Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xác định thành phần loài và một số đặc điểm sinh học của các loài cá khai thác t...

Tài liệu Xác định thành phần loài và một số đặc điểm sinh học của các loài cá khai thác tự nhiên ở huyện vĩnh thạnh, thành phố cần thơ

.PDF
72
252
137

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN THANH BÌNH XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁC LOÀI CÁ KHAI THÁC TỰ NHIÊN Ở HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ Cần Thơ-2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN 1 NGUYỄN THANH BÌNH XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁC LOÀI CÁ KHAI THÁC TỰ NHIÊN Ở HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. TRẦN ĐẮC ĐỊNH 2011 2 LỜI CẢM TẠ Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Trần Đắc Định đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy cô trong Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ cùng tất cả bạn trong lớp Quản Lý Nghề Cá K34 đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này và truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý báu trong những năm học tập tại trường. Cần thơ, ngày 1 tháng 12 năm 2011 Sinh viên thực hiện NGUYỄN THANH BÌNH 3 TÓM TẮT Qua 4 tháng nghiên cứu đã xác định được 21 loài thuộc 3 bộ, 8 họ và 19 giống trong đó có 11 loài có số mẫu trên 30. Trong 21 loài thì có 11 loài có số mẫu trên 30, tổng số mẫu thu được là 603 con. Với 3 Bộ thì bộ Cypriniformes (Bộ cá chép) chiếm ưu thế nhất với 14 loài chiếm 66,7% tổng số loài, tiếp đến là bộ Siluriformes (Bộ cá trơn) với 2 loài chiếm 9,5% và bộ Perciformes (Bộ cá vược) với 5 loài chiếm 23,8%. Mặt khác trong 8 họ thu được thì họ Cyprinidae chiếm ưu thế nhất với 11 loài chiếm 52,4% trong tổng số loài, tiếp đến là họ Cobitidae với 3 loài chiếm 14,3% trong tổng số loài, họ Osphronemidae với 2 loài chiếm 9,5% trong tổng số loài, còn lại là các họ Schilbeidae, Loricariidae, Anabantidae, Mastacembelidae và Eleotridae với 1 loài chiếm 4,8%. Kết quả cho ta thấy Sông cấp I với 17 loài (chiếm 46%), tiếp đến là Rạch với 8 loài (chiếm 21,6%) và Ruộng với 12 loài (chiếm 32,4%). Qua đó cho thấy Sông cấp I có thành phần loài phong phú nhất. Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của 11 loài cá phổ biến rất chặt chẽ thông qua phương trình hồi qui: W = a*Lb với R2 dao động từ (0,8748 – 0, 9943) và hệ số b từ (2,4326 – 3,2664). Hầu hết các loài cá thu được có mức độ thành thục sinh dục đạt đến giai đoạn IV, không phát hiện cá thành thục ở giai đoạn V, VI. Trong đó, giai đoạn xuất hiện nhiều nhất chủ yếu là giai đoạn I và II. Kết quả cũng cho thấy Hệ số tích lũy năng lượng (HSI) của cá sặc điệp là cao nhất, cao nhất vào tháng 9 và thấp nhất vào 8, ngược lại với hệ số tích lũy năng lượng là hệ số thành thục sinh dục (GSI) cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 9. Điều này hoàn toàn phù hợp vì mẫu thu được ở tháng 9 thì tuyến sinh dục của cá đang ở giai đoạn III nên cá tích lũy năng lượng nhiều để chuẩn bị cho quá trình phát triển tuyến sinh dục, còn tháng 8 thì tuyến sinh dục ở giai đoạn IV nên năng lượng tích lũy giảm đi để tập trung cho việc phát triển tuyến sinh dục. Kết quả phân tích chỉ xác định được sức sinh sản của 2 loài: Cá sặc bướm (trichogaster trichopterus) với sức sinh sản tương đối trung bình là 1579 (trứng/cá cái), và sức sinh sản tuyệt đối trung bình là 206953 (trứng/cá cái) và sặc điệp (Trichogaster microlepis) với sức sinh sản tương đối là 1198 (trứng/cá cái) và sức sinh sản tuyệt đối là 177481 (trứng/cá cái). 4 MỤC LỤC Lời cảm tạ………………………………………………………………………i Tóm tắt……………………………………………………………………….....ii Mục lục…………………………………………………………………………iii Danh sách bảng………………………………………………………………....v Danh sách hình………………………………………………………………....vi Danh mục viết tắt………………………………………………………………ix PHẦN 1 : GIỚI THIỆU...................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề..............................................................................................1 1.2 Mục tiêu.................................................................................................2 1.3 Nội dung................................................................................................2 PHẦN 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................3 2.1 Tổng quan nguồn lợi thủy sản thế giới ...................................................3 2.2 Tổng quan nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam.............................................4 2.3 Tình hình nguồn lợi thủy sản Đồng Bằng Sông Cửu Long .....................6 2.4 Điều kiện tự nhiên của thành phố Cần Thơ ............................................8 2.4.1 Vị trí địa lý ......................................................................................8 2.4.2 Điều kiện tự nhiên .........................................................................10 2.4.3 Tình hình nguồn lợi thủy sản thành phố Cần Thơ ..........................11 2.5 Điều kiện tự nhiên của huyện Vĩnh Thạnh ...........................................12 2.5.1 Vị trí địa lý ....................................................................................12 2.5.2 Dân số ...........................................................................................13 2.5.3 Điều kiện kinh tế - xã hội ..............................................................13 PHẦN 3 : VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................15 3.1.Vật liệu nghiên cứu..............................................................................15 3.1.1 Mẫu vật .........................................................................................15 3.1.2 Dụng cụ và hóa chất ......................................................................15 3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................15 3.3 Phương pháp nghiên cứu......................................................................16 3.3.1 Thu và cố định mẫu .......................................................................16 3.3.2 Phương pháp phân tích mẫu...........................................................16 3.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu................................................19 PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................20 4.1. Thành phần các loài cá ở khu vực nghiên cứu .....................................20 4.1.1 Puntius gonionotus (Bleeker, 1850) – Cá Mè Vinh........................24 4.1.2 Cyclocheilichthys enoplus (Bleeker, 1850) - Cá Cóc......................24 4.1.3 Labiobarbus lineatus (Sauvage, 1878)- Cá Linh Rìa ......................25 5 4.1.4 Labeo chrysophekadion (Bleeker, 1850) - Cá Ét mọi.....................25 4.1.5 Puntioplites proctozysron (Bleeker, 1865) - Cá Dãnh ....................26 4.1.6 Cirrhinus jullieni (Sauvage, 1878) - Cá Linh Ống .........................26 4.1.7 Yasuhikotakia modesta (Bleeker, 1864) - Cá heo vạch...................27 4.1.8 Syncrossus helodes - Cá heo sọc....................................................27 4.1.9 Paralaubuca riveroi (Fowler, 1935) - Cá Thiểu.............................28 4.1.10 Rasbora Aurotaenia - Cá lòng tong đuôi vàng .............................28 4.1.11 Esomus longimanus - Cá lòng tong sắt.........................................29 4.1.12 Oreochromis niloticus - Cá rô phi vằn .........................................29 4.1.13 Cirrhinus lobatus - Cá linh ..........................................................30 4.1.14 Cirrhinus siamensis - Cá linh ......................................................30 4.1.15 Pangasius siamensis (Steindachner, 1878)- Cá xác sọc................31 4.1.16 Pterygoplichthys disjunctivus - Cá Lau kiếng ..............................31 4.1.17 Anabas testudineus (Bloch, 1792)- Cá Rô đồng...........................32 4.1.18 Trichogester microlepis (Gunther, 1861)- Cá Sặc điệp ................32 4.1.19 Trichogaster trichopterus (Pallas, 1770)- Cá Sặc bướm...............33 4.1.20 Macrognathus aculeatus (Bloch, 1786)- Cá Chạch Lá Tre ..........33 4.1.21 Oxyeleotris marmoratus (Bleeker, 1852)- Cá Bống Tượng..........34 4.2 Mối tương quan chiều dài – trọng lượng và hệ số điều kiện (CF) của các loài cá thu được .................................................................................37 4.2.1 Mối tương quan chiều dài – trọng lượng và hệ số điều kiện (CF) của cá sặc bướm. ...................................................................................37 4.2.2 Mối tương quan chiều dài - trọng lượng và hệ số điều kiện CF của cá rô đồng .......................................................................................38 4.2.3 Mối tương quan chiều dài – trọng lượng và hệ số điều kiện của cá sặc điếp.............................................................................................40 4.2.4 Mối tương quan chiều dài – trọng lượng và hệ số điều kiện của cá linh rìa ..............................................................................................42 4.2.5 Mối tương quan chiều dài – trọng lượng và hệ số điều kiện của cá thiểu..................................................................................................43 4.2.6 Mối tương quan chiều dài – trọng lượng và hệ số điều kiện của cá linh ...................................................................................................45 4.3 Các giai đoạn thành thục của các loài cá thu được ở Huyện Vĩnh Thạnh ........................................................................................................47 4.4 Một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá sặc bướm. ...........................47 4.4.1 Cá sặc bướm..................................................................................47 4.4.2 Cá sặc điệp ....................................................................................49 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT...........................................................52 5.1 Kết luận ...............................................................................................52 5.2 Đề xuất ................................................................................................52 TÀI LIỆU THAM THẢO..............................................................................54 PHỤ LỤC…………………………………………………………………….55 6 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Các mức dự kiến của tổng sản lượng thủy sản thế giới năm 2010……...3 Bảng 2.2: Sản lượng thủy sản của việt nam từ năm 20002009…………………...5 Bảng 2.3: Sản lượng thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long qua các năm…….....8 Bảng 3.1: Bậc thang thành thục sinh dục theo Nikolsky (1963)…………………18 Bảng 4.1: Thông tin chung về thành phần loài phân bố ở huyện Vĩnh Thạnh…...21 Bảng 4.2: Thành phần loài phân bố theo thủy vực tại huyện Vĩnh Thạnh…….....22 Bảng 4.3: Chiều dài và trọng lượng của các loài cá phân bố ở huyện Vĩnh Thạnh ………………………………………………………………………………… …35 Bảng 4.4: Sức sinh sản của cá sặc bướm…………………………………………53 Bảng 5.1: Các hệ số HSI, GSI và CF của các loài cá thu được tại huyện Vĩnh Thạnh…………………………………………………………………………… ..52 7 DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Tỷ lệ thành phần các loài thu được theo bộ…………………………...20 Hình 4.2: Tỷ lệ thành phần các loài cá thu được theo họ..................................... .21 Hình 4.3: Cá mè vinh…………………………………………………………......21 Hình 4.4: Cá cóc……………………………………………………………….....22 Hình 4.5: Cá linh rìa………………………………………………………….......22 Hình 4.6: Cá ét mọi……………………………………………………………….23 Hình 4.7: Cá dảnh…………………………………………………………….......23 Hình 4.8: Cá linh ống……………………………………………………………..24 Hình 4.9: Cá heo vạch…………………………………………………………….24 Hình 4.10: Cá heo sọc…………………………………………………………….25 Hình 4.11: Cá thiểu……………………………………………………………….25 Hình 4.12: Cá lòng tong đuôi vàng……………………………………………….26 Hình 4.13: Cá lòng tong sắt………………………………………………………26 Hình 4.14: Cá rô phi vằn………………………………………………………….27 8 Hình 4.15: Cá linh lobatus………………………………………………………..27 Hình 4.16: Cá linh siamensis……………………………………………………..28 Hình 4.17: Cá xác sọc…………………………………………………………….28 Hình 4.18: Cá lau kiếng…………………………………………………………..29 Hình 4.19: Cá rô đồng…………………………………………………………….29 Hình 4.20: Cá sặc điệp……………………………………………………………30 Hình 4.21: Cá sặc bướm………………………………………………………….30 Hình 4.22: Cá chạch lá tre………………………………………………………..31 Hình 4.23: Cá bống tượng………………………………………………………..31 Hình 4.2.1.1a: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá sặc bướm…………………………………………………………………………32 Hình 4.2.1.1b: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá sặc bướm………………………………………………………………………33 Hình 4.2.1.2: Sự biến động hệ số điều kiện của cá sặc bướm……………………33 Hình 4.2.2.1a: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá rô đồng……………………………………………………………………………3 4 Hình 4.2.2.1b: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá rô đồng…………………………………………………………………………34 9 Hình 4.2.2.2: Sự biến động hệ số điều kiện của cá rô đồng……………………...35 Hình 4.2.3.1a: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá sặc điệp…………………………………………………………………………...35 Hình 4.2.3.1b: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá sặc điệp………………………………………………………………………..36 Hình 4.2.3.2: Sự biến động hệ số điều kiện của cá sặc điệp……………………..36 Hình 4.2.4.1a: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá linh rìa……………………………………………………………………………37 Hình 4.2.4.1b: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá linh rìa…………………………………………………………………………37 Hình 4.2.4.2: Sự biến động hệ số điều kiện của cá linh rìa………………………38 Hình 4.2.5.1a: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá thiểu…………………………………………………………………………… …38 Hình 4.2.5.1b: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá thiểu……………………………………………………………………………3 9 Hình 4.2.5.2: Sự biến động hệ số điều kiện của cá thiểu…………………………39 Hinh 4.2.6.1a: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá linh……………………………………………………………………………… ..40 10 Hình 4.2.6.1b: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá linh ……………………………………………………………………………40 Hình 4.2.6.2: Sự biến động hệ số điều kiện của cá linh…………………………..41 Hình 4.24: Tỷ lệ các giai đoạn thành thục của các loài cá thu được……………..41 Hình 4.4.1a: Tỷ lệ các giai đoạn thành thục của cá sặc bướm……………………42 Hình 4.4.1b: Hệ số thành thục sinh dục (GSR) của cá sặc bướm……………….. 42 Hình 4.4.1c: Hệ số tích lũy năng lượng (HIS) của cá sặc bướm…………………43 Hình 4.4.2a: Tỷ lệ các giai đoạn thành thục của cá sặc điệp……………………..44 Hình 4.4.2b: Hệ số thành thục (GSI) của cá sặc điệp…………………………….44 Hình 4.4.2c: Hệ số tích lũy năng lượng (HIS) của cá sặc điệp…………………...45 11 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng bằng sông cửu long ĐBSH: Đồng bằng sông hồng GSI: Hệ số thành thục sinh dục CF: Hệ số điều kiện FAO: Tổ chức nông lương thế giới HSI: Hệ số tích lũy năng lượng NTTS: Nuôi trồng thủy sản 12 PHẦN 1 : GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Đối với nước ta, nguồn lợi thủy sản có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân và khai thác nguồn lợi thủy sản được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào sự phát triển đất nước. Trong đó ĐBSCL giữ vai trò quan trọng. Vùng ĐBSCL có diện tích tự nhiên khoảng 39.747 km2, chiếm 12% diện tích cả nước, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế rộng khoảng 360.000 km2, chiếm 37% tổng diện tích vùng đặc quyền kinh tế của cả nước và hàng trăm đảo lớn nhỏ thuộc hai ngư trường trọng điểm là đông và tây Nam bộ. Toàn vùng có khoảng 750 km chiều dài bờ biển (chiếm khoảng 23% tổng chiều dài bờ biển toàn quốc), với 22 cửa sông, cửa lạch và hơn 800.000 ha bãi triều (70-80% là bãi triều cao). Mùa khô độ mặn nước biển ven bờ cao 20-30%, mùa mưa 5-20%, thâm nhập mặn theo các sông nhánh vào nội đồng nhiều nơi đến 40-60km. Ngoài ra ĐBSCL hiện có khoảng hơn 400.000 ha mặt nước nuôi thuỷ sản, tổng sản lượng hàng năm lên tới hơn 1,5 triệu tấn, chiếm hơn 70% sản lượng thuỷ sản nuôi của cả nước. Năm 2009, diện tích nuôi thuỷ sản toàn vùng ĐBSCL đạt gần 824.000 ha, sản lượng đạt trên 1,9 triệu tấn, chiếm 89% diện tích và 93% sản lượng ở các tỉnh phía Nam. Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm của ĐBSCL, giữa một mạng lưới sông ngòi kênh rạch. Cần Thơ tiếp giáp với 5 tỉnh: phía bắc giáp An Giang và đông bắc giáp Đồng Tháp, phía nam giáp Hậu Giang, phía tây giáp Kiên Giang, phía đông giáp Vĩnh Long. Cần Thơ có nhiều hệ thống sông ngòi kênh rạch như sông Hậu, sông Cần Thơ, kênh Thốt Nốt, rạch Ô Môn... Khí hậu Cần Thơ điều hoà dễ chịu, ít bão. Quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung binh là 27ºC. Từ xa xưa Cần Thơ đã được coi là trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam bộ, hiện nay là một trong những nơi sản xuất và xuất khẩu gạo chính của cả nước.Với đất đai phì nhiêu, bên cạnh thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, Cần Thơ còn có nguồn thủy sản khá phong phú, chủ yếu là tôm nước ngọt. Huyện Vĩnh Thạnh ở phía Tây Bắc thành phố Cần Thơ; Đông giáp quận Thốt Nốt và huyện Cờ Đỏ; Tây giáp tỉnh An Giang; Nam giáp tỉnh Kiên Giang; Bắc giáp quận Thốt Nốt và tỉnh An Giang. Là huyện vùng sâu vùng xa của thành phố Cần Thơ, kinh tế Vĩnh Thạnh chủ yếu dựa vào nông nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và thương mại-dịch vụ mới chỉ ở dạng sơ khai, tự phát và nhỏ lẻ. Tuy những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của huyện đã có những bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên vẫn chưa rõ nét. Nông nghiệp vẫn chiếm vị trí cao trong tổng GDP hằng năm của huyện. Năm 2004, diện tích đất trồng lúa luân canh 3 vụ của Vĩnh Thạnh đã tăng lên 7.380 ha, chiếm 20,3% diện tích đất nông nghiệp. Trong đó, huyện không khuyến khích nhân dân trồng lúa vụ ba mà tập trung sản xuất hoa màu, nuôi trồng thuỷ sản,... Dọc theo kênh Bắc Cái Sắn, sông Thốt Nốt, Thắng Lợi,… huyện quy hoạch ao 13 nuôi cá tra, nuôi tôm nhằm tận dụng nước mùa lũ, đồng thời tránh tình trạng nuôi thuỷ sản tự phát, vừa không hiệu quả vừa ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và gây ô nhiễm môi trường. Ngày nay, với việc khai thác thủy sản quá mức đã làm cho nguồn lợi thủy sản bị suy giảm bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như: sự ô nhiễm từ các chất thải sinh hoạt, thuốc trừ sâu, phân bón nông nghiệp; ngoài ra còn sử dụng những phương pháp khai thác hủy diệt khác như: sử dụng chích điện, chất nổ, ngư cụ khai thác không hợp lý việc khai thác này đã tác động đến cả cá bố mẹ lẫn cá con, khiến nguồn lợi tự nhiên không còn khả năng phát triển, dẫn đến việc suy giảm sản lượng là điều không thể tránh khỏi. Hiện nay công tác quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở huyện Vĩnh Thạnh cũng gặp nhiều khó khăn do huyện nằm ở xa trung tâm thành phố nên thiếu nhiều thông tin, tài liệu về những thành phần loài cá ở các thủy vực cũng như một số đặc điểm sinh học của các loài cá này. Do đó việc khảo sát thành phần loài và đặc điểm sinh học của các loài cá tự nhiên khai thác bằng lưới chài là một công việc cần thiết để tìm ra những nhận định đúng đắn, đưa ra những giải pháp hổ trợ cho việc quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hiện tại và cũng như trong tương lai, có khả năng tái tạo lại quần đàn. Trên cơ sở đó đề tài “Xác định thành phần loài và một số đặc điểm sinh học của các loài cá khai thác tự nhiên ở huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ” đã được thực hiện. 1.2 Mục tiêu Tìm hiểu về thành phần loài và một số đặc điểm sinh học của các loài cá khai thác tự nhiên bằng lưới chày thuộc huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ nhằm làm cơ sở cho công tác quản lý và bảo tồn các nguồn tài nguyên này trong tương lai. 1.3 Nội dung Xác định thành phần loài của các loài cá tự nhiên sống ở các thủy vực huyện Vĩnh Thạnh thuộc thành phố Cần Thơ. Xác định mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng thân cá. Xác định các giai đoạn thành thục và một số chỉ tiêu đặc điểm sinh học của các loài cá này như: hệ số thành thục (GSI), hệ số tích lũy năng lượng (HSI), hệ số điều kiện (CF) và sức sinh sản. 14 PHẦN 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan nguồn lợi thủy sản thế giới Khai thác còn chiếm tỷ trọng cao nhưng đã gần đạt mức năng suất tối đa. Có gần 2/3 tổng sản lượng thủy sản được con người sử dụng trực tiếp (sản phẩm thủy sản cung cấp bình quân 14,3% tổng lượng protein động vật cho con người), phần còn lại được chế biến với nhiều hình thức. Theo FAO (1998), tổng sản lượng thủy sản thế giới ở thời điểm năm 2010 có thể được dự đoán theo hai hướng: lạc quan và bi quan và nằm trong khoảng 107-144 triệu tấn, trong đó có khoảng 30 triệu tấn được dung làm bột cá và các mục đích phi thực phẩm khác. Sản lượng khai thác trên thế giới năm 2007: Tổng sản lượng khai thác cá nổi đạt 38 triệu tấn, cá đáy đạt 20 triệu tấn; các loài thủy sản khác đạt 10 triệu tấn; thủy sản nước ngọt đạt 10 triệu tấn, nhuyễn thể hai mảnh vỏ và mực đạt 7.5 triệu tấn, giáp xác và tôm đạt 6 triệu tấn. Về nuôi trồng thủy sản, cá chép đứng đầu với 21 triệu tấn. Về nuôi trồng thủy sản, cá chép đứng đầu với 21 triệu tấn, nhuyễn thể hai mảnh vỏ đạt 13.5 triệu tấn, các loài thủy sản nước ngọt khác đạt 8.6 triệu tấn; giáp xác và tôm đạt 4.4 triệu tấn. Theo ước tính của FAO, sản lượng thủy sản (không bao gồm rong biển và động vật biển có vú) trong năm 2008 là 141.6 triệu tấn, tăng nhẹ (0.9%) so với năm 2007. Trong khi ngành đánh bắt thủy sản giữ sản lượng ở mức trên dưới 90 triệu tấn thì sản lượng nuôi trồng tăng 2.5%, đạt 51.6 triệu tấn. Sản lượng thủy sản nuôi trồng chiếm 45% tổng sản lượng thực phẩm thủy sản trên thế giới. Sản lượng thủy sản tiêu thụ trên đầu người là 16.9 kg năm 2008, trong đó có 8.5 kg là thủy sản đánh bắt, còn lại là thủy sản nuôi. Tình hình chung của thủy sản thế giới được FAO trình bày trong The state of World Fisher and Aquaculture (2000,2002 & 2006) có một vài nét chính: + Tổng thủy sản và chăn nuôi đều tăng nhanh, nhưng sản lượng thủy sản tăng nhanh hơn (13% trong giai đoạn 1985-1995) đạt 116.1 triệu tấn trong năm 1995 và sau 10 năm tăng lên 141.3 triệu tấn (2005). Nhưng có sự biến động giữa các năm và biến đổi khí hậu có tác động làm giảm sản lượng thủy sản. + Sản lượng (NTTS) tăng rất nhanh, bình quân 7.6%/năm, với 24.6 triệu tấn năm 1995 (21.2% tổng sản lượng thủy sản toàn thế giới) và 47.8 triệu tấn vào năm 2005 (31.7%). Sản lượng khai thác còn chiếm tỷ trọng cao nhưng gần như không tăng do đã được xem là năng suất tối đa. + Theo dự báo của Trung tâm Thủy sản Thế giới năm 2006, đến năm 2020 các nước đang phát triển sẽ chiếm tới 77% tổng tiêu thụ thủy sản toàn cầu và 79% tổng sản lượng thủy sản thế giới. Như vậy là, từ năm 1997 đến năm 2020, tiêu thụ thủy sản ở các nước đang phát triển sẽ tăng từ 62.7 triệu tấn lên 98.6 triệu 15 tấn (57%), trong khi các nước phát triển sẽ chỉ tăng 4%, từ 28.1% triệu tấn lên 29.2 triệu tấn. + Các công trình nghiên cứu cũng dự báo đến 2020, do nghề khai thác thủy sản tự nhiên hiện nay đã hoạt động hết hoặc vượt công suất nên mức gia tăng trong cung cấp thủy sản sẽ chủ yếu dựa vào mức tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản. Trên 40% khối lượng thủy sản được tiêu thụ sẽ do các cơ sở nuôi cung cấp và sản lượng nuôi trồng thủy sản trong hai thập kỷ tới sẽ tăng gấp đôi, từ 28,6 triệu tấn năm 1997 lên 53,6 triệu tấn năm 2020. 2.2 Tổng quan nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam Lãnh thổ Việt Nam với diện tích 331.689 km2 có trên 3.200 km bờ biển với nhiều khu hệ sinh thái thủy vực đa dạng làm tiền đề cho sự phong phú và đa dạng của nguồn lợi thủy sản. Theo Công ước đa dạng sinh học 1992, đa dạng sinh học nguồn lợi thủy sản Việt Nam bao gồm sự đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng các hệ sinh thái thủy vực. Đến nay đã thống kê, tổng diện tích có thể nuôi trồng thủy sản trong toàn quốc khoảng 1.379.038 ha. Các kết quả nghiên cứu cho đến nay đã thống kê được 544 loài cá thuộc 288 giống, 57 họ và 18 bộ. Về sản lượng chiếm khoảng 30% tổng sản lượng khoảng 400.000 tấn, riêng ở ĐBSCL tỉ lệ ngày chiếm khoảng 41%, được đánh giá là một quốc gia có đa dạng sinh học về cá nước ngọt cao trong khu vực. Trong 544 loài có 11 loài phân bố rộng rãi trên cả 2 nước. Trong đó khu hệ cá phía Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra) đã ghi nhận được 240 loài thuộc khu hệ cá Hoa Nam, Trung Quốc và một số loài thủy sản khác như: Cua, Ốc, Trai, Hến,… Tuy số loài nhiều, song chỉ có khoảng 30 loài có giá trị kinh tế và chúng phần lớn thuộc nhóm cá ăn thực vật, và thực vật phù du. Trong đó hệ cá phía Nam (từ đèo Hải Vân trở vào) đã thống kê được khoảng 225 loài, thuộc khu hệ cá Ấn Độ, Mã Lai. Số loài cá có giá trị kinh tế khoảng 42 loài, phần lớn thuộc nhóm cá ăn động vật là chủ yếu. Riêng nguồn lợi thủy sản vùng ĐBSCL mang tính chất nhiệt đới rỏ rệt, rất đa dạng về thành phần loài và phong phú về mặt sản lượng. Có khoảng 236 loài cá đã được tìm thấy, trong đó họ cá chép 74 loài (31.36%), họ cá trơn 51 loài (21.60%) (Nguyễn Văn Hảo và ctv,1976; được trích dẫn bởi Mai Viết Văn 2009). Ngoài ra, nguồn lợi thủy sản tự nhiên khác cũng khá phong phú trong các thủy vực nước ngọt, động vật thủy sản không xương sống như: Rươi, tôm càng xanh, tôm riu, cua đồng, hến, trai cóc, trai cánh mỏng, trai điệp, trai sông, ốc nhồi, cà cuống. Tuy chưa phải là các đối tượng xuất khẩu, song rất cần thiết cho cuộc sống của người dân đặc biệt ở các vùng nông thôn. 16 Bảng 2.2: sản lượng thủy sản của việt nam từ năm 2000-2009 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Sơ bộ 2009 ĐVT: Nghìn tấn Nuôi trồng Tổng số 589.6 2250.5 709.9 2434.7 844.8 2647.4 1003.1 2859.2 1202.5 3142.5 1478.0 3465.9 1693.9 3720.5 2123.3 4197.8 2465.6 4602.2 2569.9 4847.6 (Nguồn: Niêm giám thống kê, 2009) Khai thác 1660.9 1724.8 1802.6 1856.1 1940.0 1987.9 2026.6 2074.5 2136.4 2277.7 Biển Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khu hệ cá biển Việt Nam thuộc khu hệ động vật Ấn Độ-Tây Thái Bình Dương. Do vậy cá biển Việt Nam không chỉ rất phong phú, đa dạng về thành phần loài, mà còn rất đặc trưng cho cá biển nhiệt đới về những đặc điểm sinh vật học. Tổng số loài sinh vật biển đã biết ở Việt Nam có khoảng 11.000 loài, trong đó cá (khoảng 130 loài kinh tế) có 2.458 loài; rong biển có 653 loài; động vật phù du có 657 loài; thực vật phù du có 537 loài, thực vật ngập mặn có 94 loài; tôm biển có 225 loài,…Các nghiên cứu về biến động nguồn lợi đã cho thấy danh sách khu hệ cá biển của Việt Nam đến tháng 1/2005 có 2.458 loài, tăng 420 loài so với danh sách được lập năm 1985 (có 2.038 loài) và đã phát hiện thêm 7 loài thú biển mới.(www.fishviet.net/; 21/09/2011). Tổng diện tích có khả năng phát triển NTTS ở nước ta khoảng 2,20 triệu ha mặt nước, trong đó loại hình thuỷ vực nước ngọt là 1,07 ha, nước mặn lợ 1,18 ha. Tiềm năng phát triển NTTS ở nước ta chủ yếu ở các tỉnh ven biển, đặc biệt hai vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; trong tổng diện tích có khả năng phát triển nuôi bao gồm vùng ĐBSCL chiếm 60,8% tổng diện tích của cả nước, ĐBSH chiếm 9,4%. Đến cuối năm 2008, diện tích mặt nước đưa vào NTTS của nước ta đạt khoảng 1.204.990 ha, trong đó diện tích nuôi tôm sú là 623,790 ha, diện tích nuôi tôm chân trắng là 14.824 ha, diện tích nuôi cá tra là 5.622 ha, diện tích nuôi cá biển là 1.559 ha, diện tích nuôi nhuyễn thể là 17.722 ha, diện tích nuôi rong biển là 1.290 ha, diện tích nuôi rô phi (điêu hồng) là 1.186 ha trong đó có 3.432 lồng, diện tích nuôi các đối tượng khác là 538.997 ha. Sản lượng NTTS năm 2008 khoảng trên 2,4 triệu tấn tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái (nguồn báo cáo các tỉnh). Trong đó sản lượng tôm sú là 309.015 tấn, sản lượng tôm chân trắng là 45.451 tấn, sản lượng cá tra là 1.094.879 tấn, sản lượng nhuyễn thể là 86.031 tấn, sản lượng cá biển là 5.029 tấn, sản lượng rong biển là 11.270 tấn, 17 sản lượng cá rô phi (điêu hồng) là 52.476 tấn, sản lượng các đối tượng khác là 832.945 tấn. 2.3 Tình hình nguồn lợi thủy sản Đồng Bằng Sông Cửu Long ĐBSCL có bờ biển dài trên 700 km. Phía tây Bắc giáp Campuchia. Phía Đông Bắc giáp vùng Đông Nam Bộ. Phía Đông giáp biển Đông. Phía Nam giáp Thái Bình Dương. Phía Tây giáp vịnh Thái Lan. Đây là vị trí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế biển, khai thác và NTTS phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. ĐBSCL có diện tích tự nhiên khoảng 39.747 km2, chiếm 12% diện tích cả nước, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế rộng khoảng 360.000 km2, chiếm 37% tổng diện tích vùng đặc quyền kinh tế của cả nước và hàng trăm đảo lớn nhỏ thuộc hai ngư trường trọng điểm là đông và tây Nam bộ. Điều kiện như vậy đã tạo nên những vùng đất ngập nước qui mô lớn với bản chất lầy mặn và đa dạng về kiểu môi trường sinh thái (mặn, lợ, ngọt), cũng như các hệ thống canh tác tương đối đồng nhất, đôi khi không phân biệt được bằng địa giới hành chính, như: vùng tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, bán đảo Cà Mau.... Điều kiện giao thoa mặn, lợ, ngọt cũng đã tạo nên một vùng sinh thái đặc thù, hiếm thấy trên thế giới, rất thuận lợi cho phát triển sản xuất thủy sản hàng hoá tập trung. Đặc biệt ưu thế vẫn là nuôi nước lợ, mà chủ yếu là nuôi tôm nước lợ và nuôi cá da trơn nước ngọt (cá tra, basa). Ngoài ra, còn có tiềm năng môi trường nuôi các loài nhuyễn thể, các loài thủy sản nước lợ khác, các loài thủy sản ưa nước ấm, các loài thủy sản có thể chịu được môi trường phèn đục như các loài cá đen (cá lóc, cá rô, cá da trơn, lươn,…). Trên thực tế, nuôi trồng thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đã trở thành một nghề truyền thống và không ngừng thay đổi. Theo tính toán, tổng diện tích có khả năng NTTS ở ĐBSCL hơn 1.200.000 ha, gần bằng 60% của cả nước. Trong đó, diện tích có khả năng NTTS vùng triều khoảng 750.300 ha, chiếm trên 26% tổng diện tích đất tự nhiên của 8 tỉnh ven biển của vùng và chiếm 74% tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản trên vùng triều toàn quốc. Vùng bán đảo Cà Mau có diện tích tiềm năng cho phát triển NTTS mặn lợ rất lớn (trên 630.000 ha), Khu vực ven sông Hậu và sông Tiền có diện tích vùng triều ít hơn (trên 123.000 ha). Diện tích có khả năng nuôi thuỷ sản nước ngọt cũng rất phong phú với trên 500.000 ha được xác định là có điều kiện rất thuận lợi và phân bố chủ yếu ở các tỉnh : Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Vĩnh Long. Trữ lượng cá biển ở 2 ngư trường Đông và Tây Nam Bộ khoảng 2.582.568 tấn, chiếm 62% của cả nước. Khả năng cho phép khai thác tối đa khoảng trên 1.000.000 tấn, trong đó cá đáy khoảng 700.000 tấn, cá nổi trên 300.000 tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú với khả năng khai thác đáng kể so với cả nước: cá (62%), tôm sú và tôm he(-66%), tôm sắt và tôm chì(-61%), mực ống(-69%) 18 và mực nang(-76%). Tính theo đầu người khả năng cá biển có thể khai thác là 61kg/năm, trong khi cả nước chỉ có 21kg/năm. Ngoài ra, vùng biển ven bờ của ĐBSCL còn có tiềm năng bảo tồn khá cao kéo theo khả năng phát triển một số ngành nghề thủy sản mới để chuyển đổi nghề nghiệp cho ngư dân, như : nuôi thích nghi, câu/đánh cá giải trí gắn với du lịch sinh thái. Nguồn lợi thủy sản ĐBSCL mang tính chất nhiệt đới rõ rệt, rất đa dạng về thành phần loài và phong phú về mặt sản lượng. Trong đó Sông Mekong mang lại nguồn lợi thủy sản vô cùng dồi dào và phong phú cho các quốc gia thuộc vùng hạ lưu gồm Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam. Bốn quốc gia này đã cùng đưa ra mục tiêu hợp tác bảo tồn đa quốc gia nguồn lợi thủy sản lưu vực sông Mekong tại hội thảo “Thành phần loài cá lưu vực sông Mekong và Chao Phraya” được tổ chức tại Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ vào ngày 24-2-2011. Qua thực hiện dự án ở bốn quốc gia, có 540 loài cá được ghi nhận và lưu trữ, với 67 loài mới ở lưu vực sông Mekong, 21 loài chưa từng được mô tả. Điều này cho thấy nguồn lợi thủy sản của sông Mekong vô cùng phong phú, đa dạng về thành phần loài cá. Các nhà nghiên cứu của Trường Đại học Cần Thơ đã thu thập mẫu vật tại 113 điểm thuộc 13 tỉnh, thành ở ĐBSCL. Theo nghiên cứu mới đây giữa Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ và tổ chức bảo vệ tài nguyên môi trường của Nhật (Nagao) đã xác định được 292 loài thuộc 188 giống, 70 họ, trong đó họ cá bống (Gobidae) 54 loài chiếm 19%, họ cá chép (Cyprinidae) 48 loài chiếm 16%, họ cá đù (Sciaenidae) 11 loài chiếm 4%. Riêng ở thành phố Cần Thơ đã xác định được 145 loài cá tự nhiên, tập trung ở 12 bộ, bộ cá chép, bộ cá vược và bộ cá trơn chiếm ưu thế với số lượng loài lớn. Bộ cá chép có 41 loài chiếm 28.28%, bộ cá vược với 39 loài chiếm 26.89% và bộ cá trơn với 30 loài chiếm 20.69%. Xét về số loài phân bố đắc trưng ở từng quốc gia thì Việt Nam có số loài đặc trưng nhiều nhất (151 loài). Còn số loài phân bố đặc trưng của Thái Lan là 111 loài, Lào 56 loài và Campuchia chỉ có 40 loài. Chúng phân bố ở nhiều loại hình thủy vực khác nhau như kênh rạch, ao đầm, ruộng lúa, vùng ngập lũ,…Do đó, ngư cụ khai thác cá nước ngọt ở đây cũng rất đa dạng. Theo Ủy ban sông Meekong, khu vực hạ lưu sông Meekong có khoảng 120 loài cá kinh tế, trong đó chỉ có 10-20 loài ảnh hưởng quyết định đến sản lượng khai thác. 19 Bảng 2.3: Sản lượng thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long qua các năm Tỉnh Long An Tiền Giang Bến Tre Trà Vinh Vĩnh Long Đồng Tháp An Giang Kiên Giang Cần Thơ Hậu Giang Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Tổng sản lượng Năm 2005 32248 136041 137382 139376 37174 133622 232139 353796 90237 26104 100943 172500 254259 1845822 Năm 2006 36129 142711 144963 133988 53505 180247 235355 377777 116524 29536 113950 181050 276010 2021745 ĐVT: Tấn Năm Năm Sơ bộ 2007 2008 2009 39581 39516 40241 153134 173106 188602 175757 238407 231448 141734 146578 159473 99189 108378 121628 246038 297794 300549 315576 356097 327366 399931 428485 467325 157080 187864 197877 35521 41862 43017 136000 169500 177023 198396 205151 218200 287395 309189 331420 2385521 2701927 2804120 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2009) Năm 2006, sản lượng nuôi trồng thủy sản vùng ĐBSCL đạt khoảng 1.200.000 tấn, bằng trên 70% sản lượng NTTS toàn quốc. Cùng với NTTS, hoạt động khai thác thủy sản cũng đạt được kết quả quan trọng, sản lượng khai thác không ngừng tăng. Năm 2006, sản lượng khai thác của vùng ĐBSCL đạt khoảng 850.000 tấn, bằng khoảng 40% tổng sản lượng khai thác cả nước, trong đó trên 80% khai thác từ biển. Trong 13 tỉnh ĐBSCL, có 8 tỉnh tham gia chương trình vay vốn đóng tàu khai thác hải sản xa bờ (Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Long An, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang). Bên cạnh sự hỗ trợ tín dụng của Nhà nước, ngư dân đã tích cực bỏ vốn tự đầu tư, tiếp tục đóng, sửa, cải hoán tàu cá và tổ chức đánh bắt hiệu quả. 2.4 Điều kiện tự nhiên của thành phố Cần Thơ 2.4.1 Vị trí địa lý Không chỉ được thiên nhiên ưu đãi cho điều kiện tự nhiên lý tưởng với những vùng sinh thái rộng lớn, ruộng đất phì nhiêu, những dòng sông chở nặng phù sa, quanh năm nước ngọt,… thành phố Cần Thơ còn là nơi hội tụ các điều kiện kinh tế-xã hội thuận lợi. Đây là những nền tảng quan trọng để Cần Thơ vươn lên trong tiến trình phát triển và hội nhập. Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm ĐBSCL có diện tích tự nhiên 1.390 km2, bên bờ tây sông Hậu, cách biển Đông 75 km, cách thủ đô Hà Nội 1.877 km và cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km về phía bắc (theo đường bộ). 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan