Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò giám sát của mặt trận tổ quốc việt nam đối với bộ máy nhà nước...

Tài liệu Vai trò giám sát của mặt trận tổ quốc việt nam đối với bộ máy nhà nước

.PDF
57
35
131

Mô tả:

Vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với bộ máy nhà nước Đặng Thị Kim Ngân Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Mã số: 60 38 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Bùi Xuân Đức Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Luận giải hệ thống lý luận về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với bộ máy nhà nước. Phân tích thực trạng vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đánh giá những mặt được, chưa được của hoạt động giám sát trên thực tế. Từ đó rút ra nguyên nhân, kinh nghiệm thực tiễn và những vấn đề cần đưa ra giải pháp để hoàn thiện, nhằm tăng cường vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc trong thời gian tới. Đề xuất những chủ trương, giải pháp nhằm tăng cường vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc đối với bộ máy nhà nước, đáp ứng nhiệm vụ, yêu cầu trong tình hình mới. Keywords: Mặt trận tổ quốc; Bộ máy nhà nước; Hoạt động giám sát; Pháp luật Việt Nam Content PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Là một bộ phận trong hệ thống chính trị của nước ta, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước tích cực chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân. Tổ chức và hoạt động của Mặt trận chính là một trong những phương thức thực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao động, là một kênh quan trọng trong việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua thực tiễn 20 năm đổi mới của đất nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tích cực đổi mới phương thức hoạt động của mình, tiếp tục làm tốt vai trò là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, xứng đáng là cầu nối giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, thực sự là nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân; thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới mà trước hết là nhiệm vụ tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, góp phần làm cho bộ máy nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Trong nhiệm vụ tham gia xây dựng, củng cố và bảo vệ chính quyền nhân dân thì nhiệm vụ quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là giám sát nhân dân đối với bộ máy nhà nước. Trước yêu cầu đổi mới của toàn bộ hệ thống chính trị, nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đặc biệt là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001); thì việc tìm hiểu, nghiên cứu về vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với bộ máy nhà nước là thực sự cần thiết, rất có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn cho thấy những đóng góp to lớn của Mặt trận đối với việc xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân. Thật vậy, quyền giám sát của Mặt trận được chính thức ghi nhận tại điều 9 Hiến pháp năm 1992, đó là: “Mặt trận Tổ quốc giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ viên chức nhà nước”. Thực hiện quyền giám sát cũng đồng thời là trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Nhà nước quy định. Thực hiện tốt quyền và trách nhiệm này chính là góp phần củng cố và bảo vệ chính quyền nhân dân, củng cố và bảo vệ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thể hiện tiếng nói của nhân dân. Nhân dân ngoài việc thực hiện quyền giám sát trực tiếp hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước, còn thông qua Mặt trận và các đoàn thể để thực hiện quyền giám sát của mình. Sau Hiến pháp 1992, trong nhiều văn bản pháp luật, trong đó có Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nhà nước đã từng bước thể chế hoá quyền giám sát của Mặt trận trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, việc thể chế hoá quyền giám sát của Mặt trận đối với bộ máy nhà nước còn thiếu nhiều văn bản và chưa cụ thể, đầy đủ. Mặt khác, cơ chế giám sát chưa được cụ thể hoá đối với từng đối tượng và lĩnh vực giám sát nên quá trình thực hiện rất khó khăn, hiệu quả thấp. Từ cơ sở pháp lý cũng như thực tiễn về công tác giám sát của Mặt trận, tác giả đề ra những giải pháp khả thi nhằm tăng cường hơn nữa vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc các cấp, góp phần xây dựng chính quyền ngày càng trong sạch, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, thực sự là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Từ những lý do nêu trên và với tâm huyết của mình, tôi quyết định chọn đề tài: Vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với bộ máy nhà nước để làm luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Mặc dù vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong từng lĩnh vực cụ thể như bầu cử đại biểu Quốc hội hoặc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, hoặc ở lĩnh vực Mặt trận tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân... đã trở thành đối tượng nghiên cứu của một số 2 công trình khoa học riêng biệt hoặc trong phạm vi tổng thể chung của một số công trình. Về hoạt động tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân thì có khá nhiều các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các luận án tiến sỹ, thạc sỹ đã nghiên cứu, như: công trình Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trịxã hội ở nước ta hiện nay do Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương chủ biên, HN. 2007; Đề tài khoa học cấp bộ "Những căn cứ lý luận và thực tiễn sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam" do Giáo sư Lưu Văn Đạt làm chủ nhiệm đề tài, HN. 7/2009 "Chuyên đề: Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh do Nguyễn Văn Pha là chủ nhiệm, HN. 8/2009; Luân văn thạc sỹ luật học “ Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân trong giai đoạn hiện nay” của Phạm Thu Hương do PGS.TS Bùi Xuân Đức hướng dẫn… Đối với vai trò giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần thiết được nghiên cứu một cách tổng thể, trực tiếp riêng biệt và chuyên sâu. Đặc biệt, trước yêu cầu của việc đổi mới hệ thống chính trị trong đó có đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và yêu cầu của thực tiễn đời sống chính trị xã hội đặt ra; thì việc tìm hiểu, nghiên cứu một cách có hệ thống về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc giám sát bộ máy nhà nước là hết sức cần thiết; có giá trị về lý luận và thực tiễn cao. 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn Mục đích khoa học là: Làm rõ cơ sở lý luận cũng như thực trạng vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với bộ máy nhà nước, từ đó đánh giá đúng và nghiêm túc về vai trò, ví trí của Mặt trận trong công tác giám sát bộ máy nhà nước và đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời gian tới. 4. Đối tượng nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu về vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với bộ máy nhà nước thông qua một số nội dung, lĩnh vực hoạt động chính của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. - Trong luận văn này, tác giả chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu vai trò giám sát của của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay (tức là trong giai đoạn đổi mới), đặc biệt là từ khi có Hiến pháp năm 1992 và Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 1999 đến nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ sau: 3 - Luận giải hệ thống lý luận về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với bộ máy nhà nước. - Phân tích thực trạng vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đánh giá những mặt được, chưa được của hoạt động giám sát trên thực tế. Từ đó rút ra nguyên nhân, kinh nghiệm thực tiễn và những vấn đề cần đưa ra giải pháp để hoàn thiện, nhằm tăng cường vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc trong thời gian tới. - Đề xuất những chủ trương, giải pháp nhằm tăng cường vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc đối với bộ máy nhà nước, đáp ứng nhiệm vụ, yêu cầu trong tình hình mới. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn là một trong những công trình nghiên cứu một cách tương đối hệ thống, chuyên sâu về vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với bộ máy nhà nước. - Luận văn cũng góp phần đánh giá thực trạng công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với bộ máy nhà nước trong những năm gần đây. - Luận văn đưa ra một số kiến nghị về phương hướng và giải pháp chủ yếu về pháp lý, cơ chế, chính sách, phương thức hoạt động nhằm thúc đẩy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với bộ máy nhà nước; từ đó là cơ sở đảm bảo cho công tác giám sát có hiệu quả, góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. 7. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, luật học, phân tích - tổng hợp, logíc - lịch sử, so sánh, đối chiếu để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu. Ngoài ra, trong khi nghiên cứu, tác giả còn sử dụng phương pháp khai thác và sử dụng các tư liệu qua thực tiễn công tác để hoàn chỉnh luận văn. 8. Nguồn tài liệu của luận văn - Các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Ban cấp hành trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư trung ương Đảng cộng sản Việt Nam từ Đại hội VI đến Đại hội X. - Hiến pháp, Luật thanh tra, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. - Các báo cáo về công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. - Qua một số sách báo, các bài viết của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của các học giả, nhà khoa học, nhà nghiên cứu .v.v. 9. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: 4 Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với bộ máy nhà nước. Chương 2: Thực trạng vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với bộ máy nhà nước. Chương 3: Phương hướng, giải pháp tăng cường vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. References 1. Trường Chinh (1972), Về công tác Mặt trận hiện nay, NXB sự thật, Hà Nội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, NXB Chính trị quốc gia, H. 2003. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia. 8. Bùi Xuân Đức (2004), “Tăng cường hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể nhân dân và giám sát trực tiếp của nhân dân đối với bộ máy nhà nước”, T/c Nghiên cứu lập pháp, (3). 9. Bùi Xuân Đức (2009), “Vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở những nơi không còn Hội đồng nhân dân”, T/c Mặt trận (2). 10. Hồ Chí Minh (1989), Toàn tập, tập 3, NXB Sự Thật, Hà Nội. 11. Hồ Chí Minh (1989), Toàn tập, tập 9, NXB Sự Thật, Hà Nội. 12. Hồ Chí Minh (1994), Về đại đoàn kết, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13. Hồ Chí Minh (1994), Về đại đoàn kết, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 14. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (Đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) (2002), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, (1996), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5 16. Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi) (1994), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 17. Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1999), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Luật Tổ chức Chính phủ (2002), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (1994), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Luật Khiếu nại, Tố cáo (Sửa đổi) (2005), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 21. Vũ Ngọc Lân (2006), “Suy nghĩ bước đầu về vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc”, T/c Mặt trận, (1). 22. Đỗ Mười, Lê Quang Đạo (1996), Đại đoàn kết dân tộc vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23. Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị (2007), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 24. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân quyết tâm thực hiện thắng lợi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá X (1997), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 25. Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (chủ biên) (2007), Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt nam và các tổ chức chính trị xã hội ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Nguyễn Minh Phương (2009), “Đổi mới nhận thức về vai trò, chức năng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay”, T/c Mặt trận (5). 27. Phạm Ngọc Quang - Nguyễn Viết Thông (2007), “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”, Tạp chí Cộng sản (6), tr 10-16. 28. Nguyễn Duy Quý (Chủ biên) (2006), Hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ đổi mới,. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Tài liệu nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh (2003), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 30. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất (1996), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 31. Đỗ Quang Tuấn (Chủ biên) (2006), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong thời kỳ mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 32. Đặng Đình Tân (Chủ biên) (2006), Nhân dân giám sát các cơ quan dân cử ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Trung tâm từ điển học (1994), Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 6 34. Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1999), Văn kiện Đảng về Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, Tập I, từ 1930 - 1945, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng về Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, Tập II, từ 1945 - 1977, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36. Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng về Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, Tập III, từ 1977 - 2004, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2004), Biên niên các sự kiện lịch sử Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, Tập I, từ 1930 - 1954, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2004), Biên niên các sự kiện lịch sử Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, Tập II, từ 1954 - 1975, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2004), Biên niên các sự kiện lịch sử Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, Tập III, từ 1975 - 2000, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2006), Lịch sử Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, Quyển I, từ 1930 - 1954, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Đào Trí Úc (Chủ biên) (2008), Cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy Đảng và Nhà nước-một số vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7 VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan