Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế - Quản lý Tiêu chuẩn - Qui chuẩn Câu hỏi ôn tập kinh tế vĩ mô 2012 (hệ chính quy)1...

Tài liệu Câu hỏi ôn tập kinh tế vĩ mô 2012 (hệ chính quy)1

.DOC
9
912
109

Mô tả:

KHOA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TÉ BỘ MÔN NGUYÊN LÝ KINH TẾ --------------------------- CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN HỌC KINH TẾ VĨ MÔ NĂM HỌC 2012-2013 (Hệ đào tạo đại học CHÍNH QUY) I. LÝ THUYẾT Chọn phương án đúng và giải thích tại sao? 1. Hãy chỉ ra những vấn đề nào dưới đây thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô: a. Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam năm 2012 b. Số người mất việc làm tại nhà máy thuốc lá Thăng Long Hà Nội c. Giá vải giảm do được mùa vải d. Tốc độ tăng GDP của Việt Nam thấp hơn dự kiến e. Các hãng taxi quyết định giảm giá cước do giá dầu giảm f. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam năm 2011 tăng cao 2. Tất cả những điểm nằm trên đường cong sản lượng tiềm năng phản ánh: a. Hiệu quả phân phối sản phẩm; b. Sử dụng không hết nguồn nguyên liệu (đầu vào); c. Mức sản lượng không thể đạt được; d. Hiệu quả sản xuất. 3. Bạn hãy cho biết các nhân tố dưới đây tác động đến tăng trưởng kinh tế và tác động như thế nào (nếu có): a. Điểm thi của sinh viên các trường đại học và học sinh THPT giảm; b. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 5% xuống 3%; c. Chính phủ chi tiêu nhiều hơn cho y tế ; d. Công nghệ mới được đưa vào khai thác dầu mỏ. 4. Nam có 100 triệu đồng và có các phương án sử dụng như sau: a. Đầu tư vào bất động sản, dự kiến cuối năm sẽ có lãi 10 triệu đồng; b. Mua cổ phiếu, dự kiến cuối năm lãi 15 triệu đồng; c. Gửi tiết kiệm ngân hàng, cuối năm lãi 9 triệu đồng; d. Cho người thân vay. Nếu Nam chọn phương án cho người thân vay tiền thì chi phí cơ hội của việc này là gì?
KHOA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TÉ BỘ MÔN NGUYÊN LÝ KINH TẾ --------------------------CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN HỌC KINH TẾ VĨ MÔ NĂM HỌC 2012-2013 (Hệ đào tạo đại học CHÍNH QUY) I. LÝ THUYẾT Chọn phương án đúng và giải thích tại sao? 1. Hãy chỉ ra những vấn đề nào dưới đây thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô: a. Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam năm 2012 b. Số người mất việc làm tại nhà máy thuốc lá Thăng Long Hà Nội c. Giá vải giảm do được mùa vải d. Tốc độ tăng GDP của Việt Nam thấp hơn dự kiến e. Các hãng taxi quyết định giảm giá cước do giá dầu giảm f. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam năm 2011 tăng cao 2. Tất cả những điểm nằm trên đường cong sản lượng tiềm năng phản ánh: a. Hiệu quả phân phối sản phẩm; b. Sử dụng không hết nguồn nguyên liệu (đầu vào); c. Mức sản lượng không thể đạt được; d. Hiệu quả sản xuất. 3. Bạn hãy cho biết các nhân tố dưới đây tác động đến tăng trưởng kinh tế và tác động như thế nào (nếu có): a. Điểm thi của sinh viên các trường đại học và học sinh THPT giảm; b. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 5% xuống 3%; c. Chính phủ chi tiêu nhiều hơn cho y tế ; d. Công nghệ mới được đưa vào khai thác dầu mỏ. 4. Nam có 100 triệu đồng và có các phương án sử dụng như sau: a. Đầu tư vào bất động sản, dự kiến cuối năm sẽ có lãi 10 triệu đồng; b. Mua cổ phiếu, dự kiến cuối năm lãi 15 triệu đồng; c. Gửi tiết kiệm ngân hàng, cuối năm lãi 9 triệu đồng; d. Cho người thân vay. Nếu Nam chọn phương án cho người thân vay tiền thì chi phí cơ hội của việc này là gì? 5. Điều nào dưới đây phản ánh sự tăng trưởng kinh tế: a. Giảm tỷ lệ thất nghiệp; b. Sự thay đổi liên tục của sản lượng tiềm năng; c. Tăng mức độ sử dụng tư bản; d. Sự di chuyển dọc theo đường giới hạn khả năng sản xuất. 6. Chi phí cơ hội của tăng trưởng cao trong tương lai là: a. giảm đầu tư hiện tại b. giảm tiết kiệm hiện tại 1 c. giảm tiêu dùng hiện tại d. giảm nguồn thu thuế hiện tại của chính phủ 7. Yếu tố nào sau đây không phải tính chất của GDP thực tế: a. Tính theo giá hiện hành. b. Chỉ đo lường cho sản phẩm cuối cùng. c. Tính cho một thời kỳ nhất định. d. Không cho phép tính theo giá trị hàng hóa trung gian. 8. GDP danh nghĩa của năm 2010 lớn hơn GDP danh nghĩa của 2009 có nghĩa là: a. Sản lượng tăng b. Sản lượng giảm c. Sản lượng không đổi d. Không thể khẳng định chắc chắn 9. Chỉ tiêu đo lường giá trị bằng tiền của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định là: a. Thu nhập quốc dân b. Tổng sản phẩm quốc dân c. Sản phẩm quốc dân ròng d. Thu nhập khả dụng 10. GNP danh nghĩa bao gồm: a. Tiền mua bột mì của lò bánh mì c. Tiền mua bột mỳ của bà nội trợ. b. Tiền mua sợi của nhà máy dệt vải. d. Không có câu nào đúng 11. Những khoản mục sau, khoản nào được tính và khoản nào không được tính vào GDP, vì sao? a. Tiền trả cho tù nhân về những sản phẩm mà họ làm ra b. Tiền trả cho những người làm việc trong các tổ chức chữ thập đỏ c. Thu nhập của người buôn bán xe máy cũ d. Học viện Hành chính mua một toà nhà mới ở thành phố Cần Thơ làm đại diện đào tạo 12. Nếu ở Việt Nam GDP lớn hơn GNP thì: a. Giá trị sản xuất mà người nước ngoài tạo ra ở Việt Nam nhiều hơn so với giá trị sản xuất mà người Việt Nam tạo ra ở nước ngoài. b. Giá trị sản xuất mà người Việt Nam tạo ra ở nước ngoài nhiều hơn so với giá trị sản xuất mà người nước ngoài tạo ra ở Việt Nam. c. GDP thực tế lớn hơn GDP danh nghĩa. d. GNP thực tế lớn hơn GNP danh nghĩa. 13. Những khoản nào dưới đây thuộc về chi tiêu chuyển nhượng: a. Chính phủ trợ cấp cho người già b. Trợ cấp thất nghiệp c. Trợ cấp hưu trí d. Tất cả các câu trên 14. Khoản nào sau đây không phải là thuế gián thu trong kinh doanh: a. Thuế giá trị gia tăng b. Thuế thừa kế tài sản c. Thuế thu nhập doanh nghiệp d. b và c đúng 15. Mức sống của dân cư một nước có thể được phản ánh bằng chỉ tiêu nào dưới đây: a. GDP bình quân đầu người b. GNP thực tế c. GDP danh nghĩa d. Thu nhập khả dụng 2 16. Đường tổng cung dài hạn thẳng đứng hàm ý rằng: a. giá tăng sẽ không ảnh hưởng đến mức sản lượng trong dài hạn b. sản lượng trong ngắn hạn không thể lớn hơn sản lượng trong dài hạn c. giá tăng sẽ cho phép nền kinh tế đạt được mức sản lượng cao hơn d. giá tăng sẽ khuyến khích đổi mới công nghệ và do vậy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế e. đường tổng cung dài hạn không bao giờ thay đổi vị trí 17. Đường tổng cung dịch chuyển do: a. Mức giá chung của nền kinh tế thay đổi b. Chính phủ tăng hay giảm các khoản đầu tư c. Thu nhập quốc dân thay đổi d. Năng lực sản xuất của quốc gia như: vốn, tài nguyên, lao động thay đổi về số lượng hay trình độ công nghệ thay đổi. 18. Đường tổng cung ngắn hạn ASSR dịch chuyển sang trái do: a. Đầu tư tăng lên b. Chi tiêu Chính phủ tăng lên c. Chi phí sản xuất tăng lên d. Cung tiền tệ tăng 19. Đường tổng cung ngắn hạn ASSR dịch chuyển sang phải khi: a. Thuế đối với các yếu tố sản xuất giảm b. Giảm thuế thu nhập cá nhân c. Chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng d. Giá các yếu tố sản xuất tăng lên 20. Di chuyển của đường tổng cầu là do: a. Thay đổi của thuế c. Thay đổi của đầu tư tư nhân b. Thay đổi của chi tiêu chính phủ d. Không phải các điều kể trên 21. Đường tổng cầu (AD) dịch chuyển khi: a. Mức giá chung của nền kinh tế thay đổi b. Năng lực sản xuất của quốc gia thay đổi c. Các nhân tố tác động đến C,I,G,X,IM thay đổi d. Tất cả các câu trên đều sai 22. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng tới tổng cầu a. Tiến bộ công nghệ và kỹ thuật b. Chính sách tài khóa c. Khối lượng tiền tệ d. Đầu tư tư nhân 23. Trong mô hình AD-AS, đường AD dịch chuyển sang phải khi: a. Chính phủ tăng đầu tư làm cầu đường b. Chính phủ giảm thuế thu nhập c. Thị trường chứng khoán và BĐS bùng nổ d.Các trường hợp trên đều đúng 24.Số nhân chi tiêu phản ánh: a. Mức thay đổi trong sản lượng khi tổng cầu tự định thay đổi 1 đơn vị. b. Mức thay đổi trong đầu tư khi sản lượng thay đổi. c. Mức thay đổi trong AD khi Y thay đổi 1 đơn vị. d. Không câu nào đúng 3 25. Số nhân của nền kinh tế đơn giản có dạng; a. m = 1/(1-mpc) b. m = 1/(1-mps) c. m = 1/(1-mpc-mpi) d. m = 1/(1-mpi) 26. Trong nền kinh tế đóng, không có chính phủ, bắt đầu từ mức cân bằng. Giả sử MPC = 0,8; tăng đầu tư tự định 30 tỷ, thì sản lượng tăng thêm: a. 30 tỷ ; b. 50 tỷ c. 150 tỷ d. Không câu nào đúng 27. Khi nền kinh tế đang suy thoái, Chính phủ cần có những biện pháp: a. Khuyến khích người dân tiết kiệm; b. Khuyến khích người dân tiêu dùng; c. Khuyến khích người dân mở rộng đầu tư; d. Không câu nào đúng. 28. Khi NSNN bị thâm hụt chính phủ có thể sử dụng các biện pháp nào sau đây: a) Phát hành trái phiếu trong nước b) Phát hành trái phiếu nước ngoài c) Vay tiền của NHTW d) Tất cả các phương án trên. 29. Khi nền kinh tế đang suy thoái, ngân sách Chính phủ thường bị thâm hụt. Để giảm bớt thâm hụt ngân sách, Chính phủ nên: a. Tăng thuế; tăng chi tiêu b. Tăng thuế; giảm chi tiêu c. Giảm thuế; tăng chi tiêu d. Giảm thuế; giảm chi tiêu 30. Chính sách tài khóa là việc Chính phủ sử dụng ……….. và ………. để điều tiết mức tổng cầu của nền kinh tế nhằm ổn định nền kinh tế quốc dân. a. Chi tiêu Chính phủ; lãi suất ngân hàng b. Thuế; chi tiêu Chính phủ c. Thuế; đầu tư của Chính phủ d. Lương cán bộ CC; thuế gián thu 31. Chính sách tài khóa mở rộng được sử dụng trong trường hợp: a. Nền kinh tế đang hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng b. Đầu tư tư nhân đang suy giảm c. Ngân sách Chính phủ thặng dư d. Tất cả các câu trên đều sai 32. Trường hợp nào không nên áp dụng chính sách tài khóa thu hẹp: a. Nền kinh tế đang hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng b. Nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, vượt quá mức sản lượng tiềm năng c. Tổng chi tiêu của nền kinh tế ở mức quá cao d. Nền kinh tế đang trải qua thời kỳ lạm phát ở mức cao 33. Số nhân tiền phản ánh sự thay đổi của ………khi lượng tiền cơ sở thay đổi 1 đơn vị. a. Lượng tiền dự trữ b. Lượng tiền vay ngân hàng c. Lượng tiền mặt d. Lượng tiền cung ứng 34. Độ lớn của số nhân tiền phụ thuộc vào nhân tố nào? a. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng cấp 2 b. Tỷ lệ ưa thích tiền mặt của dân chúng c. Tỷ lệ dự trữ thực tế của các ngân hàng thương mại d. Tất cả các câu trên 4 35. Cung tiền trong một nền kinh tế không được quyết định bởi: a. Lượng tiền mạnh b. Lãi suất chiết khấu c. Thói quen giữ tiền mặt của dân chúng e. Không câu nào đúng 36. NHTW có thể điều tiết mức cung tiền thông qua những công cụ nào: a. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc b. Lãi suất chiết khấu c. Mua/bán trái phiếu Chính phủ d. Tất cả các câu trên 37. Cầu tiền là lượng tiền mà các tác nhân trong nền kinh tế muốn nắm giữ vì mục đích: a. Chi mua hàng hóa và dịch vụ b. Đầu tư; đầu cơ c. Dự phòng d. Tất cả các phương án trên 38. Lượng cầu tiền phụ thuộc vào: a. Thu nhập quốc dân c. Lãi suất ngân hàng b. Giá cả hàng hóa và dịch vụ d. Tất cả các câu trên 39. Chính sách tiền tệ là việc NHTW điều tiết mức cung tiền nhằm thay đổi ……. để điều tiết ……….; từ đó tác động đến tổng cầu của toàn nền kinh tế. a. GDP; mức giá b. Lãi suất; cầu tiền c. Lãi suất; mức đầu tư d. Đầu tư; thuế trực thu 40. Chính sách tiền tệ nới lỏng không được sử dụng trong trường hợp: a. Nền kinh tế tăng trưởng chậm không đạt mục tiêu dự kiến b. Tổng chi tiêu của nền kinh tế ở mức thấp c. Đầu tư khu vực tư nhân đang đang suy giảm d. Lạm phát có nguy cơ tăng cao 41. Đối tượng nào dưới đây được coi là thất nghiệp: a. Học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường b. Một người phụ nữ quyết định ở nhà chăm sóc gia đình c. Một kế toán có bằng cấp không thể tìm được việc trong thời gian dài đến mức anh ta quyết định không đi tìm việc nữa. d. Một sinh viên vừa tốt nghiệp đại học chưa tìm được việc làm 42. Mức thất nghiệp mà nền kinh tế thông thường phải chịu gọi là: a. Thất nghiệp tạm thời c. Thất nghiệp tự nhiên b. Thất nghiệp chu kỳ d. Thất nghiệp do tiền lương hiệu quả 43. Loại thất nghiệp nào sau đây là kết quả của việc tiền lương được quy định cao hơn mức tiền lương cân bằng: a. Thất nghiệp cơ cấu b. Thất nghiệp chu kỳ c. Thất nghiệp tạm thời d. Thất nghiệp do công đoàn 44. Chính sách nào sau đây của Chính phủ thất bại trong việc cắt giảm tỷ lệ thất nghiệp: a. Cắt giảm trợ cấp thất nghiệp b. Tạo ra các cơ quan chuyên trách về việc làm c. Thực hiện các chương trình đào tạo công nhân d. Tăng tiền lương tối thiểu 45. Lạm phát có thể xảy ra do nguyên nhân sau: 5 a. Chính phủ tăng thuế quá cao đến mức làm tăng chi phí của hoạt động kinh doanh và do vậy làm tăng giá cả b. Sự tăng giá của các yếu tố đầu vào, ví dụ lao động và dầu mỏ c. Dân chúng lạc quan về triển vọng kinh tế trong tương lai nên đẩy mạnh chi tiêu d. Chính phủ in quá nhiều tiền e. Tất cả các câu trên 46. Nếu mức giá tăng gấp đôi, a. Lượng cầu tiền giảm đi một nửa c. Giá trị của tiền giảm đi một nửa b. Cung tiền bị cắt giảm một nửa d. Không phải các câu trên 47. Trong nền kinh tế đóng, nếu muốn gia tăng sản lượng nhưng không làm thay đổi mức đầu tư, CP cần phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô: a. Tiền tệ mở rộng và tài khóa mở rộng b. Tiền tệ mở rộng và tài khóa thu hẹp c. Tiền tệ thu hẹp và tài khóa thu hẹp d. Tiền tệ thu hẹp và tài khóa mở rộng Chứng minh cơ chế tác động bằng mô hình IS –LM. 48. Trong nền kinh tế đóng, có mức sản lượng hợp lý song mức đầu tư quá thấp có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế dài hạn, CP cần phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô: a. Tiền tệ mở rộng và tài khóa mở rộng b. Tiền tệ mở rộng và tài khóa thu hẹp c. Tiền tệ thu hẹp và tài khóa thu hẹp d. Tiền tệ thu hẹp và tài khóa mở rộng Chứng minh cơ chế tác động bằng mô hình IS –LM. 49. Trong nền kinh tế đóng có mức sản lượng hợp lý, song mức đầu tư quá cao có thể tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng và lạm phát cao, CP cần phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô: a. Tiền tệ mở rộng và tài khóa mở rộng b. Tiền tệ mở rộng và tài khóa thu hẹp c. Tiền tệ thu hẹp và tài khóa thu hẹp d. Tiền tệ thu hẹp và tài khóa mở rộng Chứng minh cơ chế tác động bằng mô hình IS –LM. 50. Trong nền kinh tế đóng, để kiềm chế sự tăng trưởng quá mức của nền kinh tế và tránh rơi vào lạm phát cao, đồng thời không muốn làm thay đổi lãi suất để tránh ảnh hưởng tới đầu tư, CP cần phối hợp những chính sách kinh tế vĩ mô: a. Tiền tệ mở rộng và tài khóa mở rộng b. Tiền tệ mở rộng và tài khóa thu hẹp c. Tiền tệ thu hẹp và tài khóa thu hẹp d. Tiền tệ thu hẹp và tài khóa mở rộng Chứng minh cơ chế tác động bằng mô hình IS –LM. II. BÀI TẬP 1. Những khoản tiền sau có được tính vào GDP quốc gia không? Giải thích vì sao? a. Học phí của học sinh nộp cho nhà trường b. Tiền nhàn rỗi của dân chúng gửi vào ngân hàng c. Khoản tiền dân chúng đầu tư vào thị trường chứng khoán d. Thu nhập hàng ngày của 1 người bán hàng rong e. Tiền lương hưu của cán bộ hưu trí f. Thuế giá trị gia tăng phải trả khi đi mua hàng g. Lãi nhận được từ khoản tiền gửi tiết kiệm ở ngân hàng 2. Dưới đây là số liệu rút ra từ hệ thống tài khoản quốc gia của một nước (đơn vị tính: tỷ đô la) 6 Tổng sản phẩm quốc dân theo giá thị trường Thuế đánh vào các khoản chi tiêu Tiêu hao tư bản Tài sản ròng từ nước ngoài chuyển về Trợ cấp cho sản xuất Thuế đánh vào các khoản thu nhập Hãy tính: a. Tổng sản phẩm quốc nội theo giá thị trường b. Sản phẩm quốc dân ròng theo giá thị trường c. Thu nhập quốc dân d. Thu nhập quốc dân khả dụng. 651,7 96 61,3 7,5 6,4 10% GDP 3. Một anh thanh niên chưa vợ thuê một cô gái giúp việc cho mình với mức lương 2,5 triệu đồng mỗi tháng. Hàng tháng cô gái đó dùng hết số tiền lương cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân. Sau một thời gian hai người đã yêu nhau và đi đến hôn nhân. Sau khi kết hôn, cô gái vẫn tiếp tục làm công việc nội trợ và vẫn chi tiêu cho nhu cầu riêng của mình là 2,5 triệu đồng. Hỏi cuộc hôn nhân này có làm thay đổi GDP quốc gia hay không? Vì sao? 4. Dưới đây là số liệu 1 nền kinh tế được giả định chỉ sản xuất gạo và đường: Năm Giá đường Lượng đường Giá gạo Lượng gạo (Đôla/tấn) (Tấn) (Đôla/tấn) (Tấn) 2010 1.000 2.000 1.000 4.000 2011 1.500 2.500 1.200 5.000 2012 2.000 3.000 1.300 6.000 a. Hãy tính GDP danh nghĩa, GDP thực tế cho mỗi năm với năm 2010 là năm gốc. b. Hãy tính tốc độ tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế này năm 2011 và 2012. 5. Có các số liệu sau: Chỉ tiêu 2010 2011 GDP danh nghĩa 6.000 (tỷ đồng) Chỉ số điều chỉnh 100 120 GDP Yêu cầu: 1. Tính GDP thực tế năm 2011 và 2012 theo giá năm 2010? 2. Tính tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012? 2012 6.500 125 6. Hãy dùng mô hình tổng cung – tổng cầu phân tích ảnh hưởng của các sự kiện dưới đây tới mức giá, sản lượng, việc làm của nền kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn. a. Tiến sỹ Nguyễn Chánh Khê phát minh ra máy phát điện chạy bằng nước. b. Giá xăng dầu trên thế giới tăng. c. Chính phủ tăng lương tối thiểu từ ngày 1/5/2012 d. Chính phủ áp dụng chính sách giãn nợ, giảm thuế VAT cho doanh nghiệp. e. Chính phủ tăng trợ cấp thất nghiệp f. Chính phủ tăng thuế thu nhập cá nhân 7. Giả sử một nềền kinh tềế có các sốế liệu như sau: 7 Hàm tiêu dùng: C = 0,65 YD Đầu tư dự kiến: 250 tỷ đồng Chi tiêu Chính phủ: 200 tỷ đồng Hàm thuế có dạng: T = 250 tỷ đồng a. Xây dựng hàm tổng cầu của nền kinh tế này. b. Xác định mức sản lượng cân bằng và vẽ đồ thị đường tổng cầu c. Giả sử Chính phủ tăng thuế thêm 50 tỷ để đưa vào chi tiêu, sản lượng thay đổi như thế nào? Biểu thị sự thay đổi đó trên đồ thị. 8. Xét một nềền kinh tềế với các thống sốế sau: C = 15 + 0,8YD T = 0,15Y I = 20 tỷ đồng EX = 10 tỷ đồng G = 30 tỷ đồng IM = 0,2Y a. Viết hàm tổng cầu của nền kinh tế này. b. Xác định mức sản lượng cân bằng. c. Tại mức sản lượng cân bằng, cán cân thương mại của nền kinh tế này thặng dư hay thâm hụt? Cán cân ngân sách chính phủ thặng dư hay thâm hụt? d. Nếu Chính phủ tăng chi tiêu thêm 10 tỷ đồng, sản lượng cân bằng sẽ thay đổi thế nào. Vẽ đồ thị cho cả hai trường hợp trước và sau khi tăng chi tiêu Chính phủ. 9. Một nền kinh tế đóng, thu thuế độc lập với thu nhập, với mức sản lượng cân bằng hiện tại là 200 tỷ. Xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,6. Mức sản lượng tiềm năng là 150 tỷ. Nếu nền kinh tế này muốn đạt mức sản lượng tiềm năng (trong khi các điều kiện khác không thay đổi) thì: a. Chi tiêu của Chính phủ thay đổi như thế nào? b. Thuế cần thay đổi như thế nào? c. Thuế và chi tiêu của Chính phủ cùng phải thay đổi như thế nào trong khi không làm thay đổi cán cân ngân sách? d. Dùng đồ thị AD của Keynes để minh họa các tình huống trên. 10. Nếu Chính phủ áp dụng chính sách thu nhập theo hướng chuyển bớt một phần thu nhập của người giàu sang cho người nghèo thì hành vi tiêu dùng của các hộ gia đình sẽ thay đổi thế nào? Hãy dùng mô hình tiêu dùng và tiết kiệm của Keynes để phân tích và nhận xét tác dụng của chính sách. 11. Nếu Chính phủ áp dụng sắc thuế thu nhập nhập mới, trong đó mức thu nhập tối thiểu phải chịu thuế tăng từ 5 triệu đồng lên 9 triệu đồng thì sẽ ảnh hưởng thế nào tới tổng cầu của nền kinh tế. Hãy dùng mô hình tổng cầu của Keynes để minh họa và giải thích vì sao? 12. Một nền kinh tế có tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi trong ngân hàng là 15%. Các ngân hàng thương mại đều dự trữ đúng 7%. Mức cung tiền hiện tại là 500 tỷ đồng. a. Tính khối lượng tiền cơ sở. b. Nếu NHTW muốn giảm cung tiền đi 20 ngàn tỷ đồng thì phải bán bao nhiêu trái phiếu Chính phủ trên thị trường mở (bỏ qua sự tác động của giá cả). 13. Trong một nền kinh tế có các hàm số sau: C = 100 + 0,8YD I = 240+0,16Y-80i G=500 T = 50+0,2Y 8 EX = 210 IM = 50+0,2Y MS = 1400 MD = 800+0,5Y-100i Yêu cầu: a) Hãy thiết lập phương trình IS và LM b) Xác định mức sản lượng và lãi suất cân bằng c) Giả sử chi tiêu CP tăng thêm 80, NHTW tăng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế là 100. Viết phương trình của đường IS và LM mới. d) Xác định lãi suất và sản lượng cân bằng mới. 14. Sử dụng đồ thị IS –LM để phân tích những sự kiện sau tác động như thế nào tới lãi suất, đầu tư, sản lượng việc làm của nền kinh tế đóng. a) NHTW mua trái phiếu CP trên thị trường mở b) Sự gia tăng lượng thẻ tín dụng hiện có làm giảm lượng tiền mặt mà mọi người muốn nắm giữ. c) Một làn sóng lạc quan khuyến khích đầu tư và mở rộng AD d) NHTW bán công trái để tài trợ cho việc gia tăng chi tiêu của CP. e) Chính phủ tăng số ngày nghỉ cuối tuần và nghỉ lễ trong năm. ----- The End ----- 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan