Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng mô hình liên kết giữa trường đại học viện nghiên cứu doanh nghiệp dưới ...

Tài liệu Xây dựng mô hình liên kết giữa trường đại học viện nghiên cứu doanh nghiệp dưới tiếp cận hệ thống đổi mới

.PDF
188
168
100

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _______________________________ Phạm Hồng Trang XÂY DỰNG MÔ HÌNH LIÊN KẾT GIỮA TRƢỜNG ĐẠI HỌC - VIỆN NGHIÊN CỨU – DOANH NGHIỆP DƢỚI TIẾP CẬN HỆ THỐNG ĐỔI MỚI Chuyên ngành đào tạo thí điểm LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Nguyễn Văn Học 2. PGS.TS. Đào Thanh Trƣờng Hà Nội - 2018 LỜI CAM ĐOAN Bằng các phương pháp nghiên cứu cụ thể, trên cơ sở lý thuyết và khảo sát thực tiễn mà bản thân tiến hành thu thập, tôi xin cam đoan tất cả thành quả nghiên cứu trên là trung thực, là sản phẩm đích thực của bản thân tôi. Nếu sai, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Nhà trường và Pháp luật. Ngƣời cam đoan NCS. Phạm Hồng Trang i LỜI CẢM ƠN Đề tài được hoàn thành ngoài những nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo trong Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Trước hết tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến các thầy cô trong Khoa Khoa học Quản lý, Lãnh đạo Khoa Khoa học Quản lý. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến hai thầy giáo hướng dẫn là TS. Nguyễn Văn Học và PGS.TS. Đào Thanh Trƣờng đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành Luận án Tiến sỹ. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới các đồng chí, đồng nghiệp, nhà khoa học trong Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Lao động – Xã hội, Trường Đại học Công nghệ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Y Hà Nội, Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp, Viện Vật lý Kỹ thuật, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện Luận án. Tuy đã hết sức cố gắng song do kinh nghiệm, kiến thức còn hạn chế nên Luận án Tiến sỹ này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn.! Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2018 NCS. Phạm Hồng Trang ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do nghiên cứu .................................................................................................... 1 2. Ý nghĩa của Luận án .............................................................................................. 3 3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 4 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 4 5. Mẫu khảo sát ........................................................................................................... 4 6. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 5 7. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................. 5 8. Phương pháp chứng minh giả thuyết ...................................................................... 6 9. Kết cấu của Luận án ................................................................................................ 9 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................... 10 1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về HTĐM và những vấn đề liên quan .......... 10 1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về liên kết và các mô hình liên kết giữa trƣờng đại học với viện nghiên cứu và doanh nghiệp ......................................... 20 Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 32 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH LIÊN KẾT GIỮA TRƢỜNG ĐẠI HỌC – VIỆN NGHIÊN CỨU – DOANH NGHIỆP THEO TIẾP CẬN HỆ THỐNG ĐỔI MỚI .......................................................... 33 2.1. Hệ khái niệm công cụ ....................................................................................... 33 2.1.1. Đổi mới ........................................................................................................... 33 2.1.2. Hệ thống đổi mới, hệ thống đổi mới quốc gia ................................................ 36 2.1.3. Chính sách đổi mới ......................................................................................... 40 2.1.4. Liên kết, tam giác liên kết .............................................................................. 43 2.1.5. Mô hình, mô hình liên kết ............................................................................... 47 2.2. Tiến trình phát triển của mô hình liên kết và lý thuyết ba vòng xoắn ....... 48 2.2.1. Tiến trình phát triển của mô hình liên kết ...................................................... 48 2.2.2. Lý thuyết ba vòng xoắn trong việc xây dựng mô hình liên kết ....................... 51 iii 2.3. Tiếp cận HTĐM trong việc xây dựng mô hình liên kết giữa trƣờng đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp ......................................................................... 55 2.3.1. Bản chất của tiếp cận HTĐM ......................................................................... 55 2.3.2. Tiến hóa của lý thuyết đổi mới ........................................................................ 58 2.3.3. Chức năng của các phân hê ̣ trong HTĐM quố c gia ....................................... 61 Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 64 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG MỐI LIÊN KẾT GIỮA TRƢỜNG ĐẠI HỌC – VIỆN NGHIÊN CỨU – DOANH NGHIỆP.......................................................... 65 3.1. Thực trạng hoạt động liên kết của trƣờng đại học ....................................... 65 3.1.1. Các nguồn lực phục vụ cho hoạt động liên kết của trường đại học ............... 65 3.1.2. Thực trạng liên kết của trường đại học với viện nghiên cứu và doanh nghiệp ....... 72 3.2. Thực trạng hoạt động liên kết của viện nghiên cứu ..................................... 91 3.2.1. Các nguồn lực phục vụ cho hoạt động liên kết của viện nghiên cứu ............. 91 3.2.2. Thực trạng liên kết của viện nghiên cứu với trường đại học và doanh nghiệp ... 96 3.3. Thực trạng hoạt động liên kết của doanh nghiệp ....................................... 108 3.3.1. Các nguồn lực phục vụ cho hoạt động liên kết của doanh nghiệp ............... 108 3.3.2. Thực trạng liên kết của doanh nghiệp với trường đại học, viện nghiên cứu 112 Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................. 117 CHƢƠNG 4. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH LIÊN KẾT GIỮA TRƢỜNG ĐẠI HỌC – VIỆN NGHIÊN CỨU – DOANH NGHIỆP........................................................ 119 4.1. Cơ sở đề xuất mô hình liên kết giữa trƣờng – viện – doanh nghiệp ......... 119 4.1.1. Những yếu tố thúc đẩy liên kết trường – viện – doanh nghiệp ..................... 119 4.1.2. Nguyên nhân cản trở mối liên kết ................................................................. 125 4.2. Mô hình liên kết mới và các biện pháp đảm bảo nhằm tăng cƣờng sự liên kết giữa trƣờng đại học - viện nghiên cứu - doanh nghiệp ............................... 130 4.2.1. Đề xuất mô hình liên kết mới ........................................................................ 130 4.2.2. Giải pháp chung để vận hành mô hình mới .................................................. 134 4.2.3. Giải pháp cụ thể cho các phân hệ của mô hình mới..................................... 141 Tiểu kết chƣơng 4 .................................................................................................. 149 iv KẾT LUẬN ............................................................................................................ 150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................................................. 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 153 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 157 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNSH&CNTP ĐHBKHN Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm Đại học Bách khoa Hà Nội ĐHCN ĐHLĐXH ĐHQGHN Đại học Công nghệ Đại học Lao động – Xã hội Đại học Quốc gia Hà Nội HTĐM Hệ thống đổi mới HTĐMQG Hệ thống đổi mới quốc gia HVNNVN IMI Học viện Nông nghiệp Việt Nam Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp KH&CN NCPTCT R&D SHTT Khoa học và Công nghệ Viện Nghiên cứu và Phát triển Cây trồng Nghiên cứu và triển khai Sở hữu trí tuệ VLKT Viện Vật lý Kỹ thuật vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Chi cho R&D theo loại hình hoạt động ................................................... 70 Bảng 3.2. Tỷ lệ giảng viên nhận định về mức độ hợp tác giữa trường đại học với các đối tác trong nghiên cứu khoa học ............................................................................ 78 Bảng 3.3. Mức độ hợp tác giữa trường đại học với các đối tác trong phát triển công nghệ .... 85 Bảng 3.4. Tỷ lệ giảng viên nhận định về mức độ hợp tác giữa trường đại học với các đối tác trong dịch vụ KH&CN và đào tạo ................................................................ 86 Bảng 3.5. Xếp hạng những nguồn thông tin trường đại học thường tham khảo cho hoạt động KH&CN ................................................................................................... 89 Bảng 3.6. Số nhân lực KH&CN trung bình theo trình độ học vấn của các viện ...... 91 Bảng 3.7. Thống kê kết quả tham gia đào tạo giai đoạn 2006 – 2012 ...................... 96 Bảng 3.8. Tỷ lệ nhà khoa học nhận định về mức độ liên kết của viện nghiên cứu với các đối tác trong nghiên cứu khoa học.................................................................... 100 Bảng 3.9. Tỷ lệ nhà khoa học nhận định về mức độ hợp tác của viện nghiên cứu với các đối tác trong phát triển công nghệ .................................................................... 104 Bảng 3.10. Tỷ lệ nhà khoa học nhận định về mức độ hợp tác của viện nghiên cứu với các đối tác trong dịch vụ KH&CN và đào tạo .................................................. 105 Bảng 3.11. Xếp hạng nguồn thông tin viện nghiên cứu thường tham khảo cho hoạt động KH&CN .......................................................................................... 106 Bảng 3.12. Nguồn thông tin doanh nghiệp thu nhận cho hoạt động R&D ............. 112 Bảng 3.13. Tỷ lệ các sản phẩm, quy trình mới doanh nghiệp đang triển khai ....... 115 từ những nguồn khác nhau so với tổng sản phẩm của doanh nghiệp ..................... 115 Bảng 4.1. Số lượng giảng viên của trường đại học nhận định về mức độ nhu cầu liên kết của trường với viện và doanh nghiệp ................................................................ 119 Bảng 4.2: Đánh giá về mức độ quan trọng của các lý do trường liên kết............... 121 với đối tác khác ....................................................................................................... 121 Bảng 4.3: Đánh giá về mức độ quan trọng của các lý do viện liên kết .................. 122 với đối tác khác ....................................................................................................... 122 Bảng 4.4. Cá nhân đánh giá các lý do doanh nghiệp liên kết với các đối tác ......... 124 vii Bảng 4.5. Các nguyên nhân cản trở hoạt động liên kết của trường đại học với viện nghiên cứu và doanh nghiệp ........................................................................... 126 Bảng 4.6. Các nguyên nhân cản trở hoạt động liên kết của viện nghiên cứu với trường đại học và doanh nghiệp .............................................................................. 128 Bảng 2. Các nội dung KH&CN của trường ĐHBKHN giai đoạn 2013 - 2014...... 157 Bảng 3. Nguồn nhân lực của các đơn vị do HVNNVN quản lý ............................ 158 Bảng 4. Nguồn nhân lực của các đơn vị do các Khoa quản lý ............................... 159 Bảng 4. Kinh phí thực hiện hoạt động KH&CN giai đoạn 2011 – 2015 của ĐHBKHN ............................................................................................................... 160 viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhân lực KH&CN theo trình độ của các trường đại học ............ 69 Biểu đồ 3.2. Quan điểm của nhân lực KH&CN về các mức độ hợp tác trong hoạt động KH&CN giữa ba khu vực trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp 78 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ phần trăm nhân sự theo nhiệm vụ trong hoạt động KH&CN của doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn ................................................................................. 109 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ phần trăm nhân sự theo trình độ chuyên môn và chức danh phân theo quy mô doanh nghiệp ............................................................................. 110 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ phần trăm các hình thức tư vấn mà doanh nghiệp sử dụng ...... 114 Hình 2.1. Thứ bậc các mối liên kết trong tam giác liên kết ...................................... 45 Hình 2.2. Tiến trình phát triển của mô hình liên kết ................................................. 51 Hình 2.3. Xác suất bất định của mô hình 2, 3 vòng xoắn ......................................... 54 Hình 2.4. Mô hình hoạt động đổi mới theo tuyến tính ............................................. 56 Hình 2.5. Mô hình HTĐM theo OECD .................................................................... 57 Hình 4.1. Mô hình liên kết đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp có sự điều tiết của Chính phủ theo tiếp cận HTĐM ....................................................................... 131 ix MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Mối quan hệ giữa ba khu vực nghiên cứu - đào tạo và sản xuất là đề tài đã được nhiều tác giả bàn luận từ lâu. Sở dĩ như vậy vì mối liên kết giữa ba khu vực này (trong ngôn ngữ nghiên cứu thường gọi là tam giác liên kết) đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Trong tam giác liên kết, các tổ chức KH&CN (trường đại học, viện nghiên cứu) cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng và các bí quyết kỹ thuật (know - how) để các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất đáp ứng phương tiện và cơ hội cho việc sử dụng các kết quả nghiên cứu, đưa vào sản xuất, ứng dụng để tạo ra sản phẩm xã hội cần với giá cả hợp lý. Đối với các tổ chức KH&CN, mối liên kết này có thể nâng cao hiệu quả hoạt động nhờ nguồn vốn của doanh nghiệp, các hướng nghiên cứu mang tính lý thuyết cũng hướng vào thực tiễn nhiều hơn. Lợi ích mà khu vực sản xuất có được trong mối liên kết với trường đại học, viện nghiên cứu thể hiện qua việc doanh nghiệp được cung cấp nhân lực có trình độ chuyên môn, được đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ, giúp doanh nghiệp phát hiện và giải quyết những nhu cầu nội tại. Đây là một trong các biện pháp để thu được bí quyết công nghệ, tăng cường nguồn lực thông qua việc cấp vốn, dùng chung thiết bị và chia sẻ kinh nghiệm. Nhờ vậy, mối liên kết chặt chẽ giữa ba khu vực trên có thể tạo ra năng lực phát triển công nghệ nội sinh cho đất nước, sử dụng một cách có hiệu quả công nghệ nhập, đồng thời tạo ra năng lực mới cho các tổ chức KH&CN và cuối cùng dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, mối liên kết giữa trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp ở Việt Nam tại mỗi giai đoạn có sự khác nhau, chịu ảnh hưởng của triết lý KH&CN từng thời kỳ. Thời kỳ trước đổi mới (1986): Ủy ban Khoa học Nhà nước được thành lập năm 1959, đây cũng là thời điểm hình thành hệ thống KH&CN ở miền Bắc. Mô hình hệ thống KH&CN ở Việt Nam thời kỳ này có đặc điểm là nghiên cứu khoa học tách rời sản xuất và đào tạo. Trường đại học có chức năng duy nhất là đào tạo vì quan niệm nghiên cứu là nhiệm vụ của các viện trực thuộc cơ quan Bộ do Nhà nước quản lý. Mọi hoạt động sản xuất, nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả nghiên cứu đều thực hiện theo chỉ đạo, kế hoạch của Nhà nước. Các viện nghiên cứu đa phần chỉ liên kết với khu vực sản xuất, doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ chủ quản. 1 Thời kỳ từ 1986 đến 2005 (trước khi Nghị định 115/2005/NĐ-CP ban hành): Vấn đề liên kết được đặt ra một cách nghiêm túc vào đầu những năm 90 sau khi có Nghị định số 35/HĐBT năm 1992 và sau đó là Quyết định 324/ CT của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng năm 1993. Vào những năm đầu thiên niên kỷ, Luật KH&CN, Luật Giáo dục và các văn bản dưới luật khác đều tập trung các công cụ chính sách để giải quyết vấn đề liên kết này. Tuy nhiên, vai trò của trường đại học trong nghiên cứu khoa học chưa mạnh. Thời kỳ từ khi ban hành Nghị định 115/2005 đến nay: Nghị định 115 là một bước tiến về triết lý tự chủ trong hoạt động KH&CN, là dấu ấn quan trọng về cải cách triết lý KH&CN. Ở giai đoạn này, các trường đại học đã chú ý hơn đến chức năng nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội, nhu cầu của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng định hướng hoạt động nghiên cứu của trường, viện. Mặc dù có sự dịch chuyển khung mẫu trong triết lý KH&CN theo hướng tích cực như trên, mối liên kết giữa trường-viện-doanh nghiệp ở nước ta thực tế không mạnh. Doanh nghiệp chưa có sự chuẩn bị để áp dụng “đầu ra” của trường đại học, viện nghiên cứu do năng lực kỹ thuật và các tính toán kinh tế. Sự hạn chế trong liên kết đã tạo ra xu thế phát triển biệt lập, cát cứ và sự đóng góp yếu kém cho nền kinh tế. Để tăng cường mối liên kết giữa trường – viện – doanh nghiệp có khá nhiều cách tiếp cận với giải pháp khác nhau. Mỗi cách tiếp cận đều có những ưu, nhược điểm. Tiếp cận theo lý thuyết ba vòng xoắn đặt vai trò của chính phủ ngang bằng với trường đại học và công nghiệp. Mặc dù ưu điểm của tiếp cận này là nhấn mạnh sự cần thiết phát huy vai trò của trường đại học kinh thương song lại dễ mắc phải cái gọi là độc quyền công nghệ (thường được gọi là “bẫy công nghệ”) [7, 2008]. Tiếp cận theo quan điểm HTĐM đặt hành vi tương tác đổi mới là đối tượng chính sách trung tâm và doanh nghiệp là chủ thể thực hiện hành vi đó, nhà nước là người quản lý, tạo điều kiện. Theo nhiều học giả, đây là cách tiếp cận hiện đại, có khả năng tìm ra một hệ thống giải pháp toàn diện để thúc đẩy mối liên kết trường – viện – doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có chính sách đổi mới đầy đủ, chưa có đủ các điều kiện để thực hiện liên kết theo mô hình HTĐM. Do đó, cần thiết tiếp thu những ý tưởng của tiếp cận HTĐM để xây dựng một mô hình liên kết mới có đặc tính ưu việt của HTĐM mà vẫn phù hợp với bối cảnh nước ta hiện nay. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc thúc đẩy liên kết trường – viện – doanh nghiệp, từ thực trạng mối liên kết này ở Việt Nam hiện nay còn lỏng lẻo và từ việc nghiên cứu các tiếp cận khác nhau trong việc xây dựng những cách thức liên kết 2 hiệu quả, nghiên cứu sinh (NCS) đã chọn đề tài: “Xây dựng mô hình liên kết giữa trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp dưới tiếp cận hệ thống đổi mới” làm đề tài Luận án của mình. 2. Ý nghĩa của Luận án 2.1. Ý nghĩa lý thuyết của Luận án Việc nghiên cứu Luận án có ý nghĩa lý thuyết thể hiện trên các mặt: - Đưa ra khái niệm đổi mới xuất phát từ việc phân tích các khái niệm trước đây, trong đó nhấn mạnh đổi mới là tập hợp các hoạt động xã hội phức tạp nhằm tạo ra sản phẩm mới hoặc cải tiến, thực hiện qui trình theo phương pháp mới hoặc áp dụng cách thức mới để một đưa một sáng chế ra thị trường, đem lại lợi ích kinh tế. Các hoạt động xã hội bao gồm: Nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ, sản xuất, tiếp thị, đào tạo giáo dục v.v. Chủ thể thực hiện đổi mới bao gồm các tổ chức, tác nhân liên quan như viện R&D, doanh nghiệp, trường đại học, cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội nghề nghiệp, v.v. Các hình thức đổi mới gồm: Đưa ra sản phẩm mới, quy trình mới, nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất (đầu vào) mới, thị trường mới, cách thức tổ chức mới. Mục đích của đổi mới là thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu, đem lại lợi ích kinh tế và sự phát triển xã hội. - Làm rõ thêm lý luận về HTĐM từ việc phân tích thuật ngữ HTĐM. Theo đó, tiếp cận HTĐM là việc sử dụng các tri thức về HTĐM (cấu trúc của HTĐM, mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành) để xây dựng một mô hình liên kết đảm bảo được hiệu quả liên kết giữa trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp, đạt mục tiêu của đổi mới phù hợp với bối cảnh Việt Nam hiện nay. - Phân tích tiến trình phát triển của mối liên kết giữa trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp qua các giai đoạn lịch sử, qua đó thấy được tiến hóa của từng mô hình sau so với mô hình của giai đoạn trước, đồng thời làm rõ tính bất định – xác suất hình thành các mối liên kết trong tam giác liên kết. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn của Luận án - Chỉ ra những hạn chế trong liên kết giữa trường đại học – viện nghiên cứu doanh nghiệp ở nước ta hiện nay; - Xây dựng mô hình hiện thực và các giải pháp đảm bảo mô hình vận hành tốt dưới tiếp cận HTĐM có điều chỉnh phù hợp với bối cảnh Việt Nam hiện nay. 2.3. Tính mới của Luận án Trên cơ sở phân tích thực trạng mối liên kết giữa trường – viện – doanh nghiệp, Luận án chỉ ra những hạn chế, cản trở việc hình thành và phát triển mối liên 3 kết ba chức năng nghiên cứu – sản xuất và đào tạo; xây dựng một mô hình liên kết mới theo tiếp cận hệ thống đổi mới khắc phục được hạn chế đồng thời phát huy những điểm mạnh của các mô hình trước đây; đề xuất các giải pháp để vận hành tốt mô hình liên kết mới này. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát : Xây dựng mô hình liên kế t giữa trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp ở Việt Nam dưới tiếp cận HTĐM. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: a) Nghiên cứu cơ sở lý luận về đổi mới, HTĐM, chính sách đổi mới; cơ sở lý luận về mô hình liên kết giữa trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp và tiếp cận HTĐM trong việc xây dựng mô hình liên kết này; b) Thực trạng mối liên kết trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp và các yếu tố tác động đến mối liên kết ba bên; c) Đề xuất mô hình liên kết và giải pháp đảm bảo mô hình liên kết giữa trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp vận hành tốt dưới tiếp cận HTĐM có điều chỉnh phù hợp với bối cảnh Việt Nam hiện nay. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu thực trạng mối liên kết giữa trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp trong hoạt động trao đổi nhân lực, chuyển giao kết quả nghiên cứu và trao đổi thông tin; đề xuất mô hình liên kết theo tiếp cận HTĐM có sự điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam hiện nay. 4.2. Phạm vi không gian khảo sát: Luận án nghiên cứu, khảo sát tại 04 Viện: Viện IMI, Viện VLKT, Viện CNSH&CNTP, Viện NCPTCT; 04 trường đại học: ĐHBKHN, đại học Nông nghiệp I (HVNNVN), ĐHCN - ĐHQGHN và đại học LĐXH; 104 doanh nghiệp. 4.3. Phạm vi thời gian: Luận án khảo sát từ năm 2014 đến nay, phân tích tài liệu từ năm 2004 trở lại đây với lý do là năm Quyết định 171/TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành đổi mới cơ chế quản lý KH&CN, trong đó có quy định về mối liên kết nói trên; Một số dẫn liệu sẽ được sử dụng từ năm trước đó với tư cách phân tích lịch sử. 5. Mẫu khảo sát Để thực hiện Luận án, NCS đã khảo sát trên: - Phỏng vấn sâu cá nhân 12 nhà quản lý, giảng viên và nhà khoa học đang công tác tại trường đại học (4 người), viện nghiên cứu (4 người), doanh nghiệp (4 người). 4 - Khảo sát bằng bảng hỏi 193 phiếu, trong đó gồm 100 cán bộ, giảng viên của 4 trường đại học (ĐHBKHN, HVNNVN, Trường ĐHCN - ĐHQGHN và ĐHLĐXH), 93 nhà nghiên cứu của 4 Viện nghiên cứu (Viện IMI, Viện VLKT, Viện CNSH&CNTP, Viện NCPTCT ) và sử dụng kết quả điều tra 104 doanh nghiệp của đề tài KX.06.06.11-15 do PGS.TS. Đào Thanh Trường làm chủ nhiệm. 6. Câu hỏi nghiên cứu 6.1. Câu hỏi chủ đạo: Mô hình liên kết giữa trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp cần được thiết kế như thế nào dưới tiếp cận HTĐM? 6.2. Câu hỏi nghiên cứu cụ thể: - Vì sao dựa vào tiếp cận HTĐM để xây dựng mô hình liên kết giữa trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp? - Thực trạng mối liên kết giữa trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp đang diễn ra như thế nào? - Cần có những điều kiện gì đế vận hành tốt mô hình liên kết giữa trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp theo tiếp cận HTĐM trong bối cảnh nước ta hiện nay? 7. Giả thuyết nghiên cứu 7.1. Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo: Trong bối cảnh nước ta hiện nay, mô hình liên kết giữa trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp cần được thiết kế trong đó doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, là nhà đầu tư và tiêu thụ sản phẩm KH&CN của trường, viện; hoạt động KH&CN của trường, viện ngoài mục tiêu tăng cường năng lực bản thân sẽ chủ yếu phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp; Chính phủ vừa đóng vai trò hỗ trợ, đảm bảo cho mối liên kết thông qua tạo dựng khung hành lang pháp lý vừa tham gia vào quá trình liên kết theo hình thức hợp tác công - tư. 7.2. Luận điểm cụ thể: - Tiếp cận HTĐM là kết quả của quá trình tiến hóa các lý thuyết đổi mới, có khả năng tạo ra sản phẩm đổi mới - Việc liên kết giữa trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp ở nước ta đã có song mối liên kết còn hạn chế nhiều so với tiềm năng 5 - Cần có tổng hợp các điều kiện về cơ chế chính sách, tài chính, nhân lực, bảo hộ SHTT và các điều kiện cụ thể cho từng phân hệ của tam giác liên kết để có thể vận hành tốt mô hình liên kết trường – viện – doanh nghiệp. 8. Phƣơng pháp chứng minh giả thuyết 8.1. Các hướng tiếp cận được sử dụng: - Tiếp cận quản lý: Nhận diện các tác động của chính sách hiện nay đối với hoạt động nghiên cứu – tiền đề quan trọng cho việc thúc đẩy mối liên kết đào tạo – nghiên cứu – sản xuất trong các trường đại học nước ta; - Tiếp cận tâm lý học: Nhận diện tâm lý của các giảng viên – nghiên cứu viên dưới tác động của các chính sách hiện nay. - Tiếp cận hệ thống và cấu trúc: Đây là tiếp cận xuyên suốt trong nghiên cứu Luận án bởi tiếp cận này cho phép phân tích hệ thống trường đại học như là một phân hệ của hệ thống KH&CN, của HTĐMQG, phục vụ mục tiêu cao nhất của hệ thống này là đổi mới kinh tế- xã hội bằng KH&CN; đồng thời giúp cho cho tác giả có cái nhìn hệ thống trong phân tích và tổng hợp đối tượng nghiên cứu. - Tiếp cận nội quan và ngoại quan: Dựa trên các nhận xét đánh giá chủ quan và khách quan để đưa ra nhận định về thực trạng hoạt động KH&CN trong các trường, viện, doanh nghiệp, về thực trạng mối liên kết trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp, những cản trở đối với hoạt động liên kết. - Tiếp cận so sánh: So sánh ưu, nhược điểm của các mô hình liên kết đã có, từ đó đề xuất mô hình liên kết mới hiệu quả hơn. - Tiếp cận hệ thống đổi mới: Sử dụng các tri thức về HTĐM như các thành phần tạo hệ, mối liên hệ giữa các thành tố, các dòng tri thức trong HTĐMQG để làm cơ sở phân tích thực trạng liên kết đào tạo – nghiên cứu – sản xuất và xây dựng mô hình liên kết giữa trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp hiệu quả. 8.2. Phương pháp nghiên cứu: 8.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu: Phương pháp này được áp dụng để tìm hiểu, phân tích các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp rất hữu ích trong việc xây dựng bảng hỏi. Các tài liệu được phân tích gồm: - Các sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu về đổi mới, HTĐM, liên kết giữa trường đại học, viện nghiên cứu và khu vực sản xuất 6 - Báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu khoa học của các trường đại học, viện nghiên cứu trong phạm vi nghiên cứu. 8.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện để thu thập những thông tin định tính nhằm bổ sung, giải thích cho các thông tin định lượng. Đồng thời, phương pháp giúp cung cấp những thông tin mới mà số liệu định lượng không thu được. Trong khuôn khổ Luận án, NCS phỏng vấn sâu 4 nhà quản lý đào tạo và giảng viên đang công tác tại trường đại học, 4 nhà quản lý KH&CN và nhà khoa học tham gia giảng dạy tại 4 viện và 4 giám đốc doanh nghiệp có liên kết với viện, trường. Nội dung phỏng vấn: Tình hình liên kết với các đối tác bên ngoài, mục đích liên kết, nhu cầu liên kết, những cản trở đối với hoạt động liên kết của đơn vị và mong muốn, đề xuất để thúc đẩy mối liên kết viện-trường-doanh nghiệp. 8.2.3. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi: Phương pháp trưng cầu ý kiến giúp thu thập những số liệu định lượng quan trọng cho Luận án. NCS đã trưng cầu ý kiến theo cơ cấu như sau: - 100 phiếu hỏi dành cho cán bộ quản lý, giảng viên của 4 trường đại học (ĐHBKHN, HVNNVN, Trường ĐHCN - ĐHQGHN và Trường Đại học Lao động – Xã hội) - 93 phiếu hỏi dành cho nhà nghiên cứu của 4 Viện nghiên cứu (Viện IMI, Viện VLKT, Viện CNSH&CNTP, Viện NCPTCT ) - Sử dụng kết quả điều tra 104 doanh nghiệp của đề tài KX.06.06.11-15 do PGS.TS. Đào Thanh Trường làm chủ nhiệm. Cách chọn mẫu khảo sát 100 phiếu tại trường đại học: Luận án tiến hành nghiên cứu định lượng trên 100 cán bộ quản lý, giảng viên của các trường đại học ở Hà Nội. Số phiếu phát ra là 108, thu về là 100 phiếu hợp lệ. Các bước tiến hành chọn mẫu khảo sát: Bước 1: Lập danh sách các trường đại học trên địa bàn Hà Nội Bước 2: Chọn trường khảo sát: Luận án chọn 4 trường để khảo sát gồm: - ĐHBKHN: Đại diện cho khối trường kỹ thuật, có nhiều kết quả nghiên cứu mang tính ứng dụng cao - HVNNVN: Đại diện cho lĩnh vực nông nghiệp, có nhiều kết quả nghiên cứu mang tính ứng dụng cao 7 - ĐHCN: Đại diện cho lĩnh vực công nghệ, công nghiệp, trực thuộc ĐHQGHN – là cơ sở đào tạo được quốc tế công nhận về chất lượng đào tạo. - Đại học Lao động – Xã hội: Đại diện cho lĩnh vực khoa học xã hội. Cơ cấu mẫu: Mỗi trường đại học khảo sát 27 phiếu, trong đó 2 phiếu dành cho cán bộ quản lý, 25 phiếu là các giảng viên. Cách chọn ngẫu nhiên, không phân biệt giới tính, độ tuổi nhưng chú ý về trình độ học vấn (khoảng 1/4 người được hỏi có học vị tiến sỹ trở lên, 1/2 có học vị thạc sỹ và 1/4 có trình độ đại học, trung cấp). Cách chọn mẫu khảo sát 93 phiếu tại viện nghiên cứu: Luận án tiến hành nghiên cứu định lượng trên 93 cán bộ quản lý, nhà khoa học của các viện nghiên cứu. Số phiếu phát ra là 108, thu về là 93 phiếu hợp lệ. Các bước tiến hành chọn mẫu khảo sát: Bước 1: Lập danh sách các viện nghiên cứu Bước 2: Chọn viện khảo sát: Luận án chọn 4 viện để khảo sát gồm: - Viện IMI: Là viện nghiên cứu hoạt động theo mô hình doanh nghiệp KH&CN, có nhiều thành công trong việc chuyển giao kết quả nghiên cứu - Viện VLKT, Viện CNSH&CNTP trực thuộc ĐHBKHN: Là những đơn vị trực thuộc trường đại học, có sản phẩm nghiên cứu mang tính ứng dụng cao - Viện NCPTCT: Mặc dù trực thuộc HVNNVN song độc lập và tự chủ về tài chính, là đơn vị chuyển giao kết quả nghiên cứu mạnh. Cơ cấu mẫu: Mỗi viện nghiên cứu khảo sát 27 phiếu, trong đó 1 phiếu dành cho cán bộ quản lý, 26 phiếu dành cho nghiên cứu viên. Cách chọn ngẫu nhiên, không phân biệt giới tính, độ tuổi nhưng chú ý về trình độ học vấn (khoảng 1/4 người được hỏi có học vị tiến sỹ trở lên, 2/4 có học vị thạc sỹ và 1/4 có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp). Để lấy ý kiến của doanh nghiệp về tình hình liên kết, Luận án sử dụng kết quả điều tra 104 doanh nghiệp của đề tài KX.06.06.11-15 do PGS.TS. Đào Thanh Trường làm chủ nhiệm. 8.2.4. Phương pháp quan sát tự do Phương pháp này giúp phát hiện vấn đề, đồng thời làm rõ thêm một số thông tin trong phiếu trưng cầu ý kiến. Quan sát các điều kiện phục vụ cho hoạt động nghiên cứu như: Hệ thống phòng thí nghiệm, thiết bị công nghệ, đất dành cho ươm trồng,.. 8.3. Phương pháp xử lý thông tin - Thông tin định lượng được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học - Thông tin định tính: NCS đã triển khai gỡ băng, đánh máy 12 biên bản phỏng vấn sâu. 8 9. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung Luận án gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2. Cơ sở lý luận của việc xây dựng mô hình liên kết giữa trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp theo tiếp cận hệ thống đổi mới Chương 3. Thực trạng mối liên kết giữa trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp Chương 4. Đề xuất mô hình liên kết giữa trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp. 9 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về HTĐM và những vấn đề liên quan Về khái niệm HTĐM Khái niệm HTĐMQG xuất hiện lần đầu trong một nghiên cứu của Freeman năm 1982 nhằm mô tả sự tương hợp trong xã hội Nhật Bản giữa những dạng khác nhau của các mạng lưới thể chế. Freeman là người đầu tiên nhấn mạnh nhân tố thể chế giữa hàng loạt các nhân tố của HTĐMQG. Freeman cho rằng HTĐMQG gồm 4 yếu tố: Chính sách của Nhà nước; Vai trò R&D của doanh nghiệp, đặc biệt là cách thức R&D được sử dụng để tiếp nhận tri thức và tạo ra một loạt lợi thế về công nghệ; Vai trò của vốn con người và việc tổ chức công việc ở các doanh nghiệp và các ngành; Cấu trúc đoàn hội để tránh được cạnh tranh [34, 1982b]. Như vậy, bối cảnh của HTĐM mà nghiên cứu của Freeman đề cập là HTĐM ở các nước phát triển. Nghiên cứu về khái niệm HTĐM được tiếp tục thực hiện vào các thập niên 80, 90 của thế kỷ XX bởi các nhà kinh tế học như Freeman, Lundvall và các học giả của lý thuyết tiến hóa như Metcalfe, Nelson, Winter. Theo các tác giả này, HTĐM là một quá trình liên tục, nơi các thể chế (thói quen và cách hành xử), việc học hỏi, mạng lưới tác nghiệp đóng một vai trò trung tâm tạo ra đổi mới và sự thay đổi công nghệ. Đây là dòng nghiên cứu về đổi mới theo thể chế, HTĐM được xem xét theo tầm bao quát khác nhau: HTĐMQG, HTĐM vùng và HTĐM ngành. Trong tác phẩm của mình công bố năm 1992, Lundvall đã giải thích chi tiết khái niệm HTĐM. Theo Lundvall, HTĐMQG được hiểu là một hệ thống xã hội trong đó việc học tập, nghiên cứu và khai thác là những hoạt động trung tâm. Tri thức là tài nguyên quý giá nhất trong các nền kinh tế hiện đại [40, 1992]. Tiếp cận của Lundvall về HTĐM mang tính lý thuyết hơn các học giả khác và tập trung vào ba vấn đề: Nguồn gốc của đổi mới, bản chất của đổi mới và những thể chế phi thị trường trong hệ thống, nghĩa là sự tương tác giữa người dùng và nhà sản xuất và những qui tắc bất thành văn trong hành xử. Nelson và Rosenberg trong một công bố năm 1993 cho rằng HTĐMQG là việc tạo lập những yếu tố thể chế, đồng thời đóng một vai trò chính trong việc ảnh 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng