Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tự đánh giá của học sinh Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình Luận văn ThS. Tâm lý h...

Tài liệu Tự đánh giá của học sinh Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình Luận văn ThS. Tâm lý học

.PDF
119
214
117

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ================ BÙI THỊ HỒNG HẠNH TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC SINH TRƢỜNG GIÁO DƢỠNG SỐ 2 NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ================ BÙI THỊ HỒNG HẠNH TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC SINH TRƢỜNG GIÁO DƢỠNG SỐ 2 NINH BÌNH Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học Mã số: 60 31 80 Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. TRƢƠNG THỊ KHÁNH HÀ Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những kết quả đạt được trong nghiên cứu này hoàn toàn mới, không có sự sao chép của các nghiên cứu khác. Các kết quả nghiên cứu khoa học trên chưa từng công bố hay sử dụng trong bất kể hình thức nào. Lời cam đoan trên là đúng sự thật và Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với lời nói của mình. Học viên Bùi Thị Hồng Hạnh LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian làm việc tích cực và nghiêm túc, luận văn “: “Tự đánh giá của học sinh trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình” đã được hoàn thành. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Trương Thị Khánh Hà – người đã nhiệt tình, tâm huyết truyền lại cho tôi những mạch tri thức khoa học đồng thời hướng dẫn từng nội dung, phương pháp nghiên cứu để luận văn được hoàn thiện. Tôi cũng xin cảm ơn thầy cô giáo khoa Tâm lý học Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN đã ân cần dạy dỗ và truyền đạt những tri thức quí báu trong suốt những năm qua, để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn và biết ơn sâu sắc tới thầy cô giáo, học sinh Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực tế tại trường. Sự tâm huyết, nhiệt tình của các thầy cô và học sinh đã giúp tôi hoàn thành được luận văn của mình. Cuối cùng cảm ơn các em sinh viên D38, D39 – Học viên Cảnh sát nhân dân yêu quí đã giúp tôi có những tri thức và thông tin để bổ sung hoàn thiện luận văn của mình. Mặc dù cố gắng hết sức nhưng vì thời gian có hạn, trình độ, năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được những lời góp ý của các thầy cô giáo khoa Tâm lý học để được rút kinh nghiệm cho những lần nghiên cứu sau đạt kết quả tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng Học viên năm 2014 DANH MỤC VIẾT TẮT TĐG Tự đánh giá. HSTGD Học sinh trường giáo dưỡng. ĐTB Điểm trung bình. DANH MỤC BẢNG Bảng 3. 1: Điểm trung bình TĐG của học sinh TGD theo thang đo E.T.E.S .... 42 Bảng 3.2: Tự đánh giá của học sinh về gia đình ......................................... 45 Bảng 3.3 : Tự đánh giá về giao tiếp xã hội của HSTGD ........................... 50 Bảng 3.4. Tự đánh giá về thể chất của HSTGD .......................................... 56 Bảng 3.5. TĐG về học đường của HSTGD ................................................ 59 Bảng 3.6. Trình độ học vấn của học sinh TGD .......................................... 60 Bảng 3.7. TĐG về cảm xúc của HSTGD .................................................... 65 Bảng 3.8. Tự đánh giá về tương lai của học sinh TGD .............................. 70 Bảng 3.9. So sánh các mặt TĐG của HSTGD theo nhóm tuổi ................... 76 Bảng 3.10. So sánh các mặt TĐG theo trình độ học vấn ............................ 84 Bảng3.11 So sánh giữa thang đo E.T.E.S và thang đo Rosenberg theo độ tuổi ............................................................................................... 93 Bảng 3.12 So sánh giữa thang đo E.T.E.S và thang đo Rosenberg theo trình độ học vấn ................................................................................................................. 94 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3 .1: Điểm trung bình TĐG của HSTGD theo thang E.T.E.S ....... 43 Biểu đồ 3.2: Mối tương quan giữa các mặt TĐG của học sinh .................. 73 Biểu đồ 3.3. Biểu đồ so sánh cái tôi gia đình của học sinh theo nhóm tuổi 77 Biểu đồ 3.4. Biểu đồ so sánh cái tôi xã hội của học sinh theo nhóm tuổi . 78 Biểu đồ 3.5. Biểu đồ so sánh cái tôi thể chất của học sinh theo độ tuổi .... 79 Biểu đồ 3.6. Biểu đồ so sánh cái tôi học dường của học sinh theo độ tuổi 80 Biểu đồ 3.7. Biểu đồ so sánh cái tôi cảm xúc của học sinh theo độ tuổi .... 81 Biểu đồ 3. 8. Biểu đồ so sánh cái tôi tương lai của học sinh theo độ tuổi .. 82 Biểu đồ 3.9. Biểu đồ so sánh cái tôi gia đình của học sinh theo trình độ học vấn .............................................................................................. 84 Biểu đồ 3.10 Biểu đồ so sánh cái tôi xã hội của học sinh theo trình độ học vấn .. 85 Biểu đồ 3.11 Biểu đồ so sánh cái tôi thể chất của học sinh theo trình độ học vấn 86 Biểu đồ 3.12 Biểu đồ so sánh cái tôi học đường của học sinh theo trình độ học vấn ........................................................................................................ 87 Biểu đồ 3. 13 Biểu đồ so sánh cái tôi xúc cảm của học sinh theo trình độ học vấn. 88 Biểu đồ 3.14 Biểu đồ so sánh cái tôi tương lai của học sinh theo trình độ học vấn .................................................................................................. 89 Biểu đồ 3.15: Sự tương quan giữa đánh giá chung của thang E.T.E.S với thang Rosenberg .......................................................................................... 92 Biểu đồ 3. 16 Biểu đồ so sánh tự đánh giá chung của học sinh theo thang E.T.E.S và thang Rosenberg theo độ tuổi ................................................... 93 Biểu đồ 3.17 Biểu đồ so sánh tự đánh giá chung của học sinh theo thang E.T.E.S và thang Rosenberg theo trình độ học vấn .................................... 94 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 3 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 4 3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 4 4. Khách thể nghiên cứu ................................................................................ 4 5. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 5 7. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 5 8. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĐG CỦA HỌC SINH TRƢỜNG GIÁO DƢỠNG SỐ 2 NINH BÌNH ............................................................ 6 1.1. Tổng quan một số nghiên cứu về tự đánh giá và tự đánh giá của học sinh trƣờng giáo dƣỡng .................................................................... 6 1.1.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài.................................................. 6 1.1.2. Một số nghiên cứu trong nước ................................................... 14 1.2.Các khái niệm cơ bản ...................................................................... 17 1.2.1. Khái niệm tự đánh giá ................................................................ 17 1.2.2. Tự đánh giá bản thân học sinh trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình. ..... 19 1.2.3. Các mặt biểu hiện của tự đánh giá của học sinh trường giáo dưỡng.. 21 1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến TĐG của học sinh TGD ............... 29 1.3.1. Quan hệ với cha mẹ .................................................................... 29 1.3.2 Giao tiếp với thầy cô giáo .......................................................... 31 1.3.3. Giao tiếp với bạn bè ................................................................... 32 1.3.4 Trình độ học vấn ........................................................................ 33 1.3.5 Độ tuổi ......................................................................................... 34 CHƢƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......... 35 2.1. Tổ chức nghiên cứu ........................................................................ 35 1 2.1.1. Tổ chức nghiên cứu về mặt lý thuyết .......................................... 35 2.1.2. Tổ chức nghiên cứu mặt thực tiễn .............................................. 35 2.1.3: Các bước nghiên cứu ................................................................. 35 2.2. Mẫu nghiên cứu .............................................................................. 36 2.2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu .................................................... 36 2.2.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu ................................................ 37 2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................ 38 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ............................................... 38 2.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu ...................................................... 38 2.3.3. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học.................... 39 2.3.4. Phương pháp thang đo ............................................................... 39 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................ 42 3.1. Thực trạng chung về mức độ tự đánh giá của học sinh Trƣờng giáo dƣỡng số 2 Ninh Bình .................................................................... 42 3.1.1. Tự đánh giá chung của HSTGD số 2 Ninh Bình. ....................... 42 3.1.2 Tự đánh giá của học sinh TGD về các mặt cụ thể. ..................... 44 3.1.3. Mối tương quan giữa các mặt TĐG của học sinh TGD theo thang đo E.T.E.S ................................................................................... 73 3.1.4 So sánh các mặt TĐG của học sinh trường giáo dưỡng theo độ tuổi và trình độ học vấn........................................................................ 76 3.2. So sánh giữa kết quả thang đo E.T.E.S và thang đo Rosenberg 91 3. 2. 1 Tương quan giữa thang đo E.T.E.S và thang đo Rosenberg .... 91 3. 2.1 So sánh giữa thang đo E.T.E.S và thang đo Rosenberg theo độ tuổi. 92 3.2.2 So sánh giữa thang đo E.T.E.S và thang đo Rosenberg theo trình độ học vấn ............................................................................................ 93 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................... 102 PHỤ LỤC ................................................................................................. 105 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đường lối đổi mới đất nước bắt đầu từ Đại hội VI mà đặc biệt là từ Đại hội VII Đảng ta đã nhận thức ngày càng đầy đủ vai trò động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội là con người. Chính con người với sức lực và trí tuệ của mình là nhân tố quyết định hiệu quả của việc khai thác nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác. Từ đó đến nay, Đảng ta luôn coi trọng con người là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh giáo dục gia đình và nhà trường, quá trình tự giáo dục và tự rèn luyện bản thân của mỗi con người là điều cốt yếu nhất để trở thành người có ích cho xã hội. Đó là việc mỗi cá nhân tiếp nhận những tri thức từ gia đình và xã hội, đồng thời biến nó thành những quan điểm, lập trường của bản thân tác động trở lại xã hội. Khi đã là một người trưởng thành họ phải biết tự phân tích, tự đánh giá vấn đề và xử lý các vấn đề trong cuộc sống theo hướng tích cực. Tâm lý học Hoạt động cho rằng, việc cá nhân tự đối chiếu bản thân với chuẩn mực xã hội giúp cho họ nhận ra giá trị của bản thân, từ đó cá nhân có những ứng xử phù hợp với những chuẩn mực đó, chính là năng lực tự đánh giá bản thân. Những năm gần đây tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật có xu hướng tăng, tính chất của các hành vi vi phạm ngày càng nguy hiểm và diễn biến phức tạp. Đã có không ít người chưa thành niên tham gia vào các băng, nhóm tội phạm có tổ chức, có sử dụng bạo lực với tính chất côn đồ, hung hãn, thực hiện các hành vi giết người, cướp tài sản, chống người thi hành công vụ, đâm thuê, chém mướn … gây hậu quả nghiêm trọng và nhức nhối cho xã hội. Từ năm 2002 đến nay, trung bình mỗi năm xảy ra hơn 10.000 vụ phạm pháp hình sự do người chưa thành niên thực hiện (chiếm hơn 20% tổng số vụ phạm pháp hình sự các loại) với gần 3 13.000 đối tượng tham gia. Các cơ quan bảo vệ pháp luật phải xử lý hình sự gần 20% số vụ, còn lại phải xử lý hành chính theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, ngoài giáo dục của các cơ quan chức năng thì tự giáo dục của mỗi học sinh trường giáo dưỡng là vô cùng cần thiết trong công tác giáo dục tri thức, tư tưởng, lối sống, tâm sinh lý... và định hướng tương lai cho mỗi em. Từ những lí do trên chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu việc tự đánh giá của học sinh trường giáo dưỡng hiện nay là vấn đề cấp thiết không chỉ về mặt lí luận mà còn cả về thực tiễn, đóng góp về lý luận giúp gia đình, nhà trường, các cơ quan chức năng có biện pháp giáo dục phù hợp với lứa tuổi này, đồng thời giúp học sinh tự đánh giá phù hợp và định hướng đúng đắn trong việc tìm bản thân đi riêng vào đời. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là: “Tự đánh giá của học sinh trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng mức độ tự đánh giá của học sinh trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình nhằm đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao tự đánh giá của các em. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Tự đánh giá của học sinh trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình trên các phương diện: gia đình, quan hệ xã hội, thể chất, học đường, cảm xúc và tương lai. 4. Khách thể nghiên cứu 120 học sinh trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. 5. Giả thuyết nghiên cứu Phần lớn học sinh trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình có TĐG ở mức thấp, đặc biệt là TĐG ở phương diện học đường và quan hệ 4 xã hội. Có sự tương quan thuận giữa các lĩnh vực TĐG với TĐG chung của học sinh trường giáo dưỡng. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu lí luận Xây dựng cơ sở lí luận về TĐG của học sinh trường giáo dưỡng và làm rõ các khái niệm cơ bản của đề tài. 6.2. Nghiên cứu thực tiễn Tìm hiểu thực trạng mức độ TĐG của học sinh trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình theo 6 phương diện: gia đình, cảm xúc, thể chất, học đường, quan hệ xã hội và tương lai. 6.3. Đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao tự đánh giá của các em. 7. Phạm vi nghiên cứu 7.1. Về nội dung Nghiên cứu TĐG của học sinh trường giáo dưỡng chỉ tập trung trên 6 phương diện: gia đình, giao tiếp xã hội, thể chất, học đường, cảm xúc và tương lai. 7.2. Về địa điểm và thời gian Nghiên cứu được tiến hành tại Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình – Ninh Bình, từ tháng 1/2014 – 4/ 2014. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu trên, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp thang đo - Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĐG CỦA HỌC SINH TRƢỜNG GIÁO DƢỠNG SỐ 2 NINH BÌNH 1.1. Tổng quan một số nghiên cứu về tự đánh giá và tự đánh giá của học sinh trƣờng giáo dƣỡng 1.1.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về TĐG, chúng tôi thấy TĐG được nghiên cứu từ rất sớm và ngày càng thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà tâm lý học trên khắp thế giới. Chính vì thế, có nhiều cách tiếp cận và các quan điểm khác nhau trong nghiên cứu về TĐG. Nhưng nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới tâ ̣p trung vào một số vấ n đề lớn như : nghiên cứu nguồ n gố c , bản chất , nô ̣i dung, quá trình hình thành và phát triển của TĐG , vai trò cũng như ảnh hưởng của TĐG đến sự phát triển nhân cách của con người nói chung. - Nghiên cứu về nguồn gốc của TĐG: Có rất nhiều nhà tâm lý học nghiên cứu về vấn đề này. Có nhiều quan điểm khác nhau nhưng tựu chung lại có 3 xu hướng quan điểm chính về nguồn gốc của TĐG: + Xu hướng thứ nhất cho rằng, nguồn gốc xã hội của TĐG ở đây gồm các yếu tố sau: Sự đánh giá, chấp nhận của những người xung quanh (đặc biệt là bố mẹ và người thân); đặc điểm nhóm xã hội mà cá nhân tham gia ( hành vi, thái độ và trình độ của những người trong nhóm); những trải nghiệm sớm của bản thân. Trong vấn đề về nguồn gốc xã hội của tự đánh giá có( G. H. Mead; Carl Rogers (1951) A. Adler (1956), Smith và Hanson (1990)).... Trong đó Mead cho rằng TĐG của một người được xác định qua sự TĐG của người khác về anh ta. Như vậy, TĐG giống như một cái gương phản chiếu sự thừa nhận, thái độ hay đánh giá của người xung quanh về một cá nhân nhất định [ 27]. Sau này, bằng nghiên cứu thực nghiệm, Smith và Hanson (1900) đã chứng minh rằng TĐG của trẻ có liên quan chặt chẽ với việc chúng được những người khác chấp nhận như thế nào. Cụ thể, 6 TĐG của trẻ nào cao khi những người khác coi chúng là tích cực và thấp khi những người khác coi chúng là tiêu cực[ 29 ]. Carl Rogers (1951)cũng cho rằng chúng ta có thể ngăn được việc phủ định bản thân ở trẻ nếu cha mẹ và những người quan trọng khác chấp nhận cách nhìn nhận và các giá trị của trẻ, tuy không phải là đồng ý với chúng. Theo cách đó trẻ có thể trở nên tôn trọng bản thân hơn, yên tâm với bản sắc của mình và học được cách tin tưởng vào chính mình[30]. + Xu hướng thứ hai tập trung nghiên cứu nguồn gốc bên trong của TĐG - Theo Laurence Steinberg (1993), ở các em trẻ gái thời điểm bộc lộ các dấu hiệu của tuổi dậy thì là nguyên nhân ảnh hưởng đến TĐG. Nghiên cứu các trẻ gái ở Mỹ cho thấy các trẻ gái trưởng thành sớm có sự tự tin thấp và quan niệm về bản thân nghèo nàn [33]. Và theo một số tác giả như Alfrer Adler (1927) và Schultz (1992) tình trạng sức khỏe thể chất của trẻ cũng được coi như nguồn gốc của TĐG. Chẳng hạn như họ đề cập đến ảnh hưởng của sức khỏe ( thể trạng yếu và bệnh tật) trong việc gây ra TĐG thấp [26]. Một số tác giả khác cũng cho rằng, khả năng nhận thức, sự kết hợp giữa suy nghĩ tích cực và tiêu cực, sự thống nhất giữa cái tôi của cá nhân cũng là nguyên nhân tác động đến TĐG. Nghiên cứu theo hướng này có một số nhà tâm lý như Steinberg (1993), Glick & Zigler (1985). Nghiên cứu sự nhất quán giữa các khái niệm " cái Tôi” và đưa ra kết luận: Khi có sự thống nhất giữa "cái Tôi" thực tế và "cái Tôi" lý tưởng người ta có cảm giác thỏa mãn, an toàn và sự tự đánh giá cao và ngược lại khi không có sự thống nhất thì cá nhân sẽ bị trầm cảm, lo lắng và gặp nhiều khó khăn . Cũng theo một số tác giả khác,ngoài yếu tố bên trong như sức khỏe thể chất, sự nhận thức của cái Tôi, vẫn còn các yếu khác cũng vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của TĐG : Đó chính là các quá trình tâm lý của cá nhân bao gồm khả năng tri giác, khả năng tự quan sát 7 thu thập thông tin, khả năng đối chiếu độ tin cậy của thông tin. Bên cạnh đó thì kết quả học tập cũng ảnh hưởng lớn đến sự tự đánh giá của học sinh. + Xu hướng thứ ba tập trung những nghiên cứu kết hợp cả nguồn gốc bên trong lẫn nguồn gốc bên ngoài của TĐG. Những người theo xu hướng này không cho rằng chỉ có các yếu tố xã hội bên ngoài hay chỉ có yếu tố bên trong mới là nguồn gốc của TĐG. Nguồn gốc của TĐG đó là sự kết hợp giữa các yếu tố xã hội bên ngoài và các yếu tố bên trong của cá nhân. Những yếu tố đó có thể là: sự chấp nhận, sự đánh giá, mối quan hệ liên nhân cách, hành vi của những người trong nhóm xã hội, vị trí của cá nhân trong xã hội cũng như năng lực nhận thức của mỗi cá nhân, suy nghĩ của cá nhân, sự thống nhất giữa cái Tôi và lĩnh vực cá nhân quan tâm. Những nhà tâm lý nghiên cứu theo hướng này gồm là Tessers (1988), Mckey và Fanning (2000) Smith (1967). Theo Tessers (1988), hành vi của người khác, kể cả bạn bè và ngay cả những người lạ, cũng ảnh hưởng tới việc người ta cảm thấy về bản thân mình như thế nào, đặc biệt khi hành vi đó xảy ra trong lĩnh vực quan trọng đối với khái niệm cái Tôi. Thông qua phản ứng của người thân, trẻ dự đoán xem họ đánh giá về mình như thế nào và chúng quyết định sẽ đánh giá bản thân theo cách như vậy. Sự khác biệt giữa cái Tôi lý tưởng và cái Tôi thực tế càng lớn thì sự đánh giá bản thân càng thấp ( Tesser (1988)[34]. Qua những nghiên cứu trên của tác giả nước ngoài ta có thể kết luận rằng ngồn gốc của tự đánh giá bao gồm cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Ở đây yếu tố bên trong là những nguyện vọng của bản thân và những năng lực thực tế của cá nhân, khả năng dung hòa cái Tôi lý tưởng, và cái Tôi thực tế, sự kết hợp giữa suy nghĩ tích cực và suy nghĩ tiêu cực. Còn các yếu tố bên ngoài là sự chấp nhận, thái độ, đánh giá của những người quan trọng (cha mẹ và những người thân), hình dáng bên ngoài, và những khiếm khuyết của cơ thể, hay đặc điểm xã hội mà cá nhân tham gia vào. 8 - Đặc điểm của Tự đánh giá tuy không được nghiên cứu nhiều như nghiên cứu nguồn gốc của nó nhưng cũng có không ít tác giả quan tâm đến vấn đề này. Đa số các nghiên cứu tập trung vào đặc điểm TĐG như: tính bền vững, mức độ, tính phân biệt và tính khái quát, tính chính xác…. + Về tính bền vững của TĐG, có nhiều quan điểm khác nhau. Một số các tác giả phủ nhận tính bền vững của TĐG. G.S. Hall cho rằng: “ Thiếu niên có sự TĐG lúc cao lúc thấp. Trẻ càng có khả năng tự nhận thức hoặc tự phản ánh hơn thì chúng càng hay tự ngờ vực vào khả năng của bản thân mình” [ 33, tr. 315]. Những tác giả theo quan điểm này cho rằng: “ Đường biểu diễn sự TĐG là bắt đầu rất cao ở trước tuổi đi học, nghiêng xuống suốt các năm học cấp 1, bằng phẳng suốt tuổi thanh thiếu niên và tăng ở cuối tuổi thanh thiếu niên” [ 24 ]. Một số nhà Tâm lý học Xô viết lại khẳng định rằng, TĐG có tính bền vững. Sự đánh giá một cách bền vững thể hiện mối quan hệ với bản thân và đến lượt mình, TĐG có thể ảnh hưởng đến hành vi của chính người đó [10]. Một số ý kiến khác lại cho rằng TĐG phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Những người có TĐG thấp đặc biệt dễ bị trạng thái tình cảm tiêu cực làm tổn thương[ 25]. + Nghiên cứu về mức độ của TĐG, về tính phân biệt và tính khái quát của TĐG, về tính chính xác của TĐG… cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Hạn chế của những nghiên cứu về mức độ của TĐG là ở chỗ các tác giả chỉ tập trung nghiên cứu theo mục đích của đề tài mà họ nghiên cứu. Về sự chính xác của TĐG, vẫn chưa có một nghiên cứu nào đưa ra được thực trạng TĐG của từng lứa tuổi. Từ đó có thể thấy, các tác giả mới chỉ đi sâu vào một số khía cạnh của TĐG. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu các đặc điểm này một cách tổng hợp và toàn diện. - Ảnh hưởng của TĐG đến sự phát triển nhân cách: Theo hướng nghiên cứu này, các tác giả tập trung tìm ra những ảnh hưởng của đánh giá tích cực và tiêu cực lên tâm sinh lý và sự phát triển nhân cách. 9 Ruvinski và Colovieva cho rằng kỹ năng đánh giá sức mạnh và các khả năng cũng như khát vọng của chính mình, những đòi hỏi của môi trường xung quanh, khả năng tự đặt ra trước mắt bản thân mục tiêu này hay mục tiêu khác… tất cả có một ý nghĩa lớn trong sự hình thành nhân cách. TĐG có thể làm dẫn đến cảm xúc nặng nề hay xuất hiện các mâu thuẫn bên trong [ 37]. Theo ý kiến của nhiều tác giả, trong đó có A. V Petrovski và Iarosevski TĐG đóng vai trò là tác nhân điều chỉnh hành vi và hoạt động của con người [ 36]. Ngoài ra, hai ông còn cho rằng mối liên hệ giữa con người với thế giới xã hội xung quanh, sự phê phán, yêu cầu đối với bản thân và mối quan hệ đối với thành công và thất bại đều phụ thuộc vào sự đánh giá của bản thân.TĐG cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của con người và sự phát triển tiếp theo của nhân cách đó. Một hướng nghiên cứu tập trung tìm hiểu mối quan hệ giữa tự đánh giá và các hiện tượng tâm lý khác - Đầu tiên, mối quan hệ giữa cái Tôi và TĐG Theo Purkey (1988), cái Tôi là một hệ thống phức tạp (có tổ chức, có biến động) về các niềm tin, thái độ và ý kiến mà mỗi người cho là sự thật về sự tồn tại của cá nhân mình [ 31]. Cái Tôi là sự ý thức của cá nhân về sự khác biệt của bản thân mình trong mối quan hệ của mình với người khác [ 23]. Cái Tôi bao gồm: “Cái Tôi xã hội” và “cái Tôi lăng kính”. “Cái Tôi xã hội” là một hệ thống những ý nhĩa hình thành từ đời sống giao tiếp mà chủ thể đã tích lũy cho mình. “Cái Tôi lăng kính” là cái Tôi hình thành và phát triển thông qua những phản ứng của chủ thể khi tiếp nhận những đánh giá từ người khác. Các ý tưởng này được cài dần vào tri giác về bản thân, cái mà chúng ta nghĩ rằng người khác suy nghĩ về chúng ta, về tính cách của chúng ta, về các động cơ của chúng ta, về sự thuộc về đâu đó của chúng ta. [2], [ 21]. Cái Tôi có liên quan chặt chẽ tới sự đánh giá bản thân. Những người đánh giá bản thân t ốt có khái niệm về cái Tôi rất rõ ràng vì khi con người 10 biết mình, họ biết những gì họ có thể và không thể làm. Do đó họ có thể đạt được kết quả tối đa. Cái Tôi và đánh giá bản thân đư ợc gắn vào hệ thống các quá trình bên trong gồm ba phần: Phần thứ nhất là tự ý thức, phần thứ hai là tự đánh giá và phần thứ ba là tự điều chỉnh [27]. Có thể nói, TĐG chính là đánh giá cái Tôi. Đó là sự nhận biết của cá nhân về sự khác biệt của bản thân mình, về giá trị của mình trong mối quan hệ với người khác. Thứ 2, mối quan hệ giữa tự đánh giá và nhân cách Một số nghiên cứu của các tác giả trên thế giới cũng đã chỉ ra những ảnh hưởng của tự đánh giá đến sự phát triển của nhân cách của cá nhân. Sự đánh giá thấp, không phù hợp với thực tế làm giảm mức độ đòi hỏi xã hội và điều đó có thể phát triển ở chủ thể tính thiếu tự tin vào các khả năng của mình, làm hạn chế tầm nhìn của con người. Tuy nhiên, bên cạnh việc đánh giá thấp thì việc đánh giá quá cao bản thân có thể dẫn đến hoang tưởng về mình, coi mình có nhiều khả năng và thường đặt ra mức độ kỳ vọng cao cho bản thân do vậy dễ dẫn đến không hài lòng với bản thân, từ đó có nhiều cảm xúc tiêu cực và thường cô độc. Rất nhiều tác giả ở Xô Viết cho rằng tự đánh giá là một đặc tính của nhân cách thực hiện các chức năng nhất định trong sự phát triển của mình; tự đánh giá quy định hành vi và hành động của con người cũng như tính chất mối quan hệ của người đó với xung quanh. Ngoài chức năng điều chỉnh hành vi của tự đánh giá một số tác giả như A. V. Petrovski và Iarosevski còn cho rằng mối quan hệ giữa con người với thế giới xã hội xung quanh, sự phê phán yêu cầu với bản thân và mối quan hệ đối với thành công và thất bại đều phụ thuộc vào sự đánh giá bản thân. Tự đánh giá cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cả con người và sự phát triển tiếp theo của nhân cách đó. Cụ thể là trẻ em tự đánh giá thấp thường có 11 các vấn đề khó khăn với bạn cùng lứa và chúng có xu hướng gặp những rối nhiễu tâm lí trầm cảm . Như vậy, tự đánh giá đóng một vai trò quan trọng đặc biệt trong sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân. Trong đó, mức độ tự đánh giá phù hợp hay không phù hợp sẽ quyết định việc duy trì trạng thái tình cảm, sự tự tin, mối quan hệ liên nhân cách, sức khỏe tinh thần, kỹ năng xã hội, quá trình hoạt động nhận thức cũng như hiệu quả hoạt động của con người. Mặt khác, tự đánh giá còn là tác nhân điều chỉnh hành vi của cá nhân. Tìm hiểu về TĐG các tác giả tập trung nghiên cứu các khía cạnh của tự đánh giá: Có rất nhiều quan điểm về nội dung tự đánh giá . Như trên đã trình bày nội dung tự đánh giá chính là đánh giá về cái Tôi cá nhân. Chính vì thế muốn nghiên cứu về nội dung của tự đánh giá thì chúng ta có thể xem xét nội dung của khái niệm cái Tôi. Sau đây chúng tôi xin dẫn ra một vài quan điểm về nội dung tự đánh giá . a, Mô hình của Petrovxki và Iarosevxki Petrovski và Iarosevxki (1990) cho rằ ng, các nô ̣i dung đánh giá bao gồ m: Cái Tôi hiê ̣n thực (quan niê ̣m về bản thân t rong thời điể m hiê ̣n ta ̣i ), cái Tôi lý tưởng (quan niê ̣m về bản thân mà cá nhân muố n đa ̣t đươ ̣c , những quan điể m này thường đinh ̣ hướng đế n các tiêu chí đa ̣o đức ), cái Tôi động cơ (là cái gì đó chủ thể dự định trưởng thành ), cái Tôi viễn tưởng (là ai đó chủ thể muốn trở thành , nế u như chuyê ̣n đó là có thể ). Quan điể m này của tác giả là rất rõ ràng trong các nghiên cứu cơ sở lý l uận. Tuy nhiên, đố i với nghiên cứu thực tiễn , nghiên cứu này có vẻ quá trừu tượng ở chỗ vắng bóng những nội dung cụ thể hay nói cách khác là những tiêu chí đánh giá. b, Mô hình của S. Harter Theo Harter ( 1986) trong thang đo tri giác / nhâ ̣n thức dành cho thanh thiế u niên đã chỉ ra 9 lĩnh vực mô tả cái Tôi : khả năng học tập 12 (trường ho ̣c), khả năng công việc , khả năng thể thao , hình thức thể lực , sự chấ p nhâ ̣n xã hô ̣i của các ba ̣n cùng lứa, mố i quan hê ̣ ba ̣n thân, tình yêu, mố i quan hê ̣ với cha me ,̣ đa ̣o đức. Có sự khác biệt vai trò thể hiện ở các vai trò xã hội khác nhau mà cá nhân tham gia . Các cái Tôi thể hiện khác nhau trong mố i quan hê ̣ giữa cái Tôi – Gia điǹ h, cái Tôi với vai trò là học sinh , cái Tôi bạn bè . Áp lực của quá trìn h xã hô ̣i hóa tuổ i vi ̣thành niên đòi hỏi mỗi người trong các vai trò khác nhau phải đáp ứng đươ ̣c các đòi hỏi cho mỗi vai Tấ t cả các tác giả trên đã đưa ra 4 nôi dung cu ̣ thể của đánh giá bản thân đó là: học tập, cảm xúc, giao tiế p và thể chấ t. c, Mô hình 7 yếu tố của A.M. Prikharan Prikharan là một chuyên gia người Nga chuyên nghiên cứu lo âu, trầm cảm, đánh giá bản thân,…ở học sinh. Mô hình đánh giá bản thân gồm 7 yếu tố do Prikharan đưa ra trong khuôn khổ hoạt đông trợ giúp tâm lý học đường ở các trường phổ thông tại Nga gồm7 yếu tố, đó là: 1. Sức khỏe 2. Trí tuệ, năng lực 3. Tính cách 4. Uy tín đối với bạn 5. Năng lực làm các công việc bằng tay 6. Ngoại hình 7. Sự tự tin - Nghiên cứu về TĐG của khoa Tâm lý học trường đại học Touloue do Florenxe Soldes Ader, Qwenaelly Leveque, Nathalie Oubrayrie và Claire Mottay thông qua thang đo E. T. E. S cho người trưởng thành bao gồm 60 mệnh đề, được nhóm thành 5 yếu tố đánh giá về các phương diện: Xã hội, thể chất, học đường, xúc cảm, tương lai/ nghề nghiệp. Mỗi nhóm yếu tố được cấu thành bởi 12 items sắp xếp một cách ngẫu nhiên. Trong một nghiên 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan