Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em...

Tài liệu Tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em

.PDF
55
43
98

Mô tả:

Tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em Breaching regulations on the use of child labor NXB H. : Khoa Luật, 2013 Số trang 91tr. + Trần Đức Thắng Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật Hình sự; Mã số: 60 38 40 Người hướng dẫn: GS. TSKH Lê Văn Cảm Năm bảo vệ: 2013 Keywords: Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam; Lao động trẻ em; Vi phạm pháp luật Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong năm 2010, cả nước có 26.027 trẻ em phải tham gia vào các hình thức lao động. Nếu thống kê từ năm 2006 thì đã có khoảng 930.000 lao động trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế. Kết quả khảo sát cho thấy gần 45% trẻ em phải làm việc trong điều kiện không đảm bảo về nhiệt độ, ánh sáng; gần 40% phải làm việc trong môi trường có nồng độ bụi cao ảnh hưởng đến sức khoẻ và trên 27% bị ảnh hưởng của hoá chất độc, ô nhiễm không khí, hơi, khí độc hại nơi làm việc. Theo báo cáo này, lao động trẻ em thường ở độ tuổi từ 10-14 tuổi, chiếm 72,6% tổng số trẻ em đang tham gia lao động được khảo sát. Tiếp đến là nhóm tuổi từ 15-17 tuổi (chiếm 17%) và nhóm 6-9 tuổi (chiếm khoảng 10%). Khảo sát cũng cho thấy lao động trẻ em đang làm việc chiếm tỷ trọng cao nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, thương mại - dịch vụ và thấp nhất là trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Thời gian làm việc bình quân theo ngày của lao động trẻ em phổ biến ở mức từ 4-5 giờ. Nhóm lao động trẻ em làm thuê có thời gian làm việc trong ngày nhiều nhất trong số lao động trẻ em với thời gian làm việc trên 6 giờ/ ngày, thậm chí tại những cơ sở may, chế biến thực phẩm vào mùa vụ sản xuất có thể làm việc tới 8-9 hoặc 10-12 giờ/ ngày. Ở VN, lao động trẻ em vẫn còn là vấ n đề gây nhiề u tranh cãi . Mặc dù luật pháp VN cấm sử dụng lao động trẻ em dưới 15 tuổi nhưng trẻ em vẫn phải chia sẻ gánh nặng công việc và trách nhiệm gia đình ở cả nông thôn lẫn thành thị. Chủ sử dụng lao đô ̣ng thư ờng chọn lao động trẻ em vì chúng dễ tìm kiế m , tiề n công thấ p và dễ sai b ảo. Theo nhâ ̣n đ ịnh của những người làm công tác chăm sóc bảo vê ̣ tr ẻ em thì chính sự nghèo đói, gia tăng dân số nhanh ở các thành phố lớn, công nghiệp hoá, đô thị hoá, vấn đề di cư đến các đô thị phát triển… là những nhân tố góp phần làm gia tăng lao động trẻ em. Những năm qua, cùng với việc ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999, các cơ quan có thẩm quyền cũng đã có nhiều văn bản hướng dẫn áp dụng Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, có một số quy định của luật hình sự về bảo vệ trẻ em còn chưa chuẩn xác và không phù hợp với diễn biến thực tế của tình hình tội phạm. Các tội phạm xâm hại trẻ em có diễn biến phức tạp, ngày càng xuất hiện nhiều hành vi phạm tội với những phương pháp thủ đoạn mới, tinh vi xảo quyệt và nguy hiểm hơn trước. Điều đó đã làm cho một số quy định của luật hình sự không đáp ứng được yêu cầu làm cơ sở pháp lý 1 cho hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm và bảo vệ trẻ em, đặc biệt là hành vi vi phạm các quy định về lao động trẻ em. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu vấn đề trẻ em và lao động trẻ em là một vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận cũng như thực tiễn. Tuy nhiên, số lượng các bài viết, công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này lại không nhiều. Và đặc biệt tài liệu nghiên cứu về lao động trẻ em nhìn từ góc độ pháp luật còn ít. Có một số tài liệu nghiên cứu như: Vấn đề lao động trẻ em, Vũ Ngọc Bình, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2002; Quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam, Vụ pháp luật hình sự hành chính, nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2005; Vấn đề lao động trẻ em - Thực trạng và giải pháp, BS. Nguyễn Trọng An, Phó vụ trưởng Vụ Trẻ em, Bé Lao động - Thương binh và Xã hội, 2007. Khác với các tài liệu nghiên cứu trên, hầu hết chỉ đưa ra các số liệu đánh giá thực trạng vấn đề lao động trẻ em và liệt kê các quy định hiện hành của pháp luật lao động điều chỉnh quan hệ lao động trẻ em, khóa luận đã đưa ra nhận xét, đánh giá những quy định này để từ đó kiến nghị các giải pháp phù hợp. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài Lao động trẻ em là một vấn đề phức tạp, đề cập đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như: văn hoá, giáo dục, y tế ... Mỗi lĩnh vực khác nhau có cách nhìn, cách nghiên cứu khác nhau về vấn đề này. Ở đây, khóa luận chỉ nghiên cứu đến những vấn đề pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động trẻ em ở Việt Nam, trong đó có đề cập đến quy định pháp luật quốc tế và một số quy định mang tính so sánh của một số nước trên thế giới. 4. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài là góp phần xây dựng hệ thống các khái niệm về trẻ em, lao động trẻ em; xác định vai trò của lao động trẻ em trong hệ thống quan hệ lao động và trong xã hội; chỉ ra thực trạng của những quy định của pháp luật về lao động trẻ em đồng thời đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại của các quy định đó nhằm đề ra biện pháp bảo vệ lao động trẻ em. 5. Những đóng góp của đề tài Đề tài góp phần xây dựng hệ thống các khái niệm, quan điểm và các vấn đề lý luận về lao động trẻ em, bảo vệ lao động trẻ em bằng pháp luật lao động. Đề tài cũng góp phần hệ thống và phân tích khoa học các quy định chủ yếu của pháp luật lao động về lao động trẻ em và tìm hiểu thực trạng của việc áp dụng các quy định đó trong thực tế. Ngoài ra, đề tài còn đưa ra kết quả so sánh một số quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của pháp luật quốc tế và quy định của một số quốc gia trên thế giới. Qua đó đề tài đã góp một tiếng nói chung nhằm bảo vệ trẻ em - thế hệ tương lai của đất nước. 6. Kết cấu đề tài Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của đề tài gồm các chương sau: Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRẺ EM VÀ LAO ĐỘNG TRẺ EM Chương 2: TỘI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG Chương 3: HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM References 1. BS. Nguyễn Trọng An (2007), Vấn đề lao động trẻ em- Thực trạng và giải pháp, Bộ LĐTB&XH. 2. Hồ Hoàng Anh (2007), Khóa luận tốt nghiệp: Bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em trong pháp luật 2 lao động, Đại học Luật Hà Nội. 3. Ts. Đỗ Ngân Bình (2009), Phòng, chống bạo lực đối với trẻ em và lao động trẻ em - Pháp luật và thực tiễn, Tạp chí Luật học số 02/2009, Đại học Luật Hà Nội. 4. Vũ Ngọc Bình (2002), Vấn đề lao động trẻ em, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế (1995), Thông tư liên bộ số 09/TTLB của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ngày 13/04/1995 quy định điều kiện lao động có hại và các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên vào làm việc. 6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1999), Thông tư số 21/1999/TT-LĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ngày 11/09/1999 quy định danh mục nghề, công việc và các điều kiện được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc. 7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2003), Thông tư số 15/2003/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ngày 03/06/2003 về việc hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ theo quy định của Nghị định số 109/2002/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 195/1994/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. 8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2005), Thông tư số 12/2005/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ngày 28/01/2005 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16/04/2004 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động. 9. Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội (2008), Tài liệu tập huấn về lao động trẻ em. 10. Bộ Tư pháp (2005), Quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam, nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội. 11. Chính Phủ (1994), Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. 12. Chính Phủ (1995), Nghị định số 06/CP của Chính Phủ ngày 20/01/1995 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động 13. Chính Phủ (1995), Nghị định số 41/CP của Chính Phủ ngày 06/07/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. 14. Chính Phủ (1995), Nghị định số 81/CP của Chính Phủ ngày 23/11/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người tàn tật. 15. Chính Phủ (1996), Nghị định số 23/CP của Chính Phủ ngày 18/04/1996 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về những quy định riêng đối với lao động nữ. 16. Chính Phủ (2002), Nghị định số 109/2002/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 27/12/2002 sửa đổi bổ sung mét số điều của Nghị định số 195/CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. 17. Chính Phủ (2002), Nghị định số 110/2002/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 27/12/2002 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động. 18. Chính Phủ (2002), Nghị định số 114/2002/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 31/12/2002 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương. 19. Chính Phủ (2003), Nghị định số 33/2003/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 02/04/2003 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/CP ngày 06/07/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. 20. Chính Phủ (2003), Nghị định số 39/2003/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 18/04/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm. 3 21. Chính Phủ (2003), Nghị định số 44/2003/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 09/05/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động. 22. Chính Phủ (2004), Nghị định số 113/2004/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 16/04/2004 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động. 23. Chính Phủ (2004), Nghị định số 116/2004/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 23/04/2004 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người tàn tật. 24. Chính Phủ (2007), Nghị định số 133/2007/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 08/08/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động về giải quyết tranh chấp lao động. 25. Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình luật Lao động, nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2007. 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010”, Văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ IX 27. Đào Mộng Điệp (2004), “Một số vấn đề pháp lý về lao động chưa thành niên”. 28. Lê Việt Hà (2006), Khóa luận tốt nghiệp: Một số vấn đề pháp lý về lao động chưa thành niên theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội. 29. Phan Văn Hùng (2002), Pháp luật về lao động chưa thành niên ở Việt Nam, Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, Hà Nội. 30. ILO (1919), Công ước số 5 của ILO về tuổi tối thiểu làm việc trong công nghiệp. 31. ILO (1930), Công ước số 29 của ILO về lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc. 32. ILO (1965), Công ước số 123 của ILO về tuổi tối thiểu làm việc dưới lòng đất. 33. ILO (1973), Công ước số 138 của ILO về tuổi tối thiểu được đi làm việc. 34. ILO (1999), Công ước số 182 của ILO về cấm ngay lập tức và xóa bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. 35. ILO (1999), Khuyến nghị số 190 của ILO về loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. 36. Liên hợp quốc (1989), Công ước về quyền trẻ em của Liên hợp quốc. 37. Quốc Hội (1999), Bộ luật hình sự năm 1999. 38. Quốc Hội (1999), Bộ luật lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007). 39. Quốc Hội (2000), Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. 40. Quốc Hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. 41. Quốc Hội (2004), Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. 42. Quốc Hội (2005), Luật giáo dục năm 2005. 43. Quốc Hội (2006), Luật dạy nghề năm 2006. 44. Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam (2001), Kỷ yếu hội thảo khoa học: Cơ sở khoa học và thực tiễn để quy định độ tuổi trẻ em trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Hà Nội. * Trang web 45. http://chinhphu.vn 46. http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_nam 47. http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=82&ItemID=39588 4 48. http://web.thanhnien.com.vn/Xahoi/2005/9/10/121899.tno 49. http://www.baovetreem.org 50. http://www.vuontre.com/forum 51. http://www4.cogan.com.vn 52. http://vnexpress.net/Vietnam/ 53. http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=134741&ChannelID=2 5 VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan