Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức làng xã thời vua lê thánh tông, vua minh mạng và kinh nghiệm cần kế thừa...

Tài liệu Tổ chức làng xã thời vua lê thánh tông, vua minh mạng và kinh nghiệm cần kế thừa

.PDF
69
1
75

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC -----------***------------ HỒ PHƯỚC LONG MSSV: 1853801090036 TỔ CHỨC LÀNG XÃ THỜI VUA LÊ THÁNH TÔNG, VUA MINH MẠNG VÀ KINH NGHIỆM CẦN KẾ THỪA Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật Niên khóa: 2018 - 2022 Người hướng dẫn: TS. Dương Hồng Thị Phi Ph TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng em, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Dương Hồng Thị Phi Phi. Khóa luận đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này./. Tác giả Hồ Phước Long DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT : Hội đồng nhân dân HĐND Luật Tổ chức chính quyền : Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, địa phương sửa đổi bổ sung năm 2019 Nghị quyết liên tịch : Nghị quyết liên tịch 09/2008/NQLT-CP09/2008/NQLT-CPUBTWMTTQVN UBTWMTTQVN của Chính phủ và Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 Pháp lệnh thực dân chủ ở xã, phường, thị trấn : Thành phố Hồ Chí Minh TPHCM Thông tư 04/2012/TT- : Thông tư 04/2012/TT-BNV hướng dẫn về tổ chức BNV sửa đổi bổ sung năm và hoạt động của thôn, tổ dân phố, sửa đổi bổ sung 2018 Thông BNV tư bởi Thông tư 14/2018/TT-BNV 14/2018/TT- : Thông tư 14/2018/TT-BNV sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố Quyết định 22/2018/QĐ- : Quyết định 22/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng TTg UBND Chính phủ ngày 08 tháng 5 năm 2018 về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước : Ủy ban nhân dân MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔ CHỨC LÀNG XÃ THỜI VUA LÊ THÁNH TÔNG VÀ VUA MINH MẠNG ............................................................................................................5 1.1. Khái niệm làng xã ...........................................................................................5 1.2. Tổ chức làng xã thời vua Lê Thánh Tông.....................................................6 1.2.1. Bối cảnh tiến hành cải cách ........................................................................6 1.2.2. Nội dung cải cách .......................................................................................7 1.3. Tổ chức làng xã thời vua Minh Mạng .........................................................16 1.3.1. Bối cảnh tiến hành cải cách ......................................................................16 1.3.2. Nội dung cải cách .....................................................................................18 1.4. Những nhận xét chung về tổ chức làng xã Việt Nam thời vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mạng .....................................................................................24 1.4.1. Nhà nước tăng cường quản lý những vẫn đảm bảo không gian tự trị cho làng xã .................................................................................................................24 1.4.2. Làng xã nào cũng có một bộ máy quản lý do dân làng bầu lên và tương đối độc lập với cấp trên ......................................................................................24 1.4.3. Các làng xã được quyền tổ chức soạn thảo “bộ luật” – hương ước của làng......................................................................................................................25 1.4.4. Làng xã có quyền tổ chức cơ quan tuần phòng riêng để phụ trách công việc bảo vệ an ninh..............................................................................................26 1.4.5. Làng xã nào cũng có một cơ quan giải quyết tranh chấp là pháp đình ...26 1.4.6. Làng xã có nhiều quyền hạn trong việc phân chia và định đoạt các tài sản công .................................................................................................................... 26 1.4.7. Nhà nước đã thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả trong khi trao quá nhiều quyền lực cho làng xã đã dẫn đến sự tha hóa quyền lực của bộ máy làng xã và đỉnh điểm là nạn cường hào. .............................................................27 CHƯƠNG 2. BẤT CẬP TRONG TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ HIỆN NAY VÀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI TRÊN CƠ SỞ KẾ THỪA MÔ HÌNH TỔ CHỨC LÀNG XÃ THỜI VUA LÊ THÁNH TÔNG VÀ VUA MINH MẠNG ..............30 2.1. Tổ chức chính quyền cấp xã theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2019 ......................30 2.1.1. Vị trí, cơ cấu tổ chức của chính quyền cấp xã ..........................................30 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã .........................................32 2.1.3. Mối quan hệ giữa chính quyền cấp xã với chính quyền địa phương cấp trên ......................................................................................................................35 2.1.4. Mối quan hệ giữ chính quyền cấp xã với các tổ chức tự quản cộng đồng37 2.2. Bất cập trong tổ chức chính quyền cấp xã hiện nay ..................................40 2.2.1. Chưa có sự phân định rõ ràng trong tổ chức giữa chính quyền cấp xã vùng nông thôn và đô thị .....................................................................................40 2.2.2. Chức năng “chấp hành” của chính quyền cấp xã cao hơn chức năng “tự quản” ..................................................................................................................43 2.2.3. Chưa mạnh dạn phân cấp, phân quyền cho chính quyền cấp xã..............45 2.2.4. Sự bất hợp lý trong quy định về chức năng của HĐND xã và hoạt động thiếu hiệu quả của cơ quan này ..........................................................................46 2.2.5. Sự bất hợp lý trong mô hình trách nhiệm tập thể kết với trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch UBND ...................................................................................47 2.2.6.“Hành chính hóa” và “công chức hóa” hoạt động của thôn, tổ dân phố….. .................................................................................................................47 2.2.7. Biểu hiện tha hóa quyền lực trong chính quyền cấp xã và các đơn vị tự quản thôn, tổ dân phố .........................................................................................48 2.3. Kinh nghiệm trong tổ chức làng xã thời vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mạng đối với đổi mới tổ chức chính quyền địa phương cấp xã nước ta hiện nay…......................................................................................................................49 2.3.1. Kế thừa những nhân tố hợp lý trong tổ chức làng xã thời vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mạng vào đổi mới tổ chức chính quyền địa phương cấp xã hiện nay ...............................................................................................................50 2.3.3. Nhận diện những nhân tố hạn chế trong tổ chức chính quyền thời vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mạng cần loại bỏ khi đổi mới chính quyền địa phương hiện nay ...............................................................................................................53 PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................57 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với những nét độc đáo và vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc, khi nghiên cứu về lịch sử tổ chức làng xã giúp ta hiểu được kết cấu xã hội Việt Nam cũ, văn hóa và văn minh Việt Nam, cũng như hiểu được lịch sử và những truyền thống lịch sử của Việt Nam1. Không chỉ vậy việc nghiên cứu làng xã cổ truyền còn có thể giúp hiểu rõ hơn về tổ chức, tính chất, các mối quan hệ trong làng xã và giữa làng xã với Nhà nước. Ngoài ra lịch sử tổ chức làng xã còn đưa đến những góc nhìn về chính sách của mỗi triều vua đối với làng xã và sự biến đổi của làng xã dưới sự tác động của chính sách đó. Trong suốt tiến trình lịch sử thời phong kiến Việt Nam, vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mạng được xem là hai nhà cải cách lớn, đặc biệt là cải cách nền hành chính quốc gia. Cải cách của hai vị vua đã để lại dấu ấn về nhiều mặt, mang lại nhiều giá trị tích cực, trong đó, có thể nói những chính sách trong cải cách của họ cũng đã tác động sâu rộng và mạnh mẽ đến tổ chức làng xã thời kỳ này. Do vậy, qua việc nghiên cứu chính sách tổ chức làng xã của hai vị vua có thể rút ra những kinh nghiệm hay cần kế thừa và những bài học cần tránh trong đổi mới tổ chức chính quyền cấp xã. Đổi mới tổ chức chính quyền cấp xã là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình đổi mới tổ chức chính quyền địa phương, được Đảng ta xác định trong những ngày đầu của công cuộc đổi mới đất nước. Bởi vai trò quan trọng của cấp chính quyền này “trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư”2. Ngoài ra, cấp xã còn là “cấp gần gũi với dân nhất, là nền tảng của nền hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”3. Vì vậy, việc đổi mới tổ chức chính quyền cấp xã cho phù hợp với tính chất và tầm quan trọng của nó là một vấn đề quan trọng cần được cân nhắc kỹ. Theo đó, nghiên cứu về lịch sử tổ chức làng xã các thời kỳ trước có thể đưa ra những kinh nghiệm quý giá cần kế thừa trong đổi mới tổ chức chính quyền cấp xã hiện nay. Trên cơ sở sự tương đồng về vị trí trong tổ chức chính quyền địa phương, những thông tin về làng xã giúp giải thích phần nào về quá trình vận động của tổ chức cấp xã, bản chất mối quan hệ giữa tổ chức cấp xã với Nhà nước và những đặc 1 Viện sử học (2021), Nông thôn Việt Nam trong lịch sử tập I, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nôi, tr.3. Nghị quyết số 17-NQ/TW của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn. 3 Hồ Chí Minh toàn tập , Tập 5, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 269 2 2 tính vốn có của cấp chính quyền này. Từ việc có cái nhìn đầy đủ và đúng đắn về tính chất của cấp xã và bản chất mối quan hệ giữa cấp xã với các cấp trên, Nhà nước có thể đề ra được những chính sách hợp lý cho quá trình đổi mới tổ chức chính quyền cấp xã. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Khóa luận tốt nghiệp tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ tổ chức làng xã thời vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mạng, từ đó đưa ra các nhận định về ưu và khuyết điểm của tổ chức làng xã những thời kỳ này. Trên cơ sở đó, rút ra những kinh nghiệm cần kế thừa trong quá trình đổi mới tổ chức chính quyền cấp xã hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu về tổ chức làng xã thời vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mạng. Cũng như những quy định pháp luật, thực trạng thực hiện pháp luật liên quan đến tổ chức chính quyền cấp xã hiện nay. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tác giả không nghiên cứu tổ chức làng xã trong suốt tiến trình lịch sử mà chỉ tập trung nghiên cứu về tổ chức làng xã thời vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mạng, cũng như quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2019. 4. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về các tính chất của làng xã cổ truyền để từ đó rút ra những kinh nghiệm cần kế thừa cho đổi mới tổ chức chính quyền là một chủ đề đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên mỗi tác giả có cách tiếp cận khác nhau về chủ đề này. Thứ nhất đề tài khóa luận tốt nghiệp “Tổ chức làng xã Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX với nhu cầu đổi mới chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Thảo. Khóa luận tập trung phân tích tổ chức làng xã từ thế kỷ XV đến XIX, từ đó rút ra nhũng kinh nghiệm cho nhu cầu đổi mới tổ chức chính quyền cấp xã. Điểm khác biệt của khóa luận này so với khóa luận của tác giả đó là khóa luận này phân tích tổ chức làng xã trong suốt thời gian từ thế kỷ XV đến XIX, trong khi khóa luận của tác giả chỉ tập trung vào cải cách của hai vị vua là Lê Thánh Tông và vua Minh Mạng. Thứ hai, đề tài khóa luận tốt nghiệp “Tổ chức chính quyền địa phương Triều Nguyễn (1802-1884) và một số bài học kinh nghiệm” tác giả Huỳnh Công Chí. Đề tài tập trung phân tích tổ chức chính quyền địa phương thời Nguyễn, trong đó tổ chức làng xã là một phần nội dung trong tổ chức chính quyền địa phương. Điểm khác biệt là khóa luận này của tác giả có phạm vi tiếp cận rộng hơn 3 về mặt thời gian (bao gồm cả vua Lê Thánh Tông), cũng như có cách tiếp cận hẹp hơn về mặt nội dung khi chỉ tập trung vào tổ chức làng xã. Thứ ba, luận án tiến sĩ “Chế độ tự quản địa phương trên thế giới và vấn đề áp dụng trong đổi mới tổ chức chính quyền địa phương Việt Nam” tác giả Nguyễn Thị Thiện Trí. Theo đó, tổ chức làng xã chỉ là một phần nội dung trong luận án. Tuy nhiên, luận án khai thác tính tự trị của làng xã chứ không đi sâu vào tổ chức của làng xã như khóa luận tốt nghiệp của tác giả. 5. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử triết học Mác – Lênin, khóa luận sử dụng kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp nghiên cứu để có thể trả lời các câu hỏi nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về đối tượng nghiên cứu. Phương pháp duy vật lịch sử Mác - Lênin: dựa vào nền tảng tài liệu lịch sử chính thống và phương pháp luận lịch sử nhằm “tái hiện” và làm sáng tỏ về tổ chức làng xã thời vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mạng. Phương pháp liệt kê: liệt kê các quy định pháp luật về tổ chức làng xã thời vua Lê Thánh Tông cũng như các quy định pháp luật hiện hành về tổ chức chính quyền cấp xã. Phương pháp phân tích – tổng hợp: tổng hợp các điểm nổi bật về tổ chức làng xã thời vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mạng thông qua phân tích các tư liệu lịch sử. Đồng thời, phân tích các quy định của pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật để tổng hợp lại những điểm bất cập trong tổ chức chính quyền cấp xã hiện nay. Phương pháp so sánh: so sánh sự giống và khác nhau giữa tổ chức làng xã thời vua Lê Thánh Thông và vua Minh Mạng để đưa ra các điểm chung nổi bật của tổ chức làng xã thời kỳ này. Bên cạnh đó là so sánh quy định về tổ chức chính quyền cấp xã hiện nay với tổ chức làng xã thời kỳ của hai vị vua để tìm ra những điểm tương đồng và kinh nghiệm cần kế thừa. 6. Bố cục khóa luận Kết cấu khóa luận gồm có 3 phần: phần mở đầu, phận nội dung và phần kết luận. Phần nội dung được chia thành hai chương: Chương 1. Tổ chức làng xã thời vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mạng. 4 Chương 2. Bất cập trong tổ chức chính quyền cấp xã hiện nay và vấn đề đổi mới trên cơ sở kế thừa mô hình tổ chức làng xã thời vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mạng. 5 CHƯƠNG 1 TỔ CHỨC LÀNG XÃ THỜI VUA LÊ THÁNH TÔNG VÀ VUA MINH MẠNG Cải cách hành chính thời vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mạng được xem là những cuộc cải cách quy mô trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Trong đó, cả hai cuộc cải cách đều hướng đến việc tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với làng xã. Tuy nhiên, mỗi cuộc cải cách diễn ra trong hoàn cảnh khác nhau, nếu của vua Lê Thánh Tông diễn ra trong bối cảnh xã hội tương đối ổn định và nền kinh tế với ruộng công chiếm phần lớn. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng lại diễn ra trong bối cảnh xã hội còn nhiều biến động và ruộng tư phát triển mạnh cùng với nạn cường hào. Thông qua tìm hiểu về chính sách quản lý làng xã của mỗi vị vua trong bối cảnh xã hội có nhiều điểm khác biệt đó, sẽ giúp ta có cái nhìn toàn diện về tổ chức làng xã thời kỳ này và rút ra những kinh nghiệm cho quá trình đổi mới tổ chức chính quyền cấp xã hiện nay. 1.1. Khái niệm làng xã Làng là đơn vị tụ cư truyền thống lâu đời của người nông dân4, cộng đồng của những gia đình có cùng địa bàn cư trú liên kết với nhau để chống chọi với thiên nhiên, làm ăn sinh sống và để tự vệ chống lại sự xâm lấn từ bên ngoài5. Làng Việt xuất hiện từ rất sớm, cùng với quá trình tan rã của công xã thị tộc hình thành công xã nông thôn6, có lịch sử khoảng 4000 năm7. Còn xã là đơn vị hành chính cấp cơ sở của Nhà nước phong kiến ở vùng nông thôn Việt Nam (miền núi, vùng các tộc người thiểu số gọi là sách)8. Xã lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào đầu thế kỷ thứ VII dưới thời thống trị của nhà Đường9. Tuy nhiên phải đến khi họ Khúc giành được quyền tự chủ vào đầu thế kỷ thứ X, ý tưởng biến làng Việt cổ truyền thành đơn vị hành chính cấp cơ sở của Nhà nước trước đây mới được khẳng định và chính thống hóa10. Bùi Xuân Đính (2007), Nhà nước và pháp luật thời phong kiến Việt Nam những suy ngẫm, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr.312. 5 Vũ Minh Giang (2008), Những đặc trưng cơ bản của bộ máy quản lý Nhà nước và hệ thống chính trị nước ta trước thời kỳ đổi mới, NXB NXB Chính trị sự thật, Hà Nội, tr.119-120. 6 Sự khác nhau giữa công xã nông thôn và công xã thị tộc là tuy ruộng đất vẫn thuộc quyền sở hữu công xã nhưng đã được chia có các thành viên công xã, những gia đình nhỏ để canh tác và các thành viên này được quyền sở hữu sản phẩm lao động của mình. Trường đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr.9. 7 Nguyễn Quang Ngọc, Quan hệ Nhà nước – làng xã: quá trình lịch sử và bài học kinh nghiệm, tham khảo thêm tại:https://khoalichsu.ussh.vnu.edu.vn/quan-h-nha-nc-lang-xa-qua-trinh-lch-s-va-bai-hc-kinh-nghimgsts-nguyn-quang-ngc/ , truy cập lần cuối ngày 31/5/2022. 8 Bùi Xuấn Đính, tlđd (4), tr.312. 9 Nguyễn Quang Ngọc, tlđd (7). 10 Nguyễn Quang Ngọc, tlđd (7). 4 6 Theo đó, từ một đơn vị tụ cư, làng bị lắp ghép thành đơn vị hành chính cấp cơ sở của Nhà nước phong kiến11, nên được gọi là làng xã. Cùng với quá trình này là sự ra đời thôn – cấp trung gian giữa làng và xã. Cấp thôn ra đời chính là do nhu cầu quản lý hành chính của bản thân cấp xã. Nhà nước thông qua xã để quản lý dân làng, nhưng xã khó có thể làm tốt chức năng quản lý hành chính của mình nếu như không thông qua một cấp trung gian khác là thôn. Thôn vì thế đã trở thành đầu mối giáp nối, gắn kết và điều hòa hai hệ thống quản lý: hành chính và tự trị, luật pháp và tục lệ, chính trị và xã hội12. Thời kỳ đầu một xã chỉ có một làng – “nhất xã nhất thôn”, nhưng dần dần trong quá trình phát triển, một xã có khi bao gồm vài ba làng, thậm chí nhiều hơn nữa “nhất xã nhị tam thôn”13. Như vậy, làng xã là một đơn vị tụ cư, đơn vị kinh tế, đơn vị tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đồng thời là đơn vị hành chính cấp cơ sở Nhà nước phong kiến14. 1.2. Tổ chức làng xã thời vua Lê Thánh Tông 1.2.1. Bối cảnh tiến hành cải cách Thứ nhất, về mặt xã hội, các vị vua đầu thời Lê sơ, như vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông đã không ngừng các biện pháp tăng cường quản lý nhằm duy trì sự ổn định và trật tự cho xã hội. Cùng với đó là đưa Nho giáo thành hệ tư tưởng chính thống của Nhà nước và xã hội. Điều này làm củng cố vị trí của tầng lớp Nho sĩ cũng như thiết lập và duy trì hệ thống đẳng cấp của Nho giáo trong xã hội. Có thể nói, triều Lê tại thời kỳ này là đang trong thời kỳ phát triển hưng thịnh cả về kinh tế, văn hóa và xã hội: “Đời vua Thái Tổ, Thái Tông Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn”15 Thứ hai, về mặt kinh tế, trong thời kỳ bị quân Minh đô hộ với những chính sách thuế khóa khắc nghiệt, vơ vét tài nguyên, cấm chỉ ngoại thương đã làm cho nền kinh tế công thương nghiệp bị phá hoại nặng nề. Riêng đối với nông nghiệp, chiến sự liên miên khiến dân chúng phiêu tán bỏ hoang ruộng đất, một số nơi thì bị nhà Minh cướp đoạt ruộng đất để ban thưởng cho ngụy quân. Những điều đó làm phá sức sản xuất của nền nông nghiệp, gây rất nhiều khó khăn trong việc cày cấy, trồng Bùi Xuấn Đính, tlđd (4), tr.312. Nguyễn Quang Ngọc, tlđd (7). 13 Nguyễn Quang Ngọc, tlđd (7); Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam, NXB Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.199. 14 Nguyễn Quang Ngọc, tlđd (7). 15 Báo Văn nghệ, Về câu ca “đời vua Thái tổ Thái tông…”, http://baovannghe.com.vn/ve-cau-ca-doi-vuathai-to-thai-tong-18528.html, truy cập lần cuối ngày 12/6/2022. 11 12 7 trọt16. Ngay sau khi giành lại độc lập, vua Lê Thái Tổ đã nhanh chóng khôi phục lại nền kinh tế, kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về làm cày cấy17. Những chính sách này bước đầu đã đem lại hiệu quả tích cực. Cùng với đó, nhà vua cho tiến hành đo đạc và phân phối lại ruộng đất. Theo đó, Nhà nước tăng cường chiếm hữu ruộng đất, bộ phận ruộng đất công thuộc sở hữu Nhà nước bao trùm tất cả. Về ruộng đất tư: phát triển từ những thời kỳ trước, đến nay ngày càng mở rộng nhưng vẫn chỉ chiếm một diện tích nhỏ. Ruộng đất tư chủ yếu nằm trong tay quý tộc, quan lại và địa chủ. Tóm lại, nước Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông lên ngôi đang trong thời kỳ yên bình, vững chắc18. Sau khi lật đổ vị vua “tiếm quyền” Lê Nghi Dân và thái hậu Nguyễn Thị Anh. Năm 1460, Lê Tư Thành được quần thần truy phong lên ngôi vua. Ngay khi lên ngôi ông đặt niên hiệu là Quang Thuận, năm 1469 lấy niên hiệu là Hồng Đức. Ông trị vì 37 năm, năm 1497 thì băng hà, miếu hiệu Thánh Tông. Sử thường gọi là Lê Thánh Tông. Với mục đích tập trung tuyệt đối quyền lực Nhà nước vào tay nhà vua theo nguyên tắc “tôn quân quyền” của Nho giáo và tăng cường hiệu lực của bộ máy quan liêu19. Vua Lê Thánh Tông đã tiến hành cải cách hành chính trong cả nước, trong đó đặc biệt là tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với làng xã. 1.2.2. Nội dung cải cách Với mục tiêu tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với làng xã, nhà vua đã tiến hành cải cách ở các nội dung: (i) xác định vị trí của cấp xã trong hệ thống tổ chức chính quyền địa phương, (ii) cải tổ lại bộ máy quản lý làng xã, (iii) tăng cường chính sách quản lý của Nhà nước đối với làng xã. Thứ nhất, về vị trí của làng xã trong hệ thống tổ chức chính quyền địa phương. Cuộc cải tổ bộ máy hành chính của vua Lê Thánh Tông được tiến hành bắt đầu từ năm 1466 với việc định lại các cấp hành chính địa phương, cụ thể: “Đặt 13 đạo thừa tuyên: Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Hưng Hóa, Tuyên Quang,Thái Nguyên, Lạng Sơn và phủ Trung Đô.Đổi lộ thành phủ, đổi trấn thành châu, đổi an phủ sứ các lộ Tri phủ, Trấn phủ thành Đồng tri phủ, Chuyển vận thành Tri huyện, Tuần sát thành Huyện thừa, 16 Viện sử học (2017), Lịch sử Việt Nam tập 3, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.288. Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn và Nguyễn Cảnh Minh (2014). Đại cương lịch sử Việt Nam, NXB. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr 325. 18 Trường đại học Luật Hà Nội, tlđd (6), tr.134. 19 Trường đại học Luật Hà Nội, tlđd (6), tr.135. 17 8 Xã quan thành Xã trưởng”20. Trong hệ thống tổ chức chính quyền địa phương này thì xã là cấp hành chính cơ sở. Về đơn vị tổ chức và quản lý làng xã: nếu thời vua Lê Thái Tổ, Nhà nước lấy số dân để làm tổ chức và quản lý làng xã21, thì nay vua Lê Thánh Tông lại sử dụng hộ gia đình làm đơn vị tổ chức và quản lý làng xã. Theo đó, dựa vào số hộ, Nhà nước chia làng xã thành ba loại: xã lớn (500 hộ), xã vừa (300 hộ) và xã nhỏ (100 hộ). Nếu xã nào lên đến 600 hộ thì cho phép tách ra thành một xã lớn và một xã nhỏ22. Có thể nói, việc dựa vào số hộ để phân loại này của vua Lê Thánh Tông đã đưa làng quê trở về với truyền thống, đạo lý, lối sống lâu đời. Bởi lẽ, gia đình là tế bào của xã hội, là đơn vị sản xuất cơ bản nhất trong nền kinh tế tiểu nông23. Bên cạnh đó việc nhà vua định số hộ để tách xã thì cũng đã giới hạn quy mô của làng xã nhằm đảm bảo hiệu lực quản lý của Nhà nước. Thứ hai, về bộ máy quản lý làng xã, theo cải cách năm 1466, người đứng đầu làng xã được đổi từ Xã quan thành Xã trưởng. Người đứng đầu làng xã lúc này không còn đứng trong hàng ngũ quan lại, cũng không do triều đình cử về mà do dân làng bầu lên. Việc bầu chọn này phải tuân theo những quy định của pháp luật về tiêu chuẩn bầu chọn, quá trình bầu chọn, xét đặt và khảo hạch. Một là, về tiêu chuẩn bầu chọn Xã trưởng, vào năm Quang Thuận thứ 3 (1462), nhà vua đã cho ban hành lệ bầu Xã trưởng: “Từ nay về sau bầu đặt Xã trưởng, nên họp hội đồng lượng lấy hoặc thuộc hạng tuổi đã già hoặc giám sinh hoặc sinh đồ tuổi cao nhưng kém cỏi học nghiệp không tiến bộ và xét các con em nhà hiền lành 30 tuổi trở lên: không vướng việc quân những đó người nào biết chữ có hạnh kiểm làm Xã trưởng của xã đó để tiện đối xét mỗi khi có việc và tiện để làm việc. Bầu đặt không đúng người là có tội” Ngoài ra, để tránh nạn kéo bè kéo phái, nhà vua đã đặt thêm các điều kiện về hồi tỵ đối với việc bầu Xã trưởng. Cụ thể, năm Hồng Đức thứ 19 (1488), lệnh xét đặt Xã trưởng nêu rõ: 20 Ngô Sĩ Liên và các sử thần thời Lê (1697), Đại Việt sử ký toàn thư, NXB Khoa học xã hội Việt Nam, tr.445. “Ngày 27, ra lệnh chỉ đặt Xã quan. Xã lớn từ 100 người trở lên thì đặt 3 viên, xã vừa từ 50 người trở lên đặt 2 viên, xã nhỏ 10 người trở lên đặt 1 viên.” – Năm Thuận Thiên thứ nhất (1428). Xem thêm tại Ngô Sĩ 21 Liên và các sử thần thời Lê, tlđd (20), tr.365. 22 Lệnh về tách xã trong Hồng Đức thiện chính thư. Xem thêm tại: Phạm Đình Hổ, Quốc triều hội điển (Lê triều hội điển), tr.240-241. 23 Nguyễn Quang Ngọc, tlđd (7). 9 “Nếu là anh em ruột thịt, anh em con chú con bác con cô con cậu thì chỉ một người làm Xã trưởng, anh em họ hàng với nhau không được cùng làm để tránh tệ nạn đồng đảng phe cánh”24. Như vậy, về cơ bản Xã trưởng được bầu chọn trong số những người già, giám sinh, sinh đồ tuổi cao hoặc con em nhà hiền lành trên 30 tuổi không vướng việc quân, biết chữ và có hạnh kiểm tốt. Và anh em thân thích không được có hai người cùng làm Xã trưởng25. Hai là, về thủ tục bầu chọn Xã trưởng, thật tiếc rằng lại không được sử sách ghi chép rõ26. Nhưng thông qua lệ bầu Xã trưởng năm 1462, có thể hình dung rằng việc bầu chọn Xã trưởng phải được bàn bạc và thống nhất thông qua cuộc họp hội đồng. Tuy nhiên, hội đồng này gồm những thành phần nào thì không biết rõ. Sau khi chọn được người phù hợp với tiêu chuẩn thì trình lên quan huyện, châu để xét duyệt. Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi làng mà Xã trưởng có sự xếp đặt khác nhau. Cụ thể, tùy theo số hộ trong xã mà số lượng Xã trưởng được xếp đặt sẽ có sự khác nhau27: - Xã có 500 hộ trở lên: đặt 5 Xã trưởng - Xã có 300 hộ trở lên: đặt 4 Xã trưởng Xã có 100 hộ trở lên: đặt 2 Xã trưởng Xã có 60 hộ trở xuống: đặt 1 Xã trưởng Ba là, về chức vụ, Xã trưởng bao gồm Xã chính (Xã trưởng), Xã sử và Xã tư (Xã phó), mỗi người một nhiệm vụ28. Nhiệm vụ của mỗi người cụ thể như thế nào thì sách sử không ghi chép rõ. Tuy nhiên, việc tổ chức như vậy cũng cho thấy các chức danh đứng đầu mỗi xã được phân công, phân nhiệm rõ ràng, không hề có sự chồng chéo29. 24 Phạm Đình Hổ, tlđd (22), tr.236. 25 Trường đại học Luật Hà Nội (2020), tlđd (6), tr.153. 26 Viện sử học, tlđd (16), tr.199. Lệ tách xã năm Hồng Đức thứ 14 (1483): “Lệ tách xã, xã lớn 500 hộ trở lên thì được 5 Xã trưởng, xã vừa 27 300 hộ trở lên thì được 4 Xã trưởng, xã nhỏ 100 hộ trở lên 2 Xã trưởng, nếu xã nhỏ mà số hộ tăng lên đến 300 thì gọi là xã vừa, số hộ nhiều đến 500 hộ trở lên thì gọi là xã lớn.” Xem thêm tại: Phạm Đình Hổ, tlđd (22), tr.240-241. 28 Trong Hồng Đức thiện chính thư, năm Hồng Đức thứ 25 (1494): “Các làng bầu chọn Xã trưởng thì phải chọn lấy người giỏi, theo lệ co sxã chính, Xã sử và Xã tư mỗi người một việc. Bầu ai thì phải chọn người đứng tuổi có đức hạnh, không được bầu người không có tài có đức, lôi bè kéo cánh làm tổn hại đến phong hóa. Những kẻ vi phạm điều này thì chỉ bắt tội kẻ chủ xướng sai trái đó”. Xem thêm tại: Viện nghiên cứu Hán Nôm (2011), Điển chế và pháp luật Việt Nam thời trung đại, tập II, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.450. Nguyễn Cảnh Minh, Phan Ngọc Huyền, Chính sách của nhà nươc trung ương thời Lê Thánh Tông đối với bộ máy quản lý làng xã, 29 10 Bốn là, trong quá trình công tác, Xã trưởng cũng thường bị Nhà nước khảo hạch để xét xem có được xét chọn lại hay không. Nội dung khảo hạch chủ yếu là: - Đức hạnh: Xã trưởng phải là người có đức hạnh tốt, nếu gian tham, thô lỗ thì cắt giảm30; Trình độ: Xã trưởng phải là người “biết chữ, có tài cán mới nên giữ lại để - giải quyết công việc, thúc thu thuế khoá, tiện cho dân, nếu không biết chữ thì cho nghỉ việc”31; Sức khỏe: Xã trưởng phải đảm bảo được sức khỏe tốt, nếu “người nào già - yếu, bệnh tật không kham nổi công việc thì bắt về làm dân thường”32. Sau khi được bầu chọn, khảo hạch và công nhận, các Xã trưởng trở thành lực lượng trung gian khi vừa là người đại diện cho dân làng, vừa là người đại diện cho Nhà nước33. Do vậy, nhiệm vụ và chức năng của Xã trưởng cũng thể hiện tính hai mặt này, bao gồm hai nhóm34: - Nhóm chức năng, nhiệm vụ thực thi các chính sách Nhà nước: làm sổ, quản lý hộ khẩu, hộ tịch; thu thuế, chọn lính, chọn thí sinh đi thi hương; - Nhóm chức năng, nhiệm vụ quản lý làng xã: đảm bảo an ninh trật tự, tham gia lập và duy trì hương ước, duy trì thuần phong mĩ tục và xét xử các vụ kiện tụng trong phạm vi quyền hạn được quy định. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức làng xã thời kỳ này khá lớn, “nhất xã nhị tam thôn” (một xã gồm ba bốn thôn), nên vua Lê Thánh Tông đã cho đặt thêm chức Thôn trưởng. Cũng giống như Xã trưởng, Thôn trưởng không phải quan lại Nhà nước, mà do dân trong thôn bầu lên. Tiếc rằng, quá trình bầu chọn chức danh Thôn trưởng như thế nào, có quyền hạn và nghĩa vụ ra sao thì sử liệu không cho biết một cách tường tận35. Nhưng thông qua các tư liệu lịch sử sau có thể hình dung phần nào nhiệm vụ của Thôn trưởng. Hồng Đức năm thứ 6 (1475): https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/96/1/Nguyen%20Canh%20Minh.pdf , truy cấp lần cuối ngày 12/6/2022. Quy định giảm bớt Xã trưởng ngoại lệ năm Hồng Đức thứ 14 (1483). Xem thêm tại: Phạm Đình Hổ, tlđd (22), tr.242. 30 31 32 Phạm Đình Hổ, tlđd (22), tr.236. Phạm Đình Hổ, tlđd (22), tr.234. Nguyễn Cảnh Minh, Phan Ngọc Huyền, tlđd (29). Viện sử học, tlđd (16), tr.202-206. 35 Nguyễn Cảnh Minh, Phan Ngọc Huyền, tlđd (29). 33 34 11 “ra sắc chỉ rằng: Nếu các xứ có trộm cướp nhóm họp thì các quan phủ, châu, huyện, các Xã trưởng, Thôn trưởng của nơi đó đều phải trị tội theo như pháp luật”36. Hồng Đức năm thứ 17 (1486): “Khi rảnh việc làm ruộng, quan phủ huyện chiếu theo bốn mặt giới hạn của ruộng đất trong sổ và ruộng đất được ban cấp, tập hợp những người già cả và xã Thôn trưởng cùng nhau chỉ dẫn ruộng công và ruộng đất thế nghiệp là những chổ nào, dựng mốc giới để làm phép vững chắc lâu dài”37. Nhìn chung, Thôn trưởng có nhiệm vụ hỗ trợ để Xã trưởng hoàn thành nhiệm của mình. Thứ ba, thông qua Xã trưởng Nhà nước từng bước can thiệp vào công việc của làng xã dưới ba khía cạnh: quản lý hành chính, quản lý kinh tế và quản lý văn hóa – xã hội. Một là, đối với Nhà nước phong kiến, trong quản lý hành chính, công tác lập sổ hộ tịch – tăng cường quản lý hộ khẩu đóng một vai trò vô cùng quan trọng, thông qua đó Nhà nước có thể đề ra và thực thi hiệu quả hơn các chính sách đối với làng xã38. Nhận thức được điều đó nên ngay khi lên ngôi năm 1460, vua Lê Thánh Tông đã cho tiến hành làm sổ hộ tịch39. Định lệ, cứ 03 năm làm sổ hộ tịch một lần là tiểu điển, 06 năm làm một lần gọi là đại điển40. Trong quá trình điều tra và lập sổ đinh như vậy, làng xã, cụ thể hơn là Xã trưởng có nhiệm vụ rất lớn41: - Kê khai các loại chính hộ và khác hộ; - Xét các hạng học trò, người nào sảo thông thì cho làm hạng nhiều học; - Xét những người có chức sắc để thanh trừng những kẻ giả mạo - Xét đến dân đinh (đàn ông) để chia làm các hạng42: (i) hạng tráng: người có đủ sức khỏe tham gia quân ngũ; (ii) hạng quân: người ở nhà làm ruộng, khi nào khuyết ngạch lính thì bổ sung vào quân ngũ; (iii) hạng dân; (iv) hạng lão; (v) hạng cố; (vi) hạng cùng: nghèo đói, túng thiếu phải đi làm thuê cho người khác để kiếm sống. Sau khi làm xong, Xã trưởng nộp lại sổ hộ tịch lên huyện để huyện tra xét rồi chuyển lên các cấp cao hơn và cuối cùng sổ hộ tịch này sẽ được chuyển đến triều 36 Ngô Sĩ Liên và các sử thần thời Lê, tlđd (20), tr.481. 37 Ngô Sĩ Liên và các sử thần thời Lê, 20), tr.503. Viện sử học, tlđd (16), tr.220. 38 39 40 41 42 Ngô Sĩ Liên và các sử thần thời Lê, tlđd (20), tr.432. Phan Huy Chú (1821), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.90. Phan Huy Chú, tlđd (40), tr.90. Viện sử học, tlđd (16), tr.221-222. 12 đình43. Trên cơ sở sổ hộ tịch, Nhà nước có thể chủ động trong việc tuyển quân, xây dựng quân đội thường trực để bảo vệ đất nước. Cụ thể, dựa vào số đinh của mỗi hộ mà vua Lê Thánh Tông quy định số lượng xung quân: “nhà có 3 đinh thì 1 người bổ hạng lính tráng, 1 bổ vào hạng quân, 1 bổ vào hạng dân; nhà có 4 đinh, thì được 2 người bổ vào hạng dân; nhà có 5-6 đinh trở lên, thì 2 người bổ vào hạng lính tráng, 1 bổ vào hạng quân”44. Ngoài ra, Nhà nước còn có thể đề ra các chính sách thiết thực đối với làng xã, như đề ra chính sách thuế khóa phù hợp45. Chính vì tầm quan trọng như vậy, nên Nhà nước đã có những quy định nghiêm khắc đối với Xã trưởng về các tội liên quan đến lập sổ hộ tịch. Như Điều 285 Quốc triều hình luật, chương hộ hôn quy định nếu các Xã quan làm sổ hộ khẩu mà khai bỏ sót dân đinh, thì từ một người trở lên xử tội biếm; 6 người trở lên xử tội đồ; 15 người trở lên xử tội lưu; 20 người trở lên xử tội lưu đi châu xa là cùng. Như vậy, có thể thấy trong việc quản lý dân cư Nhà nước vẫn chỉ dừng lại ở làng xã, thông qua các số liệu được Xã trưởng báo cáo lên chứ chưa thể tự mình tiến hành điều tra và lập sổ hộ khẩu đến từng gia đình, từng nhân khẩu. Hai là, về quản lý kinh tế, thời kỳ phong kiến, nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống nhân dân. Vì vậy, ruộng đất – tư liệu sản xuất của nền kinh tế nông nghiệp luôn là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước. Vào thời Lê sơ, ruộng đất công vẫn chiếm phần lớn ruộng đất trong cả nước, hay nói cách khác, Nhà nước sở hữu gần như toàn bộ ruộng đất46. Tuy nhiên, Nhà nước không thể trực tiếp thực hiện việc canh tác nên đã chia ruộng đất cho các chủ thể khác nhau trong xã hội canh tác và nộp thuế cho Nhà nước. Theo đó, Nhà nước thực hiện hai chế độ chia ruộng đất là chế độ lộc điền và chế độ quân điền. Chế độ lộc điền là nhà vua chỉ chia ruộng đất cho một số nhóm đối tượng nhất định có công lao, phẩm hàm. Còn theo chế độ quân điền, dựa vào địa vị, hạng người để phân chia ruộng đất, từ quan viên cho đến những người bị bệnh nặng, tàn tật, trẻ mồ côi, vợ góa đều được chia. Nếu trước đây, ruộng công làng xã do các làng xã tự chia theo tập quán của làng, thì nay theo phép quân điền, Nhà nước đã can thiệp vào quyền phân chia này của làng xã bằng cách định lệ để các làng theo đó mà chia. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng, Nhà nước chỉ định phần ruộng của mỗi chủ thể, còn việc định mốc và phân chia vẫn thuộc thẩm quyền của làng. 43 44 45 46 Viện sử học, tlđd (16), tr.223. Phan Huy Chú, tlđd (40), tr.90. Viện sử học, tlđd (16),tr.224. Viện sử học, tlđd (16), tr.289. 13 Theo lệ, cứ 06 năm, ruộng đất công làng xã lại được tiến hành chia lại một lần47. Việc chia cấp ruộng đất này phải được thực hiện theo đúng pháp luật nếu không sẽ bị trừng trị nghiêm khắc, Hồng Đức thiện chính thư có chép năm Hồng Đức nguyên niên: “Ruộng công ở bản xã. Phép nước rõ ràng. Phân chia ruộng công để cày cấy nộp thuế; luật pháp rành rành định rõ cao thấp để ban cấp khác nhau. Điều lệ này ban ra là để lưu truyền cho hậu thế. Nếu có kẻ nào gian tham, không tuân theo pháp luật chiếm dụng quá nhiều thì từ năm Hồng Đức đến nay hình luật đã xét xử trừng trị rất nghiêm minh, thận trọng. Nay bản xã các quan viên và binh lính được ban cấp ruộng có khác nhau, nếu ai vi phạm điều lệ này thì bị phạt đánh 80 trượng, xử tội đồ.”48 Về tổng thể, chính sách ruộng đất thời Lê sơ đã đem lại nhiều ruộng đất cho nông dân các làng xã, giúp họ duy trì và ổn định đời sống49. Tuy nhiên, cũng phải khẳng định một điều rằng mặc dù là chính sách quân điền nhưng trong đó chế độ đẳng cấp vẫn được thể hiện rõ khi mà các đẳng cấp cao hơn được chia phần nhiều hơn. Và cũng thông qua chính sách này Nhà nước đã biến làng xã thành người quản lý ruộng đất công cho nhà vua và người nông dân trở thành tá điền cho Nhà nước. Những làng xã tương đối tự trị trước đây bây giờ trở thành một đơn vị kinh tế phụ thuộc Nhà nước, vừa cung cấp lương thực, thực phẩm, lao dịch, binh dịch cho Nhà nước, vừa cung cấp đất đai để Nhà nước ban cho những viên chức của mình50. Ba là, Xã trưởng cùng với Thôn trưởng có trách nhiệm rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh trật tự của làng xã. “Nếu các xứ có trộm cướp nhóm họp thì các quan phủ, châu, huyện, các Xã trưởng, Thôn trưởng của nơi đó đều phải trị tội theo như pháp luật.”51. Các trai đinh trong làng được tổ chức thành các đội, với vũ trang thô sơ gậy gộc thay nhau tuần phòng tự bảo vệ tính mạng tài sản của dân làng. Chẳng hạn, khi bọn cướp tấn công làng, dưới hiệu lệnh của Xã trưởng (đánh trống ngũ liên, thổi tù và cấp báo) thì mọi người đều phải hợp lực đánh cướp52. Có thể thấy rằng, làng xã có trách nhiệm rất lớn trong việc đảm bảo an ninh trật tự, Nhà nước rất ít can thiệp vào vấn đề này. 47 Lệ chia cấp đều phần ruộng đất công – Hồng Đức năm thứ 11 (1480). Xem thêm tại: Phạm Đình Hổ, tlđd (22), tr.226. 48 Viện nghiên cứu Hán Nôm, tlđd (28), tr.468. 49 50 51 52 Viện sử học, tlđd (16), tr.229-230. Nguyễn Quang Ngọc, tlđd (7). Ngô Sĩ Liên và các sử thần thời Lê, tlđd (20), tr.481. Viện sử học, tlđd (16), tr.204. 14 Cuối cùng là, về quản lý văn hóa, xã hội, trong Hồng Đức thiện chính thư, năm Hồng Đức thứ 25 (1494) có chép như sau: “Xã trưởng là người gìn giữ phong hóa, phải khuyên dân làm điều thiện, tránh xa tội ác, làm cho phong tục trở lại thuần phong thời Thái tổ. Nếu để cho dân kiện tụng tranh giành lại kết bè đảng lộng hành làm điều sai trái làm cho phong hóa đồi bại thì sẽ bị tăng mức xử tội đồ”53. Hay trong Đại Việt sử ký toàn thư năm Quang Thuận thứ 9 (1468) có chép: “Trẫm nghĩ, người ta sở dĩ khác giống cầm thú là vì có lễ làm khuôn phép giữ gìn. Nếu không có lễ thì tình dục bừa bãi, phóng đãng xằng bậy, không gì không làm. Từ nay về sau, các sắc quan lại, ai được thăng chức hay bổ dụng, thì Lại bộ phải sức giấy cho phủ, huyện, xã, bắt Xã trưởng phải làm tờ đoan khai là tên ấy đã đủ tuổi quy định, giá thú làm theo hôn lễ thì mới tâu cho lên để thăng bổ như lệ. Nếu để cho kẻ xấu lạm dự vào hàng quan chức, thì viên đó bị thích chữ đi đày”54. Dựa vào các sử liệu trên có nhận định rằng thông qua Xã trưởng, Nhà nước dần đưa các lễ giáo phong kiến vào đời sống làng xã như đạo vua tôi, cha con, chồng vợ55. Không chỉ vậy, vua Lê Thánh Tông cũng đã có sự can thiệp đối với việc lập hương ước, để từ đó “nắm” quyền quản lý đời sinh hoạt và đời sống tinh thần của làng xã và đồng thời đưa vào đó ý thức hệ của Nhà nước – đạo lý Nho giáo. Các tục lệ hay lệ làng là những phong tục, tập quán riêng của mỗi làng xã đã có từ rất lâu đời, những phong tục này được thể hiện dưới nhiều hình thức nhưng phần nhiều được truyền khẩu là chủ yếu56. Mãi đến, thời vua Lê Thánh Tông, các tục lệ và lệ làng này mới được ghi chép thành văn bản gọi là hương ước hoặc khoán ước. Năm 1476, vua Lê Thánh Tông đã ban hành quy định cấm dân chúng tự tiện lập khoán ước: “Nhà nước có điều luật để căn cứ vào đó mà thi hành, quốc dân an khang thịnh trị không cần có những khoán ước riêng. Nếu muốn trừ bỏ các điều tệ hại, theo chính bỏ tà, trong làng không có những tục xấu, muốn lập ra khoán ước điều cấm, tất phải nhờ vào những người có học thức, có đức hạnh, cao tuổi, thì khoán ước đó mới có thể tuân hành. Khi khoán ước điều lệ đã lập ra thì phải trình lên để các quan xem xét các điều khoản có tuân theo được hay không, rồi mới phê chuẩn giao cho thi hành. Nếu thấy trong khoán ước có tà ý vì lợi ích riêng thì phê chữ “bác” để 53 Viện nghiên cứu Hán Nôm, tlđd (28), tr.449. 54 Ngô Sĩ Liên và các sử thần thời Lê, tlđd (20), tr.462. Viện sử học, tlđd (16), tr. 231-236. 55 Nguyễn Thị Thiện Trí (2020), Luận án tiến sĩ: Chế độ tự quản địa phương trên thế giới và vấn đề áp dụng trong đổi mới tổ chức chính quyền địa phương Việt Nam, tr.113. 56 15 tránh nảy sinh gian kế. Nếu người nào không dự vào việc lập khoán ước mà lén lút tụ tập cho phép làng xã tố cáo với nha môn trị tội, để trừ bỏ thói xấu”57 Qua quy định trên có thể rút ra một số ý về quan điểm của vua Lê Thánh Tông đối với hương ước như sau: Một là, ngay đầu quy định, nhà vua đã thể hiện rõ tư tưởng pháp trị đó là trị quốc phải bằng pháp luật, nhà vua không mong muốn sự tồn tại của những quy định nào khác ngoài pháp luật nhà vua. Tuy nhiên, nhà vua nhận thấy rằng, hương ước có nguồn gốc từ các phong tục, có sức sống bền bỉ nên dù bị ngăn cản, nó vẫn tồn tại. Hơn nữa, mặt tích cực rõ nhất của hương ước là tạo ra một sự trật tự và ổn định cho xã hội làng xã, cùng chung mục đích như luật pháp. Do vậy, nhà vua đã chấp nhận hương ước tồn tại trong đời sống làng xã. Tuy nhiên sự tồn tại đó phải nằm trong khuôn khổ của Nhà nước, không đi ngược lại pháp luật và “phong hóa”. Hai là, hương ước vốn xuất phát từ những phong tục, từ đời sống của làng xã, do vậy nó như là “tuyên ngôn về quyền tự trị” và “cương lĩnh về lối sống” của mỗi cộng đồng cư dân Việt ở nông thôn58. Vì vậy, muốn có thể quản lý được hương ước, Nhà nước không còn cách nào khác ngoài việc phải nắm lấy quyền soạn thảo hương ước. Trong quy định trên của vua Lê Thánh Tông, Nhà nước chỉ cho phép các đại diện cho quyền lực, giai cấp, đẳng cấp của mình tại làng xã được phép soạn thảo hương ước. Đó có thể là những người có chức phận chính thức (quan lại về hưu hoặc quan lại đương chức), người có Nho học, đức hạnh và có tuổi tác, nhìn chung đây là các chủ thể đã thấm sâu tư tưởng Nho giáo và có quyền lợi gắn với Nhà nước59. Thông qua đó Nhà nước dần dần đưa các quy định pháp luật, các chuẩn mực Nho giáo vào trong hương ước và để điều chỉnh hành vi của dân làng. Không chỉ dừng lại ở kiểm soát đối tượng soạn thảo hương ước, Nhà nước còn tiến hành hậu kiểm đối với nội dung của hương ước với quy định: hương ước sau khi soạn thảo còn phải được kiểm duyệt bởi quan trên, để loại trừ tà ý và các lợi ích riêng được “cài cắm” vào. Từ chỗ nghi ngờ và ngăn cản đối với hương ước, vua Lê Thánh Tông đã chấp nhận hương ước, dùng hương ước để “lệ làng hóa phép nước”, “biến hương ước thành một công cụ để quản lý làng xã” được người nông dân chấp nhận60. Hương ước tồn tại song hành với pháp luật quốc gia, và cùng với pháp luật quốc gia duy trì sự ổn định của làng xã. 57 58 59 60 Viện nghiên cứu Hán Nôm, tlđd (28), tr.475. Bùi Xuân Đính, tlđd (4), tr.287. Bùi Xuân Đính, tlđd (4), tr.289. Bùi Xuân Đính, tlđd (4), tr.287.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan