Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về hoạt động đầu tư thành lập csgd đại học tư thục...

Tài liệu Pháp luật về hoạt động đầu tư thành lập csgd đại học tư thục

.PDF
77
1
127

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ NGỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Luật Kinh tế Định hướng nghiên cứu Mã số: 8380107 Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Văn Vân Học viên : Phạm Thị Ngọc Lớp : Cao học Luật Kinh tế, khóa 32 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan những ý tưởng, nội dung đã trình bày trong bản Luận văn này là những kiến thức của bản thân tác giả tìm tòi được trong quá trình học tập, tham khảo, nghiên cứu tài liệu; là kết quả của sự phân tích, tổng hợp thực tiễn dưới sự hướng dẫn, gợi ý của PGS.TS. Nguyễn Văn Vân. Những nội dung của tác giả khác đã được trích dẫn, ghi chú theo đúng quy định. Người cam đoan Phạm Thị Ngọc DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ được viết tắt CSGD Cơ sở giáo dục MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ THÀNH LẬP CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TƯ THỤC .. 7 1.1. Khái niệm, đặc điểm cơ sở giáo dục đại học tư thục ............................. 7 1.1.1. Khái niệm cơ sở giáo dục đại học tư thục ........................................... 7 1.1.2. Đặc điểm cơ sở giáo dục đại học tư thục .......................................... 12 1.1.3. Bản chất pháp lý của cơ sở giáo dục đại học tư thục........................ 16 1.2. Khái quát pháp luật về hoạt động đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục ...................................................................................................... 18 1.2.1. Khái niệm, nội dung cơ bản và đặc trưng cơ bản của pháp luật về hoạt động đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục ........................ 18 1.2.2. Nguồn luật điều chỉnh hoạt động đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục.................................................................................................... 23 1.2.3. Vai trò của pháp luật về hoạt động đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục ............................................................................................. 26 Kết luận chương 1 .............................................................................................. 29 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ THÀNH LẬP CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TƯ THỤC VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ........................................................................................ 30 2.1. Chủ thể và phương thức đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục .................................................................................................................. 30 2.1.1. Chủ thể đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục ................. 30 2.1.2. Phương thức đầu tư của nhà đầu tư .................................................. 35 2.2. Quyền đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục ...................... 37 2.3. Điều kiện đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục ................. 39 2.4. Quy định pháp luật về góp vốn, định giá và chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản góp vốn ........................................................................................ 42 2.4.1. Quy định pháp luật về góp vốn .......................................................... 42 2.4.2. Quy định pháp luật về định giá tài sản góp vốn đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục .......................................................................... 45 2.4.3. Quy định pháp luật về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn ........... 45 2.5. Quy trình, thủ tục đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục .. 47 2.5.1. Quy trình, thủ tục đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục của nhà đầu tư trong nước........................................................................... 48 2.5.2. Quy trình, thủ tục đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục của nhà đầu tư nước ngoài .......................................................................... 52 2.6. Quy định pháp luật về hỗ trợ, bảo đảm và ưu đãi đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục ............................................................................ 53 2.6.1. Quy định pháp luật về hỗ trợ đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục .......................................................................................................... 53 2.6.2. Quy định pháp luật về bảo đảm đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục.................................................................................................... 54 2.6.3. Quy định pháp luật về ưu đãi đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục .......................................................................................................... 57 2.7. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục ................................................................................................ 60 Kết luận Chương 2 ............................................................................................. 63 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 65 DANH MỤC TÀI TIỆU THAM KHẢO 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năm 1986, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã hoạch định đường lối đổi mới toàn diện đất nước trên mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Từ đường lối đổi mới của Đảng, ý tưởng về sự ra đời của loại hình trường đại học ngoài công lập được hình thành ở một số tổ chức và cá nhân. Năm 1987, cả nước mới chỉ có 63 trường đại học và chưa có một trường đại học ngoài công lập nào thì đến năm 1988 đã có trường đại học dân lập đầu tiên khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép thí điểm xây dựng Trung tâm Đại học Dân lập Thăng Long (nay là trường Đại học Thăng Long, Hà Nội). Từ đó đến nay, hành lang pháp lý cho các trường đại học tư thục đã được tạo lập nhiều hơn, các trường đại học tư thục cũng có một vị trí nhất định trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Mặc dù CSGD đại học tư thục ở Việt Nam đã có sự gia tăng về số lượng và chất lượng so với giai đoạn trước, nhưng việc phát triển CSGD đại học tư thục ở Việt Nam vẫn còn bị giới hạn bởi khuôn khổ pháp lý. Bất cập còn tồn tại trong hệ thống pháp luật về đầu tư thành lập tạo rào cản, e ngại cho nhà đầu tư. Hạn chế nằm ở quy định về quyền thành lập; quy định về điều kiện và trình tự, thủ tục thành lập; tư cách pháp nhân của CSGD đại học tư thục. Chỉ khi khắc phục được những hạn chế thì mới có cơ chế bảo đảm và bảo hộ tài sản của nhà đầu tư. Từ đó, hoạt động đầu tư thành lập CSGD đại học tư thục mới phát triển mạnh mẽ. Luật Giáo dục đại học ban hành năm 2012 là đạo luật đầu tiên của lĩnh vực giáo dục đại học, đã có những quy định liên quan đến hoạt động đầu tư thành lập CSGD đại học tư thục. So với Luật Giáo dục đại học 2012, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục năm 2018 đã khắc phục phần nào hạn chế, tuy nhiên chưa khắc phục hết được những hạn chế còn tồn tại. Việc nghiên cứu, đánh giá quy định pháp luật về hoạt động đầu tư thành lập CSGD đại học tư thục là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật, đưa ra giải pháp hoàn thiện, tạo động lực phát triển cho hoạt động này. Pháp luật về hoạt động đầu tư thành lập CSGD đại học tư thục tạo môi trường pháp lý cho hoạt động này phát triển là rất cần thiết. 2 Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về hoạt động đầu tư thành lập CSGD đại học tư thục” để thực hiện Luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu Theo như tìm hiểu của tác giả, tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài như sau: Tập thể tác giả Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2021), Luận cứ khoa học sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Cuốn sách này là cơ sở lý luận và thực tiễn để sửa đổi Luật Giáo dục, đánh giá hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục ban hành từ thời điểm Nghị quyết số 29-NQ/TW có hiệu lực đến nay, hệ thống giáo dục quốc dân và các loại hình trường, cấp học trong hệ thống giáo dục Quốc dân, triết lý và mục tiêu giáo dục, chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa, … Ở đây, cuốn sách đã cho tác giả cái nhìn tổng quan về hệ thống giáo dục, đặc trưng của các loại hình CSGD làm nền tảng cho những lý luận về hoạt đầu tư thành lập CSGD đại học tư thục. Trần Dũng (2014), Pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội: Luận văn làm sáng tỏ vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật trong đầu tư giáo dục đại học. Trên cơ sở đó, tác giả phát triển và làm rõ chi tiết hơn những vấn đề lý luận, quy định pháp luật về đầu tư CSGD đại học tư thục. Bùi Thành Dũng (2018), Pháp luật về thành lập và hoạt động của trường đại học tư thục theo mô hình doanh nghiệp, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh: Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng của các trường đại học tư thục hoạt động theo mô hình doanh nghiệp được điều chỉnh bởi pháp luật hiện nay. Nguyễn Xuân Tài (2020), Pháp luật về tổ chức, quản lý trường đại học tư thục, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh: Luận văn khái quát cơ sở lý luận về đại học tư thục và về nhà đầu tư thành lập đại học tư thục. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ phát triển làm rõ về chủ thể góp vốn, phương thức đầu tư thành lập, quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư trong hoạt động thành lập CSGD đại học tư thục. 3 Nguyễn Trọng Tuấn (2011), Pháp luật về giáo dục đại học, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh: Luận văn trình bày cơ sở lý luận về lịch sử phát triển giáo dục đại học và kinh nghiệm của một số quốc gia trong hoạt động giáo dục đại học. Đặng Thị Minh (2014), Chính sách phát triển trường đại học tư thục ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ quản lý hành chính công, Học viện hành chính: Luận văn cung cấp cơ sở lý luận về đại học tư thục, tổng quan quá trình hình thành và phát triển của đại học tư thục và gợi mở hướng hoàn thiện khuôn khổ pháp luật để phát triển đại học tư thục ở Việt Nam. Lê Thị Kim Dung (2012), Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội: gợi mở cho tác giả phương hướng hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực giáo dục đại học. Ngoài ra, trên các tạp chí có các bài viết có nội dung liên quan đến đề tài: Bài viết “Phát triển các trường Đại học tư thục ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị” của tác giả Thái Vân Hà đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 9 năm 2019, bài viết đưa ra quan điểm về trường đại học tư thục, đánh giá thực trạng phát triển các trường đại học tư thục tại Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò của các trường này trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Bài viết “Nâng cao chất lượng giáo dục trong trường đại học tư thục” của tác giả Võ Thị Nga đăng tải trên Tạp chí Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia số 253 năm 2017, trang 76 đến trang 79, bài viết đưa ra quan điểm về trường đại học tư thục, đánh giá thực trạng phát triển các trường đại học tư thục và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Bài viết “Hoàn thiện các quy định của pháp luật về trường tư thục” của tác giả Bùi Xuân Hải được đăng tải trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 15 (439) năm 2021, trang 8 đến trang 13, bài viết phân tích các hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật về trường tư thục và đề xuất kiến nghị hoàn thiện. Bài viết “Bàn về bản chất pháp lý của cơ sở giáo dục tư thục và định hướng điều chỉnh pháp luật” của tác giả Bùi Xuân Hải đăng tải trên Tạp chí 4 Khoa học pháp lý Việt Nam số 06 (145) năm 2021, trang 24 đến trang 33, bài viết phân tích bản chất pháp lý của CSGD tư thục để từ đó chỉ ra định hướng điều chỉnh pháp luật đối với loại hình này. Từ tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả nhận thấy chưa có nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật về hoạt động đầu tư thành lập CSGD đại học tư thục, nên việc nghiên cứu chuyên sâu về đề tài này là rất cần thiết hiện nay. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là cung cấp cái nhìn tổng quát các quy định pháp luật hiện hành về hoạt động đầu tư thành lập CSGD đại học tư thục và đánh giá thực trạng quy định pháp luật. Trên cơ sở đó, tác giả tìm ra các điểm phù hợp và bất cập của các quy định pháp luật và đưa ra giải pháp hoàn thiện. Chi tiết các mục đích của đề tài bao gồm các nội dung sau: (a) Nhận diện được các đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư thành lập CSGD đại học tư thục so với hoạt động đầu tư thành lập CSGD công lập, hoạt động đầu tư thành lập các tổ chức kinh tế. (b) Xác định được khái niệm, nội dung cơ bản, vai trò của pháp luật về hoạt động đầu tư thành lập CSGD đại học tư thục. (c) Phân tích và đánh giá đúng thực trạng pháp luật về hoạt động đầu tư thành lập CSGD đại học tư thục ở nước ta hiện nay. (d) Trên cơ sở kết luận về thực trạng quy định pháp luật, đề xuất kiến nghị và xây dựng các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động đầu tư thành lập CSGD đại học tư thục, dự báo tác động của các kiến nghị này để đảm bảo tính khả thi cho các kiến nghị và giải pháp. 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài Luận văn này cụ thể như sau: Thứ nhất, đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về hoạt động đầu tư thành lập CSGD đại học tư thục. Thứ hai, đề tài nghiên cứu về hoạt động đầu tư thành lập CSGD đại học tư thục theo quy định của pháp luật Việt Nam. 5 Thứ ba, đề tài nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật về hoạt động đầu tư thành lập CSGD đại học tư thục. 5. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu các quy định pháp luật về hoạt động đầu tư thành lập CSGD đại học tư thục; không nghiên cứu tất cả các quy định về CSGD đại học tư thục; không nghiên cứu về CSGD đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài nghiên cứu một cách hiệu quả, mang lại giá trị khoa học và thực tiễn, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong Chương 1 và Chương 2 để làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động đầu tư thành lập CSGD đại học tư thục. Đồng thời tìm ra ưu điểm và hạn chế để đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về đầu tư thành lập CSGD đại học tư thục. - Phương pháp so sánh luật học được sử dụng ở Chương 1 và Chương 2 để so sánh, chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt giữa các khái niệm, quy định pháp luật qua các giai đoạn, hoạt động đầu tư thành lập CSGD đại học tư thục so với hoạt động đầu tư thành lập CSGD công lập, quy định về nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, so sánh hoạt động đầu tư giáo dục trong nước và một số nước trên thế giới để tham khảo kinh nghiệm và đề ra phương án hoàn thiện pháp luật Việt Nam. - Phương pháp phân tích và tổng hợp nhằm hiểu đúng, chi tiết và toàn diện quy định pháp luật, tư tưởng pháp lý, khái niệm liên quan đến pháp luật về hoạt động đầu tư thành lập CSGD đại học tư thục, tổng hợp lý luận và thực trạng để đưa ra kiến nghị phù hợp. Cuối mỗi chương của luận văn và cuối luận văn, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp để tóm tắt các nội dung chính, đưa ra kết luận cho từng chương và kết luận cho luận văn. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Luận văn bổ sung và phát triển về mặt lý thuyết những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật về hoạt động đầu tư thành lập CSGD đại học tư thục, tạo nên cơ 6 sở khoa học, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện quy định pháp luật về đầu tư thành lập CSGD đại học tư thục. Đồng thời, sự phân tích và đánh giá quy định pháp luật về hoạt động đầu tư thành lập CSGD đại học tư thục là cơ sở đối chiếu và điều chỉnh thực tiễn thực hiện quy định pháp luật. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến đầu tư thành lập CSGD. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm những phần sau: Mục lục, Mở đầu, Nội dung, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo. Phần Nội dung gồm hai chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận của pháp luật về hoạt động đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục. Chương 2. Thực trạng pháp luật về hoạt động đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục và các giải pháp hoàn thiện. 7 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ THÀNH LẬP CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TƯ THỤC 1.1. Khái niệm, đặc điểm cơ sở giáo dục đại học tư thục 1.1.1. Khái niệm cơ sở giáo dục đại học tư thục Xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam đã làm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, thu hút nguồn tài chính lớn trong tư nhân nhằm hoàn thiện hệ thống giáo dục đại học. CSGD đại học tư thục dần tạo niềm tin và chỗ đứng trong xã hội, hệ thống trường đại học tư thục ngày càng phát triển. Đến năm 2020, hệ thống giáo dục đại học trên cả nước có 237 trường đại học và học viện. Trong đó, trường đại học công lập là 172 trường; trường đại học ngoài công lập là 65 trường (số liệu không bao gồm trường đại học, học viện thuộc khối an ninh, quốc phòng)1. Tại thời điểm tháng 10 năm 2022, số lượng trường đại học trên cả nước đã tăng lên 244 trường bao gồm 178 trường công lập và 66 trường tư thục2. Song song với sự hình thành và phát triển hệ thống giáo dục đại học tư thục ở Việt Nam thì các thuật ngữ pháp lý và các khái niệm liên quan và hệ thống quy phạm pháp luật về giáo dục đại học tư thục cũng từng bước hình thành và dần hoàn thiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh tương ứng. Trong quá trình hoàn thiện pháp luật về CSGD đại học tư thục, thì khái niệm CSGD đại học tư thục dần được hình thành và có sự thay đổi khác nhau. Từ năm 1988, Bộ Đại học trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề (nay là Bộ Giáo dục và đào tạo) đã có Quyết định số 1687/KH-TV ngày 15/12/1988 thí điểm triển khai mô hình trường đại học ngoài công lập đầu tiên là Trung tâm đại học dân lập Thăng Long (nay là trường Đại học Thăng Long). Đến năm 1993, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 240/1993/QĐTtg về Quy chế đại học tư thục quy định những điều khoản cơ bản về thể thức thành lập, quản lý và điều hành các đại học tư thục nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo của đại học tư thục và tạo điều kiện cho đại học tư thục phát triển. Quy Bộ Giáo dục và Đào tạo, Số liệu thống kê giáo dục đại học năm học 2018 – 2019, https://moet.gov.vn/ thong-ke/Pages/thong-ko-giao-duc-dai-hoc.aspx?ItemID=6636, 14/04/2021. 2 Phòng Thống kê, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Số liệu tính đến ngày 8 tháng 10 năm 2022. 1 8 chế này đã đưa ra khái niệm đại học tư thục: “Đại học tư thục là các cơ sở đại học do tư nhân lập ra theo Quy chế này và kinh phí hoạt động do tư nhân đầu tư hoặc đóng góp”3. Quyết định số 196/1994/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Quy chế tạm thời Đại học dân lập” có nội dung tương tự nhưng thay đổi cụm từ “tư thục” thành “dân lập”. Năm 1998, Luật Giáo dục đầu tiên ra đời, lần đầu tiên pháp luật về giáo dục được pháp điển hóa. Luật Giáo dục 1998 không có quy định về khái niệm CSGD đại học tư thục, loại hình CSGD tư thục chưa được quy định cụ thể. Luật Giáo dục 1998 chỉ ra các loại hình sơ sở giáo dục bao gồm: loại hình công lập, loại hình bán công, loại hình tư thục, loại hình dân lập4. Trường đại học được đào tạo những trình độ sau: cao đẳng, đại học và thạc sĩ, tiến sĩ khi được Thủ tướng Chính phủ giao5. Sau đó để hướng dẫn Luật giáo dục 1998 thì ngày 30 tháng 8 năm 2000, Chính phủ đã ban hành nghị định 43/2000/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục. Nghị định đã đưa ra căn cứ xác định các loại hình CSGD: CSGD công lập, CSGD bán công, CSGD tư thục, CSGD dân lập6. Trong đó, CSGD tư thục được xác định do cá nhân hay một nhóm cá nhân xin phép thành lập và tự đầu tư. CSGD công lập do Nhà nước thành lập, bổ nhiệm cán bộ quản lý và giao chỉ tiêu biên chế; Nhà nước quản lý, đầu tư về cơ sở vật chất, cấp kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên. CSGD bán công do Nhà nước thành lập trên cơ sở huy động các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế cùng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. CSGD dân lập do các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp, kinh tế xin phép thành lập và tự đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước. Căn cứ xác định loại hình CSGD chủ yếu dựa trên chủ thể thành lập và nguồn vốn thành lập CSGD. Sự khác biệt giữa CSGD tư thục với các loại hình cơ sở khác trên hai phương diện là chủ thể thành lập (cá nhân hoặc nhóm cá nhân); nguồn vốn đầu tư thành lập ngoài ngân sách nhà nước do chính cá nhân hoặc nhóm cá nhân đó đầu tư. Điều 1, Quy chế đại học tư thục ban hành kèm theo Quyết định số 240/1993/QĐ-Ttg về Quy chế đại học tư thục. Khoản 1, Điều 44 Luật Giáo dục 1998. 5 Khoản 1, Điều 38 Luật Giáo dục 1998 . 6 Khoản 1, Điều 13, Nghị định 43/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục. 3 4 9 Từ phân tích trên, Luật Giáo dục 1998 xác định cơ sở giáo dục là trường đại học tư thục của dựa vào ba tiêu chí sau: Thứ nhất, CSGD đó đáp ứng các điều kiện để đào tạo trình độ đại học cao đẳng, đại học và thạc sĩ, tiến sĩ và phải được Thủ tướng Chính phủ giao7. Thứ hai, trường đại học tư thục do cá nhân hay nhóm cá nhân xin phép thành lập. Thứ ba, nguồn vốn thành lập là nguồn vốn ngoài ngân sách do cá nhân hoặc nhóm cá nhân tự bỏ ra. Tóm lại, Luật Giáo dục 1998 không có quy định về khái niệm CSGD đại học tư thục nhưng căn cứ vào đặc điểm được hiểu là: “Trường đại học tư thục là trường đại học do cá nhân hoặc nhóm cá nhân tự đầu tư vốn, xin phép thành lập và hoạt động”. Luật Giáo dục 2005 thay thế Luật Giáo dục 1998, thì nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo 3 loại hình: công lập, dân lập, tư thục8. Những điểm mới Luật Giáo dục 2005 so với Luật Giáo dục 1998: (i) Loại hình CSGD bán công đã được loại bỏ. (ii) Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Trường dân lập hoạt động trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, nhân lực và được chính quyền địa phương hỗ trợ và không thành lập CSGD dân lập ở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học9. (iii) Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước. Riêng loại hình trường công lập được xác định giống với Luật Giáo dục 2018. Như vậy, Luật Giáo dục 2005 và sau đó là Nghị định số 75/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định hai loại hình trường đại học là trường đại học công lập Điểm b, khoản 1, Điều 38, Nghị định 43/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục. 8 Khoản 1, Điều 48, Luật Giáo dục 2005 9 Khoản 2, Điều 18, Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục 7 10 và trường đại học tư thục. Chính vì sự thay đổi trong quy định loại hình trường đại học, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 122/2006/QĐ-Ttg chuyển đổi 19 trường đại học dân lập thành loại hình đại học tư thục. Qua phân tích các quy định pháp luật giáo dục và các hướng dẫn áp dụng chuyển tiếp trong các văn bản pháp luật và CSGD đại học ngoài công lập, có thể thấy: Thứ nhất, chủ thể thành lập trường tư thục theo Luật Giáo dục 2005 so với Luật Giáo dục 1998 bao gồm cả chủ thể thành lập trường dân lập, tức là các tổ chức. Bên cạnh đó, Luật Giáo dục 2005 lại không quy định nhóm cá nhân là chủ thể thành lập trường đại học tư thục. Khi nhóm cá nhân muốn thành lập trường đại học tư thục thì phải thành lập tổ chức kinh tế. Đây là điểm bất cập trong quy định về chủ thể thành lập trường tư thục, chủ thể bị giới hạn và làm phức tạp thủ tục thành lập. Luật Giáo dục 2005 không có quy định về khái niệm trường đại học tư thục, nhưng từ phân tích trên có thể hiểu: “trường đại học tư thục là trường đại học do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước”. Năm 2012, Luật Giáo dục đại học ra đời CSGD đại học được phân chia thành CSGD đại học Việt Nam và CSGD đại học có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, điều 7, Luật Giáo dục đại học 2012 có quy định CSGD đại học Việt Nam bao gồm CSGD đại học công lập và CSGD tư thục. Tại khoản 2, điều 7 Luật Giáo dục đại học khẳng định: “CSGD đại học tư thục thuộc sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất”. Điều 4 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Giáo dục đại học 2012 đưa ra định nghĩa về CSGD đại học tư thục như sau: “CSGD đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động”. Bên cạnh đó, Điều 11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật GDĐH 2018 chỉ ra chủ thể thành lập CSGD đại học tư thục là nhà đầu tư và chỉ rõ nhà đầu tư là tổ 11 chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài đầu tư thành lập CSGD đại học tư thục, CSGD đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước. So với Luật Giáo dục đại học 2012 chủ thể thành lập trường đại học tư thục được khái quát hơn mở rộng hơn. Trước đó, chủ thể là tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập CSGD đại học thì không được coi là trường đại học tư thục mà là trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài. Việc mở rộng đối tượng là chủ thể thành lập trường đại học tư thục là hợp lý, tận dụng được nguồn vốn đầu tư lớn từ nước ngoài vào giáo dục đại học của Việt Nam. Luật Giáo dục 2019 không đưa ra khái niệm về đại học tư thục nhưng quy định về trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động10. Bên cạnh đó, Luật Giáo dục 2019 chỉ rõ nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục gồm: nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài11. Vấn đề này, tác giả Đặng Thị Minh đã đưa ra khái niệm về trường đại học tư thục như sau: “Trường đại học tư thục là CSGD đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước; hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện góp vốn, tự chủ về tài chính và các hoạt động đào tạo theo quy định của pháp luật; tự cân đối thu chi, thực hiện các quy định về chế độ kế toán, thống kê và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước”12. Tác giả Đặng Thị Minh đưa ra khái niệm phù hợp tại thời điểm nghiên cứu, dựa trên Luật Giáo dục đại học 2012. Tuy nhiên khái niệm chủ yếu đưa ra cơ chế tài chính của đại học tư thục. Khái niệm sẽ không còn phù hợp khi quy định pháp luật về quy chế tài chính của CSGD đại học tư thục thay đổi. Khoản 1, Điều 47, Luật Giáo dục 2019 Điều 54, Luật Giáo dục 2019 12 Đặng Thị Minh (2014), Chính sách phát triển trường đại học tư thục ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ quản lý hành chính công, Học viện hành chính Quốc gia, tr.38 10 11 12 Tóm lại theo quan điểm của người viết, CSGD đại học tư thục được định nghĩa như sau: CSGD đại học tư thục là CSGD đại học do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước. 1.1.2. Đặc điểm cơ sở giáo dục đại học tư thục 1.1.2.1. Đặc điểm của cơ sở giáo dục đại học tư thục Thứ nhất, CSGD đại học tư thục là một CSGD đại học. Vì vậy, CSGD đại học có đầy đủ những đặc điểm của một CSGD đại học, cụ thể như sau: CSGD đại học tư thục có tư cách pháp nhân độc lập. CSGD đại học tư thục là một tổ chức kinh tế có hoạt động tài chính độc lập nên tài sản và hoạt động tài chính của trường độc lập hoàn toàn với tài sản và hoạt động tài chính của nhà đầu tư, hệ thống sổ sách riêng, hạch toán kế toán độc lập. Trước đây, khoản 1, điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục ban hành kèm theo Quyết định số 14/2005/QĐ-TTg ngày 17/01/2005 có quy định “Trường đại học tư thục có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại các ngân hàng, kho bạc nhà nước”. Theo khoản 1 điều 2, Nghị định 86/2018/NĐ-CP ngày 06/06/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định về hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục: “Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giáo dục do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, được phép sử dụng con dấu và tài sản riêng”. Về cơ bản CSGD đại học tư thục là một tổ chức có tư cách pháp lý rõ ràng được Nhà nước cho phép thành lập, hoạt động độc lập, tự chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình. CSGD đại học tư thục thực hiện hoạt động chủ yếu là đào tạo bậc đại học và sau đại học nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội và nghiên cứu khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, … Bên cạnh đó, để làm được điều này thì CSGD đại học tư thục phải đáp ứng được những yêu cầu mà nhà nước đặt ra như: nguồn lực tài chính, đất đai, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, chuyển viên có trình độ quản lý… Nhà đầu tư muốn thành lập trường đại học tư thục cần đáp ứng điều kiện cụ thể: 13 Về diện tích đất xây dựng trường đại học tư thục tại trụ sở chính tối thiểu là 05 ha và đạt bình quân tối thiểu là 25 m2/sinh viên tại thời điểm trường có quy mô đào tạo ổn định sau 10 năm phát triển13. Bên cạnh đó, đáp ứng những điều kiện có cơ sở vật chất, thiết bị và đội ngũ giảng viên cơ hữu đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường. Địa điểm xây dựng trường đại học phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên của trường. Về điều kiện về vốn đầu tư mức tối thiểu là 1000 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng trường). Vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản nhà đầu tư đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản; đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập trường đại học tư thục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng14. Về điều kiện về chủ thể quản lý CSGD đại học tư thục phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về điều kiện định tính, về trình độ và kinh nghiệm quản lý, về độ tuổi và sức khỏe15. Về nghiên cứu khoa học, CSGD đại học tư thục gắn liền với các hoạt động nghiên cứu khoa học. Đào tạo gắn liền với yêu cầu lao động của thị trường, CSGD đại học tư thục triển khai nghiên cứu khoa học và công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng bằng cách hợp tác giữa CSGD với doanh nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ16. CSGD có trách nhiệm có quyền và trách nhiệm tiếp nhận, tạo điều kiện để người học, giảng viên thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Thứ hai, chủ thể thành lập CSGD đại học tư thục là nhà đầu tư. Nhà đầu tư thành lập CSGD đại học tư thục là tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Nhà đầu tư thành lập CSGD đại học tư thục không phải là cơ quan Nhà nước. Trong trường hợp nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức nước ngoài còn chịu sự điều chỉnh bởi Luật Đầu tư và các Hiệp định đầu tư giữa Việt Nam và quốc gia của nhà đầu tư nước ngoài. Điều 33, Nghị định số 135/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. 14 Khoản 4, Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. 15 Nguyễn Phước Quý Quang và Nguyễn Xuân Tài (2020), “Quy định pháp luật về Hiệu trưởng trường đại học tư thục”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế, Trường Đại học Tây Đô số 08, tr. 119-126. 16 Điều 22, Luật Khoa học và Công nghệ 13 14 CSGD đại học tư thục và đại học công lập đều là CSGD đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân, tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, tư cách pháp lý và chịu trách nhiệm trước nhà nước trong quá trình giáo dục và đào tạo. Đều có mục tiêu chung là vì sự nghiệp giáo dục của xã hội và đầy đủ các đặc điểm của CSGD đại học như: vai trò là đào tạo trình độ đại học và sau đại học, chức năng đào tạo nhân lực chất lượng cao, đáp ứng những điều kiện của pháp luật, hoạt động nghiên cứu khoa học. Điểm khác biệt phải kể đến là chủ thể thành lập CSGD đại học tư thục là nhà đầu tư còn chủ thể thành lập CSGD đại học công lập là nhà nước. Thứ ba, nguồn tài chính thành lập và hoạt động CSGD đại học tư thục là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước. CSGD đại học tư thục có nguồn tài chính do Nhà đầu tư góp vốn thành lập và từ lợi nhuận thu được trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, nguồn tài chính có thể từ hỗ trợ, quyên góp, nghiên cứu khoa học, sản xuất sản phẩm và chuyển giao công nghệ, …Vốn dĩ CSGD đại học tư thục có đặc điểm này xuất phát từ chủ thể thành lập trường. Khác với CSGD đại học tư thục, nguồn vốn của CSGD đại học công lập do Nhà nước (Trung ương hoặc địa phương) đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất và hoạt động chủ yếu bằng kinh phí từ các nguồn tài chính công, hoặc các khoản đóng góp phi vụ lợi. Đặc điểm này dẫn tới sự khác nhau về cơ chế tài chính giữa CSGD đại học tư thục và đại học công lập như: thu chi, chia lợi nhuận, thuế ... Hoa Kỳ là đất nước nổi tiếng với những trường đại học tư lâu đời và nổi tiếng khắp thế giới như: Havard, Yale, Standfort. Nguồn tài chính hoạt động của các trường đại học tư thục tại đây chủ yếu đến từ nguồn hiến tặng hoặc có nguồn gốc từ nhà thờ. Điều này tạo lên sự khác biệt về nguồn tài chính so với CSGD đại học tư thục của Việt Nam. Nhờ vận hành từ nguồn vốn xã hội (tài sản hiến tặng là một phần của nguồn gốc xã hội), những trường này có thể hoạt động như những tổ chức phi lợi nhuận; về bản chất, nó khác với những trường do tư nhân, hay công ty bỏ vốn đầu tư và thực hiện đào tạo như là cung cấp một dịch vụ mà ta thường thấy ở nhiều nước ở Đông Nam Á17. Đại học tư thục tại Mỹ là một tổ chức phi lợi Phạm Thị Ly (2017), Kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về đại học tư thục, Hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về tự chủ đại học” do Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội tổ chức ngày 25.11.2017 tại Hà Nội 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan