện cũng như các khoa, các phòng thí nghiệm thuộc trường đại học. Ở Việt Nam, từ năm 1956, tất cả các trường đại học ở Miền Bắc được tổ chức theo mô hình Liên Xô, gồm hai loại trường đại học chính: mô hình các đại học tổng hợp bao gồm các ngành khoa học cơ bản và mô hình các trường đại học chuyên ngành kỹ thuật. Các mô hình này dựa trên cơ sở đơn ngành (khoa học cơ bản, xây dựng, kiến trúc, thuỷ lợi ...) tương đương với các Faculty, College hay School của các đại học (University) của hệ thống phương Tây hoặc tập hợp một số ngành. Một đặc điểm khác của mô hình Liên Xô cũng được du nhập vào nước ta là xây dựng một hệ thống lớn các viện nghiên cứu nằm bên ngoài các trường đại học. Mô hình này đã làm hình thành quan niệm: các trường đại học chỉ có nhiệm vụ đào 7 Luận văn cao học dục Quản lý giáo tạo còn nhiệm vụ NCKH là của các viện nghiên cứu và cản trở việc phối hợp, liên kết giữa đào tạo với NCKH. Để khắc phục tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã khuyến khích các trường đại học thành lập các đơn vị nghiên cứu để phát triển công tác NCKH và gắn kết hoạt động đào tạo với hoạt động NCKH trong trường đại học. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà hoạt động giữa đơn vị đào tạo và đơn vị nghiên cứu khoa học trong trường đại học cũng chưa được gắn kết chặt chẽ với nhau. Các tác giả như Lê Thạc Cán, Vũ Tiến Trinh, Đặng Bá Lãm, .... đã có những công trình nghiên cứu để có giải pháp cho thực trạng trên. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này mới chỉ quan tâm đến một số mặt của hoạt động NCKH trong các trường đại học. Gần đây, các luận văn chuyên ngành chính sách KH & CN của các tác giả Trịnh Ngọc Thạch, Phạm Liên Hương, Lê Yên Dung, Phạm Thị Bích Hà, ... cũng đề cập đến vấn đề này nhưng chỉ về mặt các chính sách cho hoạt động KH & CN trong các trường đại học, mô tả nguồn lực nghiên cứu và các kết quả KH & CN đạt được của trường đại học hoặc những đóng góp về mặt KH & CN của trường đại học, vai trò NCKH trong trường đại học với sản xuất, kinh doanh .... Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào phân tích, đánh giá thực trạng sự kết hợp hoạt động giữa đơn vị đào tạo và đơn vị NCKH trong trường đại học. Trong luận văn này, chúng tôi cố gắng phân tích một cách tương đối toàn diện (nhấn mạnh về mặt cơ cấu bộ máy tổ chức) thực trạng của sự gắn kết đó ở Trường ĐHKHTN thuộc ĐHQGHN và bước đầu đề xuất các biện pháp quản lý nhằm kết hợp hai đơn vị này chặt chẽ hơn. 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài Chúng tôi bắt đầu công việc nghiên cứu của mình bằng cách tìm hiểu nội hàm của một số khái niệm có liên quan tới đề tài, đồng thời là kiến thức công cụ để nghiên cứu việc kết hợp hoạt động của đơn vị đào tạo và đơn vị NCKH trong trường đại học mà lấy đối tượng nghiên cứu cụ thể là Trường ĐHKHTN ĐHQGHN. 8 Luận văn cao học dục Quản lý giáo 1.2.1. Quản lý và các chức năng quản lý 1.2.1.1. Khái niệm quản lý Theo tác giả Ngô Trung Việt, từ quản lý (management) bắt nguồn từ chữ Latinh "manus" nghĩa là bàn tay. Theo nghĩa gốc, thực hiện quản lý là "nắm vững trong tay", "điều khiển vững tay". Theo một nghĩa nào đó, quản lý là một nghệ thuật khiến người khác phải làm việc. Tuỳ theo các cách tiếp cận mà ta có các quan điểm khác nhau về quản lý. Thông thường khi đưa ra khái niệm quản lý các tác giả thường gắn với một loại hình quản lý cụ thể: - F.W. Taylor (Mỹ, 1856 - 1915) - được đánh giá là "cha đẻ của thuyết Quản lý khoa học", định nghĩa "Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó khiến được họ hoàn thành công việc tốt nhất và rẻ nhất"[5, 23]. - H. Fayol (Pháp, 1841 - 1925) coi quản lý là một loại công việc đặc thù, khác với các loại công việc khác của xí nghiệp và trở thành một hệ thống độc lập, phát huy tác dụng riêng của nó mà các hệ thống khác của xí nghiệp không thể thay thế được. Ông đã nói về nội hàm của khái niệm như sau: "Quản lý tức là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra"[1, 59]. Fayol còn chứng minh được rằng khoa học quản lý - "quản lý hành chính", không những cần thiết cho các tổ chức công nghiệp và hãng kinh doanh mà có thể áp dụng với mọi loại hình tổ chức, kể cả cơ quan của Chính phủ vì quản lý ở một tổ chức đều có chung những chức năng kể trên. - M. T. Follet (Mỹ, 1868 - 1933) cho rằng trong công việc quản lý cần chú trọng tới những người lao động với toàn bộ đời sống của họ, cả yếu tố kinh tế lẫn yếu tố tinh thần và tình cảm. Theo Bà: "Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc được thực hiện thông qua người khác"[5, 26]. - C. I. Barnard (1886 - 1961) quan tâm đến đối tượng quản lý là các cá nhân con người đơn nhất và coi tổ chức như một hệ thống mở tức là nhất mạnh đến mối liên hệ hữu cơ giữa các bộ phận với hệ thống, giữa hệ thống với môi trường đặc thù của tổ chức và đối tượng của quản lý không phải là hoạt động của các cá nhân hoặc 9 Luận văn cao học dục Quản lý giáo bộ phận mà là một hệ thống - tổ chức nhất định. Do vậy, "Quản lý không phải là công việc của tổ chức mà là công việc chuyên môn duy trì hoạt động của tổ chức"[5, 29]. - Peter Drucker quan niệm: "Quản lý là một chức năng xã hội nhằm để phát triển con người và xã hội với những hệ giá trị, nội dung, phương pháp biến đổi không ngừng"[5, 35]. - "Quản lý là hoạt động thiết yếu nảy sinh khi con người hoạt động tập thể, là sự tác động của chủ thể vào khách thể, trong đó quan trọng nhất là khách thể con người, nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức"[5, 46]. - "Quản lý là tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, một cơ quan" [44, 616]. Theo tác giả, quản lý là sự tác động có định hướng của người quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu qủa nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra. Quản lý là một trong những hoạt động vừa khó khăn vừa phức tạp lại có ý nghĩa trong sự phát triển hay trì trệ của mọi tổ chức. Quản lý đúng đắn sẽ giúp cho các tổ chức hạn chế được các nhược điểm của mình, liên kết gắn bó mọi con người trong tổ chức, tạo ra niềm tin, sức mạnh và truyền thống của tổ chức. 1.2.1.2. Hệ thống chức năng quản lý Với tư cách là yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong việc duy trì và phát triển một tổ chức, quản lý có bốn chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. - Lập kế hoạch là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng của quản lý vì nó gắn liền với việc lựa chọn chương trình hành động trong tương lai. Chẳng những lập kế hoạch là chức năng cơ bản nhất của tất cả các nhà quản lý ở mọi cấp trong một hệ thống mà các chức năng còn lại của quản lý cũng phải dựa trên nó. Nhờ công tác lập kế hoạch, người lãnh đạo của hệ thống sẽ tổ chức, điều khiển và kiểm tra nhằm đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu đã thông qua trong kế hoạch. 10 Luận văn cao học dục Quản lý giáo Lập kế hoạch là một phương pháp tiếp cận hợp lý để đạt tới các mục tiêu định trước. Vì phương pháp tiếp cận này không tách rời khỏi môi trường, nên việc lập kế hoạch phải xét tới bản chất của môi trường mà các yếu tố quyết định và hành động của việc lập kế hoạch được dự kiến để hoạt động trong đó. Lập kế hoạch là quyết định trước xem phải làm gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai làm. Nó đòi hỏi người lãnh đạo của tổ chức phải xác định các chiến lược, đường lối một cách có ý thức và đưa ra các quyết định dựa trên sự hiểu biết và những đánh giá thận trọng. - Tổ chức Tổ chức là qúa trình phân công và phối hợp các nhiệm vụ và nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã vạch ra. Đó là sự liên kết giữa các cá nhân, những quá trình, những hoạt động trong hệ thống nhằm thực hiện mục đích đề ra trên cơ sở các nguyên tắc và quy tắc quản lý của hệ thống. Chức năng tổ chức còn là chức năng hình thành cơ cấu tổ chức quản lý cùng các mối quan hệ giữa chúng. Cơ cấu tổ chức quản lý là hình thức phân công nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý, có tác động đến quá trình hoạt động của hệ thống quản lý. Cơ cấu tổ chức quản lý, một mặt phản ánh cơ cấu trách nhiệm của mỗi người trong hệ thống, mặt khác có tác động tích cực trở lại đến việc phát triển của hệ thống nếu tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc tổ chức quản lý. - Chỉ đạo Ngoài việc lập kế hoạch và tổ chức, người quản lý còn phải làm việc với các nhân viên, xem họ thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày của mình thế nào. Chỉ đạo là quá trình tác động, gây ảnh hưởng đến thành viên trong tổ chức để công việc của họ làm hướng tới các mục tiêu chung đề ra. Các nhà quản lý phải có khả năng truyền đạt và thuyết phục các mục tiêu cho nhân viên và thúc đẩy họ đạt được mục tiêu bằng nhiều biện pháp khác nhau. - Kiểm tra là quá trình thiết lập và thực hiện các cơ chế thích hợp để thu thập và xử lý thông tin đảm đạt được các mục tiêu của tổ chức. Một phần quan trọng của kiểm tra là đánh giá sự tiến bộ của tiến trình thực thi và điều chỉnh khi 11 Luận văn cao học dục Quản lý giáo cần thiết. Kiểm tra nhằm phát hiện các lỗi sai, các ách tắc của hệ thống trong quá trình hoạt động để có giải pháp xử lý, đồng thời tìm kiếm các cơ hội, các nguồn lực có thể khai thác để tận dụng, thúc đẩy hệ thống sớm đạt được mục tiêu dự định. 1.2.1.3. Quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật Quản lý là cách thức tốt nhất để đạt được mục tiêu chung. Vì vậy, nhiệm vụ của quản lý là biến các mối quan hệ giữa những con người cụ thể, giữa nhưng nhóm người thành những yếu tố tích cực, hạn chế xung đột và tạo nên môi trường thuận lợi để hướng tới mục tiêu. Ở khía cạnh này, quản lý là nghệ thuật. Đó là bí quyết làm việc với con người, bí quyết sắp xếp các nguồn lực của tổ chức, là sự sáng tạo khi gặp những tình huống khác nhau trong hoạt động của tổ chức. Tuy nhiên, các bí quyết đó chỉ có thể được khám phá trên sự đúc kết kinh nghiệm thực tế và vận dụng những tri thức khoa học liên ngành. Các nhà quản lý chỉ có thể thực hiện sứ mệnh của mình tốt hơn khi vận dụng những kinh nghiệm đã được đúc kết, khái quát hoá thành những nguyên tắc, phương pháp và kỹ năng quản lý cần thiết, đó là khoa học. Vì thế, quản lý vừa là khoa học, nhƣng lại vừa là nghệ thuật. 1.2.2. Biện pháp quản lý Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng do Nguyễn Như Ý chủ biên, biện pháp là: "cách làm, cách thức tiến hành" [44, 67]. Biện pháp là cách thức hành động để thực hiện một mục đích, là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể. Biện pháp là một bộ phận của phương pháp, điều đó có nghĩa là để sử dụng một phương pháp nào đó phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Cùng một biện pháp có thể sử dụng trong nhiều phương pháp. Biện pháp quản lý là cách thức tác động vào đối tượng quản lý nhằm giúp chủ thể nâng cao khả năng hoàn thành có kết quả các mục tiêu đã đặt ra. 1.2.3. Hoạt động "Hoạt động là làm những việc khác nhau, với mục đích nhất định trong đời sống xã hội" [44, 329]. 12 Luận văn cao học dục Quản lý giáo "Hoạt động là một phương pháp đặc thù của con người quan hệ với thế giới chung quanh nhằm cải tạo thế giới theo hướng phục vụ cuộc sống của mình". [26, 349] Khái niệm hoạt động mà tác giả muốn đề cập đến trong đề tài này không đơn thuần là hoạt động của cá nhân mà là hoạt động của nhiều cá nhân cùng chung mục đích tạo nên hoạt động tập thể của đơn vị. "Hoạt động tập thể là hình thức cùng nhau hoạt động của một nhóm đáp ứng các yêu cầu: 1. Tất cả các thành viên đều nỗ lực thực hiện mục đích chung thống nhất của hoạt động; 2. Có sự phân công rõ ràng; 3. Giữa các thành viên có quan hệ trách nhiệm và phụ thuộc lẫn nhau; 4. Mỗi thành viên của tập thể kiểm tra từng phần của hoạt động". [26, 350] 1.2.4. Kết hợp "Kết hợp là gắn bó với nhau để bổ sung cho nhau"[21, 254]. "Kết hợp là gắn chặt với nhau để bổ sung cho nhau" [44, 321] "Kết hợp là gắn với nhau để hỗ trợ nhau" [28, 319] "Kết hợp là tập trung tác dụng của hai hoặc nhiều việc, hành động, phương thức ... nhằm nâng cao hiệu quả" [14, 408] 1.2.5. Đào tạo "Đào tạo là dạy dỗ, rèn luyện để trở thành người có hiểu biết, có nghề nghiệp" [44, 248]. "Đào tạo là truyền thụ một cách có hệ thống những điều cần biết (về một môn, một nghề ...), cung cấp năng lực việc làm'' [30, 246] Theo tác giả Nguyễn Minh Đường trong đề tài KX 07 - 14: "Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, nhằm hình thành và phát triển hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ ... để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời hành nghề một cách năng suất và hiệu quả". Đào tạo là làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định. 1.2.6. Nghiên cứu khoa học 13 Luận văn cao học dục Quản lý giáo "NCKH là một hoạt động xã hội hướng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết; hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật để cải tạo thế giới". [13, 20] "Bản chất của NCKH là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằm nhận thức thế giới, tạo ra hệ thống tri thức có giá trị để sử dụng vào cải tạo thế giới". [43, 25] "NCKH là quá trình nhận thức chân lý khoa học, một hoạt động trí tuệ đặc thù bằng những phương pháp nghiên cứu nhất định để tìm hiểu, để chỉ ra một cách chính xác và có mục đích những điều mà con người chưa biết đến (hoặc biết chưa đầy đủ) tức là tạo ra sản phẩm mới dưới dạng tri thức mới có giá trị mới về nhận thức hoặc phương pháp" [29, 15] Theo tác giả Lưu Xuân Mới, NCKH nhằm 4 mục tiêu: - Mục tiêu nhận thức: phát triển ngày càng sâu, rộng nhận thức của con người về thế giới, phát hiện các quy luật của thế giới, phát triển kho tàng kiến thức của nhân loại. - Mục tiêu sáng tạo: nhằm sáng tạo ra công nghệ mới trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, nâng cao trình độ văn minh, nâng cao năng suất trong tất cả các lĩnh vực hoạt động. - Mục đích kinh tế: NCKH phải dẫn tới hiệu quả kinh tế, góp phần làm tăng trưởng kinh tế xã hội. - Mục tiêu văn hoá và văn minh: mở mang dân trí, nâng cao trình độ văn hoá, từng bước hoàn thiện con người, đưa con người nên một trình độ văn minh cao hơn. NCKH là hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu về nhận thức và cải tạo thế giới của con người bao gồm khám phá những thuộc tính bản chất của sự vật và hiện tượng, phát hiện quy luật vận động của sự vật, vận dụng quy luật để sáng tạo các giải pháp tác động vào sự vật, hiện tượng. 14 Luận văn cao học dục Quản lý giáo Tuỳ theo mục tiêu nghiên cứu và các sản phẩm thu được sau nghiên cứu, người ta chia thành những loại hình nghiên cứu: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai. 1.3. Vai trò của hoạt động đào tạo và hoạt động NCKH trong trƣờng đại học 1.3.1. Vai trò của hoạt động đào tạo trong trường đại học Hoạt động đào tạo trong trường đại học thực hiện một trong những nhiệm vụ của trường đại học là đào tạo ra nguồn nhân lực với trình độ cao và nhân tài phục vụ cho sự phát triển tất cả các lĩnh vực của xã hội. “Mục tiêu của giáo dục đại học và sau đại học là đào tạo con người có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” [32,13] “Nội dung giáo dục đại học phải có tính hiện đại và phát triển, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa kiến thức khoa học cơ bản với kiến thức chuyên ngành và các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hoá dân tộc; tương ứng với trình độ chung của khu vực và thế giới.” [32, 14] “Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát huy tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng.” [32, 14] “Nội dung giáo dục sau đại học phải giúp cho người học phát triển và hoàn thiện kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên ngành, các bộ môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; phát huy năng lực sáng tạo, phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo; có khả năng đóng góp vào sự phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế - xã hội của đất nước. Đào tạo trình độ thạc sỹ phải đảm bảo cho học viên được bổ sung và nâng cao những kiến thức đã học ở trình độ đại học; tăng cường kiến thức liên ngành; có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và NCKH trong chuyên ngành của mình. 15 Luận văn cao học dục Quản lý giáo Đào tạo trình độ tiến sỹ phải đảm bảo cho nghiên cứu sinh nâng cao và hoàn chỉnh kiến thức cơ bản; có hiểu biết sâu về kiến thức chuyên ngành; có đủ năng lực tiến hành độc lập công tác NCKH và sáng tạo trong công tác chuyên môn. Phương pháp đào tạo thạc sỹ phải được thực hiện bằng cách phối hợp các hình thức học tập trên lớp với tự học, tự nghiên cứu; coi trọng việc phát huy năng lực thực hành, năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên môn. Phương pháp đàp tạo tiến sĩ được thực hiện chủ yếu bằng tự học, tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của nhà giáo, nhà khoa học; coi trọng rèn luyện thói quen nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy sáng tạo trong phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên môn” [32, 15] Trong điều kiện nước ta đang ở trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá, giáo dục đại học Việt Nam đứng trước yêu cầu phải đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học với quy mô lớn, chất lượng cao, đa dạng hóa về cơ cấu ngành nghề, thích ứng được với thực tiễn sinh động của nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi và quá trình hội nhập quốc tế. Trong mỗi trường đại học, một môi trường đào tạo tốt, đào tạo có chất lượng thì có tác động thúc đẩy hoạt động NCKH phát triển. Vì để đào tạo đại học chất lượng cao người thầy phải NCKH để thường xuyên bổ sung, cập nhật những thành tựu nghiên cứu vào bài giảng. Còn để đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ, người thầy phải có các đề tài NCKH. HVCH và NCS cần tham gia các đề tài NCKH của thầy để hoàn thành luận văn của mình. Ngược lại, người thầy cũng cần lực lượng này để thực hiện các ý tưởng nghiên cứu. Ít khi các nhà khoa học nghiên cứu một mình. Họ cần có êkíp, có cộng sự, có học trò. Hoạt động đào tạo tạo nên sự thay thế và kế thừa liên tục cho hệ thống này. 1.3.2. Vai trò của hoạt động NCKH trong trường đại học Phương pháp giảng dạy và học tập ở bậc đại học khác hẳn các bậc học khác nên người thầy ở bậc đại học phải có trình độ cao về NCKH để hướng dẫn người học có năng lực tự học, tự nghiên cứu giải quyết vấn đề một cách độc lập sáng tạo. 16 Luận văn cao học dục Quản lý giáo Vì vậy, hoạt động NCKH trong các trường đại học là không thể thiếu được và có vai trò đặc biệt quan trọng do: - Hoạt động NCKH giúp cho các trường đại học nâng cao chất lượng đào tạo vì hoạt động NCKH đặc biệt là NCCB giúp cho việc tìm kiếm các tri thức khoa học mới, tạo điều kiện cho sự phát triển các bộ môn khoa học, các trường phái khoa học, các lĩnh vực nghiên cứu mới và đảm bảo cho trình độ khoa học của trường theo kịp trình độ phát triển khoa học tiên tiến trên thế giới. Hơn nữa, NCKH giúp phát triển về trình độ đội ngũ giảng dạy, làm cho người thầy là những chuyên gia khoa học, có uy tín cao trong xã hội và tạo nên chất lượng cao cho công tác đào tạo. Từ đó đem lại cho người học một kiến thức cơ bản rộng, tiên tiến, với phương pháp luận vững vàng. NCKH trong các đại học góp phần đổi mới phương thức quản lý, phương pháp truyền thụ kiến thức cho người học. Sản phẩm của nhiều đề tài NCKH đã giúp các học viên cao học và nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận văn và luận án. - Hoạt động NCKH trong trường đại học là chiếc cầu nối gắn nhà trường với xã hội. Sự hợp tác trong hoạt động NCKH với các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ ... giúp nhà trường nắm được các nhu cầu của xã hội và phản ánh vào hoạt động đào tạo và NCKH của mình. Ngược lại, các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ ... cũng tiếp cận thành tựu khoa học mới nhất khi hợp tác với các trường đại học. Đồng thời hoạt động NCKH tạo ra môi trường rèn luyện kỹ năng, phương pháp nghiên cứu, tinh thần hợp tác, cộng tác cho người học, giúp họ có trình độ chuyên môn vững vàng, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đòi hỏi ngay khi ra trường. Ngoài ra, thông qua các hợp đồng NCKH với các cơ sở kinh tế và xã hội, trường đại học sẽ phát huy được nguồn lực NCKH của mình để phục vụ sự nghiệp đổi mới của đất nước. - Hoạt động NCKH làm cho các trường đại học trở thành các cơ sở NCKH mạnh, có vị trí xứng đáng trong hệ thống các cơ quan NCKH quốc gia, giúp thực hiện tốt chức năng cơ bản thứ hai của mình. Vì hoạt động NCKH là môi trường để phát triển năng lực NCKH của nhà trường cả về số lượng và chất lượng. Hoạt động 17 Luận văn cao học dục Quản lý giáo NCKH tạo thêm các nguồn thu để hỗ trợ đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và đảm bảo sự phát triển bền vững của nhà trường. Tóm lại, hoạt động NCKH có vai trò đặc biệt quan trọng và to lớn giúp các trường đại học nâng cao chất lượng đạo tạo và uy tín khoa học để có thể thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đại học, sau đại học. Chỉ khi kết hợp được hoạt động đào tạo và hoạt động NCKH thì các trường đại học mới có thể phát triển đúng hướng và có vị trí trong hệ thống các trường đại học danh tiếng thế giới. 1.4. Sự ra đời các đơn vị NCKH trong trường đại học ở Việt Nam Tác giả mong muốn trước khi đi sâu vào phân tích tích mối quan hệ giữa đơn vị đào tạo và đơn vị NCKH trong trường đại học, tác giả sẽ tìm hiểu lý do khách quan dẫn đến sự thành lập các đơn vị NCKH trong trường đại học ở Việt Nam. Do chúng ta học tập mô hình của Liên Xô, xây dựng một hệ thống rộng lớn các viện nghiên cứu nằm bên ngoài các trường đại học nên công tác NCKH trong các trường đại học trước đây không được quan tâm, đầu tư phát triển. Bắt đầu từ năm 1981, hoạt động NCKH trong các trường đại học đuợc đề cập đến trong NQ 37/TW ngày 20/04/81 của Bộ Chính trị về chính sách khoa học và kỹ thuật. Vai trò, nhiệm vụ của hoạt động NCKH trong các trường đại học được đề cập trong NQ 37/TW trước hết là để giải quyết các vấn đề bức thiết của nền kinh tế quốc dân đó là sự tách rời và không gắn liền với thực tế sản xuất của các đơn vị nghiên cứu. Đồng thời NQ cũng thể hiện sự coi trọng vai trò phục vụ hoạt động đào tạo của hoạt động NCKH trong các trường đại học. Nghị quyết 37/TW xác định: "Mỗi truờng đại học phải là một cơ sở giảng dạy, đồng thời là một cơ sở NCKH. Phát triển rộng rãi công tác NCKH và kỹ thuật trong các trường đại học nhằm phát huy thế mạnh của đông đảo đội ngũ cán bộ khoa học và tính đồng bộ đa dạng trong cơ cấu các ngành chuyên môn. Phát huy hết tiềm năng của những cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ giảng dạy của nhà trường, đồng thời xây dựng những phòng hoặc viện nghiên cứu chuyên ngành, chuyên đề hay liên ngành cần thiết"[15]. Đồng thời NQ 37/TW cũng chỉ ra vai trò, nhiệm vụ của hoạt động NCKH trong các trường đại học: "Hoạt động nghiên cứu 18 Luận văn cao học dục Quản lý giáo của các trường đại học phải nhằm giải quyết các vấn đề khoa học và kỹ thuật bức thiết nhất của nền kinh tế quốc dân, trước hết là những nhiệm vụ của chương trình tiến bộ khoa học - kỹ thuật và chương trình NCKH trọng điểm của Nhà nước, đồng thời coi trọng việc nghiên cứu phát triển lý luận của các ngành khoa học, phát triển khoa học giáo dục đại học, cải tiến nội dung chương trình đào tạo" [15]. Như vậy, trong thời kỳ này, Đảng và Nhà nước bắt đầu đề cập đến vai trò hoạt động NCKH của trường đại học nhưng hoạt động NCKH mới chỉ được đề cập như là một nhiệm vụ thứ yếu sau nhiệm vụ giảng dạy, nhằm phát huy các tiềm năng về đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường đại học. Đến NQ 26/TW ngày 30/03/91 của Bộ Chính trị lại một lần nữa khẳng định vai trò của hoạt động NCKH trong trường đại học nhưng ở mức độ cao hơn so với NQ 37/TW: "Các trường đại học vừa là cơ sở đào tạo, vừa là cơ sở nghiên cứu và ứng dụng khoa hoc và công nghệ". Ngoài ra, NQ 26/TW còn tiến một bước nữa so với NQ 37/TW ở việc định hướng tăng cường công tác nghiên cứu cơ bản trong các trường đại học: "Chuyển một số nhiệm vụ nghiên cứu lý thuyết về các trường đại học với hình thức thích hợp để tận dụng khả năng đội ngũ cán bộ giảng dạy và cơ sở vật chất - kỹ thuật của các trường có điều kiện". NQ 26/TW mới chỉ đề cập đến vấn đề "tận dụng" nguồn lực khoa học - công nghệ của các trường mà chưa đánh giá hết vai trò đặc biệt quan trọng của công tác nghiên cứu cơ bản đối với hoạt động đào tạo trong các trường đại học. Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII, ngày 24/12/1996, đã thể hiện sự quan tâm rất cụ thể đối với trường đại học trong giải pháp tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học: "Thay thế bổ sung cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các trường nghề, trung học chuyên nghiệp, đại học ... xây dựng một số phòng thí nghiệm trọng điểm và trạm sản xuất thử ở trình độ hiện đại phục vụ công tác đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ ... bổ sung thường xuyên sách và tạp chí chuyên ngành để các trường đại học có điều kiện tiếp cận những thành tựu mới của KH & CN" đây là một bước tiến mới thể hiện sự coi trọng công tác NCKH của các trường đại học trong chính sách của Đảng và Nhà 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất