Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vị trí, vai trò của thẩm phán toà án nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động xét xử cá...

Tài liệu Vị trí, vai trò của thẩm phán toà án nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu của toà án nhân dân tỉnh ninh bình

.PDF
59
46
63

Mô tả:

Vị trí, vai trò của Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu của Toà án nhân dân tỉnh Ninh Bình Hà Anh Tuấn Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số 60 38 01 04 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Tuân Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Pháp luật Việt Nam; Thẩm phán; Vụ án hình sự; Hoạt động xét xử; Luật hình sự. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong thời gian qua, cùng với sự cải cách mạnh mẽ của bộ máy Nhà nước, vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chú trọng. Điều đó được thể hiện trong Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” đã khẳng định, “trong những năm qua…công tác tư pháp đã đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, phục vụ tích cực cho công cuộc đổi mới, phần lớn cán bộ làm công tác tư pháp giữ vững phẩm chất chính trị, có tinh thần trách nhiệm và hoàn thành nhiệm vụ” [1.tr1]. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 nêu rõ: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đến đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án, tuy nhiên quá trình này diễn ra còn chậm, chưa đồng bộ và toàn diện, hoạt động xét xử của Toà án chưa đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp. Chất lượng xét xử của TAND các cấp vẫn còn thấp, tình trạng xét xử oan sai, án tồn đọng kéo dài vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Bên cạnh đội ngũ Thẩm phán vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của cơ quan tư pháp còn thiếu thốn, nghèo nàn và lạc hậu. Những tồn tại trên đã được chỉ rõ trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI: “Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu cả về phẩm chất và năng lực, quá trình cải cách tư pháp còn chậm, chưa đồng bộ. Công tác điều tra, giam giữ, truy tố, xét xử trong một số trường hợp chưa chính xác, án tồn đọng, án bị huỷ, bị sửa còn nhiều”. Tỉnh Ninh Bình là một tỉnh ở cực Nam đồng bằng Bắc bộ có diện tích: 139 km2; dân số gần 900.000 người. Cơ cấu tổ chức của ngành Toà án tỉnh Ninh Bình hiện nay gồm: TAND tỉnh Ninh Bình có 05 Toà chuyên trách, 03 phòng giúp việc và 08 TAND cấp huyện. Toàn ngành TAND tỉnh Ninh Bình có 140 công chức, trong đó có 100 người có trình độ đại học. Trong những năm qua, cùng với ngành Toà án toàn quốc, TAND tỉnh Ninh Bình đã không ngừng nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Chất lượng hoạt động xét xử đã được nâng lên từng bước, góp phần giải quyết tốt các tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương, tạo môi trường ổn định, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong cải cách tư pháp Toà án được coi là trọng tâm với nhiệm vụ “nâng cao tranh tụng tại phiên toà” và “Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Việc phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh luận tại phiên toà, trên cơ xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo, người làm chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền lợi ích hợp pháp để ra bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn luật định. Vì vậy tác giả chọn đề tài “Vị trí, vai trò của Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự trên cơ sở số liệu của Toà án nhân dân tỉnh Ninh Bình” làm luận văn tốt nghiệp cao học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Xét xử là hoạt động trung tâm của tố tụng hình sự, vì vậy vị trí, vai trò của Thẩm phán trong xét xử các vụ án hình sự là một trong những vấn đề được những người làm công tác nghiên cứu và thực tiễn quan tâm. Sau khi BLTTHS năm 2003 có hiệu lực thi hành đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này như sau: - Chế định Thẩm phán trong TTHS – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Trần Thu Trang. - Địa vị pháp lý của Chánh án, Phó chánh án Toà án nhân dân, Thẩm phán, Thư ký Toà án và Hội thẩm nhân dân trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam của Nguyễn Thị Hằng. - Chế định Thẩm phán – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Viện khoa học pháp lý (NXB Tư pháp, Hà Nội, 2004). - Thủ tục xét xử sơ thẩm hình sự trong luật TTHS Việt Nam của ThS Đinh Văn Quế (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005). - Trình tự thủ tục giải quyết các vụ án hình sự của tác giả Mai Thanh Hiếu và Võ Chí Công (NXB Lao động). Các công trình trên phần nào đã đề cập đến những khía cạnh nhất định của chế định Thẩm phán, nhưng chủ yếu nhìn nhận dưới góc độ tổ chức và quản lý Thẩm phán chưa nghiên cứu hoàn thiện những bất cập liên quan đến vị trí, vai trò của Thẩm phán trong quá trình cải cách tư pháp theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Nghiên cứu góp phần làm rõ vị trí, vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự. Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật tố tụng về vai trò, vị trí của Thẩm phán trong hoạt động xét xử vụ án hình sự và các vụ án hình sự của Thẩm phán TAND ở tỉnh Ninh Bình. Từ đó tác giả của luận văn đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao vị trí, vai trò của Thẩm phán TAND cấp tỉnh trong hoạt động giải quyết án hình sự. 3.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu vị trí, vai trò của Thẩm phán trong xét xử các vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hiện hành. Làm rõ những đặc trưng riêng của hoạt động xét xử các vụ án hình sự của Thẩm phán TAND cấp tỉnh hiện nay. - Phân tích vị trí, vai trò của Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian 05 năm (từ 2009 đến 2013), làm rõ các nguyên nhân dẫn đến việc các bản án, quyết định còn oan, sai, bị huỷ, cải sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán trong quá trình áp dụng pháp luật. - Đề xuất các quan điểm và giải pháp cơ bản bảo đảm chất lượng xét xử các vụ án hình sự của Thẩm phán TAND cấp tỉnh góp phần thực hiện có hiệu quả công cuộc cải cách tư pháp, nâng cao uy tín của nền tư pháp nước nhà trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vị trí, vai trò của Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự của TAND qua thực tiễn tỉnh Ninh Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi luận văn thạc sĩ luật học thuộc chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự, luận văn bao gồm những nội dung lý luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề vị trí, vai trò của Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự. Nghiên cứu hoạt động xét xử các vụ án hình sự của Toà án nhân dân tỉnh Ninh Bình từ năm 2009 đến năm 2013 gồm: Hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự; Hoạt động xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự, nhằm phát hiện những tồn tại, hạn chế cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xét xử các vụ án hình sự của Toà án, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục nguyên nhân, phát huy những thành tựu, đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu của hoạt động xét xử các vụ án hình sự của Toà án nhân dân địa phương, đồng thời đề xuất các giải pháp để bảo đảm cho xét xử các vụ án hình sự của TAND đúng pháp luật, phù hợp với tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về Nhà nước và pháp luật; tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp quyền; đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Đặc biệt là các quan điểm chỉ đạo cải cách tư pháp, theo tinh thần nghị quyết 08_NQ/TW; 49_NQ/TW của Bộ chính trị về vấn đề cải cách tổ chức và hoạt động của TAND trong giai đoạn hiện nay, nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của lộ trình cải cách tư pháp. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể đó là: Phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử và lôgic, phương pháp thống kê, trong đó chú trọng các phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò của Thẩm phán trong xét xử các vụ án hình sự nói chung và trong hoạt động xét xử án hình sự của TAND qua thực tiễn tỉnh Ninh Bình nói riêng, luận văn đề xuất một số yêu cầu và giải pháp cụ thể nhằm góp phần nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự của Thẩm phán TAND cấp tỉnh đáp ứng nhu cầu công cuộc cải cách Tư pháp hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ lý luận về vị trí, vai trò của Thẩm phán trong xét xử các vụ án hình sự, làm sáng tỏ các đặc điểm của áp dụng pháp luật của Thẩm phán TAND cấp tỉnh trong việc xét xử các vụ án hình sự. - Về mặt thực tiễn: Luận văn có ý nghĩa thực tiễn đối với việc nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn cho Thẩm phán, Thư ký Toà án, những người trực tiếp làm công tác xét xử các vụ án hình sự tại các TAND, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết án hình sự của TAND. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu khoa học pháp lý, học tập trong các trường Đại học chuyên ngành luật. Luận văn góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của Thẩm phán trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự hiện nay. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về vị trí, vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự. Chương 2: Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về vị trí, vai trò của Thẩm phán TAND cấp tỉnh trong xét xử vụ án hình sự và thực tiễn áp dụng. Chương 3: Những yêu cầu và giải pháp nhằm nâng cao vị trí, vai trò của Thẩm phán TAND cấp tỉnh. Reference DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1999), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Bộ Tư pháp (1957), Tập luật lệ về tư pháp, Hà Nội. 3. Lê Cảm và Nguyễn Ngọc Chí (2004), "Tố tụng tranh tụng và vấn đề cải cách tư pháp ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền", Trong sách: Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 4. Nguyễn Ngọc Chí (2007), Nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự, Bài giảng cho học viên cao học luật, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 5. Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 52 ngày 20/10 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa về việc xá tội các phạm nhân, Hà Nội. 6. Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển Tường giải và liên tưởng Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 10. Học viện Tư pháp (2011), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 11. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (1999), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Hà Nội. 12. Đinh Văn Quế (2007), Bình luận án và một số vấn đề thực tiễn áp dụng trong Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh. 13. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội. 14. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội. 15. Quốc hội (1960), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội. 16. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội. 17. Quốc hội (1981), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội. 18. Quốc hội (1988), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội. 19. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội. 20. Quốc hội (1993), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội. 21. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 22. Quốc hội (2002), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội. 23. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội. 24. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội. 25. Trần Văn Thăng (2006), Sổ tay Thuật ngữ pháp luật phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 26. Đỗ Gia Thư (2006), Cơ sở khoa học của việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học. 27. Tòa án nhân dân tối cao (1992), Các văn bản về hình sự, dân sự và tố tụng, Hà Nội. 28. Tòa án nhân dân tối cao (1995), Các văn bản về hình sự, dân sự và tố tụng, Hà Nội. 29. Tòa án nhân dân tối cao (2001), Các văn bản về hình sự, dân sự, kinh tế và tố tụng, Hà Nội. 30. Tòa án nhân dân tối cao (2003), Các văn bản về hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động và tố tụng, Hà Nội. 31. Tòa án nhân dân tối cao (2008), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2008, Hà Nội. 32. Tòa án nhân dân tối cao (2009), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2009, Hà Nội. 33. Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2010, Hà Nội. 34. Tòa án nhân dân tối cao (2011), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2011, Hà Nội. 35. Tòa án nhân dân tối cao (2012), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2012, Hà Nội. 36. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2013, Hà Nội. 37. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 38. Trần Văn Tú (2004) "Đổi mới nội dung, phương thức quản lý", Kỷ yếu khoa học: Đổi mới công tác quản lý, đào tạo bồi dưỡng Thẩm phán Tòa án nhân dân địa phương, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Tòa án nhân dân tối cao. 39. Nguyễn Văn Tuân (2013), "Những nguyên tắc cơ bản trong bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề hoàn thiện", Trong sách: Cải cách tư pháp và pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 40. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1993), Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, Hà Nội. 41. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, Hà Nội. 42. Viện Khoa học Kiểm sát (2002), "Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga", Phụ trương Thông tin khoa học pháp lý. 43. Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội. 44. Viện Sử học (1991), Quốc triều hình luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội. 45. Võ Khánh Vinh (2007), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 46. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan