Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số...

Tài liệu Trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số

.PDF
97
1
122

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH NGÔ THU HƯƠNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Định hướng nghiên cứu Mã số: 60380102 Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Phan Nhật Thanh Học viên : Ngô Thu Hương Lớp : Cao học Luật khóa 29 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là kết quả công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phan Nhật Thanh – Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Các số liệu, dẫn chứng sử dụng trong luận văn là trung thực và được dẫn nguồn chính xác. Người cam đoan Ngô Thu Hương DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DTTS : Dân tộc thiểu số TGPL : Trợ giúp pháp lý UBND : Ủy ban nhân dân MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ .....................................................................8 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số ...................................................................................................................8 1.1.1. Khái niệm trợ giúp pháp lý và trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số ..............................................................................................................................8 1.1.2. Đặc điểm của công tác trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số.......14 1.1.3. Ý nghĩa của công tác trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số ..........15 1.2. Lịch sử hình thành, phát triển của trợ giúp pháp lý và trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số ..................................................................................18 1.3. Cơ sở pháp lý về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số ................20 1.4. Một số quy định về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số ............22 1.4.1. Đối tượng người dân tộc thiểu số được trợ giúp pháp lý .........................22 1.4.2. Chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số ...............23 1.4.3. Phạm vi, lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số ............................................................................................................................24 1.4.4. Thẩm định, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số ..........................................................................................................25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................27 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ................................................................................................................28 2.1. Đối tượng người dân tộc thiểu số được trợ giúp pháp lý .........................28 2.2. Chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số ..............34 2.2.1. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý ..........................................................34 2.2.2. Người thực hiện trợ giúp pháp lý .............................................................38 2.3. Kết quả hoạt động trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số .............41 2.3.1. Kết quả thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý...............................................41 2.3.2. Kết quả phối hợp trong hoạt động trợ giúp pháp lý .................................45 2.4. Kết quả đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số .................................................................................................................50 2.5. Đánh giá chung về công tác trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số ...............................................................................................................................51 2.5.1. Một số quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý chưa phù hợp, còn thiếu ............................................................................................................................52 2.5.2. Một số hạn chế trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số ................................................................................................................55 2.6. Nguyên nhân của những hạn chế ...............................................................61 2.6.1. Nguyên nhân khách quan .........................................................................61 2.6.2. Nguyên nhân chủ quan .............................................................................61 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................64 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ .................................................65 3.1. Hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý..................................................65 3.1.1. Mở rộng đối tượng được trợ giúp pháp lý................................................65 3.1.2. Bổ sung, hoàn thiện các quy định về đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý ................................................................................................................65 3.1.3. Xây dựng mục tiêu, lộ trình xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý cho phù hợp, khả thi ..................................................................................................66 3.1.4. Bổ sung quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý và cộng tác viên trợ giúp pháp lý ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cho phù hợp với thực tế ...........................................................................................................67 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số .................................................................................................................67 3.2.1. Tăng cường năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý ....................67 3.2.2. Tăng cường cơ sở vật chất cho các Trung tâm TGPL, Chi nhánh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ................................................................................................69 3.2.3. Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan dân tộc ở địa phương và các cơ quan, tổ chức liên quan trong thực hiện TGPL cho người DTTS ........................................................................................................70 3.2.4. Tăng cường huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác trợ giúp pháp lý cho người DTTS.............................................................................71 3.2.5. Tăng cường công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số ................................................................................................................73 3.2.6. Quan tâm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào dân tộc thiểu số ...................................................................................74 3.2.7. Phát huy vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đối với công tác trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số .......................74 3.2.8. Tăng cường trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số ........................................75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................76 KẾT LUẬN ..............................................................................................................77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đồng bào các dân tộc thiểu số là một bộ phận quan trọng hợp thành cộng đồng dân cư Việt Nam. Ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số (85,36% dân số), cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam còn có 53 dân tộc thiểu số anh em (chiếm 14,64% dân số - trên 14, 084 triệu người)1. Đồng bào dân tộc thiểu số thường sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa - nơi có điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển nên phần lớn người dân tộc thiểu số còn nghèo, trình độ văn hóa thấp, tỷ lệ mù chữ cao, hiểu biết và chấp hành pháp luật còn hạn chế, dễ vi phạm pháp luật hoặc bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Thực tế cho thấy, khi phát sinh các vướng mắc về pháp lý hoặc các tranh chấp lợi ích trong đời sống, đa số đồng bào dân tộc thiểu số không thể tự bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình, họ cũng không có khả năng về kinh tế để tìm đến các dịch vụ pháp lý phải trả tiền. Vì vậy, trợ giúp pháp lý (cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí) cho đồng bào dân tộc thiểu số rất cần thiết và được xác định là trách nhiệm của nhà nước nhằm thúc đẩy sự bình đẳng, công bằng và tiến bộ xã hội. Thể chế hóa chủ trương này, nhiều văn bản pháp luật liên quan đến trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số đã được các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Trên cơ sở đó, công tác trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số đã được triển khai ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó có tỉnh Đắk Nông. Là một tỉnh thuộc vùng Nam Tây Nguyên, Đắk Nông có dân số ở mức trung bình là 677.616 người (năm 2021) nhưng có tới 39 DTTS với 215.048 người, chiếm 31,7% dân số toàn tỉnh2. Ngay sau khi tỉnh được thành lập (01/01/2004), công tác trợ giúp pháp lý nói chung và trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số nói riêng đã được các cấp chính quyền địa phương rất quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước. Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tốt nhưng công tác trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số trong thời gian qua vẫn còn nhiều điểm hạn chế, chưa huy 1 Nguồn: http://tongdieutradanso.vn/6-thong-cao-bao-chi-ket-qua-tong-dieu-tra-chinh-thuc.html. Quyết định số 89/QĐ-UBND, ngày 12/01/2022 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng giai đoạn 2021 – 2025. 2 2 động tối đa các nguồn lực xã hội để phát triển. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Trợ giúp pháp cho người dân tộc thiểu số” rất cần thiết, nhằm tìm hiểu, phân tích, đánh giá các kết quả đạt được và các hạn chế xung quanh vấn đề này, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nói riêng, vùng Tây Nguyên và cả nước nói chung. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan trực tiếp đến đề tài tác giả nghiên cứu, có một số bài viết, đó là: - Tác giả Lê Thị Luyến: “Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số thực trạng và giải pháp” – Tạp chí Dân chủ và pháp luật (số chuyên đề tháng 8/2008). - Tác giả Đặng Thị Loan: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ TGPL cho người dân tộc thiểu số” – Tạp chí Dân chủ và pháp luật (số chuyên đề tháng 10/2009). - Tác giả Trần Nguyên Tú: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số” (2019) - Mục Nghiên cứu và trao đổi (Website của Cục trợ giúp pháp lý: tgpl.moj.gov.vn). - Tác giả Cao Cường: “Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đồng bào dân tộc thiểu số”(2021)- Mục Nghiên cứu và trao đổi (Website của Cục trợ giúp pháp lý: tgpl.moj.gov.vn). Các bài viết này đều lý giải sự cần thiết của việc trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số (do trình độ hiểu biết pháp luật thấp, đời sống còn khó khăn, lạc hậu), đưa ra một vài số liệu phân tích thực trạng công tác này từ đó nhận xét hoạt động trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều bất cập như số lượng trợ giúp viên pháp lý còn ít, kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động trợ giúp pháp lý còn thiếu thốn; trợ giúp pháp lý chưa thật sự hoạt động mạnh ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa… Trên cơ sở đó, các tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số như nâng cao dân trí cho đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng đội ngũ cán bộ trợ giúp pháp lý am hiểu pháp luật, nắm được đặc điểm của đồng bào dân tộc thiểu số; 3 tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo từ trung ương đến địa phương về trợ giúp pháp lý; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các trung tâm trợ giúp pháp lý; tăng cường công tác truyền thông, phối hợp, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động trợ giúp pháp lý... Tuy nhiên, các bài viết trên của các tác giả mới chỉ dừng lại là các bài báo ngắn. Các kiến nghị được các tác giả đưa ra mang tính chất chung chung, chưa có phân tích sâu sắc; không có đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật cụ thể; chưa phân tích được vai trò của các chủ thể khác (ngoài Trung tâm trợ giúp pháp lý) cũng ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện công tác trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số như: sự tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý của các tổ chức hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật, bản thân đối tượng thụ hưởng là người dân tộc thiểu số … Vì thế các tác giả chưa đưa ra được giải pháp toàn diện để nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý cho đối tượng này. Ngoài ra, các vấn đề khác về trợ giúp pháp lý đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu, đó là: quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý, tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho người trợ giúp pháp lý; đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý…, trong đó phải kể đến một số công trình quan trọng như: - Tác giả Phan Hòa Hiệp: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý – Từ thực tiễn tỉnh Gia Lai” – Luận văn Thạc sĩ Luật học (năm 2010). Luận văn tập trung phân tích các vấn đề lý luận liên quan đến quản lý nhà nước về TGPL; nội dung quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý và nêu, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý ở tỉnh Gia Lai. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước ở lĩnh vực này. - Tác giả Phan Thị Hồng Huệ: “Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo của Trung tâm trợ giúp pháp lý của nhà nước (từ thực tiễn tỉnh Bến Tre) – Luận văn Thạc sĩ Luật học (năm 2011). Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo của một chủ thể, đó là Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và nêu thực trạng vấn đề này ở tỉnh Bến Tre. Từ đó, tác giả đưa ra các kiến nghị để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trợ giúp pháp lý cho người nghèo của chủ thể này. - Tác giả Nguyễn Thị Xuân: “Trợ giúp pháp lý cho các đối tượng yếu thế trong xã hội – Từ thực tiễn tỉnh Bình Dương” – Luận văn Thạc sĩ Luật học (năm 4 2014). Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn cho nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội, trong đó chủ yếu tập trung ở đối tượng người nghèo, người khuyết tật... Qua đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trợ giúp pháp lý cho nhóm đối tượng này. - Tác giả Tạ Thị Minh Lý với “Trợ giúp pháp lý và những vấn đề đặt ra đối với điều chỉnh pháp luật trong thời kỳ mới”- Dân chủ và pháp luật (số 10/2005); “Chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý” – Dân chủ và pháp luật (số chuyên đề tháng 10/2009). - Tác giả Đỗ Xuân Lân với các bài nghiên cứu về “Ai là đối tượng được TGPL”, Nghiên cứu lập pháp (số 8, tháng 2/2006); “Mô hình trợ giúp pháp lý của nhà nước”, Nghiên cứu lập pháp (số 10, tháng 4/2006); “Cần tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý” (viết chung với tác giả Phạm Thị Bích Ngọc), Dân chủ và pháp luật (số chuyên đề tháng 11/2008). - Tác giả Lê Thị Phương Hoa với “Xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý: nhìn từ góc độ xã hội hóa dịch vụ công”, Nghiên cứu lập pháp (số 4/2006); Nguyễn Thị Minh và Trịnh Thị Thanh với “Vai trò của trợ giúp viên pháp lý trong hoạt động tố tụng”, Dân chủ và pháp luật (số chuyên đề tháng 6/2014). Dưới góp độ pháp lý, các công trình nghiên cứu nói trên đã đánh giá khá sâu sắc các vấn đề liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý. Trong đó, một số công trình nghiên cứu đã đưa ra những giải pháp khá thuyết phục để nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý trong thời gian tới nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, toàn diện cả về lý luận và thực tiễn thi hành pháp luật trợ giúp cho người dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay. Vì vậy, ở góc độ pháp lý, với đề tài “Trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số”, tác giả luận văn đã nghiên cứu toàn diện vấn đề này. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nói trên là nguồn tư liệu tham khảo vô cùng quý giá cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích, đánh giá về sự phù hợp giữa các quy định pháp luật hiện hành về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số với các quy định pháp luật liên quan và với thực tiễn thi hành pháp luật trong lĩnh vực này, tác giả đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và các giải pháp khác nhằm nâng cao chất lượng công tác trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số. 5 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận và thực tiễn thi hành pháp luật trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số. Phạm vi về không gian, thời gian nghiên cứu: Luận văn chủ yếu nghiên cứu vấn đề trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông từ khi Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 có hiệu lực thi hành (từ ngày 01/01/2018) đến tháng 6/2022. Đồng thời, để làm rõ một số vấn đề nghiên cứu, tác giả có so sánh, đối chiếu với kết quả công tác TGPL cho người DTTS trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn thi hành Luật trợ giúp pháp lý 2006 (2006 – 2017). Bên cạnh đó, để có cái nhìn toàn diện, logic về vấn đề nghiên cứu, tác giả đã nghiên cứu sơ bộ về tình hình trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số trên phạm vi cả nước trong giai đoạn nói trên. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả nghiên cứu đề tài trên dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh… để xử lý các tài liệu thu thập được, đảm bảo kết quả nghiên cứu khách quan, chính xác: - Vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: Tác giả nhận thức kết quả công tác trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số chủ yếu do các yếu tố “bên trong” quyết định (quy định của pháp luật về đối tượng được thụ hưởng, chủ thể thực hiện) nên tập trung phân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố này (Chương 2), từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về đối tượng, chủ thể, mô hình trợ giúp pháp lý nói chung và trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số nói riêng (Chương 3). Bên cạnh đó, công tác trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số luôn được tác giả xem xét trong mối liên hệ với các lĩnh vực khác để thấy được ý nghĩa của công tác này (Chương 1), đồng thời thấy được sự ảnh hưởng của các yếu tố “bên ngoài” (tổ chức hành nghề luật sư và luật sư, cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng, cơ quan dân tộc ở địa phương...) đến thực trạng công tác trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số (Chương 2). Qua đó, nhìn nhận toàn diện các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong công tác trợ giúp pháp lý cho đối tượng này (Chương 2) và đưa ra các giải pháp để phát huy vai trò của các yếu tố đó 6 đối với sự phát triển của công tác trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số trong thời gian tới (Chương 3). - Vận dụng mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả: Trên cơ sở tổng hợp, phân tích thực trạng công tác trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số hiện nay (kết quả), tác giả đã rút ra những ưu điểm, hạn chế của công tác này, từ đó nhận định rõ các nguyên nhân gây ra các hạn chế đối với thực trạng công tác trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số (Chương 2). - Đặt vấn đề cần nghiên cứu trong mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng: Trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số là một bộ phận của trợ giúp pháp lý nói chung nên công tác này trước hết chịu sự tác động trực tiếp của các quy phạm pháp luật điều chỉnh chung về trợ giúp pháp lý như mô hình tổ chức, phạm vi đối tượng thụ hưởng, chủ thể thực hiện… Do đó, để hoàn thiện pháp luật, tạo cơ sở cho sự phát triển công tác trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số trước hết phải sửa đổi, bổ sung các quy định về trợ giúp pháp lý nói chung (Chương 3). Ngoài ra, công tác trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số còn mang nhiều đặc thù riêng so với việc trợ giúp pháp lý cho các đối tượng khác, điều này do các đặc điểm của đối tượng được trợ giúp pháp lý quyết định. Vì vậy, bên cạnh các giải pháp chung, cần phải có các giải pháp đặc thù phù hợp với đặc điểm, đời sống của đồng bào để nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý cho đối tượng này (Chương 3). Đồng thời, để nghiên cứu công tác trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số được toàn diện, sâu sắc, bên cạnh việc tập trung phân tích, đánh giá thực trạng công tác này trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, tác giả đã khái quát tình hình thi hành pháp luật trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số trên phạm vi toàn quốc (Chương 2). - Ngoài ra, ở tất cả các chương của luận văn (nhất là ở Chương 2) tác giả thường xuyên áp dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh để xử lý các tài liệu, số liệu thu thập được nhằm làm rõ vấn đề cần nghiên cứu và đạt được mục đích nghiên cứu. 4. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của luận văn Dưới góc độ pháp lý, Luận văn là công trình khoa học quy mô nghiên cứu toàn diện vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác trợ giúp pháp lý cho người dân tộc 7 thiểu số. Vì vậy, luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho các công trình nghiên cứu liên quan. 5. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số. Chương 2. Thực trạng trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số. Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số. 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số 1.1.1. Khái niệm trợ giúp pháp lý và trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số 1.1.1.1. Khái niệm trợ giúp pháp lý Các nhà nước tiến bộ trên thế giới đều khẳng định một trong những nguyên tắc nền tảng để xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, phát triển là “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”3. Điều đó trước hết thể hiện ở sự bình đẳng trong việc tiếp cận, nắm bắt pháp luật, tiếp theo đó là sự bình đẳng trong tố tụng. Tuy nhiên, trên thực tế để đảm bảo nguyên tắc này, đặc biệt là sự bình đẳng trong tố tụng là vấn đề vô cùng phức tạp bởi mỗi người trong xã hội là một cá thể khác nhau về điều kiện, hoàn cảnh sống, về khả năng kinh tế, về trình độ, năng lực hiểu biết… Một điều chắc chắn rằng họ chỉ có thể thực hiện được quyền này trên thực tế khi có một mức độ hiểu biết pháp luật và khả năng kinh tế nhất định để chi trả các chi phí tố tụng. Vì vậy, người nghèo và các đối tượng yếu thế khác trong xã hội sẽ rất khó thực hiện được các quyền tố tụng vì hầu hết trong số họ không hiểu biết nhiều về pháp luật nên không biết khởi kiện thế nào, khởi kiện ở đâu và cũng không có điều kiện kinh tế để theo kiện, hơn nữa họ càng không đủ hiểu biết để tự bào chữa cho chính mình. Điều đó cho thấy, người nghèo và các đối tượng yếu thế trong xã hội chỉ có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp nếu được người có kiến thức pháp luật, có khả năng về kinh tế giúp đỡ. Đây chính là cách mà các quốc gia can thiệp, giúp đỡ các đối tượng này để bảo đảm trên thực tế quyền được bình đẳng trước pháp luật của họ thông qua chế định về trợ giúp pháp lý (TGPL). Tuy nhiên trên thực tế, tùy thuộc vào các yếu tố truyền thống văn hóa, xã hội, pháp lý, các quốc gia trên thế giới có quan điểm không hoàn toàn giống nhau về TGPL. Một số nước coi TGPL là hoạt động mang tính từ thiện, nhân đạo. Bên cạnh đó, có nhiều nước coi TGPL là hoạt động thuộc lĩnh vực chính trị - pháp lý nhằm Khởi nguồn của nguyên tắc này là khẩu hiệu “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống chế độ quân chủ chuyên chế, về sau cùng với sự phát triển của quyền con người, khẩu hiệu này được mở rộng thành nguyên tắc “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” và được nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận như là một trong những nguyên tắc cơ bản của quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân. Ở Việt Nam, hiện nay nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 16, Hiến pháp năm 2013. 3 9 làm giảm bớt áp lực giàu, nghèo trong xã hội. Đồng thời, có nhiều nước coi TGPL là một trong các biện pháp bảo đảm nhân quyền cho các đối tượng không có điều kiện về kinh tế để tiếp cận và sử dụng pháp luật, đặc biệt trong việc tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình4. Điểm qua các quy định về TGPL ở một số quốc gia chúng ta sẽ thấy rõ điều đó. Singapore quy định TGPL là việc đại diện cho khách hàng trước Tòa án nhằm giúp đỡ những người không có khả năng chi trả các dịch vụ pháp lý (Điều 2, Đạo luật về đại diện và tư vấn pháp lý 1995). Malaysia coi TGPL là hoạt động giúp đỡ pháp luật dành cho những đối tượng nhất định không có khả năng chi trả về tài chính (Đạo luật số 26 về Bảo trợ tư pháp – đã được sửa đổi, bổ sung năm 1992). Ở Thái Lan, TGPL được khẳng định là việc tư vấn và đưa ra ý kiến, soạn thảo các hợp đồng, cung cấp các dịch vụ pháp lý phục vụ hoạt động tranh tụng cho những người nghèo và người bị đối xử bất công (Đạo luật về Hành nghề luật B.E.2528 năm 1985)5. Hoa Kỳ quy định TGPL là cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho những người không thể đáp ứng được chi phí pháp lý6. Như vậy, mặc dù các nước quan niệm về TGPL không hoàn toàn giống nhau nhưng xét về bản chất, họ đều coi TGPL là việc nhà nước và xã hội thực hiện việc giúp đỡ miễn phí về các dịch vụ pháp lý cho người nghèo, người yếu thế và những đối tượng đặc biệt khác để họ có điều kiện tiếp cận và sử dụng pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Theo Tiếng Anh, TGPL là “legal aid”, hoặc legal aid trong cụm từ “legal aid scheme” được dịch là kế hoạch bảo hộ tư pháp, tức là kế hoạch nhằm trả những chi phí pháp lý từ công quỹ cho những ai không thể tự mình trả nổi7. Theo đó, nội hàm khái niệm TGPL được hiểu là việc giúp đỡ trả toàn bộ hoặc một phần chi phí các dịch vụ liên quan đến pháp luật cho những người không có điều kiện kinh tế từ ngân sách nhà nước. Như vậy, theo cách hiểu này thì nhiều nước trên thế giới đã tiếp cận TGPL dưới góc độ hẹp (kinh tế và nhân đạo), đặc biệt họ đã lấy tính yếu thế, bần cùng của người nghèo và những đối tượng dễ bị tổn thương làm nền tảng cho hoạt động TGPL ra đời. Ở Việt Nam, TGPL cũng được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Tạ Thị Minh Lý (2005), “Bàn về khái niệm TGPL”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (10), tr. 77. Phan Thị Thu Hà (2006), “Trợ giúp pháp lý – quan niệm và mô hình ở một số nước trên thế giới”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (5), tr. 59 – 61. 6 Phan Hòa Hiệp (2010), Quản lý nhà nước về TGPL – từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 6, 7. 7 Nguyễn Thành Minh (chủ biên) (1998), Từ điển pháp luật Anh – Việt, NXB Thế giới, Hà Nội, tr. 552. 4 5 10 Theo nghĩa rộng, TGPL được coi là sự giúp đỡ miễn phí của nhà nước và xã hội cho người nghèo, đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số… tiếp cận với các dịch vụ pháp lý (tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa…) nhằm bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và thực hiện công bằng xã hội8. Theo nghĩa hẹp, TGPL được hiểu là việc thực hiện các dịch vụ pháp lý miễn phí của các tổ chức TGPL cho người nghèo và người được hưởng chính sách ưu đãi và một số đối tượng khác9. Ngoài ra, TGPL còn được xem là việc giúp đỡ pháp luật miễn phí cho người nghèo và đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước để họ có điều kiện tiếp cận, sử dụng pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình10. Tuy nhiên, đặt trong tổng thể quy định của pháp luật nước ta về các biện pháp bảo đảm tư pháp, bảo đảm quyền con người, quyền công dân thì các quan niệm nói trên về TGPL còn mang tính phiến diện, chưa thể hiện được đầy đủ nội hàm của “trợ giúp”, cũng như chưa chỉ ra thuộc tính bản chất của nó mà chỉ thể hiện khái niệm thông qua các hình thức biểu hiện bên ngoài. Theo từ điển Tiếng Việt, “trợ giúp” là sự giúp đỡ, bảo trợ, hỗ trợ, giúp cho ai việc gì, đem cho ai cái gì đang lúc khó khăn, đang cần đến11 hoặc “trợ giúp” là góp sức, góp tiền cho một người hoặc vào một việc chung, giúp làm hộ mà không lấy tiền công12. Thuật ngữ “pháp lý” được hiểu là lý lẽ, lẽ phải theo pháp luật nói một cách khái quát; pháp lý là lý luận, luận điểm cơ bản đối với pháp luật của một chế độ 13. Pháp luật được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để quản lý xã hội. Mọi tổ chức, cá nhân phải lấy pháp luật làm chuẩn mực để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Theo hướng tiếp cận này thì TGPL là việc tổ chức hoặc cá nhân thực hiện một dịch vụ pháp lý miễn phí, hoặc giảm phí so với giá trị thực của nó cho những người đang cần sự giúp đỡ về mặt pháp lý mà họ không thể tự thực hiện được để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình14. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (1999), Mô hình tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, phương hướng thực hiện trong điều kiện hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ mã số 96-98- 034/ĐT, Hà Nội, tr.22. 9 Viện nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2004), Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc xây dựng pháp lệnh trợ giúp pháp lý, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội, tr.21. 10 Dự thảo Pháp lệnh TGPL năm 2004. 11 Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr.1756. 12 Nguyễn Lân (2000), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, NXB Tp Hồ Chí Minh. 13 Ngô Văn Thâu, Nguyễn Hữu Đắc, Lê Kim Quế, Nguyễn Hữu Viện, Lê Đức Tiết (1999), Từ điển luật học, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, tr.410. 14 Tạ Thị Minh Lý (2005), tlđd (4), tr.79,80. 8 11 Theo Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 “Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật” (Điều 3). Tuy nhiên, khái niệm về TGPL của Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 còn chưa khoa học, chưa khái quát được được ý nghĩa, vai trò nổi bật của hoạt động TGPL. Từ các quan niệm và quy định của pháp luật nói trên về TGPL, chúng ta có thể rút ra những đặc trưng cơ bản của hoạt động này, bao gồm: Thứ nhất, đối tượng mà hoạt động TGPL hướng tới là người nghèo, người DTTS, đối tượng chính sách và các đối tượng yếu thế khác trong xã hội. Họ được thụ hưởng dịch vụ pháp lý mà không phải trả phí hoặc phải trả phí ít hơn giá trị thực của dịch vụ này. Thứ hai, chủ thể thực hiện hoạt động TGPL là nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân khác. Điều này xuất phát từ trách nhiệm của nhà nước đối với công dân, đặc biệt những là những công dân đang ở trong hoàn cảnh yếu thế. Ngoài ra, về trách nhiệm nghề nghiệp, những cá nhân có đủ chuyên môn cũng có nghĩa vụ thực hiện hoạt động TGPL như là sự đóng góp cho xã hội. Thứ ba, mục đích của hoạt động TGPL là nhằm giúp đỡ về mặt pháp lý (thông qua các hình thức: tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa …) cho các đối tượng yếu thế trong xã hội nhằm giúp họ bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp, cao hơn là bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo quy định tại Hiến pháp Tóm lại, TGPL có thể hiểu là hoạt động của nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác thực hiện các dịch vụ pháp lý miễn phí cho các đối tượng yếu thế trong xã hội nhằm giúp họ bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp, góp phần thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài “Trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số”, TGPL được hiểu theo quy định tại Điều 2, Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 “Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật”. 12 1.1.1.2. Khái niệm trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số Ở mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ thường có nhiều tộc người sinh sống. Ngoài một hoặc một số tộc người có số dân đông, chiếm đa số, những tộc người có số dân ít hơn đều được coi là các DTTS. Hiện nay, cách hiểu về DTTS như trên đều được các nước trên thế giới thừa nhận. Cộng hòa Séc quy định người DTTS là công dân của Cộng hòa Séc, sống trên lãnh thổ Cộng hòa Séc ngày nay và những người này tự nhận mình là dân tộc khác với dân tộc Séc (Điều 2, Luật số 273/2001 của Cộng hòa Séc về quyền lợi của các thành viên DTTS)15. Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới (trên 1,4 tỷ người) với 56 dân tộc cùng sinh sống, trong đó người Hán chiếm 91,6% dân số, 55 dân tộc còn lại chỉ chiếm 8,4% dân số và được coi là các DTTS16… Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 và Tuyên ngôn về quyền của những người thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ năm 1992 không đưa ra khái niệm trực tiếp về người DTTS nhưng các văn bản này của Liên hợp quốc đã gián tiếp khẳng định đó là những người thuộc về các nhóm thiểu số (minority groups) về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ ở mỗi quốc gia. Đồng thời khẳng định đây là nhóm người thiệt thòi, dễ bị tổn thương, quyền của họ thường bị xâm phạm vì vậy họ phải được các nhà nước tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện để phát huy văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ riêng. Ở nước ta, khái niệm về DTTS cũng được hiểu như thông lệ quốc tế. Theo đó, ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số (85,3%)17, 53 dân tộc còn lại đều được coi là các DTTS. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, DTTS được hiểu là “dân tộc có số dân ít (có thể hàng trăm, hàng nghìn cho đến hàng triệu người) cư trú trong một quốc gia thống nhất có nhiều dân tộc, trong đó có một dân tộc có số dân đông. Trong các quốc gia có nhiều thành phần dân tộc, mỗi dân tộc thành viên có 2 ý thức: ý thức về tổ quốc mình sinh sống và ý thức về dân tộc mình. Những DTTS có thể cư trú tập trung hoặc dải rác, xen kẽ, thường ở những vùng ngoại vi, vùng hẻo lánh, vùng điều kiện phát triển kinh tế, xã hội còn khó khăn. Vì vậy, nhà nước tiến bộ thường thực “Việt Nam được công nhận là dân tộc thiểu số tại Séc”, https://dantri.com.vn/the-gioi/nguoi-viet-duoccong-nhan-la-dan-toc-thieu-so-tai-czech-1373451647.htm (truy cập ngày 25/3/2021). 16 Hoa Lê “Chính sách dân tộc ở Trung Quốc”, http://www.danvan.vn/Home/MagazineStory?ID=331 ,(truy cập ngày 7/4/2021). 17 “Thông cáo báo chí kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019”, https://www.gso.gov.vn/sukien/2019/12/thong-cao-bao-chi-ket-qua-tong-dieu-tra-dan-so-va-nha-o-nam-2019 (truy cập ngày 7/4/2021). 15 13 hiện chính sách bình đẳng dân tộc nhằm xóa dần những chênh lệch trong sự phát triển kinh tế, xã hội giữa dân tộc đông người và các DTTS”18. Về mặt pháp lý, thuật ngữ DTTS được quy định tại Điều 2, Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc “DTTS là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia). Người DTTS ở nước ta có đặc điểm chung sau đây: Thứ nhất, người DTTS thường sống tập trung, quây quần thành cộng đồng dân cư (bản, bon, buôn, phum, sóc…). Họ sống chủ yếu ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, duyên hải – những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, kém phát triển. Hơn nữa, thói quen về canh tác, sản xuất lạc hậu, nhỏ lẻ cũng làm cho đại đa số người DTTS có thu nhập thấp, dẫn đến nghèo đói, lạc hậu so với mặt bằng chung của cả nước. Thứ hai, đa số người DTTS có trình độ học vấn thấp, tỷ lệ “mù chữ”, “mù luật” còn rất lớn trong cộng đồng các DTTS, do đó sự hiểu biết nói chung và sự hiểu biết về pháp luật còn rất hạn chế. Thứ ba, trong đời sống của cộng đồng các DTTS, vị trí của già làng, trưởng bản, trưởng các dòng họ được đề cao, mọi tranh chấp phát sinh trong cộng đồng từ mâu thuẫn gia đình, đến các tranh chấp lớn hơn liên quan đến tài sản, đất đai, trước tiên đều do những người này đứng ra giải quyết trên cơ sở phong tục, tập quán. Thứ tư, ngày nay sự phát triển nhanh chóng về mọi mặt của “miền xuôi”, đặc biệt là ở các đô thị đã tạo sức ép lớn cho người DTTS ở miền núi, vùng sâu, vùng xa tìm cách thoát khỏi đói nghèo. Tuy nhiên, chính sức ép này, cùng với sự lạc hậu, kém hiểu biết và sự cám dỗ từ bên ngoài đã làm cho một bộ phận người DTTS, nhất là thanh niên dễ vi phạm pháp luật, hoặc biết là vi phạm pháp luật mà vẫn “bất chấp”, cố tình thực hiện, nhất là các vi phạm về quản lý và bảo vệ rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép, buôn lậu hàng hóa… thậm chí có rất nhiều người DTTS đã tham gia vào các “đường dây” buôn bán ma túy, “buôn người” xuyên quốc gia…. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam 1(A-Đ), Hà Nội, tr.655. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan