Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh sinh sản cho đàn lợn ná...

Tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh sinh sản cho đàn lợn nái ngoại nuôi tại trang trại liên kết với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Biovet (Khóa luận tốt nghiệp)

.PDF
62
130
144

Mô tả:

Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh sinh sản cho đàn lợn nái ngoại nuôi tại trang trại liên kết với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu BiovetÁp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh sinh sản cho đàn lợn nái ngoại nuôi tại trang trại liên kết với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu BiovetÁp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh sinh sản cho đàn lợn nái ngoại nuôi tại trang trại liên kết với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu BiovetÁp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh sinh sản cho đàn lợn nái ngoại nuôi tại trang trại liên kết với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu BiovetÁp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh sinh sản cho đàn lợn nái ngoại nuôi tại trang trại liên kết với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu BiovetÁp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh sinh sản cho đàn lợn nái ngoại nuôi tại trang trại liên kết với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu BiovetÁp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh sinh sản cho đàn lợn nái ngoại nuôi tại trang trại liên kết với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu BiovetÁp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh sinh sản cho đàn lợn nái ngoại nuôi tại trang trại liên kết với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu BiovetÁp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh sinh sản cho đàn lợn nái ngoại nuôi tại trang trại liên kết với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu BiovetÁp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh sinh sản cho đàn lợn nái ngoại nuôi tại trang trại liên kết với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu BiovetÁp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh sinh sản cho đàn lợn nái ngoại nuôi tại trang trại liên kết với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu BiovetÁp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh sinh sản cho đàn lợn nái ngoại nuôi tại trang trại liên kết với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu BiovetÁp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh sinh sản cho đàn lợn nái ngoại nuôi tại trang trại liên kết với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu BiovetÁp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh sinh sản cho đàn lợn nái ngoại nuôi tại trang trại liên kết với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu BiovetÁp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh sinh sản cho đàn lợn nái ngoại nuôi tại trang trại liên kết với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Biovet
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- TẠ DUY HUÂN Tên chuyên đề : ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI NUÔI TẠI TRANG TRẠI LIÊN KẾT VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU BIOVET KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2014 - 2018 Thái Nguyên, 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- TẠ DUY HUÂN Tên chuyên đề : ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH SINH SẢN CHO ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI NUÔI TẠI TRANG TRẠI LIÊN KẾT VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU BIOVET KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Lớp: K46 - CNTY Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Thị Phương Lan Thái Nguyên, 2018 i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập tại trường và thực tập tại cơ sở, đến nay em đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp của mình. Để có được kết quả này ngoài sự nỗ lực của bản thân, em luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, trại lợn liên kết của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Biovet. Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y đã tận tình dạy dỗ dìu dắt em trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Phạm Thị Phương Lan đã luôn động viên, giúp đỡ và hướng dẫn chỉ bảo em tận tình trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Đại học này. Để góp phần cho việc thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đạt kết quả tốt, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và động viên của gia đình và bạn bè. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Thái Nguyên, ngày tháng Sinh viên TẠ DUY HUÂN năm 2018 ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Một số tiêu chí phân biệt các thể viêm tử cung ............................. 17 Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí điều trị bệnh viêm đường sinh dục cho lợn nái .......... 35 Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn sinh sản của trang trại (2015 - 2017) .................... 37 Bảng 4.2. Kết quả nuôi dưỡng chăm sóc cho lợn tại trang trại ...................... 38 Bảng 4.3. Tình hình đẻ của đàn lợn nái ........................................................ 39 Bảng 4.4: Lịch sát trùng trại lợn nái ............................................................. 41 Bảng 4.5. Kết quả thực hiện vệ sinh sát trùng tại trang trại ........................... 41 Bảng 4.6. Kết quả tiêm phòng bằng vaccine cho lợn .................................... 43 Bảng 4.7. Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản của đàn lợn nái theo lứa đẻ ............. Error! Bookmark not defined. Bảng 4.8. Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản của đàn lợn nái ở các tháng theo dõi ...... 45 Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản ............................. 46 Bảng 4.10. Kết quả thực hiện công tác khác tại trại ...................................... 48 iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cs : Cộng sự Nxb : Nhà xuất bản TT : Thể trọng KMnO4 : Kali pemanaganat LMLM : Lở mồm long móng NST : Nhiễm sắc thể FSH : Follicle Stimulating Hormone LH : Luteinizing Hormone FRF : Folliculin Releasing Factors iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iii MỤC LỤC .................................................................................................... iv PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ......................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu ............................................................................................... 2 1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề ......................................................................... 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập .................................................................... 3 2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm khí hậu ........................................................... 3 2.1.2. Điều kiện của cơ sở .............................................................................. 4 2.1.3. Đánh giá chung..................................................................................... 7 2.2. Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề..................................................... 7 2.2.1. Cơ sở khoa học ..................................................................................... 7 2.2.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................ 29 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ....................................... 33 3.1. Đối tượng .............................................................................................. 33 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................. 33 3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 33 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .................................................... 33 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................... 33 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 34 3.4.3. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu ..................................................... 36 v 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 36 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 37 4.1. Kết quả áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho lợn nái sinh sản tại trại lợn liên kết với Công Ty XNK Biovet ............................................... 37 4.1.1. Cơ cấu đàn lợn sinh sản của trại ......................................................... 37 4.1.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản ........ 38 4.1.3. Tình hình đẻ của đàn lợn nái tại trại.................................................... 39 4.2. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh tại trại ..................................... 40 4.2.1. Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại .................... 40 4.2.2. Phòng bệnh bằng vaccine ................................................................... 42 4.3. Kết quả theo dõi tình hình mắc một số bệnh sinh sản ở đàn lợn nái tại trại..... 44 4.3.1.Tỷ lệ lợn nái mắc một số bệnh sinh sản theo lứa đẻError! Bookmark not defined. 4.3.2. Tỷ lệ lợn nái mắc một số bệnh sinh sản ở các tháng theo dõi .............. 44 4.3.3. Kết quả điều trị bệnh sinh sản của lợn nái tại cơ sở thực tập ............... 46 4.4. Kết quả thực hiện công tác khác tại trại ................................................. 47 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................... 49 5.1. Kết luận ................................................................................................. 49 5.2. Đề nghị .................................................................................................. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 51 PHỤ LỤC 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ, trang trại chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lượng trang trại nông nghiệp cả nước và đang có chiều hướng tăng lên. Năm 2016 cả nước có 33.488 trang trại chăn nuôi (bằng 38,72% tổng số trang trại nông nghiệp), 2 vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ có nhiều trang trại nhất (tương ứng có 9.946 và 6.271 trang trại), trong đó ngành chăn nuôi lợn chiếm một vị trí quan trọng, không những cung cấp thực phẩm hàng ngày, có tỷ trọng cao và chất lượng tốt cho con người, mà còn là nguồn cung cấp sản phẩm phụ như da, mỡ cho các ngành công nghiệp chế biến, đồng thời với thực tế nước ta là nước nông nghiệp thì chăn nuôi lợn là nguồn cung cấp phân bón rất lớn cho ngành trồng trọt (Nguồn: Tổng Cục Thống Kê ) [8]) Xã hội ngày nay càng phát triển thì nhu cầu đời sống người dân ngày càng cao. Đặc biệt là nhu cầu về nguồn thực phẩm có chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe, phù hợp với giá cả thị trường. Trên thực tế, thịt lợn là mặt hàng có giá cả ổn định và được tiêu thụ trên toàn thế giới. Điều này chứng tỏ tính ưu việt cho ngành chăn nuôi lợn trong nước phát triển kinh tế và ổn định thị trường. Vì vậy nhiệm vụ đặt ra cho ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng là đầu tư kinh phí phát triển đàn lợn để tăng cả chất lượng và số lượng nhằm cung cấp cho thị trường khối lượng sản phẩm lớn chất lượng đảm bảo. Tuy nhiên, việc phát triển đàn lợn gặp nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng không phù hợp, thiếu cán bộ có chuyên môn, điều trị bệnh không kịp thời. “Làm gia tăng dịch bệnh, thiệt hại lớn đến người chăn nuôi đặc biệt là những thiệt hại do bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng”. Trong đó, gây ảnh hưởng lớn nhất là 2 các bệnh viêm đường sinh dục. Các bệnh này xảy ra phổ biến ở tất cả các lứa đẻ, làm giảm khả năng sinh sản giảm tỷ lệ thụ thai, chết thai, lưu thai. Nếu nặng hơn, có thể làm mất khả năng sinh sản của lợn nái. Do đó, ảnh hưởng tới việc phát triển cơ cấu đàn lợn, giảm sự phát triển ngành chăn nuôi lợn nói chung và gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Xuất phát từ thực tế trên, để góp phần giúp người chăn nuôi tìm ra hướng giải quyết phù hợp trong vấn đề phòng và trị một số bệnh sinh sản cho đàn lợn nái ngoại có hiệu quả, chúng em tiến hành thực hiện đề tài “Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh sinh sản cho đàn lợn nái ngoại nuôi tại trang trại liên kết với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Biovet”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục tiêu - Nắm được quy trình nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái tại trang trại. - Đánh giá được tình hình mắc bệnh sinh sản trên đàn lợn nái sinh sản tại trại. - Đánh giá được hiệu quả điều trị bệnh sinh sản bằng các phác đồ điều trị. 1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề - Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại trại liên kết với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Biovet. - Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái nuôi tại trại đạt hiệu quả cao. - Xác định được tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả của quy trình phòng, trị bệnh sinh sản cho đàn lợn nái nuôi tại trại. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm khí hậu 2.1.1.1. Vị trí địa lý Trại lợn Thảo Nhân liên kết với công ty cổ phần xuất nhập khẩu Biovet nằm ở xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Phía Bắc giáp huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) và huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên), phía Đông giáp huyện Lạng Giang, phía Tây giáp huyện Hiệp Hoà, phía Nam giáp huyện Việt Yên và thành phố Bắc Giang. Vị trí địa lý của trại lợn tương đối thuận lợi trong giao lưu phát triển KT-XH, với thành phố Bắc Giang cách 15 km theo tỉnh lộ 398 (đường 284 cũ), huyện Sóc Sơn - Hà Nội (cách 30 km theo tỉnh lộ 295), thành phố Thái Nguyên cách 40 km theo tỉnh lộ 294 (đường 287 cũ). 2.1.1.2. Điều kiện địa hình, đất đai Huyện Tân Yên mang đặc trưng địa hình bán sơn địa, được chia thành 3 vùng là: vùng đồi núi thấp nằm ở phía Đông và phía Bắc; vùng trung du nằm ở phía Tây; vùng thấp ở phía Nam. Có diện tích đất tự nhiên là 204 km², trong đó đất nông nghiệp là 12.825,62 ha, chiếm 62,74%, đất phi nông nghiệp là 7.112,65 ha (chiếm 49,75%), đất chưa sử dụng là 503,58 ha, chiếm 2,46%. Đất đai đa dạng, thích hợp với nhiều loại cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp. 2.1.1.3. Điều kiện khí hậu thời tiết Trại lợn Thảo Nhân ở xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm; 2 mùa rõ rệt: mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, nóng và mưa nhiều, lượng mưa chiếm khoảng 90% tổng lượng mưa trong năm; mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết khô, hanh, mưa ít chỉ khoảng 4 10% tổng lượng mưa trong năm. Tính 5 năm 2000 - 2004 có: tổng giờ nắng trung bình 1475,5 giờ/năm, lượng mưa trung bình 1407,3 mm/năm, độ ẩm trung bình 82,1% và nhiệt độ trung bình 23,9 °C. 2.1.1.4. Điều kiện giao thông Giao thông của huyện Tân Yên khá phát triển và thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu của người dân địa phương. Hầu hết các tuyến đường đã được rải nhựa hoặc rải cấp phối. Trại lợn Thảo Nhân nằm gần tỉnh lộ 398 đi thành phố Bắc Giang, tỉnh lộ 398 đi huyện Sóc Sơn – Hà Nội, tỉnh lộ 294 đi Thái Nguyên giao thông thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. 2.1.2. Điều kiện của cơ sở 2.1.2.1. Quá trình thành lập Trại được thành lập từ năm 2012, là trại lợn liên kết với công ty cổ phần xuất nhập khẩu Biovet. Hoạt động theo phương thức chủ trại xây dựng cơ sở vật chất, thuê công nhân, công ty cung cấp thuốc thú y, cán bộ kỹ thuật. Hiện nay trang trại do Bà Lê Thị Thảo làm chủ trại và kỹ thuật của trại. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Biovet chịu trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng các sản phẩm của công ty. 2.1.2.2. Cơ sở vật chất của trang trại Trại lợn có khoảng 1,8 ha đất để xây dựng nhà điều hành, nhà cho công nhân, bếp ăn các công trình phục vụ cho công nhân và các hoạt động khác của trại. Trong khu chăn nuôi được quy hoạch bố trí xây dựng hệ thống chuồng trại cho 500 lợn thịt bao gồm: 1 dãy chuồng có 9 ô, 8 ô kích thước 7m × 7m/ô, 1 ô khích thức 3m × 7m/ô. Hệ thống chuồng trại cho 135 nái bao gồm: 2 chuồng lợn đẻ mỗi chuồng có 20 ô kích thước 2,4m × 1,6m/ô, 1 chuồng nái chửa có 150 ô kích thước 2,4m × 0,65m/ô, 1 chuồng cách ly, 4 chuồng đực giống. Cùng một số 5 công trình phụ phục vụ cho chăn nuôi như: kho thức ăn, phòng sát trùng, phòng pha tinh, kho thuốc… Hệ thống chuồng xây dựng khép kín hoàn toàn. Phía đầu chuồng là hệ thống giàn mát, cuối chuồng có 4 quạt thông gió. Hai bên tường có dãy cửa sổ lắp kính, mỗi cửa sổ có diện tích 1,5m²; cách nền 1,2m; mỗi cửa sổ cách nhau 80cm. Trên trần đươc lắp hệ thống chống nóng. Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các chuồng, các khu khác đều được đổ bê tông và có các hố sát trùng. Hệ thống nước trong khu chăn nuôi đều là nước giếng khoan. Nước uống cho lợn được cấp từ một bể lớn, đầu mỗi chuồng có 1 bể riêng để pha thuốc cho lợn uống phòng khi lợn ốm. Nước tắm, nước phục vụ cho công tác khác được bố trí từ bể lọc và được bơm qua hệ thống ống dẫn tới bể chứa ở giữa các chuồng. 2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại Cơ cấu tổ chức trại gồm 07 người: 01 chủ trại quản lý các công việc chung tại trại, 01 kỹ sư chăn nuôi chịu trách nhiệm quản lý dịch bệnh, chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn nái tại trại, 02 công nhân chịu trách nhiệm làm vệ sinh chuồng trại hỗ trợ chăm sóc cho đàn lợn nái tại trại, 03 sinh viên thực tập. Với đội ngũ trên, tất cả được thống nhất với sự quản lý của kỹ sư và chủ trại đem lại tính nhất quán và thống nhất, sinh viên thực tập được làm toàn bộ các khâu trong trại và được học hỏi toàn diện. 2.1.2.4. Tình hình sản xuất của trang trại * Công tác chăn nuôi Nhiệm vụ chính của trang trại là sản xuất lợn con giống, nuôi lợn thịt và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hiện nay trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,2 lứa/năm. Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 20 ngày tuổi thì tiến hành cai sữa, sau đó được chuyển sang chuồng úm. 6 Lợn thịt thương phẩm tại trại được nuôi từ lúc sau cai sữa đến lúc xuất bán khoảng 25 tuần với khối lượng trung bình từ 100 - 120 kg/con. * Công tác thú y Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại sản xuất lợn giống luôn thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của của chủ trại và hỗ trợ kỹ thuật viên công ty cổ phần xuất nhập khẩu Biovet. Công tác vệ sinh: Hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo thoáng mát về mùa Hè, ấm áp về mùa Đông. Hàng ngày luôn có công nhân quét dọn vệ sinh chuồng trại, thu gom phân, nước tiểu, khơi thông cống rãnh, đường đi trong trại được quét dọn và rắc vôi theo quy định. Công nhân, kỹ sư, khách tham quan khi vào khu chăn nuôi lợn đều phải sát trùng, tắm bằng nước sạch trước khi thay quần áo bảo hộ lao động. Công tác phòng bệnh: trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng. Hành lang giữa các chuồng và bên ngoài chuồng đều được rắc vôi bột, các phương tiện vào trại sát trùng một cách nghiêm ngặt ngay tại cổng vào. Với phương châm phòng bệnh là chính nên tất cả lợn ở đây đều được cho uống thuốc, tiêm phòng vắc xin đầy đủ. Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm riêng, từ lợn nái, lợn hậu bị, lợn đực, lợn con. Lợn được tiêm vắc xin ở trạng thái khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh mãn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn luôn đạt 100%. - Công tác trị bệnh: Cán bộ kỹ thuật của trại có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra đàn lợn thường xuyên, các bệnh xảy ra ở lợn nuôi tại trang trại luôn được kỹ thuật viên phát hiện sớm, cách li, điều trị ngay ở giai đoạn đầu của bệnh 7 nên điều trị đạt hiệu quả từ 80 - 90% trong một thời gian ngắn. Vì vậy, không gây thiệt hại lớn về số lượng đàn lợn. 2.1.3. Đánh giá chung 2.1.3.1. Thuận lợi Trang trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: Xa khu dân cư, thuận tiện đường giao thông. Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân. Cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn vững vàng, công nhân nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong sản xuất. Con giống tốt, thức ăn, thuốc chất lượng cao, quy trình chăn nuôi khép kín và khoa học đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trang trại. 2.1.3.2. Khó khăn Do giá lợn trên thị trường có xu thế giảm mạnh không đạt lợi nhuận nên giảm chi phí dành cho phòng và chữa bệnh cho đàn lợn nái sinh sản. Số lượng lợn nhiều, lượng nước thải lớn, việc đầu tư cho công tác xử lý nước thải của trại còn nhiều khó khăn. 2.2. Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề 2.2.1. Cơ sở khoa học 2.2.1.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục cái Theo Đặng Quang Nam (2002) [13], cơ quan sinh dục cái có các bộ phận sau: - Buồng trứng (Ovarium): gồm một đôi (dài 1,5 - 2,5cm, khối lượng 3 4 gam) nằm trước cửa xoang chậu, ứng với vùng đốt sống hông 3 - 4. Bề mặt buồng trứng có nhiều u nổi lên. Buồng trứng được bọc ở ngoài màng liên kết sợi chắc, bên trong chia làm 2 phần, cả 2 phần đều phát triển một thứ mô liên kết sợi xốp tạo nên một 8 loại chất đệm. Dưới lớp màng liên kết của buồng trứng có nhiều tế bào trứng non phát triển dần thành nang trứng nguyên thủy, sau đó phát triển thành nang trứng sơ cấp và cuối cùng phát triển thành bao noãn chín. Dưới tác dụng của kích tố đặc biệt là kích tố sinh dục tuyến yên, trứng chín sẽ rụng. Như vậy, buồng trứng có 2 chức năng là sản sinh ra tế bào trứng và tiết ra hormone sinh dục có ảnh hưởng tới tính biệt, tới chức năng tử cung (đặc biệt là đặc tính sinh dục phụ thứ cấp của con cái). - Ống dẫn trứng (Oviductus): Ống dẫn trứng dài 15 - 20cm, uốn khúc nằm ở cạnh trước dây chằng rộng. Ống dẫn trứng bắt đầu ở bên cạnh buồng trứng đến đầu tử cung và được chia làm 2 phần: phần trước tự do có hình phễu loe ra gọi là loa vòi (loa kèn) có tác dụng hứng tế bào trứng chín rụng, phần sau thon nhỏ có đường kính dài 0,2 - 0,3cm nối với sừng tử cung. Cấu tạo ống dẫn trứng xếp từ ngoài vào trong gồm có: màng tương mạc đến từ dây chằng rộng, lớp cơ (2 lớp: cơ vòng ở trong, cơ dọc ở ngoài), lớp niêm mạc trong cùng có nhiều nếp chạy dọc và không có tuyến. - Tử cung (Uterus): tử cung là nơi cung cấp dinh dưỡng và phát triển của thai. Tử cung nằm trong xoang chậu, dưới trực tràng, trên bóng đái. Tử cung gồm 3 phần: sừng, thân, cổ tử cung. Sừng tử cung dài ngoằn ngoèo như ruột non, dài 30 - 50cm, có dây chằng rất dài nên khi thiến có thể kéo sừng tử cung ra ngoài được. Thân tử cung ngắn, niêm mạc thân và sừng tử cung là những gấp nếp nhăn nheo theo chiều dọc. Thai làm ổ ở sừng tử cung. Cổ tử cung không có gấp nếp hoa nở mà là những cột thịt xen kẽ cài răng lược với nhau. - Âm đạo (Vagina): âm đạo là đoạn nối tiếp sau cổ tử cung, trước âm hộ. Đây là nơi tiếp nhận dương vật khi giao phối, phía trên là trực tràng, phía dưới là bóng đái, nó được ngăn cách với âm hộ bởi màng trinh. 9 Cấu tạo: lớp ngoài là tương mạc phủ phần trước âm đạo. Lớp giữa là lớp cơ trơn xếp theo các chiều khác nhau dính lẫn lộn với tổ chức liên kết bọc ngoài. Lớp niêm mạc có nhiều gấp nếp nhăn nheo theo chiều dọc, trong đó có nhiều chất nhờn. Âm đạo có khả năng co giãn rất lớn và là đường đi ra của thai. - Âm hộ (Vulva): đây là đoạn sau cùng của bộ máy sinh dục cái, sau âm đạo và ngăn cách âm đạo bởi màng trinh. Âm hộ nằm dưới hậu môn và được thông ra ngoài bởi một khe thẳng đứng gọi là âm môn. Trong âm hộ còn có lỗ thông với bóng đái, tuyến tiền đình (Barthonlin) và khí quan cương cứng gọi là âm vật (Clitoris). Âm môn là một khe thẳng đứng dưới hậu môn, có 2 môi nối với nhau bởi 2 mép. Môi lớn ở ngoài dày trùm lấy môi nhỏ ở trong. Mép trên hơi nhọn, mép dưới rộng bao quanh âm vật. Mép trên và dưới được bao bởi lớp da mỏng mịn, phía dưới mép dưới có lông. - Bộ phận phía trong âm hộ và âm môn: + Màng trinh (Hymen): ngăn cách giữa âm đạo và âm hộ. + Lỗ đái là đường thông ra của niệu đạo con cái. Lỗ đái nằm ở thành dưới âm môn ngay sau dưới màng trinh, hình một cái khe có van trùm lên, cánh van hướng về sau. Bên cạnh lỗ đái còn có lỗ đổ ra của ống tuyến tiền đình. Đôi tuyến này tiết ra dịch nhờn làm ẩm ướt cửa vào âm đạo phía trong âm hộ và có thành phần sát khuẩn. + Âm vật (Clitoris): là tổ chức cương cứng, có nhiều dây thần kinh nên cảm giác tập trung ở đây cao. Cấu tạo âm hộ từ ngoài vào có các lớp sau: lớp da mỏng mịn có nhiều sắc tố, lớp cơ gồm cơ thắt và dây treo âm hộ, lớp niêm mạc trong cùng có nhiều tuyến tiết dịch nhờn. 10 - Tuyến vú (Mamma): lợn là động vật đa thai có từ 6 - 8 đôi vú xếp thành 2 hàng từ vùng ngực đến vùng bụng bẹn. Tuyến này chỉ phát triển khi con cái đến tuổi thành thục về tính và phát triển to nhất ở thời kỳ chửa, đẻ. Thời kỳ con vật đẻ, tuyến vú tiết ra sữa cung cấp dinh dưỡng cho con sơ sinh và lúc còn non. Vú gồm có bầu vú và núm vú: + Bầu vú: bầu to đó là nơi sản sinh và chứa sữa. Ngoài cùng là lớp da mỏng mịn tùy theo vị trí mà lớp da này do da ngực, nách hay da bụng, bẹn kéo đến, tiếp đến là lớp cơ. Trong cùng có 2 phần cơ bản là bao tuyến và ống dẫn xen kẽ giữa phần cơ bản ở trong như tổ chức mỡ, tổ chức liên kết, hệ thống mạch quản thần kinh bao vây và chia vú làm nhiều thùy nhỏ trong đó có nhiều sợi đàn hồi. Bao tuyến là nơi sản sinh ra sữa giống như một cái túi, từ đó sữa theo 3 loại ống dẫn: nhỏ, trung bình, lớn rồi đổ vào xoang sữa ở đáy tuyến và bong ra ở đỉnh đầu vú. Để hình thành một lít sữa phải có 540 lít máu đi qua tuyến vú. Vì vậy, sự cung cấp máu cho tuyến vú rất phong phú, mao mạch bao quanh bao tuyến dày đặc. + Núm vú: một bầu vú có một núm cấu tạo bởi da - tổ chức liên kết - cơ - ống dẫn sữa. Ống dẫn sữa gồm 2 - 3 ống thông nối từ xoang sữa (bể sữa) ra đầu núm vú. Ở đầu núm vú, sợi cơ trơn xếp thành vòng tạo thành cơ vòng đầu vú giữ cho đầu vú ở trạng thái khép kín khi không thải sữa. 2.2.1.2. Đặc điểm sinh lý, sinh dục lợn nái * Thành thục về tính và thành thục về thể vóc: Theo Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006) [19]: - Thành thục về tính: gia súc phát triển đến một giai đoạn nhất định, thì có biểu hiện về tính dục. Con đực có khả năng sinh ra tinh trùng, con cái có khả năng sinh ra tế bào trứng. Khi đấy gọi là gia súc đã thành thục về tính. 11 Thời gian thành thục về tính của lợn là 6 - 7 tháng. - Thành thục về thể vóc: sự thành thục về thể vóc thường diễn ra chậm hơn sự thành thục về tính. Sau một thời kỳ sinh trưởng và phát triển, đến một thời điểm nhất định con vật đạt tới mức độ trưởng thành về thể vóc. Có nghĩa là cơ thể tương đối hoàn chỉnh về sự phát triển của các cơ quan bộ phận như não đã phát triển hoàn thiện hơn, xương đã cốt hóa hoàn toàn, tầm vóc ổn định hơn. Nói một cách khác, khi gia súc đã thành thục về tính thì sự sinh trưởng, phát triển của cơ thể vẫn còn tiếp tục đến độ trưởng thành. Đây là đặc điểm cần chú ý trong chăn nuôi, không nên sử dụng gia súc vào mục đích sinh sản quá sớm, đối với gia súc cái nếu phối giống sớm khi cơ thể chưa trưởng thành về tầm vóc sẽ ảnh hưởng xấu như: trong thời gian chửa có sự phân tán dinh dưỡng, ưu tiên cho phát triển bào thai. Nhu cầu dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển cho bào thai cũng bị ảnh hưởng. Kết quả: mẹ yếu, con nhỏ và yếu, tuổi sử dụng con mẹ bị giảm xuống. Hơn nữa, do xoang chậu chưa phát triển hoàn toàn, nhỏ, hẹp làm cho con vật khó đẻ. Thời gian thành thục về thể vóc của lợn là 7 - 9 tháng. * Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của trứng. Sự hình thành và phát triển của trứng: tế bào trứng hay trứng hình thành trong buồng trứng, nó được phát triển từ các tế bào sinh dục chưa thành thục gọi là noãn nguyên bào (Ovogonie). Ở giai đoạn sớm của đời sống cá thể, các noãn nguyên bào trải qua nhiều lần phân bào nguyên nhiễm, đến noãn bào sơ cấp. Tất cả các tế bào sinh dục chưa chín đó chứa số lượng lưỡng bội NST. Các noãn nguyên bào được bao bọc bởi lớp tế bào biểu mô. Đến khi thành thục về tính, dưới ảnh hưởng điều hòa của trung khu sinh dục ở vùng dưới đồi (Hypothalamus) thông qua các yếu tố giải phóng kích dục tố FRF, kích thích tuyến yến tiết các hormone hướng sinh dục FSH, LH để điều khiển quá trình phát triển nang trứng và rụng trứng. 12 Quá trình phân chia thành thục của trứng được chia hai giai đoạn: + Từ noãn bào cấp I (noãn bào sơ cấp) phân chia giảm nhiễm cho ra noãn bào cấp II (noãn bào thứ cấp) và một cầu cực thứ nhất (quá trình xảy ra ngay trước khi rụng trứng). + Phân chia lần hai, từ noãn bào cấp II phân chia cho ra tế bào trứng và một cầu cực thứ hai, tế bào trứng chín chứa đơn bội NST. Các thể cực nhỏ tiêu biến. Noãn bào cấp II truyền toàn bộ noãn hoàn cho tế bào trứng. Theo Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006) [19], thì các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của trứng là: - Hormone: khi thành thục về tính, các nang trứng tuần tự bước vào giai đoạn phát triển để hình thành trứng chín theo chu kỳ. Dưới tác động của FSH thông qua tương tác hormone-gen quá trình sinh tổng hợp protein được xúc tiến mạnh mẽ, nang trứng không ngừng gia tăng về kích thước. Lớp tế bào hạt sinh sản estrogene là hormone sinh dục cái. Dịch nang trứng được tạo ra do kích thích tổng hợp của hormone estrogene và tương tác của FSH vào lớp tế bào hạt. Áp lực của dịch nang trứng là điều kiện để phá vỡ vỏ nang trứng khi rụng trứng. - Thức ăn (mức dinh dưỡng) là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của buồng trứng và các bộ phận của đường sinh dục cái nói chung. Cơ thể có sự ưu tiên hơn về dinh dưỡng cho sự phát triển tế bào sinh dục nhiều hơn tế bào cơ, xương, mỡ nhưng sự ưu tiên đó nằm trong các mối tương quan chung về dinh dưỡng có trong cơ thể. - Giống: các giống khác nhau, chất lượng của quá trình phát triển nang trứng cũng khác nhau do gen quy định. Ngoài ra, còn các yếu tố khác như: khí hậu, điều kiện chăm sóc,… cũng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của trứng. 13 * Chu kỳ động dục Khi gia súc cái thành thục về tính, cứ sau mỗi khoảng thời gian nhất định, cơ quan sinh dục của nó có những biến đổi đặc biệt, kèm theo đó là rụng trứng và động dục. Hiện tượng này lặp đi lặp lại một cách có chu kỳ, gọi là chu kỳ động dục hay chu kỳ tính. Chu kỳ tính của lợn là 21 ± 4 ngày. Trứng rụng vào lúc 36 - 42 giờ sau khi xuất hiện động dục. Thời điểm phối giống thích hợp nhất là 24 - 36 giờ sau khi xuất hiện động dục. Số trứng rụng từ 16 - 17 tế bào. * Cơ chế động dục và biểu hiện động dục ở lợn nái: Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) [15], cơ chế động dục của lợn nái: khi lợn nái đến tuổi thành thục về tính dục, các kích thích bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, thức ăn, feromon của con đực và các kích thích nội tiết đi theo dây thần kinh li tâm, đến vỏ đại não qua vùng đồi dưới (Hypothalamus) tiết ra kích tố FRF (Folliculin Releasing Factors), có tác dụng kích thích tuyến yên tiết ra FSH, làm cho bao noãn phát dục nhanh chóng. Trong quá trình bao noãn phát dục và thành thục, thì thượng bì bao noãn tiết ra estrogen chứa đầy trong xoang bao noãn, làm cho lợn nái có biểu hiện động dục ra bên ngoài. Theo Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006) [19]: chu kỳ động dục của gia súc được chia làm 4 giai đoạn: + Giai đoạn trước động dục: bao noãn phát triển, các tế bào vách ống dẫn trứng tăng sinh. Hệ thống mạch quản trong dạ con phát triển. Các tuyến trong dạ con bắt đầu tiết dưới tác dụng của hormone estrogen. Thay đổi của đường sinh dục: tử cung, âm đạo, âm hộ bắt đầu xung huyết. + Giai đoạn động dục: bao noãn phát triển mạnh nổi lên bề mặt buồng trứng. Bao noãn tiết nhiều estrogen và cực đại. Các thay đổi ở đường sinh dục cái càng sâu sắc hơn để chuẩn bị đón trứng. Biểu hiện của con vật: hưng phấn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan