Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng bảng trò chơi ô chữ tạo hứng thú học tập và hoàn thiện kiến thức chương...

Tài liệu Xây dựng bảng trò chơi ô chữ tạo hứng thú học tập và hoàn thiện kiến thức chương I và chương IV sinh học 11 (cơ bản) cho học sinh

.PDF
63
606
76

Mô tả:

Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Tr−êng ®¹i häc s− ph¹m hμ néi 2 Khoa sinh - Ktnn *********** Quan thÞ nguyÖt X©y dùng b¶ng trß ch¬i « ch÷ t¹o høng thó häc tËp vμ hoμn thiÖn kiÕn thøc ch−¬ng i vμ IV sinh häc 11 (c¬ b¶n) cho häc sinh khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Chuyªn ngµnh: Ph−¬ng ph¸p d¹y häc Sinh häc Ng−êi h−íng dÉn khoa häc Th.S. hoμng thÞ kim huyÒn Hµ Néi - 2009 Quan Thị Nguyệt 1 K31A – Sinh Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Lêi c¶m ¬n Trong qu¸ tr×nh nghiªn cøu ®Ò tµi nµy em ®· nhËn ®−îc sù chØ b¶o tËn t×nh cña c« gi¸o Th¹c sÜ Hoµng ThÞ Kim HuyÒn vµ c¸c thÇy c« gi¸o trong tæ ph−¬ng ph¸p gi¶ng d¹y khoa Sinh – KTNN tr−êng §¹i häc s− ph¹m Hµ Néi 2, em xin ch©n thµnh c¶m ¬n c¸c thÇy c«. Em còng xin ch©n thµnh c¶m ¬n c¸c thÇy c« gi¸o tr−êng THPT Hµ Lang - Tuyªn Quang, THPT BÕn Tre thÞ x· Phóc Yªn - VÜnh Phóc, c¸c b¹n sinh viªn trong khoa ®· t¹o ®iÒu kiÖn gióp ®ì, ®ãng gãp ý kiÕn gióp em hoµn thµnh ®Ò tµi nµy. Qua ®©y em xin ®−îc bµy tá lßng biÕt ¬n s©u s¾c tíi c« gi¸o Th¹c sÜ Hoµng ThÞ Kim HuyÒn ng−êi ®· ®Þnh h−íng vµ dÉn d¾t em trªn b−íc ®−êng nghiªn cøu khoa häc, gióp em cã kÕt qu¶ thiÕt thùc ®Ó hoµn thµnh ®Ò tµi nµy. Hµ Néi, Th¸ng 5 n¨m 2009 Sinh viªn Quan ThÞ NguyÖt Lêi cam ®oan Quan Thị Nguyệt 2 K31A – Sinh Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 T«i xin cam ®oan kho¸ luËn nµy lµ kÕt qu¶ nghiªn cøu cña riªng b¶n th©n t«i d−íi sù h−íng dÉn trùc tiÕp cña c« gi¸o th¹c sÜ Hoµng ThÞ Kim HuyÒn gi¶ng viªn khoa Sinh – KTNN. Mäi kÕt qu¶ nghiªn cøu trong ®Ò tµi ®Òu trung thùc, kh«ng trïng víi kÕt qu¶ cña t¸c gi¶ nµo, ®Ò tµi ch−a tõng ®−îc c«ng bè t¹i bÊt kú mét c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc nµo hoÆc cña ai kh¸c. Sinh viªn Quan ThÞ NguyÖt MỤC LỤC Trang PHẦN I. MỞ ĐẦU…………………………………………………….. 5 PHẦN II. NỘI DUNG............................................................................... 8 Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài……………………….. 8 1.1.Tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu.................. 8 1.1.1.Tình hình nghiên cứu cơ sở lý luận của.......................................... 8 1.1.2.Tình hình xây dựng bảng trò chơi ô chữ hoàn thiện kiến thức....... 8 1.2.Cơ sở lí luận ………………………………………............................ 8 1.2.1. Khái niệm hoàn thiện kiến thức………………………………….. 8 1.2.2.Vai trò của khâu hoàn thiện kiến thức……………………………. 8 Quan Thị Nguyệt 3 K31A – Sinh Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 1.2.3. Những phương pháp sử dụng……………………………………. 9 1. 2.3.1.Nhóm phương pháp dùng lời…………………………………... 9 1.2.3.2.Nhóm phương pháp trực quan………………………………….. 12 1.2.3.3.Nhóm phương pháp thực hành………..………………………... 14 1.2.4. Một số vấn đề về trò chơi ô chữ ………………………………… 14 1.2.4.1. Khái niệm trò chơi ô chữ………………………………………. 14 1.2.4.2. Vai trò của trò chơi ô chữ ………....….……………………….. 14 1.2.4.3. Các bước xây dựng bảng trò chơi ô chữ…………….…………. 15 1.2.4.4. Yêu cầu sư phạm của trò chơi ô chữ hoàn thiện kiến thức...…. 15 1.3. Cơ sở thực tiễn.……………………………………………………... 16 1.3.1.Thực trạng việc sử dụng trò chơi ô chữ………………………….. 16 1.3.2. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.……………... 16 Chương 2. Hệ thống bảng trò chơi ô chữ………………………………. 17 2.1. Hệ thống bảng trò chơi ô chữ..…………………………………….. 17 2.2. Cách sử dụng trò chơi ô chữ……………………………………….. 56 2.3. Đáng giá chất lượng bảng trò chơi ô chữ đã xây dựng…………….. 59 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ………………………………... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………… 62 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Tầm quan trọng của khâu hoàn thiện kiến thức Quá trình dạy học gồm 3 khâu cơ bản đó là: Khâu nghiên cứu tài liệu mới, khâu hoàn thiện kiến thức, khâu kiểm tra và đánh giá kết quả học tập. Trong đó, khâu quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng lĩnh hội các kiến thức là khâu nghiên cứu tài liệu mới, nhưng kiến thức đó có trở nên vững chắc, sâu sắc hay không còn phụ thuộc vào khâu hoàn thiện kiến thức. Hoàn thiện kiến thức là ôn tập, củng cố và vận dụng kiến thức vào những tình huống mới làm cho kiến thức được mở rộng, đào sâu thêm, đồng thời phát triển được kỹ năng, kỹ xảo. Quan Thị Nguyệt 4 K31A – Sinh Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 1.2. Thực trạng của khâu hoàn thiện kiến thức ở trường THPT Khâu hoàn thiện kiến thức là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay đây là khâu chưa được quan tâm và coi trọng một cách đầy đủ. Một số giáo viên thường bỏ qua hoặc làm một cách hình thức hời hợt như: tóm lược ý chính của bài, chương mà chưa chú ý tổ chức hoạt động cho học sinh. Một số giáo viên đã đưa ra câu hỏi vận dụng thực tế, trắc nghiệm khách quan, trò chơi ô chữ nhưng chưa phổ biến. Đó chính là do chưa hiểu hết tầm quan trọng và ý nghĩa của nó trong toàn bộ quá trình dạy học. 1.3. Đổi mới phương pháp dạy học khâu hoàn thiện kiến thức là tất yếu khách quan Đảng và nhà nước ta đã đưa ra rất nhiều điều luật và nghị quyết về đổi mới phương pháp dạy học như nghị quyết trung ương 4 khoá VII đã đề ra nhiệm vụ: “đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học”. Việc đổi mới phương pháp dạy học phải được tiến hành đồng bộ ở tất cả các khâu và chú ý tới tất cả các thành tố của quá trình dạy học. Vì vậy, phương pháp dạy học ở khâu hoàn thiện kiến thức cần đổi mới. 1.4. Vai trò của việc sử dụng trò chơi ô chữ Ở thế kỉ XX nhà tâm lí học Thụy Sĩ Jpiaget đã nói: “thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành học tập”. Hoạt động vui chơi trong học tập thường thấy ở lứa tuổi tiểu học, nhưng ở lứa tuổi THPT cũng nên tiến hành hoạt động trò chơi trong giờ giảng, vì theo chúng tôi được biết nguyên nhân khách quan của phần đông học sinh bị stress đó là do phương pháp dạy học của giáo viên. Trong thời gian dài mệt mỏi, căng thẳng ở khâu nghiên cứu tài liệu mới, đến khâu củng cố các em sẽ đỡ mệt mỏi hơn và hào hứng hơn nếu như hình thức củng cố của giáo viên thực sự hấp dẫn. Từ những vấn đề trên, với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Sinh học, chúng tôi đã chọn đề tài: “Xây Quan Thị Nguyệt 5 K31A – Sinh Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 dựng bảng trò chơi ô chữ tạo hứng thú học tập và hoàn thiện kiến thức chương I và IV Sinh học 11 (cơ bản) cho học sinh”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu việc thiết kế các trò chơi ô chữ nhằm mục đích tạo hứng thú học tập, hoàn thiện kiến thức chương I và IV Sinh học 11 (cơ bản) cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học chương I và IV Sinh học 11 cơ bản. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Xây dựng cơ sở lí luận của việc xây dựng trò chơi ô chữ hoàn thiện kiến thức. - Tìm hiểu thực trạng khâu hoàn thiện kiến thức và việc sử dụng trò chơi ô chữ để hoàn thiện kiến thức trong dạy học Sinh học ở trường THPT hiện nay. - Xây dựng hệ thống bảng trò chơi ô chữ tạo hứng thú học tập, hoàn thiện kiến thức chương I và IV Sinh học 11 (cơ bản) cho học sinh. - Đánh giá chất lượng bảng ô chữ. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nội dung chương trình chương I và IV Sinh học 11 ban cơ bản. Trò chơi ô chữ trong dạy học khâu hoàn thiện kiến thức chương I và IV Sinh học 11 (cơ bản). 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu trong chương I và IV Sinh học 11 ban cơ bản. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5. 1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Nghiên cứu cơ sở lí thuyết về việc hoàn thiện kiến thức trong dạy học Sinh học. Quan Thị Nguyệt 6 K31A – Sinh Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Nghiên cứu các tài liệu về việc thiết kế và sử dụng bảng trò chơi ô chữ dùng trong khâu hoàn thiện kiến thức. 5. 2. Phương pháp điều tra, quan sát Điều tra, quan sát thực trạng dạy học ở khâu hoàn thiện kiến thức và việc sử dụng trò chơi ô chữ trong khâu hoàn thiện kiến thức chương I và IV Sinh học 11 cơ bản. 5.3. Phương pháp chuyên gia Thông qua văn bản (hệ thống ô chữ) và phiếu nhận xét đánh giá. Chúng tôi xin ý kiến nhận xét đánh giá của giáo viên Sinh học có kinh nghiệm giảng dạy ở trường THPT. 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 6.1. Hệ thống hoá và bổ sung cơ sở lí luận của khâu hoàn thiện kiến thức, tạo hứng thú học tập trong dạy học Sinh học. 6.2. Bổ sung thêm một số tư liệu về thực trạng dạy học ở khâu hoàn thiện kiến thức trong bộ môn Sinh học ở trường THPT hiện nay. 6.3. Xây dựng được một hệ thống bảng trò chơi ô chữ sử dụng trong khâu hoàn thiện kiến thức chương I và IV Sinh học 11 - cơ bản, đây có thể là tài liệu tham khảo cho giáo viên Sinh học THPT và sinh viên Khoa Sinh - Đại học Sư phạm. PHẦN II. NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1.1 Tình hình nghiên cứu cơ sở lý luận của khâu hoàn thiện kiến thức Hoàn thiện kiến thức là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học nên những cơ sở lý luận của hoàn thiện kiến thức đã được nghiên cứu từ rất lâu và được rất nhiều nhà khoa học quan tâm. Điển hình là công trình nghiên cứu của tác giả: Nguyễn Ngọc Quang [7], Nguyễn Quang Vinh, Trần Doãn Bách, Trần Bá Hoành [10], Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành [1]… trong các công trình nghiên cứu đó, các tác giả đề cập tới khái niệm, vai trò của Quan Thị Nguyệt 7 K31A – Sinh Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 khâu hoàn thiện kiến thức và các phương pháp dạy học trong khâu hoàn thiện kiến thức. 1.1.2. Tình hình xây dựng bảng ô chữ hoàn thiện kiến thức Sinh học Việc xây dựng bảng ô chữ để hoàn thiện kiến thức đến nay chưa mấy ai quan tâm, đã có một số tác giả biên soạn có tác dụng hỗ trợ cho học sinh trong quá trình học như quyển của Nguyễn Văn Sang, Nguyễn Thị Vân (Giải bài tập Sinh học 10,11), tuy nhiên các câu hỏi trong đó phải “gia công” mới sử dụng được. Chính vì vậy, việc xây dựng trò chơi ô chữ hoàn thiện kiến thức nói chung và phần chương I và IV Sinh học 11 - cơ bản nói riêng là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng dạy học. 1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.2.1. Khái niệm hoàn thiện kiến thức Hoàn thiện kiến thức là ôn tập, củng cố và vận dụng kiến thức vào tình huống mới làm cho kiến thức được mở rộng, đào sâu thêm, đồng thời phát triển được kỹ năng, kỹ xảo của học sinh. 1.2.2. Vai trò của khâu hoàn thiện kiến thức Trong quá trình dạy học khâu nghiên cứu tài liệu mới là khâu quan trọng nhất và được giáo viên chú trọng nhất, tuy nhiên kiến thức vừa được học ở khâu nghiên cứu tài liệu mới có trở nên vững chắc và sâu sắc hay không còn phụ thuộc vào khâu hoàn thiện kiến thức, vì khâu hoàn thiện kiến thức bao gồm: Ôn tập, củng cố và vận dụng. Ôn tập, củng cố và vận dụng kiến thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ôn tập là để củng cố giúp học sinh nhớ lại kiến thức một cách sâu sắc, đầy đủ, chính xác đồng thời giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn, còn củng cố thì các kiến thức được ôn luyện lặp đi lặp lại làm cho học sinh nắm vững kiến thức hơn. Như vậy, rõ ràng việc củng cố kiến thức không chỉ đơn thuần là việc nhắc lại một cách tóm tắt những điều đã giảng ở tiết học hoặc sau mỗi mục Quan Thị Nguyệt 8 K31A – Sinh Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 của bài giảng hoặc cuối mỗi chương, cuối kỳ mà phải là một việc làm thường xuyên có hệ thống, với sự vận dụng phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Do đó khâu hoàn thiện kiến thức có vai trò quan trọng và ý nghĩa trong toàn bộ quá trình dạy học. 1.2.3. Những phương pháp sử dụng trong khâu hoàn thiện kiến thức 1. 2.3.1. Nhóm phương pháp dùng lời Đây là nhóm phương pháp cổ điển được sử dụng khá phổ biến trong quá trình giáo dục, cho phép giáo viên cung cấp được lượng thông tin lớn trong khoảng thời gian nhất định, cho phép trình bày chặt chẽ có hệ thống những vấn đề lí thuyết trừu tượng, nếu giáo viên trình bày một cách có logic, lập luận chặt chẽ, giọng nói truyền cảm sẽ làm cho học sinh hứng thú học tập. Trong nhóm phương pháp dùng lời thì lời nói và chữ viết là phương tiện truyền đạt chủ yếu các tri thức hoặc học sinh dựa vào đó mà khai thác các tri thức mới một cách hoàn toàn tự lực, đặc biệt của phương pháp này là tính chất thông báo trong lời giảng dạy của thầy còn học sinh tiếp nhận thông tin đó mà không cần tác động trực tiếp gì đến đối tượng nghiên cứu, họ chỉ nghe nhìn, theo lời giảng dạy của thầy, hiểu, ghi chép và ghi nhớ, học sinh thụ động tiếp nhận kiến thức đã được “chuẩn bị sẵn”, phương pháp này chỉ cho phép học sinh đạt tới trình độ tái hiện của sự lĩnh hội chứ chưa nắm được các kiến thức cơ bản trong bài học. a. Phương pháp đàm thoại Thực chất đây là phương pháp mà trong đó thầy, cô đặt ra một hệ thống câu hỏi để trò lần lượt trả lời, đồng thời có thể trao đổi qua lại, qua hệ thống hỏi đáp, trò lĩnh hội được nội dung bài học, đây là nguồn kiến thức chủ yếu, ở phương pháp này trò không tiếp thu bài học một cách thụ động mà ở một mức độ tích cực, sáng tạo nhất định và tìm ra kiến thức mới, khi học sinh trả lời câu hỏi học sinh phải nhớ lại những kiến thức đã học, có sử dụng những thao tác logic, phân tích tổng hợp, khái quát hoá…để gia công tài liệu, tìm lời giải Quan Thị Nguyệt 9 K31A – Sinh Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 đáp đúng nhất, bởi vì đàm thoại thường được dùng để củng cố trong bước kết thúc bài giải khi truyền thụ kiến thức mới. Ngoài mục đích củng cố và ôn tập, qua đàm thoại còn giúp thầy, cô xác định được tình trạng kiến thức của học sinh về bài giảng hoặc nội dung chương trình thấy rõ những thiếu sót để kịp thời sửa chữa, bổ sung, về phía thầy cô cũng qua mối liên hệ ngược này mà có thể rút kinh nghiệm cho công tác của bản thân. b. Phương pháp diễn giảng Diễn giảng nét nổi bật trong hoạt động dạy học là thông báo trong lời giảng của thầy, cô, giáo viên chuẩn bị nội dung kiến thức chủ động truyền đạt thông tin cho học sinh, bằng cách dùng lời nói, mô tả hoặc giải thích, chứng minh giáo viên trình bày con đường quanh co, phức tạp, dẫn tới chân lí khoa học mà nhà bác học đã trải qua, khi trình bày nội dung giáo viên nêu vấn đề vạch ra mâu thuẫn nhận thức, rồi đề ra giả thiết, trình bày cách giải quyết, rồi rút ra kết luận, còn học sinh nghe, ghi chép và ghi nhớ những lời giảng của thầy, cô, học sinh phải tiếp thu những kiến thức đã có sẵn do thầy cô cung cấp dẫn tới mang tính thụ động. Phương pháp này chủ yếu là lời nói và chữ viết, chính vì vậy học sinh chỉ đạt được trình độ tái hiện được kiến thức mà không phát triển được kĩ năng tư duy. Diễn giảng được sử dụng khi ôn tập và tổng kết nhằm làm nổi bật những kiến thức cơ bản nhất cùng chủ đề, tư tưởng, ý nghĩa thực tiễn trong từng phần, giáo viên phải nắm vững chương trình trong sách giáo khoa để có thể làm nổi bật những điều cơ bản nhất, đồng thời cũng phải hiểu rõ được trình độ học sinh, mức độ lĩnh hội, các tri thức của các em, vấn đề nào chưa nắm chắc, chưa hiểu rõ cần ôn tập, để chuẩn bị tốt bài diễn giảng, có thể kết hợp trần thuật trong diễn giảng ôn tập và tổng kết khi cần thông báo các kiến thức bổ sung để củng cố hoàn thiện các kiến thức cơ bản của chương trình. c. Phương pháp làm việc với sách giáo khoa Quan Thị Nguyệt 10 K31A – Sinh Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Sách giáo khoa là nguồn tri thức quan trọng cho học sinh, là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho thầy, cô khi dạy trên lớp, có tác dụng tốt trong việc củng cố và hoàn thiện kiến thức ngoài ra nó còn có tác dụng chính xác hoá các kiến thức đã được trình bày, đồng thời giúp các em có điều kiện ôn tập, củng cố và hệ thống hoá các kiến thức. Giáo viên cần hướng dẫn các em sử dụng và khai thác các hình vẽ, sơ đồ trình bày trong sách giáo khoa, các câu hỏi và bài tập đề ra ở cuối bài, cuối chương, vì tất cả những gì trình bày trong sách đều hướng tới mục đích cuối cùng là làm cho học sinh nắm vững các tri thức, các câu hỏi hướng dẫn ôn tập trong sách giáo khoa cũng chỉ xem là giúp học sinh chuẩn bị các chất liệu tham gia vào tiết ôn tập, tổng kết với những câu hỏi có tính chất tổng quát hơn do thầy cô đề ra, học sinh đọc sách giáo khoa và tài liệu có liên quan lập đề cương trả lời. Sách giáo khoa không chỉ là nguồn tri thức phục vụ trực tiếp cho việc hoàn thành nhiệm vụ trí dục quy định trong chương trình, mà còn có tác dụng nâng cao giáo dục, sự hiểu biết của học sinh khi còn ở trường phổ thông cũng như sau khi vào đời. Dạy cho học sinh tiếp nhận tri thức từ sách là huấn luyện cho học sinh phương pháp đọc sách, kỹ năng kỹ xảo đọc sách, tra cứu sách, thu nhập tri thức từ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo ở trường cũng như ở nhà. Với tư cách là phương tiện hỗ trợ đắc lực khi dạy trên lớp, sách giáo khoa là nguồn thông báo, bổ sung, là công cụ để giáo viên tổ chức giải quyết những vấn đề có tính khái quát cao, mới mẻ đối với học sinh. Những gì in trong sách giáo khoa chỉ là cốt lõi, cơ bản cần được sự gia công theo định hướng của thầy. Nhờ sách giáo khoa mà giáo viên có thể tập trung vào việc thiết kế câu hỏi hợp lí nhằm tổ chức hoạt động tìm tòi độc lập của học sinh, có sách giáo viên mới có thời gian để phân tích những nội dung khó ngay trên lớp, còn những nội dung đơn giản học sinh tự đọc sách ở nhà. Như vậy sách gíáo khoa không chỉ là công cụ của trò mà còn là của thầy, cô giáo, cũng như không chỉ sử dụng ở nhà mà còn sử dụng đắc lực trên Quan Thị Nguyệt 11 K31A – Sinh Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 lớp, không chỉ để ôn kiến thức đã học mà để tiếp thu tri thức mới. Tuy nhiên từ trước tới nay sách giáo khoa chỉ mới được dùng như là một hệ thống tư liệu giúp học sinh học thuộc khi ôn bài ở nhà, rất ít giáo viên dùng sách để tổ chức công tác độc lập nghiên cứu của học sinh, lấy đó làm cơ sở cung cấp nguồn tri thức mới cho các em. Phương pháp học và ôn theo sách giáo khoa có tác dụng rèn luyện kĩ năng đọc sách, trả lời các câu hỏi, lập dàn ý tóm tắt các nội dung đã học. Học sinh có kỹ năng tách ra nội dung bản chất của tài liệu đã học, học sinh có thể dùng sách khái quát hoá kiến thức từng phần, từng chương, hệ thống theo chủ đề, quan điểm nào đó. d. Báo cáo tổng kết của học sinh Học sinh sau khi ôn tập, làm báo cáo có tính chất tổng kết theo yêu cầu của thầy, cô giáo đề ra về một vấn đề trọng tâm của chương trình theo sự hiểu biết của bản thân thu được từ nhiều nguồn khác nhau (lời thầy, cô giáo, sách giáo khoa, sách tham khảo,…) để chuẩn bị báo cáo và trao đổi trước lớp trong từng giờ ôn tập tổng kết. 1.2.3.2. Nhóm phương pháp trực quan Là những đối tượng nghiên cứu được tri giác trực tiếp bằng các giác quan để từ đó lĩnh hội kiến thức, phương pháp trực quan có ý nghĩa quan trọng trong dạy học sinh học không chỉ vì nó có ý nghĩa to lớn trong quá trình nhận thức, mà còn vì nó có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện: Xung quanh học sinh là cả một thế giới sinh vật phong phú, đa dạng mà học sinh có thể quan sát, tiếp xúc trực tiếp với chúng. Vì vậy giáo viên có thể sử dụng những vật sống phong phú là nguồn phát thông tin dạy học cho học sinh. Sử dụng nhóm phương pháp trực quan trong dạy học sinh học nhằm cung cấp cho học sinh những hình ảnh sinh động, chính xác về đối tượng nghiên cứu, thu hút được sự chú ý của học sinh, gây hứng thú học tập giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động hiểu sâu và nhớ lâu đồng thời rèn được khả Quan Thị Nguyệt 12 K31A – Sinh Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 năng quan sát và phát triển các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp. Trong khâu củng cố - ôn tập - vận dụng kiến thức cũng có thể sử dụng phương tiện trực quan để truyền đạt và lĩnh hội nội dung trí dục. a. Biểu diễn vật tự nhiên, vật tượng hình Phương pháp biểu diễn vật tự nhiên, vật tượng hình thường được sử dụng để dạy các kiến thức có tính chất mô tả về mối quan hệ chức năng, đồng thời cũng để dạy các khái niệm bằng con đường quy nạp, thông qua phân tích, so sánh một số dấu hiệu chung. Vì lẽ đó nên khi củng cố kiến thức thầy, cô có thể dùng các phương tiện (mô hình, tranh vẽ, vật thật hoặc sơ đồ củng cố), hình vẽ trên bảng của thầy, cô cũng là một hình thức trực quan, cũng có giá trị trong dạy học cao vì nó cho phép học sinh theo dõi dễ dàng bài giảng. Hình thức này rất phổ biến trong dạy học, giáo viên vừa giảng vừa vẽ dần cấu trúc một sơ đồ, các mối quan hệ, cơ chế sinh lí, sinh hoá, các quá trình sinh học. b. Biểu diễn thí nghiệm thông báo tái hiện Trong dạy học sinh học thí nghiệm là phương pháp quan trọng để tổ chức học sinh nghiên cứu các hiện tượng sinh học. Thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, là cơ sở xuất phát cho quá trình nhận thức của học sinh. Thí nghiệm là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn. Vì vậy nó là phương tiện duy nhất giúp hình thành ở học sinh kỹ năng, kỹ xảo, thực hành và tư duy kĩ thuật, giúp học sinh đi sâu tìm hiểu bản chất của các hiện tượng, các quá trình sinh học. Thí nghiệm do giáo viên biểu diễn phải là mẫu mực về thao tác để học sinh qua đó học tập, bắt chước dần dần, khi học sinh tiến hành được thí nghiệm tự rút ra nhận xét, kết luận từ đó học sinh lĩnh hội được tri thức. Thí nghiệm có thể sử dụng để tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh với các mức độ tích cực, tự lực, sáng tạo khác nhau: thông báo, tái hiện (bắt chước), tìm tòi bộ phận, nghiên cứu. Quan Thị Nguyệt 13 K31A – Sinh Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Quan sát thí nghiệm là hoạt động tự lực của học sinh, ở đây vai trò của thầy, cô chỉ là sự theo dõi uốn nắn, học sinh giải thích hiện tượng một cách đúng đắn, việc rút ra kết luận, các mối quan hệ nhân quả là giai đoạn thu hoạch cuối cùng quan trọng nhất của phương pháp biểu diễn thí nghiệm, chúng chính là tri thức mới mà học sinh rút ra được từ sự gia công các tài liệu, qua sự quan sát biểu diễn các thí nghiệm. Hoạt động nhận thức của học sinh để rút ra các tri thức mới chính là sự tìm tòi câu trả lời những câu hỏi do giáo viên đặt ra trước, trong hoặc sau khi biểu diễn thí nghiệm. Phương pháp này đòi hỏi ở học sinh khả năng trừu tượng hoá, tích cực sáng tạo của học sinh càng lớn nếu học sinh được thảo luận về mục đích thí nghiệm, nêu được các giả thiết khoa học và dự đoán được kết quả có thể xảy ra. Ngoài các phương tiện nêu trên còn có thể sử dụng phim, đèn chiếu, ảnh chụp trong lúc củng cố hoàn thiện kiến thức. Tóm lại: thí nghiệm được sử dụng để học bài mới, củng cố, hoàn thiện kiến thức, kiểm tra, đánh giá kiến thức. Thí nghiệm có thể do giáo viên biểu diễn hoặc học sinh tự tiến hành thí nghiệm, có thể tiến hành trên lớp, trong phòng thí nghiệm, ngoài vườn ruộng hoặc tại nhà. 1.2.3.3. Nhóm phương pháp thực hành Thực hành là học sinh tự mình trực tiếp tiến hành quan sát, tiến hành các thí nghiệm, tập triển khai các quy trình kĩ thuật chăn nuôi trồng trọt. Vai trò của thầy, của cô chỉ là người tổ chức, hướng dẫn cố vấn giúp học sinh quan sát hoặc tiến hành làm thí nghiệm, phát huy tính cao độ, tính độc lập tự giác của học sinh, giúp học sinh nắm vững kiến thức, rèn luyện phẩm chất của người nghiên cứu khoa học, rèn cho học sinh một cách toàn diện, đáp ứng được nhiệm vụ trí dục, đức dục một cách tốt nhất. Qua thực hành học sinh có điều kiện tìm hiểu mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng, giữa bản chất và sự vật - hiện tượng, giữa nguyên nhân và kết quả, do đó các em nắm vững tri thức và thiết lập được lòng tin, tự giác sâu Quan Thị Nguyệt 14 K31A – Sinh Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 sắc hơn. Thực hành có liên quan đến những giác quan, do đó các em nắm vững tri thức và thiết lập được lòng tin sâu sắc, buộc học sinh phải suy nghĩ động não, tìm tòi nhiều hơn nên tư duy sáng tạo có điều kiện phát triển hơn. Thực hành là phương pháp có ưu thế nhất để rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo, ứng dụng tri thức vào đời sống, phần lớn các tiết thực hành được qui định trong chương trình hiện hành của các bộ môn sinh học là nhằm hoàn thiện củng cố hệ thống hoá kiến thức cho học sinh, thường được tiến hành vào cuối chương trình, hoặc cuối một vấn đề quan trọng của chương trình, một số thí nghiệm thực hành nhằm thực hiện các tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo. 1.2.4. Một số vấn đề về trò chơi ô chữ 1.2.4.1. Khái niệm trò chơi ô chữ Theo chúng tôi, trò chơi ô chữ là trò chơi sử dụng các từ, các cụm từ là nội dung trọng tâm, mấu chốt của bài, chương ghép lên các ô vuông kẻ sẵn. Sau khi học sinh trả lời được câu hỏi thì các ô chữ được mở ra. 1.2.4.2. Vai trò của trò chơi ô chữ - Trò chơi ô chữ giúp phát triển thể chất và trí tuệ, hình thành các quá trình tri giác, chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng, sáng tạo. - Kích thích học sinh biểu hiện tính sáng tạo và tính độc lập. - Giúp giờ học trở nên sinh động, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Vì vậy hiệu quả học tập của học sinh tăng lên. 1.2.4.3. Các bước xây dựng bảng trò chơi ô chữ - Trong một bảng trò chơi ô chữ có nhiều hàng ngang và có thể có một hàng dọc. Một hàng ngang có chứa một hoặc vài chữ cái của từ / cụm từ trong hàng dọc (hoặc từ / cụm từ trung tâm). Nội dung của từ / cụm từ trong hàng dọc (hoặc từ / cụm từ trung tâm) thường là những nội dung trọng tâm, mang tính khái quát cao và có mối liên quan nhất định với từ / cụm từ trong hàng ngang. - Bảng trò chơi ô chữ được xây dựng theo các bước sau: Quan Thị Nguyệt 15 K31A – Sinh Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Bước 1: Xác định mục tiêu của bài, chương, phần. Bước 2: Xác định nội dung trọng tâm để từ đó tìm từ / cụm từ hàng dọc (trung tâm), hàng ngang. Bước 3: Viết các câu hỏi cho các từ / cụm từ hàng ngang, hàng dọc (trung tâm). Bước 4: Sắp xếp, kiểm tra các từ / cụm từ, câu hỏi và chỉnh sửa (nếu cần). Bước 5: Sử dụng phần mềm tin học để nhập thông tin về bảng trò chơi ô chữ hoặc viết lên giấy A0. 1.2.4.4. Yêu cầu sư phạm của trò chơi ô chữ hoàn thiện kiến thức - Các câu hỏi, câu trả lời sử dụng trong trò chơi ô chữ phải hướng vào kiến thức cơ bản, kiến thức mấu chốt của bài giảng cũng như trong chương trình. - Câu hỏi đặt ra phải chính xác, rõ ràng, giúp học sinh nhanh chóng nắm được và trả lời được một cách nhanh nhất. - Ô chữ đưa ra không chỉ nhằm đòi hỏi tư duy tái hiện mà đòi hỏi thể hiện mức độ nắm vững các tri thức, nghĩa là biết huy động vốn kiến thức đã học để giải quyết câu hỏi của thực tiễn, biết vận dụng tri thức vào một tình huống mới đòi hỏi tư duy so sánh nhờ đó mà kiến thức được khắc sâu. Vì vậy các câu hỏi đưa ra phải có tính khái quát cao - Câu hỏi đưa ra phải phù hợp với trình độ học sinh không nên đưa ra câu hỏi quá dễ mà cũng không khó quá. - Ô chữ đưa ra phải phát huy được tính tích cực của học sinh, gây được hứng thú học tập, kích thích tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. 1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.3.1. Thực trạng việc sử dụng trò chơi ô chữ hoàn thiện kiến thức chương I và IV Sinh học 11 - cơ bản Quan Thị Nguyệt 16 K31A – Sinh Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Bao gồm cả ôn tập, củng cố, hướng dẫn học sinh vận dụng, khâu hoàn thiện kiến thức có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy học. Tuy nhiên qua quan sát các giờ dạy Sinh học ở các trường THPT và qua tìm hiểu, cho thấy một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa thực sự quan tâm tới khâu hoàn thiện kiến thức, họ thường củng cố bài bằng cách nhắc lại các kiến thức trọng tâm của bài, những hoạt động dạy học tích cực ít được tiến hành. Tuy nhiên, đã có một số giáo viên sử dụng câu hỏi vận dụng thực tế, trắc nghiệm khách quan, trò chơi ô chữ trong các giờ giảng mẫu, các buổi ngoại khoá. Như vậy việc sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học đã được sử dụng nhưng rất ít. 1.3.2. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay Điều 24 luật giáo dục yêu cầu nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, đem lại niềm vui, tạo hứng thú học tập cho học sinh” [11]. Từ đó cho thấy xu hướng đổi mới phương pháp hiện nay chính là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh. Chương 2. HỆ THỐNG BẢNG TRÒ CHƠI Ô CHỮ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP VÀ HOÀN THIỆN KIẾN THỨC CHƯƠNG I VÀ IV SINH HỌC 11 (CƠ BẢN) CHO HỌC SINH 2.1. HỆ THỐNG BẢNG TRÒ CHƠI Ô CHỮ Chúng tôi đã xây dựng được 20 bảng trò chơi ô chữ. Để xây dựng được trò chơi ô chữ chúng tôi tiến hành như sau: Xác định mục tiêu bài học, nội dung trọng tâm của bài, trên cơ sở đó xây dựng trò chơi ô chữ. Dưới đây là hệ thống bảng trò chơi ô chữ đã xây dựng. Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG A. Mục tiêu bài học Quan Thị Nguyệt 17 K31A – Sinh Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Học xong bài này, học sinh phải: - Trình bày được đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng. - Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây. - Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và ion khoáng. B. Nội dung trọng tâm của bài Sự thích nghi hình thái của rễ với hấp thụ nước và ion khoáng, cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng. C. Trò chơi ô chữ Câu hỏi hàng ngang 1. Có 3 chữ cái - là họ một lá mầm, cây lương thực chính của Việt Nam. 2. Có 5 chữ cái - hoạt động này của rễ tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động hút khoáng. 3. Có 12 chữ cái - là quá trình đóng vai trò như một cái bơm hút nước lên phía trên. 4. Có 7 chữ cái - là con đường mà nước và ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ. 5. Có 10 chữ cái - một trong các chức năng của rễ cây. 6. Có 11 chữ cái - rễ cây trên cạn hấp thụ nước và muối khoáng qua nơi này. 7. Có 7 chữ cái - đây là cơ chế hấp thụ ion khoáng từ nơi có nồng độ ion cao vào nơi có nồng độ ion thấp hơn. Câu hỏi hàng dọc Có 7 chữ cái - cấu trúc này phát triển từ các tế bào nằm ở lớp bên ngoài của rễ làm nhiệm vụ hút nước và khoáng. Quan Thị Nguyệt 18 K31A – Sinh Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 1 2 3 T H O Á T H Ơ L Ú A H Ô H Ấ P I N Ư Ớ C G I A N B À N Ư Ớ C Ụ Đ Ộ N 4 5 6 M I Ề N L H Ấ P T H Ụ Ô N G H Ú T T H 7 O G Bài 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY A. Mục tiêu bài học Học xong bài này, học sinh phải: Mô tả được các dòng vận chuyển vật chất trong cây bao gồm: - Con đường vận chuyển. - Thành phần của dịch được vận chuyển. - Động lực đẩy dòng vật chất di chuyển. B. Nội dung trọng tâm của bài Quan Thị Nguyệt 19 K31A – Sinh Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Con đường vận chuyển vật chất trong cây gồm dòng mạch gỗ và dòng mạch rây, sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng vận chuyển. C. Trò chơi ô chữ Câu hỏi hàng ngang 1. Có 7 chữ cái - tên gọi giới sinh vật chứa diệp lục có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng ánh sáng. 2. Có 10 chữ cái - dòng mạch rây được vận chuyển từ lá đến các cơ quan này. 3. Có 9 chữ cái - là thành phần của dịch mạch gỗ. 4. Có 6 chữ cái - nhờ dòng mạch này mà nước và ion khoáng được chuyển từ rễ lên lá. 5. Có 7 chữ cái - loài cây thuộc họ sim quán quân về chiều cao trong giới thực vật dùng để sản xuất giấy viết, tinh dầu. 6. Có 11 chữ cái - cách gọi khác của dòng mạch rây. 7. Có 6 chữ cái - là tế bào hình rây tham gia cấu tạo nên mạch rây, không phải quản bào. 8. Có 6 chữ cái - lớp tế bào nằm ở mặt ngoài cùng của lá. 9. Có 7 chữ cái - là một loại tế bào cuả mạch gỗ. 10. Có 9 chữ cái - mạch gỗ đều được cấu tạo từ các tế bào này. 11. Có 6 chữ cái - sự thoát hơi nước của lá đã tạo nên yếu tố này tác dụng lên dòng mạch gỗ. 12. Có 8 chữ cái - yếu tố tạo ra từ rễ được xem là một trong các động lực của dòng mạch gỗ. 13. Có 9 chữ cái - các khe hở phân bố ở mép lá, nơi nước ứ thành giọt. Câu hỏi hàng dọc Có 13 chữ cái - nhờ quá trình này mà nước và ion khoáng được chuyển từ rễ đến các cơ quan khác trong cây. Quan Thị Nguyệt 20 K31A – Sinh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan