Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến nâng cao chất lượng trong công tác quản lý, chăm sóc và chi trả trợ cấ...

Tài liệu Sáng kiến nâng cao chất lượng trong công tác quản lý, chăm sóc và chi trả trợ cấp cho đối tượng chính sách người có công, bảo trợ xã hội

.DOC
4
18963
100

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO CHI TIẾT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN - Tên sáng kiến: Nâng cao chất lượng trong công tác quản lý, chăm sóc và chi trả trợ cấp cho đối tượng chính sách người có công, bảo trợ xã hội. - Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 1/1/2013 đến ngày 30/12/2013. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta “Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa”, ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (năm 1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định chọn ngày 27-7 là ngày Thương binh - Liệt sĩ, nhằm tôn vinh và tỏ lòng biết ơn đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công. Vì vậy, chăm sóc, ưu đãi người có công với cách mạng có ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn và trở thành một nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Điều 67 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi với người có công với nước, vận động toàn xã hội tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nâng cao mức sống về mặt vật chất tinh thần của người có công”. Đây là yếu tố nhằm thực hiện sự tiến bộ và công bằng xã hội, góp phần ổn định chính trị, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới phát triển. Nhận thức được vấn đề trên, từ chức năng nhiệm vụ của phòng, tôi cũng đã nghiên đưa ra nhiều giải pháp để thực hiện tốt công tác quản lý, chăm sóc và chi trả trợ cấp cho đối tượng chính sách và cả đối tượng bảo trợ xã hội. Nhằm đem lại kết quả trong quá trình thực hiện công tác của ngành. Bản thân cùng ban lãnh đạo phòng Lao động - TB&XH nghiên cứu xây dựng đội ngủ cán bộ ban Thương binh xã hội các xã, thị trấn và cán bộ chi trả làm tốt công tác quản lý lao động thương binh xã hội chính sách người có công với cách mạng, phối hợp với các ngành chức năng và các đoàn thể từ huyện xuống tận các ấp khóm, thường xuyên tổ chức hướng dẩn tập huấn cho cán bộ làm công tác lao động thương binh xã hội, tuyên chuyền chủ trương chính sách người có công và phục vụ tốt cho đối tượng và được quần chúng nhân dân tín nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ của ngành. Toàn huyện Thới Bình hiện có: 1.077 Liệt sĩ; 08 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; 1.528 Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; 18 Bệnh binh; 648 Người hoạt động kháng chiến và con đẻ bị nhiễm chất độc hoá học; 01 Người hoạt động cách mạng từ 1/1/1945; 13 Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; 78 Người có công giúp đỡ cách mạng; 15 người phục vụ thương binh ¼; 06 người hoạt động cách mạng bị địch bắt tù đày. Hàng tháng Phòng Lao động – TB&XH huyện phải chi chi trợ cấp ưu đải trên 3.000 đối tượng chính sách thụ hưởng, trên 2.000 đối tượng Bảo trợ xã hội với số tiền trên 4,5 tỷ đồng Trung bình mỗi năm chi trên 54 tỷ đồng (chưa tính các nội dung chi khác như chỉnh hình, chi mai táng phí, trợ cấp 1 lần, ưu đải giáo dục, ... ). Do số tiền hàng tháng Phòng Lao động – TB&XH huyện phải dự toán, chi trả lớn. để đảm bảo số tiền đó đến tay đối tượng, tôi đã nghiên cứu cần phải có biện pháp kiểm tra giám sát công tác chi trả nên ngay từ đầu năm tôi đã mạnh dạng xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác quản lý, chăm sóc và chi trả trợ cấp cho đối tượng chính sách và đối tượng bảo trợ xã hội. Theo như kế hoạch thì mỗi quí Phòng Lao động – TB&XH sẽ kiểm tra công tác quản lý, chi trả trợ cấp của 01 xã. - Về hình thức kiểm tra: + UBND xã sẽ bố trí các ban, ngành đoàn thể xã, Bí thư, Trưởng ấp, mạng lưới cộng tác viên ấp, khóm. + Cán bộ chuyên môn phòng sẽ đọc tên từng đối tượng mà phòng quản lý, các đại biểu dự sẽ khẳng định đối tượng còn ở địa phương quản lý, có nhận tiền hàng tháng, còn sống, hay đã từ trần mà chưa báo gảm, … từ đó sẽ khẳng định được cán bộ chi trả có chi đúng, chi đủ cho đối tượng hay không để có biện pháp xử lý. - Nhằm quản lý đối tượng chính sách của huyện: Phòng đã xây dựng bộ sổ dành cho xã, và huyện nhằm theo dỏi, quản lý đối tượng theo địa chỉ ấp, khóm (trước đây chỉ có địa chỉ xã), theo dõi tăng, giảm. Dù đối tượng đã từ trần nhưng phòng vẫn nắm được đối tượng đó trước đây hưởng chế độ gì. Từ khi có kế hoạch công tác quản lý, chi trả trở nên chính xác, đảm bảo đúng đối tượng. Đặc biệt là bộ sổ quản lý đối tượng chính sách người có công tạo điều kiện cho ngành cập nhập, quản lý đối tượng chính sách trở nên thuận lợi. Thới Bình, ngày 21 tháng 02 năm 2014 Ý kiến xác nhận của Thủ trưởng đơn vị Người báo cáo
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng