Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của kiểu gen đến năng suất sinh sản của lợn nái landrace và yorkshire ...

Tài liệu ảnh hưởng của kiểu gen đến năng suất sinh sản của lợn nái landrace và yorkshire tại công ty tnhh lợn giống hạt nhân dabaco.

.PDF
63
132
94

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VĂN CẢNH Tên chuyên đề ẢNH HƢỞNG CỦA KIỂU GEN ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LANDRACE VÀ YORKSHIRE TẠI CÔNG TY TNHH LỢN GIỐNG HA ̣T NHÂN DABACO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo:Chính quy Chuyên ngành/ngành: Chăn nuôi Khoa:Chăn nuôi thú y Khóa học:2013 - 2017 Thái Nguyên, 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VĂN CẢNH Tên chuyên đề ẢNH HƢỞNG CỦA KIỂU GEN ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LANDRACE VÀ YORKSHIRE TẠI CÔNG TY TNHH LỢN GIỐNG HA ̣T NHÂN DABACO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo:Chính Quy Chuyên ngành/Ngành: Chăn nuôi Lớp:K45 - CNTY - N04 Khoa: Chăn nuôi thú y Khóa học: 2013 - 2017 Giảng viên hƣớng dẫn:PGS. TS. Trần Huê Viên Thái Nguyên, 2017 i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các cá nhân, tập thể và gia đình. Nhân đây tôi xin gửi những lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình tôi, những người thân yêu nhất của tôi đã luôn tin tưởng và ủng hộ tôi bước đi trên con đường học tập. Tiếp đến là các Thầy , Cô giáo trong khoa Chăn nuôi , trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập. Nhờ đó tôi có được vốn kiến thức quý báu để tôi bước vào đời một cách vững vàng và tự tin. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS .TS. Trầ n Huê Viên đã hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình cho tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến công ty TNHH lợn giố ng hạt nhân DABACO đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người bạn của tôi trên mái trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên , những người luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 01 tháng 06 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Văn Cảnh ii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Cơ cấ u đàn của trang trại 3 năm gầ n đây....................................................6 Bảng 4.1. Quy mô đàn lợn giống Landrace và Yorkshire tại Công ty TNHH lợn giố ng ha ̣t nhân Dabaco ............................................................................30 Bảng 4.2. Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire.................31 Bảng 4.3. Năng suất của lợn nái Landrace và Yorkshire ..........................................33 Bảng 4.4. Ảnh hưởng của các kiểu gen RNF4 đến năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire .................................................................................................35 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của các kiểu gen RNF4 của lợn nái Yorkshire đến sinh trưởng của lợn con ...................................................................................37 Bảng 4.6. Ảnh hưởng của các kiểu gen RBP4 đến năng suất sinh sản của lợn nái Landrace ..................................................................................................39 Bảng 4.7. Ảnh hưởng của các kiểu gen RBP4 của lợn nái Landrace đến sinh trưởng của lợn con ...................................................................................40 iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Cs : Cộng sự L : Landrace Y : Yorkshire P : Pietrain UBND : Ủy ban nhân dân TNHH : Trách nhiệm hữu hạn PGS. TS : Phó giáo sư tiến sĩ RBP4 : Retiol-Binding Protein 4 ESR1 : Estrogen Receptor 1 IGF2 : Insulin like Growth Factor 2 TĂ : Thức ăn PSE :Pale Sorf Excudative iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ..................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................ iv Phần 1:MỞ ĐẦU .......................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .............................................................................2 1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................3 Phần 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................4 2.2. Tổ ng quan tài liê ̣u .................................................................................................6 2.2.1 Tính trạng số lượng ............................................................................................7 2.2.2 Các yếu tốảnh hưởng đến tính trạng số lượng ...................................................7 2.2.3. Hệ số di truyền ..................................................................................................9 2.2.4 Đặc điểm của giống lợn Landrace và Yorkshire ..............................................10 2.2.5. Đặc điểm di truyền về khả năng sinh sản của lợn ...........................................11 2.2.6. Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái .................................12 2.2.7. Những yếu tốảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái ..........................14 2.2.8. Đặc điểm sinh lý và sinh trưởng của lợn con và các yếu tốảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng ........................................................................................21 2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................24 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..................................................................24 2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................26 Phần 3:ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHÊN CỨU ........28 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................28 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................28 3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................28 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi..............................................28 v Phần 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................30 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại ta ̣i công ty TNHH Lợn giố ng ha ̣t nhân DABACO 30 4.2. Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire ..........................31 4.3. Năng suất của lợn nái Landrace và Yorkshire ...................................................32 4.4. Ảnh hưởng của các kiểu gen RNF4 đến năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire ..........................................................................................................35 4.5. Ảnh hưởng của kiểu gen RBP4 đến năng suất sinh sản của lợn nái Landrace ..38 4.6. Tình hình chăm sóc lợn nái và vệ sinh phòng bênh tại Công ty TNHH lợn giố ng ha ̣t nhân Dabaco .....................................................................................41 Phần 5:KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................46 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ở nước ta chăn nuôi theo phương thức sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển mạnh mẽ. Chăn nuôi trang trại với quy mô lớn dần thay thế cho chăn nuôi nông hộ, chăn nuôi nhỏ lẻ. Chăn nuôi trang trại tạo nền tảng để áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến về giống, chuồng trại, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh và quản lý có hiệu quả cao hơn, nhằm tăng năng suất chăn nuôi, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sự thay đổi về phương thức sản xuất, cơ cấu đàn nái cũng được thay đổi. Đàn nái ngoại trong các trang trại chiếm 81,10% chủ yếu là lợn giống Landrace và lợn Yorkshire, trong đó đàn lợn nái lai giữa các giống ngoại chiếm 51,1% so với tổng đàn (Vũ Đình Tôn và cs, 2007)[23]. Trong công tác chọn giống vật nuôi thường dựa vào phương pháp di truyền số lượng để chọn lọc và nhân giống nhằm cải thiện khả năng sinh sản cũng như tăng năng suất và chất lượng thịt. Năng suất của một cá thể bị ảnh hưởng bởi bản chất di truyền của nó và các yếu tố môi trường. Vì vậy, một cá thể lợn có năng suất cao có thể do di truyền hoặc ngoại cảnh tốt hoặc là do sự kết hợp của cả hai yếu tố này với nhau. Các tính trạng sinh sản là những tính trạng số lượng thường có hệ số di truyền thấp, chúng chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố ngoại cảnh, vì vậy việc chọn lọc cho các tính trạng này khó mang lại hiệu quả (Bunter, 1997[28]; Tom Long, 1995[54]). Ngày nay, công nghệ gen được ứng dụng rộng rãi trong sinh học nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng. Một trong những ứng dụng có tính chất đột phá trong công tác giống lợn là chọn giống với sự hỗ trợ của công nghệ gen. Nhờ phương thức chọn giống mới này mà năng suất đàn giống được cải thiện nhanh chóng so với các phương pháp chọn giống truyền thống trước đây. 2 Một số các gen ứng viên có liên quan đến năng suất sinh sản của lợn đã được các nhà khoa học trên thế giới khai thác như là RBP4 (Retiol-Binding Protein 4), RNF4 (Ring Finger Protein 4),ESR1 (Estrogen Receptor 1), IGF2 (Insulin like Growth Factor 2).Gen RBP4 được biết đến là đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng năng suất sinh sản của lợn nái đặc biệt đối với các tính trạng số con đẻ ra, số con đẻ ra còn sống. Trên locus gen RBP4 có gen alen A và B. Terman và cs (2007)[53] chỉ ra rằng lợn nái mang kiểu gen BB có số con đẻ ra, số con còn sống, số con cai sữa sữa cao hơn so với nái mang kiểu gen khác. Kết quả công bố của Olliviervà cs(1997)[47] cũng chỉ ra rằng kiểu gen BB làm tăng 0,4 lợn con/lứa so với nhóm đối chứng. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu gen RBP4 đến các tính trạng sinh sản của lợn nái, Wangvà cs(2006)[57] chỉ ra rằng lợn nái mang kiểu gen BB có số con đẻ ra/lứa nhiều hơn so với nái mang kiểu gen AA và AB. Các tính trạng sinh sản của lợn nái cũng ảnh hưởng bởi gen RNF4. Kết quả nghiên cứu của Niu và cs(2009)[45] cho thấy nái mang kiểu gen CC có số con đẻ ra và số con còn sống cao hơn so với nái mang kiểu gen TT là 1,74 và 2,02 tương ứng. Theo tác giả này gen RNF4 được sử dụng để chọn lọc làm tăng năng suất sinh sản của lợn nái. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào đánh giá ảnh hưởng của gen RNF4 và RBP4 đến năng suất sinh sản của lợn nái. Do đó, đề tài này được tiến hành với mục đích đánh giá ảnh hưởng của gen RNF4 và RBP4 đến năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire; từ đó góp phần định hướng chọn lọc lợn nái sớm hơn, nâng cao năng suất của đàn lợn nái, giảm được số lượng lợn nái nuôi hậu bị cũng như cơ cấu đàn nái trong tổng đàn. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài Đánh giá ảnh hưởng của gen RNF4 và RBP4 đến các tính trạng sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire. 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận, cơ sở khoa học về ảnh hưởng của các kiểu gen đến năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và lợn nái Yorkshire. - Ý nghĩa trong thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm cơ sở giúp cho công ty TNHH lơ ̣n giố ng ha ̣t nhân D abaco nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn nái. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1.Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập 2.1.1.1. Điều kiê ̣n tự nhiên Công ty TNHH lơ ̣n giố ng ha ̣t nhân Dabaco thuô ̣c xã Tân Chi - Huyê ̣n Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh. Tiên Du nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa. Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa biến động thất thường qua các năm, lượng mưa/tháng từ 125,2mm (tháng 10) đến 283,3mm (tháng 8) và thường phân bố không đồng đều trong năm, vào mùa mưa lượng mưa chiếm khoảng 84,64% tổng lượng mưa cả năm. Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm mưa rào. Độ ẩm không khí trung bình/năm khoảng 84%, trong đó tháng có độ ẩm không khí lớn nhất khoảng 88% (tháng 3), tháng có độ ẩm không khí thấp nhất khoảng 70% (tháng 12). Nhìn chung Tiên Du có điều kiện khí hậu thuận lợi thích hợp cho trồ ng trọt và chăn nuôi. Mùa đông có thể trồng nhiều cây hoa màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý đến các hiện tượng bất lợi như nắng, nóng, lạnh, khô hạn và lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa… để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho hợp lý. Yếu tố hạn chế nhất đối với sử dụng đất là do mưa lớn tập trung theo mùa thường làm ngập úng các khu vực thấp trũng gây khó khăn cho việc thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích. 5 2.1.1.2. Cơ sở vật chấ t của cơ sở thực tâp̣ Trang trại được thiết kế có đầy đủ các công trình phụ như kho chứa cám, lối sát trùng trước khi vào trại , hố vôi sát trùng trước khi vào chuồng và hệ thống xử lý nước thải biogas giúp đảm bảo quy trình vệ sinh thú y và quy trình vệ sinh môi trường của trại. Trang trại được xây dựng thành 2 khu vực chăn nuôi chính là khu chăn nuôi nái sinh sản và khu vực chăn nuôi lợn thịt. Các dãy chuồng đều được xây theo mô hình chuồng kín, sử dụng giàn mát và quạt hút gió để điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm không khí ra vào chuồng. Mái chuồng được xây theo kiểu 2 mái và được lợp bằng tôn cách nhiệt giúp chống nóng tốt vào mùa hè. Trang tra ̣i đươ ̣c xây dựng ở xa khu dân cư nên viê ̣c phòng bê ̣nh và xử lí chấ t thải khá dễ dàng. Khu nuôi lợn nái gồm 3 chuồng nái đẻ, 2 ô chuồng nái chờ phối và nái chửa, 4 ô chuồng lợn con sau cai sữa . Khu nuôi lợn hâ ̣u bi ̣gồm 7 ô chuồng. Với số lượng ô chuồng nuôi như trên và thời điểm phối giống hợp lý giúp đảm bảo luôn đủ chuồng nuôi không lo thiếu chuồng. Máng ăn cho nái được làm bằng inox giúp dễ dàng trong việc dọn rửa và cho ăn được dễ dàng . Lợn nái được nuôi trên tấm đan bê tông vững chắc, còn lợn con được nuôi trên sàn nhựa. Lợn được cho ăn bằng máng ăn tự động ở tấ t cả các khu chăn nuôi : Đẻ, hâ ̣u bi ̣, cai sữa , phố i chử a, các silo chứa thức ăn được bố trí ở bên ngoài các chuồ ng để tiê ̣n cho viê ̣c bổ sung cám và vê ̣ sinh . Sàn chuồng được làm bằng bê tông có độ dốc và độ nhám đảm bảo giúp chuồng luôn khô ráo và tránh trơn trượt cho lợn. Nước uống cung cấp là nước sạch bơm lên các téc nước từng chuồng và nước qua hệ thống ống dẫn đến các ô chuồng. Trong các ô chuồng có các núm uống tự động phù hợp với từng loại lợn. 6 Các chuồng được cung cấp chủ yếu là ánh sáng tự nhiên . Chuồng nái chờ phối, chửa và chuồng thịt có các cửa sổ giúp ánh sáng có thể chiếu vào, còn chuồng nái đẻ có chỗ làm bằng tôn nhựa lấy sáng giúp ánh sáng có thể xuyên qua. Ngoài ra, mỗi chuồng còn có các bóng đèn compact 3000W, để thắp sáng vào những ngày âm u và thắp thường xuyên vào buổi tối đến sáng ngày hôm sau trong chuồng lợn đẻ. 2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở 2.1.2.1. Đối tượng Đực Duroc,Đực Petrain, Nái Landrace, nái Yorkshire 2.1.2.2. Kế t quả sản xuấ t của cơ sở Bảng 2.1. cơ cấ u đàn của trang tra ̣i 3 năm gầ n đây 2014 N % Tổ ng số nái (con) 314 Tổ ng số đực giố ng 35 2015 N 2016 % N % 14,44 370 12,87 542 15,58 1,61 2,05 92 2,65 59 (con) Tổ ng số lơ ̣n thiṭ (con) 1826 83,95 2445 95,08 2845 81,77 Tổ ng số lơ ̣n (con) 100 100 3479 100 2175 2874 Qua bảng 2.1 cho thấ y cơ cấ u đàn của trang tra ̣i qua các năm có xu hướng tăng dầ n. Tổ ng số nái năm 2014 là 314, năm 2015 là 370 và đến năm 2016 là 542. Tổ ng số đực giố ng năm 2014 là 35, năm 2015 là 59 và đến năm 2016 là 92. Tổ ng số lơ ̣n thiṭ năm 2014 là 1826, năm 2015 là 2445 và đến năm 2016 là 2845. Tổ ng số lơ ̣n năm 2014 là 2175, năm 2015 là 2874 và năm 2016 là 3479. 2.2. Tổ ng quan tài liêụ Trong chọn lọc giống vật nuôi để đạt kết quả tốt, trước hết cần có những kiến thức cơ bản về di truyền, đặc biệt là bản chất của di truyền và ưu 7 thế lai của từng tính trạng. Bản chất sinh học của mỗi giống vật nuôi đều được thể hiện qua kiểu hình đặc trưng riêng của nó. Kiểu gen, dưới tác động của các nhân tố môi trường cụ thể sẽ biểu hiện thành kiểu hình tương ứng của vật nuôi đó. 2.2.1 Tính trạng số lượng Tính trạng số lượng là những tính trạng được qui định bởi nhiều cặp gen có hiệu ứng nhỏ nhất định (minorgene), tính trạng số lượng bị tác động rất lớn bởi các nhân tố môi trường. Sự sai khác giữa các cá thể là sự sai khác về mức độ hơn sự sai khác về chủng loại, đó là bản chất của tính trạng đa gen (polygene). Các tính trạng sản xuất của vật nuôi là các tính trạng số lượng do nhiều gen điều khiển, mỗi gen đóng góp một mức độ khác nhau vào cấu thành năng suất của con vật. Giá trị kiểu hình của các tính trạng sản xuất có sự phân bố liên tục và chịu tác động nhiều bởi nhân tố ngoại cảnh. 2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính trạng số lượng Gia súc sống trong môi trường tự nhiên nên sự hình thành, hoạt động của tính trạng không chỉ phụ thuộc vào các gen mà còn chịu sự tác động của các yếu tố của môi trường ngoại cảnh. - Giá trị kiểu hình (P) của bất kỳ tính trạng số lượng nào cũng có thể phân chia thành giá trị kiểu gen (G) và sai lệch môi trường (E). Giá trị kiểu hình (P) được biểu thị như sau: P=G+E P: Giá trị kiểu hình (Phenotypic value) G: Giá trị kiểu gen (Genotypic value) E: Sai lệch môi trường (Environmental deviation) - Giá trị kiểu gen (G): Giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do nhiều cặp gen qui định. Tùy 8 theo tác động khác nhau của gen, các giá trị kiểu gen bao gồm các thành phần khác nhau: giá trị cộng gộp A (Additive value) hoặc giá trị giống (Breeding value), sai lệch trội D (Dominance deviation) và sai lệch tương tác gen hoặc sai lệch át gen I (Interaction deviation hoặc Epistatic deviation). G=A+D+I A: Giá trị cộng gộp D: Sai lệch trội I: Sai lệch át gen - Giá trị cộng gộp (A): Để đo lường giá trị truyền đạt từ bố mẹ sang đời con phải có một giá trị đo lường có quan hệ với gen chứ không phải có liên quan với kiểu gen. Mỗi một gen trong tập hợp các gen qui định một tính trạng số lượng nào đó đều có một hiệu ứng nhất định đối với tính trạng số lượng đó. Tổng các hiệu ứng mà các gen nó mang (tổng các hiệu ứng được thực hiện với từng cặp gen ở mỗi locus và trên tất cả các locus) được gọi là giá trị cộng gộp hay còn gọi là giá trị giống của cá thể. Giá trị giống là thành phần quan trọng của kiểu gen vì nó cố định và có thể di truyền được cho thế hệ sau. Do đó, nó là nguyên nhân chính gây ra sự giống nhau giữa các con vật thân thuộc, nghĩa là nó là nhân tố chủ yếu sinh ra đặc tính di truyền của quần thể và sự đáp ứng của quần thể với sự chọn lọc. Tác động của các gen được gọi là cộng gộp khi giá trị kiểu hình của kiểu gen đồng hợp, bố mẹ luôn truyền một nửa giá trị cộng gộp của mỗi tính trạng của chúng cho đời con. Tiềm năng di truyền do tác động cộng gộp của gen bố và mẹ tạo nên gọi là giá trị di truyền của con vật hay giá trị giống. - Sai lệch trội (D): Là sai lệch được sản sinh ra do sự tác động qua lại giữa các cặp alen ở cùng một locus, đặc biệt là các cặp alen dị hợp tử (Đặng Hữu Lanh và cs, 1999)[20]. Sai lệch trội cũng là một phần thuộc tính của quần thể, quan hệ trội của bố mẹ không truyền được sang con cái. 9 Sai lệch át gen (I): Là sai lệch được sản sinh ra do sự tác động qua lại giữa các gen thuộc các locus khác nhau. Sai lệch át gen không có khả năng di truyền cho thế hệ sau. - Sai lệch môi trường (E):Sai lệch môi trường được thể hiện thông qua sai lệch môi trường chung (Eg) và sai lệch môi trường riêng (Es). Sai lệch môi trường chung (Eg): Là sai lệch do loại môi trường tác động lêntoàn bộ con vật trong suốt đời của nó. Sai lệch môi trường riêng (Es): Là sai lệch do loại môi trường chỉ tác động lên một số con vật trong một giai đoạn nào đó trong đời con vật. Như vậy, kiểu hình của một cá thể được cấu tạo từ hai locus trở lên có giá trị kiểu hình chi tiết như sau: P = A + D + I + Eg + Es. Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng cho thấy, muốn nâng cao năng suất vật nuôi cần phải: - Tác động về mặt di truyền (G) bao gồm: + Tác động vào hiệu ứng cộng gộp (A) bằng cách chọn lọc. + Tác động vào các hiệu ứng trội (D) và át gen (I) bằng cách phối giống tạp giao. - Tác động về mặt môi trường (E) bằng cách cải tiến điều kiện chăn nuôi: chuồng trại, thức ăn, thú y, quản lý... 2.2.3. Hệ số di truyền Giá trị của hệ số di truyền cho ta một khái niệm về mức tiến triển có thể đạt được khi tiến hành chọn lọc với một tính trạng nhất định, các tính trạng có hệ số di truyền thấp hiệu quả chọn lọc sẽ thấp, hiệu quả lai giống lại cao. Ngược lại, các tính trạng có hệ số di truyền cao, hiệu quả chọn lọc sẽ cao nhưng hiệu quả lai giống thấp và đưa ra hệ số di truyền của một số tính trạng năng suất sinh sản của lợn: 10 Tính trạng h2 Số con trong lứa đẻ 0,13 Số con cai sữa/ổ 0,12 Khối lượng trung bình lợn sơ sinh 0,05 Khối lượng trung bình lợn cai sữa 0,17 2.2.4 Đặc điểm của giống lợn Landrace và Yorkshire 2.2.4.1. Đặc điểm giống lợn Landrace Nguồn gốc xuất xứ: Xuất xứ từ Đan Mạch. Lợn Landrace được nhập về Việt Nam vào khoảng những năm 1970 từ Trung Quốc, CuBa, sau này nhập từ Bỉ, Nhật Bản, Thái Lan.Lợn Landrace có màu trắng tuyền, thân dầy và dài, tai rủ, bụng dài thon, mông phát triển, nẩy tròn. Lợn đực trưởng thành nặng 300 -320 kg, lợn cái nặng 220-250 kg, tuổi phối giống lúc đầu 310 ngày. Khả năng sinh sản: 10-12 con/lứa, 2,2 lứa/năm, nuôi con khá. Khả năng sinh trưởng: Khối lượng sơ sinh 1,2-1,4kg, khối lượng 5-6 tháng 90kg. Lợn thương phẩm có tỷ lệ nạc cao (56%nạc), tiêu tốn thức ăn: 2,7kg TĂ/kg tăng trọng. Landrace nuôi chủ yếu để lai trong các công thức lai kinh tế với các giống khác. Lợn cái có năng suất sinh sản khá và khả năng chống chịu tốt nên thường được sử dụng làm nái sinh sản. Landrace là giống lợn được người chăn nuôi ưa chuộng và thường sử dụng cho quy mô chăn nuôi trang trại. Lợn Landrace được nuôi rất phổ biến ở nước ta hiện nay do giống này có khả năng thích nghi tốt. Lợn Landrace có khả năng sinh sản tốt, tỷ lệ nạc khá cao và hiện nay cũng thường được sử dụng cho lai với lợn Yorkshire để tạo nái lai F1(Landrace x Yorkshire) có khả năng sinh sản tốt và dễ nuôi. Do vậy, hầu hết các trang trại đều nuôi loại lợn này. 2.2.4.2. Đặc điểm giống lợn Yorkshire Yorkshire là giống lợn phổ biến nhất trên thế giới, được nuôi ở nhiều nơi, có nguồn gốc từ Yorkshire, Anh Quốc. Đây là giống được nuôi rộng rãi 11 nhất trên thế giới với đặc tính nổi tiếng về khả năng thích nghi rộng rãi cũng như khả năng sinh sản cao. Lợn đực trưởng thành có khối lượng từ 350 đến 380 kg. Lợn cái thành thục về tính lúc 6 tháng tuổi và có thể phối giống lần đầu khoảng 240 - 260 ngày, số con đẻ ra trên lứa cao từ 11 -13 con, số lứa trên năm 2,0-2,2. Khối lượng sơ sinh trên con từ 1,3 - 1,4 kg/con, khối lượng 60 ngày tuổi từ 16-18kg/con. Lợn Yorkshire là giống lợn được nuôi thích nghi tại Việt Nam từ lâu, nay được sử dụng như nái nền trong các tổ hợp lai nhằm tạo ra con lai có năng suất, chất lượng cao. Khả năng sinh sản tốt, khả năng nuôi thai, nuôi con khéo, đẻ dai. Khả năng sinh trưởng: cao, khối lượng sơ sinh 1,2- 1,3kg, khối lượng 5-6 tháng 100kg, chất lượng thịt 53% nạc. Tiêu tốn thức ăn: 2,5-3,2 kg TĂ/kg tăng trọng. Lợn Yorkshire thành thục sớm, sinh trưởng nhanh, khối lượng lợn cái trưởng thành 250 – 280kg, khối lượng lợn đực trưởng thành 350-380kg, 12-14 núm vú. Yorkshire nuôi chủ yếu để lai trong các công thức lai kinh tế với các giống khác. Lợn cái có năng suất sinh sản khá và khả năng chống chịu tốt nên thường được sử dụng làm nái sinh sản. 2.2.5. Đặc điểm di truyền về khả năng sinh sản của lợn Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, khả năng sinh sản là yếu tố quan tâm hàng đầu. Năng suất sinh sản phụ thuộc nhiều yếu tố, có nhiều chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh sản của lợn cái, nhưng xét về mặt di truyền và ứng dụng vào chọn giống thường chú trọng tới một số tính trạng năng suất sinh sản nhất định. Các tính trạng năng suất sinh sản chủ yếu cho phép đánh giá lợn nái bao gồm: tuổi động dục lần đầu, tỷ lệ thụ thai, số con/ổ, thời gian động dục trở lại. Các tính trạng phản ánh năng suất sinh sản có hệ số di truyền thấp vì vậy chúng chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện môi trường và phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh như dinh dưỡng, mùa vụ, phương thức phối giống, thời điểm phối 12 giống, đực giống, chăm sóc nuôi dưỡng, chuồng trại, khả năng phòng trừ dịch bệnh. Để tăng hiệu quả chọn lọc cần phải tìm biện pháp để nâng hệ số di truyền các tính trạng số lượng, tăng khả năng tương tác giữa các gen. 2.2.6. Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái Hiệu quả của chăn nuôi lợn nái sinh sản được đánh giá bằng số lợn con cai sữa/nái/năm và tổng khối lượng lợn con cai sữa. hai chỉ tiêu này phụ thuộc vào tuổi thành thục về tính, thể vóc, tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra, số lứa đẻ/năm, tỷ lệ nuôi sống con theo mẹ. Sản lượng sữa của mẹ, kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc. Do đó để tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản thì phải cải tiến nâng cao số lợn con cai sữa, khối lượng lợn con lúc cai sữa. Đồng thời cũng phải làm giảm khoảng cách giữa hai lứa đẻ bằng cách cai sữa sớm lợn con và làm giảm số ngày động dục lại sau cai sữa của lợn mẹ ở những lứa sau. Ian Gordon (2004)[40] cho rằng: Trong các trại chăn nuôi hiện đại, số lợn con cai sữa do một nái sản xuất trong một năm là chỉ tiêu đánh giá đúng đắn nhất năng suất sinh sản của lợn nái. Trần Đình Miên và cs (1994)[20] cho biết: Việc tính toán khả năng sinh sản của lợn nái cần xét đến các chỉ tiêu như chu kỳ động dục, tuổi thành thục về tính, tuổi có khả năng sinh sản, thời gian chửa và số con đẻ ra/lứa. Theo Vandersteen H.A.M (1986)[56], sức sinh sản của lợn nái bao gồm các chỉ tiêu về tuổi động dục lần đầu, tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra/ổ và thời gian từ khi cai sữa đến động dục lại, phối giống có kết quả. Mabry và cs (1997)[42] cho rằng: Các tính trạng năng suất sinh sản chủ yếu của lợn nái bao gồm: số con đẻ ra/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng toàn ổ ở 21 ngày tuổi và số lứa đẻ/nái/năm. Các tính trạng này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của người chăn nuôi lợn nái. Năng suất sinh sản của lợn nái được cấu thành bởi nhiều yếu tố, do đó cũng có nhiều chỉ tiêu để đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái. Trong thực tế 13 người ta thường quan tâm đến một số chỉ tiêu quan trọng về năng suất mà qua đó có thể đánh giá được khả năng cũng như năng suất sinh sản của lợn nái. - Tuổi động dục lần đầu: Là thời gian từ sơ sinh đến khi lợn cái hậu bị động dục lần đầu. Tùy theo từng giống và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng khác nhau mà tuổi dộng dục khác nhau. Lợn ngoại có tuổi động dục muộn hơn lợn nội, chăm sóc, nuôi dưỡng không hợp lý thì tuổi động dục cũng muộn hơn chăm sóc và nuôi dưỡng hợp lý. - Tuổi phối giống lần đầu: Thông thường người ta phối giống lần đầu vào lần động dục thứ 2 hoặc thứ 3 vì ở lần động dục đầu cơ thể phát triển chưa đầy đủ, chưa tích lũy đủ dinh dưỡng nuôi bào thai và trứng rụng ít, chưa đều nên thường bỏ qua không phối giống. - Tuổi đẻ lứa đầu: Là tuổi khi lợn nái đẻ lứa thứ nhất. Tuổi đẻ lứa đầu nói lên tuổi thành thụcvề tính, thể vóc đảm bảo về khối lượng của lợn nái khi đưa vào phối giống. - Số con đẻ ra/ổ (con): Là tổng số con đẻ ra trong 1 ổ bao gồm cả số con đẻ ra sống và số con đẻ ra chết. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng đẻ sai hay đẻ ít con của giống, khả năng nuôi con của lợn nái đồng thời đánh giá được kỹ thuật chăm sóc lợn nái trong thời gian mang thai và kỹ thuật phối giống. - Số con đẻ ra sống/ổ (con): Là số con đẻ ra sống được đến khi lợn mẹ đẻ ra con cuối cùng. Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng vì nó phản ánh đúng khả năng đẻ sai hay đẻ ít con của giống đồng thời phản ánh cả chất lượng đàn con đẻ ra. - Số con đẻ ra chết/ổ (con): Có thể là thai chết, thai non, thai gỗ, chết trong quá trình đỡ đẻ, chết trong khoảng thời gian từ khi đẻ con đầu tiên đến con cuối cùng (thường được tính trong vòng 24 giờ). - Khối lượng sơ sinh toàn ổ (kg): Là khối lượng cân sau khi lợn con đẻ ra, lau khô, cắt rốn, bấm răng nanh và chưa cho bú sữa đầu. Đây là chỉ tiêu nói lên khả năng nuôi dưỡng thai của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc, quản
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan