Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong luật hình sự việt nam...

Tài liệu Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong luật hình sự việt nam

.PDF
55
38
88

Mô tả:

Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong luật hình sự Việt Nam Vũ Thị Huyền Khoa Luật Luận văn ThS. Chuyên ngành: Luật hình sự; Mã số: 60 38 40 Người hướng dẫn: TS. Trương Quang Vinh Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Nghiên cứu lịch sử các quy định về tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trước khi có Bộ luật hình sự năm 1999. Trên cơ sở đó đưa ra khái niệm về tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng. Phân tích các khía cạnh pháp lý của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng. Nghiên cứu thực trạng tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng và thực tiễn giải quyết các vụ án này tại Việt Nam. Làm rõ bản chất, mức độ nguy hiểm và những ảnh hưởng tiêu cực của những hành vi vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng đối với nền kinh tế thị trường Việt Nam cũng như đối với môi trường sinh thái. Góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự về tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, đồng thời xây dựng mô hình lý luận một cách hiệu quả, có tính khả thi cao về tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng. Keywords: Luật hình sự; Tội phạm; Pháp luật Việt Nam; Rừng. Content: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài ` Việt Nam là nước có diện tích rừng và đất rừng khá lớn, chiếm khoảng 30% diện tích lãnh thổ. Là nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế lớn nên rừng đã trở thành đối tượng, mục tiêu khai thác của nhiều cá nhân, tổ chức. Do vậy, khai thác rừng một cách bền vững cũng như bảo vệ rừng ở Việt Nam trở thành một vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) của Đảng, Nhà nước ta đã chủ trương từng bước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được thì những mặt tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình cải cách cũng có xu hướng ngày càng phát triển. Tình hình tội phạm về kinh tế nói chung, đặc biệt là tình hình tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng nói riêng có chiều hướng gia tăng. Tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng đã gây ra cho xã hội những hậu quả nghiêm trọng đồng thời trở thành một nguy cơ, thách thức to lớn, cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương phát triển kinh tế mà Đảng, Nhà nước đã đề ra và đe doạ nghiêm trọng đến sự cân bằng môi trường sinh thái. Bộ luật hình sự năm 1999 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999, có hiệu lực từ ngày 01/7/2000 trên cơ sở sửa đổi, bổ sung cơ bản, toàn diện Bộ luật hình sự năm 1985. Theo đó tội vi phạm quy định vể quản lý và bảo vệ rừng quy định tại Điều 181 Bộ luật hình sự năm 1985 được tách làm 02 tội đó là tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng (Điều 175 Bộ luật hình sự năm 1999) và tội vi phạm các quy định về quản lý rừng (Điều 176 Bộ luật hình sự năm 1999). Bên cạnh quy định của luật hình sự đối với hành vi vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng còn có các quy định của các văn bản pháp luật thuộc ngành và lĩnh vực khác cùng điều chỉnh các quan hệ và hành vi liên quan đến tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng Việc nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng một mặt góp phần nghiêm trị những hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng; mặt khác cũng thấy được giới hạn cần trừng trị bằng pháp luật hình sự đối với hành vi vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay. Trên cơ sở đó đưa ra được mô hình lý luận của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong khoa học luật hình sự, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh chung của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với loại tội này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Thanh An (2008), “Một số khó khăn trong việc áp dụng hình sự để xử lý các tội phạm về môi trường”, Tạp chí Toà án, (15), Hà Nội. 2. Bộ luật hình sự năm 1999 và toàn bộ các văn bản hướng dẫn thi hành (2005), Nxb tư pháp, Hà Nội. 3. Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (2007), Nxb Tư pháp, Hà Nội. 4. Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (2007), Nxb Tư pháp, Hà Nội. 5. Bộ tư pháp, Viện khoa học pháp lý (2004), Tội phạm về môi trường, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Bộ tư pháp, Tạp chí dân chủ và pháp luật (1998), “Luật hình sự của một số nước trên thế giới”, Số chuyên đề, Hà Nội. 7. Lê Văn Cảm (2009), “Toàn cầu hoá và việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành liên quan đến các tội phạm về môi trường”, Tạp chí Toà án, (11), Hà Nội. 8. Lê Văn Cảm (2009), “Toàn cầu hoá và việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành liên quan đến các tội phạm về môi trường”, Tạp chí Toà án, (12), Hà Nội. 9. Lê Văn Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 10. Nguyễn Văn Dũng (2009), “Bàn về tội huỷ hoại rừng theo Điều 189 Bộ luật hình sự”, Tạp chí Toà án, (9), Hà Nội. 11. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 12. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Đỗ Đức Hồng Hà (2005), Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừngNhững tồn tại, vướng mắc cần tháo gỡ, Tạp chí Toà án nhân dân, (14), Hà Nội. 17. Nguyễn Ngọc Hoà (2004), Cấu thành tội phạm- Lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 18. Quốc hội (1993), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Quốc hội (2005), Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20 Quốc hội (2006), Luật bảo vệ môi trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Quốc hội (2000), Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Đinh Văn Quế (2000), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (Phần các tội phạm), Nxb thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 23. Toà án nhân dân tối cao (1975), Hệ thống hoá luật lệ về hình sự, tập I (1945-1974), Hà Nội. 24. Toà án nhân dân tối cao (1979), Hệ thống hoá luật lệ về hình sự, tập II (1975-1978), Hà Nội. 25. Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội. 26. Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Toà án nhân dân tối cao (2005), Báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án năm 2005 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2006, Hà Nội. 28. Toà án nhân dân tối cao (2006), Báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án năm 2006 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2007, Hà Nội. 29. Toà án nhân dân tối cao (2007), Báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án năm 2007 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2008, Hà Nội. 30. Toà án nhân dân tối cao (2008), Báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án năm 2008 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2009, Hà Nội. 31. Toà án nhân dân tối cao (2009), Báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án năm 2009 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2010, Hà Nội. 32. Toà án nhân dân tối cao, phòng tổng hợp (2009), Thống kê xét xử sơ thẩm hình sự năm 2005- 2009, Hà Nội. 33. Nguyễn Văn Trượng (2009), “Cần hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về tình tiết định khung hình phạt đối với nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”, Tạp chí Toà án, (5), Hà Nội. 34. Phạm Đình Xinh (2008), Hoạt động điều tra tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng của cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Luận án tiến sỹ luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội. VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan