Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tội trốn thuế theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn t...

Tài liệu Tội trốn thuế theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội)

.PDF
94
703
132

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ HOA TéI TRèN THUÕ THEO LUËT H×NH Sù VIÖT NAM (Trªn c¬ së sè liÖu thùc tiÔn ®Þa bµn thµnh phè Hµ Néi) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ HOA TéI TRèN THUÕ THEO LUËT H×NH Sù VIÖT NAM (Trªn c¬ së sè liÖu thùc tiÔn ®Þa bµn thµnh phè Hµ Néi) Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG QUANG PHƢƠNG HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc; kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trước đây. Hà Nội, tháng 9 năm 2015 Tác giả luận văn Trần Thị Hoa MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TRỐN THUẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ............... 7 1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội trốn thuế ..................... 7 1.1.1. Khái niệm tội trốn thuế ........................................................................ 7 1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội trốn thuế ................................................. 8 1.2. Các tình tiết định khung tăng nặng đối với tội trốn thuế ............. 25 1.2.1. Các tình tiết tăng nặng theo khoản 2 Điều 161 BLHS ....................... 25 1.2.2. Các tình tiết tăng nặng theo khoản 3 Điều 161 BLHS ....................... 26 1.3. Các hình phạt đối với tội trốn thuế ................................................ 27 1.3.1. Hình phạt tiền ..................................................................................... 29 1.3.2. Hình phạt cải tạo không giam giữ ...................................................... 30 1.3.3. Hình phạt tù có thời hạn ..................................................................... 30 1.4. Phân biệt tội trốn thuế với một số tội phạm về kinh tế khác ....... 31 1.4.1. Phân biệt tội trốn thuế với tội buôn lậu .............................................. 31 1.4.2. Phân biệt tội trốn thuế với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản .................. 32 1.4.3. Phân biệt tội trốn thuế với tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá khác ................................................. 33 1.5. Tổng quan về tội trốn thuế trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1999 .................................................... 36 1.5.1. Từ năm 1945 đến năm 1985............................................................... 36 1.5.2. Từ năm 1985 đến năm 1999 ............................................................... 39 Chƣơng 2: THỰC TIẾN XÉT XỬ TỘI TRỐN THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .......................................................... 41 2.1. Những yêu cầu bảo đảm việc xét xử tội trốn thuế đúng pháp luật ........................................................................................... 41 2.1.1. Phải định tội danh đúng...................................................................... 41 2.1.2. Quyết định hình phạt đúng ................................................................. 45 2.2. Kết quả xét xử tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội....... 55 2.2.1. Kết quả đạt được trong công tác xét xử tội trốn thuế......................... 55 2.2.2. Những vi phạm, sai lầm trong công tác xét xử tội trốn thuế.............. 56 Chƣơng 3: NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG VI PHẠM SAI LẦM VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO VIỆC XÉT XỬ TỘI TRỐN THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............. 65 3.1. Nguyên nhân của những vi phạm, sai lầm trong công tác xét xử tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................... 65 3.1.1. Hệ thống pháp luật còn chưa đồng bộ, quy định còn chưa đầy đủ ......... 65 3.1.2. Năng lực của người tiến hành tố tụng còn hạn chế ............................ 68 3.2. Dự báo tình hình tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội........ 69 3.3. Các giải pháp đảm bảo việc xét xử tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội đúng pháp luật .................................................. 71 3.3.1. Hoàn thiện pháp luật và hướng dẫn thi hành pháp luật...................... 71 3.3.2. Tăng cường công tác kiểm tra và phát triển án lệ .............................. 74 3.3.3. Nâng cao năng lực của người tiến hành tố tụng và luật sư ................ 76 3.3.4. Một số giải pháp khác ........................................................................ 78 KẾT LUẬN .................................................................................................... 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 82 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 86 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ABC: Ngân hàng thương mại Á châu BLHS: Bộ luật hình sự CAND: Công an nhân dân CTTP: Cấu thành tội phạm GTGT: Giá trị gia tăng HĐQT: Hội đồng quản trị HĐXX: Hội đồng xét xử TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TNHS: Trách nhiệm hình sự VKSND: Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao XHCN: Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Bảng 2.1. Tình hình thụ lý, giải quyết của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đối với tội trốn thuế từ năm 2010 đến năm 2014 Bảng 2.2. Hình phạt chính áp dụng đối với các bị cáo phạm tội trốn thuế Trang 86 86 Bảng 2.3. So sánh tội trốn thuế và các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2014 87 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo pháp luật của mỗi người dân với đất nước, không hoàn trả trực tiếp ngang giá, nhưng được dùng để trang trải cho các chi phí vì lợi ích chung của toàn xã hội như đường xá, cầu cống, bệnh viện, trường học… Bất kì một quốc gia nào tại bất kì thể chế chính trị nào cũng cần phải xây dựng một hệ thống thuế khoán hoàn chỉnh và hợp lý bởi thuế có vai trò đặc biệt quan trọng. Thuế là công cụ chủ yếu của Nhà nước nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất xã hội vào ngân sách Nhà nước; Là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nên kinh tế và đời sống xã hội; góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội. Với vai trò quan trọng như vậy, các quy định liên quan đến thuế, nghĩa vụ đóng thuế được quy định chặt chẽ trong các văn bản pháp luật do Quốc hội ban hành, như: Luật quản lý thuế 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012); Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế. Nghị định 91/2014 /NĐ-CP ngày 01/10/2014 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế. Thông tư số 156/TT – BTC ngày 6/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ… Trong xu thế đất nước ngày càng phát triển, thuế lại càng đóng một vai trò quan trọng hơn nữa. Tuy nhiên, một bộ phận người dân không nhận thức được tầm quan trọng cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước mà tìm đủ mọi cách để trốn thuế. Điều này sẽ gây ra một thiệt hại lớn cho nguồn ngân sách nhà nước và làm mất đi sự công bằng của xã hội, đặc biệt là sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh, sản xuất. 1 Thành phố Hà Nội là Thủ đô của cả nước, là Trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, nơi các hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển không ngừng, nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước thông qua việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Tuy nhiên, bên cạnh đa số doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội nhận thức được nghĩa vụ đóng thuế của mình thì vẫn có không ít đối tượng trốn thuế với thủ đoạn ngày càng tinh vi và xảo quyệt. Tùy tính chất, mức độ vi phạm mà người có hành vi trốn thuế phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 161 BLHS 1999 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009) (sau đây gọi là BLHS năm 1999). Trên thực tế hiện nay các hành vi trốn thuế chủ yếu là bị xử phạt hành chính, việc xử lý hình sự còn hạn chế. Đồng thời việc xử lý hình sự bên cạnh những kết quả đạt được góp phần răn đe, giáo dục người phạm tội trốn thuế cũng như những người có ý định trốn thuế thì cũng còn bộc lộ một số hạn chế, sai lầm do những nguyên nhân khách quan và chủ quan nhất định. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)” mang tính cấp thiết không những về lý luận mà còn là đòi hỏi thực tiễn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Sau khi BLHS năm 1985 được ban hành, tội trốn thuế đã được đề cập trong các giáo trình, sách pháp lý, đề tài nghiên cứu như: Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm) của Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1997; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập II của trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1998; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự của Viện Khoa học pháp lý, Bộ tư pháp, XNB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1987 (tái bản năm 1992,1997). 2 Sau khi BLHS năm 1999 ra đời, tội trốn thuế được đề cập trong công trình: Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm) của Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2002; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (Phần các tội phạm) của TS Phùng Thế Vắc, TS Trần Văn Luyện, LS Th.s Phạm Thanh Bình, Ts Nguyễn Đức Mai, Th.S Nguyễn Sỹ Đại, Th.S Nguyễn Mai Bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, phần các tội phạm, tập I (Bình luận chuyên sâu) của Th.S Đinh Văn Quế, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, 2002…Các công trình này đã đề cập đến tội trốn thuế dưới góc độ pháp lý hình sự, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu trong hệ thống pháp luật hình sự chung mà chưa nghiên cứu chuyên sâu về tội trốn thuế một cách độc lập. Một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về tội trốn thuế như: Luận án tiến sĩ Luật học về “Hoạt động phòng ngừa tội phạm trốn thuế theo chức năng của lực lượng cảnh sát kinh tế”, Hà Nội -2012 của tác giả Nguyễn Hải Hưng Học Viện Cảnh sát nhân dân; Luận án tiến sĩ Luật học “Hoạt động điều tra tội phạm trốn thuế theo chức năng của lực lượng cảnh sát kinh tế”, Hà Nội- 2014 của tác giả Nguyễn Thành Phúc- Học Viện Cảnh sát nhân dân… Tuy nhiên các công trình này chủ yếu nghiên cứu về góc độ tội phạm học đối với tội trốn thuế trong phạm vi hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm của lực lượng cảnh sát kinh tế. Có thể nói ở cấp độ Luận văn thạc sỹ, Luận án tiến sỹ chưa có một công trình nào nghiên cứu tội trốn thuế trên cơ sở nghiên cứu số liệu thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu là hệ thống hóa một số quan điểm về tội trốn 3 thuế, nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn việc áp dụng các quy định đó trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó tìm ra những hạn chế của pháp luật cũng như công tác xét xử tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội và đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm hạn chế những vi phạm sai lầm ấy. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là: - Làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm, lịch sử hình thành của tội trốn thuế; - Nghiên cứu, phân tích những dấu hiệu pháp lý của tội trốn thuế, so sánh tội trốn thuế với một số tội khác có liên quan từ đó rút ra những tồn tại, hạn chế của các quy định về tội trốn thuế trong luật thực định Việt Nam cần khắc phục; - Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về tội trốn thuế, đồng thời phân tích làm rõ những tồn tại, hạn chế xung quanh việc áp dụng; - Từ đó đề xuất những hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về tội trốn thuế trong Bộ luật hình sự Việt Nam cũng như các giải pháp đảm bảo cho việc xét xử tội trốn thuế đúng pháp luật. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội trốn thuế, thực tiễn xét xử tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu tội trốn thuế dưới góc độ pháp lý hình sự, và tình hình tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2014. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư 4 tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Trong khi thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học luật hình sự như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy nạp; phương pháp thống kê, phương pháp logic, phương pháp khảo sát … 6. Ý nghĩa của luận văn Đây là công trình chuyên khảo, nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu, có hệ thống về tội trốn thuế dưới góc độ pháp lý hình sự. Có thể xem những nội dung sau đây là những đóng góp về khoa học của luận văn: - Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về tội trốn thuế, khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về tội phạm này; - Làm sáng tỏ những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội trốn thuế trong pháp luật hình sự hiện hành. - Nghiên cứu đánh giá làm sáng tỏ tình hình áp dụng pháp luật về tội trốn thuế (trên địa bàn Hà Nội); những tồn tại, hạn chế của thực tiễn áp dụng pháp luật về tội phạm này, cũng như nguyên nhân của các tồn tại hạn chế đó; - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn luận văn đã đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật thực định, cũng như nâng cao hiệu quả xét xử đối với tội trốn thuế. Bên cạnh đó, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cần thiết và hữu ích cho các nhà làm luật cũng như các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên thuộc các ngành Tư pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo luật. Luận văn còn tài liệu tham khảo cho các cán bộ đang công tác tại các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự được khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật. 5 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương Chương 1. Một số vấn đề chung về tội trốn thuế theo quy định của luật hình sự Việt Nam. Chương 2. Thực tiễn xét xử tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 3. Nguyên nhân của những vi phạm sai lầm và các giải pháp bảo đảm việc xét xử tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội đúng pháp luật. 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TRỐN THUẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội trốn thuế 1.1.1. Khái niệm tội trốn thuế Theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế thì ta có thể thấy bản chất của thuế là loại quan hệ phân phối gắn với Nhà nước, loại quan hệ giữa Nhà nước với người nộp thuế. Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi có các điều kiện nhất định [36, tr.10]. Tuy nhiên trên thực tế, không phải ai cũng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế cho Nhà nước. Có nhiều hình thức vi phạm về nghĩa vụ thuế, trong đó trốn thuế là một trong những hành vi vi phạm làm thất thu nguồn ngân sách Nhà nước.Trốn thuế là không nộp thuế cho nhà nước theo quy định của pháp luật [18, tr.111]. Là việc người có nghĩa vụ nộp thuế thực hiện các phương thức mà pháp luật không cho phép để làm giảm số thuế phải nộp hoặc không phải nộp thuế. Hành vi trốn thuế tùy vào mức độ khác nhau có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự. Vậy khi nào thì hành vi trốn thuế cấu thành tội trốn thuế? Cũng như các tội phạm kinh tế khác, tội trốn thuế là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước và xã hội thông qua việc vi phạm các quy định, các chính sách về thu, nộp thuế. Tội trốn thuế phải thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm nói chung, mà theo PGS.TSKH Lê Cảm, phải thể hiện ở ba bình diện với năm đặc điểm (dấu hiệu) của nó là: a) bình diện khách quan: tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội; b) bình diện pháp lý: tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự; c) bình diện chủ quan: tội phạm là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi [4, tr.297]. 7 Theo quy định tại BLHS năm 1999 thì: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa [21, Điều 8, Khoản 1]. Như vậy theo quy định này thì hành vi trốn thuế cấu thành tội trốn thuế khi nó được coi là nguy hiểm cho xã hội do BLHS quy định, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước, do người có năng lực TNHS, đủ tuổi chịu TNHS và thực hiện với lỗi cố ý. Từ sự phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm tội trốn thuế như sau: Tội trốn thuế là hành vi nguy hiểm cho xã hội thể hiện bằng việc không nộp thuế cho Nhà nước theo quy định của pháp luật do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của nhà nước. 1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội trốn thuế Trong khoa học luật hình sự Việt Nam, cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự [37, tr.74]. Cấu thành tội phạm được coi là khái niệm pháp lý của loại tội phạm cụ thể, là sự mô tả khái quát loại tội phạm nhất định trong luật hình sự. Về mặt lý luận CTTP gồm bốn yếu tố là: khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm. 8 Theo quy định tại điều 161 BLHS năm 1999, các dấu hiệu pháp lý của bốn yếu tố cấu thành tội trốn thuế bao gồm: 1.1.2.1. Khách thể của tội trốn thuế Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại [37, tr.86]. Theo luật hình sự Việt Nam, khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được xác định tại khoản 1 Điều 8 BLHS 1999. Mỗi một tội phạm đều gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho một hoặc một số khách thể nhất định. Khách thể của tội phạm là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ, tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội. Tội trốn thuế là một trong những tội được quy định tại Chương XVI của BLHS với tên gọi: “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”. Do đó, khách thể mà tội trốn thuế xâm hại là trật tự quản lý kinh tế, mà cụ thể là trật tự quản lý việc thu thuế, nộp ngân sách Nhà nước. Xâm hại đến nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước. Khách thể trực tiếp của tội trốn thuế xâm hại đến là các quy định của Nhà nước về trách nhiệm phải đóng thuế nộp vào ngân sách cho Nhà nước khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh, sản xuất, dịch vụ, …[15, tr.31] Đối tượng tác động của tội phạm này là các loại thuế mà người phạm tội có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, thông thường các loại thuế mà các chủ thể có thể phải nộp là: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân… 1.1.2.2. Mặt khách quan của tội trốn thuế Bất kể một tội phạm nào khi xảy ra cũng đều có những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài mà con người có thể trực tiếp nhận biết được. Đó là hành vi khách quan; hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện 9 hành vi phạm tội (công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội…). Tổng hợp tất cả các biểu hiện này tạo thành mặt khách quan của tội phạm. Như vậy mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan [37, tr.99]. Nó là mặt bên ngoài của sự xâm hại nguy hiểm cho xã hội, đến khách thể được luật hình sự bảo vệ. Về Hành vi khách quan Hành vi khách quan của tội trốn thuế được thể hiện là không chịu nộp thuế theo quy định; không thực hiện đúng những quy định về chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, nộp thuế, quyết toán thuế… Hành vi này thường được thể hiện ở hành vi khai báo gian dối trong sản xuất, kinh doanh để không phải đóng thuế hoặc đóng mức thuế thấp hơn nhiều so với mức phải đóng. Như khai bớt doanh thu, khai man hàng hóa, gian lận trong việc hoạch toán hoặc có những thủ đoạn gian dối khác để không phải nộp số tiền thuế mà theo quy định của pháp luật họ phải nộp. Hành vi trốn thuế chỉ bị coi là tội phạm khi số tiền trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. Tuy nhiên không phải mọi hành vi trốn tránh việc nộp thuế đều bị coi là tội trốn thuế.Theo quy định của pháp luật, trong thời hạn nhất định người có nghĩa vụ nộp thuế phải đóng vào ngân sách nhà nước một khoản tiền nhất định, người nộp thuế không có thủ đoạn gian dối để trốn thuế mà chỉ có hành vi chây ỳ không chịu nộp thuế thì không phải là hành vi trốn thuế mà tùy theo từng trường hợp mà người chây ỳ nộp thuế có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. 10 Nếu sau khi đã nộp đủ số tiền thuế cho Nhà nước, nhưng sau đó lại dùng thủ đoạn gian dối để được hoàn thuế thì hành vi của người phạm tội là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ví dụ: Lợi dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng, một số cá nhân, doanh nghiệp đã dùng thủ đoạn gian dối làm thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng. Hành vi trốn thuế có thể được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau nhưng đều có chung một mục đích là không phải nộp một khoản tiền hoặc nộp ít hơn nhiều số tiền thuế mà họ có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách Nhà nước. BLHS Việt Nam không mô tả cụ thể hành vi trốn thuế nhưng trong các văn bản dưới luật đã có hướng dẫn chi tiết thế nào là hành vi trốn thuế. Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BTP-BCATANDTC-VKSNDTC- BTC ngày 26/6/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Tài chính hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính- kế toán và chứng khoán thì người phạm tội trốn thuế là người thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 108 của Luật quản lý thuế và thỏa mãn các dấu hiệu được quy định tại BLHS. Đó là các hành vi liên quan đến các quy định về lập hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa, quy định về mở sổ và ghi sổ kế toán hoặc các quy định về các khoản thu khác, cụ thể: - Không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế… - Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; - Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán. 11 - Sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp để hoạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn - Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn. - Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan trong thời gian 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan - Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. - Cấu kết với người gửi hàng hóa để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế. - Sử dụng hàng hóa được miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai thuế [23, Điều 108]. Với các hành vi trên mục đích cuối cùng của người trốn thuế là làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm. Hành vi khai báo gian dối trong trốn thuế là hành vi để phân biệt tội trốn thuế với hành vi vi phạm hành chính - dây dưa không nộp thuế. Cùng là việc không nộp thuế theo quy định của pháp luật, xong dây dưa không nộp thuế là hành vi vi phạm về thu nộp tiền thuế nhưng người phải nộp thuế không có hành vi gian dối trong việc kê khai thuế, mở, ghi chép sổ sách kế toán cũng như sử dụng hóa đơn chứng từ….Hành vi dây dưa không nộp thuế chỉ bị coi là hành vi vi phạm hành chính và bị xử lý bằng các biện pháp hành chính. Trên thực tế để trốn thuế, người phạm tội thường sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau như: 12 - Không kê khai thuế Theo quy định của Luật quản lý thuế thì kê khai thuế là một trong những hoạt động mà người nộp thuế phải có nghĩa vụ khai, nó giúp cơ quan chức năng quản lý một cách hiệu quả về thuế của các cá nhân và doanh nghiệp, nó là cơ sở để cơ quan chức năng tính thuế. Tuy nhiên một số doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình, một số hoạt động lại không kê khai thuế nhằm trốn thuế. Chẳng hạn như: Công ty xây dựng Bắc Hà, sau khi đi vào hoạt động một thời gian, công ty này bán 50 % cổ phần cho một doanh nghiệp khác thông qua hợp đồng chuyển nhượng vốn. Tuy nhiên lợi nhuận từ việc chuyển nhượng này không được công ty kê khai thuế. Việc không kê khai đã giúp công ty trốn 590 triệu đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp mà lẽ ra công ty phải kê khai và nộp vào ngân sách nhà nước. - Bỏ ngoài sổ sách kế toán Đây là thủ đoạn khá phổ biến hiện nay, theo đó người nộp thuế thường sử dụng đồng thời hai hệ thống sổ sách kế toán, một hệ thống sổ kế toán nội bộ phản ánh đầy đủ các giao dịch kinh tế, hệ thống kế toán còn lại chỉ phản ánh một phần các giao dịch kinh tế để khai thuế. Kiểu hành vi này thường xảy ra ở các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, ăn uống, khách sạn, xây dựng dân dụng và sản xuất nhỏ. Rất khó có thể xác định được số thuế thất thu do hành vi trốn thuế này gây ra vì nếu xác định được thì đã không xảy ra thất thu thuế. Một số vụ trốn thuế bị phanh phui thời gian qua cho thấy hành vi này khá phổ biến và gây thất thu ngân sách. Chẳng hạn, Công ty trách nhiệm hữu hạn Thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam đã trốn thuế 1.028 triệu đồng qua hành vi không ghi sổ kế toán tiền bán quyền mua căn hộ; Công ty Viễn thông điện lực bán hàng không xuất hóa đơn, không phản ánh vào sổ kế toán để trốn thuế 37 tỷ đồng [41]. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan