Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Triển khai windows server 2016 vào quản trị hệ thống mạng...

Tài liệu Triển khai windows server 2016 vào quản trị hệ thống mạng

.PDF
85
1
81

Mô tả:

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH & XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – ĐIỆN TỬ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRIỂN KHAI WINDOWS SERVER 2016 VÀO QUẢN TRỊ HỆ THỐNG MẠNG Giảng viên hướng dẫn: ThS. BÙI DUY CƯƠNG Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THANH HỢP Ngành: TRUYỀN THÔNG & MẠNG MÁY TÍNH Khóa: 2016 - 2019 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2019 LỜI MỞ ĐẦU Theo xu hướng phát triển của xã hội ngày nay, ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành không thể thiếu được, mạng lưới thông tin liên lạc trên thế giới ngày càng phát triển, mọi người ai cũng muốn cập nhập thông tin một cách nhanh nhất và chính xác nhất. Dựa vào những yêu cầu thực tiễn đó, chúng ta nên phát triển hệ thống mạng, nâng cấp hệ thống mạng cũ, đầu tư trang thiết bị tiên tiến để tối ưu hóa thông tin một cách nhanh nhất. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các xí nghiệp cơ quan,trường học là một trong những yếu tố quan trọng để đưa nước ta sánh vai với các nước năm châu. Đất nước phát triển cùng với nhiều sự chuyển biến trên thế giới nên tin học với con người là xu thế tất yếu để hội nhập với nền công nghệ mới. Để đảm bảo nguồn tin luôn sẵn sàng và đáp ứng kịp thời cho mọi truy xuất. Thì chúng ta phải quản lý thông tin một cách khoa học và thống nhất giúp con người dễ dàng trao đổi truy xuất và bảo mật thông tin. Với những lý do trên em chọn đề tài “Triển khai Windows Server 2016 vào quản trị hệ thống mạng”. Bởi vì đồ án rất thực tế, phù hợp với yêu cầu đặt ra hiên nay. Nó còn giúp em có thêm kinh nghiệm, hiểu biết rõ hơn về hệ thống mạng và dễ dàng thích nghi với công việc sau khi ra trường. Mục đích của đồ án là tìm hiểu và triển khai được mô hình và giải pháp mạng cho doanh nghiệp. Đảm bảo khả năng tối thiểu về mặt quản trị và bảo mật hệ thống mạng. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian 3 năm học tập và rèn luyện tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin cho đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Công nghệ Thông tin đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong học kỳ này, Khoa đã tổ chức cho chúng em được tiếp cận với môn học mà theo em là rất hữu ích đối với sinh viên ngành Truyền thông & Mạng máy tính cũng như tất cả các sinh viên thuộc các chuyên ngành Khoa Công nghệ Thông tin khác. Đặc biệt, em xin gởi đến thầy Bùi Duy Cương người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này lời cảm ơn sâu sắc nhất. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến ban lãnh đạo của Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin và các Khoa Phòng ban chức năng đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Không thể không nhắc tới sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo Công ty TNHH Dịch vụ trực tuyến TST nhờ có sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị ở các phòng ban, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt thời gian thực tập tại Công ty. Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một học viên, bài báo cáo này không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các quý thầy cô để em có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này. Em xin chân thành cảm ơn! NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ Ngày ....... tháng ........ năm ........ GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ tên) MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3 LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... 4 DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... 9 DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... 10 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ WINDOWS SERVER ..................................... 1 1.1 Giới thiệu về Windows Server[1] .................................................................... 1 1.2. Windows NT Server[2] .................................................................................... 2 1.2.1. Windows NT Advanced Server 3.1 ............................................................ 3 1.2.3. Windows NT Server 3.51 ........................................................................... 3 1.2.4. Windows NT Server 4.0 ............................................................................. 3 1.3. Sự phát triển của Windows Server[3] ............................................................ 4 1.3.1. Windows Server 2000 ................................................................................ 4 1.3.2. Windows Server 2003 ................................................................................ 4 1.3.3. Windows Server 2003 R2 ........................................................................... 5 1.3.4. Windows Server 2008 ................................................................................ 5 1.3.5. Windows Server 2008 R2 ........................................................................... 6 1.3.6. Windows Server 2012 ................................................................................ 6 1.3.7. Windows Server 2012 R2 ........................................................................... 6 1.3.8. Windows Server 2016 ................................................................................ 7 1.4. Ứng dụng Windows Server trong quản trị mạng ....................................... 7 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ DỊCH VỤ TRONG WINDOWS SERVER 2016 ......... 9 2.1. Active Directory (AD)[4]. ................................................................................ 9 2.1.1 Những tính năng trong Active Directory ..................................................... 9 2.2. Domain Controller ....................................................................................... 12 2.2.1. Một số tính năng trong Domain Contoller................................................ 12 2.3. DHCP[5] .......................................................................................................... 13 2.3.1. Ưu điểm và nhược điểm của DHCP ......................................................... 13 2.4. DNS Server[6]................................................................................................. 14 2.4.1. Một số đặc điểm DNS Server: .................................................................. 15 2.5. Web Server.................................................................................................... 16 2.5.1. Một số phần mềm Web Server phổ biến .................................................. 16 2.6 Group Policy Object ( GPO ) ....................................................................... 18 2.6.1. Một số đặc điểm của Group Policy .......................................................... 18 CHƯƠNG 3: TRIỂN KHAI MỘT SỐ DỊCH VỤ VÀO QUẢN TRỊ MẠNG DOANH NGHIỆP ................................................................................................................. 20 3.1. Active Directory Domain Service (AD DS) ................................................ 20 3.1.1. Yêu cầu ..................................................................................................... 20 3.1.2. Chuẩn bị.................................................................................................... 20 3.1.3. Mô hình .................................................................................................... 20 3.1.4. Triển khai.................................................................................................. 21 3.1.5. Ý nghĩa ..................................................................................................... 30 3.2. DHCP ............................................................................................................ 31 3.2.1. Yêu cầu ..................................................................................................... 31 3.2.2. Chuẩn bị.................................................................................................... 31 3.2.3. Mô hình .................................................................................................... 31 3.2.4. Triển khai.................................................................................................. 32 3.2.5. Ý nghĩa ..................................................................................................... 37 3.3. DNS Server.................................................................................................... 38 3.3.1. Yêu cầu ..................................................................................................... 38 3.3.2. Chuẩn bị.................................................................................................... 38 3.3.3. Mô hình .................................................................................................... 38 3.3.4. Triển khai.................................................................................................. 39 3.3.5. Ý nghĩa ..................................................................................................... 50 3.4. Web Server.................................................................................................... 51 3.4.1. Yêu cầu ..................................................................................................... 51 3.4.2. Chuẩn bị.................................................................................................... 51 3.4.3. Mô hình .................................................................................................... 51 3.4.4. Triển khai.................................................................................................. 52 3.4.5. Ý nghĩa ..................................................................................................... 57 3.5. Organizational Units (OU) & Group Policy Object ( GPO) .................... 58 3.5.1. Yêu cầu ..................................................................................................... 58 3.5.2. Chuẩn bị.................................................................................................... 58 3.5.3. Mô hình .................................................................................................... 58 3.5.4. Triển khai.................................................................................................. 59 3.5.5. Ý nghĩa ..................................................................................................... 72 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 74 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 75 DANH MỤC HÌNH ẢNH CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ WINDOWS SERVER Hình 1.1 Windows Server ......................................................................................................... 1 Hình 1.2 Windows NT Server ................................................................................................... 2 Hình 1.3 Công nghệ .NET của Microsoft.................................................................................. 8 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ DỊCH VỤ QUẢN TRỊ TRONG WINDOWS SERVER 2016 Hình 2.1 Mô hình DNS Server ................................................................................................ 15 Hình 2.2 Các Web Server nổi tiếng ......................................................................................... 16 CHƯƠNG 3 - TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ TRONG WINDOWS SERVER VÀO QUẢN TRỊ MẠNG DOANH NGHIỆP Hình 3.1 Mô hình Domain Controller ..................................................................................... 20 Hình 3.2 Mô hình DHCP ......................................................................................................... 31 Hình 3.3 Mô hình DNS Server ................................................................................................ 38 Hình 3.4 Mô hình Web Server ................................................................................................ 51 Hình 3.5 Mô hình GPO ........................................................................................................... 58 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3. 1 : Địa chỉ IP mô hình Active Directory Domain Service (AD DS) ......................... 20 Bảng 3. 2 : Địa chỉ IP mô hình DHCP .................................................................................... 31 Bảng 3. 3 : Địa chỉ IP mô hình DNS Server ............................................................................ 38 Bảng 3. 4 : Địa chỉ IP mô hình Web Server ............................................................................ 51 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ WINDOWS SERVER 1.1 Giới thiệu về Windows Server[1] Hình 1.1 Windows Server Windows Server là một nhánh của hệ điều hành máy chủ được sản xuất bởi tập đoàn Microsoft. Tất cả đều thuộc Microsoft Server. Hệ điều hành Microsoft Windows Server là một loạt các hệ điều hành máy chủ cấp doanh nghiệp được thiết kế để chia sẻ các dịch vụ với nhiều người dùng, cũng như cung cấp sự điều hành quản trị rộng rãi đối với lưu trữ dữ liệu, ứng dụng và mạng công ty. Sự phát triển của Windows Server bắt đầu từ đầu những năm 1980 khi Microsoft sản xuất hai dòng hệ điều hành là MS-DOS và Windows NT. Kỹ sư của Microsoft David Cutler đã phát triển hệ điều hành Windows NT với mục đích cung cấp tốc độ, bảo mật và độ tin cậy mà các tổ chức lớn yêu cầu trong một hệ điều hành máy chủ. Một tính năng quan trọng trong kiến trúc NT là đa xử lý đối xứng, giúp cho các ứng dụng chạy nhanh hơn trên máy có một vài bộ xử lý khác nhau. Các phiên bản sau này của Windows Server có thể được triển khai trên phần cứng tại trung tâm dữ liệu của tổ chức hoặc trên nền tảng đám mây. Các tính năng chính trong các phiên bản gần đây của Windows Server bao gồm Active Directory, với các khả năng tự động hóa việc quản lý dữ liệu người dùng, bảo mật, phân phối tài nguyên, cho phép tương tác với các thư mục khác; và Server Manager, một tiện ích để quản lý 1 các vai trò máy chủ và thực hiện các thay đổi cấu hình cho các máy local hoặc máy điều khiển từ xa. 1.2. Windows NT Server[2] Windows NT là một họ các hệ điều hành được sản xuất bởi Microsoft, với phiên bản đầu tiên được phát hành vào tháng 7 năm 1993. Đây là một hệ điều hành vi xử lý độc lập, đa nhiệm và đa người dùng. Phiên bản đầu tiên của Windows NT là Windows NT 3.1 được sản xuất cho các máy trạm và máy chủ. Nó từng được dự định bổ sung cho các phiên bản khách hàng của Windows (bao gồm từ Windows 1.0 tới Windows 3.1x) đang dựa trên MS-DOS. Dần dần, họ Windows NT đã được mở rộng thành dòng sản phẩm hệ điều hành có mục đích chung của Microsoft dành cho tất cả các loại máy tính cá nhân, vượt lên dòng Windows 9x. "NT" trước đó thường được coi là từ viết tắt của cụm từ "New Technology" (Công nghệ mới) nhưng tới nay không còn mang bất cứ ý nghĩa cụ thể nào. Bắt đầu từ Windows 2000, cụm từ "NT" đã bị lược bỏ khỏi tên sản phẩm và chỉ còn được ghi lại trong các dòng mã phiên bản sản phẩm. Hình 1.2 Windows NT Server NT ban đầu là phiên bản thuần 32-bit của Windows, trong khi các phiên bản hướng tới khách hàng của nó, Windows 3.1x và Windows 9x, là các hệ điều hành lai 16-bit/32-bit. Nó là một hệ điều hành đa nền tảng. Ban đầu, nó hỗ trợ một vài nền tảng CPU, bao gồm IA32, MIPS, DEC Alpha, PowerPC và sau đó là Itanium. Các phiên bản mới nhất nay đã hỗ trợ x86 (cụ thể hơn là IA-32 và x64) và ARM. Các tính năng chủ yếu của họ Windows NT bao 2 gồm đó là Itanium. Các phiên bản mới nhất nay đã hỗ trợ x86 (cụ thể hơn là IA-32 và x64) và ARM. Các tính năng chủ yếu của họ Windows NT bao gồm Windows Shell, Windows API, Native API, Active Directory, Group Policy, Hardware Abstraction Layer, NTFS, BitLocker, Windows Store, Windows Update, và Hyper-V. 1.2.1. Windows NT Advanced Server 3.1 Phiên bản đầu tiên của hệ thống là Windows NT Advanced Server 3.1, được phát hành vào năm 1993. Đây là hệ thống 32-bit, có phiên bản dành cho thiết bị đầu cuối và một phiên bản khác dành cho máy chủ. Phiên bản máy chủ được phát triển thành dòng sản phẩm Windows Server. Việc tách ra phiên bản máy chủ chuyên dụng của hệ điều hành từ phiên bản NT tiêu chuẩn giải thích lý do tại sao không bao giờ có Windows NT Server phiên bản 1. 1.2.2. Windows NT Server 3.5 Năm 1994, Microsoft đã giới thiệu Windows Server 3.5. Phiên bản này cho phép kết nối liên thông với các hệ thống Unix và Novell Netware. Vào thời điểm đó, Windows Server là một tên tuổi mới trên thị trường và hầu hết các mạng đều chạy trên máy chủ Unix hoặc Novell. Vì vậy, khả năng tương thích với hai hệ thống này là điều cần thiết để Windows Server được các doanh nghiệp sử dụng mạng chấp nhận. 1.2.3. Windows NT Server 3.51 Năm 1995, Microsoft đã cải thiện rất nhiều giao diện PC Windows với Windows 95. Hãng này cũng tạo ra Windows NT Server 3.51 để quản lý các máy tính chạy Windows 95. Hệ thống máy chủ có được khả năng quản lý giấy phép phần mềm cho máy khách, cũng như cài đặt, cập nhật Windows 95 và yếu tố của hệ điều hành qua mạng. 1.2.4. Windows NT Server 4.0 Đến năm 1996, Windows NT Server đã mang nét đặc trưng trong giao diện của Windows 95, thông qua việc phát hành Windows NT Server 4.0. Phiên bản hệ điều hành này bao gồm IIS 2.0 miễn phí. Internet Information Server (IIS hay máy chủ thông tin Internet) là hệ thống máy chủ Web của Microsoft, ngày nay là phần mềm máy chủ Web hàng đầu trên thế giới, cạnh tranh trực tiếp với đối thủ hàng đầu Apache HTTP Server. IIS chỉ vượt qua Apache trở thành máy chủ Web được cài đặt rộng rãi nhất vào năm 2018. Tức là Microsoft đã phải mất 22 năm (kể từ khi bắt đầu tích hợp IIS miễn phí) để buộc hệ thống Apache miễn phí nhường vị trí số 1. Sự phức tạp ngày càng cao của các mạng được thể hiện qua các cải tiến cho Windows NT Server, thông qua các gói dịch vụ bổ sung và việc tạo ra Windows NT Server Enterprise vào 3 năm 1997. Những cải tiến này bao gồm tích hợp các dịch vụ mã hóa public key (khóa công khai) và quản lý hệ điều hành cho các cụm máy chủ. Hai tính năng bổ sung khác có tính đến những tương tác với các mạng bị tắc nghẽn là Transaction Server và Message Queue Server. Cải tiến cuối cùng cho Windows NT Server là sự ra đời của phiên bản Windows NT Server 4.0 Terminal Server vào năm 1998. Phiên bản này đã cải thiện khả năng kết nối với các hệ thống không phải Windows và cũng tạo ra một cầu nối từ các ứng dụng DOS 16bit để chúng có thể giao tiếp với môi trường Desktop 32bit. 1.3. Sự phát triển của Windows Server[3] Microsoft đã từ bỏ thương hiệu “NT” vào năm 2000 với việc phát hành Windows Server 2000. Từ đó trở đi, tên phiên bản của Windows Server được đặt theo năm phát hành. 1.3.1. Windows Server 2000 Các cải tiến đi kèm với Windows Server đã cung cấp cho hệ điều hành này nhiều tính năng mà mọi người vẫn sử dụng cho đến ngày nay. Các tính năng bao gồm hỗ trợ cho XML, tạo Active Server Pages (ASP) và sử dụng Active Directory để xác thực người dùng. Hệ điều hành Windows Server 2000 cũng giới thiệu khái niệm về các phiên bản phù hợp (tailored version), cũng như Windows Server tiêu chuẩn. Microsoft cũng đã phát hành Advanced Server và Datacenter Server. 1.3.2. Windows Server 2003 Windows Server 2000 được viết lại và phát hành với tên gọi Windows Server 2003 nhằm mục đích giảm các sự kiện yêu cầu khởi động lại hệ thống. Tức là có thể cài đặt các bản sửa lỗi và cập nhật nhanh chóng mà không phải khởi động lại hệ thống. Microsoft cũng tăng cường các tính năng bảo mật cho hệ điều hành và đây là lần đầu tiên môi trường .NET được đưa vào hệ điều hành Windows Server. Windows Server 2003 bao gồm khái niệm về server role, cho phép hệ điều hành được điều chỉnh theo các tác vụ chuyên biệt cụ thể, chẳng hạn như máy chủ DNS. Cùng với phiên bản Standard, Advanced và Datacenter, Microsoft đã cung cấp phiên bản Windows Server 2003 Web. Một thời gian ngắn sau khi phát hành Windows Server 2003, Microsoft đã tạo ra một bản cập nhật chuyển đổi hệ thống sang môi trường chương trình 64bit. 4 1.3.3. Windows Server 2003 R2 Windows Server 2003 R2 ra mắt vào năm 2005. Khách hàng đã mua Windows Server 2003 được phép truy cập miễn phí phiên bản mới này. Tất cả doanh số của Windows Server 2003, từ khi phát hành phiên bản này, thực ra là Windows Server 2003 R2. Những cải tiến cho hệ thống Windows Server R2 tập trung vào các vấn đề bảo mật. Xác thực người dùng được dựa trên Active Directory và vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Tuy nhiên, Microsoft đã phát triển một tính năng bổ sung cho hệ thống xác thực này và được tích hợp vào R2. Tính năng mới này là Active Directory Federation Services. Mục đích của tiện ích mở rộng AD này là cho phép các dịch vụ bên ngoài được bao gồm trong các quyền Single Sign On (xác thực một lần) được quản lý trong mạng. Một nâng cấp khác của Active Directory là chế độ Active Directory Application. Chế độ này cho phép người dùng tiếp cận được với các ứng dụng đã được xác minh thông qua AD, mà không bao gồm trực tiếp các quy trình xác thực của phần mềm đó vào AD. Gói R2 cũng cho phép thiết lập các chính sách bảo mật cho nhóm hệ thống thông qua Security Configuration Wizard. Các cải tiến R2 khác bao gồm nén dữ liệu tốt hơn để truyền file và quy trình nhân bản cho các mạng WAN multisite. 1.3.4. Windows Server 2008 Phiên bản tiếp theo của Windows Server mất ba năm để sẵn sàng ra mắt thị trường và nó bao gồm một cải tiến khác cho Active Directory. Microsof cũng đã thực hiện một số thay đổi cơ bản về cách dịch vụ mạng tương tác với tính năng hỗ trợ phần mềm của hệ điều hành. Một lợi ích lớn cho người dùng Windows Server trong phiên bản này là nó bao gồm hệ thống ảo hóa Hyper-V của Microsoft. Quyết định này có thể đã được đưa ra để nâng cao khả năng cạnh tranh của Microsoft trong lĩnh vực ảo hóa. Nhu cầu về một hệ thống ảo hóa đang ngày càng tăng trong lĩnh vực quản lý CNTT. Các tiện ích mới khác được tích hợp trong Windows Server 2008 là Event Viewer và Server Manager. Đây là những công cụ quản trị hệ thống hữu ích, cho phép các admin kiểm soát tốt hơn hoạt động của máy chủ. Server Core là một sản phẩm ngày càng quan trọng của Microsoft. Đó là phiên bản “trần” của phần mềm Windows Server và cho phép truy cập dòng lệnh. Nó có thể được chạy mà không cần GUI Desktop quen thuộc của môi trường Windows và ngày càng trở nên thu hút hơn đối 5 với các quản trị viên hệ thống (những người thoải mái hơn với môi trường dòng lệnh đã quen sử dụng trên Unix và Linux). Có 4 phiên bản Windows Server 2008: Standard, Enterprise, Datacenter và Web. 1.3.5. Windows Server 2008 R2 Lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2009, Windows Server 2008 R2 vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Hầu hết sự khác biệt của phiên bản này so với Windows Server 2008 ban đầu là về kỹ thuật và phát sinh trong các dịch vụ hỗ trợ cơ bản. Cho đến thời điểm này, các sản phẩm Windows Server đều dựa trên Windows Vista. Tuy nhiên, Windows Server 2008 R2 lại dựa trên Windows 7, giúp đưa hệ thống thực thi chương trình lên môi trường 64bit. Phiên bản Windows Server này đã ghi nhận một số thay đổi khác trong Active Directory, để cải thiện việc thực hiện group policy và một vài service mới xuất hiện, bao gồm Remote Desktop Services (RDS). BranchCache và DirectAccess cũng xuất hiện trong phiên bản Windows Server này để cải thiện quyền truy cập vào máy chủ cho người dùng từ xa. 1.3.6. Windows Server 2012 Vào năm 2012, Microsoft đã nỗ lực hết mình để giành chiến thắng trong lĩnh vực “Đám mây”, do đó, hãng này đã thêm các tính năng vào Windows Server để cho phép hệ điều hành này tương tác tốt hơn với các dịch vụ off-site. Microsoft đã tiếp thị Windows Server 2012 với vai trò của một “Cloud OS” (hệ điều hành đám mây). Đây có lẽ là mục tiêu cao nhất của việc đưa Hyper-V vào phiên bản Windows Server 2008. Tất cả các cải tiến cho hệ thống Windows Server trong phiên bản này tập trung vào việc làm Hyper-V có sẵn trở thành tài nguyên đám mây, dễ dàng tích hợp với tính năng phân phối onsite (tại chỗ) như các máy chủ cục bộ. Hệ thống lưu trữ, qua trung gian là Hyper-V, cũng được cập nhật trong phiên bản này. Switch ảo Hyper-V và Hyper-V Replica được bao gồm trong phiên bản này để tăng cường sự phát triển của các chiến lược mạng hybrid (mạng lai). Cả PowerShell và Server Core có vai trò quan trọng hơn với phiên bản này. Có 4 phiên bản Windows Server 2012: Essentials, Foundation, Standard và Datacenter. Phiên bản Essentials nhắm đến các doanh nghiệp nhỏ. 1.3.7. Windows Server 2012 R2 Windows Server 2012 R2 đã được phát hành vào năm 2013. Thành phần của hệ điều hành cho thấy việc sử dụng PowerShell còn được mở rộng hơn nữa. Microsoft tiếp tục nhắm mục tiêu vào việc đưa ra các chức năng máy chủ onsite tốt hơn, cung cấp khả năng tích hợp các dịch 6 vụ đám mây. Hệ thống lưu trữ và ảo hóa cũng được đại tu và các Web service (dịch vụ web) cũng được tăng cường. Các tính năng lưu trữ được tăng cường trong bản nâng cấp này bao gồm nhân bản các file phân tán và cải thiện quyền truy cập cho chia sẻ file. Khả năng phục vụ các thiết bị di động bằng phần mềm từ máy chủ cũng được cải thiện. Microsoft đã giới thiệu hệ thống Desired State Configuration dựa trên PowerShell để tăng cường quản lý cấu hình mạng. 1.3.8. Windows Server 2016 Một hệ thống máy chủ mới quan trọng đã xuất hiện đi kèm với Windows Server 2016. Đây là Nano Server, một triển khai máy chủ tối thiểu gọn nhẹ, có ít giao diện hơn và do đó khó tấn công hơn. Phiên bản Windows Server này cũng bao gồm Server Core. Các hệ thống VM cũng được thêm vào hệ thống mã hóa cho Hyper-V và khả năng tương tác mới với Docker. Công cụ này đặc biệt hữu ích cho việc “container hóa”, trong đó cho phép các quản trị viên hệ thống cung cấp phần mềm thuộc sở hữu của công ty cho các thiết bị do người dùng sở hữu. Microsoft đã giới thiệu Network Controller trong Windows Server 2016, cho phép các admin quản lý cả thiết bị mạng vật lý và ảo từ một bảng điều khiển. Hệ điều hành 2016 này đưa ra 2 phiên bản Standard và Datacenter. Trong các phiên bản Windows Server trước, Standard Editon và Datacenter Edition có cùng một hệ tính năng, nhưng các quyền và giới hạn sử dụng khác nhau. Trong Windows Server 2016, phiên bản Standard không có các tính năng nâng cao hơn trong ảo hóa, lưu trữ và kết nối mạng. 1.4. Ứng dụng Windows Server trong quản trị mạng Windows Server rất thích hợp cho các lập trình ASP.net, VB.net. Bạn nên chọn lựa sử dũng Windows Server nếu như trang web của bạn được xây dựng dựa trên công nghệ .Net của Microsoft. Nếu bạn cần cơ sở dữ liệu MSSQL thì máy chủ Windows chính là sự lựa chọn tốt. Còn khi bạn cần một cơ sở dữ liệu mức doanh nghiệp thì có nên chọn các đặc tính khác nhau trên nền tảng Linux. Cơ sở dữ liệu Access chỉ có thể thực hiện được trên máy chủ Windows của Microsoft. chính vì vậy nó sẽ không thể hoạt động được trên máy chủ Linx. Và Windows Server sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo cho máy chủ khi bạn cần sử dụng cơ sở dữ liệu Access. 7 Hình 1.3 Công nghệ .NET của Microsoft Đối với Windows Server 2016 Microsoft đã giúp các doanh nghiệp đến gần hơn với các "đám mây" nhờ một số tính năng mới được thiết kế chuẩn xác cho việc tích hợp công việc dễ dàng, chẳng hạn như hỗ trợ cho các thùng chứa Docker và các cải tiến mạng điều khiển bằng phần mềm (SDN). Bên cạnh đó, Microsoft còn cho ra mắt Nano Server, một tùy chọn triển khai máy chủ tối thiểu nhằm tăng cường an ninh bằng cách thu hẹp các attack vector. Đây là phiên bản thu gọn hơn tới 20 lần so với window server 2016 và nhỏ gọn hơn 93% so với việc triển khai Windows Server đầy đủ. Một điểm nổi bật nữa về bảo mật có trong tính năng mới là Hyper-V, sử dụng mã hóa để ngăn chặn dữ liệu bên trong một VM bị đe dọa xâm nhập. Network Controller là cũng là một tính năng mới quan trọng cho phép quản trị viên quản lý các switch – thiết bị chuyển mạch, mạng con và các thiết bị khác trên mạng ảo và mạng vật lý. 8 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ DỊCH VỤ TRONG WINDOWS SERVER 2016 2.1. Active Directory (AD)[4]. Active Directory (AD) là một kiến trúc độc quyền của Microsoft. Đây là một kiến trúc không thể thiếu được trên Windows Server, được hiểu nôm na là một dịch vụ thư mục. Active Directory là một hệ thống được chuẩn hóa với khả năng quản trị tập trung hoàn hảo về người dùng cũng như các nguồn tài nguyên trong một hệ thống mạng. Active Directory được sử dụng trong mô hình mạng “Server - Client”. Khi Windows 2000 được phát hành, Microsoft tích hợp một thành phần là Active Directory. Khi máy chủ Windows sử dụng Windows 2000 Server, Windows Server 2003 hay Longhorn Server, công việc của domain controller (bộ điều khiển miền) là chạy dịch vụ Active Directory. Active Directory chính là trái tim của Windows Server 2003 , hầu như tất cả mọi hoạt động diễn ra trên hệ thống đều chịu sự chi phối và điều khiển của Active Directory. Từ phiên bản Windows NT4.0 trở về sau, Microsoft đã phát triển hệ thống Active Directory dùng để lưu trữ dữ liệu của domain như các đối tượng user, computer, group cung cấp những dịch vụ (directory services) tìm kiếm, kiểm soát truy cập, ủy quyền, và đặc biệt là dịch vụ chứng thực được xây dựng dựa trên giao thức Keberos hỗ trợ cơ chế single sign-on, cho phép các user chỉ cần chứng thực một lần duy nhất khi đăng nhập vào domain và có thể truy cập tất cả những tài nguyên và dịch vụ chia sẻ của hệ thống với những quyền hạn hợp lệ. Với những dịch vụ và tiện ích của mình, Active Directory đã làm giảm nhẹ công việc quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động, những công việc mà hầu như không thể thực hiện được trên một hệ thống mạng ngang hàng, phân tán thì giờ đây chúng ta có thể tiến hành một cách dễ dàng thông qua mô hình quản lý tập trung như đưa ra các chính sách chung cho toàn bộ hệ thống nhưng đồng thời có thể ủy quyền quản trị để phân chia khả năng quản lý trong một môi trường rộng lớn. 2.1.1 Những tính năng trong Active Directory ❖ Centralized Data Store 9 Lưu trữ dữ liệu tập trung: Toàn bộ dữ liệu, thông tin trong hệ thống được lưu trữ một cách tập trung, cho phép người dùng có thể truy cập dữ liệu từ bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào đồng thời nâng cao hiệu năng quản trị của hệ thống, giảm thiếu độ rủi ro cho tài nguyên. ❖ Scalability Khả năng linh hoạt với nhu cầu: Active Directory cung ứng một cách linh hoạt các giải pháp quản trị khác nhau cho từng nhu cầu cụ thế trên nền tảng hạ tầng xác định của các doanh nghiệp. ❖ Extensibility Cơ sở dữ liệu của Active Directory cho phép nhà quản trị có thể customize và phát triển, ngoài ra ta còn có thể phát triển các ứng dụng sử dụng cơ sở dữ liệu này, giúp tận dụng hết khả năng, hiệu năng của Active Directory. ❖ Manageability Khả năng quản trị linh hoạt dễ dàng: Active Directory được tổ chức theo cơ chế của Directory Service dưới mô hình tổ chức Directory giúp các nhà quản trị có cái nhìn tổng quan nhất đối với cả hệ thống, đồng thời giúp user có thể dễ dàng truy xuất và sử dụng tài nguyên hệ thống. ❖ Integration with Domain Name System (DNS) DNS là một partner rất cần thiết đối với Active Directory, trong một hệ thống mạng, các dịch vụ của Active Directory chỉ hoạt động được khi dịch vụ DNS được cài đặt. DNS có trách nhiệm dẫn đường, phân giải các Active Directory Domain Controller trong hệ thống mạng, và càng quan trọng hơn trong môi trường Multi Domain. DNS được dễ dàng tích hợp vào Active Directory để nâng cao độ bảo mật và khả năng đồng bộ hóa giữa các Domain Controller với nhau trong môi trường nhiều Domain. ❖ Client Configuration Management Active Directory cung cấp cho chúng ta một khả năng quản trị các cấu hình phía client, giúp quản trị hệ thống dễ dàng hơn và nâng cao khả năng di động của user. ❖ Policy - based administration Trong Active Directory, việc quản trị hệ thống mạng được đảm bảo một cách chắn chắc thông qua các chính sách quản trị tài nguyên, các quyền truy xuất trên các site, domain và các organization unit. Đây là một trong những tính năng quan trọng nhất được tích hợp vào Active Directory. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan