Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường đại học...

Tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường đại học

.PDF
64
31
103

Mô tả:

Xây dựng đội ngũ Cán bộ, Viên chức trong Trường Đại học Nguyễn Thị Thu Hương Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Mã số: 60 38 01 Người hướng dẫn: GS. TS. Phạm Hồng Thái Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường đại học. Phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ, viên chức và cán bộ hiện nay ở nước ta. Từ đó rút ra những kinh nghiệm và bài học thực tiễn của quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường đại học. Đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường đại học hiện nay. Keywords: Đội ngũ cán bộ; Viên chức; Luật hành chính; Pháp luật Việt Nam Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài - Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường đại học là một quá trình lịch sử xuyên suốt, là một đòi hỏi khách quan, xuất phát từ thực tiễn. "Nhân tài là nguyên khí quốc gia". Do vậy, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, các triều đại phong kiến nối tiếp nhau đều có những chính sách đầu tư cho nền giáo dục. Đặc biệt, sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - một nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á ra đời, tiếp nối truyền thống lịch sử, đặc biệt là xác định rõ được vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo, coi đây là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống chính trị của mỗi nước, là biểu hiện trình độ phát triển của mỗi nước. Vì vậy, ngay từ khi dành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Do đó, xác định giáo dục và đào tạo là một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam. Trong quá trình hoàn thiện hệ thống giáo dục Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã luôn nhận thức được rằng: cần thiết phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, viên chức, mà cụ thể là đội ngũ cán bộ, giảng viên, chuyên viên trong hệ thống các trường đại học đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn, có lối sống, đạo đức và bản lĩnh chính trị vững vàng. Đó là đòi hỏi từ thực tiễn khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường đại học phù hợp và phục vụ cho sự nghiệp đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước; phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước. Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Trong bối cảnh đó, giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Các nước trên thế giới kể cả những nước đang phát triển đều coi giáo dục là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. Đối với đất nước ta, sự nghiệp giải phóng dân tộc thắng lợi hoàn toàn, đất nước ta bước vào một giai đoạn phát triển mới; đó là bên cạnh việc bảo vệ Tổ quốc phải gắn liền với việc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học và giáo dục... Nhận thức vấn đề lịch sử lớn lao và đòi hỏi cấp thiết của việc xây dựng phát triển đất nước, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986 đã đề ra đường lối đổi mới đất nước: Đó là đổi mới toàn diện nền kinh tế và từng bước đổi mới về chính trị. Do vậy, để đáp ứng được yêu cầu đó cần thiết phải phát triển sự nghiệp giáo dục chuyên nghiệp nhằm đào tạo những con người mới vừa "Hồng" vừa "Chuyên", có trình độ và đầy đủ kỹ năng chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tiến trình hội nhập quốc tế đang diễn ra trên khắp toàn cầu, để tiếp cận được với những quốc gia có trình độ khoa học tiến tiến cần thiết phải có những con người có trình độ chuyên môn cao. Muốn làm được việc đó nhất thiết phải hoàn thiện hệ thống giáo dục trong đó có việc xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên trong trường đại học. - Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường đại học đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của sự nghiệp giáo dục. 2 Đánh giá thực trạng giáo dục đào tạo sau 20 năm đổi mới, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định sự nghiệp giáo dục, đào tạo nước ta tiếp tục phát triển và được đầu tư nhiều hơn. Đầu tư về cơ sở vật chất, mở rộng về quy mô đào tạo, đổi mới về cơ chế quản lý... trong đó đặc biệt nhấn mạnh là đầu tư cho việc nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ cán bộ, viên chức trong hệ hệ thống giáo dục và được quan tâm nhất là đội ngũ cán bộ, giảng viên trong các trường đại học của hệ thống giáo dục quốc dân. - Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường đại học góp phần vào sự nghiệp chung và lý tưởng của Đảng "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Với mục tiêu, lý tưởng của Đảng ta là xây dựng đất nước làm sao cho "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Đó là mục tiêu lý tưởng cao đẹp, lý tưởng vì con người. Tuy nhiên, để làm được việc đó nhất thiết phải có những con người có sức khỏe, có phẩm chất, có lý tưởng, hoài bão và có tri thức tiến bộ. Nhưng để có những con người đủ điều kiện để thực hiện lý tưởng của Đảng, nhất thiết con người đó phải được giáo dục, đào tạo trong một môi trường tiên tiến. Do vậy, để chất lượng giáo dục ngày một nâng cao, đáp ứng nhưng yêu cầu vừa mang tính lý tưởng, vừa mang tính thực tiễn đó cần thiết phải xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức trong các trường đại học Việt Nam đủ cả về chất và lượng. - Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường đại học cũng là nhằm bồi dưỡng cách mạng cho thế hệ sau. Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng; Tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa, ý thức công dân để hình thành thế hệ thanh niên có phẩm chất tốt đẹp, có khí phách và quyết tâm hành động thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những giải pháp quan trọng. Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, tạo cơ hội cho mọi thanh niên được học tập, không ngừng nâng cao trình độ, có tri thức và kỹ năng, vươn lên ngang tầm với thanh niên các nước tiên tiến trên thế giới; nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên; xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện cho thanh niên nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, phát triển toàn diện; coi trọng hơn nữa việc trọng dụng tài năng trẻ, tạo bước chuyển có tính đột phá trong bố trí và sử dụng cán bộ trẻ trên tất cả các lĩnh vực. 3 Để thực hiện được những mục tiêu như trên, sự nghiệp giáo dục phải không ngừng được đổi mới và hoàn thiện trong đó có việc xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức trong các trường đại học, để đội ngũ cán bộ, viên chức này góp phần bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. 2. Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài - Nghiên cứu đề tài nhằm đưa những quan điểm, lý luận về cán bộ, viên chức trong trường đại học vào thực tiễn; Nền giáo dục nói chung của nước ta đã có quá trình hình thành và phát triển gần 1000 năm. Tuy nhiên, nền giáo dục hiện đại của nước ta thì cũng chỉ mới xây dựng và phát triển hơn 60 năm qua. Do vậy, để hoàn thiện hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức trong các trường Đại học Việt Nam hiện tại nói riêng có rất nhiều các quan điểm, hệ thống lý luận chính tắc và không chính tắc. Việc nghiên cứu đề tài này nhằm đóng góp ý kiến đánh giá các quan điểm, lý luận và đồng thời đưa các quan điểm, lý luận về cán bộ, viên chức trong trường đại học vào thực tiễn nhằm từng bước nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục Việt Nam, trong đó có các trường đại học. - Đảm bảo đáp ứng những đòi hỏi khách quan của việc xây dựng cán bộ, viên chức trong trường đại học; Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức trong các trường đại học là đòi hỏi tự nhiên và khách quan của cả hệ thống giáo dục, của nền kinh tế, chính trị và văn hóa chứ không phải là mong muốn chủ quan của một cá nhân hay một đơn vị, tổ chức nào. Trong những năm qua, đóng góp của các trường đại học cho sự phát triển chung của đất nước là rất lớn. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn nhiều những vấn đề chưa đáp ứng được so với đòi hỏi thực tế của nền kinh tế xã hội, chất lượng sinh viên - những người lao động trí óc nhìn chung còn rất nhiều hạn chế. Những cái thiếu sót đó còn do nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản là đội ngũ cán bộ, viên chức - giảng viên chưa đủ về số lượng, về chất lượng và năng lực. Do vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường đại học là đòi hỏi mang tính khách quan từ thực tiễn. - Đánh giá một cách tổng quát về quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường đại học. 4 Quá trình xây dựng và phát triển của đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường đại học của nền giáo dục mới trong những năm qua đã đạt được những yêu cầu nhất định. Tuy nhiên, để đánh giá được một cách tổng quát nhất về quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức thì cũng chỉ mới ở cấp độ các cơ quan quản lý nhà nước tổng kết chung. Còn trong phạm vi một đề tài nghiên cứu về vấn đề này dưới góc độ cả lý luận và thực tiễn thì chưa được thực hiện. Do vậy, đề tài này góp phần giải quyết vấn đề đó. - Nâng cao sự nhận thức về vai trò to lớn của việc xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường đại học. Từ quá trình phần tích đánh giá vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường đại học thông qua đề tài góp phần nâng cao nhận thức về vai trò to lớn và là một trong những nhân tố quyết định đến sự phát triển của nền giáo dục nói chung cũng như hệ thống trường đại học nói riêng. 3. Tình hình nghiên cứu đề tài Về công vụ, công chức và pháp luật về cán bộ, công chức là những vấn đề luôn có tính thời sự ở nước ta trong nhiều năm qua; tới nay đã có nhiều nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này như: - Hệ thống công vụ các nước ASEAN, Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, 1997; - Hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; - Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ công chức hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; - Xu hướng cận hóa giữa hai hệ thống công vụ trên thế giới, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 10/2001; - Công vụ, công chức nhà nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2004, của PGS.TS. Phạm Hồng Thái; - Trách nhiệm kỷ luật của cán bộ, công chức, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2005 của PGS.TS. Phạm Hồng Thái và nhiều công trình khác đã được công bố. 5 Các công trình nói trên trong một mức độ nhất định cũng đã đề cập đến vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức nhưng mới chỉ đề cập tới những khía cạnh chung nhất mà chưa có nghiên cứu một cách hệ thống. Hơn nữa, việc nghiên cứu chủ yếu xuất phát từ góc nhìn của khoa học hành chính, còn từ góc độ của khoa học luật rất ít được xem xét. Chính điều đó cũng phản ánh tính cấp thiết của việc chọn đề tài nói trên để nghiên cứu. Mặt khác, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức luôn là yêu cầu đặt ra trong mọi giai đoạn lịch sử, là nhu cầu mang tính khách quan của sự phát triển xã hội, đảm bảo cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đang trở thành nhu cầu bức xúc với mọi tổ chức trong nền kinh tế tri thức. Điều này càng quan trọng hơn trong các trường đại học, nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước. Đội ngũ giảng viên trình độ cao là yêu cầu thiết yếu để một trường đại học có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh. Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội, các trường đại học phải không ngừng nghiên cứu, đưa ra những ngành học mới phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Đây là một trong những cơ sở làm phát sinh đòi hỏi xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy. Vì những đòi hỏi như vậy, đã có nhiều nhà khoa học, tác giả có những công trình khoa học, đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường Đại học hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu. Chính sự cấp thiết của nó đã thúc đẩy tác giả lựa chọn đề tài. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường đại học nước ta. Tuy nhiên, với tính chất đặc thù của lĩnh vực lao động, nhiệm vụ được giao nên đối tượng nghiên cứu được xác định cụ thể là cán bộ, giảng viên và chuyên viên (người quản lý trong giáo dục). Do vậy, trong quá trình nghiên cứu đề tài khái niệm cán bộ, viên chức trong trường đại học cũng chính là đội ngũ cán bộ, giảng viên và chuyên viên. - Phạm vi nghiên cứu: 6 Thứ nhất: Từ những cơ sở lý luận và đòi hỏi khách quan của tiến trình hội nhập, đề tài tập trung nghiên cứu đội ngũ cán bộ, viên chức mà cụ thể là cán bộ, giảng viên, nhân viên quản lý trong các trường đại học Việt Nam chứ không đi sâu vào nghiên cứu về cán bộ, công chức, viên chức nói chung. Tuy nhiên, đây là những phạm trù có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cũng cùng chịu sự điều chỉnh của một hệ thống quy phạm pháp luật nhất định nên trong quá trình thực hiện đề tài cần thiết phải sử dụng nhằm so sánh và làm nổi bật những vấn đề trọng tâm nghiên cứu. Thứ hai: Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, viên chức trong trường đại học là quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của những người làm công tác giáo dục và đào tạo là chủ yếu. Do vậy, việc đánh giá thực trạng, xây dựng đội ngũ Cán bộ, Giảng viên trong trường đại học cũng chính là đội ngũ cán bộ, viên chức. Thứ ba: Đề tài nêu lên những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa việc xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường đại học cả về số lượng, chất lượng, phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị cũng như về cơ chế pháp lý điều chỉnh. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật biện chứng: Trên quan điểm duy vật biện chứng khi nghiên cứu về cán bộ, viên chức trong trường đại học cần phải đặt nó trong mối quan hệ với hệ thống pháp luật, cơ sở kinh tế và văn hóa, xã hội. Khi xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường đại học luôn chịu sự quy định, tác động của hệ thống pháp luật, cơ sở kinh tế và văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, quan điểm duy vật biện chứng cũng yêu cầu không được tuyệt đối hóa hệ thống pháp luật, tuyệt đối hóa các yếu tố kinh tế, văn hóa xã hội mà phải nghiên cứu nó trong sự vận động phát triển, đánh giá việc xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường đại học một cách toàn diện, có hệ thống. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp phân tích tổng hợp là một trong những phương pháp cơ bản trong việc nghiên cứu khoa học. Phân tích là phương pháp áp dụng để chia cái toàn thể thành những cái đơn giản hơn để làm rõ bản chất, đặc trưng của từng vấn đề. Còn phương pháp tổng hợp là phương pháp liên kết các yếu tố đã được phân tích lại với nhau tìm ra mối liên hệ cơ bản của 7 chúng nhằm nhận thức sự vật trong một chỉnh thể thống nhất. Vận dụng phương pháp này trong việc nghiên cứu đề tài "Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường đại học", chúng ta thấy được nét đặc trưng, cụ thể của cán bộ, viên chức trong trường đại học đồng thời cũng thấy được mối liên hệ và sự kế thừa của các quy định về các văn bản pháp luật nói chung và các văn bản pháp luật về cán bộ, viên chức trong trường đại học nói riêng. - Phương pháp hệ thống hóa: Khi nghiên cứu về đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường đại học thì không thể tách rời vấn đề này với hệ thống pháp luật. Do vậy, phương pháp hệ thống hóa giúp chúng ta sắp xếp, hệ thống lại các văn bản quy phạm pháp luật tìm ra văn bản điều chỉnh về vấn đề cán bộ, viên chức trong trường đại học. Còn pháp điển hóa là quá trình sau khi chúng ta hệ thống hóa các văn bản pháp luật tìm ra các văn bản đã hết hiệu lực, những văn bản chưa phù hợp và còn có mâu thuẫn, để từ đó có những văn bản phù hợp nhất, chuẩn mực nhất điều chỉnh về cán bộ, viên chức. - Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê cho phép thu nhận được những thông tin khách quan về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức. Phương pháp này làm tăng tính thuyết phục, tính khoa học cho những kết luận, quan điểm lý luận, là con số sống động bắt nhịp với hơi thở cuộc sống sinh động. - Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng ngày càng rộng rãi trong khoa học xã hội nhân văn, khoa học pháp lý nói chung. Do vậy, khi nghiên cứu về cán bộ, viên chức trong trường đại học áp dụng phương pháp so sánh giúp chúng ta tìm ra những nét tương đồng, những điều khác biệt thể hiện sắc thái đặc thù của đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường đại học. 6. Đóng góp của đề tài - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường đại học; 8 - Phân tích, đánh giá số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường đại học; - Rút ra những kinh nghiệm và bài học thực tiễn của quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường đại học; - Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm góp phần và sự nghiệp xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường đại học. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về cán bộ, viên chức và cán bộ, viên chức trong trường đại học. Chương 2: Thực trạng đội ngũ cán bộ, viên chức và cán bộ, viên chức trong trường đại học nước ta hiện nay. Chương 3: Phương hướng và các giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường đại học hiện nay. References 1. Ban soạn thảo Luật viên chức - Bộ Nội vụ (2010), Báo cáo về thể chế quản lý viên chức và đội ngũ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập từ năm 1998 đến nay, Hà Nội. 2. Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (1997), Hệ thống công vụ các nước ASEAN, Hà Nội. 3. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (2001), Dự án "Điều tra thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính nhà nước", Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Báo cáo số 760/BC-BGDĐ ngày 29/10 về sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học, các giải pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, Hà Nội. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Chỉ thị số 4713/CT-BGD&ĐT ngày 19/10 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2010-2011, Hà Nội. 9 6. Bộ Nội vụ (2003), Quyết định số 28/2003/QĐ-BNV ngày 11/6 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên quản lý nhà nước giai đoạn 2003-2005, Hà Nội. 7. Bộ Nội vụ (2006), Quyết định số 10/2006/QĐ-BNV ngày 05/10 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch đối với cán bộ, công chức, Hà Nội. 8. Bộ Nội vụ (2006), Quyết định số 12/2006/QĐ-BNV ngày 05/10 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Nội quy kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch đối với cán bộ, công chức, Hà Nội. 9. Bộ Nội vụ (2006), Quyết định số 14/2006/QĐ-BNV ngày 06/11 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, Hà Nội. 10. Bộ Nội vụ (2008), Thông tư số 03/2008/TT-BNV ngày 03/6 về việc hướng dẫn thực hiện xét nâng ngạch không qua thi đối với cán bộ, công chức, viên chức đã có thông báo nghỉ hưu, Hà Nội. 11. Bộ Nội vụ (2008), Thông tư số 02/2008/TT-BNV về việc sửa đổi điểm b khoản 1 mục I Thông tư số 04/2007/TT-BNV ngày 21/6/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, Hà Nội. 12. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 98/2006/TT-BTC ngày 20/10 hướng dẫn việc bồi thường thiệt hại và xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Hà Nội. 13. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 51/2008/TT-BTC ngày 16/6 về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước, Hà Nội. 14. Chính phủ (2003), Quyết định số 69/2003/QĐ-TTg ngày 04/8 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức giai đoạn I (2003-2005), Hà Nội. 15. Chính phủ (2003), Quyết định 161/2003/QĐ-TTg ngày 04/8 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Hà Nội. 10 16. Chính phủ (2003), Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10 quy định về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, Hà Nội. 17. Chính phủ (2004), Nghị định số 112/2004/NĐ-CP ngày 08/4 quy định cơ chế quản lý biên chế đối với đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, Hà Nội. 18. Chính phủ (2004), Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, Hà Nội. 19. Chính phủ (2004), Nghị định số 166/2004/NĐ-CP ngày 16/9 về việc quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, Hà Nội. 20. Chính phủ (2005), Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, Hà Nội. 21. Chính phủ (2005), Nghị định số 54/2005/NĐ-CP ngày 19/4 về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức, Hà Nội. 22. Chính phủ (2005), Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Hà Nội. 23. Chính phủ (2006), Nghị định số 118/2006/NĐ-CP ngày 10/10 về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức, Hà Nội. 24. Chính phủ (2006), Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, Hà Nội. 25. Chính phủ (2007), Nghị định số 102/2007/NĐ-CP ngày 14/6 về việc quy định thời hạn không được kinh doanh đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước sau khi thôi giữ chức vụ trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp của nhà nước, Hà Nội. 26. Chính phủ (2007), Nghị định số 143/2007/NĐ-CP ngày 10/9 về việc quy định về thủ tục thực hiện nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức đủ điều kiện nghỉ hưu, Hà Nội. 27. Chính phủ (2007), Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10 về việc quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức, Hà Nội. 11 28. Chính phủ (2010), Đề án "Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 - 2020" (ban hành theo quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17/6/2010), Hà Nội. 29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002) Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ năm khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Tô Tử Hạ (1998), Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Học viện Hành chính (2009), Giáo trình Luật hành chính và tài phán hành chính Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 34. Học viện Hành chính quốc gia (2005), Nghiên cứu các giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh cải cách hành chính ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước, Hà Nội. 35. Phạm Mạnh Hùng (2003), "Một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức trong tình hình mới", Kỷ yếu hội thảo: Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức - Một giải pháp quan trọng để tăng cường năng lực quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam, Văn phòng Chính phủ, Hà Nội. 36. Nông Đức Mạnh (2007), "Phát huy truyền thống vẻ vang của Đảng, không ngừng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", Báo Nhân dân, ngày 3/2. 37. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. Nguyễn Chí Mỳ (2006), Sự nghiệp đổi mới và đổi mới công tác xây dựng đảng ở Đảng bộ Hà Nội, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 12 43. Lê Hữu Nghĩa (2004), "Đánh giá cán bộ - khâu quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng", Tạp chí Cộng sản, (12). 44. Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (Đồng chủ biên) (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 45. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức, Hà Nội. 46. Quốc hội (2005), Luật Giáo dục, Hà Nội. 47. Quốc hội (2010), Luật Viên chức, Hà Nội. 48. Phạm Hồng Thái (2004), Công vụ, công chức nhà nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 49. Phạm Hồng Thái (2005), Trách nhiệm kỷ luật của cán bộ, công chức, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 50. Thành ủy Hà Nội (2000), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XIII, Hà Nội. 51. Thành ủy Hà Nội (2001), Chương trình công tác của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XIII, Hà Nội. 52. Thành ủy Hà Nội (2005), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIV, Hà Nội. 53. Thành ủy Hà Nội (2006), Chương trình công tác của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XIV, Hà Nội. 54. Nguyễn Hải Thập (2009), Thực trạng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và những nội dung cần nghiên cứu khi xây dựng Luật Viên chức, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 55. Nguyễn Văn Thủ (2003), "Các tiêu chí về năng lực và đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước", Kỷ yếu hội thảo: Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức - Một giải pháp quan trọng để tăng cường năng lực quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam, Văn phòng Chính phủ, Hà Nội. 56. Nguyễn Phú Trọng - Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 57. Ủy ban thường vụ Quốc hội (1998), Pháp lệnh Cán bộ, công chức, Hà Nội. 13 58. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2000), Pháp lệnh Cán bộ, công chức (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 59. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh Cán bộ, công chức (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 60. Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ (2006), "Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế", (Báo cáo tại cuộc họp kỹ thuật ACCSM 13, 5-6/9/2006 tại Campuchia), http://moha.gov.vn. 61. Vụ Giáo dục Đại học - Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), "Báo cáo tổng kết giai đoạn", Hội nghị tổng kết năm học và triển khai nhiệm vụ năm học mới khối các trường đại học, cao đẳng, do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 25/8, Hà Nội. 62. "Xu hướng cận hóa giữa hai hệ thống công vụ trên thế giới", Quản lý nhà nước, (10). 63. Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 14 VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan