Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tội giết con mới đẻ trong luật hình sự việt nam...

Tài liệu Tội giết con mới đẻ trong luật hình sự việt nam

.PDF
99
118
127

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐOÀN THỊ VÂN TỘI GIẾT CON MỚI ĐẺ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐOÀN THỊ VÂN TỘI GIẾT CON MỚI ĐẺ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. CAO THỊ OANH HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Đoàn Thị Vân MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIẾT CON MỚI ĐẺ..............6 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc quy định tội giết con mới đẻ........6 1.1.1. Vài nét về các tội xâm phạm tính mạng trong Luật hình sự Việt Nam ......... 6 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của tội giết con mới đẻ ....................................... 7 1.1.3. Ý nghĩa của việc quy định tội giết con mới đẻ ..................................... 9 1.2. Khái quát lịch sử lập pháp của Việt Nam về tội giết con mới đẻ ...... 16 1.2.1. Quy định về tội giết con mới đẻ của pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1945 đến khi ban hành Bộ luật hình sự 1985 ......16 1.2.2. Quy định về tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn năm 1985 đến khi ban hành Bộ luật hình sự 1999 ...........19 1.2.3. Quy định về tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1999 đến nay .................................................. 20 1.3. Kinh nghiệm lập pháp của một số nước trên thế giới về tội giết con mới đẻ .................................................................................. 23 1.3.1. Quy định về tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Thụy Điển ...... 24 1.3.2. Quy định về tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Liên Bang Nga ... 25 1.3.3. Quy định của về tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Canada......... 26 1.3.4. Quy định về tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Nhật Bản ........ 27 Kết luận Chương 1 ........................................................................................ 29 Chương 2: TỘI GIẾT CON MỚI ĐẺ THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 ................................................................................... 30 2.1. Các dấu hiệu pháp lý của tội giết con mới đẻ ................................ 30 2.1.1. Khách thể của tội phạm ...................................................................... 31 2.1.2. Mặt khách quan của tội phạm ............................................................. 34 2.1.3. Chủ thể của tội phạm .......................................................................... 42 2.1.4. Mặt chủ quan của tội phạm ................................................................ 48 2.2. Hình phạt đối với tội giết con mới đẻ.............................................. 50 2.3. So sánh tội giết con mới đẻ với một số tội phạm khác .................. 53 2.3.1. So sánh tội giết con mới đẻ với tội giết người. ................................. 53 2.3.2. So sánh tội giết con mới đẻ với tội vô ý làm chết người .................... 56 Kết luận Chương 2 ........................................................................................ 58 Chương 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI GIẾT CON MỚI ĐẺ TRÊN ĐỊA BÀN CẢ NƯỚC VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI GIẾT CON MỚI ĐẺ ................................................................ 59 3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật hình sự đối với tội giết con mới đẻ trên địa bàn cả nước ............................................................ 59 3.2. Những bất cập, tồn tại trong quy định của pháp luật hình sự và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội giết con mới đẻ..... 69 3.2.1. Bất cập còn tồn tại trong quy định của pháp luật ............................... 69 3.2.2. Những bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật .............................. 70 3.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội giết con mới đẻ ...................................................... 74 3.3.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự đối với tội giết con mới đẻ .................. 74 3.3.2. Các kiến nghị khác nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội giết con mới đẻ ................................................................................... 81 KẾT LUẬN .................................................................................................... 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 89 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ BLHS: Bộ luật Hình sự CRC: Công ước quốc tế về quyền trẻ em, 1989 (Convention on the Rights of the Child, 1989) ICCPR: Công ước quốc tế về các quyền dân dự và chính trị của con người, 1966 (Internatinal Covernant on Civil and Political Rights, 1966) TNHS: Trách nhiệm hình sự UDHR: Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền, 1948 (Universal Declatation of Human Rights, 1948) UNHRC: Ủy ban quyền con người Liên hợp quốc, 1948 (Unitted Nations Human Rights Council, 1948) DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 3.1: Thống kê số lượng vụ án về tội giết con mới đẻ trên địa bàn cả nước giai đoạn 2010 - 2014 60 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài “Quyền sống là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm” [10]. Những năm gần đây, tội phạm giết người nói chung và giết con mới đẻ nói riêng ở Việt Nam có diễn biến phức tạp. Liên tiếp xảy ra các vụ bỏ rơi trẻ sơ sinh ở vệ đường, đống rác, cống rãnh mặc cho côn trùng, động vật tấn công, không ít trường hợp em bé chịu thương tật suốt đời hoặc giết đứa con vừa mới sinh xảy ra liên tiếp khiến dư luận đau xót. Hành vi của bà mẹ giết con mới đẻ là một hành vi quá sức tàn ác, trước hết hành vi này không chỉ vi phạm nghiêm trọng các tiêu chuẩn đạo đức truyền thống mà còn là hành vi vi phạm pháp luật xâm hại quyền con người, quyền trẻ em của những người mẹ thiếu suy nghĩ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm giết con mới đẻ gia tăng thì có nhiều, nhưng phổ biến vẫn là vấn đề đạo đức con người, là gánh nặng mưu sinh, lựa chọn giới tính, có thai ngoài ý muốn… Những suy nghĩ nông nổi dẫn đến hành động đau lòng của người mẹ chẳng những đã tước đoạt đi sinh mạng của đứa trẻ mà bản thân người mẹ còn đối diện với những bản án nghiêm khắc của pháp luật và tòa án lương tâm. Việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em được thể hiện trong tinh thần của nhiều văn bản pháp luật như Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Chống bạo lực gia đình, đặc biệt trong Bộ luật Hình sự (BLHS) có quy định nhiều tội mà đối tượng bị xâm hại là trẻ em với hình phạt nghiêm khắc. Trong hầu hết các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe được quy định trong BLHS, thì đối tượng xâm hại là trẻ em luôn được coi là một trong những tình tiết định tội hoặc định khung tăng nặng hình phạt, như tội hiếp 1 dâm trẻ em, cưỡng dâm trẻ em, giao cấu đối với trẻ em, giết con mới đẻ… Tuy nhiên, nhiều tội xâm hại trẻ em được quy định trong BLHS chưa có hướng dẫn cụ thể vì vậy không tránh khỏi những vấn đề bất cập trong thực tiễn, việc nhận thức và áp dụng thiếu thống nhất, thậm chí dẫn đến việc tranh cãi giữa các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử. Theo quy định của BLHS Việt Nam hiện nay dấu hiệu bắt buộc của tội giết con mới đẻ là đứa trẻ bị chết. Trường hợp trẻ may mắn được cứu sống thì đương nhiên hành vi của người mẹ vứt con dù tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nhưng không phạm tội. Và việc đứa trẻ được cứu sống là do may mắn, việc thoát chết nằm ngoài ý chí chủ quan của người mẹ. Vậy nên, nhiều ý kiến cho rằng xác định những trường hợp đứa trẻ không chết thì người mẹ không phạm tội là sự vị tha không đáng có của pháp luật, đã nương tay đối với tội ác khiến tình trạng những ác mẫu vứt con mới đẻ ngày càng có chiều hướng gia tăng. Vì vậy người nghiên cứu chọn đề tài “Tội giết con mới đẻ trong luật hình sự Việt Nam” nhằm mong muốn góp phần vào việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về vấn đề này để đảm bảo tính khả thi, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn, đấu tranh phòng ngừa loại tội phạm này. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan đến đề tài “Tội giết con mới đẻ trong luật hình sự Việt Nam” đã có một số công trình nghiên cứu nhưng chủ yếu đề cập đến những vấn đề, mang tính chất lý luận khái quát của tội giết con mới đẻ trong những tội xâm hại tính mạng sức khỏe của con người dưới dạng tài liệu chuyên khảo, tham khảo, giáo trình, bình luận khoa học như: Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật Hình sự, của PGS.TSKH. Lê Cảm, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2005; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), do GS.TSKH. Lê Cảm (chủ biên), tái bản 2007… Tại các công trình nghiên cứu dưới dạng các bài viết đăng trên các tạp 2 chí chuyên ngành hay các công trình nghiên cứu khoa học là các khóa luận tốt nghiệp thì mới chỉ đề cập từng khía cạnh của tội giết con mới đẻ mà chưa có luận văn thạc sĩ nào nghiên cứu sâu sắc, toàn diện và hệ thống tội giết con mới đẻ trong luật hình sự Việt nam như: - Phạm Văn Báu, Tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Luật học/ Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 2/2000. - Trần Minh Hưởng, Bàn về dấu hiệu cấu thành tội “Giết con mới đẻ” theo Điều 94 Bộ luật hình sự năm 1999 và một số vấn đề cần lưu ý khi định tội danh, Kiểm sát, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Số 22/2010. - Thạc sĩ Đặng Thi Thu Hiền, Một số vấn đề cần chú ý khi áp dụng tội giết con mới đẻ trong bộ luật hình sự năm 1999, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề 07/2010; - Đặng Thị Hồng Thắm, Tội giết con mới đẻ trong Bộ luật Hình sự Việt Nam: Khóa luật tốt nghiệp, trường Đại học Luật Hà Nội, 2011. Vì vậy trong nội dung nghiên cứu luận văn tốt nghiệp người nghiên cứu chọn đề tài “Tội giết con mới đẻ trong Luật hình sự Việt Nam”, trên cơ sở kế thừa những nền tảng lý luận và pháp lý đã có người nghiên cứu đi vào phân tích sâu sắc hơn, rõ hơn về các dấu hiệu pháp lý cơ bản của tội giết con mới đẻ, đi sâu vào nghiên cứu thực trạng diễn biến tội giết con mới đẻ trên địa bàn cả nước giai đoạn 2010 đến 2014 trên địa bàn cả nước. Từ những thực trạng tình hình tội phạm tiếp tục đi vào phân loại, nhận xét đánh giá về những nguyên nhân tội phạm, về độ tuổi phạm tội, thành phần phạm tội... Đồng thời từ thực tiễn xét xử người nghiên cứu đưa ra những bất cập của quy định pháp luật hiện hành, những tồn tại khó khăn trong quá trình thực thi pháp luật hình sự và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả xử lý tội giết con mới đẻ trong tình hình mới. 3 3. Mục đích, nhiệm vụ 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu trên cơ sở các quy định của pháp luật về tội giết con mới đẻ, cũng như việc áp dụng các quy định của loại tội này trong thực tiễn, từ đó cho thấy những tồn tại, hạn chế khi áp dụng. Từ những cơ sở này người nghiên cứu đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả xử lý tội giết con mới đẻ, góp phần nâng cao các biện pháp phòng chống tội phạm. 3.2 . Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, trong quá trình nghiên cứu đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Nghiên cứu các quy định cụ thể của pháp luật Hình sự Việt Nam hiện nay về tội giết con mới đẻ. - Nghiên cứu, phân tích thực tiễn tình hình tội giết con mới đẻ, đồng thời đưa ra những vướng mắc, khó khăn trong việc áp dụng pháp luật Hình sự hiện hành đang gặp phải. - Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về tội giết con mới đẻ, đưa ra những biện pháp nhằm đấu tranh phòng chống loại tội phạm và nâng cao hiệu quả xử lý tội giết con mới đẻ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Luận văn triển khai nghiên cứu đối tượng là hành vi phạm tội và người phạm tội giết con mới đẻ. - Luận văn nghiên cứu và giải quyết những vấn đề xung quanh chế định tội phạm giết con mới đẻ trong luật hình sự Việt Nam, kết hợp với việc nghiên cứu, đánh giá tình hình thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn cả nước, đưa ra được những nguyên nhân, tồn tại, hạn chế. 4 - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn xét xử tội giết con mới đẻ trên địa bàn cả nước trong thời gian năm năm (từ năm 2010 đến năm 2014). 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Luận văn sử dụng lý luận, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về xây dựng Nhà nước và pháp luật, đấu tranh phòng chống tội phạm; quan điểm của Đảng và Nhà nước về đấu tranh chống tội phạm xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con người nói chung và tội giết con mới đẻ nói riêng. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp… Từ đó tìm mối liên hệ giữa các quy định của pháp luật với thực tiễn đã phù hợp hay chưa, xem xét nội dung quy định của pháp luật khi áp dụng trong thực tiễn đời sống xã hội. 6. Những điểm mới của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống và tương đối toàn diện về tội giết con mới đẻ. Là đề tài chuyên khảo khoa học pháp lý với hướng nghiên cứu mới, chuyên sâu hơn, làm rõ các vấn đề về cấu thành tội phạm, tội danh, hình phạt, đồng phạm, các giai đoạn thực hiện tội phạm... Góp phần làm rõ những quy định của pháp luật về tội giết con mới đẻ, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật, tình hình tội phạm từ đó phát hiện những tồn tại vướng mắc và đề xuất được những biện pháp khắc phục những khúc mắc tồn tại đó. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về tội giết con mới đẻ Chương 2: Tội giết con mới đẻ theo Bộ luật hình sự năm 1999 Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật hình sự đối với tội giết con mới đẻ trên địa bàn cả nước và những kiến nghị hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội giết con mới đẻ. 5 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIẾT CON MỚI ĐẺ 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc quy định tội giết con mới đẻ 1.1.1. Vài nét về các tội xâm phạm tính mạng trong Luật hình sự Việt Nam Con người được coi là vốn quí của xã hội, là đối tượng hàng đầu được luật hình sự nói riêng cũng như pháp luật nói chung bảo vệ. Bảo vệ con người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và tự do của họ, vì đó là những vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đối đối với con người. Điều 19 Hiến pháp 2013 của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”. Do đó, khi có bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến các quyền con người nói chung, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm nói riêng đều bị xử lý rất nghiêm khắc. BLHS Việt Nam năm 1999, sửa đổi năm 2009 đã dành một chương riêng quy định trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người. Đây được coi là một trong những chế định quan trọng nhất của bộ luật hình sự Việt Nam, trực tiếp bảo vệ con người với tư cách là chủ thể của các mối quan hệ xã hội. Khái niệm: Các tội xâm phạm tính mạng của con người là những hành vi (hành động hoặc không hành động), có lỗi (cố ý hoặc vô ý) xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng của người khác. Đặc điểm của nhóm các tội xâm phạm tính mạng của con người: Khách thể của nhóm tội này là một trong những khách thể quan trọng nhất trong số các nhóm khách thể được Luật hình sự bảo vệ. Đó là quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng. 6 Đối tượng của nhóm tội này là những chủ thể có quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng. Đó là những người đang sống, đang tồn tại độc lập trong xã hội với tư cách là một con người, một thực thể tự nhiên và xã hội. Như vậy, bào thai và xác chết không phải đối tượng của những hành vi phạm tội thuộc nhóm tội này. Mặt khách quan: Hành vi khách quan của các tội xâm phạm tính mạng tuy khác nhau ở hình thức thể hiện cụ thể, nhưng có cùng tính chất là đều có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra thiệt hại về tính mạng. Trong những hành vi phạm tội của nhóm tội phạm này có những hành vi có thể thực hiện được bằng cả hai hình thức hành động và không hành động, có những hành vi chỉ có thể thực hiện được bằng hình thức hành động và có những hành vi chỉ có thể thực hiện được bằng hình thức không hành động. Đối với tội giết con mới đẻ được quy định tại Điều 94 thì loại tội phạm này có những hành vi có thể thực hiện cả bằng hình thức hành động và không hành động. Hậu quả mà những hành vi nói trên có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra thiệt hại đến quyền được sống của con người, thể hiện dưới dạng thiệt hại về vật chất là chết người. Tuy nhiên, dấu hiệu hậu quả chết người chỉ là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm một số tội. Ở các cấu thành tội phạm còn lại, hậu quả chết người không phải là dấu hiệu định tội. Chủ thể: Chủ thể của hầu hết các tội xâm phạm tính mạng là chủ thể thường. Những người có năng lực trách nhiệm hình sự đều có khả năng để trở thành chủ thể của nhiều tội thuộc nhóm tội phạm này. Mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội có thể là lỗi cố ý hoặc vô ý hoặc có thể cả lỗi cố ý hay vô ý. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của tội giết con mới đẻ Khái niệm: Tội giết con mới đẻ là trường hợp người mẹ nào do ảnh 7 hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến lạc hậu hoặc do hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả là đứa trẻ chết. Đặc điểm của tội giết con mới đẻ: Khách thể: Hành vi giết con mới đẻ xâm phạm tính mạng của người khác một cách trái pháp luật, đặc biệt khi người đó lại có mối quan hệ ruột thịt, huyết thống với người phạm tội, cụ thể ở đây là tính mạng của đứa trẻ mới sinh ra, là con ruột của người phạm tội. Nạn nhân phải là con mới đẻ - tức là con mới sinh trong vòng bảy ngày tuổi và đó phải là con do chính người phạm tội (người mẹ) sinh ra. Mặt khách quan: Hành vi giết con mới đẻ thường được thể hiện dưới dạng không hành động như: bỏ con đói cho đến chết, không cho trẻ ăn, uống, không cho bú, không chăm sóc dẫn đến hậu quả là đứa trẻ chết; hay cũng có thể được thể hiện dưới dạng hành động như người mẹ có những hành vi làm cho trẻ ngạt thở (bóp mũi, úp gối lên mặt con, vứt bỏ ngoài đường…. dẫn đến hậu quả là đứa trẻ bị chết. Việc giết con không phải do một ác ý nào mà do hoàn cảnh bất đắc dĩ hoặc do ảnh hưởng nặng nề của tư tư tưởng lạc hậu (như người phụ nữ không có chồng mà sinh con hoang, do sợ dư luận mà phải giết con); hoặc do hoàn cảnh khách quan đặc biệt (như đứa trẻ mới sinh có khuyết tật…). Nếu giết con mình vì một lý do nào khác không phải do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hay hoàn cảnh đặc biệt thì không được xác định là tội phạm này mà phải định tội giết người. Mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Khi thực hiện hành vi phạm tội, người mẹ đang trong tình trạng tâm – sinh lý không bình thường, khả năng nhận thức và kiềm chế đều bị hạn chế. Chủ thể: Tội phạm có chủ thể đặc biệt, đó là những người mẹ đang 8 trong tình trạng mới sinh con trong vòng 7 ngày tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự. Do đây là tôi phạm ít nghiêm trọng nên người mẹ là chủ thể phải đạt từ đủ 16 tuổi trở lên. Vì vậy, đối với những bà mẹ bất đắc dĩ chưa đủ 16 tuổi mà giết con mới sinh của mình sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Hình phạt: Người mẹ giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ của mình dẫn đến đứa bé chết có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Cùng là tội pham xâm hại tới khách thể quan trọng được pháp luật hình sự bảo vệ là quyền sống của con người, đặc biệt đối tượng bị xâm hại là những đứa trẻ non nớt không có khả năng tự vệ nhưng lại được áp dụng hình phạt nhẹ hơ nhiều so với hành vi giết người quy định tại Điều 93. Xuất phát từ bản chất nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa, Luật hình sự quy định áp dụng hình phạt nhẹ. Bởi người phạm tội trong trường hợp này là người mẹ trực tiếp sinh ra nạn nhân với tình mẫu tưt, họ phải giết con mình do ảnh hưởng tư tưởng lạc hậu, do tàn dư của xã hội cũ, những tệ nạn, hủ tục của xã họi hay những hoàn cảnh khách quan đặc biệt đưa người phụ nữ vào sự bế tắc… nhìn ở một góc độ khác thì họ nạn nhân của những tư tưởng lạc hậu, hoàn cảnh éo le trong cuộc sống. Bên cạnh đó người phụ nữ khi mang thai và sinh nở có nhiều diễn biến phức tạp về tâm lý và thể chất, sự kiềm chế hành vi cũng như nhận thức bị hạn chế. 1.1.3. Ý nghĩa của việc quy định tội giết con mới đẻ 1.1.3.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Giết con mới đẻ là tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm tính mạng sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con người. Việc quy định tội giết con mới đẻ vào nhóm tội này là dựa trên những cơ sở lý luận chặt chẽ và có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc quy định tội giết con mới đẻ về mặt lý luận đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền trẻ em nói riêng và con người nói chung. Quyền của trẻ em đã được ghi nhận chi tiết tại các văn kiện quốc tế. 9 Xét ở góc độ luật quốc tế, các quyền và tự do cá nhân đầu đầu tiên được ghi nhận trong một văn kiện quốc tế đó là Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền, 1948 (UDHR) và Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị 1966 (ICCPR) đã đặt nền móng cho việc tạo dựng một hệ thống tương đối đầy đủ các văn kiện quốc tế về quyền dân sự và chính trị của con người, một cơ chế quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy các quyền dân sự và chính trị của con người, biến các quyền dân sự và chính trị của con người trở thành một bộ phận quan trọng cấu tạo thành hệ thống các quyền con người. Việt Nam gia nhập Công ước ngày 24/09/1984. Tính tới thời điểm hiện tại, Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị của con người năm 1966 là văn bản pháp lý phổ cập, quy định đầy đủ và toàn diện nhất các quyền dân sự và chính trị của con người nói chung, đặc biệt quyền được sống của con người [42, tr.28]. Quyền được sống được đề cập đầu tiên trong Điều 3 UDHR và tiếp tục được ghi nhận tại Điều 6 ICCPR: “Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tùy tiện” [10]. Ngoài những khía cạnh đã nêu cụ thể ở Điều 6 ICCPR, trong Bình luận chung số 06 thông qua tại phiên họp lần thứ 16 năm 1982, UNHRC đã giải thích thêm một số khía cạnh liên quan đến ý nghĩa và nội dung của quyền sống như: (i) quyền sống là một quyền cơ bản của con người mà trong bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia, cũng không thể vi phạm; (ii) quyền sống bao gồm cả những khía cạnh nhằm đảm bảo sự tồn tại của con người; (iii) các quốc gia có nghĩa vụ cấm các hoạt động tuyên truyền chiến tranh, kích động hận thù, bạo lực, chống chiến tranh và các tội phạm; (iv) quốc gia thành viên tiến hành các biện pháp phòng, chống và trừng trị việc tùy tiện tước đoạt tính mạng con người do bất kỳ chủ thể nào gây ra; (v) các quốc gia thành viên hạn chế sử dụng hình phạt tử hình [44, tr171-196]. Cũng liên quan đến quyền sống, UNHRC còn thông qua Bình luận số 14 tái 10 khẳng định tầm quan trọng của quyền sống, coi đó là cơ sở cho tất cả các quyền con người và yêu cầu thực hiện quyền sống trong mọi hoàn cảnh. Quyền sống của con người nói chung và của trẻ em được coi là quyền tối cao của con người không được phép bỏ qua kể cả trong trường hợp khẩn cấp. Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC) là văn bản quốc tế đầu tiên đề cập đến quyền trẻ em theo hướng tiến bộ, bình đẳng, toàn diện và mang tính pháp lý cao. Công ước được Đại Hội đồng Liên hợp quốc chính thức thông qua ngày 20 tháng 11 năm 1989. Tính đến năm 2002 đã có 191 nước ký và phê chuẩn, tham gia. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và là nước đầu tiên ở châu Á đã ký cam kết thực hiện. Công ước gồm 54 điều khoản trong đó có tới 41 điều khoản để ra các quyền của tất cả trẻ em và quyền được sống là một trong bốn nhóm quyền quan trọng được quy định tại công ước [42, tr.27]. Quyền sống của trẻ em được ghi nhận tại Điều 6 của Công ước quốc tế về quyền trẻ em theo đó: “Các quốc gia thành viên công nhận rằng, mọi trẻ em đều có quyền cố hữu được sống; các quốc gia thành viên phải bảo đảm đến mức tối đa có thể được sự sống còn và phát triển của trẻ em” [10, Điều 6]. Điều này được công ước khẳng định bằng việc quy định công nhận quyền của mọi trẻ em tại Điều 24. Theo nội dung bình luận số 17 được thông qua tại phiên họp thứ 35 năm 1989 thì: Điều 24 của Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị đã công nhận quyền của mọi trẻ em, không có bất cứ sự phân biệt nào, gia đình, xã hội và Chính phủ phải bảo vệ chúng với tư cách một người chưa thành niên. Các quốc gia thành viên phải áp dụng các phương thức đặc biệt để bảo vệ trẻ em, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện theo Điều 2 công ước quốc tế về quyền dân sự chính trị là đảm bảo mọi người đều được hưởng những quyền theo quy định của công ước. Điều 24 không phải là điều khoản duy nhất của công ước công nhận quyền trẻ em, mà như mọi cá nhân, trẻ em có quyền hưởng tất cả các quyền công dân được đề ra trong Công ước. 11 Một vài điều khoản của Công ước chỉ ra cho các quốc gia các biện pháp thực hiện với quan điểm tạo điều kiện cho người chưa thành niên được bảo vệ tốt hơn người trưởng thành [44, tr.171-196]. Vì vậy, liên quan đến quyền được sống, hình phạt tử hình không thể áp dụng cho tội phạm dưới 18 tuổi. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp các biện pháp tiến hành không được chỉ ra mà do từng nước tùy thuộc vào tình hình thực tế của mỗi nước đưa ra những biện pháp như các biện pháp kinh tế và xã hội cần làm giảm bớt tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, và diệt tận gốc vấn đề thiếu dinh dưỡng ở trẻ em và bảo vệ trẻ em khỏi những hành vi phạm tội, sự đối xử độc ác vô nhân đạo… Ngoài ra trong nội dung bình luận chung số 17 khẳng định các quốc gia thành viên có quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ đặc biệt thuộc về mỗi đứa trẻ bởi vì chúng còn quá nhỏ [44, tr 171-196]. Với nhận thức đúng ý nghĩa xã hội, vị trí và vai trò của các Điều ước quốc tế về quyền con người Việt Nam đã nhanh chóng ký kết và gia nhập nhiều Điều ước từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XIX. Chúng ta đã từng bước sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, khắc phục những khó khăn tồn tại để từng bước xây dựng, mở rộng, phát triển tới hoàn thiện pháp luật về quyền con người nói chung đặc biệt liên quan tới trẻ em. Ngay sau khi giành được độc lập năm 1945, quyền con người, quyền công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó tiếp tục được khẳng định, mở rộng trong các Hiến pháp 1959, 1980, 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001) và 2013, cũng như các văn pháp pháp luật quốc gia khác. Sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966 thì việc ghi nhận và bảo đảm thực hiện quyền này càng được đẩy mạnh hơn thông qua các hoạt động lập pháp. Tham gia vào các Điều ước quốc tế về quyền con người trong lĩnh vực dân sự và chính trị, Việt Nam ý thức được sâu sắc đó là cam kết chính trị, pháp lý của Việt 12 Nam trong sự nghiệp bảo vệ nhân quyền trước cộng đồng thế giới. Chuyển hóa các quy định của Điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên cũng là một nghĩa vụ bắt buộc. Các quy định của điều ước quốc tế về quyền con người trong lĩnh vực dân sự chính trị được chuyển hóa vào pháp luật Việt Nam thông qua việc xây dựng xác văn bản quy phạm pháp luật mới hoặc sửa đổi bổ sung các văn bản hiện hành. Tội giết con mới đẻ được quy định trên tinh thần nội luật hóa các điều ước mà Việt Nam là thành viên. Tội giết con mới đẻ xâm phạm trực tiếp tới đối tượng là mạng sống của trẻ em nói riêng, xâm phạm tới tính mạng và quyền sống của con người nói chung. Con người được coi là vốn quý của xã hội, là đối tượng hàng đầu được pháp luật hình sự nói riêng cũng như pháp luật nói chung bảo vệ. Trong các quyền con người, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm có vị trí đặc biệt quan trọng trong chính sách, pháp luật của Nhà nước ta. Trên cơ sở quy định tại Điều 71 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) được nhắc lại khoản 1 Điều 20 Hiến pháp Việt Nam 2013 quy đinh: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất cứ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm…” [27, Điều 20, Khoản 1]. Bảo vệ con người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và tự do của họ vì đó là những điều có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với con người. Do đó, khi có bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến các quyền con người nói chung, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm nói riêng đều bị xử lý rất nghiêm khắc. BLHS Việt Nam năm 1999, sửa đổi năm 2009 đã dành một chương riêng quy định trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người. Đây được coi là một trong những chế định quan trọng nhất của bộ luật hình sự Việt Nam, trực tiếp bảo vệ con người với tư cách là chủ thể của các mối quan hệ xã hội. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan