Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Yêu cầu phản tố trong tố tụng dân sự...

Tài liệu Yêu cầu phản tố trong tố tụng dân sự

.PDF
184
1
68

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ TOÁN YÊU CẦU PHẢN TỐ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ KHÓA LUẬ N CHUYÊN NGÀNH LUẬ T DÂN SỰ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬ N TỐT NGHIỆ P CỬ NHÂN LUẬT YÊU CẦU PHẢN TỐ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ THỊ TOÁN Khóa: 91-DS43.4 MSSV: 1853801012258 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Ths. PHẠM THỊ THUÝ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022 LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp là món quà, một dấu mốc đánh dấu sự trưởng thành của bản thân em sau quá trình học tập tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này khiến bản thân em vô cùng vinh dự và cảm thấy ý nghĩa. Khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thành không chỉ dựa vào quá trình nghiên cứu của bản thân mà còn có sự đóng góp rất lớn của mọi người xung quanh. Đầu tiên, em xinh gửi lời cảm ơn chân thành đến Giảng viên hướng dẫn, Thạc sĩ Phạm Thị Thúy – Giảng viên Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Bằng kiến thức và kinh nghiệm tích lũy trong quá trình giảng dạy, Cô đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến để em hoàn thiện nội dung một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy, Cô đã giảng dạy em trong suốt chặng đường bốn năm đại học qua. Các Thầy, Cô đã chia sẻ cho chúng em rất nhiều về kiến thức chuyên môn, kỹ năng sống và làm việc để chúng em có thể bước vào đời một cách tự tin nhất. Cuối cùng, em kính chúc quý Thầy, Cô thật nhiều sức khỏe, gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp giảng dạy của mình. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Th.S Phạm Thị Thúy đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28/6/2022 Sinh viên thực hiện Lê Thị Toán DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự BLDS Bộ luật Dân sự NCQLNVLQ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn Nghị quyết số thi hành một số quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải 05/2012/NQquyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng HĐTP dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự TANDTC Tòa án nhân dân tối cao TTDS Tố tụng dân sự VADS Vụ án dân sự MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ YÊU CẦU PHẢN TỐ .........................................7 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa yêu cầu phản tố .........................................7 1.1.1. Khái niệm yêu cầu phản tố .....................................................................7 1.1.2. Đặc điểm yêu cầu phản tố.......................................................................9 1.1.3. Ý nghĩa của yêu cầu phản tố .................................................................13 1.2. Quy định pháp luật về yêu cầu phản tố ...................................................15 1.2.1. Chủ thể thực hiện yêu cầu phản tố và chủ thể bị phản tố .....................15 1.2.2. Điều kiện thực hiện quyền đưa ra yêu cầu phản tố ..............................17 1.2.3. Thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố ........................................................28 1.3. Phân biệt yêu cầu phản tố với ý kiến phản bác, yêu cầu độc lập ..........31 1.3.1. Phân biệt yêu cầu phản tố với ý kiến phản bác của bị đơn ..................31 1.3.2. Phân biệt yêu cầu phản tố với yêu cầu độc lập ....................................32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................34 CHƯƠNG 2. BẤP CẬP TRONG THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT YÊU CẦU PHẢN TỐ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM ......35 2.1. Xác định yêu cầu phản tố ..........................................................................35 2.2. Thời điểm thực hiện, thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu phản tố ................42 2.2.1. Thời điểm thực hiện ..............................................................................42 2.2.2. Thời điểm thay đổi, bổ sung..................................................................45 2.2.3. Thời điểm rút yêu cầu phản tố ..............................................................48 2.3. Thẩm quyền thụ lý yêu cầu phản tố.........................................................50 2.4. Trình tự, thủ tục thực hiện yêu cầu phản tố ...........................................57 2.4.1. Hình thức ..............................................................................................57 2.4.2. Nội dung ................................................................................................58 2.5. Thời hiệu đối với yêu cầu phản tố ............................................................59 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................64 KẾT LUẬN ..............................................................................................................65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một văn kiện chính trị - pháp lý đặc biệt quan trọng, là nhân tố bảo đảm sự ổn định chính trị, xã hội và chủ quyền của quốc gia, thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ. Là đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước, Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật. Cụ thể, tại Điều 14 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 thì “1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật, 2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Từ những quy định trên cho thấy, công dân được Hiến pháp và pháp luật cho phép xử sự theo những cách thức nhất định. Những cách thức xử sự, yêu cầu đó phải đảm bảo không vi phạm điều cấm của pháp luật và đạo đức xã hội. Để bảo hộ cho các quyền dân sự của các chủ thể, Nhà nước quy định nhiều biện pháp, cách thức bảo vệ khác trong việc bảo vệ quyền dân sự, một trong những quyền đó là quyền phản tố của bị đơn. Quy định về yêu cầu phản tố của bị đơn tạo cơ sở pháp lý để bảo đảm quyền tố tụng của bị đơn, bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự, tạo điều kiện cho việc giải quyết nhanh, toàn diện các yêu cầu của đương sự trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự. Có thể thấy, trước khi thực hiện quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nguyên đơn thông thường đã chủ động chuẩn bị đầy đủ về mặt chứng cứ, tâm lý, tài chính,… Trong khi đó, đa phần về phía bị đơn thường chưa biết mình bị nguyên đơn khởi kiện cho đến khi có thông báo về việc thụ lý vụ án của Tòa án nhân dân đối với bị đơn. Do đó, yêu cầu phản tố của bị đơn là nội dung quan trọng trong tố tụng dân sự nhằm tạo điều kiện cho bị đơn chủ động trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 thay thế Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2011 đã bổ sung các quy định nhằm hoàn thiện các quy định về yêu cầu phản tố của bị đơn trong tố tụng dân 2 sự. Trong đó, quy định về yêu cầu phản tố của bị đơn được thể hiện cụ thể tại Điều 70, Điều 72, Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cơ sở pháp luật cùng với kết hợp thực tiễn thì tác giả nhận thấy có những bất cập, hạn chế cần phải bổ sung, hoàn thiện. Một, vấn đề xác định yêu cầu phản tố của bị đơn quy định tại Điều 72, khoản 2 Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 chưa cụ thể dẫn đến việc cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhận thức và áp dụng khác nhau khi xét xử các vụ án dân sự có bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố. Hai, thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn được quy định tại khoản 3 Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 còn nhiều quan điểm khác nhau, chưa có sự thống nhất trong quy định của pháp luật. Ba, vấn đề về thẩm quyền thụ lý cũng còn nhiều bất cập trên thực tế, cần phải có những quy định pháp luật chặt chẽ để tạo sự thống nhất trong thực tiễn. Ngoài ra, trình tự thủ tục, thời hiệu cũng là những vấn đề cần được xem xét chi tiết để có sự thống nhất trên cơ sở pháp luật và thực tiễn áp dụng. Xuất phát từ các lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Yêu cầu phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự”. Thông qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả hy vọng với những phân tích, đánh giá, kiến nghị có căn cứ là cơ sở đề nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về yêu cầu phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan đến yêu cầu phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự có các công trình nghiên cứu như sau: - Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Hồng Đức. Trong công trình này, các tác giả nghiên cứu toàn bộ các quy định của luật tố tụng dân sự trong đó có quyền yêu cầu phản tố của bị đơn ở góc độ là quyền của đương sự và mang tính lý luận. Với định hướng là công trình lý luận nên thực tiễn về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự công trình không đề cập. 3 - Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2021), Sách tình huống Luật tố tụng dân sự (Bình luận bản án), Nhà xuất bản Hồng Đức. Trong công trình này, các tác giả đã phân tích quy định của pháp luật về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn tại Chủ đề 23 trang 432. Với các bản án cụ thể và phân tích của các tác giả, đây là cơ sở để tác giả phát triển công trình của mình về lý luận và thực tiễn. - Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2016), Bình luận những điểm mới trong Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, (Nguyễn Thị Hoài Phương chủ biên), Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam xuất bản năm 2016. Với công trình nghiên cứu này, các tác giả đã nêu, phân tích những điểm mới của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 so với Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011, trong đó có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của đương sự. Đây là nguồn tài liệu tham khảo để tác giả triển khai đề tài. - Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh (2021), Đặng Thanh Hoa (chủ biên), Tài liệu học tập Luật Tố tụng dân sự Việt Nam (Tái bản lần thứ 4), NXB Hồng ĐứcHội Luật gia Việt Nam. Công trình chủ yếu đưa ra cơ sở lý luận chung chung, chưa đi sâu cụ thể thực tiễn yêu cầu phản tố trong tố tụng dân sự. - Đặng Thanh Hoa (chủ biên), Pháp luật tố tụng dân sự (Phần thủ tục giải quyết vụ án dân sự), Tình huống và phân tích, NXB. Hồng Đức. Công trình phân tích cả về mặt lý luận và thực tiễn xét xử, quan điểm của tác giả về thực tiễn xét xử. Đây là nguồn tài liệu tham khảo của tác giả trong việc tìm ra những quan điểm trái chiều trên thực tế. - Đặng Thanh Hoa (chủ biên), Lưu Tiến Dũng (2020), Lý giải một số vấn đề của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 từ thực tiễn xét xử, Nhà xuất bản Hồng Đức. Trong công trình này, các nội dung nghiên cứu liên quan đến đề tài của tác giả tại Vấn đề 1, Vấn đề 4, Vấn đề 5. Với sự bình luận về các vấn đề và lý giải trong công trình, tác giả có thêm nguồn tài liệu để triển khai các vấn đề trong khóa luận. - Trần Anh Tuấn (chủ biên), (2017), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, Nhà xuất bản Tư pháp. Công trình mang tính lý luận, bình luận những điểm mới cũng như những ưu điểm và hạn chế của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. - Nguyễn Thị Hồng Nhung (Chủ biên) (2017), Bình luận khoa học về những điểm mới trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là những công trình nghiên cứu mang tính chất bình luận những quy định của pháp luật tố tụng dân sự, cơ sở lý luận cũng như mối liên hệ với 4 thực tiễn, là nguồn nhận thức quan trọng để tác giả định hướng cho việc nghiên cứu đề tài của mình. - Ngô Thế Anh (2021), Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, Luận văn Thạc sĩ luật học – Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Luận thể hiện cả khía cạnh lý luận và thực tiễn. Luận văn là nguồn tài liệu quan trọng trong khóa luận của tác giả. - Nguyễn Ngọc Sơn (2020), Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học – Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Luận văn thể hiện khía cạnh lý luận và thực tiễn. Đưa ra những quy định của pháp luật Việt Nam và nước ngoài. Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu khóa luận của tác giả. - Trần Thị Diệu Linh (2017), Quyền của bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng tại Tòa án, Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội. Trong đề tài này, tác giả tập trung làm rõ các khái niệm quyền tố tụng của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, phân tích thực trạng của quy định pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, đề xuất kiến nghị hoàn thiện những quy định pháp luật về quyền của bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, do đề tài này nghiên cứu rộng bao gồm hai chủ thể là bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và cũng chưa nghiên cứu sâu những quyền đặc thù của bị đơn. - Hoàng Thị Tuyết (2015), Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong đề tài này tác giả cũng tập trung nghiên cứu sâu một số khía cạnh về các điều kiện năng lực, tư cách của đương sự, đồng thời cũng kiến nghị hoàn thiện một số quy định chung về đương sự, quyền, nghĩa vụ của đương sự. Tuy nhiên, đề tài này cũng nghiên cứu Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, do vậy tính ứng dụng của đề tài này cũng không cao trong giai đoạn hiện nay. - Phạm Thị Thúy (2017), Quyền của bị đơn trong tố tụng dân sự, Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Tác giả phân tích về quyền của bị đơn trong tố tụng dân sự Việt Nam với hai nội dung: Quyền yêu cầu phản tố và quyền yêu cầu độc lập. Đối với quyền yêu cầu phản tố, tác giả đã có những phân tích quy định pháp luật hiện hành, so sánh pháp luật nước ngoài và thực tiễn xảy ra. Luận văn là nguồn tài liệu quan trọng trong quá trình thực hiện khóa luận của tác giả. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài 5 Nghiên cứu “Yêu cầu phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự” tác giả mong muốn làm sáng tỏ các quy định của pháp luật hiện hành liên quan. Trên cơ sở đối chiếu với các quy định trước đó, các quy định của pháp luật nước ngoài, cũng như đối chiếu với thực tiễn áp dụng để tìm ra những điểm tiến bộ, hạn chế của các quy định liên quan đến yêu cầu phản tố của bị đơn. Từ đó, tác giả đề xuất những giải pháp để pháp luật được thực thi trên thực tế một cách thống nhất, hiệu quả. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu những quy định liên quan đến yêu cầu phản tố của bị đơn theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành. Cụ thể như: khái niệm, đặc điểm, thời điểm thực hiện/thay đổi/bổ sung/rút yêu cầu phản tố, thủ tục thực hiện quyền yêu cầu phản tố của bị đơn, thời hiệu đối với yêu cầu phản tố. Tác giả cũng tiến hành phân biệt, so sánh những quy định của hệ thống pháp luật hiện hành đối với yêu cầu phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự với những quy định cùng với vấn đề tương ứng của một số quốc gia trên thế giới; so sánh quy định về quyền yêu cầu phản tố của hệ thống pháp luật hiện hành với những quy định pháp luật của Việt Nam trước khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 số 92/2015/QH13 có hiệu lực. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Yêu cầu phản tố là một đề tài có nội hàm rộng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ nội dung khóa luận, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu khái quát lý luận về yêu cầu phản tố và phân tích, luận giải một số vấn đề còn tồn tại trong thực tiễn xét xử như: vấn đề xác định yêu cầu phản tố; thời điểm thực hiện yêu cầu phản tố; thời điểm thay đổi/bổ sung, rút yêu cầu phản tố; thủ tục thực hiện yêu cầu phản tố và thụ lý yêu cầu phản tố; thời hiệu đối với yêu cầu phản tố. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành khóa luận, tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể sau: Thứ nhất, phương pháp phân tích: tác giả sử dụng phương pháp này để làm rõ những quy định của pháp luật về yêu cầu phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự Việt Nam. Phương pháp này được sử dụng trong hai chương của khóa luận để phân tích về quy định, thực tiễn áp dụng của Tòa án nhân dân khi giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn. 6 Thứ hai, phương pháp lịch sử: tác giả đã sử dụng phương pháp này để phân tích sự hình thành và phát triển của quy định pháp luật về yêu cầu phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự qua các giai đoạn. Phương pháp này chủ yếu tác giả sử dụng ở Chương 1 của khóa luận. Thứ ba, phương pháp so sánh: tác giả đã so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về yêu cầu phản tố của bị đơn với quy định tương đương của một số nước trên thế giới như Liên bang Nga, Liên bang Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp,… Phương pháp này được tác giả sử dụng cho cả Chương 1 và Chương 2. Thứ tư, phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng cho toàn bộ nội dung khóa luận để tổng hợp kết quả nghiên cứu, chỉ ra bất cập, hạn chế từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về yêu cầu phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 2 chương: Chương 1. Khái quát về yêu cầu phản tố Chương 2. Bất cập trong thực tiễn giải quyết yêu cầu phản tố và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam 7 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ YÊU CẦU PHẢN TỐ 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa yêu cầu phản tố 1.1.1. Khái niệm yêu cầu phản tố Yêu cầu phản tố không phải là một thuật ngữ xa lạ đối với những nhà nghiên cứu luật. Tuy nhiên, đây không phải là một thuật ngữ dễ hiểu và hiện tại cũng chưa có một định nghĩa rõ ràng. Cụ thể, yêu cầu phản tố hiện tại không được định nghĩa trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 (sau đây viết tắt là BLTTDS 2015). Và trên thực tế, nhiều bị đơn đã bỏ qua quyền đưa ra yêu cầu phản tố của mình do không biết hoặc không hiểu rõ những quyền của mình trong tố tụng dân sự (sau đây viết tắt là TTDS). Tuy đến thời điểm hiện nay, yêu cầu phản tố vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể nhưng nhìn vào lịch sử phát triển, cải tiến lập pháp thì có thể nhận thấy quy định về yêu cầu phản tố lần đầu quy định từ Sắc lệnh 51 được Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành ngày 17 tháng 04 năm 1946. Cụ thể, Sắc lệnh 51 đã nêu lên rằng: “Khi nào ông Thẩm phán sơ cấp thụ lý một việc kiện, nếu chiếu theo giá ngạch trong đơn trình, có quyền chung thẩm, mà lúc xét xử, lại nhận được đơn phản tố hay đơn xin đối khẩu, thì tùy giá ngạch đơn này có quá số chung thẩm. Ông thẩm sơ cấp đối với tất cả việc kiện cũng có quyền chung thẩm”. Tiếp nối Sắc lệnh này, Thông tư số 1-UB được TANDTC ban hành ngày 03/3/1969 về việc hướng dẫn viết bản án sơ thẩm và phúc thẩm hình sự và dân sự, khi quy định về nguyên tắc viết bản án phải xác định rõ ràng đối tượng của việc xét xử: “Về dân sự, bản án chỉ giải quyết đúng và đầy đủ những yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu của người thứ ba có liên quan nếu có (thường gọi là dự sự). Đó là những yêu cầu được đề ra trong đơn kiện hoặc đơn phản tố được đương sự xác nhận, sửa đổi hoặc bổ sung ở phiên tòa, trước khi nghị án”. Trên thực tế, có rất nhiều khái niệm liên quan đến cụm từ này. Theo Từ điển Tiếng Việt, “yêu cầu” có nghĩa là “nêu ra điều gì với người nào đó, tỏ ý muốn người ấy làm, biết rằng đó là việc thuộc nhiệm vụ, trách nhiệm hoặc quyền, khả năng của người ấy”1. Từ điển Luật học cũng giải thích về thuật ngữ “yêu cầu của đương sự” là: “Những điều mà đương sự đưa ra trong quá trình tố tụng, muốn Tòa án xem xét, giải 1 Viện ngôn ngữ học Việt Nam (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, tr1169. 8 quyết. Yêu cầu của đương sự là sự thể hiện quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS. Yêu cầu của đương sự bao gồm yêu cầu về nội dung (yêu cầu trả nợ, yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về tài sản, yêu cầu chia thừa kế… ) và yêu cầu về tố tụng (yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, yêu cầu điều tra…)2. “Phản tố” là một thuật ngữ pháp lý có gốc từ tiếng Hán nên thường gây khó hiểu cho người mới tiếp cận. Trong các văn bản pháp luật TTDS của Việt Nam, thuật ngữ “phản tố” lần đầu xuất hiện trong BLTTDS năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011. Theo điểm c khoản 1 Điều 60 BLTTDS năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011, bị đơn có quyền “đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ mà nguyên đơn yêu cầu”. Theo từ điển Hán Việt thì “phản” có nghĩa là “trái, ngược”, “tố” có nghĩa là “nói chống lại”, “phản tố” có nghĩa là “người bị kiện kiện ngược trở lại nguyên cáo”3. Bên cạnh đó, theo Từ điển pháp luật Anh – Việt, “phản tố” (counterclaim) là “lời phản hồi do bị cáo trong vụ kiện dân sự đưa ra, nhằm xác nhận một quyền độc lập chứ không phải lời biện hộ cho lời tố cáo của nguyên đơn”. Dictionary of Law định nghĩa “counterclaim” (phản tố) là: “1. n. Bị đơn đưa ra yêu cầu tại Tòa án để chống lại người đã khởi kiện mình (Yêu cầu phản tố bao gồm thủ tục tương tự và tuyên bố như đơn khởi kiện). v. Yêu cầu bồi thường thiệt hại được đưa ra để đáp lại yêu cầu khởi kiện trước đó: Jones yêu cầu bồi thường thiệt hại 25.000 bảng Anh đối với Smith và Smith đã đưa ra yêu cầu phản tố 50.000 bảng Anh cho việc mất văn phòng”4. Theo Black’s Law Dictionary thì khái niệm “counterclaim” hay phản tố được hiểu là: “Một yêu cầu đưa ra đối với bên có quyền lợi đối lập sau khi bên có quyền lợi đối lập đưa ra yêu cầu với mình; tiêu biểu là yêu cầu của bị đơn đưa ra đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn”5. Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển bách khoa và Nxb. Tư pháp, tr.648. 3 Bửu Kế (1999), Từ điển Hán Việt từ nguyên, Nxb. Thuận Hóa, tr1370. 4 P.H Collin (2000), Dictionary of Law (3nd edition), Peter Collin Puhlishing, page 90-91: “(1) n. Claim in the court by a defendant against the claimant who is bringing a claim against him (the counterclaim is included in the same proceeding and statement of case as the claim). V. claim for damage made in reply to a previous claim: Jones claimed for $25,000 in damage against Smith and Smith entered a counterclaim of $50,000 for lost office”. 5 Bryan A. Garner (Edition in Chief) (2001), Black’s Dictionary second pocket edition, West group A Thomson company, page 153: “A claim for relief asserted against an opposing party after an original claim has been made; esp., a defendant’s claim in opposition to or as a set off against the plantiff’s claim-counter”. 2 9 Có thể hiểu, “phản tố” là quyền của bị đơn trong vụ án dân sự (sau đây viết tắt là VADS), thực chất việc phản tố của bị đơn là việc bị đơn khởi kiện ngược lại người đã kiện mình nhưng được xem xét, giải quyết cùng với đơn khởi kiện của nguyên đơn trong vụ án vì việc giải quyết yêu cầu của hai bên có liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu yêu cầu của bị đơn là một việc hoàn toàn không liên quan đến đơn khởi kiện của nguyên đơn thì bị đơn phải khởi kiện thành một VADS mới. Theo định nghĩa Wikipedia thì: “yêu cầu của một bên là yêu cầu phản tố nếu một bên khẳng định yêu cầu của họ đáp lại yêu cầu của người khác. Nói cách khác, nếu một nguyên đơn khởi kiện và một bị đơn trả lời vụ kiện bằng những yêu cầu của chính họ chống lại nguyên đơn, thì những yêu cầu của bị đơn là yêu cầu phản tố”. Qua những phân tích nêu trên, tác giả nhận thấy những định nghĩa trên cũng khá tương đồng, bổ sung ý cho nhau. Do đó, có thể hiểu đơn giản: yêu cầu phản tố là việc bị đơn trong vụ án dân sự kiện ngược lại nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Và yêu cầu phản tố của bị đơn chỉ phát sinh khi liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. 1.1.2. Đặc điểm yêu cầu phản tố Yêu cầu phản tố của bị đơn được quy định tại khoản 1 Điều 200 BLTTDS 2015 như sau: “Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập của Tòa án, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn hoặc đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.”6. Nghĩa là sau khi nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án của Tòa án hoặc sau khi nhận được thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu độc lập của Tòa án, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn hoặc đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (sau đây viết tắt là NCQLNVLQ) có yêu cầu độc lập. Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay vẫn còn có sự nhầm lẫn giữa yêu cầu phản tố của bị đơn với ý kiến của bị đơn dẫn đến trường hợp Tòa án không xem xét yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc chỉ là ý kiến của bị đơn nhưng Tòa án lại xem xét giải quyết như yêu cầu phản tố của bị đơn. Những sai sót như vậy, dẫn đến 6 Khoản 1 Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015. 10 việc áp dụng pháp luật không đúng làm ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án hoặc là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Thứ nhất, yêu cầu phản tố chỉ có thể thực hiện khi vụ án dân sự được thụ lý. Với bản chất yêu cầu phản tố là bị đơn kiện ngược lại nguyên đơn, NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập cho nên yêu cầu được coi là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn, NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập nếu yêu cầu đó không cùng với yêu cầu mà nguyên đơn, NCQLNVLQ yêu cầu Tòa án giải quyết. Do đó, nếu yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận và giải quyết thì quá trình tố tụng diễn ra, khi đó bị đơn mới có thể thực hiện được yêu cầu phản tố của mình. Đồng thời, yêu cầu độc lập của NCQLNVLQ cũng chỉ phát sinh sau khi Tòa án thụ lý yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và yêu cầu phản tố đối với NCQLNVLQ được thực hiện khi chủ thể này đã đưa ra yêu cầu độc lập với bị đơn. Như vậy, yêu cầu phản tố của bị đơn “phát sinh” từ các quyền của đương sự. Việc Tòa án thụ lý yêu cầu khởi kiện được xem là tiền đề để các đương sự thực hiện quyền tố tụng của mình. Thứ hai, yêu cầu phản tố chỉ dành cho bị đơn. Bị đơn trong VADS là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết VADS khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm. Bị đơn trong VADS là một trong các bên đương sự cho nên họ cũng có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ chung của đương sự. Bên cạnh đó, pháp luật TTDS cũng dành riêng cho bị đơn những quyền, nghĩa vụ đặc trưng mà chỉ họ mới có trong VADS. Đó là quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập và quyền chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn. Khác với nguyên đơn, tham gia quá trình tố tụng một cách chủ động thì bị đơn tham gia vào quá trình này một cách bị động. Nếu như nguyên đơn cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, họ có quyền quyết định việc khởi kiện hoặc không khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho mình, khôi phục lại các quan hệ xã hội bị xâm hại thì bị đơn trong VADS họ cũng có quyền tự định đoạt thông qua việc tự mình quyết định có hoặc không đưa ra yêu cầu phản tố khi bản thân họ nhận thấy trong quan hệ tranh chấp với nguyên đơn họ cũng có lợi ích bị xâm hại. Yêu cầu phản tố của bị đơn là quyền của bị đơn cũng là một trong các quyền tố tụng, chỉ có trong VADS mà không có trong việc dân sự. Khác hoàn toàn với 11 VADS, việc dân sự với bản chất là những vấn đề không có tranh chấp về quyền lợi giữa các chủ thể nên thành phần đương sự chỉ có người yêu cầu và người liên quan. Theo đó, các chủ thể là các cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Với đặc điểm không chứa đựng yếu tố kiện tụng, tranh chấp và cũng không tạo ra hai bên đối kháng về lợi ích như VADS nên việc dân sự không có nguyên đơn, bị đơn, không có yêu cầu khởi kiện và càng không thể có trường hợp “kiện ngược lại” của bị đơn. Có thể nói, quyền phản tố chỉ xuất hiện trong VADS và quyền này được dành cho riêng bị đơn. Thứ ba, địa vị tố tụng của bị đơn sẽ thay đổi khi nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện. Tác giả cho rằng để xác định yêu cầu của bị đơn trong TTDS có phải là yêu cầu phản tố hay không thì ngoài việc nhận biết qua một trong ba trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 200 BLTTDS 2015 thì cần thêm một điều kiện chung. Đó là trong trường hợp nguyên đơn rút lại yêu cầu khởi kiện thì với yêu cầu của bị đơn như vậy, Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án hay Tòa án phải thay đổi địa vị tố tụng, nguyên đơn thành bị đơn và bị đơn thành nguyên đơn để tiếp tục giải quyết vụ án. Nếu Tòa án thay đổi địa vị tố tụng tiếp tục xem xét giải quyết yêu cầu của bị đơn thì yêu cầu của bị đơn là yêu cầu phản tố. Quy định thay đổi địa vị tố tụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với các đương sự nói chung và bị đơn có yêu cầu phản tố nói riêng. Việc thay đổi địa vị tố tụng làm thay đổi quan hệ pháp luật tranh chấp, quyền và nghĩa vụ của đương sự cũng thay đổi. Mặc khác, thay đổi địa vị tố tụng tránh việc Tòa án quyết định đình chỉ xét xử, sau đó nếu bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố, NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập thì Tòa án lại phải thụ lý và tiến hành các công việc chuẩn bị xét xử, trong khi đó quan hệ đã được Tòa án thụ lý, đương sự thu thập chứng cứ7. Về nguyên tắc, khi nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện thì vụ án được đình chỉ giải quyết nếu trong vụ án đó chỉ có yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn mà bị đơn hoặc NCQLNVLQ không có yêu cầu khác để giải quyết trong cùng vụ án. Trường Bùi Thị Huyền (2007), “Việc thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm dân sự”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 9, tr.25. 7 12 hợp vụ án xuất hiện yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của NCQLNVLQ thì hệ quả pháp lý đặt ra sẽ khác khi nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện. Tại phiên tòa, nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố của mình thì bị đơn trở thành nguyên đơn và nguyên đơn trở thành bị đơn. Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, nhưng NCQLNVLQ vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình thì NCQLNVLQ trở thành nguyên đơn, người bị khởi kiện theo yêu cầu độc lập trở thành bị đơn8. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, không đề nghị xét xử vắng mặt và trong vụ án đó có bị đơn yêu cầu phản tố, NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập thì giải quyết như sau: Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, NCQLNVLQ rút toàn bộ yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án; Bị đơn không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu phản tố thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; bị đơn trở thành nguyên đơn, nguyên đơn trở thành bị đơn; Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, NCQLNVLQ không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn; NCQLNVLQ trở thành nguyên đơn, người nào bị khởi kiện theo yêu cầu độc lập trở thành bị đơn9 Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 217 BLTTDS 2015, trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nhưng bị đơn không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu phản tố thì Tòa án ra quyết định đình chỉ đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và trong quyết định đó phải thể hiện rõ việc thay đổi địa vị tố tụng: bị đơn trở thành nguyên đơn, nguyên đơn trở thành bị đơn. Trường hợp nguyên đơn rút một phần yêu cầu thì Tòa án không ra quyết định đình chỉ riêng mà phải nhận xét trong phần nhận định của Tòa án trong bản án và quyết định đình chỉ một phần yêu cầu trong phần Quyết định của bản án10. Bên cạnh đó, việc thay đổi địa vị tố tụng sẽ phát sinh thêm một vấn đề liên quan đến thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ án. Khi Tòa án thay đổi tư cách tham Điều 245 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015. Khoản 2 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015. 10 Tòa án nhân dân tối cao (2017), Giải đáp số 01/2017/GĐ-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao ngày 07/04/2017 giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ. 8 9 13 gia tố tụng của đương sự thì thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ án được xác định như thế nào khi địa chỉ cư trú, địa chỉ nơi có trụ sở của bị đơn, NCQLNVLQ không thuộc lãnh thổ mà Tòa án địa phương đó đang thụ lý vụ án. Theo tác giả, Tòa án nhân dân tối cao (sau đây viết tắt là TANDTC) cần ban hành văn bản hướng dẫn đối với nội dung này theo hướng áp dụng thủ tục chung của BLTTDS 2015. 1.1.3. Ý nghĩa của yêu cầu phản tố Thứ nhất, thể hiện tính bình đẳng trong pháp luật TTDS, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn. Nguyên đơn chính là người khởi động quá trình TTDS. Khi nguyên đơn khởi động quá trình TTDS thì chắc chắn rằng về phía họ đã chuẩn bị đầy đủ toàn bộ về chứng cứ, tâm lý và tài chính để khởi kiện bị đơn. Đối với NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập thì họ có quyền đưa ra yêu cầu độc lập đối với nguyên đơn, bị đơn hoặc đối với cả hai. Để tạo thế cân bằng, đối trọng với hai đối tượng trên, pháp luật đã dành cho bị đơn quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập. Điều này thể hiện tính chất bình đẳng của pháp luật về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các đương sự. Trong một VADS nếu không có yêu cầu phản tố thì bị đơn là người có nghĩa vụ ý kiến đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu độc lập của NCQLNVLQ. Tuy nhiên, nếu bị đơn thực hiện quyền yêu cầu phản tố thì bị đơn là người đưa yêu cầu đối với nguyên đơn, NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập. Chính vì vậy, sau khi thực hiện phản tố thì bị đơn sẽ chủ động trong việc chứng minh yêu cầu phản tố của mình để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho chính mình. Xét ở khía cạnh của nguyên đơn và NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập, họ sẽ cân nhắc việc đưa ra yêu cầu khởi kiện và yêu cầu độc lập của mình đối với bị đơn vì có thể bị đơn sẽ đưa ra yêu cầu phản tố đối với họ. Thứ hai, góp phần giúp vụ án được giải quyết toàn diện, chính xác và khách quan. Tại điểm c khoản 2 Điều 200 BLTTDS 2015 có ghi nhận yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi: “Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan