Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vi phạm pháp luật về đóng, hưởng bảo hiểm xã hội ở việt nam...

Tài liệu Vi phạm pháp luật về đóng, hưởng bảo hiểm xã hội ở việt nam

.PDF
56
81
111

Mô tả:

Vi phạm pháp luật về đóng, hưởng Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam Ma Thị Vân Kiều Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật Kinh tế; Mã số 60 38 50 Người hướng dẫn: TS. Lê Văn Bính Năm bảo vệ: 2013 Abstract. Hệ thống hóa và góp phần bổ sung hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng các quy định về vi phạm pháp luật trong đóng, hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH). Tìm hiểu nội dung các quy định về vi phạm pháp luật trong đóng, hưởng BHXH và thực tiễn áp dụng. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi các quy định về vi phạm pháp luật trong đóng, hưởng BHXH. Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật bảo hiểm xã hội; Bảo hiểm xã hội. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài “Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc”. (Trích Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 26/5/1997 của Bộ Chính trị) Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng vi phạm pháp luật về BHXH, trong đó có vi phạm pháp luật về đóng, hưởng BHXH xảy ra rất phổ biến và ngày càng trở thành mối quan tâm lớn của xã hội. Trong đó bao gồm rất nhiều vi phạm, từ phía người sử dụng lao động, phía người lao động, và phía cơ quan bảo hiểm, cơ quan, tổ chức khác. Ví dụ như các doanh nghiệp không đóng, đóng không đúng thời hạn quy định, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH; người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia BHXH; cơ quan bảo hiểm cố tình gây khó khăn, cản trở việc hưởng các chế độ BHXH của người lao động,... Các vi phạm đó ảnh hưởng sâu sắc tới vấn đề an sinh xã hội, làm giảm uy tín của người dân tới chế độ bảo hiểm. Hơn nữa, các chế tài xử phạt những vi phạm này còn ở mức rất nhẹ chưa mang tính chất răn đe để giảm thiểu vi phạm. Xuất phát từ thực trạng đó, cùng với niềm đam mê khoa học, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Vi phạm pháp luật về đóng, hưởng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Với lĩnh vực BHXH, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả, có thể kể đến như: Lê Thị Hoài Thu (2003)“Bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học (03), tr. 48-55, ĐHQGHN; Nguyễn Thị Chính (2010), “Hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam” Luận văn Tiến sỹ, người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Định; PGS.TS. Bùi Huy Thảo, Hà Nội; Hà Văn Chi (2005), “Hoàn thiện cơ chế xét duyệt, thẩm định và quản lý hồ sơ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội”, Tiểu đề án, Hà Nội. Bên cạnh đó, đề tài về vi phạm pháp luật cũng được nhiều nhà khoa học bỏ công tìm hiểu như: Bùi Xuân Phái (2007), “Vi phạm pháp luật, một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học, người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Thái Vĩnh Thắng, PGS. TSKH. Lê Cảm, Hà Nội; “Bàn về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý”, Tạp chí Toà án nhân dân tối cao, (18/2007), tr:2-8, Hà Nội;… Vấn đề vi phạm pháp luật BHXH, đặc biệt là vi phạm pháp luật về đóng, hưởng BHXH ở Việt Nam đã có một số công trình cụ thể đề cập đến nó, ví dụ như: Phạm Đức Cường (2012), “Tăng cường các giải pháp xử lý nợ đọng, trốn đóng BHXH”, Tạp chí BHXH, (9A), tr16-18; Vũ Ngọc Lân (2012), “Nợ BHXH dưới góc nhìn từ “cái gốc””, Tạp chí BHXH, (9B), tr 30-31; Nguyễn Văn Dụng (2013), “Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vi phạm pháp luật về BHXH”, Tạp chí BHXH, (1A), tr 24-26;...Các vi phạm này xảy ra khá phổ biến trong thực tiễn và được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm chú ý. Trên cơ sở đó, tôi hướng công trình của mình tới đề tài còn khá mới mẻ và nóng hổi này hằng mong đóng góp một phần nhỏ bé công sức nghiên cứu vào kho dữ liệu pháp lý Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích chủ yếu của việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy định về vi phạm pháp luật trong đóng, hưởng BHXH cụ thể là: Hệ thống hóa và góp phần bổ sung hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng các quy định về vi phạm pháp luật trong đóng, hưởng BHXH; Tìm hiểu nội dung các quy định về vi phạm pháp luật trong đóng, hưởng BHXH và thực tiễn áp dụng; Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi các quy định về vi phạm pháp luật trong đóng, hưởng BHXH; 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn là tập trung đi sâu, tìm hiểu nội dung các quy định thực định về vi phạm pháp luật trong đóng, hưởng BHXH, các văn bản hướng dẫn thi hành và thực tiễn áp dụng trong phạm vi cả nước. 5. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các yêu cầu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê nin; Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp luận giải, phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử,...được sử dụng trong Chương 1 khi nghiên cứu một số vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật về đóng, hưởng BHXH ở Việt Nam; Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh luật học, phương pháp đối chiếu,... được sử dụng trong Chương 2 khi nghiên cứu các quy định về vi phạm pháp luật về đóng, hưởng BHXH ở Việt Nam; Phương pháp bình luận, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp,...được sử dụng trong Chương 3 khi nghiên cứu một số giải pháp nhằm giảm thiểu vi phạm pháp luật về đóng, hưởng BHXH ở Việt Nam. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn kết cấu gồm các chương sau: Chương 1: Khái quát chung vi phạm pháp luật về đóng, hưởng bảo hiểm xã hội Chương 2: Vi phạm pháp luật về đóng, hưởng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hạn chế vi phạm pháp luật về đóng, hưởng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo điện tử VnEconomy (2009), “Nợ Bảo hiểm xã hội nhiều vì chế tài xử phạt yếu”, http://vneconomy.vn/20090507105942735P0C6/no-bao-hiem-xa-hoi-nhieu-vi-che-taixu-phat-yeu.htm; 2. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), “Bắc Kạn: Hơn 400 doanh nghiệp trốn BHXH”, http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30361&cn_id=4 79240; 3. Bộ Lao động -Thương binh- Xã hội (2001), Bảo hiểm xã hội- Những điều cần biết, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội; 4. Bùi Xuân Phái (2007), Vi phạm pháp luật, một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Thái Vĩnh Thắng; 5. Chính phủ (2007), Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 16/8/2007 hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, Hà Nội; 6. Chính phủ (2008), Nghị định 128/2008/NĐ-CP về việc quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008, Hà Nội; 7. Chính phủ (2010), Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, Hà Nội; 8. Đào Thị Thu An (2011), Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả trong dự thảo Luật xử lý vi phạm hành chính, Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp; 9. Đặng Nguyên Anh (2010), Một số vấn đề nổi bật của BHXH năm 2010 và triển vọng năm 2011, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, tr.3, 4; 10. Hà Văn Chi (2005), Hoàn thiện cơ chế xét duyệt, thẩm định và quản lý hồ sơ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, Tiểu đề án, Hà Nội; 11. Hải Châu (2010), “Đà Nẵng: gần 30 % người lao động bị “xù” BHXH”, Báo điện tử Vietnamnet, http://vnn.vietnamnet.vn/xahoi/201003/Da-Nang-Gan-30-NLD-bi-xu-bao- hiem-xa-hoi-898723/; 12. Hồng Cường (2012), “Gian nan đòi nợ Bảo hiểm xã hội”, Báo điện tử Công an Thành phố Hồ Chí Minh, http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=942&p=&id=472379; 13. Lê Cảm (2007), “Bàn về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý”, Tạp chí toà án nhân dân, (18), tr 2-8; 14. Lê Thị Hoài Thu (2003), “Bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học, (03), tr. 48-55; 15. Lê Thị Hoài Thu (2004), “Pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam – Thực trạng và một số kiến nghị”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, (06); 16. Mai Thoa (2012), “Hành vi gian dối, trục lợi từ BHXH: cần phải có chế tài xử lý hình sự”, Trang tin điện tử BHXH Việt Nam, http://baohiemxahoi.gov.vn/index.aspx?u=nws&su=d&cid=384&id=5871; 17. Ngô Thị Thanh Huyền (2009), Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật Đại học quốc gia, Hà Nội; 18. Nguyễn Thị Chính (2010), Hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, Luận văn Tiến sỹ, Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Định; PGS.TS. Bùi Huy Thảo; 19. Nguyễn Hiền Phương (2010), “Pháp luật an sinh xã hội- Những vấn đề lí luận và thực tiễn”, Nhà xuất bản Tư Pháp, Hà Nội; 20. Phạm Minh Huân, “Thực trạng và một số định hướng công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực BHXH trong thời gian tới”, Mạng Công tác Xã hội Việt Nam , http://socialwork.vn/2011/10/08/2832/; 21. Quốc hội (1994), Bộ luật Lao động, Hà Nội; 22. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội; 23. Quốc hội (2002), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động, Hà Nội; 24. Quốc hội (2006), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động, Hà Nội; 25. Quốc hội (2006), Luật Bảo hiểm xã hội, Hà Nội; 26. Quốc hội (2007), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động, Hà Nội 27. Quốc hội (2009), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, Hà Nội; 28. Quốc hội (2009), Luật Bảo hiểm y tế, Hà Nội; 29. Tạp chí Bảo hiểm xã hội (2011),“Giải pháp giảm nợ đọng BHXH”, kỳ 01, tháng 12/2011; 30. Trang tin của Quốc hội Việt Nam, www.na.gov.vn/OpenAttach.asp?idfile=1560; 31. Trang tin điện tử BHXH Việt Nam (2012), “Hà Nội khởi kiện 42 đơn vị nợ BHXH và BHYT”, http://www.baohiemxahoi.gov.vn/?u=nws&su=d&cid=397&id=5723; 32. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Luật an sinh xã hội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội; 33. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Lý luận Nhà nước và pháp luật”, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội. 34. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 về xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội; 35. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2007), Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 31/2007/PL-UBTVQH11, Hà Nội; 36. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2008), Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 04/2008/PL-UBTVQH12; 37. Văn Sơn (2012), “Nhiều doanh nghiệp không tham gia Bảo hiểm xã hội cho người lao động”, Báo Cao Bằng điện tử, http://baocaobang.vn/Xa-hoi/Nhieu-doanh-nghiep-khongtham-gia-BHXH-cho-nguoi-lao-dong/8369.bcb. VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan