Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xác minh điều kiện thi hành án dân sự...

Tài liệu Xác minh điều kiện thi hành án dân sự

.PDF
58
57
79

Mô tả:

Xác minh điều kiện thi hành án dân sự Đinh Thanh Hương Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật dân sự; Mã số 60 38 30 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Công Bình Năm bảo vệ: 2013 Abstract : Nghiên cứu những vấn đề lý luận về Xác minh điều kiện thi hành án (XMĐKTHA) như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở của việc quy định pháp luật về XMĐKTHA; sự hình thành và phát triển các quy định của pháp luật Thi hành án dân sự (THADS) về XMĐKTHA qua các thời kỳ lịch sử. Phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật THADS hiện hành về XMĐKTHA. Khái quát việc thực hiện các quy định của pháp luật THADS về XMĐKTHA để tìm ra những hạn chế, vướng mắc trong việc thực hiện các quy định này. Tìm ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện các quy định pháp luật THADS về XMĐKTHA. Keywords: Pháp luật Việt Nam; Luật dân sự;Thi hành án; Án dân sự. Content. 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Thi hành án dân sự (THADS) có vai trò quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung và quá trình giải quyết vụ án nói riêng. Bản án, quyết định của Tòa án chỉ thực sự có giá trị khi được thi hành trên thực tế. Hoạt động THADS bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và lợi ích của Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Chính vì vậy, Điều 136 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: "Các bản án và quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh thi hành" [24]. Ngoài quy định của Hiến pháp năm 1992, tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (1995), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1997), Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 08/NQ-TW), Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (2004) và Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 48/NQ-TW), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 49/NQ-TW) cũng đã đề cao tầm quan trọng của hoạt động THADS. Với nhiệm vụ thể chế đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào hệ thống pháp luật, tại kỳ họp thứ 5, ngày 14 tháng 11 năm 2008, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật THADS. Luật THADS là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động THADS, đã kế thừa, phát triển và pháp điển hóa được các quy định về THADS trước đó phù hợp, tiến bộ, đồng thời tham khảo có chọn lọc các quy định của các nước về vấn đề này. Một trong những nội dung mới của Luật THADS là quy định rõ ràng hơn về trình tự, thủ tục THADS, thời hiệu yêu cầu thi hành án (THA), phí THA, vấn đề xác minh điều kiện thi hành án (XMĐKTHA)... Tuy nhiên, sau hơn bốn năm triển khai thực hiện Luật THADS cho thấy vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập trong đó có vấn đề XMĐKTHA nên cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết. Xuất phát từ lý do đó, học viên đã chọn đề tài "Xác minh điều kiện thi hành án" nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Xác minh điều kiện THA tuy là một vấn đề mới được quy định cụ thể trong Luật THADS nhưng trước và sau khi Luật THADS được ban hành đã có một số công trình nghiên cứu khoa học pháp lý nghiên cứu về vấn đề này như "Giáo trình Kỹ năng thi hành án dân sự của Học viện Tư pháp", Nhà xuất bản Thống kê, 2005; "Luật Thi hành án dân sự Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn", TS. Nguyễn Công Bình (chủ biên), Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2007; "Giáo trình Luật Thi hành án dân sự Việt Nam", Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2008; "Giáo trình Luật tố tụng dân sự", Học viện Tư pháp, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2008; "Những điểm mới của Luật Thi hành án dân sự 2008", Đề tài nghiên cứu cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2010; "Một số lưu ý đối với chấp hành viên trong việc thông báo thi hành án, thụ lý thi hành án và xác minh điều kiện thi hành án", Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Chấp hành viên, Tổng cục THADS, Bộ Tư pháp, tháng 11 năm 2010; "Những vướng mắc từ thực tiễn thi hành Luật Thi hành án dân sự ", Nguyễn Thị Khanh, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 5/2010; "Bàn thêm về nghĩa vụ thông tin, xác minh về tài sản, điều kiện thi hành án của đương sự khi yêu cầu thi hành án", Bùi Thái Bình, Số chuyên đề về THADS của Tạp chí Dân chủ và pháp luật năm 2010... Do mục đích và giới hạn phạm vi nghiên cứu của các công trình này, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu, phân tích một cách trực tiếp, đầy đủ và toàn diện các vấn đề về XMĐKTHA. Tuy vậy, đây vẫn là những tài liệu quan trọng được tác giả tham khảo khi thực hiện việc nghiên cứu đề tài luận văn của mình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu đề tài là những vấn đề lý luận về XMĐKTHA, các quy định của pháp luật THADS về XMĐKTHA và thực tiễn thực hiện các quy định này trong THADS. "Xác minh điều kiện thi hành án" bao gồm nhiều nội dung khác nhau. Tuy vậy, trong phạm vi của đề tài luận văn thạc sĩ này, việc nghiên cứu chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bản về XMĐKTHA như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở của việc pháp luật quy định XMĐKTHA; sự hình thành và phát triển các quy định của pháp luật về XMĐKTHA; nội dung các quy định của Luật THADS về XMĐKTHA và thực tiễn thực hiện trong tổ chức THADS bốn năm gần đây. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về XMĐKTHA; đánh giá đúng thực trạng các quy định của pháp luật về XMĐKTHA và thực tiễn thực hiện, từ đó tìm ra các giải pháp góp phần giải quyết những vướng mắc, bất cập trong việc XMĐKTHA để nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong công tác THADS. Để đạt được mục đích đó, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài được xác định trên những khía cạnh sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về XMĐKTHA như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở của việc quy định pháp luật về XMĐKTHA; sự hình thành và phát triển các quy định của pháp luật THADS về XMĐKTHA qua các thời kỳ lịch sử; - Phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật THADS hiện hành về XMĐKTHA; - Khái quát việc thực hiện các quy định của pháp luật THADS về XMĐKTHA để tìm ra những hạn chế, vướng mắc trong việc thực hiện các quy định này; - Tìm ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện các quy định pháp luật THADS về XMĐKTHA. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Đề tài nghiên cứu được học viên tiến hành trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính, cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài cũng được thực hiện bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý truyền thống như phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp... Từ đó, rút ra những đánh giá, kết luận và đề xuất các kiến nghị. 6. Những điểm mới của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên có tính hệ thống về những vấn đề liên quan đến việc XMĐKTHA. Những điểm mới của luận văn thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây: - Hoàn thiện khái niệm XMĐKTHA, làm rõ được đặc điểm, ý nghĩa và cơ sở của việc pháp luật quy định về XMĐKTHA; - Khái quát sự hình thành và phát triển các quy định của pháp luật về XMĐKTHA từ năm 1945 đến nay; - Phân tích, làm rõ được nội dung các quy định của pháp luật THADS hiện hành về XMĐKTHA; - Đánh giá đúng thực trạng các quy định của của pháp luật THADS hiện hành về XMĐKTHA và thực tiễn thực hiện; - Đề xuất được những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện và thực hiện những quy định của pháp luật THADS về XMĐKTHA. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về xác minh điều kiện thi hành án. Chương 2: Nội dung các quy định của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành về xác minh điều kiện thi hành án. Chương 3: Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật thi hành án dân sự về xác minh điều kiện thi hành án và kiến nghị. References. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Thái Bình (2010), "Bàn thêm về nghĩa vụ thông tin, xác minh về tài sản, điều kiện thi hành án của đương sự khi yêu cầu thi hành án", Dân chủ và pháp luật, (Số chuyên đề thi hành án dân sự). 2. Nguyễn Công Bình (Chủ biên) (2007), Luật Thi hành án dân sự Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 3. Nguyễn Công Bình (Chủ biên) (2010), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 4. Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp (2011), Thông tư liên tịch số 184/2011/TTLT- BTC-BTP ngày 19/12 hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính về kinh phí tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự, Hà Nội. 5. Bộ Tư pháp (1945), Nghị định số 37 ngày 01/12/1945 về tổ chức Bộ Tư pháp, Hà Nội. 6. Chính phủ (1950), Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5 của Chủ tịch Nước về việc cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng. 7. Chính phủ (2004), Nghị định số 173/2004/NĐ-CP ngày 30/9 quy định về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự, Hà Nội. 8. Chính phủ (2009), Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, Hà Nội. 9. Chính phủ (2009), Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7 về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. 10. Chính phủ (2012), Báo cáo số 226/BC-CP ngày 7/9 về Tổng kết thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại, Hà Nội. 11. Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945), Sắc lệnh ngày 10/10 về việc giữ tạm thời các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam, Hà Nội. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 15. Học viện Tư pháp (2005), Giáo trình Kỹ năng thi hành án dân sự, Nxb Thống kê, Hà Nội. 16. Học viện Tư pháp (2008), Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Công an nhân dân, Hà Nội. 17. Hội đồng Bộ trưởng (1981), Nghị định số 143/NDD-HDDBT ngày 22/11 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Bộ Tư pháp, Hà Nội. 18. Hội đồng Bộ trưởng (1990), Quy chế Chấp hành viên (ban hành kèm theo Nghị định số 68/HĐBT ngày 06/3), Hà Nội. 19. Hội đồng thẩm định dự án Luật Thi hành án dân sự (2009), Báo cáo số 35/BTP-HĐTĐ ngày 18/3 về thẩm định dự án Luật Thi hành án dân sự, Hà Nội. 20. Lê Xuân Hồng (2009), "Thủ tục thực hiện công việc của thừa phát lại", Dân chủ và pháp luật, (Số chuyên đề Thi hành án dân sự và vấn đề xã hội hóa). 21. Nguyễn Thị Khanh (2010), "Những vướng mắc từ thực tiễn thi hành Luật Thi hành án dân sự", Dân chủ và pháp luật, (5). 22. Nguyễn Lân (1998), Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 23. Quốc hội (1981), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội. 24. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội. 25. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 26. Quốc hội (2008), Luật Thi hành án dân sự, Hà Nội. 27. Quốc hội (2008), Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14/ về việc thi hành Luật Thi hành án dân sự, Hà Nội. 28. Lê Quang Tiến (2011), "Thi hành án dân sự ở thành phố Hà Nội. Vướng mắc, khó khăn và giải pháp", Dân chủ và pháp luật, (7). 29. Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp (2010), Một số lưu ý đối với chấp hành viên trong việc thông báo thi hành án, thụ lý thi hành án và xác minh điều kiện thi hành án, Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Chấp hành viên, Hà Nội. 30. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Thi hành án dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 31. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Những điểm mới của Luật Thi hành án dân sự 2008, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Hà Nội. 32. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1989), Pháp lệnh Thi hành án dân sự, Hà Nội. 33. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1993), Pháp lệnh Thi hành án dân sự, Hà Nội. 34. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh Thi hành án dân sự, Hà Nội. 35. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (2010), Báo cáo giám sát số 4291/BC-UBTP12 ngày 05/10/2010 về việc chấp hành pháp luật trong thi hành án dân sự, Hà Nội. 36. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (2012), Báo cáo số 856/BC-UBTP13 ngày 26/9 về thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về kết quả thí điểm chế định Thừa phát lại, Hà Nội. 37. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan