Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vậ...

Tài liệu Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên)

.PDF
114
330
112

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT DƢƠNG DIỆP QUẦN TỘI CHẾ TẠO, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT VẬT LIỆU NỔ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT DƢƠNG DIỆP QUẦN TỘI CHẾ TẠO, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT VẬT LIỆU NỔ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên) Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Trƣơng Quang Vinh HÀ NỘI - 2014 2 Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n D-¬ng DiÖp QuÇn 3 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng 1 MỞ ĐẦU Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỘI CHẾ TẠO, TÀNG TRỮ, 8 VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT VẬT LIỆU NỔ 1.1. Khái niệm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán 8 trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ 1.2. Cơ sở pháp lý của tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, 10 mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ 1.3. Các yếu tố cấu thành tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử 16 dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ 1.3.1. Khách thể của tội phạm 16 1.3.2. Mặt khách quan của tội phạm 17 1.3.3. Mặt chủ quan của tội phạm 23 1.3.4. Chủ thể của tội phạm 25 1.3.5. Hậu quả của tội phạm 26 Chương 2: TỘI CHẾ TẠO, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG, 28 MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT VẬT LIỆU NỔ THEO ĐIỀU 232 BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999 VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1. Các quy định của bộ luật hình sự Việt Nam về tội chế tạo, 28 tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ 2.1.1. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 232 Bộ luật Hình sự 4 28 2.1.2. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 232 32 Bộ luật Hình sự 2.1.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 40 Điều 232 Bộ luật Hình sự 2.1.4. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 232 43 Bộ luật Hình sự 2.1.5. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội 46 2.2. 50 Thực trạng áp dụng pháp luật về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ 2.2.1. Diễn biến chung về tình hình tội phạm và tội chế tạo, tàng trữ, 51 vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 2.2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, 59 sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP 74 DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI CHẾ TẠO, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT VẬT LIỆU NỔ 3.1. Cần có những quy định, hướng dẫn cụ thể để thống nhất áp 74 dụng Điều 232 Bộ luật Hình sự 3.2. Hạn chế những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát 78 triển tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ 3.3. Tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân thực hiện 80 Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm trong đó có tội phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ 3.4. Chấn chỉnh công tác thống kê, báo cáo tình hình tội phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ 5 84 3.5. Nâng cao hiệu quả tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, 86 xét xử các vụ án về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ 3.6. Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức trong hệ 95 thống cơ quan tư pháp, phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan điều tra, truy tố, xét xử với cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhằm xác định tội phạm và người phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, xử lý tội phạm 3.7. Tăng cường những biện pháp quản lý trật tự, xã hội 99 KẾT LUẬN 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Thành phần của những người phạm tội chế tạo, tàng trữ, 56 bảng 2.1 vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ 56 tại tỉnh Thái Nguyên 7 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 (năm 1986) đến nay, trên đất nước ta đã và đang diễn ra quá trình đổi mới sâu sắc và toàn diện. Đời sống chính trị - xã hội đã có những biến đổi quan trọng. Đặc biệt, nền kinh tế - xã hội đã có những bước phát triển lớn, tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, sau một thời gian xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp để bước vào nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, tình hình kinh tế, xã hội nước ta vẫn còn chịu ảnh hưởng và tác động lớn của cơ chế quản lý cũ và tác động của mặt trái của cơ chế thị trường, do đó tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật khác còn nhiều phức tạp, gây thiệt hại đáng kể đến tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản của công dân, ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Trong điều kiện đất nước ta hiện nay, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm vẫn còn nhiều hạn chế. Diễn biến của tình hình tội phạm nói chung cũng như các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nói riêng hết sức phức tạp và đang có xu hướng gia tăng. Trong đó tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ đang ngày càng phổ biến và diễn biến ngày càng phức tạp, gây mất trật tự công cộng và tạo ra dư luận xấu trong cộng đồng dân cư. Tuy Bộ luật Hình sự có quy định cụ thể và khá đầy đủ về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, song vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu, những tình huống xảy ra trong thực tế ở Việt Nam hiện nay cũng như trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn, tôi thấy rằng, việc nghiên cứu về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm 8 đoạt vật liệu nổ mang tính cấp bách, để từ đó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao, hoàn thiện cơ sở pháp lý về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, từ đó trừng trị nghiêm khắc người phạm tội, răn đe người có ý định thực hiện tội phạm đó, đồng thời bảo vệ trật tự xã hội, tạo niềm tin cho người dân yên tâm sinh sống. Với mong muốn có những đóng góp một phần nhỏ về mặt lý luận và thực tiễn, tác giả chọn đề tài "Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên)" để làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Do tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ diễn biến phức tạp và ngày càng gia tăng, nên đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở những mức độ khác nhau, những phương diện khác nhau về tội tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ. Về giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận có các công trình sau: Trần Đức Thìn, Luật Hình sự - Phần các tội phạm, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2010; Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997; Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học luật Hình sự, Phần các tội phạm, tập 2, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2002. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, khảo sát trên đây cho thấy, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu cơ bản. Tuy nhiên, những nghiên cứu về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ mới chỉ dừng lại ở các công trình nghiên cứu chung về phần các tội phạm hoặc các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, chưa nghiên cứu độc lập, đánh giá lý luận và tổng kết thực tiễn về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ. 9 Như vậy, tình hình nghiên cứu trên đây lại một lần nữa cho phép khẳng định việc nghiên cứu đề tài "Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên)" là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn. 3. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu và đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục tiêu nghiên cứu 3.1.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ dưới khía cạnh lập pháp hình sự và áp dụng trong thực tiễn, từ đó luận văn đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong luật hình sự Việt Nam, cũng như đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng những quy định của loại tội này trong thực tiễn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3.1.2. Mục tiêu cụ thể Từ việc nghiên cứu tổng quát về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ luận văn nghiên cứu sâu về cơ sở của việc hình thành quy định về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, khái niệm, cơ sở pháp lý, các quy định trong pháp luật hình sự hiện hành, thực trạng áp dụng các quy định pháp luật hình sự trong hoạt động xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của áp dụng pháp luật đối với tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ. 3.2. Nội dung nghiên cứu Từ mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn có những nội dung nghiên cứu chủ yếu sau: 10 - Từ cơ sở kết quả tổng hợp các quan điểm của các tác giả về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, luận văn nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề chung như: Khái niệm, quá trình hình thành và phát triển những quy định về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong luật Hình sự Việt Nam, nghiên cứu những quy định về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ; thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, những khó khăn, vướng mắc, bất cập khi áp dụng. - Khái quát sự phát triển của tội tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong lịch sử pháp luật hình sự để rút ra những nhận xét, đánh giá; - Nghiên cứu các quy định cụ thể về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong Bộ luật Hình sự hiện hành của Việt Nam, từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá; - Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, đồng thời phân tích làm rõ những tồn tại, hạn chế xung quanh việc áp dụng và những nguyên nhân cơ bản của nó; - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành, cũng như những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng của tội này trong thực tiễn. 3.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép 11 hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, tìm hiểu thực trạng về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây. Dựa trên cơ sở Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, đề tài tập trung nghiên cứu, làm rõ những vấn đề: - Các vấn đề trọng tâm liên quan đến tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ như: Khái niệm, các trường hợp áp dụng... - Nghiên cứu thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong thời gian gần đây và đưa ra những nhận xét, đánh giá. - Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ theo quy định của luật hình sự và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay, luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại, nâng cao hiệu quả của các quy định của pháp luật về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ. Nghiên cứu tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật nổ trên cơ sở thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2009 đến năm 2013. 4. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng chính sách hình sự áp dụng đối với tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ. 5. Địa điểm nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ theo quy định của luật hình sự 12 và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong năm năm từ năm 2009 đến năm 2013. 6. Những điểm mới và đóng góp của luận văn Đây là đề tài khoa học nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận của tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Những điểm mới cơ bản của luận văn là: - Tổng hợp các quan điểm khoa học về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ. - Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong luật hình sự Việt Nam. - Nghiên cứu, đánh giá làm sáng tỏ những tồn tại, hạn chế của thực tiễn áp dụng tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, cũng như những nguyên nhân cơ bản của các tồn tại, hạn chế đó; - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất các định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật thực định và nâng cao hiệu quả áp dụng tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp hiện nay ở Việt Nam. Ngoài ra, luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu, cho người làm công tác thực tiễn liên quan đến việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong thực tế. Đồng thời là nguồn tham khảo cho những cá nhân quan tâm đến pháp luật hình sự nói chung và tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép 13 hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ nói riêng, tạo tiền đề cho việc hiểu rõ hơn các quy định cũng như những tồn tại, hạn chế của loại tội này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ. Chương 2: Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ theo Điều 232 Bộ luật Hình sự 1999 và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự về về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ. 14 Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỘI CHẾ TẠO, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT VẬT LIỆU NỔ 1.1. Khái niệm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ Đất nước Việt Nam tuy chiến tranh đã kết thúc gần 40 năm nhưng đến nay vẫn còn để lại hàng trăm nghìn tấn bom, mìn, vật liệu nổ còn sót lại. Chỉ tính riêng số bom, mìn do quân đội Mỹ đã sử dụng tại Việt Nam là trên 15 triệu tấn, trong đó có khoảng 10% không phát nổ, hiện đang nằm rải rác trên diện tích khoảng 6,6 triệu ha của trên 10.500 xã trong cả nước (chưa kể trên biển). Có rất nhiều vụ nổ bom, mìn đã xảy ra mà nguyên nhân chủ yếu là do người dân tự phá để lấy thuốc nổ và phế liệu để bán hoặc sử dụng. Hậu quả của các vụ nổ đã làm thiệt hại về tình mạng và tài sản của người dân, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng ngày của nhân dân, gây mất trật tự và an toàn xã hội. Trong thời gian qua nền kinh tế nước ta đang có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều của cải cho xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Song mặt trái của nền kinh tế thị trường kết hợp với tâm lý hưởng thụ, lối sống coi trọng chủ nghĩa thực dụng, cá nhân vị kỷ, tìm kiếm lợi nhuận là trên hết đã khiến cho một bộ phận cá nhân muốn làm giầu bất chính, buôn bán các mặt hàng nguy hiểm để kiếm lợi nhuận cao trong đó có các loại hàng thuộc nhóm vật liệu nổ như pháo, thuốc nổ... Nhiều đối tượng sử dụng các loại mìn, thuốc nổ trái phép có chiều hướng gia tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cần phải quy định cụ thể về các hành vi vi phạm pháp luật nêu trên trong một điều luật tương ứng của Bộ luật Hình 15 sự, đảm bảo có căn cứ pháp luật xử lý các đối tượng vi phạm, đảm bảo an toàn xã hội, đồng thời răn đe người dân để tránh vi phạm pháp luật. Đấu tranh phòng chống tội phạm là nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, trong đó có đấu tranh phòng chống tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ. Để đấu tranh, phòng chống tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ đạt hiệu quả cao vấn đề đầu tiên cần phải xác định rõ khái niệm của tội phạm này. Bởi vì, chỉ trên cơ sở nhận thức đúng và đầy đủ về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ mới có thể đề ra được các phương hướng, giải pháp cụ thể để đấu tranh, phòng chống. Thực tiễn của nước ta hiện nay càng khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết phải làm sáng tỏ vấn đề đó. Theo Từ điển bách khoa mở, Vật liệu nổ là chất hóa học hay các hợp chất, các vật liệu có khả năng tạo thành một thể tích khí lớn (gấp 15.000 lần thể tích ban đầu), phát ra nhiệt độ cao (3.000 - 4.000 độ C), áp suất rất cao, trong thời gian rất ngắn (1/10.000 giây). Các đặc trưng của một vật liệu nổ: Nó là một chất hóa học hay hợp chất hóa học không an định (không bền). Sự tăng lên đột ngột của chất nổ thường kết hợp bởi việc tạo ra nhiệt độ cao và thay đổi rất lớn về áp suất. Chất nổ có khả năng tạo ra một vụ nổ khi có kích thích ban đầu. Các kích thích ban đầu có thể là các xung cơ học, đâm chọc, va đập, cọ xát, nhiệt. Qua khái niệm trên cho thấy định nghĩa về vật liệu nổ theo phương diện hóa học, qua đó thể hiện các chất tạo thành vật liệu nổ, chu trình hoạt động của các chất tạo ra chất nổ. Tại Điều 3 Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30 tháng 6 năm 2011 giải thích về vật liệu nổ như sau: 16 6. Vật liệu nổ gồm thuốc nổ và các phụ kiện nổ. 7. Vật liệu nổ quân dụng là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh 8. Vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp, kinh tế, dân sinh [43]. Tại Điều 3 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 giải thích về thuốc nổ và các phụ kiện nổ như sau: 1. "Thuốc nổ" là hóa chất hoặc hỗn hợp hóa chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện. 2. "Phụ kiện nổ" là các loại kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, các vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc các loại thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ [7]. Tại khoản 1 Điều 232 Bộ luật Hình sự quy định như sau: "1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm" [26]. Như vậy, qua khoản 1 Điều 232 Bộ luật Hình sự có thể hiểu chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ là hành vi làm ra, cất giữ, chuyển dịch, bán hay mua để bán lại, cướp nhằm chiếm đoạt, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, trộm cắp, tham ô, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt vật liệu nổ. 1.2. Cơ sở pháp lý của tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ Vào những năm 1970 do đất nước ta lúc đó vẫn còn chiến tranh, loại tội về vật liệu nổ chưa xuất hiện do vậy khi ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ngày 21 tháng 10 năm 1970 chưa có điều luật nào quy định về vật liệu nổ. 17 Đến năm 1985, Bộ luật Hình sự đầu tiên của nước ta ra đời. Ở thời điểm đó bắt đầu xuất hiện các hành vi phạm pháp liên quan đến chất nổ. Do sự nguy hiểm và sự ảnh hưởng nghiêm trọng của nhóm tội này đối với từng cá nhân và toàn xã hội, do vậy tại Điều 96 Bộ luật Hình sự năm 1985 quy định về tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ, chất cháy, chất độc hoặc chất phóng xạ như sau: 1. Người nào chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ, chất cháy, chất độc hoặc chất phóng xạ thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm: a) Có tổ chức; b) Vật phạm pháp có số lượng lớn; c) Gây hậu quả nghiêm trọng; d) Tái phạm nguy hiểm; 3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân [23]. Việc quy định loại tội này cụ thể trong điều luật chính là bước ngoặt quan trọng, tạo cơ sở cho việc xử lý các hành vi vi phạm luật về chất nổ, thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với việc chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ. Mặc dù đã được pháp điển hóa thành Bộ luật, nhưng việc quy định trong cùng một điều luật về chất nổ, chất cháy, chất độc hoặc chất phóng xạ tạo nên khó khăn trong quá trình áp dụng điều luật, mặt khác nếu chỉ quy định về chất nổ sẽ không bao quát hết các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến loại tội này, dễ bỏ lọt tội phạm, gây nhiều tranh cãi về việc xử lý hành vi phạm pháp. Do vậy khi Bộ luật Hình sự năm 1999 ra đời trên cơ sở kế thừa những quy định tại Điều 96 Bộ luật Hình sự năm 1985, Điều 232 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định như sau: 18 1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Có tổ chức; b) Vật phạm pháp có số lượng lớn; c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới; d) Gây hậu quả nghiêm trọng; đ) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm [26]. Quy định như vậy đã tạo nên bước tiến vượt bậc của quá trình lập pháp, trong quá trình áp dụng điều luật các cơ quan có thẩm quyền không chỉ có cơ sở xử lý các hành vi vi phạm về chất nổ mà còn có cơ sở để xử lý hành vi liên quan đến các phụ kiện nổ. So với Điều 96 Bộ luật Hình sự năm 1985 thì Điều 232 Bộ luật Hình sự năm 1999 có những sửa đổi, bổ sung sau: Nếu Điều 96 Bộ luật Hình sự năm 1985 dùng thuật ngữ "chất nổ" là đối tượng tác động, thì Điều 232 Bộ luật Hình sự năm 1999 dùng thuật ngữ 19 "vật liệu nổ", thuật ngữ "vật liệu nổ" có nghĩa rộng hơn so với "chất nổ". Nếu tại Điều 96 Bộ luật Hình sự năm 1985 chỉ quy định về các tội phạm liên quan đến chất nổ, như vậy chỉ khi có hành vi vi phạm các quy định về chất nổ ở một mức độ nhất định thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn khi vi phạm các quy định về các loại chất liệu không phải là chất nổ như vận chuyển trái phép kíp nổ, dây nổ... sẽ khó có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi đó, bởi vì Bộ luật Hình sự chỉ quy định về chất nổ chứ không quy định các phụ kiện nổ như kíp nổ, dây nổ.... Việc sử dụng thuật ngữ "chất nổ" theo quy định tại Điều 96 Bộ luật Hình sự năm 1985 đã không bao quát được hết các hành vi vi phạm, người phạm tội sẽ lợi dụng kẽ hở của pháp luật nhằm thu lợi bất chính vì ngoài thuốc nổ còn rất nhiều vật khác liên quan đến thuốc nổ như kíp nổ, mồi nổ..., những vật này chính là một bộ phận để đảm bảo cho thuốc nổ có thể phát huy công dụng. Bộ luật Hình sự năm 1999 ra đời đã thay thế thành thuật ngữ "vật liệu nổ", điều này đã đáp ứng được yêu cầu xử lý loại tội này, bởi vì vật liệu nổ sẽ bao hàm cả thuốc nổ và các loại phụ kiện nổ như dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, các vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc các loại thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ. Ngoài ra tại Điều 232 Bộ luật Hình sự năm 1999 còn bổ sung thêm hành vi "vận chuyển" là hành vi phạm tội mà Điều 96 Bộ luật Hình sự năm 1985 chưa quy định. Quy định thêm về hành vi "vận chuyển" trái phép vật liệu nổ đã đáp ứng yêu cầu bức thiết trong quá trình hoàn thiện pháp luật hình sự, bởi vì sau khi Bộ luật Hình sự năm 1985 ra đời hành vi phạm tội vận chuyển vật liệu nổ khi không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xảy ra rất nhiều, người phạm tội lợi dụng pháp luật hình sự không quy định về hành vi vận chuyển trái phép vật liệu nổ khi bị phát hiện dù người phạm tội trên thực tế đang tàng trữ trái phép vật liệu nổ trong người thì cũng khai là vận chuyển, hoặc do điều luật không quy định đó là hành vi phạm tội cho nên 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan