Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng mô hình sản xuất tinh gọn (lean manufacturing) vào quy trình sản xuất p...

Tài liệu Xây dựng mô hình sản xuất tinh gọn (lean manufacturing) vào quy trình sản xuất panel tại công ty tnhh cách âm cách nhiệt phương nam

.PDF
66
1
106

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ ĐỒNG THỊ PHƯƠNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT TINH GỌN (LEAN MANUFACTURING) VÀO QUY TRÌNH SẢN XUẤT PANEL TẠI CÔNG TY TNHH CÁCH ÂM CÁCH NHIỆT PHƯƠNG NAM CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊP NGÀNH HỌC: QUẢN TRỊ KINH DOANH TÊN ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT TINH GỌN (LEAN MANUFACTURING) VÀO QUY TRÌNH SẢN XUẤT PANEL TẠI CÔNG TY TNHH CÁCH ÂM CÁCH NHIỆT PHƯƠNG NAM GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN QUỐC NINH SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐỒNG THỊ PHƯƠNG LỚP: 95-QTKD43(B).1 MÃ SỐ SINH VIÊN: 1853401010129 TP. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Nguyễn Quốc Ninh, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. TÁC GIẢ KHÓA LUẬN ĐỒNG THỊ PHƯƠNG LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Quản trị kinh doanh với đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) vào quy trình sản xuất Panel tại công ty TNHH cách âm cách nhiệt Phương Nam”, lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt và trân trọng nhất đến ThS. Nguyễn Quốc Ninh - thầy đã tận tình hướng dẫn, góp ý sửa chữa, động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện Khóa luận. Em xin gửi lời tri ân đến quý Thầy, Cô trong khoa Quản trị Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm tròng suốt quá trình học tập, cũng như hỗ trợ em thực hiện các thủ tục hành chính. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Công ty TNHH cách âm cách nhiệt Phương Nam đã tiếp nhận và tạo điều kiện cho em tìm hiểu về tình hình sản xuất của công ty trong thời gian nghiên cứu đề tài. Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện với sự nỗ lực của bản thân, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý quý giá của Hội đồng bảo vệ, của quý thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Đồng Thị Phương CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt Kaizen Kaizen Cải tiến liên tục OEE Overall Equipment Effectiveness Hiệu suất thiết bị toàn phần S1 Sort Sàng lọc S2 Straighten Sắp xếp S3 Shine Sạch sẽ S4 Standardize Săn sóc S5 Sustain Sẵn sàng SMED/QCO Takt-time Singe Minute Exchange of Die/ Quick Change Over Takt-time TNHH Chuyển đổi nhanh Nhịp thời gian sản xuất/ Nhịp sản xuất Trách nhiệm hữu hạn Duy trì hiệu suất thiết bị TPM Total Productive Maintenance VM Visual Management công cụ quản lý trực quan VSM Value Stream Mapping Sơ đồ chuỗi giá trị tổng thể DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Hệ thống máy móc của công ty........................................................ 30 Bảng 3.1. Kiểm tra đánh giá 5S ....................................................................... 47 DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 1.1. Sơ đồ mô tả lãng phí của máy móc .................................................. 14 Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý .......................................................... 27 Hình 2.2. Vách Panel Procy ............................................................................ 27 Hình 2.3. Vách Panel Prock ............................................................................. 27 Hình 2.4. Mái Panel Rockwool Prock .............................................................. 27 Hình 2.5. Ropun – Mái Panel PUR .................................................................. 27 Hình 2.6. Mái Panel EPS Prexs ........................................................................ 28 Hình 2.7. Mái Panel EPS Prexs ........................................................................ 28 Hình 2.8. Túi cách nhiệt Procool Eco .............................................................. 28 Hình 2.9. Biểu đồ tăng trưởng doanh thu qua các năm .................................... 28 Hình 2.10. Hệ thống cẩu đưa cuốn tôn vào băng chuyền ................................. 31 Hình 2.11. Lắp đặt tôn vào máy ....................................................................... 31 Hình 2.12. Hai lớp tôn đã sẵn sàng .................................................................. 31 Hình 2.13. Cán sóng tôn ................................................................................... 31 Hình 2.14. Cán ngàm ........................................................................................ 31 Hình 2.15. Máy phun keo tự động .................................................................... 32 Hình 2.16. Hệ thống máy ép tôn và xốp ........................................................... 32 Hình 2.17. Máy cắt tự động .............................................................................. 33 Hình 2.18. Thành phẩm sau khi cắt .................................................................. 33 Hình 2.19. Công nhân đo lại kích thước và nhập kho thành phẩm .................. 33 Hình 2.20. Sơ đồ quy trình thanh toán của công ty .......................................... 34 Hình 2.21. Bản đồ chỉ đường từ Văn phòng đến Nhà máy của công ty .......... 38 Hình 3.1. Các giai đoạn áp dụng LEAN trong doanh nghiệp tại Việt Nam..... 44 Hình 3. 2. Công nghệ đóng gói tự động ........................................................... 52 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu. ......................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu. ....................................................................................... 2 4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3 6. Tổng quan các công trình có liên quan ............................................................ 3 7. Kết cấu của đề tài ............................................................................................... 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH SẢN XUẤT TINH GỌN (LEAN MANUFACTURING) ............................................................................................... 6 1.1. Khái niệm Sản xuất và Quản trị sản xuất .................................................... 6 1.2. Khái niệm mô hình sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) ................... 6 1.3. Mục đích của mô hình sản xuất tinh gọn...................................................... 7 1.4. Các nguyên tắc của mô hình sản xuất tinh gọn ........................................... 7 1.4.1. Loại bỏ lãng phí từ góc nhìn của khách hàng ......................................... 7 1.4.2. Xác định và lập sơ đồ chuỗi giá trị ........................................................... 8 1.4.3. Quá trình sản xuất liên tục ....................................................................... 8 1.4.4. Sản xuất kéo .............................................................................................. 9 1.4.5. Cải tiến liên tục .......................................................................................... 9 1.5. Các loại lãng phí .............................................................................................. 9 1.5.1. Lãng phí do chờ đợi................................................................................... 9 1.5.2. Lãng phí do sai lỗi ..................................................................................... 9 1.5.3. Lãng phí do vận chuyển .......................................................................... 10 1.5.4. Lãng phí do tồn kho ................................................................................ 10 1.5.5. Lãng phí do xử lý thừa ............................................................................ 10 1.5.6. Lãng phí do sản xuất thừa ...................................................................... 10 1.5.7. Lãng phí do các cử động thừa ................................................................ 10 1.6. Các công cụ nghiên cứu ................................................................................ 11 1.6.1. Sơ đồ chuỗi giá trị (Value Stream Mapping) ........................................ 11 1.6.2. Tiêu chuẩn hóa công việc (Standardized Work) .................................... 11 1.6.3. Phương pháp 5S và Quản lý trực quan (Visual Management) ............ 12 1.6.4. Duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể (TPM) ............................................... 13 1.6.5. Kanban - Hệ thống kéo (Pull) ................................................................ 17 1.6.6. Chuyển đổi nhanh (SMED/QCO) .......................................................... 19 1.6.7. Chống sai lỗi (Poka Yoke) ....................................................................... 21 1.7. Triển khai mô hình sản xuất tinh gọn (Lean) trong doanh nghiệp.......... 22 1.7.1. Nguyên tắc chung .................................................................................... 22 1.7.2. Các bước triển khai áp dụng Lean tại doanh nghiệp ............................ 23 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT PANEL TẠI CÔNG TY TNHH CÁCH ÂM CÁCH NHIỆT PHƯƠNG NAM .................................... 25 2.1. Giới thiệu về công ty TNHH cách âm cách nhiệt Phương Nam ............... 25 2.1.1. Tổng quan về công ty .............................................................................. 25 2.1.2. Lịch sử hình thành .................................................................................. 25 2.1.3. Cơ cấu tổ chức ......................................................................................... 26 2.1.4. Sản phẩm của Công ty sản xuất: ............................................................ 27 2.1.5. Tình hình sản xuất - kinh doanh ............................................................ 28 2.2. Phân tích thực trạng quy trình sản xuất tại công ty TNHH cách âm cách nhiệt Phương Nam ............................................................................................... 29 2.2.1. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất, quy trình công nghệ sản phẩm.. 29 2.2.2. Quy trình đặt hàng đến khi thanh toán .................................................. 34 2.3. Xác định các lãng phí trong quy trình sản xuất tại công ty TNHH cách âm cách nhiệt Phương Nam ...................................................................................... 37 2.3.1. Lãng phí do chờ đợi................................................................................. 37 2.3.2. Lãng phí do thao tác thừa ....................................................................... 38 2.3.3. Lãng phí do phế phẩm ............................................................................. 39 2.4. Đánh giá thành công và hạn chế trong hoạt động sản xuất tại công ty TNHH cách âm cách nhiệt Phương Nam .......................................................... 39 2.4.1. Thành công .............................................................................................. 39 2.4.2. Hạn chế .................................................................................................... 40 CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT TINH GỌN (LEAN MANUFACTURING) VÀO QUY TRÌNH SẢN XUẤT PANEL TẠI CÔNG TY TNHH CÁCH ÂM CÁCH NHIỆT PHƯƠNG NAM ......................................... 41 3.1. Mục tiêu xây dựng mô hình sản xuất tinh gọn tại công ty TNHH cách âm cách nhiệt Phương Nam ...................................................................................... 41 3.1.1. Định hướng phát triển của công ty ........................................................ 41 3.1.2 Quan điểm xây dựng mô hình sản xuất tinh .......................................... 42 3.2. Xác định đối tượng, công cụ, phương pháp áp dụng ................................ 42 3.2.1. Đối tượng tham gia.................................................................................. 43 3.2.2. Xác định công cụ, phương pháp áp dụng .............................................. 43 3.3. Định hướng thực hiện cải tiến ..................................................................... 44 3.3.1. Thành lập ban quản lý Lean ................................................................... 44 3.3.3. Triển khai công cụ quản lý trực quan (VM) ........................................ 47 3.3.4. Triển khai phương pháp duy trì năng suất tổng thể (TPM) ................. 48 3.5. Đề xuất giải pháp .......................................................................................... 50 3.5.1. Cam kết triển khai của ban lãnh đạo và xây dựng ý thức của toàn thể công nhân viên .................................................................................................. 50 3.5.2. Giảm lãng phí do phế phẩm bằng hoạt động tái chế ........................... 50 3.5.3. Tích cực ghi nhận những phản hồi từ công nhân ................................ 51 3.5.4. Đầu tư công nghệ cho một số hoạt động khác ....................................... 52 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 55 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Một trong những giải pháp hướng tới mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế. Thực tế trong những năm qua, nước ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực, Việt Nam tham gia một số Hiệp định Thương mại tự do FTA đã đánh dấu giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ. Bên cạnh đó, sự phát triển thị trường nội địa là vấn đề được nhiều doanh nghiệp trong nước ngày càng quan tâm nhiều hơn. Đây không chỉ là để bù đắp cho việc xuất khẩu bị ảnh hưởng mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước bức phá, tăng tính cạnh. Riêng trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, thì ở nhiều nước trên thế giới đã sử dụng tấm Panel cách âm, cách nhiệt, chống cháy cho các công trình nhà xưởng, nhà dân dụng, kho lạnh,… Ưu điểm của Sandwich Panel là thi công nhanh, giúp tiết kiệm năng lượng, chi phí thấp, thân thiện với môi trường. Trong bối cảnh toàn cầu ra sức bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ sức khoẻ con người khi dưới tác động tiêu cực của thiên nhiên như bão, lũ, hạn hán và đặc biệt là sự nóng dần lên của trái đất. Từ các ý tưởng sáng tạo, khoa học công nghệ hiện đại, trình độ kỹ thuật tiên tiến được áp dụng, vật liệu xây dựng thế hệ mới được ra đời, dần thay thế cho vật liệu truyền thống (như gạch nung, đá nung vôi, xi măng) vừa giúp giảm thiểu tác động đến môi trường và an toàn trong thi công xây dựng. Nắm bắt được xu hướng nhu cầu sử dụng vật liệu xanh ngày càng cao, công ty TNHH cách âm cách nhiệt Phương Nam thành lập từ năm 1992 quyết tâm nghiên cứu, quyết định đầu tư sản xuất vật liệu nhẹ, vật liệu xanh, thiết kế lắp dựng công trình xanh. Năm 2019, ngay trong thời điểm phức tạp nhất của dịch bệnh Covid-19, Công ty đã mạnh dạn đầu tư khoảng 500 tỷ đồng cho dây chuyền sản xuất Panel. Giai đoạn trước, phần lớn mặt hàng này phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nhờ đầu tư công nghệ hiện đại đáp ứng được yêu cầu về môi trường an toàn theo tiêu chuẩn LeedGold - một chứng nhận công trình xanh được Mỹ công nhận. Đến nay, sản phẩm của doanh nghiệp đã chinh phục được thị trường trong nước và có sức cạnh tranh với hàng nhập ngoại. Một số dự 1 án tiêu biểu như Nhà máy LONGWELL Việt Nam, Chuỗi nhà máy sản xuất thực phẩm MASAN GROUP, Chuỗi siêu thị Go!… đã ký kết hợp đồng giá trị cao với Phương Nam. Phương châm công ty cam kết: CHẤT LƯỢNG, TIẾN ĐỘ, HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ. Tuy nhiên, tình trạng giao hàng chậm, công nhân chờ đợi nhàn rỗi, tồn kho nguyên vật liệu là có tồn tại. Theo đó, để đảm bảo thực hiện tốt cam kết đã đề ra và nhiệm vụ xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở do Đoàn Công tác Bộ Xây dựng giao phó khi đến khảo sát Nhà máy sản xuất Panel Phương Nam, công ty cần đặc biệt chú trọng quan tâm hoạt động sản xuất. Mô hình sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) là một phương pháp xác định và giảm thiểu các hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh. Nếu ứng dụng mô hình sản xuất tinh gọn thì doanh nghiệp sẽ nhận diện và loại bỏ được những lãng phí, đáp ứng nhu cầu thị trường và cạnh tranh hơn. Việc nghiên cứu và xây dựng mô hình tìm giải pháp quản lý vận hành hệ thống máy móc thiết bị hiện đại cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất hiệu quả tại công ty TNHH cách âm cách nhiệt Phương Nam là vấn đề cấp thiết ở thực tế hiện tại. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Xây dựng mô hình sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) vào quy trình sản xuất Panel tại công ty TNHH cách âm cách nhiệt Phương Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cử nhân Quản trị kinh doanh. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về mô hình sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing), tìm hiểu các phương pháp, công cụ điển hình. Tìm hiểu và đánh giá thực trạng sản xuất tại công ty TNHH cách âm cách nhiệt Phương Nam. Đề xuất giải pháp ứng dụng mô hình sản xuất tinh gọn Lean tại công ty TNHH cách âm cách nhiệt Phương Nam nhằm loại bỏ những lãng phí từ đó giảm chi phí, nâng cao năng suất hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh. 3. Đối tượng nghiên cứu. Những vấn đề lý luận kết hợp với thực tiễn nhằm nghiên cứu thực trạng quy trình sản xuất Panel và đưa ra những phương pháp, công cụ thích hợp để xây dựng mô hình sản xuất tinh gọn tại Công ty TNHH Cách âm Cách nhiệt Phương Nam. 2 4. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu quy trình sản xuất Panel của Công ty TNHH Cách âm Cách nhiệt Phương Nam tại nhà máy số 2 ở Khu công nghiệp Tân Phú Trung về những mặt đã làm được, cũng như các lãng phí còn tồn đọng. 5. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, xử lý, phân tích và dự báo số liệu. Đồng thời quan sát trực tiếp các công đoạn của quy trình sản xuất Panel tại nhà máy, kết hợp với phỏng vấn kinh nghiệm anh chị nhân viên ở các bộ phận. Nguồn dữ liệu từ trang web, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch và bộ phận sản xuất của Công Ty TNHH Cách âm cách nhiệt Phương Nam. Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp được sử dụng một cách linh hoạt để giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. 6. Tổng quan các công trình có liên quan Sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) là một phương pháp quản trị hiện đại đã được triển khai thành công tại Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore... Mô hình giúp phát hiện, phân loại lãng phí và sử dụng các công cụ để giảm thiểu các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm. Thực tế tại Việt Nam đã có nhiều công ty ứng dụng Lean và đạt được những thành công vượt trội như Tổng công ty May 10, Tổng công Cổ phần Dệt may Hòa Thọ,… Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các công ty gặp không ít vấn đề khó khăn, thách thức, kết quả không thật sự thành công triệt để, kể cả có nhiều doanh nghiệp còn chưa nghiên cứu áp dụng Lean. Với tình hình đó, nhiều học giả quan tâm và nghiên cứu cách thức nhằm khuyến khích ứng dụng mô hình sản xuất tinh gọn vào thực tế tại các tổ chức, doanh nghiệp,… - Bùi Trung Hiệp (2013), Vai trò của quản trị sản xuất tinh gọn đối với việc nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh trong ngành sản xuất chế tạo trên toàn cầu, Hội thảo về quản trị sản xuất ở Nhật Bản; - Nguyễn Đạt Minh và Nguyễn Danh Nguyên (2017), Áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn (Lean) tại các doanh nghiệp ở Việt Nam: Chặng đường đi đến thành công, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 1(ii), Tr.41; 3 - Nguyễn Đạt Minh (2018), Đánh giá những nhân tố tác động đến việc áp dụng thành công phương pháp sản xuất Lean tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; - Tôn Nguyễn Trọng Hiền (2020), Ứng dụng ISM phân tích mối liên hệ giữa các rào cản và thực hiện Lean tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 60; - Đỗ Ngọc Hiền và Lê Ngọc Quỳnh Lam (2021), “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tinh gọn nâng cao hiệu quả sản xuất cho công ty may qui mô vừa và nhỏ”, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kĩ thuật và Công nghệ, Số 4 (2), tr.771-781; Bên cạnh đó, nhiều học giả cũng đã lựa chọn đề tài ứng dụng mô hình Lean vào quy trình sản xuất sản phẩm tại một doanh nghiệp cụ thể để thực hiện Luận văn thạc sĩ hay Báo cáo thực tập: - Phan Thị Diệu Trâm (2015), Ứng dụng mô hình sản xuất tinh gọn (Lean manufacturing) vào quy trình sản xuất thuốc nước uống dạng gói tại Công ty Cổ phần Hóa – Dược Phẩm Mekophar, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; - Đỗ Như Hải Yến (2019), Áp dụng Lean và giải pháp nhằm khắc phục lãng phí tại công ty TNHH SEEBEST, Báo cáo thực tập ngành Quản lý công nghiệp, Trường Đại học Thủ Dầu Một; - Nguyễn Việt Hải (2021), Nghiên cứu áp dụng triết lý sản xuất tinh gọn Lean nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm giầy da nam thấp cổ tại Công ty cổ phần 26, Luận văn Thạc sĩ ngành quản lý công nghiệp, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu có liên quan đã chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm định hướng ứng dụng mô hình sản xuất tinh gọn tại các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu sâu rộng và đặc trưng cho từng lĩnh vực thì chưa được đa dạng hóa, đặc biệt trong lĩnh vực vật liệu xây dựng với sản phẩm xanh mới là Panel. Đánh giá riêng tình hình nghiên cứu trong trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thì đề tài này chưa từng được lựa chọn trước đây. Cụ thể là chưa có bài Khóa luận tốt nghiệp nào nghiên cứu về mô hình Lean tại một công ty được lưu trữ và đăng tải ở thư viện trường. 4 7. Kết cấu của đề tài Chương 1. Cơ sở lý luận về mô hình sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) Chương 2. Thực trạng quy trình sản xuất Panel tại công ty TNHH cách âm cách nhiệt Phương Nam Chương 3. Xây dựng mô hình sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) vào quy trình sản xuất Panel tại công ty TNHH cách âm cách nhiệt Phương Nam 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH SẢN XUẤT TINH GỌN (LEAN MANUFACTURING) 1.1. Khái niệm Sản xuất và Quản trị sản xuất Sản xuất là một quá trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua hoạt động chuyển hóa các đầu vào thành các đầu ra. Quản lý hệ thống sản xuất là nhiệm vụ cơ bản của từng doanh nghiệp. Để có thể trụ vững và ngày càng phát triển, yêu cầu cấp thiết đối với mỗi doanh nghiệp là cần xây dựng, cải tiến và điều hành tốt hoạt động này. Tối đa hóa lợi huận là mục tiêu chung của hầu hết các doanh nghiệp khi đầu tư vào các hoạt động kinh doanh. Quản trị sản xuất bao gồm các hoạt động liên quan đến việc quản trị các yếu tố đầu vào, tổ chức, phối hợp các yếu tố đó nhằm chuyển hóa thành các đầu ra với kết quả là sản phẩm hoặc dịch vụ có lợi ích lớn nhất với chi phí thấp nhất có thể. Theo đó, quản trị sản xuất đảm bảo cung cấp đầu ra trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp đồng thời thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. 1.2. Khái niệm mô hình sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) Mô hình sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) là một trong các chiến lược sản xuất nhằm tăng lợi nhuận bằng cách giảm chi phí thông qua việc loại bỏ các lãng phí và tối ưu hóa các hoạt động. Lean là hệ thống phương pháp quản lý bao gồm các nguyên tắc và công cụ cải tiến liên tục nhằm liên tục mang lại giá trị cao nhất cho khách hàng nhưng dưới mức yêu cầu của khách hàng. Có thể nói quan điểm Lean gắn liền với lãng phí, bởi Lean luôn đi tìm lãng phí để có giải pháp loại bỏ, giảm thiểu chúng. Nhằm hướng tới việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng hơn, sản xuất nhanh hơn, chuyển đổi linh hoạt hơn, chất lượng cao hơn, chi phí thấp hơn và như vậy thu nhập của doanh nghiệp cao hơn. Cùng với kết quả đó thì quyền lợi của người lao động tham gia vào doanh nghiệp và tổ chức cũng sẽ được nâng cao hơn. Lịch sử hình thành Từ những năm đầu của thế kỷ 19, từ những thời sản xuất thủ công đã có những nhà sản xuất và những kỹ sư như Frank Gilbreth, Frederick Taylor nghiên cứu về thao tác làm việc, về phân tích sơ đồ quá trình, tiêu chuẩn hóa công việc. Tuy nhiên nói đến những nghiên cứu đột phá hơn thì phải kể đến Henry Ford - nhà sáng lập Công ty Ford Motor. Ông Henry Ford đã tổ chức dây chuyền sản xuất liên tục Assembly Lines, đây là 6 dây chuyền đầu tiên trên thế giới và qua dây chuyền này doanh nghiệp của ông đã giảm được rất nhiều lãng phí theo góc độ của Lean. Sau đó, một số kỹ sư quản lý sản xuất khác cũng đã có những cải tiến thêm đối với dây chuyền này. Nhưng để được xem là đỉnh cao và cũng là nguồn gốc hình thành nên mô hình sản xuất tinh gọn Lean ngày nay, phải kể đến Hệ thống sản xuất Toyota (viết tắt TPS - Toyota Production System). 1.3. Mục đích của mô hình sản xuất tinh gọn Lean manufacturing là một hệ thống các công cụ và phương pháp nhằm liên tục loại bỏ lãng phí trong quá trình sản xuất. Việc xây dựng hệ thống sản xuất LEAN cho phép công ty đạt được các mục tiêu như sau. Giảm phế phẩm và sự lãng phí: bao gồm cả việc sử dụng quá mức nguyên vật liệu đầu vào, hạn chế tối đa việc phát sinh chất thải và giảm chi phí tái chế sản phẩm cũng như các tính năng của sản phẩm không theo yêu cầu của khách hàng; Giảm thời gian quy trình, giảm chu kỳ sản xuất: Bằng cách giảm thời gian chờ đợi giữa các giai đoạn, giảm thời gian chuẩn bị cho sản xuất và thời gian cần thiết để chuyển đổi quy cách, mẫu mã sản phẩm cũng cần giảm. Giảm mức tồn kho: Tối thiểu hóa mức hàng tồn kho ở các giai đoạn, đặc biệt là sản phẩm dở dang. Mức tồn kho thấp hơn thể hiện việc yêu cầu vốn lưu động ít hơn; Tận dụng thiết bị và mặt bằng sản xuất: sử dụng máy móc thiết bị và mặt bằng hiệu quả hơn, tăng hiệu suất hoạt động của nguồn tài nguyên hiện có, giảm thời gian dừng máy; Tăng tính linh hoạt: Nâng cao khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau một các linh hoạt với chuyển đổi nhanh và rút ngắn thời gian bắt đầu sản xuất sản phẩm mới; Tăng sản lượng: Tổ chức, triển khai gia tăng sản lượng trên cơ sở vật chất hiện có bằng cách giảm chu kỳ sản xuất, giảm thiểu sự dừng máy và gián đoạn, bảo đảm công nhân làm việc có hiệu suất không thực hiện thao tác thừa. 1.4. Các nguyên tắc của mô hình sản xuất tinh gọn 1.4.1. Loại bỏ lãng phí từ góc nhìn của khách hàng Giá trị được xác định từ góc độ của khách hàng và liên quan đến mức độ họ sẵn sàng trả bao nhiêu cho các hoạt động trong quá trình tạo ra sản. Doanh nghiệp, tổ chức 7 cần nghiên cứu và chỉ nên sản xuất những sản phẩm, dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng. Quá trình sản xuất cần sử dụng các nguồn tài nguyên như con người, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu,… và khi tài nguyên được sử dụng quá mức cần thiết thực tế thì cũng là lúc lãng phí phát sinh. Mô hình Lean sẽ giúp tập thể lao động trong công ty nâng cao nhận thức, đồng thời đưa ra các phương pháp xác định lãng phí và cải tiến loại bỏ lãng phí 1.4.2. Xác định và lập sơ đồ chuỗi giá trị Chuỗi giá trị bao gồm tất cả các hoạt động của các ban bộ phận để tạo ra được sản phẩm, dịch vụ thông qua các nhiệm vụ của tổ chức là: giải quyết các vấn đề liên quan đến thiết kế và quy trình sản phẩm, nhiệm vụ quản lý thông tin, quản lý toàn bộ quá trình từ nguyên vật liệu đầu vào thành sản phẩm đầu ra và đến tay khách hàng. Mỗi hoạt động có thể được phân loại vào một trong các dạng sau: - Hoạt động tạo ra giá trị; - Hoạt động không tạo ra giá trị; - Hoạt động ít triển khai thực hiện nhưng cần thiết. Thông qua việc xây dựng chuỗi giá trị, công cụ sơ đồ quy trình và tiến hành đồng thời hoạt động quan sát, khảo sát trực tiếp tại nơi làm việc thì lãng phí có thể được xác định và loại bỏ. Việc loại bỏ các hoạt động không tạo ra giá trị là nền tảng để cải tiến doanh nghiệp. Mặc dù điều đó là không đơn giản và dễ dàng do hiện trạng bố trí mặt bằng, yếu tố công nghệ, con người, vận chuyển… nhưng việc phân tích chuỗi giá trị là một cách tốt giúp hỗ trợ thực hiện việc loại bỏ lãng phí đó. 1.4.3. Quá trình sản xuất liên tục Quá trình sản xuất liên tục là nguyên tắc hoạt động theo dòng chảy liên tục từ đầu vào đến đầu ra. Với các thao tác và hoạt động của con người cùng máy móc được diễn ra đồng nhịp, liên tục chuyển đổi, không ứ đọng trong trạng thái tắc nghẽn dù bất kỳ lý do nào. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần phối hợp tốt giữa các công đoạn của công nhân và máy móc thiết bị trên cơ sở bố trí mặt bằng tối ưu và tiêu chuẩn hóa công việc. Theo đó, bán thành phẩm được xử lý trơn tru, di chuyển nhanh chóng và dễ dàng từ công đoạn này sang công đoạn khác. 8 1.4.4. Sản xuất kéo Nguyên tắc kéo trong sản xuất có vai trò trong việc loại bỏ tồn kho không cần thiết giúp giảm lãng phí và sai hỏng. Hệ thống sản xuất chỉ hoạt động khi có yêu cầu dựa trên sự điều tiết bởi nhu cầu từ công đoạn sau “kéo” hoạt động của công đoạn trước. 1.4.5. Cải tiến liên tục Không ngừng theo đuổi sự hoàn hảo là một yêu cầu khi áp dụng Lean. Trong quá trình thực hiện các công cụ của phương pháp Lean, các lãng phí ở tất cả khía cạnh lần lượt được phát hiện và loại bỏ. Kaizen là một phương pháp hiệu quả khi dùng để thực hiện hoạt động này. 1.5. Các loại lãng phí Liker, J.K (2004) khẳng định rằng triết lý cơ bản của sản xuất tinh gọn là hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu chi phí và gia tăng năng suất lao động bằng việc loại bỏ các muda (muda là thuật ngữ trong tiếng Nhật, có nghĩa là lãng phí).1 1.5.1. Lãng phí do chờ đợi Chờ đợi là thời gian nhàn rỗi, phát sinh do máy móc trục trặc, sự cố hoặc do công nhân phải chờ đợi công đoạn trước hoàn thành thì mới tiến hành tiếp được. Ngay cả những vấn đề như cúp điện, máy tính chậm cũng tạo ra những lãng phí này. Việc chờ đợi không thể tạo ra giá trị gia tăng, mà làm tăng chi phí do doanh nghiệp phải trả chi phí nhân công, chi phí điện máy nhưng không thu được lợi nhuận trong lúc chờ. 1.5.2. Lãng phí do sai lỗi Sự xuất hiện của sản phẩm lỗi là vấn đề khó tránh mà cũng không thể loại bỏ hoàn toàn. Điều cần làm là kiểm sát con người và máy móc, nỗ lực giảm thiểu hóa lãng phí này nhiều nhất có thể. Bên cạnh những lỗi vật lý của sản phẩm, một số lỗi khác thường gặp cũng gây lãng phí bao gồm lỗi nhập liệu, báo cáo sai, sai sót giấy tờ, giao hàng trễ hay sản xuất sai quy cách,... Việc xuất hiện sản phẩm lỗi dẫn đến việc phải sửa chữa, khắc phục những lỗi đó hay thậm chí là phải bồi thường giải quyết khiếu nại. 1 Liker, J.K., (2004), The Toyota Way: 14 Management Principles from the World’s Greatest Manufacturer, New York, The McGraw-Hill. 9 1.5.3. Lãng phí do vận chuyển Các hoạt động vận chuyển thường xuyên phải diễn ra tại nơi làm việc. Vận chuyển ở đây đề cập đến sự chuyển động không tạo ra giá trị. Trong quá trình sản xuất đó là việc vận chuyển nguyên vật liệu đến dây chuyền sản xuất, vận chuyển bán thành phẩm giữa các công đoạn sản xuất,... Điều này có nguy cơ xảy ra hư hỏng hoặc mất mát, kéo dài thời gian cung cấp sản phẩm, tăng chi phí năng lượng,... 1.5.4. Lãng phí do tồn kho Là trạng thái nguyên vật liệu, linh kiện, bán thành phẩm hoặc là các sản phẩm hoàn thiện bị tồn đọng, dự trữ quá mức cần thiết. Nếu doanh nghiệp không giải quyết được hàng tồn kho thì sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy như chi phí lưu kho, bảo quản cao nhưng vẫn có tỷ lệ phát sinh khuyết tật cao hay che đậy vấn đề quản lý thấp. 1.5.5. Lãng phí do xử lý thừa Các vận động của cá nhân tiến hành nhiều hơn mức khách hàng yêu cầu mà không làm gia tăng giá trị. Ví dụ như quá chú trọng đánh bóng vào các chi tiết nhỏ, lắp đặt khuất tầm nhìn mà khách hàng cũng không quan tâm, hay cung cấp tài liệu nội bộ nhưng đầu tư quá nhiều thời gian cho việc thiết kế đồ họa,... 1.5.6. Lãng phí do sản xuất thừa Sản xuất dư thừa là hoạt động tạo ra nhiều sản phẩm hơn nhu cầu của khách hàng một cách không cần thiết. Đây được xem là một trong những loại lãng phí nghiêm trọng và tồi tệ nhất, vì sản xuất dư thừa tiềm ẩn và tạo ra các lãng phí khác, cụ thể: Sản xuất dư thừa dẫn đến tồn kho nhiều, mà tồn kho nhiều thì sẽ tiềm ẩn rủi ro sản phẩm bị lỗi thời hay bị hết hạn sẽ ảnh hưởng đến doanh thu. Bên cạnh đó, hàng tồn kho khiến doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, chiếm dụng không gian lưu kho và phát sinh chi phí lưu trữ, bảo quản. 1.5.7. Lãng phí do các cử động thừa Đây là bất kỳ các chuyển động không cần thiết của các công nhân không gắn liền với việc gia công sản phẩm, hoạt động mà khách hàng không yêu cầu. Nếu công nhân phải di chuyển nhiều lần để lấy nguyên vật liệu, việc sắp xếp công cụ không hợp lý khiến công nhân phải loay hoay tìm kiếm thì doanh nghiệp cần khắc phục, giảm thiểu ngay loại lãng phí này. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan