Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế - Quản lý Tiêu chuẩn - Qui chuẩn Bảo hiểm bắt buộc là gì tại sao bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới lại b...

Tài liệu Bảo hiểm bắt buộc là gì tại sao bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới lại bị bắt buộc bảo hiểm

.DOCX
14
519
70

Mô tả:

Bảo hiểm bắt buộc là gì tại sao bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới lại bị bắt buộc bảo hiểm
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH TIỂU LUẬN MÔN NGUYÊN LÝ VÀ THỰC HÀNH BẢO HIỂM Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Tấn Hoàng Nhóm 2 Lớp Niên khóa 2012 - 2014 1 : VB15TC001. MỤC LỤC Chủ đề Mục lục Lời mở đầu PHẦN 1: BẢO HIỂM BẮT BUỘC LÀ GÌ? I. Định nghĩa Bảo hiểm bắt buộc II. Đặc điểm III. Các loại hình Bảo hiểm bắt buộc tại Việt Nam PHẦN 2: BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CHỦ XE CƠ GIỚI I. Quy định về bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới II. Tại sao Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới lại bị bắt buộc III. Quyền lợi tham gia bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới PHẦN 3: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ LOẠI HÌNH BẢO HIỂM NÀY TRONG THỰC TẾ I. Thực trạng việc tuân thủ tham gia bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới của người dân II. Cách khắc phục 2 LỜI MỞ ĐẦU Đời sống xã hội con người ngày càng phát triển theo hướng tiện nghi, hiện đại và an toàn. Công cuộc phát triển về giao thông vận tải đã góp phần không nhỏ cho sự phồn vinh toàn xã hội nhưng đồng thời, nó lại cũng chính là nguyên nhân gây ra tai nạn, làm thiệt hại đến tính mạng, tinh thần, tài sản của con người và của toàn xã hội. Tai nạn giao thông đã trở thành mối đe dọa từng ngày từng giờ đối với các chủ phương tiện. Nhằm giảm bớt những thiệt hại đó, bảo lợi ích cho người bị hại và giảm bớt gánh nặng cho chủ xe, đảm bảo an toàn cho xã hội, Nhà nước ta đã triển khai loại hình “Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới“ (BHTNDS). Vậy BHTNDS là gì và tại sao lại cần phải bắt buộc? Chúng ta cùng tìm hiểu trong nội dung đề tài dưới đây với chủ đề: CHỦ ĐỀ: BẢO HIỂM BẮT BUỘC LÀ GÌ? TẠI SAO BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CHỦ XE CƠ GIỚI LẠI BỊ BẮT BUỘC BẢO HIỂM? Nội dung bài viết gồm: Phần 1. Bảo Hiểm bắt buộc là gì? Phần 2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới Phần 3. Thực trạng và giải pháp giúp nâng cao hiệu quả của loại hình Bảo hiểm này trong thực tế Do kiến thức có hạn cũng như nguồn thông tin còn hạn chế nên nhóm không tránh khỏi những thiếu sót trong đề tài. Vì vậy, rất mong thầy sẽ tận tình góp ý, nhận xét, chỉ bảo thêm để nhóm hoàn thiện những kiến thức còn thiếu sót trong bộ môn này. Tập thể nhóm 3 PHẦN 1: BẢO HIỂM BẮT BUỘC LÀ GÌ? Định nghĩa Bảo hiểm bắt buộc I. Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định tổ chức, cá nhân phải tham gia bảo hiểm, điều kiện, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện. Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội. II. Đặc điểm (thầy đã giảng và đọc cho ghi) III. Các loại hình Bảo hiểm bắt buộc tại Việt Nam Hiện nay (tính đến thời điểm trước khi Luật kinh doanh bảo hiểm ban hành), tại Việt Nam đang có những loại hình bảo hiểm bắt buộc sau đây: - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được thực hiện theo Nghị định số 115/1997/NĐ-CP ngày 17/12/1997 của Chính phủ về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. - Bảo hiểm công trình xây dựng các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; - Bảo hiểm tai nạn thuyền viên trên phương tiện nghề cá; bảo hiểm mọi rủi ro thân tàu đối với phương tiện đánh bắt hải sản xa bờ theo quy định tại Nghị định số 72/1998/NĐ-CP ngày 15/9/1998 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển; - Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho tổ chức luật sư theo quy định tại Nghị định số 92/1998/NĐ-CP ngày 10/11/1998 của Chính phủ về hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam. PHẦN 2: BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CHỦ XE CƠ GIỚI Quy định về bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới I. Theo Nghị định số 103/2008/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 16/9/2008 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới: 1. - 4 Đối tượng áp dụng: Chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định của pháp luật. - Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó. 2. Nguyên tắc tham gia bảo hiểm: Chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Chủ xe cơ giới không được đồng thời tham gia hai hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự trở lên cho cùng một xe cơ giới. Ngoài việc tham gia hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự, chủ xe cơ giới có thể thoả thuận với doanh nghiệp bảo hiểm để tham gia hợp đồng bảo hiểm tự nguyện. 3. Nguyên tắc bồi thường : - - - - Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Trường hợp chủ xe cơ giới chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại. Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng ngay những chi phí cần thiết và hợp lý trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm nhằm khắc phục hậu quả tai nạn. Mức bồi thường bảo hiểm:  Mức bồi thường bảo hiểm về người: được xác định dựa trên Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người theo quy định của Bộ Tài chính;  Mức bồi thường thiệt hại về tài sản: được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường phần vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp chủ xe cơ giới đồng thời tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự cho cùng một xe cơ giới thì số tiền bồi thường chỉ được tính theo hợp đồng bảo hiểm đầu tiên. 4. Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Cụ thể như sau: - Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 50.000.000 đồng/1 người/1 vụ tai nạn. - Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai bánh, xe mô tô 5 ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) gây ra là 30.000.000 đồng/1 vụ tai nạn. - Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo) gây ra là 50.000.000 đồng/1 vụ tai nạn. 5. Quyền và nghĩa vụ của chủ xe cơ giới : 5.1. Quyền : - Được lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm để tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. - Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích, cung cấp các thông tin liên quan đến việc giao kết, thực hiện và huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm. - Trường hợp có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm, có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm mức phí bảo hiểm phù hợp cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. - Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường nhanh chóng, đầy đủ và kịp thời theo hợp đồng bảo hiểm. - Chủ xe cơ giới là đơn vị sản xuất kinh doanh, phí bảo hiểm được tính vào chi phí hoạt động kinh doanh; chủ xe cơ giới là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, phí bảo hiểm được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị. - Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 5.2. Nghĩa vụ : - - - - Phải tham gia và đóng đầy đủ phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định tại Nghị định này. Khi mua bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải cung cấp đầy đủ và trung thực những nội dung đã được quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm. Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp bảo hiểm xem xét tình trạng xe trước khi cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. Trường hợp có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm để áp dụng mức phí bảo hiểm phù hợp cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Chủ xe cơ giới phải luôn mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực khi tham gia giao thông, xuất trình giấy tờ này khi có yêu cầu của lực lượng cảnh sát giao thông và cơ quan chức năng có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật. Tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. Khi tai nạn giao thông xảy ra, chủ xe cơ giới phải có trách nhiệm: a) Thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm để phối hợp giải quyết, tích cực cứu chữa, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, bảo vệ hiện trường tai nạn; đồng thời thông báo cho cơ quan Công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất; 6 - - b) Không được di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm; trừ trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về người và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; c) Chủ xe cơ giới phải cung cấp các tài liệu trong hồ sơ yêu cầu bồi thường và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu đó. Chủ xe cơ giới phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp xe cơ giới thuộc đối tượng được hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. 6. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm : 6.1. Quyền : - Thu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm, có quyền yêu cầu chủ xe cơ giới nộp thêm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. - Yêu cầu chủ xe cơ giới cung cấp đầy đủ và trung thực những nội dung đã được quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm; xem xét tình trạng xe cơ giới trước khi cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. - Đề nghị cơ quan Công an cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định này. - Từ chối giải quyết bồi thường đối với những trường hợp không thuộc trách nhiệm bảo hiểm. - Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới phù hợp với thực tế triển khai loại hình bảo hiểm này. - Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 6.2. - - Nghĩa vụ : Phải bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo đúng Quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhận được thông báo của chủ xe cơ giới về sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm và hoàn trả số tiền chênh lệch cho chủ xe cơ giới. Phải tổ chức tuyên truyền rộng rãi về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm và giải thích rõ Quy tắc, điều khoản và biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ 7 - - - - - giới cho chủ xe cơ giới. Phải sử dụng mẫu Giấy chứng nhận bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính để cấp cho chủ xe cơ giới. Không được chi hỗ trợ đại lý bán bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới dưới mọi hình thức ngoài mức hoa hồng bảo hiểm đại lý được hưởng theo quy định của Bộ Tài chính. Không được khuyến mại dưới mọi hình thức đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Thanh toán cho cơ quan Công an chi phí sao chụp những hồ sơ, biên bản tai nạn đã được cung cấp và có trách nhiệm giữ gìn bí mật trong quá trình điều tra. Chi trả bồi thường nhanh chóng và chính xác theo quy định của Nghị định này. Trong vòng 15 ngày trước khi hết thời hạn bảo hiểm phải thông báo cho chủ xe cơ giới về việc hết thời hạn của hợp đồng bảo hiểm. Trích tối thiểu 2% doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới hàng năm đóng vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới. Mức đóng góp hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính. Phải hạch toán tách biệt doanh thu phí bảo hiểm, hoa hồng, bồi thường và các khoản chi phí khác liên quan đến bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Xây dựng và vận hành hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo việc thống kê và cập nhật tình hình triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đảm bảo kết nối vào cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Báo cáo Bộ Tài chính về tình hình thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu. Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. II. Tại sao Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới lại bị bắt buộc 1. Tình hình phát triển phương tiện cơ giới: Trong những năm gần đây, giao thông nước ta có sự phát triển vượt bậc với các hình thức vận chuyển ngày càng phong phú, từ vận chuyển bằng phương tiện thô sơ đến vận chuyển bằng phương tiện vận tải cơ giới. Do sự phát triển của cơ chế thị trường, hàng loạt xe cơ giới các loại được tham gia lưu hành trong giao thông. Theo thống kê, 5 tháng đầu năm 2013, cả nước có gần 52 nghìn ô tô và trên 1 triệu xe máy đăng ký mới, nâng tổng số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên toàn quốc là trên 39 triệu chiếc, trong đó có hơn 2 triệu ô tô và trên 37 triệu xe máy. Tính theo mức bình quân phương tiện trên đầu người thì Việt Nam vào khoảng 500 xe trên một nghìn người, trong khi đó Trung Quốc chỉ có khoảng 17 xe, Liên bang Nga có khoảng 120 xe, 8 Thái Lan khoảng hơn 300 xe và Nhật Bản gần 600 xe trên một nghìn người. So với các nước trong khu vực thì Việt Nam cũng được coi là quốc gia có mức độ phương tiện giao thông cá nhân cao so với bình quân đầu người. Tỷ lệ xe cũ nát cao, điều kiện an toàn thấp, tổng số phương tiện ô tô vào kiểm định so với thực tế lưu hành còn qúa thấp (số phương tiện chạy bằng xăng là 45%,diesel là 55%). 2. Tình hình tai nạn giao thông và nguyên nhân: Thông tin từ Tổng cục Thống kê, trong 8 tháng đầu năm 2013, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 7.269 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.330 người và làm bị thương 4.408 người; số vụ va chạm là 12.189 vụ, làm 14950 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông tăng 3,6%; số người chết tăng 3,2%; số người bị thương giảm 13,6%; số vụ va chạm giảm 13%. Những nguyên nhân chủ yếu làm cho tình hình tai nạn giao thông chưa "tháo gỡ" được là do ý thức chấp hành luật của người khi tham gia giao thông chưa tự giác, số lượng phương tiện cơ giới đường bộ tăng nhanh gấp nhiều lần so với tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng; vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt vẫn diễn biến phức tạp... 3. Sự cần thiết khách quan phải triển khai BHTNDS của chủ xe cơ giới Tai nạn giao thông là mối đe dọa từng ngày từng giờ đối với các chủ phương tiện, mặc dù nhà nước ta đã có nhiều biện pháp ngăn ngừa, hạn chế tai nạn một cách tích cực song vẫn không thể tránh khỏi. Khi tai nạn xảy ra thì việc giải quyết hậu quả thường phức tạp, kéo dài, cho dù nhà nước có quy định rõ chủ phương tiện phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng và tài sản do việc lưu hành xe của mình gây ra theo nguyên tắc “gây thiệt hại bao nhiêu thì phải bồi thường bấy nhiêu”. Phần lớn các vụ tai nạn xảy ra đều được bồi thường theo thoả thuận giữa chủ phương tiện và người bị hại nên dẫn đến nhiều khúc mắc trong việc bồi thường (hoặc bồi thường không xứng đáng hoặc bồi thường không đúng thiệt hại thực tế), có những vụ tai nạn chủ xe không có điều kiện để giải quyết bồi thường, nhiều trường hợp lái xe bị chết trong vụ tai nạn đó cho nên việc giải quyết tai nạn trở nên khó khăn hơn. Nhằm đảm bảo lợi ích cho người bị hại và giảm bớt gánh nặng cho chủ xe BHTNDS chủ xe cơ giới ra đời và đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Chính phủ đã ban hành NĐ 103/CP 2008 về chế độ thực hiện bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới”. Như vậy càng khẳng định quyết tâm của Chính phủ thực hiện triệt để loại hình bảo hiểm này. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất để các công ty bảo hiểm đẩy mạnh công tác bảo hiểm cho chủ xe cơ giới tại Việt Nam. III. Lợi ích của BHTNDS chủ xe cơ giới: 1. Đối với xã hội 9 - Từ công tác giám định cũng như công tác bồi thường sau mỗi một vụ tai nạn, công ty bảo hiểm sẽ thống kê được các rủi ro và nguyên nhân gây ra rủi ro để từ đó đề ra biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất một cách hiệu quả nhất, giảm bớt những đáng kể do hậu quả tai nạn giao thông gây ra cho mỗi người, giảm bớt thiệt hại cho toàn xã hội. Đây là một hoạt động thể hiện phương châm "phòng bệnh hơn chữa bệnh". - BHTNDS của chủ xe cơ giới còn làm giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước, đồng thời làm tăng thu cho ngân sách cho nhà nước. Việc đóng phí sẽ là nguồn chủ yếu để chi trả bồi thường cho người thứ ba. Đây là mục đích chủ yếu của nghiệp vụ của nhà nước Việt Nam, nó thể hiện vai trò trung gian hoà giải có tính chất pháp lý của công ty bảo hiểm. Ngoài ra, các DNBH cũng sử dụng chính số tiền mua BHBB của người dân để thực hiện công tác đề phòng và hạn chế tai nạn giao thông, như xây dựng hành lang an toàn giao thông, hỗ trợ xây dựng biển báo… góp phần làm giảm tai nạn giao thông. Người dân chưa hiểu hết ý nghĩa nhân văn này, nên chưa có ý thức tham gia BHBB. Với tư cách là một nghiệp vụ bảo hiểm, BHTNDS của chủ xe cơ giới vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội, thể hiện tính nhân đạo, nhân văn cao cả trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Một lần nữa BHTNDS của chủ xe cơ giới lại khẳng định sự cần thiết khách quan cũng như tính bắt buộc của nghiệp vụ BHTN dân sự của chủ xe cơ giới. 2. Đối với chủ xe BHTNDS của chủ xe cơ giới không chỉ đóng vai trò to lớn đối với người bị thiệt hại mà còn đối với cả xã hội, nó là tấm lá chắn vững chắc cho các chủ xe khi tham gia giao thông. - Tạo tâm lý yên tâm, thoải mái, tự tin, khi điểu khiển các phương tiện tham gia giao thông. - Bồi thường chủ động, kịp thời cho chủ xe khi phát sinh TNDS, trong đó có lỗi của chủ xe thì công ty bảo hiểm nơi mả chủ xe tham gia ký kết bảo hiểm tiến hành bồi thường nhanh chóng để các chủ xe phục hồi lại tinh thần, ổn định sản xuất, phát huy quyền tự chủ về tài chính, tránh thiệt hại về kinh tế cho chủ xe. - Có tác dụng giúp cho chủ xe có ý thức hơn trong việc đề ra các biện pháp hạn chế, ngăn ngừa tai nạn bằng cách thông qua bảo hiểm TNDS của chủ xe. 3. Đối với người thứ ba - Thay mặt chủ xe bảo vệ quyền lợi chính đáng cho họ. Vì khi chủ xe gây tai nạn thì công ty thay mặt của xe bồi thường những thiệt hại cho nạn nhân một cách nhanh chóng, kịp thời mà không phụ thuộc vào tài chính của chủ xe. - BHTNDS cũng giúp cho người thứ ba ổn định về mặt tài chính cũng như về mặt tinh thần, tránh gây ra căng thẳng hay sự cố bất thường từ phía người nhà nạn nhân (trong trường hợp người thứ ba bị chết). 10 VD: Ngày 18/2/2013. Khách hàng mua mức 66 nghìn. Trên đường đi làm, khách hàng gặp phải sự cố gây tai nạn chết người vào tháng 4/2013. Căn cứ vào số hố sơ bảo hiểm xe máy, công ty bảo hiểm sẽ đứng ra đền bù 70 triệu đồng. Người nhà bên thứ 3 đòi người gây tai nạn đền 200 triệu. Như vậy người điều khển phương tiện phải rút tiền túi ra thêm 130 triệu bồi thường cho bên thứ 3. Từ ví dụ trên chúng ta thấy được bảo hiểm xe máy rất là có lợi, nó sẽ giúp chúng ta giảm được những thiệt hại, tổn thất đến mức thấp nhất có thể. I. PHẦN 3: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ LOẠI HÌNH BẢO HIỂM NÀY TRONG THỰC TẾ Thực trạng việc tuân thủ tham gia bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới của người dân Hiện nay, tất cả các nước trên thế giới đều có chế tài bắt buộc chủ phương tiện xe cơ giới phải tham gia BHBB và gần như 100% số phương tiện giao thông đều tham gia. Riêng ở Việt Nam, mặc dù đã có chế tài về vấn đề này, nhưng tỷ lệ phương tiện tham gia BHBB còn quá thấp. Có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra như việc thông tin tuyên truyền của cơ quan chức năng 11 chưa tốt để người dân không biết họ phải mua bảo hiểm xe máy, các công ty bảo hiểm tuyên truyền không tốt khiến người dân không biết bảo hiểm trách nhiệm dân sự là bảo hiểm cho ai, hay như công tác xử lý bồi thường của các công ty bảo hiểm chậm trễ để người dân mất niềm tin, hay chính từ ý thức trách nhiệm của người tham gia giao thông… Một trong những lý do khiến các chủ xe không thiết tha là bởi, “mua bảo hiểm dễ, đòi bồi thường thì khó” vẫn còn tồn tại. Theo Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, thời gian qua còn một số doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ giải quyết bồi thường bảo hiểm chậm bởi việc xác định lỗi trong một số vụ tai nạn chưa rõ ràng, cán bộ giải quyết bồi thường có hành vi gây khó khăn cho khách hàng đến làm thủ tục đòi bồi thường. Tại các cuộc họp bàn về triển khai bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới vừa được cơ quan này tổ chức khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam, có rất nhiều bất cập khác về việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới được xới lên. Theo quy định tại Khoản 3, Điều 14 Nghị định 103/2008/NĐ-CP, đối với thiệt hại về người, giải quyết bồi thường không phân biệt mức độ lỗi của chủ xe cơ giới; mức bồi thường được xác định theo quy định của Bộ Tài chính. Do đó, trên thực tế, có nhiều trường hợp nạn nhân vi phạm luật giao thông nên dẫn đến tai nạn (lỗi 100% do nạn nhân), nhưng chủ xe vẫn phải bồi thường tối đa theo bảng tỷ lệ bồi thường. Điều này chưa hợp lý vì vô hình chung sẽ khuyến khích vi phạm quy định pháp luật, đồng thời không công bằng đối với người chấp hành tốt pháp luật về giao thông và người cố tình không chấp hành hoặc chấp hành không tốt pháp luật về giao thông. Hay như quy định về loại trừ bảo hiểm tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 103/2008/NĐ-CP thì doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau: “Lái xe không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có giấy phép lái xe”. Trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm lại gặp khó khăn khi cơ quan chức năng tạm giữ hành chính hoặc tước giấy phép lái xe thì đối tượng bảo hiểm có được tiếp tục điều khiển xe hay không, có được coi là không có giấy phép lái xe hay không? Nội dung này cũng cần được làm rõ để các doanh nghiệp bảo hiểm thống nhất thực hiện. II. Giải pháp: 1.Về phía Nhà nước Nhà nước cần thực hiện tốt công tác quản lý, tạo được môi trường pháp lý thuận lợi, đồng thời có những cơ chế, chính sách ưu đãi để ngành bảo hiểm có được những bước phát triển ổn định và đúng hướng; tạo lập và duy trì một môi trường kinh doanh an toàn, ổn định, bình đẳng và thuận lợi, trước hết ở việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường, đồng thời đổi mới phương thức và nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tiến dần tới thực hiện các nguyên tắc và chuẩn mực quản lý bảo hiểm quốc tế. Trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, từng bước phải mở cửa thị trường theo các hiệp định và cam kết quốc tế, ngành bảo hiểm đang đứng trước thách thức và vận hội mới, đòi hỏi công tác quản lý Nhà nước phải có những cải cách phù hợp. Do vậy, việc đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý Nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm là rất cấp thiết. 12 Đồng thời, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động kinh doanh bảo hiểm để thị trường phát triển lành mạnh, an toàn, phù hợp với yêu cầu hội nhập; bảo đảm tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Một chính sách phù hợp để khuyến khích việc tham gia bảo hiểm của các cá nhân, tổ chức, khuyến khích việc mở rộng thị trường, phạm vi hoạt động của các công ty bảo hiểm là rất cần thiết. Đối với bảo hiểm bắt buộc cần có thời gian giải thích luật dài để người dân hiểu và áp dụng trước khi đưa vào thực tiễn,bên cạnh đó nhà nước cần hình thành một mức phí phù hợp để không xảy ra hiện tượng phản đối tham gia bảo hiểm. Cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ BHBB là tất yếu và Bộ Tài chính cũng khuyến khích các DNBH cạnh tranh với nhau để cung cấp cho người dân dịch vụ tốt nhất. Nhưng không giống với các sản phẩm bảo hiểm khác, đây là BHBB, nên các DNBH phải tuân thủ những quy định “cứng” của Bộ Tài chính về mức phí bảo hiểm, các điều khoản trong hợp đồng, mẫu bảo hiểm, chế độ bồi thường… Bộ Tài chính nghiêm cấm hành vi khuyến mãi BHBB dưới mọi hình thức. 2. Về phía các công ty bảo hiểm Đối với một công ty bảo hiểm, năng lực về vốn, công nghệ, trình độ quản lý, kinh doanh… là những yếu tố rất quan trọng tạo nên sức mạnh. Nếu không tự hoàn thiện và nâng cao năng lực, các công ty bảo hiểm trong nước sẽ khó có thể đứng vững và thành công trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt như hiện nay. Ngay từ bây giờ, các công ty bảo hiểm trong nước cần tự tạo cho mình một vị thế vững chắc, duy trì và mở rộng thị phần, tạo niềm tin ở khách hàng. Việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, phong cách phục vụ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ kinh doanh, đại lý môi giới bảo hiểm cũng rất cần thiết Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, xúc tiến thương mại là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên thành công của một doanh nghiệp. Trong lĩnh vực bảo hiểm, yếu tố này có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là ở Việt Nam hiện nay, khi mà nhận thức của người dân về sự cần thiết của bảo hiểm đối với nền kinh tế, cũng như đối với đời sống xã hội vẫn còn hạn chế.Bên cạnh đó những loại hiểm bắt buộc dễ gây ra phản đối của dân chúng khi họ không hiểu được lợi ích hình thành bộ luật này. Đây là một cơ hội tốt để các doanh nghiệp bảo hiểm nâng cao hiểu biết của người dân về bảo hiểm, đồng thời xây dựng được hình ảnh của công ty mình trong những khách hàng tiềm năng. Các công ty cũng cần nhanh chóng đa dạng hoá các kênh phân phối thông qua nhiều hình thức khác nhau. Một trong các phương pháp thường gặp hiện nay ở các công ty bảo hiểm là tiến hành qua hệ thống ngân hàng, qua các tổ chức tài chính. Qua đây, các công ty bảo hiểm sẽ có cơ hội tiếp cận với đông đảo các khách hàng giàu tiềm năng với khả năng tài chính cao và nhu cầu lớn. Ngoài ra, việc tiếp cận khách hàng bằng thư trực tiếp hoặc Internet cũng có thể mang lại hiệu quả cao. Trong xu thế thương mại điện tử đang ngày càng phát triển như hiện nay, việc bán bảo hiểm qua mạng đang ngày càng phổ biến. Hầu hết các công ty bảo hiểm trên thị trường Việt Nam đều đã có website riêng, song mới chỉ có một vài công ty cho phép khách hàng đăng ký mua bảo hiểm, cũng như thanh toán trực tuyến. Việc triển khai hình thức này còn nhiều khó khăn, do hạ tầng thông tin nước ta còn yếu kém, thanh toán bằng tiền mặt vẫn rất phổ biến… Tuy 13 nhiên, đó cũng là một phương thức hiệu quả mà các công ty bảo hiểm cần quan tâm triển khai nhằm đón trước thời cơ trong tương lai. Đối với bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy nỗ cần tuyên truyền rộng rãi trên những kênh phân phối này tại sao phải hình thành loại hình bắt buộc này, để người dân hiểu rõ và không gây phản ứng ngược khi bị bắt buộc mua bảo hiểm. Bên cạnh việc phát huy nội lực, các công ty bảo hiểm rất cần hợp tác với nhau trong nhiều mặt. Thông qua Hiệp hội bảo hiểm, các thành viên có thể có những tác động tích cực nhằm mở rộng, định hướng cho thị trường, duy trì sự cạnh tranh lành mạnh, chống trục lợi bảo hiểm… tạo điều kiện phát triển có lợi cho toàn ngành. Không chỉ tăng cường hợp tác trong nước, các công ty bảo hiểm Việt Nam cũng phải đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Cần nhanh chóng tạo lập, củng cố mối quan hệ với các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm có kinh nghiệm, uy tín trong khu vực và quốc tế nhằm hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho nguồn nhân lực, trợ giúp về kỹ thuật, công nghệ, trao đổi thông tin… Việc thúc đẩy hợp tác quốc tế cũng sẽ mở ra những cơ hội kinh doanh mới cho cả hai phía, tạo thuận lợi cho ngành bảo hiểm Việt Nam vươn ra với thế giới. 3. Về phía các tổ chức khác Bên cạnh các việc những nỗ lực từ phía Nhà nước, từ phía các doanh nghiệp bảo hiểm, sự tham gia của các tổ chức khác có liên quan sẽ có vai trò rất to lớn. Các doanh nghiệp thuộc nền kinh tế đều cần có nhận thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của bảo hiểm, đồng thời, tích cực chủ động tham gia mua bảo hiểm cho tài sản, con người nói chung cũng như bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc nói riêng. Nhiều lĩnh vực bảo hiểm thiết yếu như bảo hiểm cháy nổ chưa được các cá nhân, đơn vị quan tâm một cách đúng mức TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị định số 103/2008/NĐ-CP của Chính Phủ và các văn bản PL có liên quan 2. Điều 8 Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm 3. Website công ty bảo hiểm AAA: www.aaa.com.vn 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan