Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của học viên trong đào tạo t...

Tài liệu Biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của học viên trong đào tạo trực tuyến ở trường đại học sư phạm hà nội

.PDF
100
61715
141

Mô tả:

F31 GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC QUỐC KHOA SƯ PHẠM -------------- LÊ KHẮC QUYỀN BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN TRONG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC Chuyên ngành: QUẢN LÍ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 05 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ QUANG SƠN HÀ NỘI – 2008 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài....................................................................... 2 3. Giả thuyết khoa học .......................................................................................... 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 2 5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ............................................................... 2 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 3 7. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN TRONG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN ........ 4 1.1. Sơ lƣợc về lịch sử phát triển ĐTTT .............................................................. 4 1.1.1. Trên thế giới .............................................................................................. 4 1.1.2. Ở trong nước ............................................................................................ 8 1.2. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................. 12 1.2.1. Quản lý ................................................................................................... 12 1.2.2. Quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường ......................................... 16 1.2.3. Quản lý hoạt động dạy học trong ĐTTT .................................................. 16 1.2.4. Học viên .................................................................................................. 20 1.2.5. Kết quả học tập ....................................................................................... 20 1.2.6. Một số khái niệm trong ĐTTT ................................................................. 21 1.3. Ứng dụng CNTT&TT trong giáo dục ........................................................... 25 1.3.1. Ứng dụng CNTT&TT trong giáo dục ....................................................... 25 1.3.2. Ứng dụng CNTT&TT trong dạy học ........................................................ 30 1.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong ĐTTT ................... 32 1.4. Đánh giá kết quả học tập ............................................................................. 34 1.4.1. Tổng quan về ĐGKQHT.......................................................................... 34 1.4.2. Vai trò, chức năng của ĐGKQHT............................................................ 37 1.4.3. Các nguyên tắc đánh giá ........................................................................ 38 1.4.4. Các hình thức đánh giá ........................................................................... 38 1.4.5. Quy trình đánh giá .................................................................................. 39 1.5. Đánh giá KQHT trong ĐTTT......................................................................... 40 1.5.1. Đánh giá KQHT của học viên trong ĐTTT .............................................. 40 1.5.2. Quản lý công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT ............................ 42 Kết luận chƣơng 1 .............................................................................................. 44 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐGKQHT CỦA HỌC VIÊN TRONG ĐTTT Ở TRƢỜNG ĐHSP HÀ NỘI..................................... 45 2.1. Khái quát về trƣờng ĐHSP Hà Nội ............................................................. 45 2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, tầm nhìn, sứ mạng của trường ĐHSP Hà Nội ..... 46 2.1.2. Các mục tiêu của trường ........................................................................ 47 2.1.3. Quy mô trường, lớp, số học viên, cán bộ giảng viên của trường ĐHSP Hà Nội năm học 2006 - 2007........................................................................ 48 2.1.4. Quan hệ hợp tác Quốc tế ........................................................................ 49 2.2. Thực trạng ĐTTT và công tác ĐGKQHT của học viên ở Trƣờng ĐHSP Hà Nội .................................................................................................................. 49 2.2.1. Thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy và học ở trường ĐHSP Hà Nội ... 49 2.2.2. Thực trạng ĐTTT ở Trường ĐHSP Hà Nội ............................................. 50 2.2.3. Thực trạng công tác ĐGKQHT của học viên ở trường ĐHSP Hà Nội ..... 53 Kết luận chƣơng 2 .............................................................................................. 58 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐGKQHT CỦA HỌC VIÊN TRONG ĐTTT Ở TRƢỜNG ĐHSP HÀ NỘI ........................... 59 3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp ...................................................................... 59 3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................. 60 3.2.1. Các biện pháp đề xuất phải mang tính hệ thống và đồng bộ .................. 60 3.2.2. Các biện pháp đề xuất phải mang tính khả thi ........................................ 61 3.2.3. Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính hiệu quả ................................ 61 3.3. Một số biện pháp pháp quản lý công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT ở trƣờng ĐHSP Hà Nội ....................................................................... 62 3.3.1. Biện pháp 1: Xây dựng quy chế ĐTTT ở trường ĐHSP Hà Nội .............. 62 3.3.2. Biện pháp 2: Hoàn thiện CSVC trong ĐTTT ở trường ĐHSP Hà Nội ...... 64 3.3.3. Biện pháp 3: Xây dựng quy trình và quản lý quy trình đánh giá KQHT của học viên trong ĐTTT ............................................................................... 67 3.3.4. Biện pháp 4: Nâng cao năng lực đánh giá KQHT cho đội ngũ CBQL và giáo viên trong ĐTTT .............................................................................. 79 Kết luận chƣơng 3 .............................................................................................. 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 84 1. Kết luận ............................................................................................................ 84 2. Kiến nghị .......................................................................................................... 85 2.1. Đối với trung tâm CNTT của trường ........................................................... 85 2.2. Đối với trường ĐHSP Hà Nội ..................................................................... 85 2.3. Đối với bộ GD&ĐT ..................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 86 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 89 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài....................................................................... 2 3. Giả thuyết khoa học .......................................................................................... 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 2 5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ............................................................... 2 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 3 7. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN TRONG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN ........ 4 1.1. Sơ lƣợc về lịch sử phát triển ĐTTT .............................................................. 4 1.1.1. Trên thế giới .............................................................................................. 4 1.1.2. Ở trong nước ............................................................................................ 8 1.2. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................. 12 1.2.1. Quản lý ................................................................................................... 12 1.2.2. Quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường ......................................... 16 1.2.3. Quản lý hoạt động dạy học trong ĐTTT .................................................. 16 1.2.4. Học viên .................................................................................................. 20 1.2.5. Kết quả học tập ....................................................................................... 20 1.2.6. Một số khái niệm trong ĐTTT ................................................................. 21 1.3. Ứng dụng CNTT&TT trong giáo dục ........................................................... 25 1.3.1. Ứng dụng CNTT&TT trong giáo dục ....................................................... 25 1.3.2. Ứng dụng CNTT&TT trong dạy học ........................................................ 30 1.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong ĐTTT ................... 32 1.4. Đánh giá kết quả học tập ............................................................................. 34 1.4.1. Tổng quan về ĐGKQHT.......................................................................... 34 1.4.2. Vai trò, chức năng của ĐGKQHT............................................................ 37 1.4.3. Các nguyên tắc đánh giá ........................................................................ 38 1.4.4. Các hình thức đánh giá ........................................................................... 38 1.4.5. Quy trình đánh giá .................................................................................. 39 1.5. Đánh giá KQHT trong ĐTTT......................................................................... 40 1.5.1. Đánh giá KQHT của học viên trong ĐTTT .............................................. 40 1.5.2. Quản lý công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT ............................ 42 Kết luận chƣơng 1 .............................................................................................. 44 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐGKQHT CỦA HỌC VIÊN TRONG ĐTTT Ở TRƢỜNG ĐHSP HÀ NỘI..................................... 45 2.1. Khái quát về trƣờng ĐHSP Hà Nội ............................................................. 45 2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, tầm nhìn, sứ mạng của trường ĐHSP Hà Nội ..... 46 2.1.2. Các mục tiêu của trường ........................................................................ 47 2.1.3. Quy mô trường, lớp, số học viên, cán bộ giảng viên của trường ĐHSP Hà Nội năm học 2006 - 2007........................................................................ 48 2.1.4. Quan hệ hợp tác Quốc tế ........................................................................ 49 2.2. Thực trạng ĐTTT và công tác ĐGKQHT của học viên ở Trƣờng ĐHSP Hà Nội .................................................................................................................. 49 2.2.1. Thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy và học ở trường ĐHSP Hà Nội ... 49 2.2.2. Thực trạng ĐTTT ở Trường ĐHSP Hà Nội ............................................. 50 2.2.3. Thực trạng công tác ĐGKQHT của học viên ở trường ĐHSP Hà Nội ..... 53 Kết luận chƣơng 2 .............................................................................................. 58 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐGKQHT CỦA HỌC VIÊN TRONG ĐTTT Ở TRƢỜNG ĐHSP HÀ NỘI ........................... 59 3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp ...................................................................... 59 3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................. 60 3.2.1. Các biện pháp đề xuất phải mang tính hệ thống và đồng bộ .................. 60 3.2.2. Các biện pháp đề xuất phải mang tính khả thi ........................................ 61 3.2.3. Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính hiệu quả ................................ 61 3.3. Một số biện pháp pháp quản lý công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT ở trƣờng ĐHSP Hà Nội ....................................................................... 62 3.3.1. Biện pháp 1: Xây dựng quy chế ĐTTT ở trường ĐHSP Hà Nội .............. 62 3.3.2. Biện pháp 2: Hoàn thiện CSVC trong ĐTTT ở trường ĐHSP Hà Nội ...... 64 3.3.3. Biện pháp 3: Xây dựng quy trình và quản lý quy trình đánh giá KQHT của học viên trong ĐTTT ............................................................................... 67 3.3.4. Biện pháp 4: Nâng cao năng lực đánh giá KQHT cho đội ngũ CBQL và giáo viên trong ĐTTT .............................................................................. 79 Kết luận chƣơng 3 .............................................................................................. 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 84 1. Kết luận ............................................................................................................ 84 2. Kiến nghị .......................................................................................................... 85 2.1. Đối với trung tâm CNTT của trường ........................................................... 85 2.2. Đối với trường ĐHSP Hà Nội ..................................................................... 85 2.3. Đối với bộ GD&ĐT ..................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 86 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 89 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBQL CNH-HĐH CNNT CNTT&TT CSVC Đài TNVN ĐGKQHT ĐH CNTT ĐHQG ĐTTT ĐTTX GD-ĐT GDTX KH-CN KT-XH QLGV QLHT QLSV TBDH THCN THCS THPT TP. HCM Cán bộ quản lý Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa Công nghệ Thông tin Công nghệ thông tin và truyền thông Cơ sở vật chất Đài tiếng nói Việt Nam Đánh giá kết quả học tập Đại học Công nghệ Thông tin Đại học Quốc Gia Đào tạo trực tuyến Đào tạo từ xa Giáo dục-Đào tạo Giáo dục từ xa Khoa học-Công nghệ Kinh tế-Xã hội Quản lý giáo viên Quản lý học tập Quản lý sinh viên Thiết bị dạy học Trung ho ̣c chuyên nghiê ̣p Trung ho ̣c Cơ sở Trung ho ̣c phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức. Việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, công ty, gia đình và cá nhân. ĐTTT chính là giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề này. Ngày nay công nghệ ĐTTT đã góp phần đổi mới cả phương thức dạy và học. ĐTTT đã đáp ứng những tiêu chí giáo dục mới mà từ trước tới nay chưa từng được áp dụng đó là: có thể học mọi nơi, học mọi lúc, học theo sở thích, học suốt đời,… ĐTTT không chỉ dùng cho GDTX qua mạng mà sẽ cùng tồn tại với cách học tập truyền thống và bổ sung cho cách học truyền thống. ĐTTT đã trở thành một xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức và đã tạo ra một cuộc cách mạng về dạy học. ĐTTT mang lại hiệu quả kinh tế cao và đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nước trên thế giới. Nhiều trường đại học có danh tiếng trên thế giới đã chọn ĐTTT như một chiến lược định hướng phát triển. Chỉ với một giáo viên hoặc một chuyên gia giỏi có thể giảng dạy cho một số lượng lớn người học. Với mỗi khóa ĐTTT có thể dễ dàng mời giáo viên, chuyên gia nước ngoài giảng dạy từ xa nên giảm được chi phí… Như vậy, ĐTTT góp phần mở rộng quy mô đào tạo, làm giảm bất bình đẳng về cơ hội học tập giữa người giàu và người nghèo, giữa nông thôn và thành thị, giúp giáo dục Việt Nam hội nhập với nền giáo dục thế giới. ĐTTT cũng thay đổi cách tiếp cận và lĩnh hội tri thức so với mô hình học tập truyền thống. Các hoạt động học tập, nghiên cứu, thảo luận, chia sẻ kiến thức trên mạng mang lại cho người học sự hứng thú, sáng tạo và chủ động. Ở nước ta, ĐTTT đã và đang được triển khai, thử nghiệm ở một số trường Đại học và cũng đã thu được những kết quả nhất định song vẫn có những khó khăn trong quá trình thiết kế học liệu; đánh giá chương trình; ĐGKQHT của học 1 viên; cài đặt và ứng dụng các công cụ quản lý trong ĐTTT, v.v…. Đặc biệt phải kể đến những khó khăn về công tác quản lý ĐTTT và ĐGKQHT của học viên. Để góp phần giải quyết một số tồn tại trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Biện pháp quản lý công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT ở trường ĐHSP Hà Nội”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp quản lý công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT ở trường ĐHSP Hà Nội. 3. Giả thuyết khoa học Nếu đề ra được các biện pháp quản lý công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT phù hợp với các yêu cầu và khả năng thực tế của trường thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng ĐTTT ở trường ĐHSP Hà Nội. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu a. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT. b. Nghiên cứu thực trạng công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT ở trường ĐHSP Hà Nội, từ đó phân tích các ưu, nhược điểm trong công tác quản lý hoạt động này. c. Đề xuất một số biện pháp quản lý công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT ở trường ĐHSP Hà Nội 5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu  Khách thể: Công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT ở trường ĐHSP Hà Nội.  Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT ở trường ĐHSP Hà Nội. 2 6. Phƣơng pháp nghiên cứu  Nghiên cứu lý luận: nghiên cứu hệ thống lý luận về quản lý và lý luận về ĐGKQHT của học viên. Ứng dụng CNTT&TT trong ĐTTT.  Nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu trạng quản quản lý công tác đánh giá KQHT của học viên ở trường ĐHSP Hà Nội, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý công tác đánh giá KQHT của học viên trong ĐTTT. 7. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu công tác quản lý việc ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT ở trường ĐHSP Hà Nội. 3 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ KQHT CỦA HỌC VIÊN TRONG ĐTTT 1.1. Sơ lƣợc về lịch sử phát triển ĐTTT 1.1.1. Trên thế giới Theo tác giả Natalie Aranda [2], khi nền giáo dục thay đổi môi trường dạy học như thay đổi lớp học trước đây chỉ học cố định một chỗ, ĐTTX đã bắt đầu ra đời. Ý tưởng về GDTX có thể được vạch ra bởi kỹ thuật in ấn. Từ rất sớm, việc in ấn đã trở thành phương thức thúc đẩy học tập, sinh viên có thể tự học theo kế hoạch riêng của mình mà không có sự trợ giúp của người hướng dẫn. Sự tự giúp đỡ bản thân đơn giản này là một trong những ví dụ về ĐTTX. Khi các công nghệ tiến bộ hơn xuất hiện ra đã tạo ra khả năng mở rộng hơn cho ĐTTX. Khi đài phát thanh (Radio) trở nên thông dụng, khả năng cung cấp kiến thức qua phương tiện trung gian này đã được nghiên cứu kỹ lưỡng. Tivi là một lợi thế cơ bản đã được sử dụng trong ĐTTX. Sự phát triển của một mạng lưới Tivi khép kín trở nên phù hợp với mô hình lớp học chỉ với một giáo viên tại chỗ và các sinh viên ở nhiều địa điểm, được và phủ sóng trên phạm vi rộng. Trở ngại của phương thức đào tạo này là sinh viên phải sẵn sàng học vào giờ phát sóng [2]. Tiếp theo đó là sự xuất hiện của máy tính và sự phát triển của Internet đã mang chúng ta đến với thời kỳ vàng hiện nay của ĐTTX. GDTX thực tế đã bắt đầu với sự xuất hiện của “Trung tâm học tập với sự trợ giúp của máy tính” (CALC: Computer Assisted Learning Center) vào năm 1982 ở Rindge, New Hampshire. Đây là trường học trực tuyến đầu tiên ở Mỹ mặc dù cũng có một chương trình khác tương tự đang được thử nghiệm ở NaUy vào cùng thời điểm. Từ 1994 - 1995, khi Internet đã trở nên phổ biến rộng rãi chỉ từ một mô hình nhỏ ban đầu của các nhà cung cấp Internet nội bộ, nhờ đó GDTT đã thực sự trở nên bùng nổ [2]. 4 Giai đoạn đầu là sự giới thiệu các lớp học trực tuyến riêng biệt. Các lớp học này dự định cung cấp cho các khu trường sở (Campus) và không thay thế chúng. Đã có sự miễn cưỡng khi cải cách giáo dục để không thay đổi các phương pháp dạy học truyền thống và sự miễn cưỡng này vẫn tồn tại kéo dài trong một số trường hợp. Tuy vậy, các lợi ích của GDTT ngày càng trở nên rỡ ràng hơn. Ngay bây giờ, một chương trình cấp bằng trực tuyến có thể dễ dàng được tìm thấy từ các trường cao đẳng, các trường chuyên nghiệp (Collesges). Hiện nay, các cơ hội từ GDTT tăng nhanh mỗi ngày và bằng cấp trực tuyến đã được những người sử dụng lao động đón nhận một cách tự nhiên cũng như Internet đã trở nên hòa nhập vào cuộc sống thường ngày [2]. Cũng theo tác giả Natalie Aranda [1], E-Learning là một thuật ngữ rất rộng. Nó thường được sử dụng để mô tả môi trường dạy học có sử dụng máy tính. Có rất nhiều công nghệ có thể dùng cho E-Learning. Đào tạo từ xa là một thuật ngữ đã được rút ra từ E-Learning. Thuật ngữ ĐTTX được sử dụng để mô tả một môi trường học tập mà địa điểm lớp học thay đổi so với lớp học truyền thống và trường sở. E-Learning đã được bắt đầu cũng vào khoảng thời gian máy tính được phát triển cho nhu cầu thực hành cá nhân. Trên thực tế, ý tưởng và thực hành về ĐTTX xảy ra trước thời kỳ của máy tính hầu như 100 năm. Ở Anh, vào năm 1840, các lớp học tốc ký đã được đề xuất bởi các khóa học tương tự qua thư tín. Sự phát triển của dịch vụ bưu điện đã làm cho phương thức của ĐTTX này thông dụng ở giai đoạn đầu thế kỷ trước. Phương thức này đã dẫn đến một số lượng lớn các chương trình giáo dục “thông qua thư tín”. Máy tính chỉ duy nhất làm cho ĐTTX dễ dàng hơn và tốt hơn. Tivi, máy Video, và thậm chí Radio tất cả đã góp phần thúc đẩy ĐTTX phát triển [1]. Trong những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ E-Learning và khả năng tạo một lớp học ảo và một môi trường học tập ảo (VLE: Virtual Learning Environment) đã dần phá vỡ sự miễn cưỡng vẫn còn tồn tại khi 5 chuyển từ mô hình giáo dục truyền thống sang E-Learning với sự trợ giúp đắc lực của máy tính và hệ thống CNTT&TT. Theo tổ chức Thomson NETg [39], các làn sóng phát triển của ELearning được chia thành các giai đoạn như sau: Các làn sóng của E-Learning Kỷ nguyên dạy học có người hướng dẫn /Sử dụng văn bản dựa trên thảo luận máy tính Kỷ nguyên Đa phương tiện 1984 - 1993 Làn sóng thứ 1 /E-Learning /sự thông tin đồng bộ 1994 - 1999 Làn sóng thứ 2 /E-Learning /phần mềm xã hội 2000 - 2005 Hình 1: Các làn sóng của E-Learning Giai đoạn trước năm 1983: Trước khi máy tính được phổ biến rộng rãi, đào tạo có người hướng dẫn (ILT: Instructor-Led Training) là phương thức đào tạo chính. ILT cho phép các sinh viên rời khỏi văn phòng làm việc để tập trung vào học tập, tương tác với người hướng dẫn và các bạn cùng lớp. Dù sao ITL cũng có nghĩa là chi phí cao và lãng phí thời gian làm việc chính trong giờ hành chính, dẫn đầu là các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo để tìm kiếm một con đường đào tạo tốt hơn. Kỷ nguyên đa phương tiện (1984-1993): Máy tính cùng với hệ điều hành Windows 3.1, Macintosh, CD-ROMs, Powerpoint. Đây là những lợi thế của kỷ nguyên đa phương tiện. Trong một nỗ lực để làm cho đào tạo có thể di chuyển được hơn và hấp dẫn trực quan hơn, các khóa đào tạo dựa trên máy tính (CBT: Computer-Based Training) đã được triển khai bằng CD-ROM. Sự tiện lợi của CD-ROM mọi lúc, mọi nơi đã làm giảm chi phí mà ILT chưa làm được, giúp phục hồi lại kỹ nghệ đào tạo. Mặc dù có những lợi ích rõ ràng, các khóa học CD-ROM còn thiếu sự tương tác của 6 người hướng dẫn và sự trình diễn động - làm giảm sự tập trung của sinh viên. Làn sóng thứ nhất của E-Learning (1994-1999): được phát triển dựa trên Web. Các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo bắt đầu thăm dò công nghệ mới này. Sự ra đời của E-Mail, Web, trình duyệt (Bowsers), HTML, phần mềm đa phương tiện, Audio/Video chất lượng thấp và JAVA đơn giản đã bắt đầu thay đổi bộ mặt của đào tạo đa phương tiện. Sự hướng dẫn chủ yếu qua E-Mail, mạng nội bộ với sự trợ giúp của máy tính bằng văn bản (Text) và đồ họa đơn giản. Đào tạo dựa trên Web với chất lượng Web triển khai thử nghiệm thấp. Làn sóng thứ hai của E-Learning (2000 - 2005): Với các lợi thế về công nghệ - bao gồm JAVA/các ứng dụng trên mạng, đa phương tiện, băng thông truy cập với tốc độ cao, và lợi thế thiết kế Website - đã tạo ra cuộc cách mạng cho kỹ nghệ đào tạo. Ngày nay, đào tạo có người hướng dẫn (ITL) qua Web có thể tích hợp theo thời gian thực của người thầy, thúc đẩy các dịch vụ dành cho người học, nội dung liên tục được cập nhật, hấp dẫn, nội dung “sinh ra bởi Web” tạo ra một cách hiệu quả cao, môi trường đào tạo đa chiều. Các giải pháp đào tạo công phu được cung cấp thập chí với chi phí thấp, chất lượng học tập cao hơn và là sự sắp đặt trước cho một chuẩn mới của làn sóng E-Learning tiếp theo. Cùng với sự phát triển của ĐTTT, các kỹ thuật và công cụ ĐGKQHT trong ĐTTT cũng phát triển theo nó nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo trực tuyến. Các hệ thống E-Learning hiện nay thường được tích hợp sẵn các công cụ trợ giúp cho công tác ĐGKQHT như: hệ thống quản lý ngân hàng đề thi, công cụ hỗ trợ giáo viên soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm, công cụ tạo đề thi tự động từ ngân hàng câu hỏi, các công cụ tổ chức thi trắc nghiệm và đánh giá trực tuyến v.v... 7 1.1.2. Ở trong nƣớc Có thể nói, ở Việt Nam, tiền thân của ĐTTT chính là ĐTTX thông qua Đài TNVN. Đến nay, Đài TNVN đã triển khai ĐTTX được 13 năm. Chương trình GDTX của Đài TNVN đã giúp hàng trăm nghìn người nâng cao trình độ, kiến thức. Theo TS. Lê Văn Thanh, Giám đốc trung tâm đào tạo từ xa, Viện Đại học Mở Hà Nội, Đài TNVN đã phối hợp rất chặt chẽ với Viện Đại học Mở Hà Nội thực hiện chương trình đào tạo đại học từ xa. Đến nay, Đài TNVN đã phát hơn 10.000 chương trình đào tạo từ xa, giúp hàng triệu người có điều kiện học tập nâng cao trình độ. Tính đến tháng 6/2007, đã có trên 10.000 sinh viên tốt nghiệp đại học đào tạo từ xa và hiện có 50.000 người đang theo học. Về hiệu quả của việc học đại học từ xa qua Đài TNVN, chị Nguyễn Thuý Hằng, một tân cử nhân Luật Kinh tế nhận xét: "Học đại học từ xa qua Đài TNVN có nhiều cái lợi. Thứ nhất là tiết kiệm được thời gian, không phải tập trung đến lớp nhưng vẫn nắm được nhiều kiến thức. Thứ hai, đây là phương thức học tập tương đối rẻ” [32]. Cùng với tốc độ phát triển nhanh của CNTT&TT ở Việt Nam, các loại hình ĐTTX, ĐTTT lần lượt ra đời. Đến nay, song song với mô hình đào tạo truyền thống, nhiều cơ sở đào tạo trong nước đã triển khai mô hình ĐTTX, ĐTTX qua mạng. Các mô hình đào tạo mới này đã phát triển rất đa dạng và mạnh mẽ trong một khoảng thời gian ngắn. Để quản lý loại hình đào tạo này, Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã ban hành một số văn bản như: - Quy chế về tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, cấp chứng chỉ văn bằng tốt nghiệp theo hình thức GDTX do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Quyết định số 40/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/08/2003; - Quyết định số 164/2005/QĐ-TTg ngày 04 tháng 7 năm 2005 về việc Phê duyệt Đề án “Phát triển GDTX giai đoạn 2005 – 2010”; 8 Cùng với sự phát triển của mạng Internet, cơ sở hạ tầng CNTT&TT và cơ sở pháp lý về quản lý nội dung trên mạng Internet ngày càng hoàn thiện với sự ra đời của các văn bản sau: - Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; - Luật Công nghệ thông tin ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2006; Internet ngày càng được phổ cập rộng rãi tới các vùng sâu, vùng xa. Tốc độ đường truyền Internet cũng không ngừng tăng lên góp phần đáng kể thúc đẩy sự phát triển của ĐTTT. ĐTTT cũng chỉ mới chỉ thực sự phát triển trong một số năm gần đây sau khi các công nghệ đường truyền Internet tốc độ cao như Lease Line, ADSL,... ra đời. Dưới góc độ quản lý, có thể phân loại các cơ sở ĐTTT thành hai hệ thống: Hệ thống các cơ sở đào tạo phi chính quy và hệ thống các cơ sở đào tạo chính quy có cấp bằng theo hệ thống giáo dục quốc dân. Nhiều cơ sở đào tạo phi chính quy đã thành công với các mô hình đào tạo ngoại ngữ qua mạng Internet, luyện thi đại học qua mạng Internet, đào tạo bồi dưỡng kiến thức,v.v... Một số trang web đào tạo ngoại ngữ khá thành công như: http://www.globaledu.com.vn http://www.hocngoaingu.net ; http://www.tienganhonline ; ; http://www.cleverlearn.com.vn ĐTTT có cấp bằng theo hệ thống giáo dục quốc dân phải kể đến Trường Đại học CNTT - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM là trường Đại học công lập chuyên ngành CNTT được thành lập theo quyết định số 134/2006/QĐ-TTg ngày 08/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Trung tâm Phát triển Công nghệ Thông tin. Mặc dù mới được thành lập nhưng Trường đã định hướng xây dựng theo mô hình đại học nghiên cứu trên nền tảng của đại học số 9 hóa [41]. Hiện nay, nhà trường đang tổ chức ĐTTT và cấp bằng theo quy định của Bộ GD&ĐT đối với hệ Cử nhân và Sau đại học (Thạc sỹ). Viện CNTT - ĐHQG Hà Nội cũng là một đơn vị triển khai và ứng dụng E-Learning khá hiệu quả. Viện đã xây dựng hệ thống sát hạch trực tuyến CmTest sử dụng sát hạch cho mọi hình thức đào tạo. Viện đã thu được một số quả triển khai của CmTest như sau: Tính đến 06/2006, CmTest đã sát hạch được hơn 60.000 học viên và sát hạch chuẩn hóa hơn 700 giảng viên của Đề án 112; Hơn 1.000 lượt sát hạch chứng chỉ Tin học văn phòng quốc tế; Sát hạch hơn 1.500 kỹ thuật viên Tin học; Sát hạch co 120 công chức Bộ Thủy sản và 40 giảng viên tại trường ĐHSP Đà Nẵng; 1 Một số cổng đào tạo trực tuyến trong nước: 1. http://www.elearningvn.org/ Diễn đàn E-Learning Việt Nam 2. http://el.edu.net.vn/ Cổng ĐTTT của Cục CNTT Bộ GD&ĐTT 3. http://moodle.org/course/view.php?id=45 Cộng đồng Moodle Việt Nam 4. http://ebook.edu.net.vn/ Thư viện giáo trình điện tử - Bộ GD&ĐT 5. http://ocw.vn/ Website học liệu mở của Việt Nam, có liên kết đến nhiều hệ thống học liệu mở toàn cầu 6. http://www.daotaotructuyen.org/ Cổng ĐTTT Việt Nam Nhiều hệ thống ĐTTT tại Việt Nam được xây dựng dựa trên phần mềm Moodle. Theo Website cộng đồng Moodle Việt Nam [34], Moodle là một hệ thống quản lý học tập (Learning Management System - LMS hoặc người ta còn gọi là Course Management System hoặc VLE - Virtual Learning Environment) mã nguồn mở (do đó miễn phí và có thể chỉnh sửa 1 Hội thảo E-Learning, TP. Hồ Chí Minh, 12/2006 10 được mã nguồn), cho phép tạo các khóa học trên mạng Internet hay các Website học tập trực tuyến. Cộng đồng Moodle Việt Nam được thành lập tháng 3 năm 2005 với mục đích xây dựng phiên bản tiếng Việt và hỗ trợ các trường triển khai Moodle. Từ đó đến nay, nhiều trường đại học, tổ chức và cá nhân ở Việt Nam đã dùng Moodle. Có thể nói Moodle là một trong các hệ thống quản lý học tập thông dụng nhất tại Việt Nam. Cộng đồng Moodle Việt Nam giúp ngưởi sử dụng giải quyết các khó khăn về cài đặt, cách dùng các tính năng, cũng như cách chỉnh sửa và phát triển. Cộng đồng Moodle Việt Nam được xây dựng cũng bằng chính phần mềm Moodle [34]. Cũng theo Website của cộng đồng Moodle Việt Nam [34], hiện nay đã có 40 các tổ chức và cá nhân Việt Nam dùng phần mềm mã nguồn mở Moodle. Theo Website E-Learning của cục CNTT - Bộ GD & ĐT, Trung tâm Tin học của Cục đã hợp tác cùng công ty HP nghiên cứu giải pháp ELearning áp dụng tại Việt nam. Trung tâm đã từng thử nghiệm và đánh giá nhiều hệ thống khác nhau. Trung tâm cũng đã tìm hiểu các sản phẩm thương mại như BlackBoard, WebCT, Docent… đồ sộ và đắt tiền. Tuy nhiên, Trung tâm ý thức là các phần mềm khi thiết kế và phát triển phải hướng tới giáo viên đầu tiên, dựa trên tính sư phạm cao, công nghệ không phải là yếu tố quyết định tất cả. Trong số các phần mềm đó, cần lựa chọn hệ thống nào cho phù hợp, có cơ hội phát triển tiếp theo và Trung tâm đã chọn hệ thống quản lý học tập mã nguồn mở Moodle. Trung tâm Tin học là đối tác chính thức của Moodle, tham gia Việt hóa và phát triển Moddle [36]. Các cổng ĐTTT có cấp chứng chỉ sau khóa học đều đã chú trọng đến vấn đề ĐGKQHT. Công cụ ĐGKQHT tích hợp sẵn trong các hệ thống ĐTTT đã được Việt hóa và phát triển phù hợp với yêu cầu sử dụng khác nhau của các cơ sở đào tạo. Các cơ sở đào tạo ngoại ngữ trực tuyến thường 11 có lợi thế trong việc kế thừa sẵn ngân hàng câu hỏi của nước ngoài nên có nhiều thuận lợi đối với công tác ĐGKQHT của học viên và hình thức ĐGKQHT thường được sử dụng là đánh giá trực tuyến. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, từ khi có sự phân công lao động đã xuất hiện một dạng lao động mang tính đặc thù, đó là tổ chức, điều khiển các hoạt động lao động theo những yêu cầu nhất định. Dạng lao động mang tính đặc thù đó được gọi là hoạt động quản lý. Khái niệm “Quản lý” được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau dựa trên cơ sở những cách tiếp cận khác nhau, vừa là khoa học vừa là nghệ thuật đang là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm. Sau đây là một số định nghĩa về “quản lý ”: - Theo F.W.Tay Lor (Nhà quản lý người Mỹ 1856 - 1915) người có học thuyết chú trọng vào nhiệm vụ cho rằng “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất”. - Theo H.Fayol (1841-1925), kỹ sư người Pháp - Ông quan niệm: “Quản lý hành chính là kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra”. Trong học thuyết quản lý của mình H.Fayol đưa ra 5 chức năng cần thiết của một nhà quản lý là: Dự báo và lập kế hoạch; Tổ chức; Điều khiển; Phối hợp; Kiểm tra. - Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ trong “Những vấn đề cốt yếu trong quản lý”: Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn. 12 Sau khi xem xét phân tích các khái niệm quản lý trên có thể đưa ra khái niệm về quản lý dưới đây: Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên của một tổ chức nhằm sử dụng các nguồn lực hợp lý để đạt được các mục đích đã định. Với khái niệm này, về bản chất quá trình quản lý có thể được biểu diễn dưới dạng sơ đồ sau: Môi trường bên ngoài Lập kế hoạch Tổ chức Kiểm tra Lãnh đạo Hình 2: Bản chất quá trình quản lý Như vậy, đối với mỗi hệ thống hoạt động, quản lý có thể chia ra 3 nội dung lớn: Lập kế hoạch; Tổ chức và lãnh đạo việc thực hiện kế hoạch; Kiểm tra, đánh giá các hoạt động và việc thực hiện các mục tiêu đề ra. Trong những điều kiện cần thiết có thể điều chỉnh lại kế hoạch, hoặc mục tiêu, hoặc các hoạt động cụ thể hoặc đồng thời có thể điều chỉnh cả 2 hoặc 3 thành tố cho phù hợp. Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường. Với khái niệm trên, quản lý bao gồm các điều kiện sau: - Phải có một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động, và một đối tượng bị quản lý phải tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý tạo ra. Tác động có thể chỉ là một lần mà cũng có thể là liên tục nhiều lần. - Phải có một mục tiêu đặt ra cho cả đối tượng và chủ thể, mục tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động. 13 - Chủ thể có thể là một người, nhiều người, một thiết bị. Còn đối tượng có thể là con người (một hoặc nhiều người) hoặc giới vô sinh (máy móc, thiết bị, đất đai, thông tin, hầm mỏ v.v…) hoặc giới sinh vật (vật nuôi, cây trồng). Chủ thể quản lý Mục tiêu Đối tượng bị quản lý Hình 3: Mô hình quản lý Cơ sở khoa học quản lý: Bất cứ một tổ chức nào, cho dù cơ cấu và qui mô hoạt động ra sao đều phải có sự quản lý và có người quản lý thì mới đạt được mục đích tồn tại và phát triển của tổ chức đó. Vậy hoạt động quản lý (Management) là gì ? Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc trong tài liệu bài giảng cao học Cơ sở khoa học quản lý thì: Đó là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức [14]. Nói cách khác hoạt động quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra. Người quản lý (Manager) là nhân vật có trách nhiệm phân bố nhân lực và các nguồn lực khác, chỉ dẫn sự vận hành của một bộ phận hay toàn bộ tổ chức để tổ chức hoạt động có hiệu quả và đạt đến mục đích. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất