Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của tiểu thuyết minh thanh đối với tiểu thuyết nam bộ việt nam giai...

Tài liệu ảnh hưởng của tiểu thuyết minh thanh đối với tiểu thuyết nam bộ việt nam giai đoạn 1900 1930

.PDF
240
23
106

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM ****** WANG JIA ẢNH HƯỞNG CỦA TIỂU THUYẾT MINH THANH ĐỐI VỚI TIỂU THUYẾT NAM BỘ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1900-1930 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM ****** WANG JIA ẢNH HƯỞNG CỦA TIỂU THUYẾT MINH THANH ĐỐI VỚI TIỂU THUYẾT NAM BỘ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1900-1930 Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 62 22 34 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Huỳnh Như Phương TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận án Wang Jia Mục lục M Mở đầu… ….……… …………… …………… …………… …………… …………… ………...1 …………… …………… ………….1 1. Lý do chọn đđề tài, mục đích nghhiên cứu… …………… …………… …………… …………… ………….22 2. Lịcch sử vấn đề……… 3. Đốii tượng, nhiệm n vu, phạm vi nghiên n cứu………… …………… ………….99 4. Phư ương phápp nghiên cứu c .…… ………………………………………100 5. Ý nghĩa n khoaa học và thực t tiễn của c đề tài… …………… …………… ………..11 6. Cấuu trúc củaa luận án… …………… …………… …………… …………… ………..122 C Chương 1 Tình hình h dịch thu uật và xuấất bản tiểu u thuyết Minh M Thanh Trungg Q Quốc ở Việt V Nam đầu thếế kỷ XX (1900-19930) …… …………… ………..144 1.1. Kh hái quát về v tiểu thuuyết Minh Thanh ……..……… … …………… ………..144 1.2. Tìnnh hình truuyền bá củaa tiểu thuyyết Minh Thhanh tại Việt Nam trư ước thế kỷỷ XX…………………………………………………28 1.3. Tình hình dịch d tiểu thuyết t Minnh Thanh ở Việt Naam giai đooạn 1900-1930…………………………………………………………32 t dịch tiiểu thuyết Minh Thannh tại Việtt 1.4. Ngguyên nhânn hình thànnh phong trào Nam N vào đầu thế kỷ XX… …………… …………… ………… ……...344 1.5. Đặặc điểm củủa phong trrào dịch tiiểu thuyết Minh Than nh tại Việtt Nam giaii đ oạ n 190 0 - 1 9 3 0 … … … … … … … … … … … … … … … … … … . 43 1.6. Một M số vấn đề đ đáng chhú ý về hiệện tượng sáách dịch Chung C Vô Diệm, D Mann hoang h kiếếm hiệp, Tiểu T hồngg bào hảii thuỵ.…… ………… ….......700 Tiểu kết k ……… …………… …………… …………… ………… ………… ………73 Chương 2 Ảnh hưởng của tiểu thuyết Minh Thanh đối với tiểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ XX về mặt nội dung…………………………………………74 2.1. Ảnh hưởng về quan niệm tiểu thuyết …………………………........74 2.2. Ảnh hưởng về quan điểm sáng tác ………………………………....78 2.3. Ảnh hưởng về quan niệm diễn giải lịch sử…………………………83 2.4. Ảnh hưởng về quan niệm giáo dục………………………………..103 2.5. Ảnh hưởng về quan niệm nhân vật..................................................109 Tiểu kết ………………………………………………………………..112 Chương 3 Ảnh hưởng của tiểu thuyết Minh Thanh đối với tiểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ XX về mặt nghệ thuật…………………………………..….113 3.1. Kết cấu chương hồi ……………………………………………….113 3.2. Nghệ thuật kể chuyện……………………………………………..126 3.3. Ngôn ngữ ..………………………………………………………..144 3.4. Thơ ca trong tiểu thuyết …………………………………………154 3.5. Nghệ thuật sáng tác và phóng tác: trường hợp tiểu thuyết Người bán ngọc ……………………………………………………………162 Tiểu kết ………………………………………………………………..177 Kết luận …………………………………………………………………….179 Danh mục công trình của tác giả liên quan đến luận án………………....183 Tài liệu tham khảo………………………………………………………….184 Phụ lục 1…………………………………………………………………….200 Phụ lục 2…………………………………………………………………….203 Phụ lục 3…………………………………………………………………….205 Phụ lục 4…………………………………………………………………….221 Phụ lục 5…………………………………………………………………….241 1 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng hữu nghị, có lịch sử giao lưu văn hóa lâu đời. Trong ba nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa lớn là Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, thì Việt Nam, có thể nói, là nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa sâu sắc nhất. Ảnh hưởng này đã thâm nhập vào mọi mặt của đời sống xã hội của Việt Nam, như ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, các chuẩn mực đạo đức v.v.. Văn học Việt Nam cũng đã chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc rất nhiều, từ Kinh thi, thơ Đường, đến tiểu thuyết Minh Thanh. Từ xưa đến nay, trong văn học Việt Nam từ các bài thơ chữ Hán, những tác phẩm vĩ đại chữ Nôm đến các tiểu thuyết hiện đại, đều có thể thấy được sự ảnh hưởng của văn học Trung Quốc. Đầu thế kỷ XX, ở Việt Nam từng xuất hiện phong trào dịch tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc ra Quốc ngữ. Trong đó, phần lớn là tiểu thuyết Minh Thanh. Mặc dù đã có nhiều công trình nhắc đến phong trào dịch thuật đó, nhưng hầu như chưa có công trình nào đi sâu so sánh bản dịch với nguyên văn. Vậy các bản dịch từ đâu ra, thể tài nào của tiểu thuyết Minh Thanh được dịch nhiều nhất, và các bản dịch có chính xác không? Khảo sát những bản dịch đó là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa quan trọng đối với chúng tôi để làm rõ tình hình phiên dịch và truyền bá tiểu thuyết Minh Thanh Trung Quốc đầu thế kỷ XX tại Việt Nam, đặc biệt là Nam Bộ Việt Nam. Những tác phẩm dịch trên đã đóng vai trò quan trọng đối với tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam, đặc biệt là buổi đầu của tiến trình. Điều này cũng được thể hiện rõ trong tiểu thuyết Nam Bộ giai đoạn 1900-1930. Những tiểu thuyết Minh Thanh đã có ảnh hưởng lớn đối với hoạt động sáng tác của các tác giả Nam Bộ giai đoạn đó. Do đó, khảo sát quan hệ giữa phong trào dịch tiểu thuyết Minh Thanh và tiểu thuyết Nam Bộ Việt Nam đầu thế kỷ XX sẽ giúp chúng tôi tìm hiểu thêm về tình hình các nhà văn Việt Nam tiếp nhận tiểu thuyết Minh Thanh đầu thế kỷ XX. 2 Ở Trung Quốc, cũng có nhiều học giả nghiên cứu về văn học trung đại Việt Nam, nhưng văn học giao thời ít khi được quan tâm. Và phần lớn nhà nghiên cứu Trung Quốc đều tập trung nghiên cứu văn học miền Bắc, ít khi quan tâm đến văn học Nam Bộ Việt Nam. Nhưng trong kho tàng văn học Việt Nam, văn học Nam Bộ lại là một phần quan trọng và không thể thiếu được. Chọn đề tài này, chúng tôi hy vọng thông qua nghiên cứu những tác phẩm văn học Nam Bộ 1900-1930 thấy được những quan hệ giữa tiểu thuyết Minh Thanh và văn học Nam Bộ giai đoạn đó; đồng thời thấy được những đặc điểm ảnh hưởng của tiểu thuyết Minh Thanh ở giai đoạn này. Ngoài ra, người viết cũng hy vọng thông qua nghiên cứu có thể giới thiệu những tiểu thuyết Nam Bộ Việt Nam với Trung Quốc, để người ta hiểu biết thêm về văn học Nam Bộ. 2. Lịch sử vấn đề Do hạn chế về tư liệu, trước đây trong giới nghiên cứu ít khi có người đi sâu nghiên cứu về vấn đề ảnh hưởng của tiểu thuyết Minh Thanh đối với tiểu thuyết Nam Bộ giai đoạn 1900-1930. Mấy năm nay, ngày càng đông nhà nghiên cứu bắt đầu để ý đến vấn đề phiên dịch tiểu thuyết Minh thanh tại Việt Nam đầu thế kỷ XX và những ảnh hưởng của tiểu thuyết Minh Thanh đối với sự hình thành của tiểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ XX. Có thể chia lịch sử nghiên cứu vấn đề ảnh hưởng của tiểu thuyết Minh Thanh đối với tiểu thuyết Nam Bộ giai đoạn 1900-1930 thành hai hướng: phong trào dịch truyện Tàu tại Việt Nam đầu thế kỷ XX; ảnh hưởng của truyện Tàu đối với tiểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ XX. 2.1. Những công trình nghiên cứu của Trung Quốc Trước thế kỷ XX, tiểu thuyết Minh Thanh đã truyền vào Việt Nam, về con đường truyền bá, sự ảnh hưởng của tiểu thuyết Minh Thanh đối với văn học trung đại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về con đường truyền bá của tiểu thuyết Minh Thanh vào Việt Nam. 3 Trong bài nghiên cứu Sự truyền bá và ảnh hưởng của tiểu thuyết Minh Thanh Trung Quốc tại Việt Nam 中国明清小说在越南的流传与影响, Trần Ích Nguyên đã nghiên cứu về con đường truyền bá của tiểu thuyết Minh Thanh sang Việt Nam, và nhấn mạnh vai trò của các sứ giả trong quá trình mang sách Minh Thanh về Việt Nam. Trong bài nghiên cứu Sứ giả Việt Nam và giao lưu văn học Trung Việt 越南 使臣与中越文学交流, Lưu Ngọc Quân đã đi sâu nghiên cứu về tác dụng của các sứ giả trong quan hệ giao lưu văn học Trung Việt. Luận án tiến sĩ Sự truyền bá và ảnh hưởng của tiểu thuyết Minh Thanh tại Việt Nam 明清小说在越南的传播与影响 của Hạ Lộ là công trình lần đầu tiên nghiên cứu lịch sử truyền bá của tiểu thuyết Minh Thanh tại Việt Nam một cách hệ thống và đã phân tích con đường truyền bá, đặc trưng truyền bá của tiểu thuyết Minh Thanh cũng như sự tiếp nhận của văn học chữ Hán, chữ Nôm của Việt Nam đối với tiểu thuyết Minh Thanh. Ngoài ra tác giả còn đi sâu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục, Kim Vân Kiều truyện và Truyện Kiều, Trung hiếu tiết nghĩa nhị độ mai toàn truyện và Nhị độ mai truyện, Lục Vân Tiên truyện, cũng như Tam Quốc diễn nghĩa và tiểu thuyết lịch sử Việt Nam v.v.. Nhưng phạm vi nghiên cứu của luận án này chỉ hạn chế trong văn học trung đại Việt Nam, chưa mở rộng đến thế kỷ XX. Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ tiểu thuyết Minh Thanh và văn học trung đại Việt Nam như Luận về sách chữ Hán Việt Nam 越南汉 籍文献述论 của Trần Ích Nguyên, Nghiên cứu sự truyền bá của tiểu thuyết Minh Thanh 明清小说传播研究 của Vương Bình, So sánh Hoàng Lê nhất thống chí Việt Nam và Tam Quốc diễn nghĩa Trung Quốc 越南<皇黎一统志>与中国<三国演义> 之比较 của Từ Kiệt Thuấn và Lục Linh Tiêu v.v.. Bước vào thế kỷ XX, với nhu cầu truyền bá chữ Quốc ngữ của thực dân Pháp, tiểu thuyết Minh Thanh được dịch ra Quốc ngữ với số lượng khổng lồ và hình thành một phong trào dịch thuật truyện Tàu (phần lớn là tiểu thuyết Minh Thanh) khởi đầu từ Nam Bộ. Về phong trào phiên dịch đó ở Trung Quốc chỉ có vài công trình 4 bàn đến. Trong đó, bài nghiên cứu Ảnh hưởng của Tiểu thuyết Trung Quốc đối với văn học Việt Nam 中国小说对越南文学的影响 của giáo sư Nhan Bảo là bài đầu tiên nói về vấn đề truyền bá tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc tại Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đóng góp lớn nhất của bài viết này là sưu tầm một thư mục về các tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc được dịch và xuất bản tại Việt Nam từ năm 1901 đến năm 1968, tổng cộng sưu tầm được 316 đầu sách (không tính tái bản). Thư mục đó đã tạo nền tảng quan trọng để chúng tôi đi sâu nghiên cứu tình hình truyền bá và ảnh hưởng của tiểu thuyết Minh Thanh tại Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nhưng rất tiếc là trong thư mục đó chỉ liệt ra tên sách dịch, chứ không có liệt ra tên tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc đã được dịch ra là gì. Bởi vì khi người dịch tiểu thuyết Minh Thanh ra Quốc ngữ, có khi không dịch theo nguyên tên, cho nên khi chúng tôi làm nghiên cứu trên thư mục đó cũng phải phân tích thêm những cuốn sách dịch đó dịch từ đâu ra, là tiểu thuyết Minh Thanh hay không. Phong trào dịch tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc tại Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX 略论 20 世纪上半叶中国古典小说在越南的翻译热 của Hạ Lộ là bài nghiên cứu duy nhất chuyên nghiên cứu về phong trào dịch truyện Tàu đầu thế kỷ XX của Trung Quốc. Trong bài này tác giả đã trình bày khái quát tình hình phiên dịch truyện Tàu tại Việt Nam đầu thế kỷ XX, và đã phân tích về nguyên nhân hình thành phong trào dịch tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc tại Việt Nam, nhưng đối với các bản dịch chưa đi sâu nghiên cứu. Bài nghiên cứu Tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam 越南文学现代化进 程 của Dư Phú Triệu, Tạ Quần Phương là một bài duy nhất của nhà nghiên cứu Trung Quốc giới thiệu khái quát về vấn đề tiến trình hiện đại hoá của Việt Nam, nhưng chưa được đi sâu về vấn đề. Trong cuốn sách Lịch sử giao lưu văn học Đông Phương 东方文学交流史 của giáo sư Mạnh Chiêu Nghị có một chương nói về lịch sử giao lưu văn học giữa Trung Quốc và Việt Nam. Công trình nghiên cứu này đã nghiên cứu tỉ mỉ về cuộc giao lưu văn học giữa hai nước từ văn học trung đại đến cận hiện đại, trong đó cũng 5 có nhắc đến phong trào dịch truyện Tàu đầu thế kỷ XX, nhưng chỉ là nói qua thôi, chưa đi sâu. Nói chung, đối với phong trào dịch truyện Tàu của Việt Nam đầu thế kỷ XX, giới nghiên cứu Trung Quốc vẫn chưa quan tâm nhiều, công trình nghiên cứu về phong trào dịch đó cũng rất ít. Cho đến bây giờ, ở Trung Quốc hầu như không thấy được bài nào là nói về ảnh hưởng của tiểu thuyết Minh Thanh đối với văn học Việt Nam thế kỷ XX. Còn về văn học Nam Bộ cũng ít khi có bài nhắc đến. Có thể nói vấn đề truyền bá và tình hình tiếp nhận tiểu thuyết Minh Thanh tại Việt Nam, đặc biệt là tại Nam Bộ Việt Nam đầu thế kỷ XX vẫn chưa được giới nghiên cứu Trung Quốc chú ý nhiều. 2.2. Những công trình nghiên cứu của Việt Nam Khác với tình hình nghiên cứu của Trung Quốc, giới nghiên cứu Việt Nam đã chú ý đến phong trào dịch truyện Tàu đầu thế kỷ XX, hầu như trong tất cả công trình nghiên cứu về văn học Việt Nam, đặc biệt là tiểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ XX ở Việt Nam, đều có nội dung trình bày về phong trào dịch truyện Tàu đầu thế kỷ XX đó cũng như ảnh hưởng của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc đối với sự hình thành của tiểu thuyết Nam Bộ giai đoạn giao thời. Trong các công trình đó, về tình hình phiên dịch, nguyên nhân hình thành phong trào đó đều có phân tích rõ ràng. Nhưng trong các công trình nghiên cứu ít thấy có công trình đi sâu nghiên cứu nội dung bản dịch, cũng ít thấy có công trình so sánh bản dịch và bản gốc tiểu thuyết Minh Thanh Trung Quốc. Đây là một khoảng trống trong hoạt động nghiên cứu về phong trào dịch thuật văn học thời kỳ đó. Trong các công trình nghiên cứu đó, Văn học Quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865-1930 của Bằng Giang là một công trình rất quan trọng về văn học Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Trong cuốn sách này tác giả đã đi sâu khảo sát về hiện tượng phong trào dịch tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc tại Việt Nam và cho rằng dịch đi trước sáng tác, và phong trào dịch đó đã kích thích nhà văn Việt Nam sáng tác. Và đóng góp rất lớn của công trình nghiên cứu này là sưu tầm công phu những thư mục của các tác giả Nam Bộ tiêu biểu ở giai đoạn 1865-1930. 6 Phần Văn học chữ quốc ngữ ở Sài Gòn - Gia Định cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trong cuốn Địa chí văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh tập II do Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Y viết là một công trình lớn đã cung cấp nhiều tài liệu về văn học Việt Nam nói chung, tiểu thuyết Nam Bộ nói riêng. Trong công trình này cũng có nhắc đến hiện tượng tràn lan truyện Tàu tại Nam Bộ đầu thế kỷ XX và các nhà văn Nam Bộ đã phản ứng lại hiện tượng đó để sáng tác tác phẩm, đặc biệt là tiểu thuyết lịch sử. Địa chí đã cung cấp một thư mục về truyện Tàu, tiểu thuyết - truyện ngắn được xuất bản tại Nam Bộ trong giai đoạn 1866-1930. Mặc dù trong thư mục đó có những sai lầm, nhưng cũng là một tài liệu bổ sung quan trọng cho thư mục GS. Nhan Bảo. Còn có một công trình rất đáng chú ý là Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX do nhóm tác giả Nguyễn Kim Anh (chủ biên), Nguyễn Thị Trúc Bạch, Hà Thanh Vân, Vũ Văn Ngọc, Hoàng Tùng, Huỳnh Vĩnh Phúc biên soạn. Công trình này đã giới thiệu khái quát về tiểu thuyết Nam Bộ cũng như tiểu sử sự nghiệp của 30 nhà văn Nam Bộ. Ngoài ra, còn có một số luận án tiến sĩ về tiểu thuyết Nam Bộ có trình bày về vấn đề phiên dịch truyện Tàu và ảnh hưởng của truyện Tàu đối với tiểu thuyết Nam Bộ. Luận án phó tiến sĩ Sự hình thành và vận động của thể loại tiểu thuyết văn xuôi tiếng Việt ở Nam Bộ giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1932 của Tôn Thất Dụng là công trình đầu tiên đi sâu nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của tiểu thuyết Nam Bộ. Trong đó, có một phần nội dung chuyên bàn về ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Hoa đối với tiểu thuyết Nam Bộ. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu tình hình dịch thuật truyện Tàu và ảnh hưởng của chúng và đưa ra những nhận định khá thoả đáng. Luận án Quá trình hiện đại hoá tiểu thuyết Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX của Cao Xuân Mỹ cũng có nhắc đến ảnh hưởng của tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa đối với tiến trình hiện đại hoá của tiểu thuyết Việt Nam và đã cung 7 cấp một thư mục tiểu thuyết Quốc ngữ được xuất bản vào cuối thế kỷ XIX đến năm 1932. Luận án tiến sĩ Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX của Võ Văn Nhơn cũng đã dành một phần riêng để trình bày ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Hoa. Trong đó đã điểm qua hiện tượng phiên dịch truyện Tàu và ảnh hưởng của chúng. Điều đáng chú ý là trong luận án, tác giả đã nêu ra vấn đề phóng tác tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, mặc dù tác giả chưa đi sâu nghiên cứu, nhưng cũng cung cấp cho chúng tôi một hướng nghiên cứu mới. Trong phần phụ lục, tác giả đã trích ra các đoạn Thể lệ các cuộc thi tiểu thuyết, ý kiến về tiểu thuyết và Giới thiệu, phê bình tiểu thuyết từ các tờ báo đầu thế kỷ XX, cung cấp nhiều tài liệu đáng quý cho chúng tôi. Luận án tiến sĩ Vai trò của văn học dịch đối với quá trình hiện đại hoá tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX của Nguyễn Đình Vĩnh là một luận án đi sâu nghiên cứu về quan hệ văn học dịch và văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Trong đó, tác giả dành riêng cả chương 2 để nói về vấn đề vài trò của văn học dịch Trung Quốc đối với quá trình hiện đại hoá tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Tác giả ngoài giới thiệu văn học dịch Trung Quốc đầu thế kỷ XX ra, còn đi sâu phân tích ảnh hưởng của văn học dịch Trung Quốc đối với tiểu thuyết Việt Nam từ những mặt như kết cấu chương hồi, đề tài, ngôn ngữ v.v.. Còn có một số luận văn thạc sĩ đi sâu khảo sát các nhà văn Nam Bộ, trong đó cũng có phần nghiên cứu về ảnh hưởng của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc đối với nhà văn, như Sự nghiệp văn học của Nguyễn Chánh Sắt của Trần Thị Cẩm Xuân, Những đóng góp của Nguyễn Chánh Sắt trong tiến trình văn học Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX của Trần Thị Lan, Đặc điểm tiểu thuyết lịch sử Tân Dân Tử của Nguyễn Biên Soạn v.v.. Ngoài những công trình trên, còn có nhiều bài báo nghiên cứu về vấn đề dịch truyện Tàu đầu thế kỷ XX như Những bổ khuyết cần thiết cho bức tranh toàn cảnh của văn học Việt Nam hiện đại của Trần Hữu Tá, Ý thức văn hoá trong dịch thuật văn chương ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến 1945, Văn chương quốc ngữ Nam Bộ 8 cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nhìn từ quá trình xã hội hoá chữ quốc ngữ của Nguyễn Văn Hiệu, Vai trò của dịch thuật văn chương và sự phát triển của văn học Việt Nam của Nguyễn Văn Hoàn, Vai trò văn học dịch trong sự phát triển văn học dân tộc của Nguyên Ngọc v.v.. Còn có một công trình đáng nói là công trình Văn xuôi Nam Bộ nửa đầu thế kỷ 20 (2 tập) do Cao Xuân Mỹ sưu tầm đã giới thiệu 11 nhà văn Nam Bộ và những bộ tiểu thuyết hoặc trích đoạn của họ được sáng tác vào đầu thế kỷ XX như Thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản, Ai làm được, Tiền bạc bạc tiền của Hồ Biểu Chánh, Châu về hiệp phố của Phú Đức, Người bán Ngọc của Lê Hoằng Mưu, Nghĩa hiệp kỳ duyên của Nguyễn Chánh Sắt, Mảnh trăng thu của Bửu Đình và những đoản thiên tiểu thuyết của Trần Quang Nghiệp v.v.. Công trình này đã cung cấp cho chúng tôi những văn bản quan trọng và tạo điều kiện thuận lợi để nghiên cứu. Nhìn lại tình hình nghiên cứu đã có thể nhận thấy Trung Quốc và Việt Nam đều đã có những công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của tiểu thuyết Minh Thanh đối với văn học Việt Nam nói chung, tiểu thuyết Nam Bộ nói riêng trong giai đoạn đầu thế kỷ XX, nhưng còn tồn tại những vấn đề như sau: 1. Những công trình nghiên cứu tại Trung Quốc còn quá đơn giản, chưa đi sâu vào vấn đề. Về hoạt động giao lưu văn học giữa Trung Quốc và Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung trong thời trung đại. 2. Việt Nam mặc dù có số lượng công trình không ít, nhưng phần lớn công trình nghiên cứu về phong trào dịch truyện Tàu đều dừng lại ở chỗ giới thiệu nguyên nhân hình thành phong trào, nói khái quát về tình hình bán chạy sách dịch tiểu thuyết Trung Quốc, chưa có công trình nào đi sâu so sánh bản dịch và bản gốc. Về ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc đối với tiểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ cũng chưa được đi sâu, đặc biệt là đối với hiện tượng phóng tác càng ít người nghiên cứu. Do đó, chúng tôi nhận thấy rằng sưu tầm, nghiên cứu những bản dịch tiểu thuyết Minh Thanh sẽ là một việc làm cần thiết và hấp dẫn. Và ảnh hưởng của tiểu 9 thuyết Minh Thanh đối với tiểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ XX cũng có nhiều vấn đề đáng đi sâu nghiên cứu. 3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng khảo sát của luận án là những tiểu thuyết Minh Thanh đã được dịch ra chữ Quốc ngữ và những tác phẩm tiểu thuyết văn xuôi viết bằng chữ Quốc ngữ ở Nam Bộ trong 30 năm đầu thế kỷ XX. Chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu phong trào dịch tiểu thuyết Minh Thanh và ảnh hưởng của phong trào đó đối với việc sáng tác tiểu thuyết của các nhà văn Nam Bộ. Trong các tác phẩm tiểu thuyết Nam Bộ, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu về những thể tài tiểu thuyết đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của tiểu thuyết Minh Thanh Trung Quốc như tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết võ hiệp v.v.. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Luận án sẽ nghiên cứu tình hình phiên dịch tiểu thuyết Minh Thanh ở Việt Nam, đặc biệt là Nam Bộ Việt Nam đầu thế kỷ XX từ những mặt như nguyên nhân hình thành phong trào phiên dịch, thể tài, nội dung tiểu thuyết Minh Thanh được phiên dịch, hình thức xuất bản, phong cách phiên dịch v.v.. 2. Luận án sẽ nghiên cứu về những ảnh hưởng của tiểu thuyết Minh Thanh trong tiểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ XX. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi sẽ chỉ khảo sát những bộ tiểu thuyết Minh Thanh được dịch từ tiếng Trung ra chữ Quốc ngữ trong 30 năm đầu thế kỷ XX. Và tập trung chủ yếu khảo sát 38 bản dịch đã sưu tầm được. Chúng tôi sẽ khảo sát những bộ tiểu thuyết Quốc ngữ được xuất bản tại Nam Bộ trong 30 năm đầu thế kỷ XX có dấu vết tiểu thuyết Minh Thanh Trung Quốc rõ ràng như tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết võ hiệp v.v.. Trong luận án, chúng tôi còn đi sâu khảo sát bộ phóng tác Người bán ngọc của Lê Hoằng Mưu và nguyên tác truyện ngắn Hương Thái Căn cải trang gian dâm 10 mệnh phụ trong tập truyện ngắn Hoan hỷ oan gia Trung Quốc. 4. Phương pháp nghiên cứu Đối với đề tài này, chúng tôi cần phải kết hợp những phương pháp nghiên cứu khác nhau mới có thể có một quan điểm toàn diện. Để thực hiện nhiệm vụ đề tài luận án đề ra, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp lịch sử, đối chiếu, thống kê. 4.1. Phương pháp lịch sử Thông qua phương pháp lịch sử, luận án đã khảo sát và phân tích nguyên nhân hình thành phong trào dịch tiểu thuyết Minh Thanh tại Nam Bộ Việt Nam đầu thế kỷ XX, cũng như vai trò của phong trào đó trong tiến trình hiện đại hoá văn học Nam Bộ Việt Nam. 4.2. Phương pháp so sánh - đối chiếu Đối chiếu là phần trọng tâm của luận án. Sử dụng phương pháp đối chiếu, luận án nhằm làm rõ quan hệ giữa tiểu thuyết Minh Thanh và tiểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ XX. Chúng tôi thông qua đối chiếu các văn bản gốc của tiểu thuyết Minh Thanh và các bản dịch cũng như những tác phẩm tiểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ XX để đưa ra quan điểm khách quan và chuẩn xác. Phương pháp đối chiếu sẽ được áp dụng thường xuyên trong phần xác định nguồn gốc bản dịch, nghiên cứu phóng tác, khảo sát ảnh hưởng của tiểu thuyết Minh Thanh đối với tiểu thuyết Nam Bộ Việt Nam. 4.3. Phương pháp thống kê - phân loại Với phương pháp này, luận án khảo sát số lượng bản dịch, thể tài tiểu thuyết Minh Thanh được dịch tại Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX cũng như lực lượng dịch giả thời đó để tìm hiểu tình hình phiên dịch tiểu thuyết Minh Thanh đầu thế kỷ XX; thống kê số lượng tiểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ XX. Luận án có đưa ra một số bảng thống kế để minh hoạ cho những luận điểm trong luận án. 11 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1. Qua khảo sát các bản dịch tiểu thuyết Minh Thanh, và so sánh với bản gốc Trung Quốc chúng tôi đã đi sâu phân tích hiện tượng phong trào phiên dịch tiểu thuyết Minh Thanh tại Nam Bộ Việt Nam đầu thế kỷ XX về những mặt như số lượng, nguồn gốc của bản dịch, những thể tài nào của tiểu thuyết Minh Thanh đã được dịch giả Nam Bộ Việt Nam chọn dịch. 2. Trong phần phụ lục chúng tôi làm ra một thư mục tiểu thuyết Minh Thanh đã được dịch tại Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX, trong thư mục này chúng tôi lần đầu tiên ghi rõ tên nguyên sách của các bộ tiểu thuyết Minh Thanh Trung Quốc đã được dịch. Có trong phần phụ lục chúng tôi bước đầu sưu tầm những bài tựa của các sách dịch tiểu thuyết Minh Thanh. 3. Luận án đã khảo sát các tác phẩm tiểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ XX, nghiên cứu ảnh hưởng của tiểu thuyết Minh Thanh đối với tiểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ XX về mặt nội dụng. 4. Luận án đã phân tích những biểu hiện cụ thể của các nhà văn Nam Bộ khi tiếp nhận lối viết của tiểu thuyết Minh Thanh như kết cấu chương hồi, ngôn ngữ, hiện tượng đưa câu thơ vào tiểu thuyết v.v.. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận án được triển khai thành 3 chương: Chương 1: Tình hình dịch thuật và xuất bản tiểu thuyết Minh Thanh Trung Quốc ở Việt Nam đầu thế kỷ XX (1900-1930) Chương này chủ yếu phân tích về nguyên nhân hình thành phong trào dịch tiểu thuyết Minh Thanh tại Việt Nam, và phác thảo bức tranh phong trào dịch tiểu thuyết Minh Thanh tại Việt Nam. Chương 2: Ảnh hưởng của tiểu thuyết Minh Thanh đối với tiểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ XX về mặt nội dung 12 Chương này chủ yếu khảo sát tình hình tiếp nhận của các nhà văn Nam Bộ đầu thế kỷ XX về quan niệm tiểu thuyết, quan niệm sáng tác, quan niệm diễn giải lịch sử, quan niệm giáo dục cũng như quan niệm về nhân vật của tiểu thuyết Minh Thanh. Chương 3: Ảnh hưởng của thuyết Minh Thanh đối với tiểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ XX về mặt nghệ thuật Chương này trình bày ảnh hưởng của tiểu thuyết Minh Thanh đối với tiểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ XX về kết cấu, nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ, câu thơ v.v., cũng như hiện tượng sáng tác và phóng tác. 13 Chương 1 Tình hình dịch thuật và xuất bản tiểu thuyết Minh Thanh Trung Quốc ở Việt Nam đầu thế kỷ XX (1900-1930) Mối quan hệ giao lưu Trung Quốc và Việt Nam bắt đầu từ rất sớm. Trong sử sách Trung Quốc và Việt Nam có rất nhiều ghi chép về những hoạt động giao lưu giữa Trung Quốc và Việt Nam từ thời cổ đại. Bắt đầu từ nhà Tần, hoạt động giao lưu giữa hai nước Trung-Việt đã được triển khai với qui mô lớn. Hoạt động giao lưu có thể được chia thành hai giai đoạn, lấy đầu thế kỷ X làm giới hạn. Giai đoạn một là hoạt động giao lưu hai nước trước khi Việt Nam giành được độc lập, tức là thời Bắc thuộc. Trong giai đoạn này, Việt Nam tiếp nhận văn hóa Trung Quốc một cách bị động. Giai đoạn hai là sau khi Việt Nam giành được độc lập, trong giai đoạn này Việt Nam chủ động tiếp nhận văn hóa Trung Quốc. Nhìn lại lịch sử giao lưu văn hóa giữa hai nước Trung-Việt, bất cứ là Việt Nam bị động hay là chủ động tiếp nhận văn hóa Trung Quốc, có một điều không thể phủ nhận là hoạt động giao lưu văn hóa này chưa bao giờ ngừng. Văn hóa Trung Quốc đã để lại những dấu vết sâu sắc trong nền văn hóa Việt Nam. Trong đó văn học Việt Nam cũng đã tiếp nhận ảnh hưởng sâu sắc của văn học Trung Quốc từ ca dao đến thơ phú, từ văn vần đến văn xuôi… Trong lịch sử văn học Trung Quốc, các nhà nghiên cứu thường lấy một thể loại văn học làm tiêu chí cho một thời kỳ văn học, như thơ Đường, từ Tống, khúc Nguyên và tiểu thuyết Minh Thanh. 1.1. Khái quát về tiểu thuyết Minh Thanh Ở Trung Quốc, mỗi thời đại đều có một thể loại văn học chính của mình. Nếu nhà Đường là thời vàng của “thơ”, nhà Tống là thời vàng của từ, nhà Nguyên là thời vàng của “khúc”, thì nhà Minh và nhà Thanh là thời vàng phát triển của “tiểu 14 thuyết”, tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc đã được phát triển đến đỉnh cao trong hai triều đại này. Trong gần 550 năm từ thời Minh Hồng Vũ1 (năm 1368) đến thời Thanh Tuyên Thống2 (năm 1911), đã xuất hiện rất nhiều bậc thầy tiểu thuyết như La Quán Trung, Thi Nại Am, Ngô Thừa Ân, Tiếu Tiếu Sinh, Phùng Mộng Long, Lăng Mông Sơ, Ngô Kính Tử, Tào Tuyết Cần, Bồ Tùng Linh với những kiệt tác bất hủ như Tam Quốc diễn nghĩa 三国演义, Thuỷ hử truyện 水浒传, Tây Du Ký 西游记, Kim Bình Mai 金瓶梅, “Tam ngôn 三言”, “Nhị phách 二拍”, Nho lâm ngoại sử 儒林外史, Hồng Lâu Mộng 红楼梦, Liêu trai chí dị 聊斋志异 v.v.. Trong hai triều đại Minh – Thanh, các nhà văn Trung Quốc đã sáng tác ra khoảng 2000 bộ tiểu thuyết [118, 1] viết bằng văn ngôn và bạch thoại3, và đã hình thành nhiều thể tài tiểu thuyết như “diễn nghĩa lịch sử”, “truyền kỳ anh hùng”, “tiểu thuyết thần ma”, “tiểu thuyết thế tình”, “tiểu thuyết công án”, “tiểu thuyết tài tử giai nhân”, “tiểu thuyết hiệp nghĩa” v.v.. Có thể nói tiểu thuyết Minh Thanh là một thể loại tiêu biểu cho văn học thời Minh – Thanh, và một số tác phẩm đã đạt được thành tựu cao nhất trong văn học cổ đại Trung Quốc [118, 1], thậm chí cho đến hôm nay các tác phẩm hiện đại cũng khó sánh được. 1.1.1. Tiến trình phát triển của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc trước thời Minh – Thanh Trong bài Sự diễn biến của lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc, Lỗ Tấn khi nói đến nguồn gốc của tiểu thuyết, đã viết: “Theo tôi, trong thứ tự xuất hiện của các tác phẩm văn nghệ, có thể là thi ca xuất hiện trước tiểu thuyết. Thi ca khởi nguồn từ lao động và tôn giáo ... Còn tiểu thuyết, tôi cho rằng là khởi nguồn từ giờ giải lao. Trong quá trình lao động, mọi người ngâm thơ giải trí, để quên lãng sự mệt mỏi, và 1 Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương của nhà Minh, niên hiệu Hồng Vũ Thanh Cung Tổ Phố Nghi của nhà Thanh, niên hiệu Tuyên Thống 3 Văn ngôn và bạch thoại là hai hình thức văn viết được sử dụng trong sáng tác văn học Trung 2 Quốc. Văn ngôn là hình thức văn viết bằng ngôn ngữ sách vở cổ; Bạch thoại là một hình thức văn viết bằng ngôn ngữ gần với cuộc sống thường ngày. 15 đến giờ giải lao, thì phải tìm đến một việc nào đó để giải trí vui chơi. Việc đó chính là kể chuyện với nhau, và việc kể chuyện đó chính là nguồn gốc của tiểu thuyết” [119]. Có thể nói chính là trên cơ sở “kể chuyện” đã dần dần hình thành tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Thần thoại, ngụ ngôn và sử sách được coi là ba thể loại văn học có ảnh hưởng sâu sắc nhất tới tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Thần thoại được coi là nguồn gốc chính của tiểu thuyết, câu chuyện ly kỳ, giàu trí tưởng tượng cũng như những nhân vật sinh động, kỳ lạ của thần thoại đã ảnh hưởng đến sáng tác của các nhà văn cổ đại Trung Quốc, trong nhiều tác phẩm tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc có thể thấy rõ dấu vết thần thoại như Tây Du Ký 西游记, Phong thần diễn nghĩa 封神演义 của nhà Minh, Liêu trai chí dị 聊斋志异 của nhà Thanh v.v.. Dưới đời nhà Tần và nhà Hán, trong nhiều cuốn sách như Trang Tử 庄子, Mạnh Tử 孟子, Hàn Phi Tử 韩非子, Liệt Tử 列子, Mặc Tử 墨子, Tuân Tử 荀子 v.v. đều có nhiều truyện ngụ ngôn. Ngụ ngôn Trung Quốc thường kể về câu chuyện của con người, bao gồm hai yếu tố tình tiết và nhân vật. Cho nên, giữa truyện ngụ ngôn Trung Quốc và tiểu thuyết Trung Quốc có những điểm gặp gỡ, việc sáng tác của các nhà văn cổ đại Trung Quốc đã học tập được rất nhiều từ các truyện ngụ ngôn như thiết kế tình tiết, xây dựng nhân vật v.v.. Các cuốn sử sách kinh điển được thành sách vào đời nhà Tần và nhà Hán như Tả truyện 左传, Chiến quốc sách 战国策, Sử ký 史记, Hán Thư 汉书 v.v. cũng đã ảnh hưởng cực kỳ sâu sắc tới sự phát triển của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Những cuốn sử sách đó dùng cách kể chuyện về nhân vật để phản ánh lịch sử, có kết cấu tình tiết tương đối hoàn chỉnh, xây dựng được những hình ảnh nhân vật rõ rệt. Thủ pháp nghệ thuật đó đã ảnh hưởng sâu sắc tới những tiểu thuyết lấy xây dựng nhân vật làm trung tâm. Đến thời Nguỵ Tấn Nam Bắc Triều, tại Trung Quốc đã hình thành hình thức ban đầu của tiểu thuyết, số lượng tác phẩm cũng khá nhiều, nhưng thể loại tiểu thuyết vẫn chưa được hoàn chỉnh. Trong thời đại này, chủ yếu có hai thể loại tiểu thuyết: tiểu thuyết chí quái và tiểu thuyết chí nhân.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất