Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế - Quản lý Tiêu chuẩn - Qui chuẩn Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Tên nghề: Sửa chữa thiết bị may...

Tài liệu Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Tên nghề: Sửa chữa thiết bị may

.PDF
190
943
88

Mô tả:

TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ TÊN NGHÊ: SỬA CHỮA THIẾT BỊ MAY MÃ NGHỀ: 1 GIỚI THIỆU CHUNG I. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Sửa chữa thiết bị May được xây dựng theo hướng dẫn tại Quy định về nguyên tắc, quy trình xây dựng và ban hành Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, ban h ành kèm theo Quyết định số: 09/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 27/3/2008 c ủa Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Quá trình xây dựng được tiến hành theo các bước sau: - Thành lập Ban Chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề cho Nghề sửa chữa thiết bị May gồm 09 th ành viên là những người có kinh nghiệm và năng lực trong công tác quản lý v à tổ chức phân công lao động hoặc có năng lực và kinh nghiệm về xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề; - Tổ chức khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp, c ơ sở sản xuất May hiện nay, dựa vào kết quả tổng hợp được; tiến hành phân tích nghề và phân tích công việc từ đó lập danh mục các công việc; Ban Chủ nhiệm tiến hành khảo sát thực tế về quy trình cũng như lực lượng sản xuất của 5 đơn vị sản xuất kinh doanh may tại th ành phố nam Định gồm: Công ty may Sồng Hồng, công ty may Nam Định, Việt Sinh, Ganet, v à công ty may 9 (Nhà Bè). Đ ồng thời mời các chuyên gia của Tổng cục dạy nghề, Viện khoa học giáo dục Việt Nam tham gia hội thảo DACUM tại trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định. Sau khi hội thảo các chuy ên gia đã cùng thống nhất đi đến hoàn thiện sơ đồ phân tích nghề. - Tập hợp các tài liệu đã có và các văn bản hướng dẫn, Ban Chủ nhiệm XDTCKNN tiến hành nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ xung nội dung phân tích nghề, phân tích công việc từ đó lập danh mục các công việc; - Căn cứ vào phiếu phân tích công việc, tiến h ành biên soạn tiêu chuẩn thực hiện công việc làm cơ sở để dự thảo XDTCKNN Quốc gia cho nghề: Sửa chữa thiết bị May. - Dựa vào mức độ phức tạp và yêu cầu từng công việc, ban chủ nhiệm tiến hành hội thảo xây dựng danh mục công việc theo tr ình độ kỹ năng nghề. Xây dựng phiếu góp ý kiến danh mục các công việc theo các bậc tr ình độ kỹ năng nghề. Trong suốt quá trình thực hiện, ban XDTCKNN nghề May thời trang đ ã nhận được sự quan tâm, những ý kiến chỉ đạo của l ãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ Lao động thương binh và Xã hội, của lãnh đạo và các chuyên gia tại các doanh nghệp May, “Tiêu chuẩn kỹ năng nghề, nghề Sửa chữa thiết bị May” được xây dựng là cơ sở để thiết kế chương trình đào tạo nghề Sửa chữa thiết bị May và là cơ sở đánh giá trình độ nghề của người lao động tại các doanh nghiệp May hiện tại và trong tương lai. 2 II. DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM TT Họ và tên Chức vụ chính quyền Chức vụ c.m 01 Trần Ngọc Lợi Hiệu trưởng Chủ nhiệm 02 Nguyễn Gia Tín P. Hiệu trưởng P. Chủ nhiệm 03 Vũ Trọng Nghị P. Hiệu trưởng P. Chủ nhiệm 04 Nguyễn Viết Đức P. Hiệu trưởng Uỷ viên 05 Trần Văn Á Trưởng phòng Đào tạo Uỷ viên 06 Phạm Đức Cường Trưởng phòng KHCN&HTQT Uỷ viên 07 Nguyễn Bá Định Trưởng khoa cơ khí Uỷ viên 08 Chu Hữu Đạt Phó trưởng phòng Đào tạo Uỷ viên thư ký 09 Trần Văn Chính Trưởng phòng Quản trị-Vật tư Uỷ viên III. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA XÂY D ỰNG TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Họ và tên Nguyễn Bá Định Nguyễn Việt Anh Chu Hữu Được Tạ Thị Ga Giáp Văn Tới Đinh Văn Hiếu Trần Văn Chính Mai Kim Hiếu Nguyễn Duy Phấn Phan Văn Hợp Nơi làm việc Khoa Cơ khí, Trường CĐCNNĐ Khoa Cơ khí, Trường CĐCNNĐ Khoa May, Trường CĐCNNĐ Khoa May, Trường CĐCNNĐ PhòngTC-HC, Trường CĐCNNĐ Khoa Cơ khí, Trường CĐCNNĐ Phòng vật tư, Trường CĐCNNĐ Khoa Cơ khí, Trường CĐCNNĐ T.T tuyển sinh& GT việc làm, Trường CĐCNNĐ Khoa Cơ khí, Trường CĐCNNĐ IV. Danh s¸ch thµnh viªn tham gia thÈm ®Þnh TT 1 2 3 4 5 6 7 Họ và tên Trần Văn Thanh Nguyễn Quốc Tuấn Dương Tử Bình Phạm Minh Đạo Trần Thu Hà Triệu Công Trứ Chu Sỹ Dương Nơi làm việc Vụ TCCB - Bộ Công Thương Trường CĐ nghề Kinh tế Kỹ thuật CNDM N. Định Vụ TCCB - Bộ Công Thương Phòng KHCN Trường ĐH KT-KT Công nghiệp Trường CĐ nghề Kinh tế Kỹ thuật CNDM N.Định Phòng Cơ Điện - Công ty CP May Sông Hồng Phòng Cơ Điện - Công ty CP May Sông Hồng 3 MÔ TẢ NGHỀ TÊN NGHỀ: SỬA CHỮA THIẾT BỊ MAY MÃ SỐ NGHỀ : Nghề sửa chữa thiết bị May là nghề bảo dưỡng, hiệu chỉnh và sửa chữa các máy móc, thiết bị trong dây chuyền may, đáp ứng các nhu cầu cho sản xuất trong ngành may. Người làm Nghề sửa chữa thiết bị May cần phải: Người làm nghề sửa chữa thiết bị May có thể trực tiếp làm việc tại các vị trí của dây chuyền May, trong các phân xưởng sản xuất may hoặc làm nhiệm vụ quản lý, tổ chức sửa chữa, triển khai và thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa, hiệu chỉnh các thiết bị sử dụng trong ng ành may. Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cơ cấu cơ khí thường sử dụng trong các thiết bị may; Hiểu được tính năng, tác dụng của các bộ phận trong các thiết bị may ; Sử dụng thành thạo các dụng cụ sửa chữa cơ khí cầm tay; Biết chọn phương án sửa chữa và lập định mức vật tư cho công tác sửa chữa phục hồi thiết bị may; Biết gia công phục hồi các chi tiết cơ khí trong các thiết bị may bằng dụng cụ cầm tay và có sự hỗ trợ của máy; Thiết bi, dụng cụ chủ yếu của nghề: Gồm các loại Clê, Mỏ lết, Tuốc nơ vít, Đồng hồ so, Dụng cụ gia công cơ khí. Để hành nghề, người làm nghề May thời trang cần có đủ sức khoẻ, có khả năng làm việc độc lập, theo nhóm hoặc theo dây chuyền trong môi tr ường an toàn, lành mạnh, có hợp đồng lao động v à chế độ đãi ngộ theo đúng quy định của pháp luật. 4 DANH MỤC CÔNG VIỆC TÊN NGHỀ: SỬA CHỮA THIẾT BỊ MAY MÃ SỐ NGHỀ: TT Mã số công việc A 1 A01 2 A02 3 A03 4 A04 5 A05 6 A06 7 A07 8 A08 B 9 B01 10 B02 11 B03 12 B04 13 B05 Trình độ kỹ năng nghề Công việc Bậc 1 Chuẩn bị tổ chức sửa chữa thiết bị may. Giao tiếp với khách hàng để nắm bắt yêu cầu. Thu thập mọi thông tin để xác định tình trạng của máy. Kiểm tra máy trước khi sửa chữa. X X X Lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa. Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, nhân lực. Lập bảng kê vật tư, phụ tùng thay thế cần thiết cho bảo dưỡng, sửa chữa. Tự chế tạo dụng cụ chuyên dùng để bảo dưỡng, sửa chữa. Bảo dưỡng, sửa chữa máy may đạp chân. Vận hành máy, kiểm tra sơ bộ tình trạng thiết bị. Tháo bộ phận chuyển đẩy nguyên liệu. Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế chi tiết. Lắp ráp các cơ cấu đã bảo dưỡng, sửa chữa. 5 Bậc 3 X Lập biên bản giao nhận máy. Tháo bộ phận tạo mũi may. Bậc 2 X X X X X X X X X Bậc 4 Bậc 5 14 B06 C Hiệu chỉnh máy đảm bảo thông số kỹ thuật. Bảo dưỡng, sửa chữa máy may công nghiệp 1 kim Vận hành máy, kiểm tra sơ bộ tình trạng thiết bị. Tháo bộ phận tạo mũi may. 15 C01 16 C02 17 C03 Tháo bộ phận chuyển đẩy nguyên liệu. 18 C04 Tháo bộ phận bơm dầu. 19 C05 20 C06 21 C07 D 22 D01 23 D02 24 D03 25 D04 26 D05 27 D06 E X X X X X Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế chi tiết. Lắp ráp các cơ cấu đã bảo dưỡng , sửa chữa. Hiệu chỉnh máy đảm bảo thông số kỹ thuật. Bảo dưỡng, sửa chữa máy may công nghiệp 2 kim. Vận hành máy kiểm tra sơ bộ tình trạng thiết bị. X X X X X Tháo bộ phận tạo mũi. Tháo bộ phận chuyển đẩy nguyên liệu. Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế chi tiết . Lắp ráp các cơ cấu đã bảo dưỡng , sửa chữa. Hiệu chỉnh máy đảm bảo thông số kỹ thuật. Bảo dưỡng, sửa chữa máy đính bọ điện tử. Vận hành máy kiểm tra sơ bộ tình trạng thiết bị. 28 E01 29 E02 Tháo bộ phận tạo mũi. 30 E03 Tháo bộ phận cắt chỉ. X X X X X X X 6 31 E04 32 E05 33 E06 34 E07 F 35 F01 36 F02 37 F03 38 F04 39 F05 40 F06 41 F07 42 F08 G X Tháo bộ phận cảm biến. Bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế chi tiết. Lắp ráp các cơ cấu đã bảo dưỡng, sửa chữa. Hiệu chỉnh máy đảm bảo thông số kỹ thuật. Bảo dưỡng, sửa chữa máy đính cúc. Vận hành máy kiểm tra sơ bộ tình trạng thiết bị. Tháo bộ phận tạo dịch chuyển kim sang ngang. Tháo hàm cặp cúc, bàn trượt hàm cặp cúc. X X X X X X X Tháo bộ phận tạo mũi. Tháo bộ phận đĩa khoá chỉ, tống đồng tiền phụ và khung trụ tự động. Bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế chi tiết. Lắp ráp các cơ cấu đã bảo dưỡng, sửa chữa. Hiệu chỉnh máy đảm bảo thông số kỹ thuật. Bảo dưỡng, sửa chữa máy thùa khuy. Vận hành máy kiểm tra sơ bộ tình trạng thiết bị. X X X X X 43 G01 44 G02 Tháo bộ phận bàn ép vải. X 45 G03 Tháo bộ phận kéo cắt chỉ và dao đục lỗ khuy. X 46 G04 Tháo bộ phận tạo mũi. X 47 G05 Tháo bộ phận truyền chuyển động zích zắc. X 7 48 G06 49 G07 50 G08 51 G09 H 52 H01 53 H02 54 H03 55 H04 56 H05 57 H06 58 H07 59 H08 60 H09 I Tháo bộ phận dừng máy tự động. Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế chi tiết. Lắp ráp các cơ cấu đã bảo dưỡng, sửa chữa. Hiệu chỉnh máy đảm bảo thông số kỹ thuật. Bảo dưỡng, sửa chữa máy vắt sổ. Vận hành máy kiểm tra sơ bộ tình trạng thiết bị. X X X X X X Tháo bộ phận dao xén mép vải. Tháo móc chỉ của đường may vắt sổ. Tháo móc chỉ của đường may móc xích kép. Tháo bộ phận răng cưa đẩy, chân vịt ép nguyên liệu. X X X X Tháo bộ phận bơm dầu. Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế chi tiết. Lắp ráp các cơ cấu đã bảo dưỡng , sửa chữa. Hiệu chỉnh máy đảm bảo thông số kỹ thuật. Bảo dưỡng, sửa chữa máy cắt vải đẩy tay. Vận hành máy kiểm tra sơ bộ tình trạng thiết bị. X X X X 61 I01 62 I02 Tháo bộ phận tryền động. X 63 I03 Tháo biên truyền động. X 64 I04 Tháo cơ cấu cắt vải. 65 I05 Bảo dưỡng, sửa chữa bộ phận biên, động cơ, dao cắt. X 8 X 66 I06 67 I07 K Lắp ráp các cơ cấu đã bảo dưỡng, sửa chữa. Hiệu chỉnh máy đảm bảo các thông số kỹ thuật. Bảo dưỡng, sửa chữa máy cắt vải vòng. Vận hành máy kiểm tra sơ bộ tình trạng thiết bị. X X 68 K01 69 K02 Tháo bộ phận tryền động. X 70 K03 Tháo Rulô và dây đai. X 71 K04 Tháo cơ cấu mài dao. 72 K05 73 K06 74 K07 L X X Bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế chi tiết. Lắp ráp các cơ cấu đã bảo dưỡng , sửa chữa. Hiệu chỉnh máy đảm bảo thông số kỹ thuật. Bảo dưỡng, sửa chữa bàn là hơi. Vận hành và kiểm tra sơ bộ tình trạng thiết bị. X X X X 75 L01 76 L02 Tháo bộ phận gia nhiệt. X 77 L03 Tháo bộ phận điều chỉnh nhiệt độ. X 78 L04 Tháo bộ phận cấp nước. 79 L05 80 L06 81 L07 M 82 M01 X Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế chi tiết. Lắp ráp các cơ cấu đã bảo dưỡng, sửa chữa. Hiệu chỉnh bàn là đảm bảo các thông số kỹ thuật. X X X Bồi dưỡng nâng cao trình độ. Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, tay nghề. 9 X 83 M02 84 M03 85 M04 86 M05 N Bồi dưỡng kiến thức về tin học, ngoại ngữ. Bồi dưỡng kiến thức về kinh tế, chính trị. Tìm hiểu các vấn đề về chế độ, chính sách lao động. X X X X Đào tạo thợ bậc dưới. Thực hiện an toàn và vệ sinh môi trường. Thực hiện các biện pháp an toàn lao động và phòng chống cháy nổ. X 87 N01 88 N02 Cấp cứu người bị điện giật. X 89 N03 Sơ cứu người bị tai nạn lao động. X 90 N04 Vệ sinh môi trường. X 10 TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Giao tiếp với khách hàng để nắm bắt yêu cầu Mã số công việc: A01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Công việc này nhằm trao đổi, phỏng vấn khách h àng để nắm được yêu cầu của khách hàng về nội dung, khối lượng và mức độ công việc cần thực hiện. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Xác định được yêu cầu của khách hàng; - Sơ bộ đánh giá được nội dung công việc; - Sơ bộ đánh giá được khối lượng và mức độ của công việc. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Kỹ năng giao tiếp; - Kỹ năng tổng hợp. 2. Kiến thức: - Hiểu biết các loại tài liệu kỹ thuật - Biết phương pháp kiểm tra - Hiểu biết về cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cơ cấu trong các thiết bị may; IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Sổ sách ghi chép; - Biểu mẫu; - Thiết bị cần bảo dưỡng, sửa chữa; - Các bảng biểu về tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị may; - Phòng làm việc đủ diện tích, thông thoáng, đủ ánh sáng; V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH TH ỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG : Tiêu chí đánh giá - Mức độ chuẩn xác về các yêu cầu của khách hàng; - Mức độ phù hợp của nội dung công việc; - Mức độ chuẩn xác về khối lượng công việc, mức độ của công việc. Cách thức đánh giá - So sánh, đối chiếu với tình trạng thực tế của thiết bị; - So sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật; - So sánh với các định mức của từng nội dung công việc cần thực hiện. 11 TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Thu thập mọi thông tin để xác định t ình trạng của máy Mã số công việc: A02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Công việc này nhằm thu thập thông tin về nguồn gốc xuất sứ, quá trình sử dụng để làm cơ sở xác định tình trạng kỹ thuật hiện tại của thiết bị. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Biết được nguồn gốc xuất sứ của thiết bị; - Nắm được quá trình sử dụng của thiết bị; - Ghi chép được tình trạng hiện tại của thiết bị thông qua thông tin c hủ quan của khách hàng. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Kỹ năng giao tiếp; - Kỹ năng phân tích; - Kỹ năng tổng hợp. 2. Kiến thức: - Hiểu biết các loại tài liệu kỹ thuật - Biết phương pháp kiểm tra - Hiểu biết về cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cơ cấu trong các thiết bị may; - Yêu cầu kỹ thuật của các thiết bị may. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Lý lịch máy; - Quy định về chế độ bôi trơn; - Nhật ký máy; - Giấy, bút, máy tính; - Máy cần bảo dưỡng , sửa chữa; - Bảng tổng hợp số liệu; - Phòng làm việc đủ diện tích, thông thoáng, đủ ánh sáng; 12 V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH TH ỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG : Tiêu chí đánh giá - Mức độ chuẩn xác về nguồn gốc xuất sứ của thiết bị; - Mức độ chuẩn xác về quá trình sử dụng của thiết bị; - Mức độ đầy đủ về tình trạng hiện tại của thiết bị. Cách thức đánh giá - Đối chiếu, so sánh với nhãn mác, năm sản xuất; - So sánh, đối chiếu giữa lý lịch với tình trạng hiện tại của thiết bị; - So sánh giữa thông tin thu thập được và tình trạng hiện tại của thiết bị. 13 TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Kiểm tra máy trước khi sửa chữa. Mã số công việc: A03 I. MÔTẢ CÔNG VIỆC: Công việc này nhằm đánh giá tình trạng kỹ thuật hiện tại của máy trước khi đưa máy vào bảo dưỡng, sửa chữa. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Đánh giá được tình trạng kỹ thuật của thiết bị; - Phán đoán được nguyên nhân gây hư hỏng của thiết bị. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Quan sát, so sánh; - Phân tích , phán đoán. 2. Kiến thức: - Hiểu biết các loại tài liệu kỹ thuật ; - Biết phương pháp kiểm tra ; - Hiểu biết về cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cơ cấu trong các thiết bị may ; - Yêu cầu kỹ thuật của các thiết bị may. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Hợp đồng sửa chữa máy; - Giấy, bút, máy tính; - Các bảng số liệu đã tính toán; - Sổ giao nhận vật tư, thiết bị; - Dụng cụ, thiết bị, vật tư đã nhận; - Phương tiện vận chuyển; - Thiết bị an toàn, phòng chữa cháy; - Phiếu công nghệ; - Bảng biểu sẵn có; - Bảng kết quả kiểm tra theo phiếu công nghệ ; 14 V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH TH ỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG : Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Mức độ chuẩn xác về tình trạng kỹ thuật của thiết bị; - So sánh với các chỉ tiêu kỹ thuật quy định của các chi tiết, bộ phận của thiết bị; - So sánh giữa các tài liệu kỹ thuật phân tích về nguyên nhân gây hư hỏng với thực trạng của các chi tiết, bộ phận của thiết bị. - Mức độ chuẩn xác về nguyên nhân gây hư hỏng của thiết bị. 15 TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Lập biên bản giao nhận máy. Mã số công việc: A04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Công việc này nhằm chuẩn bị đầy đủ các số liệu về chỉ ti êu kinh tế kỹ thuật cần thiết để bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị; - Từ các số liệu đã có, lập biên bản giao nhận máy theo mẫu quy định. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Lập được bảng chỉ tiêu về kinh tế và chỉ tiêu kỹ thuật khi bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị; - Lập được biên bản giao nhận thiết bị. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU : 1. Kỹ năng: - Tổng hợp, phân tích số liệu; - Lập văn bản đúng quy định. 2. Kiến thức : - Hiểu biết các loại tài liệu kỹ thuật ; - Biết phương pháp kiểm tra ; - Hiểu biết về cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cơ cấu trong các thiết bị may ; - Yêu cầu kỹ thuật của các thiết bị may. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Bảng số liệu các thông số kỹ thuật của thiết bị; - Giấy, bút, máy tính; - Phiếu công nghệ kiểm tra thiết bị và các số liệu thực tế đã lập được trong quá trình kiểm tra; - Bảng kê các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản của thiết bị; - Bảng số liệu đã tổng hợp và so sánh; - Thiết bị đưa vào bảo dưỡng, sửa chữa; - Các số liệu sau khi kết luận về tình trạng kỹ thuật; 16 V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH TH ỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG : Tiêu chí đánh giá - Mức độ chính xác về chỉ tiêu kinh tế và chỉ tiêu kỹ thuật khi bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị; - Mức độ chính xác của biên bản giao nhận thiết bị. Cách thức đánh giá - So sánh với các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật quy định khi sửa chữa, thay thế thiết bị; - So sánh giữa biên bản với các mẫu và các quy định về biên bản hành chính được quy định. 17 TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa. Mã số công việc: A05 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Công việc này nhằm xác định về : thời gian, tiến độ, dụng cụ, vật t ư, nhân lực để thực hiện việc bảo dưỡng, sữa chữa thiết bị. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN : - Lập được phiếu công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa; - Xác định được tiêu hao vật tư, nguyên liệu; - Xác định được nhân công cho bảo dưỡng, sửa chữa; - Lập được kế hoạch thực hiện. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Tổng hợp, thống kê; - Lập bảng biểu, xây dựng kế hoạch. 2. Kiến thức: - Hiểu biết các loại tài liệu kỹ thuật ; - Biết phương pháp kiểm tra ; - Hiểu biết về cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cơ cấu trong các thiết bị may ; - Yêu cầu kỹ thuật của các thiết bị may. - Soạn thảo văn bản hành chính; - Lập bảng biểu về tiến độ thực hiện; - Thống kê, hạch toán tài chính. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC : - Lý lịch máy, nhật ký vận hành máy; - Bảng thống kê các khối lượng công việc; - Bảng số liệu các thông số kỹ thuật của thiết bị; - Giấy, bút, máy tính; - Phiếu công nghệ kiểm tra thiết bị và các số liệu thực tế đã xác định trong quá trình kiểm tra; - Bảng kê các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản của thiết bị; - Bảng số liệu đã tổng hợp và so sánh; - Thiết bị đưa vào bảo dưỡng, sửa chữa; - Các số liệu sau khi kết luận về tình trạng kỹ thuật của thiết bị; - Biên bản giao nhận máy. 18 V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH TH ỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá - Mức độ chuẩn xác về nội dung và tiến độ các công việc cần thực hiện; - Mức độ chuẩn xác về hạch toán các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật. Cách thức đánh giá - So sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật quy định và thực tế tình trạng thiết bị; - So sánh với các chỉ tiêu kinh tế về nhân công và chi phí cho bảo dưỡng, sửa chữa. 19 TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ , nhân lực. Mã số công việc: A06 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Công việc này nhằm chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, bố trí nhân lực hợp lý và các điều kiện cần thiết để phục vụ công tác bảo d ưỡng, sửa chữa thiết bị. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Chuẩn bị đầy đủ, hợp lý các dụng cụ, thiết bị sử dụng cho công việc; - Xác định được số lượng và bậc thợ cụ thể để hoàn thành công việc. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Lựa chọn các thiết bị dụng cụ sửa chữa; - Lập kế hoạch và bố trí nhân lực phù hợp. 2. Kiến thức : - Kiến thức về dụng cụ, trang thiết bị sử dụng trong bảo d ưỡng, sửa chữa; - Hiểu biết các loại tài liệu kỹ thuật ; - Biết phương pháp kiểm tra ; - Hiểu biết về cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cơ cấu trong các thiết bị may ; - Yêu cầu kỹ thuật của các thiết bị may. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC : - Dụng cụ, thiết bị tháo lắp và gia công; - Vật tư sử dụng trong bảo dưỡng, sửa chữa; - Thiết bị trong phân xưởng và kế hoạch sửa chữa của phân xưởng; - Bảng thống kê các thiết bị dùng trong sửa chữa của phân xưởng; - Bảng kế hoạch sử dụng thiết bị của phân x ưởng; - Bảng thống kê nhân lực và bậc thợ của phân xưởng; - Kế hoạch sản xuất của phân xưởng; - Các dụng cụ đo vạn năng và chuyên dùng. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan