Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng và phát triển tín dụng tiêu dùng” giai đoạn 2015 2020.pptx...

Tài liệu Xây dựng và phát triển tín dụng tiêu dùng” giai đoạn 2015 2020.pptx

.PPTX
49
148
141

Mô tả:

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN “TÍN DỤNG TIÊU DÙNG” GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 Nhóm 3 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam NỘI DUNG I. Giới thiệu về Vietcombank II. Phân tích tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược III. Phân tích môi trường kinh doanh IV. Phân tích nội bộ doanh nghiệp V. Đề xuất và lựa chọn chiến lược 1.1 Lịch sử hình thành • Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). • Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện • thí điểm cổ phần hoá ngày 02/6/2008. • Cơ cấu vốn hiện tại: Cổ đông lớn nhất của VCB là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nắm giữ 77,11% vốn điều lệ. Cổ đông chiến lược Mizuho Corporate Bank. Ltd nắm giữ 15% vốn điều lệ. Các cổ đông khác nắm giữ 7,89% vốn điều lệ của VCB 1.2 Hoạt động kinh doanh Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, VCB ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực: • Các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án… • Mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử… Vietcombank là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có mặt trong Top 500 Ngân hàng hàng đầu Thế giới theo kết quả bình chọn do Tạp chí “The Banker” công bố. 1.3 Cơ cấu tổ chức 1.3 Cơ cấu tổ chức VCB có 106 chi nhanh với 431 phòng giao dịch hoạt động tại 53/63 tỉnh thành 03 công ty con tại Việt Nam, 01 văn phòng đại diện tại Singapore, 01 văn phòng đại diện tại TP HCM, 02 công ty con tại nước ngoài và 04 công ty liên doanh liên kết. Hệ thống Autobank với hơn 2.407 máy ATM và trên 43.000 đơn vị chấp nhận thẻ trên toàn quốc. VCB thiết lập và mở rộng mạng lưới 2105 ngân hàng đại lý tại 131 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. NỘI DUNG I. Giới thiệu về Vietcombank II. Phân tích tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược III. Phân tích môi trường kinh doanh IV. Phân tích nội bộ doanh nghiệp V. Đề xuất và lựa chọn chiến lược Tầm nhìn: Đến năm 2030 trở thành tập đoàn tài chính đa năng hùng mạnh, ngang tầm với các Tập đoàn tài chính lớn trong khu vực Sứ mệnh: Ngân hàng hàng đầu vì Việt Nam thinh vượng Mục tiêu chiến lược: Đến năm 2020 trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Tín dụng bán lẻ là hình thức cung cấp trực tiếp các sản phẩm tín dụng có quy mô nhỏ cho khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn vay, một số sản phẩm phổ biến hiện nay bao gồm: • Cho vay vốn sản xuất kinh doanh • Cho vay mua sắm đầu tư tài sản cố định • Cho vay kinh doanh chứng khoán • Cho vay tiêu dùng cá nhân • Cho vay du học • • • • • Cho vay tín chấp Cho vay học phí Cho vay mua nhà đất để ở Cho vay mua ô tô Một số sản phẩm khác • Năm 2018 Vietcombank đẩy mạnh phát triển tín dụng bán lẻ. Cụ thể, tỷ trọng tín dụng bán lẻ đã tăng mạnh từ 39.6%(2017) đến 46.2% (2018). • Chỉ còn 2 năm nữa trong mục tiêu của Vietcombank trở thành Ngân hàng số 1 Việt Nam về bán lẻ. Vietcombank sẽ có những chiến lược quan trọng nào để đạt mục tiêu? => Chiến lược tập trung tăng trưởngTín dụng tiêu dùng Mục tiêu chiến lược về Tín dụng tiêu dùng Tăng trưởng thu dịch vụ tối thiểu 40% Cung cấp nhiều kênh phục vụ khách hàng hơn thông qua • Ứng dụng di động, • máy ATM đa dịch vụ, • Fintech và các đối tác kinh doanh truyền thống, • mở rộng và củng cố hơn mối quan hệ với KH Tăng cường hợp tác với các đối tác, khuyến khích chi tiêu qua thẻ tín dụng 01 Kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 0,4% • Rà soát, kiểm soát chặt chẽ chất lượng dư nợ bán lẻ, đặc biệt tín dụng tại PGD; • Triển khai cơ chế tăng cường kiểm tra chéo đối với các khoản dư nợ bán lẻ, trọng tâm là tín dụng tại PGD. • Hoạt động theo định hướng dữ liệu với Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) và Hệ thống khởi tạo khoản vay mới (RLOS), =>có thể phê duyệt khoản vay và giải ngân chỉ trong vài ngày, thậm chí là vài phút. 03 02 Phát triển khách hàng cá nhân tăng không dưới 10% Triển khai phát triển phân khúc khách hàng Priority; tăng lên 100.000 khách hàng. -Triển khai các Phòng chờ KH Ưu tiên mới ở 20 chi nhánh và các Quầy dịch vụ KH Ưu tiên ở 10 chi nhánh khác -Đồng thời bổ nhiệm các chuyên viên QHKH chuyên trách phục vụ KH Ưu tiên. NỘI DUNG I. Giới thiệu về Vietcombank II. Phân tích tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược III. Phân tích môi trường kinh doanh IV. Phân tích nội bộ doanh nghiệp V. Đề xuất và lựa chọn chiến lược 1. Phân tích môi trường vĩ mô Có 4 nhân tố tác động mạnh tới ngành Ngân hàng Văn hóa – Xã hội Các yếu tố ảnh hưởng: • Văn hóa • Xã hội Kinh tế Các yếu tố ảnh hưởng: • Tốc độ tăng trưởng kinh tế • Tỷ lệ lạm phát • Mức lãi suất Chính trị - Pháp luật Công nghệ • Nền chính trị ổn định • Chịu sự quản lý của NHNN Việt Nam • Tuân theo các bộ luật thông tư • Chính sách duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức thấp, cụ thể năm 2019 là 14%. • KHCN ngày càng phát triển và hiện đại tạo nên cơ hội và thách thức • Sự chuyển giao công nghệ và tự động hóa tạo nên sự liên kết và giảm chi phí, nắng cao hiệu quả kinh doanh Cụ thể: Yếu tố văn hóa xã hội: Xã hội: • Quy mô dân số lớn: Việt Nam xếp thứ 14 trong các nước đông dân nhất thế giới. Quy mô dân số gần 100 triệu dân. • Cơ cấu dân số: với cơ cấu dân số trẻ (độ tuổi trung bình 31 tuổi). • Mức sống: Ngày một tăng cao. Þ Điều kiện vô cùng thuận lợi, là thị trường "khổng lồ" cho lĩnh vực cho vay tiêu dùng phát triển. • Theo báo cáo mới đây của WB: - 70% người dân Việt Nam đã an toàn về mặt kinh tế, trong đó 13% thuộc tầng lớp trung lưu theo chuẩn thế giới – tức khoảng 3 triệu người Việt Nam đã tham gia tầng lớp trung lưu toàn cầu trong giai đoạn 2014 – 2016. - Hơn 900.000 người di chuyển từ nông thôn ra thành thị sinh sống mỗi năm. => Đây đều là những động lực kích thích chi tiêu cá nhân tại Việt Nam. Cụ thể: Yếu tố văn hóa xã hội: Văn hóa: • Thói quen tiêu dùng: - Thu nhập bình quân đầu người đang tăng cao, nền kinh tế chuyển biến tích cực => chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam tăng mạnh. - Theo khảo sát của FTCR, Việt Nam hiện là quốc gia có tỷ lệ chi tiêu tiêu dùng trong GDP cao thứ hai trong khối ASEAN 5 - Người Việt Nam chi tiền chủ yếu cho các hàng hóa tiêu dùng như mua nhà, ôtô, đồ gia dụng, điện thoại thông minh, cũng như các hoạt động giải trí như du lịch. • Số liệu điều tra khảo sát về thói quen tiêu dùng: - Quý 2 2018: FTCR thống kê gần một nửa cư dân thành thị ở Việt Nam nói họ không có khoản nợ nào. - Cũng từ thông tin của FTCR:Các khoản vay tiêu dùng của Việt Nam, không bao gồm vay thế chấp, chỉ đạt 23 tỷ USD trong năm 2017, tương đương gần 10% GDP cả nước - NHNN ước tính khoảng 41% người trưởng thành ở Việt Nam không sử dụng dịch vụ của ngân hàng. - Ngân hàng Thế giới (WB), số người trưởng thành sở hữu thẻ tín dụng tại đây chiếm 4,1%, chưa bằng một nửa số liệu của Thái Lan và chỉ bằng 1/5 số liệu của Malaysia - Viện Chiến lược ngân hàng: hiện có gần 16 triệu người Việt Nam thoả mãn các điều kiện cơ bản về độ tuổi và thu nhập để trở thành khách hàng của tín dụng tiêu dùng. Người dân đang chuyển đổi hành vi từ tiết kiệm sang mua sắm nhiều hơn. • Môi trường vĩ mô ảnh hưởng mạnh mẽ tới chiến lược tăng trưởng và phát triển của VCB về mọi khía cạnh nói chung cũng như chiến lược tăng trưởng và phát triển mảng “tín dụng tiêu dùng” của VCB nói riêng. Cụ thể: Yếu tố kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế: • Năm 2018 GDP đạt 7.08% cao nhất trong 11 năm trở lại đây. • Tỷ trọng tiêu dùng cá nhân trong tổng GDP của Việt Nam liên tục tăng nhanh từ 52,5% (năm 2005) lên gần 70% GDP năm 2018. • Dự đoán trong 6 năm tới, tỷ trọng này vẫn chiếm trên 65% với tốc độ tăng trưởng doanh thu tiêu dùng bình quân trên 10%/năm. Tỷ lệ lạm phát: • Theo số liệu của tổng cục Thống kê: CPI bình quân năm 2018 tăng 3,54% so với bình quân năm 2017, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra. CPI tháng 12/2018 tăng 2,98% so với tháng Năm thứ 5 liên tiếp. • Theo thông tin từ NHNN: Tính đến cuối năm 2018, tổng phương tiện thanh toán tăng trưởng 12,5% so với cuối năm 2017. Tính đến cuối tháng 12/2018, toàn hệ thống tín dụng đã xử lý được 149,2 nghìn tỉ đồng nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các TCTD là 1,89% giảm so với mức 1,99% của năm 2017 và 2,46% của năm 2016. Mức lãi suất: • Theo thống kê của FE credit: Ở Việt Nam, tín dụng tiêu dùng chỉ chiếm 18,8% trong tổng dư nợ (bao gồm cả cho vay mua nhà, sửa chữa nhà ở, cho vay mua oto,….). • Mặt bằng lãi suất của các tổ chức tín dụng năm 2018 về cơ bản ổ định vs lãi suất cho vay phổ biến khoảng 6-9%/năm với ngắn hạn, trung và dìa hạn khoảng 9-11%/năm Cụ thể: Yếu tố chính trị: Nền chính trị ổn định => Là một yếu tố rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Yếu tố pháp luật: Chịu sự quản lý của NHNN Việt Nam • Tuân theo các bộ luật thông tư như:Luật Ngân hàng, Các Nghị định, Thông tư có liên quan Þ Nhằm duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh cho tất cả các tổ chức tín dụng • Về tín dụng tiêu dùng những năm gần đây: Những năm trước Ngân hàng nhà nước có chính sách duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức thấp, cụ thể năm 2019 là 14%. Nhưng Chỉ thị 01/2019/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2019, đặt ra mục tiêu phát triển các sản phẩm tín dụng tiêu dùng lành mạnh để phát triển các gói sản phẩm cho vay tiêu dùng đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống chính đáng của người dân và góp phần tích cực hạn chế tín dụng đen. Cụ thể: Yếu tố công nghệ: • Khoa học công nghệ ngày càng phát triển và hiện đại: Cơ hội và thách thức đối với chiến lược phát triển của NH • Sự chuyển giao công nghệ và tự động hóa giữa các ngân hàng tăng dần đến sự liên doanh, liên kết giữa các ngân hàng để bổ sung cho nhau những công nghệ mới. • Công nghệ càng cao thì càng cho phép ngân hàng đổi mới và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, các cách thức phân phối, và đặc biệt là phát triển các sản phẩm dịch vụ mới như:  Ngân hàng trực tuyến VCB-iB@nking  Ngân hàng qua điện thoại VCB PhoneB@nking  Ngân hàng qua tin nhắn VCB SMS-B@nking  Và các dịch vụ Ngân hàng điện tử khác như hệ thống ATM, Home B@nking… => Giảm được chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng thêm sự trung thành ở khách hàng 2. Môi trường ngành 2.1 Phân tích áp lực từ đối thủ cạnh tranh hiện tại Vẽ bản đồ nhóm chiến lược trong ngành: cho thấy ĐTCT hiện tại của VCB là: BIDV, Vietinbank và Agribank. 2. Môi trường ngành 2.1 Phân tích áp lực từ đối thủ cạnh tranh hiện tại Áp lực của ĐTCT gây ra với VCB là Phí thường niên là lớn nhất
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan