Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ủy ban kiểm toán trong công ty cổ phần theo pháp luật việt nam...

Tài liệu Ủy ban kiểm toán trong công ty cổ phần theo pháp luật việt nam

.PDF
72
1
81

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH DƯƠNG TRUNG KHÔI ỦY BAN KIỂM TOÁN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH ỦY BAN KIỂM TOÁN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Định hướng nghiên cứu Mã số: 8380107 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phan Huy Hồng Học viên: Dương Trung Khôi Lớp: Cao học Luật – Luật Kinh tế - Khóa 32 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan: Luận văn Thạc sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. PHAN HUY HỒNG, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo và các quy định có liên quan. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng Tác giả luận văn DƯƠNG TRUNG KHÔI năm 2022 BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BĐH Ban điều hành BKS Ban kiểm soát Bộ nguyên tắc QTCT Bộ nguyên tắc quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất dành cho công ty đại chúng tại Việt Nam do Ủy ban chứng khoán Nhà nước và Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) đồng ban hành tháng 08 năm 2019 Bộ quy tắc QTDN Singapore Bộ quy tắc quản trị doanh nghiệp của Singapore do Ngân hàng trung ương của Singapore ban hành ngày 06 tháng 8 năm 2018 CTCP Công ty cổ phần CTĐC Công ty đại chúng Đạo luật SO Đạo luật Sarbanes-Oxley của Hoa Kỳ năm 2002 và các sửa đổi, bổ sung vào từng thời điểm ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông HĐQT Hội đồng quản trị KSNB Kiểm soát nội bộ KTĐL Kiểm toán độc lập KTNB Kiểm toán nội bộ LDN 2020 Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội Nghị định số 155 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán NYSE Sàn giao dịch chứng khoán New York QTDN Quản trị doanh nghiệp QTRR Quản trị rủi ro SEC Ủy ban giao dịch và chứng khoán Hoa Kỳ Thông tư số 116 Thông tư số 116/2020/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán UBKT Ủy ban kiểm toán MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỦY BAN KIỂM TOÁN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ............................................................................................................ 6 1.1. Khái niệm và đặc điểm của Ủy ban kiểm toán............................................ 6 1.1.1. Khái niệm Ủy ban kiểm toán ...................................................................... 6 1.1.2. Đặc điểm của Ủy ban kiểm toán................................................................. 7 1.2. Lịch sử hình thành và vai trò của Ủy ban kiểm toán ................................. 9 1.2.1. Lịch sử hình thành của Ủy ban kiểm toán .................................................. 9 1.2.2. Vai trò của Ủy ban kiểm toán ................................................................... 11 1.3. Các nguyên tắc hoạt động của Ủy ban kiểm toán ..................................... 19 1.3.1. Nguyên tắc độc lập ................................................................................... 19 1.3.2. Nguyên tắc khách quan............................................................................. 20 1.3.3. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật.................................................................. 20 1.3.4. Nguyên tắc bảo mật .................................................................................. 21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 22 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ỦY BAN KIỂM TOÁN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ............................................................................. 23 2.1. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của Ủy ban kiểm toán .................. 23 2.1.1. Nhóm văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp ......................... 23 2.1.2. Nhóm văn bản mang tính khuyến nghị ..................................................... 23 2.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về Ủy ban kiểm toán trong công ty cổ phần ...................................................................................................................... 24 2.2.1. Vị trí pháp lý của Ủy ban kiểm toán ......................................................... 24 2.2.2. Thẩm quyền của Ủy ban kiểm toán .......................................................... 25 2.2.3. Tổ chức và hoạt động của Ủy ban kiểm toán ........................................... 26 2.2.4. Cuộc họp của Ủy ban kiểm toán............................................................... 38 2.2.5. Mối quan hệ giữa Ủy ban kiểm toán và Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Đại hội đồng cổ đông và kiểm toán độc lập ............................................. 41 2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về Ủy ban kiểm toán trong công ty cổ phần tại Việt Nam ......................................................................................................... 47 2.3.1. Về cơ cấu tổ chức của Ủy ban kiểm toán ................................................. 50 2.3.2. Năng lực chuyên môn của thành viên Ủy ban kiểm toán ......................... 50 2.3.3. Hoạt động của Ủy ban kiểm toán ............................................................. 51 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 53 CHƯƠNG 3. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ỦY BAN KIỂM TOÁN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM ................................... 54 3.1. Quan điểm định hướng hoàn thiện pháp luật về Ủy ban kiểm toán trong công ty cổ phần tại Việt Nam ............................................................................. 54 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về Ủy ban kiểm toán.............................. 55 3.2.1. Có chế tài đối với công ty áp dụng mô hình Ủy ban kiểm toán mà không duy trì nhân sự hoặc không thực thi đầy đủ vai trò quy định............................. 56 3.2.2. Bắt buộc các công ty niêm yết phải thành lập và duy trì hoạt động theo mô hình Uỷ ban kiểm toán .................................................................................. 57 3.2.4. Cho phép Ủy ban kiểm toán tham gia vào quá trình bổ nhiệm các vị trí chủ chốt tại công ty ............................................................................................. 59 3.2.5. Báo cáo của Ủy ban kiểm toán cần được công khai đầy đủ và kịp thời .. 59 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 60 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mô hình Ủy ban kiểm toán (UBKT) trong tổ chức quản lý và hoạt động của công ty cổ phần (CTCP) đã xuất hiện từ lâu và trở nên phổ biến tại các quốc gia phát triển. Mục đích ban đầu của UBKT giúp doanh nghiệp minh bạch, kiểm soát nội bộ (KSNB) và tuân thủ pháp luật, UBKT đã có những đóng góp quan trọng cho doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh nhiều biến động, đồng thời, giúp công tác quản lý nhà nước được thuận lợi và hiệu quả hơn. Những năm gần đây, cùng với làn sóng hội nhập và phát triển sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp, nhất là công ty niêm yết, thông qua tư vấn của các công ty kiểm toán, các hãng luật… đã áp dụng mô hình UBKT trong cơ cấu tổ chức quản lý. Tuy vậy, đến khi Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội (LDN 2020) có hiệu lực (từ ngày 01 tháng 01 năm 2021), mô hình này mới được định hình và quy định cụ thể tại Điều 137 và Điều 161, theo đó các doanh nghiệp có cơ sở pháp lý rõ ràng hơn cho việc áp dụng mô hình này. Đây là bước phát triển mới trong áp dụng các thông lệ quản trị doanh nghiệp (QTDN) tốt tại Việt Nam. Với mô hình UBKT trực thuộc HĐQT trong CTCP, tác giả mong muốn đưa ra những nghiên cứu mang tính chuyên sâu về khía cạnh pháp lý của UBKT, đồng thời qua đó đánh giá, phân tích vai trò của UBKT đối với sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Ngoài ra, so sánh thực tế áp dụng mô hình UBKT của Việt Nam và một số quốc gia phát triển về quản trị doanh nghiệp, trên nền tảng các quy định về UBKT theo LDN 2020 và pháp luật về chứng khoán, tác giả đưa ra kiến nghị để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của UBKT trong CTCP. Chính những lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Ủy ban kiểm toán trong công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Xét về khía cạnh QTDN, có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu công phu và chuyên sâu thực hiện trước thời điểm của luận văn này, tuy nhiên các đề tài, công trình đó chủ yếu nghiên cứu về QTDN theo cách tiếp cận, trên bình diện rộng và khái quát, bao gồm cả vấn đề cơ cấu tổ chức quản lý CTCP và dựa trên cơ sở 2 pháp lý là các quy định pháp luật liên quan áp dụng trước thời điểm LDN 2020 có hiệu lực khi mô hình UBKT chưa được áp dụng một cách trực tiếp và chính thức. Như đã đề cập ở mục 1 trên, UBKT là quy định khá mới mẻ, toàn diện và bước tiến mới trong QTDN được ghi nhận tại LDN 2020, điều này thể hiện sự thay đổi về quan điểm, tư duy của các nhà lập pháp và quản lý trong việc tiếp thu và phổ biến các thông lệ quản trị tốt trên thế giới vào mô hình QTDN tại Việt Nam, đây là giải pháp thuyết phục nhằm tạo minh bạch, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì sự mới mẻ này mà theo nghiên cứu của tác giả, chưa có đề tài, công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về UBKT trong CTCP để khai thác các khía cạnh pháp lý, lý luận của đề tài, từ đó làm cơ sở, tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu về QTDN nói chung, nghiên cứu về UBKT nói riêng, cũng như trang bị kiến thức lý luận chuyên sâu về UBKT, để những doanh nghiệp, người quản lý có nhu cầu tìm hiểu và áp dụng mô hình UBKT trong tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp. Mặc dù vậy, nếu nhìn nhận dưới góc độ Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc HĐQT trong CTCP là tiền thân của mô hình UBKT, tác giả nhận thấy có một số đề tài nghiên cứu, báo cáo về vấn đề liên quan đến Ban kiểm toán nội bộ, trong đó có thể kể đến: - Lê Văn Hưng, “Quản trị công trị cổ phần theo mô hình không có ban kiểm soát theo Luật doanh nghiệp 2014”, luận văn thạc sĩ luật học tại Học viện khoa học xã hội – Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam (2018). Theo đó, tác giá Lê Văn Hưng đã nghiên cứu về Ban kiểm toán nội bộ dưới góc độ QTDN theo mô hình công ty cổ phần không có Ban kiểm soát (BKS). Luận văn đã nêu lên sự cần thiết của mô hình quản trị CTCP không có BKS trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, qua đó cũng gián tiếp thừa nhận vai trò quan trọng của Ban kiểm toán nội bộ đối với tính minh bạch trong hoạt động của CTCP. Tuy nhiên, vì nghiên cứu chủ yếu ở góc độ quản trị, nên luận văn không đi sâu vào nghiên cứu các khía cạnh pháp lý đầy đủ của Ban kiểm toán nội bộ. - Tài liệu tham khảo về kiểm toán nội bộ: “Các hỏi - đáp thường gặp về việc thiết lập và duy trì một chức năng Kiểm toán nội bộ hiệu quả ở Việt Nam trong các doanh nghiệp niêm yết” do Công ty TNHH PWC Việt Nam phối hợp cùng Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh soạn thảo nhằm giúp các doanh nghiệp niêm yết thực thi đầy đủ các quy định về Kiểm toán nội bộ (KTNB) theo Nghị định 05/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về kiểm 3 toán nội bộ. Tài liệu đã đưa ra những kiến thức, kinh nghiệm tổng quan về chức năng kiểm toán nội bộ, các yêu cầu chuyên môn và vấn đề thành lập KTNB trong doanh nghiệp. Đồng thời, tài liệu cũng đề cập đến mối quan hệ giữa UBKT và KTNB thông qua sự giám sát chuyên môn và vai trò của UBKT đối với KTNB. Tác giả cho rằng, tài liệu này nghiên cứu chủ yếu về vấn đề quản trị rủi ro (QTRR), dưới góc nhìn KTNB là một quy trình, một chức năng của UBKT tại doanh nghiệp hơn là vấn đề QTDN. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu này nhằm giải quyết các vấn đề sau đây: - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về mô hình UBKT trực thuộc HĐQT theo pháp luật Việt Nam, từ đó xác định một cách chính xác vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của UBKT đối với doanh nghiệp; - Pháp luật Việt Nam điều chỉnh về UBKT trong CTCP thông qua các văn bản quy phạm pháp luật nào, các quy định này đã phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế chưa? - So sánh, đánh giá sự tương đồng và khác biệt về UBKT theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia phát triển về QTDN, qua đó làm rõ sự tương đồng và khác biệt của các hệ thống pháp luật, đồng thời thể hiện tính mới, tính cập nhật xu hướng quản trị tốt vào quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam; - Đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật để nâng cao hiệu quả hoạt động của UBKT trong CTCP. Sau khi giải quyết các vấn đề nêu trên, tác giả kỳ vọng có được một nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về UBKT trong CTCP theo pháp luật Việt Nam, từ đó đưa ra những đóng góp hiệu quả, thiết thực trong công tác hoàn thiện pháp luật về UBKT. 4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 4.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Để làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu, đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về UBKT trong CTCP dựa trên nền tảng LDN 2020 và pháp luật về chứng khoán, đề tài không nghiên cứu về một hoặc một nhóm đối tượng doanh nghiệp cụ thể, đặc thù nào (ví dụ các ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm…), mà đối tượng nghiên cứu là các CTCP có tổ chức quản lý và hoạt 4 động theo mô hình UBKT, bất kể doanh nghiệp đó hoạt động trong phạm vi, lĩnh vực nào. Đồng thời, tác giả cũng liên hệ đến một số quy định điều chỉnh về chế định UBKT của các quốc gia phát triển như Singapore, Hoa Kỳ…, để đưa ra các nhìn nhận, đánh giá về mức độ phát triển pháp luật về UBKT của Việt Nam. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích: là phương pháp được sử dụng chủ yếu và xuyên suốt trong Chương 1, Chương 2 và phần đầu của Chương 3 để mổ xẻ, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về vị trí pháp lý, cơ cấu, vai trò, thẩm quyền và các vấn đề liên quan đến hoạt động của UBKT, cũng như mối quan hệ giữa UBKT và các cơ quan, đơn vị khác trong nội bộ CTCP theo pháp luật hiện hành. Đồng thời, từ kết quả của quá trình phân tích một vấn đề cụ thể, tác giả đưa ra những đánh giá, nhận định, và trong một số trường hợp cụ thể, tác giả dự báo hướng phát triển tiếp theo của quy định pháp luật tại Việt Nam. - Phương pháp tổng hợp: từ những dữ liệu, kết luận, phân tích, nhận định có được về vấn đề nghiên cứu, tác giả chọn lọc, phân loại các thông tin, dữ liệu đã có để tổng hợp vấn đề nhằm giúp hiểu một cách toàn diện và trong bối cảnh có sự liên quan của các vấn đề nội tại của UBKT, cũng như giữa UBKT và các cơ quan khác trong bộ máy doanh nghiệp. Phương pháp này được sử dụng trong một số phần của chương, cuối mỗi chương cũng như cuối luận văn để tóm tắt, khái quát nội dụng kết luận của từng phần, từng chương và của toàn bộ luận văn. - Phương pháp so sánh: phương pháp này được tác giả sử dụng trong một số vấn đề nghiên cứu của luận văn nhằm (i) so sánh các quy định điều chỉnh về UBKT trong CTCP theo quy định của LDN 2020 và Luật chứng khoán 2019, (ii) so sánh quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của Singapore về vị trí pháp lý, vai trò, thẩm quyền và các vấn đề liên quan của mô hình UBKT, (iii) so sánh quan điểm của các học giả, nhà nghiên cứu tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới về mô hình UBKT. Việc so sánh này nhằm tìm kiếm các điểm tương đồng, khác biệt và các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu, qua đó làm nổi bật vai trò và hiệu quả mà UBKT mang lại cho doanh nghiệp, cũng như sự phát triển của pháp luật Việt Nam trong vấn đề nghiên cứu. 5 - Ngoài ra, luận văn cũng nghiên cứu trong bối cảnh kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, đặt UBKT trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước để nhìn nhận một cách toàn diện và sâu sắc về mô hình UBKT trong QTDN tại Việt Nam. 5. Các điểm mới và đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn Về mặt lý luận, đề tài hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến UBKT, từ đó góp phần xây dựng hoàn thiện các quy định pháp luật về UBKT và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của UBKT. Về mặt thực tiễn, luận văn đưa ra góc nhìn khái quát về các quy định pháp luật điều chỉnh đối với UBKT và thực tế áp dụng mô hình UBKT trong CTCP tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo giá trị để các cơ quan quản lý nhà nước xem xét, đánh giá tính phù hợp của quy định, từ đó có sự điều chỉnh, hoàn thiện pháp luật về UBKT cho phù hợp. Đồng thời, đề tài cũng cung cấp tài liệu nghiên cứu cho những người có nhu cầu nghiên cứu chuyên sâu, thực hiện công tác nghiên cứu khoa học về QTDN và tổ chức, quản lý và hoạt động theo mô hình UBKT. Ngoài ra, đề tài nghiên cứu cũng giúp cho những doanh nghiệp, các nhà quản trị, đơn vị tư vấn về QTDN hiểu một cách sâu sắc và áp dụng hiệu quả mô hình UBKT này, qua đó hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho công việc của cá nhân nhà quản trị và sự phát triển của doanh nghiệp. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 03 (ba) chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về Ủy ban kiểm toán trong công ty cổ phần. Chương 2. Thực trạng pháp luật về Ủy ban kiểm toán trong công ty cổ phần. Chương 3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về Ủy ban kiểm toán trong công ty cổ phần tại Việt Nam. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỦY BAN KIỂM TOÁN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN 1.1. Khái niệm và đặc điểm của Ủy ban kiểm toán 1.1.1. Khái niệm Ủy ban kiểm toán Là cơ quan trực thuộc Hội đồng quản trị (HĐQT), bên cạnh các ủy ban chuyên trách khác, UBKT được xem là linh hồn của cơ chế quản trị trong CTCP. UBKT đóng vai trò quan trọng trong QTDN là do UBKT tham gia vào hầu hết các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp như: kiểm toán, KSNB, QTRR, tài chính kế toán, quá trình lập báo cáo tài chính (BCTC) và tuân thủ của doanh nghiệp (pháp luật, quy định nội bộ, các quy tắc, chuẩn mực về đạo đức), là những vấn đề xương sống và quan trọng bậc nhất trong hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, không chỉ đơn thuần là các vai trò truyền thống nêu trên, UBKT còn tham gia vào các hoạt liên quan đến quản trị, an ninh mạng, các hoạt động về mua bán và sáp nhập (Mergers and Acquisitions - M&A)… Hiện nay rất nhiều quốc gia như Singapore, Anh, Hoa Kỳ… đã quy định bắt buộc doanh nghiệp phải duy trì UBKT trong tổ chức, hoạt động như là điều kiện tiên quyết để niêm yết tại các thị trường chứng khoán. Ở góc độ nghiên cứu, đã tồn tại nhiều định nghĩa và cách hiểu về UBKT. Bởi vai trò quan trọng của UBKT trong QTDN, nên cách tiếp cận UBKT được đặt trong mối quan hệ khăng khít với vấn đề QTDN được nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn. Theo Bộ nguyên tắc quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất dành cho công ty đại chúng tại Việt Nam do Ủy ban chứng khoán Nhà nước và Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) đồng ban hành tháng 08 năm 2019 (Bộ nguyên tắc QTCT), UBKT được hiểu là loại ủy ban phổ biến nhất trực thuộc HĐQT và đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ HĐQT thực hiện trách nhiệm giám sát công tác QTRR, BCTC, kiểm soát, và quản trị một cách đầy đủ và hiệu quả. Theo Mục 2.3 của Đạo luật Sarbanes-Oxley của Hoa Kỳ năm 2002 (Đạo luật SO), thuật ngữ “ủy ban kiểm toán” được hiểu là: (A) Một ủy ban (hoặc cơ quan tương đương) được thành lập bởi và trong số các thành viên HĐQT của tổ chức phát hành, nhằm mục đích giám sát quá trình kế toán, lập và kiểm toán các BCTC của tổ chức phát hành; và 7 (B) Nếu không có ủy ban nào như vậy đối với tổ chức phát hành, thì UBKT được hiểu là toàn bộ HĐQT của tổ chức phát hành. Cùng cách tiếp cận dưới góc độ QTDN, Dezoort (2002) đã nhìn nhận “Ủy ban kiểm toán hiệu quả có các thành viên đủ điều kiện với quyền hạn và nguồn lực để bảo vệ lợi ích của các bên liên quan bằng cách đảm bảo BCTC, KSNB và quản lý rủi ro đáng tin cậy thông qua các nỗ lực giám sát cẩn trọng của mình”1. Hoặc theo công ty kiểm toán KPMG, UBKT về cơ bản là một ủy ban giám sát, được cho là người chịu trách nhiệm về KSNB và BCTC2. Trong khi đó, theo Viện Kế toán Công chứng Hoa Kỳ (American Institute of Certified Public Accountants – AICPA): “UBKT là một ủy ban của Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát quá trình lập BCTC, lựa chọn kiểm toán viên độc lập và nhận kết quả kiểm toán”. Nhìn chung, dù với cách hiểu thế nào, UBKT luôn được đa số công nhận là một ủy ban chuyên trách trực thuộc HĐQT nhằm giúp HĐQT giám sát công việc kế toán, tài chính, từ đó bảo đảm doanh nghiệp có BCTC chất lượng và hữu ích cho cổ đông, nhà đầu tư và các bên liên quan khác. Tùy thuộc vào đặc điểm của doanh nghiệp và hệ thống pháp luật quốc gia nơi doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh, UBKT có thể được trao thêm các vai trò giám sát hệ thống KSNB, KTNB, QTRR và các vấn đề về an ninh mạng… 1.1.2. Đặc điểm của Ủy ban kiểm toán 1.1.2.1. Là một cơ quan chuyên môn trực thuộc của Hội đồng quản trị Tùy thuộc vào quy mô hoạt động, định hướng và chiến lược phát triển của mỗi doanh nghiệp, HĐQT có thể thành lập các ủy ban chuyên trách để hỗ trợ mình trong những công tác nhất định như Ủy ban quản trị (Management Committee), Ủy ban đề cử (Nomination Committee), Ủy ban lương thưởng (Remuneration Committee), Ủy ban quản lý rủi ro (Risk management Committee), UBKT… Mỗi ủy ban có vai trò và cơ chế hoạt động khác nhau. Các ủy ban này hỗ trợ lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ và phục vụ cho mục đích mà HĐQT hướng tới. UBKT cùng các ủy ban trực thuộc F. Todd Dezoort, Dana R. Hermanson, Deborah S. Archambeault, Scott A. Reed (2002), “Audit committee effectiveness: A synthesis of the empirical audit committee literature”, Journal of Accounting Literature, số 21 2002, trang 41. 2 KPMG, Audit Committee Handbook, https://assets.kpmg/content/dam/kpmg/lu/pdf/lu-en-aci-handbookinternational.pdf, truy cập ngày 17 tháng 06 năm 2022. 1 8 khác của HĐQT, hoạt động chủ yếu dựa trên các thẩm quyền và nguyên tắc được trao bởi HĐQT và quy định pháp luật. Đây là một điểm khác biệt cơ bản so với các ủy ban còn lại của HĐQT khi các ủy ban này thường không có nhiều quy định pháp luật điều chỉnh và không dành được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu, cũng như các doanh nghiệp. Bên cạnh quan điểm phổ biến về UBKT trực thuộc HĐQT như vừa nêu, cũng có quốc gia có cách tiếp cận khác về UBKT, ví dụ tại Hà Lan, UBKT không phải là một ủy ban chuyên môn trực của HĐQT mà UBKT thuộc BKS và đảm trách các công tác về kiểm toán, KSNB, QTRR… Mặc khác, hiện nay nhiều doanh nghiệp tại Hoa Kỳ, Canada, Anh… có xu hướng sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp về UBKT để thực hiện các vai trò được HĐQT giao phó, thay vì duy trì những nhân sự chuyên trách và đủ năng lực về hoạt động của UBKT như truyền thống. Bên cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp nhân sự có đủ các điều kiện để đảm trách vị trí thành viên độc lập HĐQT và theo đó họ thực hiện vai trò của thành viên UBKT. Việc làm này nhằm bảo đảm và tăng cường tính độc lập, khách quan cũng như chuyên môn của UBKT. Bởi một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp về UBKT, họ có chuyên môn, hiểu biết sâu rộng ở nhiều vấn đề, do đó sẽ có những đóng góp và khuyến nghị kịp thời, khách quan so với UBKT được vận hành bởi các nhân sự của doanh nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thường có xu hướng khách quan, thực hiện công việc một cách cẩn trọng để bảo vệ uy tín, thương hiệu của họ. Tuy nhiên, dù có sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp, thì UBKT tại doanh nghiệp vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng trước HĐQT về các vai trò của mình. 1.1.2.2. Sự đa dạng và bao quát trong hoạt động của Ủy ban kiểm toán UBKT là cơ quan trực thuộc HĐQT, do vậy ủy ban này tiếp nhận các quyền hạn của HĐQT trao cho để thực thi vai trò của mình, bao gồm giám sát và theo dõi BCTC, công bố thông tin, KTNB và kiểm toán bên ngoài, KSNB, tuân thủ và QTRR... Với thẩm quyền được giao, UBKT cung cấp cho HĐQT những khuyến nghị cần thiết trong việc tuân thủ pháp luật, các nguyên tắc và chuẩn mực liên quan; bảo đảm hệ thống KTNB độc lập, có năng lực và hoạt động hiệu quả; bảo đảm BCTC được lập chính xác, khách quan và tuân thủ quy định của luật áp dụng; hệ thống QTRR được vận hành, phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải khi thực hiện các mục tiêu đề ra; giám sát quá trình cung cấp thông tin của doanh nghiệp để bảo đảm rằng các thông tin đó được cung cấp đầy đủ, chính xác và 9 kịp thời; đưa ra khuyến nghị lựa chọn đơn vị kiểm toán và giám sát công việc được thực hiện bởi các đơn vị kiểm toán… Với vai trò bao quát gần như toàn bộ các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp, một cách tổng quan, UBKT là phương tiện hữu hiệu để quản trị công ty, làm giảm nguy cơ gian lận về tài chính và duy trì sự tuân thủ pháp luật tại doanh nghiệp. Nhờ đó, UBKT giúp nâng cao nội lực và sự bền vững trong hoạt động của doanh nghiệp. 1.1.2.3. Hoạt động của Ủy ban kiểm toán mang tính chuyên môn cao Vai trò của UBKT tập trung vào các vấn đề mang tính chuyên môn cao như kế toán, kiểm toán, KSNB, QTRR, pháp luật… Các kiến thức, hiểu biết và trải nghiệm không chỉ ở mức độ thông thường, mà đòi hỏi phải sâu rộng trong từng lĩnh vực và nhiều lĩnh vực kết hợp, đồng thời kiến thức, kinh nghiệm phải được cập nhật liên tục theo thời gian, gắn với quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nếu thành viên UBKT không có đầy đủ năng lực chuyên môn, kinh nghiệm cần thiết, thì UBKT không thể phát hiện các vấn đề, các lỗ hổng có nguy cơ xảy ra hoặc đang hiện hữu tại doanh nghiệp, từ đó đưa ra các thách thức với ban lãnh đạo doanh nghiệp, cũng như cung cấp giải pháp khắc phục hiệu quả. 1.2. Lịch sử hình thành và vai trò của Ủy ban kiểm toán 1.2.1. Lịch sử hình thành của Ủy ban kiểm toán Mô hình UBKT hiện đại đang nghiên cứu, lần đầu tiên được xác nhận vào năm 1939 sau hoạt động gian lận tài chính quy mô lớn tại công ty McKensson & Robbins. Thời điểm đó, để tạo sự minh bạch trong hoạt động tài chính kế toán của các công ty niêm yết và tạo niềm tin cho công chúng, nhà đầu tư, Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và Ủy ban giao dịch và chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) đề xuất và khuyến nghị mô hình UBKT trực thuộc HĐQT. Dù được biết đến rộng rãi vào những năm 30 của thế kỷ XX, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, tiền thân của mô hình UBKT hiên đại, là mô hình Ban kiểm toán ra đời tại nước Ý vào năm 1882. Khi đó cơ quan quản lý nhà nước đã cho phép thành lập Ban kiểm toán theo luật định (tiếng Ý: Collegio Sindacale) trong các CTCP và hợp tác xã ở thời điểm đó. Các thành viên của Ban kiểm toán được lựa chọn từ các cổ đông của công ty để kiểm tra BCTC do HĐQT đệ trình và cung cấp. Đến thập niên 1970, UBKT dần trở nên phổ biến và được các công ty lớn tại Hoa Kỳ áp dụng rộng rãi. Cũng trong thời gian này, mô hình UBKT hiện đại đã 10 phát triển ra khỏi lãnh thổ Hoa Kỳ và lan rộng sang các quốc gia Châu Âu, tại đây UBKT tiếp tục được nhiều doanh nghiệp nhiệt tình đón nhận và áp dụng như một thông lệ tốt nhất. Năm 1972, SEC đã khuyến nghị các công ty đại chúng nên thành lập UBKT bao gồm các thành viên HĐQT không điều hành. Năm 1977, NYSE đưa ra yêu cầu bắt buộc các công ty niêm yết phải có UBKT và tất cả các thành viên UBKT phải là thành viên HĐQT độc lập. Tiếp đó, ngày 30 tháng 06 năm 1978, NYSE đã ban hành quyết định yêu cầu tất cả các doanh nghiệp niêm yết phải có UBKT, điều này làm cho UBKT trở nên quan trọng và doanh nghiệp buộc phải tuân thủ nếu muốn niêm yết cổ phiếu của mình tại các sở giao dịch chứng khoán. Trong Tuyên bố về Chuẩn mực Kiểm toán (SAS 61), Viện Kế toán Công chứng Hoa Kỳ (AICPA, 1988) đã ban hành “Liên lạc với các Ủy ban Kiểm toán” về mối quan hệ giữa UBKT, kiểm toán viên bên ngoài và ban quản lý của các công ty đại chúng, theo đó đã thừa nhận các mối quan hệ mật thiết và sâu sắc giữa UBKT và các đối tượng liên quan. Năm 1995, tất cả công ty thuộc hệ thống chỉ số 100 chứng khoán các công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn (Financial Times Stock Exchange 100 Index) đã thành lập và duy trì một UBKT trong nội bộ doanh nghiệp. Năm 1999, Ủy ban Blue Ribbon (BRC, 1999) đã khuyến nghị những thay đổi lớn về quy tắc, đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của UBKT đối với BCTC của doanh nghiệp, nhằm cung cấp cho cổ đông, nhà đầu tư một BCTC chất lượng. Sau vụ bê bối thế kỷ tại công ty năng lượng hàng đầu Hoa Kỳ vào thời điểm đó là Enron được phanh phui và xử lý vào năm 2002, UBKT được củng cố hơn nữa thông qua việc ban hành Đạo luật SO cùng năm đó. Đạo luật SO đưa ra nguyên tắc căn bản của nghề kế toán, kiểm toán và nhằm bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư trong CTĐC bằng cách buộc các công ty này phải cải thiện sự bảo đảm và tin tưởng vào các báo cáo, thông tin tài chính công bố, công khai cho cổ đông, đồng thời đạo luật cũng trao quyền nhiều hơn cho UBKT, đặc biệt là các yêu cầu tố giác những sai phạm trong quản lý về mặt kế toán, kiểm toán và công bố thông tin của doanh nghiệp. 11 Sau đó, mô hình UBKT trở thành một chuẩn mực trong QTDN và được nhiều quốc gia nhiệt thành đón nhận. Hiện nay, UBKT không chỉ được áp dụng trong các doanh nghiệp mà còn được áp dụng trong các cơ quan nhà nước, hệ thống quản lý công quyền hoặc các tổ chức phục vụ cho mục đích công cộng ở các quốc gia Châu Âu, Singapore, Hoa Kỳ… 1.2.2. Vai trò của Ủy ban kiểm toán 1.2.2.1. Vai trò trong quản trị doanh nghiệp UBKT giữ vai trò quan trọng cấu thành nên hệ thống QTDN, đây được xem là một trong những vai trò nguyên thủy sơ khai của UBKT. Về QTDN, có nhiều cách hiểu, cách tiếp cận khác nhau. Theo báo cáo của Ủy ban về các khía cạnh tài chính của quản trị công ty3, QTDN được hiểu là một hệ thống nhằm mục đích chỉ đạo và kiểm soát một tổ chức. Nó bao gồm các mối quan hệ và trách nhiệm của các bên liên quan của tổ chức đó, cũng như luật pháp, chính sách, thủ tục, thông lệ, tiêu chuẩn và nguyên tắc có thể ảnh hưởng đến định hướng và kiểm soát của tổ chức. Trong đó, HĐQT là cơ quan chịu trách nhiệm về hoạt động quản trị tại doanh nghiệp. Hoặc theo Bộ nguyên tắc QTCT, QTDN được hiểu là một tập hợp các mối quan hệ giữa Ban điều hành (BĐH), HĐQT, cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác của công ty. Đồng thời, QTDN giúp thiết lập một cơ chế giúp xây dựng mục tiêu của công ty, xác định cách thức và giám sát hiệu quả việc thực hiện và đạt được các mục tiêu đề ra. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng đưa ra một định nghĩa khác về QTDN, cụ thể QTDN “là thủ tục và quy trình mà theo đó một tổ chức được điều hành và kiểm soát. Cơ cấu quản trị công ty quy định rõ việc phân chia quyền lợi và trách nhiệm giữa các đối tượng tham gia khác nhau trong tổ chức như HĐQT, BĐH, cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác, cũng như đặt ra các nguyên tắc và thủ tục cho việc ra quyết định”. Sự ra đời và phát triển của UBKT gắn liền với hoạt động QTDN trước đòi hỏi minh bạch thông tin, tài liệu mà doanh nghiệp cung cấp cho cổ đông, nhà đầu tư và tính hiệu quả trong hoạt động doanh nghiệp. Nhìn từ doanh nghiệp, HĐQT là cơ quan quản lý, thực hiện và chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động quản trị của 3 Adrian Cadbury (1992), Financial Aspects of Corporate Governance, nước Anh, trang 14. 12 doanh nghiệp. Một cơ quan như HĐQT, với những hạn chế về nguồn lực và kinh nghiệm chuyên môn, không thể cùng một lúc HĐQT có thể bảo đảm được tất cả công tác của mình một cách hiệu quả, và UBKT là một mô hình lý tưởng để hỗ trợ HĐQT thực thi các trách nhiệm này. Vai trò của UBKT đối với hoạt động QTDN có thể được thể hiện ở các khía cạnh sau: - UBKT là cơ quan chuyên trách trực thuộc HĐQT, nên phần lớn các hoạt động và vai trò của UBKT có liên quan trực tiếp đến hoạt động QTDN. UBKT là công cụ hữu hiệu, mặc dù không phải là duy nhất, giúp hoạt động QTDN trở nên hiệu quả. Với vai trò và thẩm quyền được giao, UBKT tham gia vào hầu hết các công tác quan trọng, từ vấn đề tài chính, kế toán, lập BCTC cho đến làm việc với Kiểm toán độc lập (KTĐL) về các bất thường và gian lận trong tài chính, giám sát hệ thống KSNB, KTNB, QTRR, giám sát quá trình cung cấp thông tin, tuân thủ của doanh nghiệp. Chính những hoạt động này của UBKT giúp cho vấn đề quản trị của HĐQT trở nên hiệu quả hơn rất nhiều. Mặc dù là cơ quan trực thuộc HĐQT, chịu sự quản lý, giám sát và báo cáo công việc trực tiếp cho HĐQT nhưng UBKT vẫn có sự độc lập, khách quan để tự bảo đảm vai trò thực thi đầy đủ và hiệu quả. Sự độc lập và chuyên môn của UBKT liên quan chặt chẽ đến hoạt động quản trị của doanh nghiệp. - UBKT không chỉ có quan hệ mật thiết với HĐQT mà còn có quan hệ chặt chẽ với cơ quan điều hành của doanh nghiệp, theo vai trò và chuyên môn của mình, UBKT cung cấp cho BĐH những khuyến nghị cần thiết, nhiều trường hợp là bắt buộc, để bảo đảm công ty luôn tuân thủ pháp luật, các nguyên tắc và tiêu chuẩn đạo đức áp dụng tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, UBKT cũng có mối quan hệ với hầu hết những người có liên quan bên ngoài của doanh nghiệp như KTĐL, cổ đông và người sử dụng BCTC (nhà đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước…). Vì vậy, UBKT bảo đảm cho các chủ thể này được quyền tiếp cận các thông tin, tài liệu công bố từ phía doanh nghiệp với độ chính xác cao và hữu ích. - UBKT là phương tiện hữu hiệu giúp giảm nguy cơ gian lận tài chính, thông qua vai trò kiểm soát quá trình lập BCTC của doanh nghiệp. Trong hoạt động này, UBKT giúp bảo vệ và duy trì vốn chủ sở hữu và lợi ích của cổ đông, nhà đầu tư. Ngày nay, khi các quốc gia dần thiết lập các chuẩn mực cao hơn trong QTDN bằng những quy tắc, hướng dẫn, đạo luật mang tính bắt buộc, thì vai trò của UBKT 13 đối với hoạt động quản trị tại doanh nghiệp cũng trở nên quan trọng và củng cố hơn theo thời gian. Việc áp dụng mô hình UBKT đã giúp hạn chế, phát hiện các gian lận tài chính, nâng cao nội lực của doanh nghiệp và tăng cường sự minh bạch của môi trường kinh doanh. 1.2.2.2. Vai trò trong kiểm soát nội bộ Theo Bộ nguyên tắc QTCT, “Kiểm soát nội bộ (Internal Control) – quy trình được HĐQT, BĐH và tất cả các cấp nhân viên xây dựng và thực hiện nhằm có được sự bảo đảm hợp lý về việc đạt được các mục tiêu thông qua hoạt động hiệu lực và hiệu quả; thông tin quản lý và tài chính đáng tin cậy, đầy đủ và kịp thời; tuân thủ luật pháp và quy định hiện hành, chính sách và quy trình của công ty.” Theo Ủy ban Chống gian lận khi lập BCTC thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ (COSO), KSNB là “một quy trình, được thực hiện bởi HĐQT, người quản lý và các nhân sự khác của doanh nghiệp, được thiết kế để cung cấp sự đảm bảo hợp lý để đạt được các mục tiêu liên quan đến hoạt động, báo cáo và tuân thủ”4. Theo các định nghĩa phổ biến nêu trên, KSNB có thể được hiểu là một quy trình được doanh nghiệp áp dụng, để theo đó bảo đảm doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đề ra, trên cơ sở tuân thủ pháp luật và quy định nội bộ tại doanh nghiệp. Trong quy trình KSNB, UBKT xem xét tính đầy đủ của các hệ thống kiểm soát trong nội bộ doanh nghiệp, xem xét báo cáo của cấp quản lý về gian lận và tính hiệu quả của các KSNB đang áp dụng, liệu rằng có lỗ hổng hoặc sự không phù hợp nào tồn tại trong đó hay không. Và để cải thiện quy trình KSNB, UBKT theo dõi, giám sát các kiểm soát và hoạt động của tổ chức, cũng như sự tuân thủ của tổ chức đối với các kiểm soát đã được thiết lập. Đồng thời, xem xét các khiếm khuyết kiểm soát trong hệ thống, phát hiện lỗ hổng khi vận hành, làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp và khuyến nghị đến HĐQT về phương án khắc phục, hoàn thiện hệ thống KSNB. Qua hoạt động này, UBKT bảo đảm hệ thống KSNB vận hành liên tục, hiệu quả và không ngừng hoàn thiện. Vai trò của UBKT đối với KSNB, ban đầu chỉ tập trung bảo đảm tính minh bạch của BCTC, đánh giá xem liệu rằng có bất kỳ hành vi bất hợp pháp, bất thường, sai sót hoặc hoạt động phi đạo đức hay không đối với BCTC; kiểm soát “COSO internal control – integrated framework: An Implementation Guide for the Healthcare Provider Industry”, https://www.coso.org/Documents/COSO-CROWE-COSO-Internal-Control-Integrated-Framework.pdf, truy cập ngày 07 tháng 06 năm 2022. 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan