Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng lối sống theo pháp luật trong điều kiện hiện nay ở việt nam...

Tài liệu Xây dựng lối sống theo pháp luật trong điều kiện hiện nay ở việt nam

.PDF
118
19
106

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG XÂY DỰNG LỐI SỐNG THEO PHÁP LUẬT TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG XÂY DỰNG LỐI SỐNG THEO PHÁP LUẬT TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số : 60 38 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Hoàng Thị Kim Quế HÀ NỘI - 2011 MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Trang phụ bìa Mục lục MỞ ĐẦU Chương 1: 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LỐI SỐNG 7 THEO PHÁP LUẬT 1.1. Khái niệm lối sống nói chung 7 1.2. Lối sống theo pháp luật 14 1.2.1. Khái niệm lối sống theo pháp luật 14 1.2.2. Đặc điểm của lối sống theo pháp luật 16 1.3. Nội dung của lối sống theo pháp luật 20 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới lối sống theo pháp luật 28 1.5. Các loại lối sống theo các chuẩn mực xã hội khác và mối quan hệ với lối sống theo pháp luật 32 1.5.1. Lối sống theo chính trị 32 1.5.2. Lối sống theo tôn giáo 33 1.5.3. Lối sống theo đạo đức 35 1.5.4. Lối sống theo chuẩn mực phong tục, tập quán 37 1.5.5. Lối sống theo chuẩn mực thẩm mỹ 40 Chương 2: THỰC TRẠNG LỐI SỐNG THEO PHÁP LUẬT TRONG 43 XÃ HỘI VIỆT NAM 2.1. Quá trình hình thành và phát triển lối sống theo pháp luật ở Việt Nam 43 2.1.1. Lối sống theo pháp luật ở Việt Nam trong thời kỳ phong kiến 43 2.1.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của lối sống theo pháp luật ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay 45 2.2. Thực trạng lối sống theo pháp luật trong xã hội Việt Nam hiện nay 49 2.2.1. Thực trạng chung của lối sống theo pháp luật ở Việt Nam trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và mở cửa, hội nhập quốc tế 49 2.2.2. Thực trạng của lối sống theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay của một số đối tượng dân cư 56 2.2.2.1. Thực trạng lối sống theo pháp luật của đội ngũ công chức 56 2.2.2.2. Thực trạng lối sống theo pháp luật của đội ngũ thanh thiếu niên 60 2.2.2.3. Thực trạng lối sống theo pháp luật của người dân nông thôn 63 2.3. Một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng lối sống theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay 66 Chương 3: 69 CÁC QUAN ĐIỂM, BIỆN PHÁP XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN LỐI SỐNG THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Những yêu cầu, định hướng và mục tiêu xây dựng, phát triển lối sống theo pháp luật trong điều kiện hiện nay của nước ta 69 3.2. Những điều kiện và môi trường để xây dựng lối sống theo pháp luật 72 3.2.1. Về kinh tế 72 3.2.2. Về chính trị 73 3.2.3. Về pháp luật 76 3.2.4. Về giáo dục - văn hóa - lối sống 84 3.3. Quan điểm, giải pháp xây dựng, phát triển lối sống theo pháp luật trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam 87 3.3.1. Một số quan điểm xây dựng, phát triển lối sống theo pháp luật trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam 87 3.3.2. Những giải pháp cơ bản xây dựng lối sống theo pháp luật trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam 87 3.3.2.1. Những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động xây dựng pháp luật và đưa pháp luật vào cuộc sống 88 3.3.2.2. Những giải pháp nhằm xây dựng môi trường văn hóa, lối sống theo tinh thần pháp quyền 100 3.3.2.3. Giải pháp củng cố và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết một cách căn bản các yếu tố: Lao động, nghề nghiệp và lợi ích 104 3.3.2.4. Giải pháp cải cách thể chế chính trị và định hướng giáo dục tư tưởng, lối sống của Đảng và Nhà nước ta 105 KẾT LUẬN 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đảng ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là điều kiện và môi trường tiên quyết của một quốc gia tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một xã hội phát triển tiên tiến. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền là xây dựng văn hóa pháp lý, trong đó có xây dựng lối sống theo pháp luật trong nhân dân. Đây là một nhiệm vụ khó khăn và phức tạp, đặc biệt ở nước ta, một nước xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ một nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, tư duy phong kiến còn đè nặng sau 1000 năm Bắc thuộc, trình độ dân trí quá thấp lại càng khó khăn và phức tạp hơn. Năm 1945, Việt Nam trở thành một quốc gia có chủ quyền, mở ra một trang sử mới cho dân tộc ta. Đặc biệt đến năm 1946 khi bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đã đánh dấu quá trình hình thành hệ thống pháp luật của nước ta, đồng thời đó cũng chính là cơ sở pháp lý đầu tiên để nhân dân ta xây dựng lối sống theo pháp luật. Kể từ đó, lối sống theo pháp luật đã có những bước tiến mới cùng với những thăng trầm của lịch sử. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với những giá trị xã hội của nền dân chủ ngày càng được củng cố và mở rộng đang đặt ra đòi hỏi bức xúc là xây dựng lối sống theo pháp luật. Điều 12, Hiến pháp 1992 của Nhà nước ta quy định: "…Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa", cùng với đó, Nghị quyết Đại hội lần thứ IX năm 2001 của Đảng nói đến mục tiêu xây dựng con người mới với lối sống mới, lối sống văn hóa, lành mạnh đã cho thấy việc xây dựng lối sống theo pháp luật là một vấn đề có tính pháp lý, khách quan. Và hơn nữa trong xu hướng hội nhập và phát triển toàn cầu ngày nay thì vấn đề hiểu biết 1 về pháp luật, xây dựng lối sống theo pháp luật ở mỗi quốc gia là một vấn đề hết sức quan trọng và cũng được quan tâm đặc biệt. Thực tế trong xã hội Việt Nam ngày nay, khi mà nền kinh tế thị trường bung ra, sự hội nhập với thế giới sâu rộng hơn bao hết thì lối sống của người Việt Nam nói chung và lối sống theo pháp luật nói riêng có những thay đổi lớn, bên cạnh lối sống tích cực của một bộ phận người dân thì cũng không ít những trào lưu sống thực dụng tàn nhẫn, thói quen sinh hoạt xấu, không có ý thức pháp luật tối thiểu, tư tưởng chống đối pháp luật, tư tưởng lách luật…, điều này đã gây nên những hiện tượng không đẹp trong xã hội, làm suy giảm môi trường sống, làm cản trở tiến trình xây dựng một nhà nước pháp quyền, một nhà nước văn minh, tiên tiến, sánh vai cùng các nước phát triển trên thế giới. Các trào lưu sống đó diễn biến hết sức phức tạp đòi hỏi phải được xây dựng lại với những chuẩn mực, những giải pháp hiệu quả thiết thực nhất. Để có thể hạn chế lối sống tiêu cực, lối sống phạm pháp, để xây dựng lối sống lành mạnh, lối sống theo chuẩn mực pháp luật và góp phần hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền; công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì Đảng, Nhà nước và nhân dân ta cần có những chính sách đồng bộ, thiết thực, quyết đoán và những những biện pháp cấp bách trong việc xây dựng lối sống theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Vì tính chất và ý nghĩa cấp thiết của quá trình xây dựng lối sống theo pháp luật như trên, tôi đã chọn đề tài "Xây dựng lối sống theo pháp luật trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam" làm đề tài viết luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu Cùng với các công trình nghiên cứu khoa học về xây dựng văn hóa pháp lý thì vấn đề "xây dựng lối sống theo pháp luật" cũng là một trong những vấn đề được các nhà khoa học, các giảng viên, những người tâm huyết 2 với việc đưa pháp luật vào thực tiễn đời sống quan tâm nghiên cứu. Liên quan đến đề tài này, từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu có thể nói đến một số công trình nghiên cứu sau: - "Xây dựng lối sống theo pháp luật những vấn đề cần quan tâm", của Lê Vương Long, Tạp chí Luật học, số 4, năm 1997; - "Tác động của nhân tố phi kinh tế trong đời sống pháp luật ở nước ta", của GS.TS Hoàng Thị Kim Quế, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8, năm 2001; - "Đa dạng hành vi pháp luật và xây dựng môi trường xã hội - pháp lý cho những hành vi hợp pháp", của GS.TS Hoàng Thị Kim Quế, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 8, năm 2005; - Luận văn thạc sĩ luật học: "Lối sống theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay", của Phí Thị Thanh Tuyền; - "Xây dựng ý thức pháp luật và lối sống theo pháp luật", của Nguyễn Khắc Bộ, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 10, năm 2006; - Đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước: "Cơ sở khoa học của việc xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật", do GS.TS Đào Trí Úc làm chủ nhiệm. Vấn đề lối sống theo pháp luật cũng được các tác giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu. Chẳng hạn, sách tham khảo "Lối sống - khái niệm, hiện thực, các vấn đề", Nxb Matsxcơva, 1997 của V.I.Tolstukl (tiếng Nga) bàn về khái niệm lối sống và các biểu hiện cụ thể của lối sống trong đời sống hiện thực cũng như các vấn đề đặt ra cần nghiên cứu, giải quyết; sách tham khảo "Lối sống xã hội chủ nghĩa - Những vấn đề nhà nước pháp luật", Nxb Văn hóa pháp lý, Matsxcơva 1980 (tiếng Nga) đề cập tới lối sống xã hội chủ nghĩa và ảnh hưởng của nhà nước và pháp luật tới lối sống. Các công trình nói trên đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của lối sống nói chung, trong đó có lối sống theo pháp luật, song chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về lối sống theo pháp luật ở 3 Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu lối sống theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện về lý luận cũng như về thực tiễn một cách toàn diện và đầy đủ hơn. 3. Mục đích, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, qúa trình hình thành lối sống theo pháp luật, nguyên nhân từ thực tiễn dẫn đến yêu cầu phải xây dựng lối sống theo pháp luật. Từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể cho việc xây dựng lối sống theo pháp luật của người Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện và phát triển hơn lý luận về lối sống theo pháp luật, giúp cho việc giảng dạy về lối sống theo pháp luật ở Việt Nam được chính xác và khoa học, đầy đủ hơn. Đồng thời kết quả nghiên cứu còn có tác dụng góp phần xây dựng và hình thành lối sống theo pháp luật ở cán bộ, nhân dân Việt Nam trong quá trình xây dựng, bảo vệ đất nước, đặc biệt trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, mở cửa, hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực khác nhau. Phạm vi nghiên cứu - Phân tích làm rõ quan niệm, đặc điểm, nội dung của lối sống theo pháp luật nói chung, lối sống theo pháp luật ở Việt Nam nói riêng; những yếu tố có ảnh hưởng tới lối sống theo pháp luật; so sánh với các dạng lối sống theo các chuẩn mực xã hội khác; - Tìm hiểu khái quát thực trạng lối sống theo pháp luật ở Việt Nam, trong đó đi sâu tìm hiểu lối sống theo pháp luật của các đối tượng điển hình trong xã hội; - Nêu lên các yêu cầu, điều kiện, môi trường để xây dựng lối sống theo pháp luật, từ đó đề xuất những giải pháp cần thiết, có tính khả thi để xây dựng và hoàn thiện lối sống theo pháp luật ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay. 4 Nhiệm vụ của luận văn Với mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: - Cơ sở lý luận về việc xây dựng lối sống theo pháp luật ở nước ta hiện nay. - Thực trạng lối sống trong xã hội Việt Nam hiện nay. - Những biện pháp xây dựng lối sống theo pháp luật của người Việt Nam hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được triển khai nghiên cứu trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về lối sống và lối sống theo pháp luật. Lý luận và thực tiễn xây dựng lối sống theo pháp luật trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường và xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân… Các phương pháp nghiên cứu được chú ý hơn là: Phương pháp phân tích được dùng để nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến lối sống theo pháp luật như quan niệm lối sống theo pháp luật, đặc điểm, nội dung… của lối sống theo pháp luật; phương pháp tổng hợp, phương pháp xã hội học dùng để khảo sát, đánh giá thực trạng lối sống theo pháp luật của một số đối tượng và đề xuất các giải pháp xây dựng, hoàn thiện lối sống theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay… 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Luận văn đã tổng hợp, phân tích một cách có hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về lối sống theo pháp luật, đặc biệt là làm sáng tỏ bản chất của lối sống nói chung và lối sống theo pháp luật nói riêng, so sánh với các dạng lối sống khác theo các chuẩn mực xã hội, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới lối 5 sống theo pháp luật để từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn về lối sống theo pháp luật. Những kết quả nghiên cứu theo hướng này của luận văn góp phần nhất định cho việc bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận về lối sống theo pháp luật, tạo cơ sở cho việc tiếp tục nghiên cứu lối sống theo pháp luật ở nước ta. Qua việc phân tích và đánh giá quá trình hình thành lối sống theo pháp luật và thực trạng lối sống theo pháp luật ở nước ta hiện nay, luận văn đã tìm ra những điều kiện và đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng phát triển lối sống theo pháp luật một cách có hiệu quả trong điều kiện hiện nay của nước ta. Những kết quả đó có giá trị tham khảo phục vụ cho thực tiễn xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhất là quá trình tổ chức và thực hiện pháp luật trong thực tế ở nước ta. Ngoài ra, luận văn cũng có giá trị là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo luật. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về lối sống theo pháp luật. Chương 2: Thực trạng lối sống theo pháp luật trong xã hội Việt Nam. Chương 3: Các quan điểm, biện pháp xây dựng lối sống theo pháp luật ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay. 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LỐI SỐNG THEO PHÁP LUẬT 1.1. Khái niệm lối sống nói chung Khi nghiên cứu về lối sống theo pháp luật thì chúng ta không thể không nghiên cứu về lối sống nói chung. Bởi lẽ thông qua việc phân tích các khía cạnh của lối sống nói chung thì chúng ta mới có thể nhận diện, giải mã và phân tích những khía cạnh đầy đủ nhất của lối sống theo pháp luật. Tuy nhiên, nghiên cứu về lối sống con người trước hết và nhất thiết phải bắt đầu từ cách hiểu, cách định nghĩa về phạm trù "lối sống". Về mặt ngữ nghĩa trong tiếng Việt, lối sống là một danh từ ghép gồm "lối" và "sống": "Lối là lề lối, thể thức, kiểu cách, phương thức" [30, tr. 17]; "sống là sinh hoạt, là quá trình hoạt động sinh vật và xã hội của mỗi con người và xã hội loài người" [30, tr. 17]. Từ hai thuật ngữ trên ghép lại cho thấy, lối sống được hiểu là thể thức, phương thức, cách thức sinh hoạt, quá trình hoạt động sống, ứng xử của mỗi con người, cộng đồng hoặc cả xã hội loài người với nhau trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định của môi trường sống xung quanh con người. Hiện nay có rất nhiều công trình của các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài nghiên cứu về lối sống, tiếp cận đối tượng nghiên cứu dưới góc độ khác nhau và vì thế đã từng xuất hiện nhiều cách định nghĩa khác nhau về lối sống. Định nghĩa của Đôbơrianốp: "Lối sống là sinh hoạt cá nhân, chủ quan hoá của hệ thống những quan hệ xã hội, của toàn bộ tổng thể những điều kiện sống, thể hiện trong hoạt động của con người" [11, tr. 213]. 7 Định nghĩa của Sôrôkhôva: "Lối sống là toàn bộ những hình thức hoạt động sinh sống tiêu biểu, là phương thức hoạt động đã được xác định" [12, tr. 12]. Định nghĩa của Daxêpin: "Lối sống là tập hợp những hình thức hoạt động của con người trong một thể thống nhất với môi trường hoạt động của xã hội và cá nhân" [12, tr. 13]. Tác giả này còn nêu ra 5 dạng hoạt động của lối sống là: hoạt động cải tạo, hoạt động định hướng, hoạt động giao tiếp và hoạt động nghệ thuật. Gần đây, một số nhà khoa học người Việt Nam cũng nghiên cứu và đưa ra các định nghĩa với nội hàm và ngoại diên không tương đồng nhau về lối sống. Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX.06-13 nêu khái quát trong Báo cáo tổng kết chương trình KX- 06 (1993-1995) như sau: Lối sống, trong một chừng mực nhất định, là cách ứng xử của những người cụ thể trước những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của môi trường sống. Môi trường là cái khách quan quy định, là điều kiện khách quan trực tiếp tác động và ảnh hưởng đến lối sống của con người, của các nhóm xã hội và cộng đồng dân cư [Dẫn theo: 15, tr. 45]. Dưới góc độ kinh tế chính trị học thì một số nhà nghiên cứu cho rằng: "Lối sống được hiểu là phương thức sinh hoạt (tồn tại) trong xã hội của con người, của các tập đoàn xã hội, các cộng đồng người (gia đình, dân tộc). Các tầng lớp và các giai cấp, tương ứng với một xã hội nhất định" [26, tr. 253]. Trong tập bài giảng Văn hóa xã hội chủ nghĩa của Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh thì: Lối sống là một phạm trù xã hội khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế xã hội nhất định, và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: trong lao động và hưởng 8 thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa [1, tr. 211]. Nhà nghiên cứu Thành Lê lại cho rằng: Nói một cách đơn giản, lối sống nói rõ con người sống như thế nào, để làm gì, họ làm những gì, cuộc sống của họ chứa đựng những hành vi nào. Vì thế, về thực chất, lối sống không chỉ bao quát những điều kiện sống mà là toàn bộ những hình thức hoạt động sống của con người trong quá trình sản xuất của cải vật chất và tinh thần, cũng như trong lĩnh vực xã hội - chính trị và gia đình - sinh hoạt [15, tr. 45]. Tất cả các định nghĩa được dẫn ra trên đây, dù hoàn toàn chưa đủ tính đại diện cao cho hàng trăm định nghĩa về lối sống từng được nêu ra, cũng phần nào phản ánh được tính chất phức tạp của phạm trù này. Các định nghĩa đó không khả dĩ và khó có thể được chấp nhận bởi lẽ mỗi định nghĩa thường được đề xuất từ cách tiếp cận của một môn khoa học nào đó: xã hội học, tâm lý học, văn hóa học hay triết học… hoặc trong khi một số nhà khoa học này nhấn mạnh vào bình diện cá nhân của lối sống, thì người khác lại đề cao bình diện cộng đồng, thậm chí còn có người muốn nêu ra định nghĩa chung cho lối sống toàn nhân loại (kiểu như "lối sống công nghiệp", "lối sống toàn cầu hóa"). Nhìn chung các định nghĩa của các nhà nghiên cứu còn thiếu công cụ tối cần thiết cho công việc hết sức gian nan của mình là nghiên cứu về lối sống và xu hướng biến đổi lối sống của các nhóm và các cộng đồng người. Và như vậy, định nghĩa về lối sống còn khá mơ hồ, không ít trường hợp người ta đã đồng nhất "lối sống" với "thói quen" với "ý thức" hay đồng nhất với "văn hóa". Nghiên cứu trường hợp điển hình hay đồng nhất, chồng lấn khi phân tích "lối sống" với "văn hóa" để từ đó chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về "lối sống". Có thể khẳng định chắc chắn rằng "lối sống" có liên quan mật thiết với "văn hóa" và có thể coi "lối sống" như một bộ phận hợp thành của văn hóa, 9 hay là một phương thức tồn tại và biểu hiện của "văn hóa". Tuy nhiên, chúng ta không nên và không thể đồng nhất hai phạm trù lối sống và văn hóa. Cho đến nay đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về các phạm trù "văn hóa" và "lối sống", nhưng dù tiếp cận và định nghĩa các phạm trù trên theo cách nào thì người ta đều có thể nhận ra có phần chồng lấn, nhưng cũng có phần không trùng khớp giữa nội hàm và do đó, cả ngoại diên của hai phạm trù trên. Xin chỉ ra một số phạm vi không trùng khớp giữa nội hàm của hai phạm trù trên theo một cách chung nhất: * "Văn hóa" dù định nghĩa theo cách nào thì phạm trù này cũng dùng để chỉ một thực thể phức hợp mà xét theo chiều thẳng đứng luôn có nhiều cấp độ, nhiều tầng lớp khác nhau, trong đó ở "tầng đáy" hay nền tảng của văn hóa bao giờ cũng là các giá trị và hệ giá trị, còn ở "tầng ngọn" hay "các cấu trúc thượng tầng" là các hình thức biểu hiện cụ thể của văn hóa, như các biểu tượng, các hình thức nghệ thuật, các ứng xử văn hóa, trong đó có lối sống của các cá nhân và các nhóm, các cộng đồng người. Trong khi đó, "lối sống", dù được định nghĩa theo cách nào, thì phạm trù này cũng chỉ dùng để chỉ những quá trình hiện thực hóa các giá trị và hệ giá trị văn hóa trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, xét theo chiều thẳng đứng thì thực thể lối sống không có nhiều tầng lớp và cấp độ như văn hóa, đồng thời, xét về lý thuyết, chỉ có giá trị và hệ giá trị nào được hiện thực hóa trong thực tiễn cuộc sống của con người thì mới được coi là chiều sâu văn hóa của lối sống. Điều này cũng có nghĩa là khi nghiên cứu về lối sống con người ta bắt buộc phải nghiên cứu các chiều sâu văn hóa của nó, phải khám phá xem lối sống đó dựa trên hay là sự hiện thực hóa trong thực tiễn của những giá trị và hệ giá trị nào. Hơn nữa, các giá trị và hệ giá trị lại không bao giờ đứng độc lập hay tác động đến lối sống một cách đơn lẻ theo những tuyến tính xác định, mà thường chúng luôn tương tác với nhau, đan xen với nhau và do đó có những hình thức hiện thực hóa đa dạng và phức hợp. Vì vậy, nghiên 10 cứu về lối sống lại phải nghiên cứu cả các cách ứng xử văn hóa, các chế định văn hóa và các biểu tượng văn hóa. Đây là những bộ phận hợp thành, những tầng lớp văn hóa rất gần gũi với lối sống và thậm chí trùng khớp với lối sống, chính là lối sống. Nhưng dù sao đi nữa thì cũng không thể được quên rằng: nghiên cứu các chiều sâu văn hóa của lối sống là nhằm để khám phá lối sống, để hiểu rõ bản chất và xu hướng biến đổi của lối sống, nhưng không được vì vậy mà đồng nhất hai phạm trù lối sống và văn hóa. * Khi xét theo chiều ngang thì vấn đề còn trở nên phức tạp hơn. Khi tiếp cận theo chiều này dường như lối sống hoàn toàn trùng khớp với văn hóa, bởi lẽ bất cứ hoạt động sống nào của con người cùng là sự hiện thực hóa các giá trị văn hóa. Tuy nhiên, ở đây có ba điểm cần làm rõ để có thể ít nhiều chỉ ra cái ranh giới vô hình, mong manh giữa lối sống và văn hóa: Thứ nhất, hoạt động sống và lối sống của con người chỉ có thể được hiểu là những khía cạnh chủ quan của văn hóa mà thôi. Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể được con người sáng tạo ra từ hàng nghìn năm nay và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thì vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, không phải tất cả những giá trị đó đều được tiếp nhận theo những mức độ và phương thức giống nhau, và không phải tất cả chúng đều được hiện thực hóa như trong cuộc sống thực tiễn cuộc sống của con người. Vì vậy, chỉ những giá trị nào được con người chấp nhận và đang hiện thực hóa nó trong cuộc sống mới tạo nên hoạt động sống và góp phần tạo nên lối sống của con người hiện nay. Những giá trị văn hóa đó và sự hiện thực những giá trị đó trong hiện tại chính là các khía cạnh chủ quan của văn hóa, và trùng khớp với hoạt động sống và lối sống. Còn những giá trị văn hóa khác không được hiện thực hóa thông qua hoạt động sống, thì dù có tồn tại (thông qua tục ngữ, ca dao, qua tín điều tôn giáo, học thuyết chính trị hay qua các biểu tượng văn hóa) cũng không thể được coi là bộ phận, một yếu tố của hoạt động sống hay lối sống. Chúng tồn tại và tạo nên khía cạnh khách quan của văn hóa. 11 Hơn nữa cần chú ý là văn hóa hay lối sống luôn luôn tồn tại gắn với và được xác định bởi các nhân tố, các nhóm, các cộng đồng người. Vì vậy, có thể giá trị hay hệ giá trị văn hóa nào đó được hiện thực trong thực tiễn của cá nhân hay nhóm, cộng đồng này mà lại không được biết đến và hiện thực hóa trong thực tiễn cuộc sống bởi cá nhân hay cộng đồng người khác. Do đó mà xét theo bề ngang thì văn hóa và lối sống không phải và không thể lúc nào cũng trùng khớp với nhau và nhất loạt như nhau đối với tất cả các nhóm và các cộng đồng người. Thứ hai, hoạt động sống và lối sống không đồng nhất với nhau. Ở đây chính là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa cái đặc thù và cái phổ biến. Hoạt động sống của con người thì vô cùng phong phú, đa dạng, đa chiều nhưng chỉ những hoạt động sống nào được diễn ra lặp đi, lặp lại nhiều lần trong cuộc đời một cá thể thì mới có thể được coi là bộ phận cấu thành nên lối sống của cá thể ấy. Tương tự, chỉ những hoạt động sống nào lặp đi lặp lại và phổ biến trong đa số cá thể của một cộng đồng xác định nào đó thì những hoạt động sống đó mới được coi là yếu tố cấu thành nên lối sống của cộng đồng đó. Vả lại, lối sống không chủ yếu chỉ là tập hợp các hoạt động sống quen thuộc của các cộng đồng người mà chủ yếu là những cách thức mà các cộng đồng người đó tiến hành những hoạt động sống nói trên. Thứ ba, lối sống chỉ là cái hiện hữu, còn văn hóa thì có tính lịch sử. Khi nghiên cứu văn hóa của một cộng đồng người nào đó thì thường người ta phải nghiên cứu toàn bộ nền văn hóa đó trong cả chiều sâu lịch sử của nó. Chỉ có như vậy người ta mới có thể nắm được những đặc trưng lớn, khám phá được những hệ giá trị căn bản tạo nên bản sắc của nền văn hóa đó. Trong khi đó, nghiên cứu về lối sống, tức là nghiên cứu sự hiện thực hóa các giá trị trong thực tiễn cuộc sống, và do vậy, mối quan tâm của nhà nghiên cứu chủ yếu là dành cho những cái đang diễn ra, chứ không phải là cho những gì đã diễn ra, tức là chủ yếu cho thời hiện tại chứ không phải thời quá khứ của hoạt động sống và lối sống. 12 Từ sự phân tích như trên có thể hiểu lối sống của con người chính là các khía cạnh chủ quan của văn hóa, là quá trình hiện thực hóa các giá trị văn hóa thông qua hoạt động sống của con người trong những điều kiện sống xác định. Đó là cấp độ thứ nhất trong định nghĩa về lối sống. Ở cấp độ thứ hai, có thể hiểu lối sống là tất cả những hoạt động sống và phương thức tiến hành các hoạt động sống được một bộ phận lớn hoặc toàn thể các nhóm, các cộng đồng người chấp nhận và thực hành trong một khoảng thời gian tương đối ổn định. Và cuối cùng, như đã nói ở trên, nhà nghiên cứu sẽ không thể hiểu đầy đủ các khía cạnh văn hóa chủ quan của lối sống nếu tách rời nó khỏi mối tương tác biện chứng với các khía cạnh khách quan; họ cũng sẽ không thể khám phá được các hoạt động sống nếu tách rời những hoạt động sống, phương thức tiến hành những hoạt động ấy khỏi môi trường sống và những mối liên hệ lịch đại và đồng đại của nó. Tóm lại, từ cách tiếp cận đa chiều như vậy, chúng ta có thể hiểu về phạm trù lối sống như sau: Lối sống là một thói quen có định hướng, có chất lượng lý tưởng. Nó là phương cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc, nền văn hóa, đặc trưng văn hóa, là các khía cạnh chủ quan của văn hóa, là quá trình hiện thực hóa các giá trị văn hóa thông qua hoạt động sống của con người, là một yếu tố xã hội. Nó là tiêu chí đầu tiên, tổng hợp nhất thể hiện chất lượng văn hóa và trí tuệ của một con người. Và như vậy, lối sống là một phạm trù xã hội khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa con người với con người, trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa. Lối sống là phức hợp những mẫu hình nhận thức và hành động biểu hiện như là sự lặp lại, phổ biến, ổn định dưới các dạng thức hoạt động đặc trưng cho một dân tộc, một quốc gia, một giai cấp, một tập 13 đoàn xã hội trong giai đoạn lịch sử nhất định. Ở đây, những chuẩn mực, giá trị, những truyền thống, tập quán có tác động hết sức lớn đến phương thức hoạt động, tư duy, cách ứng xử của con người trong xã hội. Tất cả tạo thành cơ sở của khuôn mẫu hành vi của mỗi người, mỗi nhóm và tập đoàn người khác nhau trong xã hội. Nói cách khác, lối sống là tổng thể các nét căn bản đặc trưng cho hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội trong những điều kiện xã hội nhất định về mặt lịch sử. Nó là những cách thức, phép tắc tổ chức và điều khiển đời sống cá nhân, cộng đồng đã được thừa nhận rộng rãi và trở thành thói quen. 1.2. Lối sống theo pháp luật 1.2.1. Khái niệm lối sống theo pháp luật Để đưa ra được khái niệm toàn diện về "lối sống theo pháp luật" sau khi đã có được cái nhìn sâu sắc về "lối sống" như đã phân tích ở phần trên thì điều hết sức quan trọng nữa là chúng ta phải hiểu thế nào là "pháp luật". "Pháp luật" là hệ thống các quy tắc xử sự thể hiện ý chí, lợi ích của nhân dân lao động, do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận), có tính bắt buộc chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện trên cơ sở kết hợp giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế; thu hút sự tham gia tích cực của toàn xã hội vào hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Tuy nhiên, đưa ra khái niệm "lối sống theo pháp luật" không có nghĩa là ghép hai phần định nghĩa về "lối sống" và "pháp luật" với nhau. Mà chúng ta phải đưa ra những nhận định dưới các góc độ khác nhau để từ đó phân tích làm rõ các khía cạnh cơ bản nhất của "lối sống theo pháp luật". Như chúng ta đã biết, lối sống luôn vận hành theo một bảng giá trị xã hội nào đó, nói cách khác, mỗi loại hình lối sống đều dựa trên các chuẩn mực nhất định. Các chuẩn mực xã hội mà con người hiện nay theo đuổi rất phong 14 phú, đa dạng và một trong những giá trị xã hội mà con người phấn đấu đạt tới là các chuẩn mực pháp luật, sự tôn trọng, thực hiện các chuẩn mực pháp luật một cách nghiêm minh, chính xác, hiệu quả. Khi pháp luật được coi là chuẩn mực giá trị xã hội cho lối sống của con người trong xã hội thì sống theo pháp luật được hình thành. Lập luận này cũng cho thấy lối sống theo pháp luật là phạm trù có tính xã hội - lịch sử nhất định, nó sẽ chuyển hóa và hoàn thiện dần thành lối sống cộng đồng khi không còn nhà nước và pháp luật. Lối sống theo pháp luật được coi là những hành vi thực tế của con người dựa trên cơ sở những chuẩn mực pháp luật trong các lĩnh vực lao động sản xuất, sinh hoạt tiêu dùng các giá trị vật chất, tinh thần và các hoạt động chính trị - xã hội khác. Không phải mọi hành vi xã hội đều phải chịu và được điều chỉnh bằng pháp luật nhưng mọi hành vi khi có pháp luật điều chỉnh đều được kiểm soát, đánh giá là hợp pháp hoặc bất hợp pháp. Như vậy, thực chất đòi hỏi của lối sống theo pháp luật là mong muốn các chủ thể xác lập các hành vi hợp pháp và không xác lập các hành vi mà pháp luật ngăn cấm hoặc không cho phép trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào. Có thể nói, lối sống theo pháp luật được hình thành, tồn tại dựa trên các chuẩn mực của pháp luật và có tính ổn định, trật tự tương đối. Lối sống theo pháp luật là một phạm trù xã hội, không có tính định lượng cụ thể mà được định tính bởi những tiêu chuẩn của pháp luật được quy định trong hệ thống pháp luật với các nguyên tắc của pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành. Các nguyên tắc và các văn bản pháp luật này sẽ điều chỉnh, kiểm soát và đánh giá các quan hệ xã hội cũng như các hoạt động xã hội. Lối sống theo pháp luật là tổng thể các hoạt động xã hội được hình thành dựa trên các chuẩn mực pháp luật và có tính lặp lại, tái diễn. Xã hội một thực thể tập hợp các thành viên trong mối quan hệ đa chiều, tất yếu, vì vậy lối sống theo pháp luật bao giờ cũng mang tính cá thể - tự nhiên và tính 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan